1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
=== ===
TRẦN TRUNG KIÊN
TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN Ở
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 60.31.02.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học:
TIẾN SỸ: TRẦN VIẾT QUANG
Nghệ An, 2014
2
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Vinh, tôi đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô và đồng nghiệp.
Nhân dịp luận văn được bảo vệ, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS.
Trần Viết Quang, người đã định hướng đề tài và trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn.
Cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Giáo dục Chính trị, Phòng Đào
tạo Sau đại học, Trung tâm Thông tin – Thư viện Nguyễn Thúc Hào – Trường Đại
học Vinh, Thành ủy Vinh, Thành đoàn – Hội LHTN Thành phố Vinh, gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp đã tận tâm giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn sẽ trong tránh
khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các anh chị và
các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Nghệ An, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Trần Trung Kiên
3
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
Chương 1: Tính tất yếu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên
1.1. Vị trí, vai trò của thanh niên và công tác thanh niên
1.1.1. Khái niệm thanh niên và công tác thanh niên
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa C.Mác - V.I.Lênin về vị trí, vai trò
của thanh niên và công tác thanh niên
1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của thanh niên và công
tác thanh niên
1.2. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
1.2.1. Quan điểm của Đảng về vai trò của thanh niên và công tác
thanh niên
1.2.2. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên
1.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Kết luận chương 1
Chương 2: Thực trạng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên ở Đảng bộ thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong giai
đoạn hiện nay
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Vinh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Về kinh tế - xã hội
2.2. Tình hình thanh niên và công tác thanh niên ở thành phố Vinh
trong giai đoạn hiện nay
2.2.1. Tình hình thanh niên ở thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay
2.2.2. Tình hình công tác thanh niên ở thành phố Vinh trong giai đoạn
hiện nay
2.3. Khái quát về Đảng bộ thành phố Vinh và thực trạng lãnh đạo của
Trang
7
14
14
14
14
20
25
28
28
33
41
47
49
49
49
50
52
54
58
64
4
Đảng đối với công tác thanh niên ở Đảng bộ thành phố Vinh
2.3.1. Đảng bộ thành phố Vinh, Nghệ An
2.3.2. Thực trạng lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên ở
Đảng bộ thành phố Vinh
2.4. Những vấn đề đặt ra trong sự lãnh đạo của đảng đối vơi công
tác thanh niên thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay
Kết luận chương 2
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác thanh niên ở Đảng bộ thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
3.1. Quan điểm về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên trong giai đoạn hiện nay
3.1.1. Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai
của đất nước, nhân tố quan trọng góp phần thực hiện thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3.1.2. Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người
"vừa hồng, vừa chuyên" đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự
lãnh đạo của Đảng
3.1.3. Sự nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu không ngừng của
thanh niên là yếu tố quan trọng để xây dựng thế hệ thanh niên thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác thanh niên ở Đảng bộ thành phố Vinh trong giai đoạn
hiện nay
3.2.1. Nâng cao hiệu quả xây dựng, học tập, quán triệt các nghị quyết,
chỉ thị của Đảng về công tác thanh niên
3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục
thanh niên; đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ Đoàn theo yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3.2.3. Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với các hoạt động, các
phong trào của Đoàn thanh niên ở Thành phố Vinh
3.2.4. Kết hợp giữa sự lãnh đạo của Đảng với việc tăng cường vai trò
của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội và gia đình trong
64
67
85
88
90
90
90
92
94
96
96
99
102
104
5
công tác thanh niên
3.2.5. Phát huy tinh thần trách nhiệm, nêu gương của cán bộ, đảng
viên trong công tác tuyên truyền, giáo dục thanh niên
3.2.6. Phát huy tính tích cực, sáng tạo của thanh niên thành phố Vinh
trong học tập, rèn luyện và hoạt động xã hội
Kết luận chương 3
C. KẾT LUẬN
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
E. PHỤ LỤC
BẢNG QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT
BCH
BCHTW
CĐ
CNXH
CNH, HĐH
CLB
ĐVTN
HĐND
KTKT
KHKT
: Ban chấp hành
: Ban chấp hành Trung ương
: Cao đẳng
: Chủ nghĩa xã hội
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
: Câu lạc bộ
: Đoàn viên thanh niên
: Hội đồng nhân dân
: Kinh tế kỹ thuật
: Khoa học kỹ thuật
111
114
117
118
122
127
6
MTTQ
TNCS
TNHH
TNXP
TNXH
TNTN
THPT
THCN
TTN
LHTN
UBND
: Mặt trận Tổ quốc
: Thanh niên cộng sản
: Trách nhiệm hữu hạn
: Thanh niên xung phong
: Tệ nạn xã hội
: Thanh niên tình nguyện
: Trung học phổ thông
: Trung học chuyên nghiệp
: Thanh thiếu nhi
: Liên hiệp thanh niên
: Uỷ ban nhân dân
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quyết định
tương lai, vận mệnh của dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm
nhiệm những công việc khó khăn, đòi hỏi hy sinh gian khổ, sức khỏe và sáng tạo.
Nhận thức được rõ vị trí, vai trò của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng của
đất nước nên ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến
thanh niên và lãnh đạo công tác thanh niên. Thực tiễn lịch sử dân tộc ta đã chứng
minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng thanh niên nước ta đã có những đóng góp to lớn
trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Ngày nay trong thời kỳ đổi mới, nhất là trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, lực lượng thanh niên càng trở nên quan trọng, mang ý nghĩa
chiến lược.
7
Lãnh đạo công tác thanh niên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
Đảng, là yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp cách mạng
của dân tộc. Thực tiễn đã chứng minh, ở bất cứ địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị
nào sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là các cấp uỷ Đảng luôn là yếu tố quyết
định, đảm bảo cho tổ chức Đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, thực hiện
tốt chức năng đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên để đưa thanh niên vào
phong trào cách mạng nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước trong những năm
vừa qua đã thu được nhiều thắng lợi to lớn, tạo ra những tiền đề cần thiết để đưa
đất nước chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước. Trong những thắng lợi đó có sự đóng góp không nhỏ của thanh niên. Bên
cạnh đó những biến đổi của tình hình trong nước và quốc tế đã và đang tác động
mạnh mẽ làm biến đổi về cơ cấu xã hội, địa vị kinh tế, học vấn, tư tưởng, tâm lý,
lối sống của thanh niên. Vì vậy, công tác thanh niên hiện nay đang đặt ra những
vấn đề mới, đòi hỏi phải tiếp tục có những giải pháp kịp thời nhằm đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phù hợp với nhu cầu lợi ích của thanh
niên. Từ những yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp cách mạng đòi hỏi Đảng không
ngừng đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác thanh niên. Đây là vấn
đề vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn sâu sắc, đồng thời đáp ứng yêu
cầu có tính cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Nghị quyết Hội nghị
BCHTW Đảng lần thứ 7 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” (25/07/2008) là một định
hướng đúng đắn cho công tác thanh niên trong thời kỳ mới.
Thực hiện chủ trương của Đảng về công tác thanh niên, những năm qua
Đảng bộ thành phố Vinh, Nghệ An đã có nhiều cố gắng trong lãnh đạo công tác
thanh niên, động viên thu hút đông đảo thanh niên tham gia sự nghiệp cách mạng,
tạo môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội... lành mạnh cho thanh niên rèn luyện,
8
cống hiến và trưởng thành, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp,
văn minh. Tuy nhiên, công tác thanh niên cũng còn bộc lộ những tồn tại, yếu kém,
chưa đáp ứng được yêu cầu giai đoạn cách mạng mới. Một bộ phận thanh niên
sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm tới tình hình đất nước, thiếu ý
thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc.
Học vấn của một bộ phận thanh niên nhất là thanh niên nông thôn còn thấp; nhiều
thanh niên thiếu kiến thức và kỹ năng trong hội nhập quốc tế. Tính độc lập, chủ
động, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên còn yếu, chưa đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội
trong thanh niên đang gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp.
Từ những lý do trên và với cương vị công tác của mình, tác giả chọn vấn đề
"Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên ở Đảng bộ
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn
Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
coi trọng công tác vận động, giáo dục thanh niên. Vì vậy, nghiên cứu sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác thanh niên là một vấn đề quan trọng, sớm được các nhà
nghiên cứu quan tâm. Liên quan đến vấn đề này có các công trình, bài viết như:
Nhóm công trình nghiên cứu về thanh niên và vai trò của thanh niên, nhìn
nhận, đánh giá vai trò, vị trí của thanh niên trong tiến trình lịch sử qua các thời kỳ
cách mạng; đường lối nội dung bồi dưỡng, giáo dục – đào tạo thanh niên thành lớp
người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Tiêu biểu có các công
trình, tác phẩm như: Tổng bí thư Đỗ Mười (1996): Lý tưởng của thanh niên trong
sự nghiệp đổi mới và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, NXB Thanh niên, Hà Nội; Viện
Nghiên cứu thanh niên (1999), Những vấn đề nghiên cứu thanh niên trong thời kỳ
mới (kỷ yếu hội thảo khoa học), Hà Nội; Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (2000),
"Công tác tư tưởng văn hóa đối với tuổi trẻ là nhiệm vụ trọng yếu của Đoàn thanh
9
niên", Tạp chí Thanh niên; T.S. Trần Quy Nhơn (2006): Tư tưởng Hồ Chí Minh về
bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, NXB Giáo dục; Văn Tùng (2006): Tư
tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên, NXB Thanh niên, Hà
Nội.
Nhóm công trình nghiên cứu về công tác thanh niên và sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiêu biểu
có các tác phẩm, bài viết như: Phạm Gia Cư (1999), “Đổi mới nhận thức và tăng
cường trách nhiệm của cấp uỷ đối với thanh niên và công tác thanh niên", Tạp chí
Tư tưởng Văn hóa, số 7; Đoàn Văn Thái (2002), "Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên
Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Nxb Thanh niên,
Hà Nội; Nguyễn Thọ Ánh (2004): Luận văn thạc sĩ Chính trị học "Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay"; Nghị quyết hội nghị lần
thứ 7 - Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (25/7/2008) về “Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa”. Nội dung chủ yếu của các công trình, tác phẩm trên nghiên cứu về tình
hình thanh niên và công tác thanh niên, các giải pháp để tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác thanh niên, đồng thời khẳng định rằng: trong quá trình
lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh
niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin
cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Trước yêu cầu
của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, đòi hỏi phải tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng
và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ban dân vận Trung ương (2001): "Đảng cộng sản Việt Nam với công tác vận
động thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước",
nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận
10
và phương pháp luận khoa học về công tác thanh niên; Chương 2: Thực trạng tình
hình thanh niên và công tác thanh niên của Đảng trong những năm đổi mới.
Chương 3: Những định hướng và giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác vận
động thanh niên của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
Nội dung cuốn sách khẳng định: Trong quá trình phát triển của công tác vận động
nhân dân, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác vận động thanh
niên, coi thanh niên là lực lượng rường cột của nước nhà và Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, là đội quân xung kích cách mạng, là trường
học xã hội chủ nghĩa của thanh niên. Các tác giả tập trung phân tích, đánh giá
những mặt được và chưa được, nguyên nhân thành công và hạn chế của công tác
vận động thanh niên trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới công tác vận
động thanh niên của Đảng ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Học viện Xây dựng Đảng thuộc Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: "Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay" do TS. Lâm Quốc Tuấn ThS. Phạm Tất Thắng đồng chủ biên. Cuốn sách gồm ba chương: Chương 1: Một
số vấn đề lý luận cơ bản về lãnh đạo công tác thanh niên; Chương 2: Đảng lãnh
đạo công tác thanh niên: Thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm; Chương 3: Một
số giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên.
Nội dung cuốn sách tập trung làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo công tác thanh niên giai đoạn hiện nay, thực trạng Đảng lãnh đạo
công tác thanh niên, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Trước yêu cầu của thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thực tiễn, các tác giả
đã đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác thanh niên, như: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của
11
các tổ chức đảng đối với thanh niên; Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách
mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân; Đổi mới nội dung và phương thức lãnh
đạo của tổ chức đảng đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Xây dựng môi trường xã
hội lành mạnh, tạo điều kiện giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời
sống cho thanh niên; Tiếp tục coi trọng việc trọng dụng tài năng trẻ, tạo bước
chuyển có tính đột phá trong bố trí và sử dụng cán bộ trẻ trên tất cả các lĩnh
vực; Đảng lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhằm tăng cường phối hợp
giáo dục, bồi dưỡng, phát huy vai trò của thanh niên...
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện và
có hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên ở thành phố Vinh
trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
ở Đảng bộ thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, luận văn đề xuất quan điểm và các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong
giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên.
- Khảo sát sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên ở Đảng bộ thành
phố Vinh trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất quan điểm và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của
Đảng đối với công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
12
- Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác thanh niên.
- Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp phân tích và
tổng hợp; phương pháp lịch sử và lôgíc; phương pháp thống kê và điều tra xã hội
học, v.v..
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về tình hình thanh niên thành phố Vinh, công tác thanh
niên và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên ở thành phố Vinh.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong
phạm vi thành phố Vinh và trong giai đoạn hiện nay.
6. Đóng góp của khóa luận
- Đề tài góp phần làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn lãnh đạo của Đảng
đối với công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho Đảng bộ cấp thành phố, huyện trong công tác lãnh đạo thanh niên; làm cơ sở
để cấp uỷ, Ban Chấp hành Đoàn cấp huyện, thành phố nghiên cứu, định hướng các
nhiệm vụ, chương trình hành động cho công tác thanh niên. Đề tài có thể dùng làm
tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy trong hệ thống các trường đào
tạo cán bộ Đoàn thanh niên và các trường chính trị.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
- Chương 1: Tính tất yếu nâng cao sự lãnh đạo đối với công tác thanh niên.
13
- Chương 2: Thực trạng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên ở
Đảng bộ thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay.
- Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác thanh niên ở Đảng bộ thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay.
14
B. NỘI DUNG
Chương 1
TÍNH TẤT YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN
1.1. Vị trí, vai trò của thanh niên và công tác thanh niên
1.1.1. Khái niệm thanh niên và công tác thanh niên
- Khái niệm thanh niên
Thực tế, thanh niên là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học
khác nhau, tùy theo nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá
mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên. Theo tác giả Vũ
Trọng Kim thì: "Thanh niên là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù, bao gồm
những người trong một độ tuổi nhất định, có quan hệ gắn bó mật thiết với mọi
giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, có vai trò
to lớn trong hiện tại và giữ vai trò quyết định sự phát triển trong tương lai của
xã hội” [ 33; 14].
Thanh niên được nhìn nhận dưới góc độ triết học về con người. Theo
C.Mác và Ph.Ăng-ghen, con người là một thực thể xã hội, mang bản chất xã
hội, đồng thời là một thực tể tự nhiên, một cấu trúc sinh học. Do đó, để đưa con
người từng bước vươn tới sự hoàn thiện, cần đồng thời khám phá sự tác động
của các quy luật xã hội và các quy luật tự nhiên trong nó. Khi đề cập đến mặt tự
nhiên và mặt xã hội của con người. C.Mác và Ph.Ăng-ghen cho rằng, mặt tự
nhiên và mặt xã hội trong con người không tách rời, đối lập nhau, ngược lại hai
mặt đó thống nhất biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau. Từ phân tích về con
người, trong đó có con người thanh niên có thể khẳng định: Thanh niên là một
phạm trù triết học, dùng để chỉ những người ở độ tuổi nhất định; là một thực thể
tự nhiên và một tồn tại xã hội, là một giai đoạn phát triển nhất định của cuộc đời
15
con người với những đặc trưng riêng về các đặc điểm tâm lý, sinh lý và sự phát
triển nhận thức ở trình độ nhất định. Điều đó có nghĩa là trong con người thanh
niên có con người tự nhiên và con người xã hội. Nhìn nhận về con người tự
nhiên của thanh niên chủ yếu qua phân tích độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý.
Con người xã hội của thanh niên nhìn nhận qua sự chín muồi và trưởng thành
về nhận thức xã hội cũng như ý thức trách nhiệm công dân đối với xã hội. Con
người thanh niên là một giai đoạn phát triển của con người trong cả đời người;
là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang giai đoạn trưởng thành, từ cuộc sống phụ
thuộc sang cuộc sống dần tự lập và tự lập, từ tư duy bắt chước là chính sang tư
duy độc lập, sáng tạo. Con người thanh niên ví như trung bình cộng của con
người trẻ em và con người đã trưởng thành, trong đó giai đoạn đầu của thanh
niên là giai đoạn khám phá tự nhiên, xã hội, giai đoạn "dần tự lập", giai đoạn
sau của thanh niên là giai đoạn "tự lập và sáng tạo", người thanh niên làm chủ
bản thân minh, từ kinh tế đến hành vi xã hội.
Từ góc độ xã hội học, thanh niên lại được nhìn nhận là một giai đoạn xã
hội hóa cá nhân, giai đoạn tiếp thu các giá trị xã hội để hình thành nhân cách; là
thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ bị phụ thuộc sang giai đoạn hình thành và
từng bước xác lập vai trò cá nhân thông qua các hoạt động độc lập với tư cách là
công dân, là một trong những chủ thể của xã hội; ý thức công dân, ý thức trách
nhiệm với gia đình, cộng đồng và rộng hơn là với xã hội, ý thức tự chịu trách
nhiệm với các hành vi của bản thân có bước phát triển rõ rệt. Thanh niên cũng
dần nhận rõ hơn vai trò của bản thân mình và rộng hơn là thế hệ của mình đối
với sự phát triển chung của xã hội.
Dưới góc độ sinh học, thanh niên được hiểu là một giai đoạn phát triển
trong cuộc đời con người; là giai đoạn đánh dấu sự chuyển tiếp từ trẻ em để trở
thành người lớn, người trưởng thành, nói cách khác, đó là giai đoạn tiếp nối tuổi
thiếu niên, đạt tới đỉnh cao của tuổi trưởng thành. Đặc điểm nổi rõ của giai đoạn
này là sự phát triển nhanh của cơ thể, các chức năng của cơ thể dần được hình
16
thành và phát triển đầy đủ, trong đó thấy rõ sự tráng cường về thể lực, sự phát
triển về trí tuệ, trưởng thành về sinh dục. Sự phát triển của con người sang giai
đoạn thanh niên thường được thể hiện thông qua việc xác định tuổi của thanh
niên.
Dưới góc độ văn hóa, thanh niên được hiểu là lớp người kết nối và kế thừa
có chọn lọc những truyền thống văn hóa của thế hệ trước, đồng thời tiếp thu có
chọn lọc văn hóa nhân loại và sáng tạo các giá trị văn hóa mới phù hợp. Trong
con người thanh niên, vừa chứa đựng những giá trị văn hóa của thế hệ cha anh
họ, vừa mang những giá trị văn hóa của thế hệ họ (hiện tại) và hàm chứa các
nhân tố hình thành các giá trị văn hóa của tương lai.
Dưới góc độ kinh tế - chính trị, thanh niên được hiểu là lực lượng hậu bị của
các lực lượng chính trị. Thanh niên là một lực lượng lao động xã hội hùng hậu, là
nguồn lực thường xuyên bổ sung cho đội ngũ lao động trên mọi lĩnh vực, là bộ
phận quan trọng cấu thành lực lượng sản xuất, năng động, nhạy cảm, gắn bó với
tiến trình phát triển xã hội, đi đầu trong cuộc đấu tranh sáng tạo, tham gia xây dựng
giai cấp công nhân, xây dựng các lực lượng vũ trang. Tương lai chính trị của mỗi
quốc gia, dân tộc tùy thuộc vào việc giai cấp hay lực lượng chính trị nào nắm
được thanh niên. Cũng chính vì vai trò chính trị quan trọng của mình, thanh
niên luôn luôn là đối tượng của sự lôi kéo, tranh giành, tác động, tập hợp của
các đảng chính trị. Tại Việt Nam, Đảng ta luôn coi công tác đoàn kết, tập hợp,
giáo dục thanh niên đi theo lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là công tác có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng, đồng thời, xác định việc xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên là đội dự
bị tin cậy của Đảng, là một trong các nhân tố đảm bảo sự phát triển của Đảng và
cách mạng Việt Nam.
Dưới góc độ độ tuổi: Thực tế, sự phát triển của con người là một quá
trình liên tục, diễn ra trong suốt cả cuộc đời. Trong mỗi giai đoạn phát triển, cơ
thể con người là một chỉnh thể hài hòa với những đặc điểm vốn có đối với giai
17
đoạn tuổi đó, chứa đựng cả những vết tích của giai đoạn trước và những mầm
mống của giai đoạn sau. Các mức độ phát triển của con người có thể phân loại
theo nhiều cung tuổi khác nhau trong đó cách phân loại phổ biến nhất là phân
loại theo tuổi thời gian, theo tháng và năm hoặc năm. Theo cách này, tuổi được
căn cứ theo ngày, tháng, năm sinh và tuổi ngày ngày càng tăng trong suốt cuộc
đời.
Đối với các nước khác nhau, độ tuổi thanh niên cũng được quy định khác
nhau (xem bảng).
Bảng 1.1. Quy định độ tuổi thanh niên ở các nước
Tên nước
Độ tuổi
Tên nước
Độ tuổi
Au-stra-lia
15-25
Papua New Guinea
12-35
Băng-la-đét
15-30
Philipines
15-30
Bru-nây
15-25
Hàn Quốc
9-24
Trung Quốc
14-28
Sa-moa
15-35
Ấn Độ
13-35
Singapore
15-29
Ma-lay-xia
15-40
Sri-lan-ca
15-24
Man-đi-vơ
16-35
Thái Lan
15-24
Niu-di-lân
15-24
Tông-ga
12-25
Pa-ki-xtăng
15-29
Liên hiệp quốc
15-24
* Nguồn: Luật Thanh niên một số nước (tài liệu tham khảo xây dựng
Luật Thanh niên Việt Nam). Hà Nội, T4.2005.
Liên Hợp Quốc định nghĩa thanh niên là nhóm người từ 15 đến 24 tuổi chủ
yếu dựa trên cơ sở phân biệt các đặc điểm về tâm sinh lý và hoàn cảnh xã hội so
với các nhóm lứa tuổi khác.
18
Ở Việt Nam có một thời gian khá dài tuổi thanh niên được hiểu gần như đồng
nhất với tuổi đoàn viên (15 đến 30 tuổi). Ngày nay do điều kiện kinh tế, chính trị,
xã hội phát triển, thời gian học tập, đào tạo cơ bản của tuổi trẻ dài thêm, cùng với
nhiều đặc điểm khác mà chúng ta cho thanh niên là những người trong độ tuổi từ
16 đến 30. Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ tuổi đoàn viên và tuổi thanh niên. Theo
điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thì Đoàn là một tổ chức chính trị xã hội của
thanh niên, bao gồm những thanh niên ưu tú trong độ tuổi 15 đến 30. Hết tuổi đoàn
viên theo quy định, người đoàn viên đó vẫn có thể tự nguyện tiếp tục sinh hoạt
trong tổ chức Đoàn hoặc tham gia vào Hội Liên hiệp Thanh niên và các hoạt động
khác của Đoàn và phong trào thanh niên đến 35 tuổi.
Như vậy có thể hiểu thanh niên là một nhóm người trong xã hội - nhân khẩu
đặc thù, với độ tuổi nằm trong giới hạn từ 16 đến 30 tuổi, được gắn với mọi giai
cấp, dân tộc, mọi tầng lớp xã hội và tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và đặc
điểm của từng quốc gia, từng dân tộc. Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ về thể
chất, tinh thần, trí tuệ và phẩm chất, nhân cách của một công dân, hình thành thế
giới quan và lý tưởng đạo đức cuộc sống.
- Khái niệm công tác thanh niên
Tại Việt Nam công tác thanh niên là một bộ phận quan trọng trong công tác
quần chúng, bao gồm toàn bộ hoạt động của Đảng, Nhà nước, Đoàn thanh niên,
Mặt trận, các tổ chức quần chúng, gia đình và xã hội nhằm giáo dục bồi dưỡng và
tạo điều kiện cho thanh niên phát triển, trưởng thành, phát huy mọi tiềm năng của
lực lượng thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy có thể
hiểu công tác thanh niên là sự tác động tổng hợp của các chủ thể xã hội vào một
đối tượng cụ thể là thanh niên theo những mục tiêu xác định. Điều 4 Nghị định số
120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Thanh niên quy định: “Công tác thanh niên là những hoạt
động của Đảng, Nhà nước và xã hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều kiện
thuận lợi cho thanh niên phấn đấu và trưởng thành, đồng thời phát huy vai trò
19
xung kích, sức sáng tạo và tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” [14; 2] .
Kể từ khi có Đảng, công tác thanh niên là hoạt động xã hội tự giác, trở thành
hoạt động chính trị xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng;
Đảng luôn coi công tác thanh niên là một bộ phận hữu cơ trong hoạt động của
mình; là quá trình giáo dục, thuyết phục và vận động thanh niên tham gia thực hiện
các nhiệm vụ của cách mạng, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội vốn
có của thanh niên; là quá trình tạo ra môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
và là trường học cộng sản cho thanh niên học tập rèn luyện và trưởng thành.
Tóm lại, theo quan điểm của Đảng công tác thanh niên được hiểu là: hoạt
động có tính mục đích của Đảng tác động vào đối tượng thanh niên nhằm giáo dục,
bồi dưỡng, định hướng và phát huy thanh niên, đáp ứng những đòi hỏi nào đó của
thanh niên và của xã hội. Công tác thanh niên là một loại hoạt động xã hội hàm
chứa sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể xã hội và thanh niên, nhằm mục
đích thỏa mãn nhu cầu phát triển của thanh niên và yêu cầu phát triển của xã hội.
Như vậy, chủ thể lãnh đạo công tác thanh niên là Đảng; đối tượng lãnh đạo
của Đảng là công tác thanh niên, thông qua các tổ chức trong xã hội. Đảng lãnh
đạo công tác thanh niên gồm: Đảng lãnh đạo các tổ chức Đảng trong toàn Đảng và
đội ngũ đảng viên thực hiện đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về
thanh niên; Đảng lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức chính
trị- xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế...thực hiện
đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên theo
chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, mà trọng tâm là lãnh đạo các tổ chức trong
hệ thống chính trị, trong đó cần coi trọng lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên trong công tác thanh
niên.
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vị trí, vai trò của thanh
niên và công tác thanh niên
20
Một trong những phát kiến vĩ đại nhất của C.Mác là học thuyết về sứ mệnh
lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân, một giai cấp tiêu biểu cho lực lượng
sản xuất tiên tiến và luôn được phát triển cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật. Theo C.Mác, giai cấp vô sản chỉ được hình thành với tư cách là một giai cấp
khi ý thức được địa vị và tương lai của mình. Để hoàn thành sứ mệnh của mình
giai cấp vô sản phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục thanh
niên: “Những công nhân tiên tiến nhất hoàn toàn hiểu rõ rằng, tương lai của giai
cấp công nhân, tương lai của nhân loại hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế
hệ công nhân đang lớn lên - tức là lực lượng thanh niên” [35; 110]. C.Mác gọi
thanh niên là cội nguồn của sự sống, của dân tộc và giai cấp công nhân là bộ
xương của mỗi cơ thể dân tộc.
Cuối thế kỷ XIX, trong bối cảnh xã hội tư bản, C.Mác cho rằng, “cần phải
giải thoát cho thanh, thiếu niên khỏi sự tác động có tính chất phá hoại của hệ thống
hiện đại” [35; 110]. Khi nói về vai trò giáo dục thanh niên, C.Mác đã nhấn mạnh:
“Công tác giáo dục sẽ làm cho những người trẻ tuổi có khả năng nắm vững nhanh
chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn” [36; 475]. Tư tưởng của C.Mác là
phải tổ chức giáo dục các tầng lớp thanh niên để họ nắm vững các kỹ năng, kỹ xảo,
quy trình quản lý sản xuất, sẽ hỗ trợ cho việc quản lý toàn diện những năng lực tất
cả các thành viên của xã hội được xây dựng trên cơ sở những nguyên lý cộng sản
chủ nghĩa. Việc giáo dục đó phải làm thường xuyên, liên tục, giáo dục ở trường lớp
và giáo dục trong thực tế lao động.
Ph.Ăngghen ngay khi mới 19 - 20 tuổi, trong các thư gửi cho bạn bè,
Ph.Ăngghen đã chế nhạo cái nguyện vọng của những chàng trai, cô gái muốn sống
bình lặng, muốn giam mình trong vương quốc điền viên với thái độ "mũ ni che
tai”, bàng quan trước thời cuộc. Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: thanh niên không thể đứng
ngoài chính trị, chính hiện thực cuộc sống đã, đang và sẽ cuốn hút tuổi trẻ vào đời
sống chính trị. Với lòng hứng khởi, với niềm tin vô hạn vào tiềm năng của thế hệ
trẻ ở Đức, Ph.Ăngghen nhấn mạnh rằng, thanh niên không bao giờ thoả mãn với lý
21
tưởng trước đây, họ muốn được tự do hơn trong hành động, họ khao khát lập chiến
công và vì sự đổi mới, họ sẵn sàng hiến dâng cả cuộc đời mình. Thanh niên có đủ
sức lực và tài năng để giải quyết những mâu thuẫn đang nảy sinh trong đời sống
đất nước. Điều đáng lưu ý là niềm tin ấy đã được nhen lên trong tâm trí của
Ph.Ăngghen trong điều kiện của chế độ quân chủ chuyên chế. Vào năm 1845,
Ph.Ăngghen viết rằng, chính thanh niên Đức đòi hỏi phải thực hiện cuộc cách
mạng trong tương lai nước này.
Ph.Ăngghen cho rằng, việc hình thành thế giới quan khoa học cho thanh niên
phải thông qua sự tham gia của họ vào cuộc đấu tranh xã hội, vào lao động sản
xuất, vào những công việc cụ thể, thực tế hàng ngày. Nguyên tắc giáo dục thế hệ
trẻ là gắn lý luận với thực tiễn, kếp hợp học với hành. Ph.Ăngghen là người đầu
tiên sử dụng thuật ngữ “giáo dục thực tiễn”. Ph.Ăngghen cho rằng, đây là cơ sở
quan trọng của giáo dục khoa học - là công cụ mạnh nhất để cải tạo xã hội.
Ph.Ăngghen cũng là người đầu tiên đưa ra các quan niệm: “đội quân xung
kích quyết định của đạo quân vô sản quốc tế”, “đội hậu bị của Đảng” để gắn với
thanh niên. Năm 1853, khi “Đảng của C.Mác” đã khẳng định vị trí của mình trên
vũ đài chính trị, trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại những đạo luật đặc biệt
của Bitxmac, Ph.Ăngghen đã viết: chính thế hệ trẻ sẽ là nguồn bổ sung dồi dào
nhất cho Đảng. C.Mác - Ph.Ăngghen khẳng định rằng: lực lượng quần chúng nhân
dân đông đảo cần được tập hợp, tổ chức và giáo dục sao cho những biến đổi tư
tưởng của họ bắt kịp với thời đại, đi đúng quỹ đạo của dòng thác lịch sử đang cuộn
chảy. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng, trong đó có thanh niên.
Phát triển sáng tạo những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong điều
kiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã coi thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của cách
mạng. V.I.Lênin đã lý giải những nguyên nhân làm xuất hiện phong trào thanh
niên, phát hiện ra những đặc điểm của nó và xác định mối quan hệ, sự tác động qua
lại giữa tổ chức thanh niên với Đảng Cộng sản. V.I.Lênin cũng sớm nhìn thấy vai
22
trò cách mạng to lớn không chỉ đối với thanh niên công nhân, mà còn đối với thanh
niên học sinh, sinh viên.
V.I.Lênin cho rằng, thành công của phong trào thanh niên chính là ở chỗ
phải biết gắn liền nhận thức lý luận của chủ nghĩa C.Mác, tri thức khoa học với sự
tham gia trực tiếp của họ vào cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản. Đồng
thời, Người cũng phê phán gay gắt những đảng viên bảo thủ, không đánh giá đúng
vai trò của lực lượng trẻ trong cách mạng, coi thường thanh niên và chế giễu sự
ngây thơ, thiếu kinh nghiệm của họ. V.I.Lênin nhấn mạnh, cần có thái độ khoan
dung, độ lượng với lớp trẻ và cần thiết phải phòng ngừa khuynh hướng cho rằng
lớp trẻ tuy đầy nhiệt tình và sáng kiến, nhưng lại chưa qua trường học của cuộc đấu
tranh giai cấp. V.I.Lênin luôn nhắc nhở người cộng sản cần phải đòi hỏi ở thanh
niên nhiều hơn nữa, cần phải phê phán một cách có nguyên tắc những khuyết điểm
của họ, cần phải giáo dục cho họ tinh thần trách nhiệm cao và nghĩa vụ của họ đối
với cách mạng.
Trong cuộc đấu tranh cách mạng, cuộc đấu tranh để giành giật thanh niên
không chỉ diễn ra giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản, giữa các Đảng cộng sản
và các thế lực phản động, mà còn diễn ra giữa những người cộng sản chân chính và
bọn cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân. V.I.Lênin đã nêu cho chúng ta
một tấm gương sáng về thái độ kiên quyết, không khoan nhượng đối với mọi biểu
hiện của chủ nghĩa cơ hội trong vấn đề thanh niên. Ông đã gọi bọn cơ hội chủ
nghĩa là “những người bạn giả” của thanh niên và đòi hỏi phải vạch trần bộ mặt
thật của chúng; ngăn chặn ảnh hưởng của chúng đối với thanh niên, bóc trần mọi
mưu đồ muốn lừa phỉnh, cám dỗ thanh niên, mưu toan tước bỏ xu hướng cách
mạng của phong trào thanh niên, cản trở việc tham gia của thế hệ trẻ vào cuộc đấu
tranh chính trị của Đảng Cộng sản. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội đã diễn
ra xung quanh vấn đề thanh niên, trên hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau: giáo
dục ai và giáo dục như thế nào? Những phần tử cơ hội qui nhiệm vụ trên vào việc
đào tạo những người có văn hoá, song đứng ngoài chính trị. Vì thế theo họ, không
23
nên thu hút quá sớm thanh niên vào hoạt động chính trị. V.I.Lênin đã vạch trần lập
trường cải lương đó của bọn cơ hội và cho rằng, đó chỉ là thói đạo đức giả và chính
sách ngu dân không hơn, không kém. Người khẳng định rõ lập trường của những
người cộng sản chân chính là phải giáo dục cộng sản cho thế hệ trẻ và kết hợp việc
giáo dục ấy với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân.
Trong bài diễn văn “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên” đọc tại Đại hội III Đoàn
TNCS Nga (1920) V.I.Lênin nói rằng, xây dựng chủ nghĩa cộng sản là nhiệm vụ
phức tạp hơn nhiệm vụ lật đổ giai cấp tư sản, rằng tương lai của chủ nghĩa cộng
sản thuộc về thanh niên, thanh niên là người xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Người
cho rằng: “Thế hệ những người lao động được đào tạo trong xã hội tư bản chủ
nghĩa thì giỏi lắm chỉ có thể giải quyết được nhiệm vụ phá hủy nền móng của chế
độ già cỗi và đặt được nền móng vững chắc, trên đó chỉ có thể khởi công trong
những điều kiện mới, mới có thể xây dựng được” [34; 354]. Như vậy tương lai của
chủ nghĩa cộng sản thuộc về thanh niên. Nếu không lôi cuốn được toàn thể thanh
niên vào sự nghiệp cách mạng mới thì không thể xây dựng được xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ của thanh niên và của Đoàn thanh niên theo V.I.Lênin gói gọn bằng một
từ đó là “học tập”. Nhưng học cái gì? V.I.Lênin đã chỉ rõ cụ thể: “Đoàn thanh niên
và toàn thể thanh niên nói chung muốn đi theo chủ nghĩa cộng sản, thì đều phải
học chủ nghĩa cộng sản” [34; 357]. “Học chủ nghĩa cộng sản”, theo V.I.Lênin là
“hấp thụ toàn bộ kiến thức của nhân loại, kiến thức đó phải được nghiền ngẫm lại
trên quan điểm giáo dục hiện đại chứ không phải là những điều thuộc lòng” [34,
364]. V.I.Lênin chỉ rõ: thanh niên phải học chủ nghĩa cộng sản trong một trường
học riêng của mình, trong một tổ chức độc lập - đó là Đoàn Thanh niên Cộng sản.
V.I.Lênin viết: “Chỉ khi nào Đoàn Thanh niên Cộng sản gắn liền từng bước học
tập, huấn luyện và giáo dục của mình với cuộc đấu tranh chung của tất cả những
người lao động chống lại bóc lột, thì lúc đó mới xứng đáng với danh hiệu là đoàn
thể của thế hệ trẻ cộng sản chủ nghĩa” [34; 360].
24
Nói chuyện với đoàn viên thanh niên Cộng sản, V.I.Lênin yêu cầu cần giáo
dục thanh niên thông qua thực tế trong hoạt động sản xuất, trong học tập, công tác,
chiến đấu và trong cuộc sống sinh động của quần chúng. Người nhấn mạnh:
“Trước mắt các đồng chí là nhiệm vụ xây dựng và các đồng chí có thể làm tròn
nhiệm vụ đó, khi đã nắm vững được tất cả những kiến thức hiện đại, biết biến chủ
nghĩa cộng sản từ những công thức, những lời dạy, những phương pháp, những chỉ
thị, những cương lĩnh có sẵn và học thuộc lòng thành cái thực tế sinh động, là cái
kết hợp với công tác trực tiếp của các đồng chí” [34; 365].
Những tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về thanh niên và công
tác vận động thanh niên nêu trên có thể khái quát lại thành 5 nội dung cơ bản sau:
Một là, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của tầng lớp thanh niên trong xã hội
mới và chỉ ra những nhược điểm của thanh niên, cũng như những vấn đề cơ hội
chủ nghĩa trong phong trào thanh niên cần được quan tâm chú ý.
Hai là, đặt ra cho Đảng Cộng sản nhiệm vụ cần quan tâm, chăm sóc, giáo dục,
đào tạo thanh niên thông qua sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, thông qua
lao động sản xuất, công tác học tập, chiến đấu và trong đời sống hiện thực của
quần chúng nhân dân.
Ba là, Đoàn TNCS phải là trường học cộng sản chủ nghĩa trong quá trình giáo
dục, đoàn kết tập hợp thanh niên, thực hiện lý tưởng của Đảng cộng sản.
Bốn là, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, sự nghiệp của thanh niên.
Năm là, những luận thuyết của C.Mác, Ăngghen, V.I.Lênin đã chỉ ra những
điều kiện và khả năng tập hợp rộng rãi quần chúng thanh niên vào đội hình lớn của
chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác
thanh niên
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta đã kế thừa, phát
triển sáng tạo những quan điểm của C.Mác, Ăngghen, V.I.Lênin về thanh niên và
25
công tác thanh niên. Từ rất sớm Người đã quan tâm đặc biệt đến thanh niên, đề cao
vai trò, vị trí của thanh niên và công tác vận động thanh niên tham gia vào sự
nghiệp cách mạng của dân tộc. Vì vậy Người đã giành nhiều thời gian, dồn nhiều
tâm lực để gieo mầm cách mạng vào lớp người trẻ tuổi Việt Nam, không ngừng
đào tạo bồi dưỡng hết thế hệ thanh niên này đến thế hệ thanh niên khác.
Gắn thanh niên với vận mệnh của dân tộc, Người đã luận giải một cách giản
dị, thuyết phục rằng: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy
nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh
niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện
tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó" [43,
185].
Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, tấm gương hoạt động cách mạng và
những bài báo của Nguyễn Ái Quốc đã có hấp dẫn rất lớn đối với thanh niên, cổ vũ
thanh niên nước ta đứng lên làm cách mạng. Việc thành lập tổ chức “Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên” để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam và việc sáng lập tờ báo cách mạng mang tên Thanh niên đã chứng tỏ Hồ Chí
Minh có tầm nhìn chiến lược, khi Người biết rằng chỉ có thanh niên mới có thể
“nắm vai trò là những người châm ngòi lửa đầu tiên cho cách mạng nước ta” [16;
48].
Trong toàn bộ tiến trình của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn coi thanh niên là động lực chủ yếu của cách mạng. Từ năm 1921, trong sự áp
bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân, Người đã nhận thấy vai trò ấy: “Đằng sau sự
phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét
và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải
thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến” [39; 18]. Bộ phận ưu tú đấy chính là lớp người
thanh niên đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
muốn vận động nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc