Tải bản đầy đủ (.pptx) (28 trang)

TIEU LUAN TE BAO GOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Gv. Ts Từ Bích Thuỷ
CHỦ ĐỀ: Tế Bào Gốc

Họ Và Tên

Lớp

MSSV

TRẦN AN NINH

13DSH01 1311518041


KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÔN: DI TRUYỀN ĐẠI CƯƠNG
CHỦ ĐỀ: TẾ BÀO GỐC
GV: TỪ BÍCH THUỶ
SV: NGUYỄN PHI KHA – HOÀNG THỊ THANH
-Lịch Sử Nghiên Cứu Tế Bào Gốc:


1900: Giới khoa học Châu Âu nhận ra rằng mọi tế bào máu bắt nguồn từ 1 tế bào nguyên
thủy đặc thù => “ Tế Bào Gốc”.



1940: Các nhà nghiên cứu phát hiện ra các dòng tế bào gốc phôi ở chuột.





T.k 1960: Khám phá trong não trưởng thành có chứa các tế bào gốc có thể biệt hóa thành các
tế bào thần kinh.



1981: Gail Martin và Martin Evans lần đầu tiên tách được tế bào gốc từ phôi chuột.



1995-1996: Phân lập vitro tế bào gốc phôi linh trưởng từ khối tế bào trong của túi phô



1997: Nhóm Lan Wilmut công bố nhân bản thành công động vật có vú đầu tiên – cừu Dolly.



1998: Jame.Thomson, Madison và John Gearhart (Mỹ) nuôi cấy thành công tế bào gốc người.



1999: Khẳng định khả năng chuyển biệt hóa hay tính mềm dẻo của tế bào gốc trưởng thành




2001: Các nhà khoa học tại Anvanced Cell Technology đã nhân bản phôi người

thành công đầu tiên (giai đoạn 4-6 tế bào).



2003: Tạo được noãn bào từ tế bào gốc phôi chuột. Điều này gợi ý rằng tế bào gốc
phôi có thể có tính toàn năng.



2005: Các nhà nghiên cứu ở Đại học Kingston (Anh) đã tuyên bố phát hiện 1 loại tế
bào gốc giống tế bào gốc phôi được thu nhận trong máu cuống rốn.



Thánh 10/207: Mario Capecchi, Martin Evans và Oliver Smithies đã nhận giải
thưởng Nobel Y học về các khám phá nền tảng liên quan đến tế bào gốc phôi
chuột.
1. Tế bào gốc.
a) Tế bào gốc là gì?

- Tế bào gốc là tế bào chưa biệt hóa hoàn toàn, có tiềm năng phát triển, tự làm mới
và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác của cơ thể, chúng có thể bù đắp, thay thế các tế
bào bị chết hoặc bị bệnh. Tế bào gốc là nhà cung cấp của tế bào mới. Khi tế bào gốc
phân ra, nó có thể làm ra thêm tế bào gốc mới, hoặc làm ra những loại tế bào khác. Ví
dụ, tế bào gốc của da có thể làm ra thêm những tế bào gốc mới của da, hoặc tạo ra
những tế bào với những chức năng đặc biệt, như là giúp cho sắc tố cuả da. Hay nói một
cách khác dễ hiểu hơn: Tế bào gốc là tế bào có khả năng phát triển thành nhiều loại tế
bào khác nhau trong cơ thể. Là một công cụ trong phân chia không giới hạn để lấp đầy
những thiếu hụt tế bào của bộ phận đó chừng nào cơ thể còn sống.



- Cơ thể con người có rất nhiều loại tế bào cần thiết cho sức khỏe hành ngày. Những tế bào này
giúp cho cơ thể hoạt động bình thường, bao gồm nhịp đập của tim, suy nghĩ của não, thận làm sạch
máu và sự thay đổi tế bào mới cho da…

b) Tế bào gốc bắt nguồn từ đâu?
- Tất cả chúng ta đều khởi đầu sự sống từ một tế bào duy nhất, gọi là hợp tử, hình thành sau quá
trình thụ tinh. Hợp tử phân chia tạo thành hai tế bào; mỗi một tế bào trong đó lại phân chia và cứ tiếp
diễn như vậy. Chẳng mấy chốc, khoảng 5 ngày sau khi thụ tinh, hợp tử có dạng một quả bóng rỗng,
với khoảng 150 tế bào được gọi là phôi bào (blastocyst). Phôi bào thậm chí còn nhỏ hơn một hạt cát,
bao gồm 2 nhóm tế bào: nguyên bào nuôi phôi (trophoblast) và khối tế bào nội tại trong phôi bào. Tế
bào gốc phôi là những tế bào hình thành nên khối tế bào nội tại (inner cell mass).


- Do tế bào gốc phôi có thể hình thành nên bất cứ loại tế bào nào trong cơ thể người trưởng thành
nên nó còn được coi là tế bào gốc toàn năng (pluripotent stem cell).
- Tế bào gốc cũng có thể tìm thấy ở một số loại mô nhất định ở người đã phát triển toàn diện, từ trẻ
em đến người trưởng thành, với số lượng rất ít. Ví dụ, tế bào gốc tủy xương (tế bào gốc máu) có trong
tủy của xương, chúng phát triển thành tất cả các loại tế bào máu chuyên biệt.

c) Tại sao tế bào gốc lại quan trọng?
- Tế bào gốc là tế bào nền móng của tất cả các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể. Về cơ bản, mọi tế
bào bào trong cơ thể người đều có nguồn gốc từ trứng đã thụ tinh


(còn được gọi là hợp tử) – chính là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

- Cơ thể chúng ta có đến hơn 200 loại tế bào khác nhau, chứ không phải chỉ một loại duy nhất. Tất cả
những loại tế bào này đều hình thành từ một vốn tế bào gốc ở giai đoạn phát triển sớm nhất của phôi. Trong
giai đoạn này, cũng như giai đoạn phát triển sau đó, các loại tế bào gốc đã hình thành nên tế bào chuyên biệt

hay biệt hóa để rồi thực hiện các chức năng cụ thể trong cơ thể người; ví dụ như tế bào da, tế bào máu, tế bào
cơ và tế bào thần kinh.


- Tế bào gốc có một khả năng vô song, đó là chúng có thể phát triển thành nhiều loại
tế bào khác trong cơ thể. Đóng vai trò là hệ thống sửa lỗi cho cơ thể, về mặt lý thuyết,
chúng có thể phân chia không hạn định để thay thế các tế bào khác, và đồng thời đảm bảo
số lượng các loại tế bào trong cơ thể, miễn là con người hay con vật còn sống. Khi một tế
bào gốc phân chia, mỗi một tế bào mới vừa có khả năng trở thành tế bào gốc vừa có thể trở
thành một loại tế bào khác với chức năng chuyên biệt như tế bào cơ, tế bào hồng cầu hay
tế bào não.

2. Tế bào gốc có những loại nào?

- Tế bào gốc có rất nhiều loại khác nhau, muốn phân loại tế bào gốc cần dựa vào tiềm
năng biệt hóa. Những nhà khoa học nghĩ rằng mỗi bộ phận trong cơ thể có một loại tế bào
gốc riêng. Ví dụ, máu được làm từ tế bào gốc cuả máu (tế bào tạo máu). Tuy nhiên, tế bào
gốc đã suất hiện vào những giây đoạn phát triển đầu tiên của con người, và khi những nhà
khoa học cấy tạo ra tế bào này, tế bào được mang tên “phôi tế bào gốc”. Nguyên nhân mà
những nhà khoa học phấn khởi về phôi tế bào gốc là vì bẩm sinh, phôi tế bào gốc tạo ra
toàn bộ những cơ quan cuả cơ thể con người trong lúc phát triển. Không giống như tế bào
gốc cuả người lớn, nhà khoa học có thể khiến các phôi tế bào gốc để trở thành gần như tất
cả các loại tế bào khác trong cơ thể con người. Ví dụ, trong lúc tế bào tạo máu chỉ có thể
làm ra máu, phôi tế bào gốc có thể làm ra máu, xương, da, não, vv …..


- Về cơ bản có 3 loại tế bào gốc: Totipotent stem cell (tế bào gốc toàn năng), Pluripotent stem cell (tế
bào gốc đa năng), và (Multipotent stem cell) được coi như là một loại tế bào gốc tương tự như tế bào gốc
đa năng.


- Tế bào gốc toàn năng (Totipotent stem cell): Loại tế bào này phát triển sau khi trứng được thụ tinh
khoảng 3-4 ngày, chúng hiện diện ở phôi bào (Blastocyst). Nếu các chuyên gia tách một trong các tế bào
này và cấy vào tử cung của người phụ nữ thành công. Tế bào tổng năng này sẽ phát triển thành một thai
nhi.Mỗi tế bào có thể phát triển thành một cá thể mới, ví dụ : Tế bào phôi ở giai đoạn mới phát triển (từ 1
đến 4 ngày).

- Tế bào gốc đa năng (Pluripotent stem cell): Chúng chỉ có khả năng phát triển thành bất kỳ tế bào
nào trong cơ thể, gồm các tế bào có các chức năng chuyên biệt.


Tuy nhiên, chúng không có khả năng để phát triển thành một hữu thể như là tế bào
gốc toàn năng (Totipotent Stem Cells).Tế bào có thể hình thành nên bất cứ loại tế bào nào
trong cơ thể (trên 220 loại), ví dụ: Tế bào gốc phôi tìm thấy ở phôi bào (từ 5 đến 14
ngày). Đây chính là loại tế bào gốc được ứng dụng trong nhiều ngành về y học và thẩm
mỹ.
- Tế bào gốc đa năng (Multipotent stem cell): Tế bào đã được biệt hóa, nhưng vẫn
có thể hình thành nên một số loại tế bào khác, ví dụ: Mô bào thai, máu dây rốn và tế bào
gốc trưởng thành.
- Tất cả các tế bào gốc đều có ích trong nghiên cứu y học, nhưng mỗi loại đều có cả
triển vọng cũng như giới hạn riêng. Tế bào gốc phôi được hình thành từ rất sớm trong quá
trình phát triển của con người, ví dụ như phôi bào, có tiềm năng tạo ra tất cả các loại tế
bào của cơ thể. Tế bào gốc trưởng thành chỉ có trong những loại mô nhất định ở người đã
phát triển toàn diện, từ trẻ em thành người lớn, chỉ giới hạn tạo ra một số loại tế bào
chuyên biệt nhất định mà thôi.




Tế bào gốc phôi:


- Tế bào gốc phôi có thể được tạo ra từ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tế bào gốc phôi khởi nguồn
từ những tế bào tạo nên khối tế bào nội tại trong phôi bào. Tế bào gốc phôi chuột có khả năng tạo ra bất cứ loại tế
bào nào trong cơ thể dưới điều kiện thích hợp. Do đó, tế bào gốc phôi được coi là tế bào toàn năng, có khả năng
phân chia không hạn định cho đến khi sinh trưởng và biệt hóa. Tế bào gốc phân chia liên tiếp trong môi trường
nuôi cấy mô trong lồng ấp, nhưng cùng lúc duy trì khả năng hình thành nên loại tế bào khác khi được đặt trong
môi trường thích hợp để thúc đẩy quá trình biệt hóa.

- Tế bào gốc phôi người còn có thể được thu hoạch nhờ kỹ thuật chuyển nhân (nuclear transfer). Kỹ thuật
chuyển nhân tế bào, tỷ dụ tế bào da cũng là một phương thức có tiềm năng tạo ra tế bào gốc phôi.


- Cho đến mùa hè năm 2006, kỹ thuật chuyển nhân vẫn chưa thành công, nhằm tạo tế bào gốc phôi
người, nhưng các tiến bộ đạt được trên nghiên cứu động vật cho ta hy vọng rằng các khoa học gia có
thể sử dụng kỹ thuật chuyển nhân này trong việc tạo ra tế bào gốc người trong tương lai.



Tế bào gốc nhũ nhi:

- Tế bào gốc nhũ nhi thường được thu nhận từ các mô của thai bỏ hay các phần phụ của thai nhi
sau khi sinh như: máu dây rốn, dây rốn (màng lót quanh mạch máu, lớp Wharton’s jelly, màng lót dây
rốn), nước ối, mô nhau thai, máu nhau thai.
- Nguồn tế bào gốc thu từ các phần phụ của thai nhi sau khi sinh chủ yếu là các tế bào gốc tạo
máu và các tế bào gốc trung mô. Nguồn tế bào gốc từ máu cuống rốn đã được phát hiện tương đối lâu
và đã ứng dụng cứu sống hàng triệu người bệnh trên khắp thế giới.



Tế bào gốc trưởng thành là gì?


- Tế bào gốc trưởng thành rất khác với những tế bào tách ra từ phôi hay bào thai và có ở các mô
đã phát triển, ví dụ như ở loài vật hay người sau khi được sinh ra. Có thể tách những tế bào này từ rất
nhiều mô hoặc cơ quan, trong đó bao gồm cả não. Tuy nhiên nơi phổ biến nhất có thể thu hoạch
chúng là từ tủy xương nằm ngay chính giữa các ống xương.


- Trong những năm vừa qua, việc nghiên cứu trong lãnh vực tế bào gốc trưởng thành đã phát triển
vượt bực. Tế bào gốc trưởng thành có thể được phục hồi bởi các mô lấy từ bệnh nhân, nuôi dưỡng trong
các dĩa cấy và kích thích để phát triển thành nhiều loại tế bào trưởng thành. Việc sử dụng tế bào gốc cho
phương pháp trị liệu, thay vì dùng tế bào gốc phôi, có nhiều thuận lợi và mang một ý nghĩa quan trọng đối
với lãnh vực khoa học, luân lý và chính trị.

- Tạo tế bào gốc từ chính mô của bệnh nhân có thể loại bỏ hoàn toàn vấn đề hệ thống miễn nhiễm
(miễn dịch) không chấp nhận.




Tế bào gốc nhân tạo:

- Đây là loại tế bào gốc do chính con người tạo ra nhờ kỹ thuật thao tác gen. Thuật ngữ chính xác để chỉ loại tế bào này là “tế
bào gốc vạn năng cảm ứng” (Induced Pluripotent Stem Cell – iPS). Về nguyên tắc, bất kì tế bào sinh dưỡng nào đều có thể trở
thành iPS nhờ chúng được cảm ứng bằng phương pháp chuyển gen in vitro, thông qua một vector retrovirus.
- Tế bào gốc vạn năng cảm ứng có các thế mạnh sau:
- Không vi phạm đạo lí và pháp lí (không cần trứng hay phôi người).
- Các đặc tính sinh học tương đương với tế bào gốc phôi thường (khả năng tăng sinh vô hạn và khả năng biệt hóa).
- Dễ dàng thu nhận (có thể tạo ra từ bất kì mô nào đó của cơ thể).
- Thao tác dễ dàng, ít tốn thời gian.
- Cấy ghép không gây phản ứng miễn dịch.



(Nhà khoa học Shinya Yamanaka tìm ra tế bào gốc vạn năng cảm ứng)



Tế bào gốc ung thư:

- Các quần thể tế bào phát sinh khối u tương đối hiếm và có nhiều khác biệt được xác định trong
ung thư của hệ thống tạo máu, não và vú. Các tế bào kiểu này có khả năng tự làm mới và có thể dễ
dàng phát triển thành bất kì tế bào nào của quần thể tế bào khối u, chúng có khả năng tăng sinh, hỗ
trợ sự tăng sinh tiếp tục của quần thể tế bào ác tính. Tế bào phát sinh khối u cũng có hai đặc tính
song hành với hai đặc tính của tế bào gốc bình thường. Các tế bào khối u với đặc tính và chức năng
này được gọi là tế bào gốc ung thư (cancer stem cell).
- Tuy nhiên, các khái niệm ban đầu về tế bào gốc ung thư có thể được trình bày khác nhau trong
các công trình khác nhau.


3. Đặc tính của TBG:

- Tế bào gốc là tế bào không chuyên dụng: Một đặc điểm cơ bản của tế bào gốc là nó không
chứa một cấu trúc mô đặc biệt nào nên nó cũng không thực hiện một chức năng chuyên dụng nào.
Tuy nhiên, các tế bào gốc không chuyên dụng này lại có thể biến đổi thành các tế bào chuyên dụng
như tế bào cơ tim, tế bào máu, tế bào não…

- Tế bào gốc có thể tự phân chia và tái tạo trong thời gian dài: Không giống như tế bào cơ, tế
bào máu hay tế bào não – không thể tự tái tạo, tế bào gốc có thể tự tái tạo và tái tạo nhiều lần. Trong
các phòng thí nghiệm, một lượng tế bào gốc tương đối có thể tái tạo thành hàng triệu tế bào gốc
khác trong thời gian vài tháng. Nếu sau một quá trình tái tạo, tế bào gốc vẫn là tế bào không chuyên
dụng, có thể coi là tế bào mẹ, thì nó lại tiếp tục tái tạo thành các tế bào mới.



- Tế bào gốc có thể biến đổi thành tế bào chuyên dụng: Rất nhiều thí nghiệm được tiến hành cho
thấy một số loại tế bào gốc trưởng thành là tế bào toàn năng. Có khả năng biệt hóa thành nhiều loại
tế bào khác được gọi là tính linh hoạt hay sự chuyển biệt hóa. Khi tế bào gốc biến đổi thành tế bào
chuyên dụng, quá trình này được gọi là sự phân ly.
- Tất cả các loại tế bào gốc, dù bắt nguồn từ đâu, cũng đều có 3 đặc tính chung: chúng có khả
năng phân chia và tự tái tạo trong khoảng thời gian dài; chúng không bị biệt hóa; và chúng có thể
phát triển thành các loại tế bào chuyên biệt. Ở điều kiện thích hợp, tế bào gốc có thể phát triển
thành các mô và cơ quan chuyên biệt.

4. Nuôi cấy tế bào gốc:a) Tạo trực tiếp tế bào gốc thần kinh từ tế bào trưởng thành:
- Nhóm nghiên cứu trường đại học Wisconsin – Madison đã biến đổi tế bào da từ người và khỉ
thành tế bào có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào thần kinh mà không cần trải qua giai đoạn
biệt hóa ngược (chuyển biệt hóa thành tế bào induced pluripotent stem cell - iPSC).

- Bỏ qua giai đoạn biệt hóa ngược là ưu điểm nổi bật của nghiên cứu, theo giáo sư Su – Chun
Zhang. “Tế bào iPSC có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào, những tế bào này có thể gây ra nhiều
vấn đề cho liệu pháp tế bào sửa chữa sai hỏng do bệnh hoặc tổn thương trong hệ thống thần kinh.”
Đặc biệt, sự vắng mặt tế bào iPSC loại trừ sự hình thành khối u bởi tế bào gốc đa năng (pluripotent
cells) ở bệnh nhân được cấy ghép. Đây là mối quan tâm chính trong liệu pháp tế bào gốc.


( TBG thần kinh)

- Nhiều nhà nghiên cứu đã bỏ qua giai đoạn biệt hóa ngược thành tế bào iPSC trong quá trình biến đổi tế bào da
thành tế bào neuron và các tế bào chuyên biệt khác, giáo sư Zhang cho biết, tuy nhiên nghiên cứu này, được đăng
trên Cell Reports, có một mục đích khác: “Mục tiêu là biến đổi tế bào da thành tế bào gốc thần kinh có biệt hóa
thành nhiều loại tế bào trong mô thần kinh. Những tế bào gốc này có thể tăng sinh với số lượng lớn.”
- “Những thí nghiệm này chứng tỏ những tế bào được tái thiết lập chương trình có thể biệt hóa thành nhiều loại
tế bào ở vùng não như tế bào neuron, tế bào astrocyte và tế bào oligodendrocyte”, giáo sư Zhang phát biểu. “Bằng

chứng của nghiên cứu này nêu bật khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào gốc thần kinh chuyên biệt tương ứng
với những bệnh rối loạn thần kinh khác nhau.”

B) Tạo thành công tế bào gốc từ da người:
- Các nhà khoa học Mỹ mới đây thông báo đã tạo được các tế bào gốc phôi thai người từ các tế bào da bằng
kỹ thuật nhân bản vô tính.


- “Những thí nghiệm này chứng tỏ những tế bào được tái thiết lập chương trình có thể biệt
hóa thành nhiều loại tế bào ở vùng não như tế bào neuron, tế bào astrocyte và tế bào
oligodendrocyte”, giáo sư Zhang phát biểu. “Bằng chứng của nghiên cứu này nêu bật khả năng
phát triển thành nhiều loại tế bào gốc thần kinh chuyên biệt tương ứng với những bệnh rối loạn
thần kinh khác nhau.”
- Đây là lần đầu tiên việc tạo ra tế bào gốc được ghi nhận là thành công, sau một loạt các
nỗ lực đầy hứa hẹn trong những năm vừa qua.
- Kết quả nghiên cứu kể trên được công bố trên tạp chí Cell.
- Việc tế bào gốc có khả năng sinh sản vô hạn khiến cho việc nắm được kỹ thuật tạo ra tế
bào này sẽ mang lại tiềm năng trị liệu hết sức to lớn.


- Việc làm chủ được các tế bào gốc đặc biệt hứa hẹn trong việc chữa trị các căn bệnh
cho đến nay được coi là không thể chữa khỏi, như bệnh Parkinson, bệnh xơ cứng từng mảng
trong hệ thần kinh trung ương, một số căn bệnh tim mạch và các tổn thương ở tủy sống.
- Thành công của nhóm nghiên cứu tại Đại học Y tế và Khoa học Oregon (Mỹ) tiếp nối
một thành quả trước đó vào năm 2007, với việc chuyển các tế bào da của loài khỉ thành tế
bào gốc bào thai.
5.Ứng dụng TBG


Ứng dụng chữa bệnh tuyệt vời của tế bào gốc ở Việt Nam và thế giới:


- Theo GS.TS. Huỳnh Đình Chiến, Viện Nghiên cứu Y Sinh, ĐH Y - Dược Huế, trên thế
giới, việc nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu. Trong
điều trị bệnh không do gen, việc sử dụng tế bào gốc có thể điều trị các bệnh đái đường, tổn
thương cột sống, bệnh Parkinson, bệnh tim. Về sửa chữa gen cho bệnh do gen có thể làm
trên bệnh xơ hóa nang, bệnh Huntington...


- Đặc biệt, liên quan đến chủ đề chính của hội thảo “Ghép tế bào gốc tạo máu”, các bệnh nhân liên
quan đến bệnh về đường máu – chủ yếu là bệnh bạch cầu khi được điều trị bằng tế bào gốc có hy vọng
được chữa khỏi bệnh.
- Tại Việt Nam, chủ yếu ngân hàng tế bào gốc đều lấy từ dây cuống rốn. Điều này cũng tương tự và
đa số như ở Pháp và trên thế giới. Có 3 “ngân hàng” tế bào gốc là Mekostem (thành lập 2009), BV
Trung ương Nhi (2011) và Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương (2012).

(1 người bệnh ghép tế bào gốc đang được điều trị tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Tại Viện này
đến thời điểm tháng 6/2012 đã có hơn 40 ca bệnh được ghép tế bào gốc thành công với kinh phí chỉ từ 130-300 triệu
đồng, chỉ bằng 1/10 so với mỗi ca ghép ở nước ngoài)




Trong Y học:

- Nếu nói về ứng dụng TBG trong y học hiện đại, nhóm TBG phi phôi là thành công hơn cả cho
tới thời điểm này. Trong nhóm này sẽ được chia tiếp ra thành các nhóm sau:
a) TBG tạo máu: 3 nguồn chính của nhóm này thường lấy từ tủy xương, máu dây rốn, máu
ngoại vi. Ứng dụng chính của nó trong trị liệu các bệnh về máu. Nhóm này phụ trách tái tạo
“mô/tạng lỏng” trong cơ thể chúng ta, thường được biết đến là máu.
b) TBG trung mô: Nhóm này có thể lấy từ trong tủy xương, mô mỡ, mô da trung bì, mô cơ,

trung bì da, mô dây rốn, màng dây rốn, mô nhau thai…Nhóm MSC tạo ra “bộ khung” của cơ thể
chúng ta như xương, sụn, cơ. Còn dùng cho điều trị suy tim/nhồi máu cơ tim, biệt hóa than TB gan,
thần kinh.
c) TBG biểu mô: Nhóm này nôm na tạo ra “cái vỏ” của cơ thể chúng ta như da, lông tóc, móc,
giác mạc mắt, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp, bàng quang các ống dẫn trong cơ thể như ống
tụy/mật/niệu đạo…Nhóm TBG này có thể tách, nuôi cấy từ mô da, vùng rìa giác mạc, niêm mạc
miệng, màng dây rốn.
d) Một số nhóm TBG khác như TBG nội mô, TBG thần kinh …



Nuôi cấy thành công thận người trong phòng thí nghiệm:

- Các nhà khoa học người Anh đã tạo thành công thận từ tế bào gốc. Đây là một bước tiến đột
phá, giúp các bệnh nhân có thể được cấy kinh…Giúp cho nâng cao chất lượng cuộc sống, làm
chậm lão hóa. Ghép thận từ chính tế bào cơ thể của mình.


- Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Edinburgh (Anh) đã tạo thành công thận nhân tạo trong phòng
thí nghiệm bằng cách sử dụng tế bào gốc từ màng ối ở người và bào thai của động vật. Thận nhân tạo có
chiều dài 0,5cm, tương đương với kích cỡ thận của một thai nhi trong bụng mẹ.
- Báo Telegraph dẫn lời tiến sĩ Jamie Davies, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi đã bắt đầu
ý tưởng với tế bào gốc ở người và nuôi cấy chúng thành một cơ quan hoàn chỉnh trong cơ thể. Thành công
của nghiên cứu hơi giống trong một bộ phim khoa học viễn tưởng, nhưng điều đó hoàn toàn là sự thật”.



Trong chăm sóc da, phục hồi da thẩm mĩ:

- Như nói phần trên, TBG có 3 thiên chức chính Thay Thế - Tái Tạo – Sửa Chữa. 3 thiên chức này của

TBG diễn ra cho tất cả các loại mô tạng của cơ thể chúng ta, trong đó có mô da. Chính vì vậy CN-TBG được
sự quan tâm rất lớn trong công nghiệp thẩm mỹ, chăm sóc da, giúp tái tạo làn da trẻ khỏe đẹp. Tất các các tập
đoàn mỹ phẩm hàng đầu trên thế giới từ Pháp, Thụy Sỹ, Mỹ, tới Nhật Bản, Hàn Quốc từ nhiều năm nay đều
rất quan tâm nghiên cứu CN-TBG mới và tiên tiến này cho các sản phẩm trong tương lai.
- Việc sử dụng các dưỡng chất proteins trong mỹ phẩm dưỡng da không có gì mới lạ. Các dưỡng chất
như collagen, hyaluronic acid, EGF (Epidermal Growth Factor), proteins chiết từ caviar…được dùng rất
nhiều trong mỹ phẩm dưỡng da cao cấp. Nhờ sự thành tựu nghiên cứu khoa học và sự hiểu biết sâu thêm về
sinh học TBG trong y học tái tạo và tái tạo da, các dưỡng chất này sẽ không được còn được sử dụng đơn lẻ
mà sẽ được sử dụng theo tỉ lệ thích hợp học theo tỉ lệ mà TBG chế tiết ra.




Tác dụng và hiệu quả của ứng dụng tế bao gốc trong trị liệu da thẩm mĩ:
- Sản phẩm từ tế bào gốc dùng trong mục đích chống lão hóa, làm mờ vết nhăn tốt hơn các sản phẩm cùng loại.
- Sản phẩm có ưu điểm là ít phản ứng phụ , không bị đào thải, duy trì được tác dụng lâu hơn 8-12 tháng.



Tác dụng và hiệu quả của ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong trị liệu da thẩm mỹ :
- Làm mạnh mẽ hơn lên những tế bào gốc trưởng thành ở da.
- Nhờ đó sinh ra nhiều những tế bào mới khỏe mạnh thay thế tế bào già cỗi hay hư tổn.
- Làm da mịn, có nhiều độ ẩm nên mượt mà trẻ trung.
- Làm da nhạy cảm được cải thiện rõ rệt tình trạng sẩn, viêm, đỏ da.
- Làm các vết nhăn gãy sâu mờ nhạt.
- Làm trắng da.
- Làm lành da, liền sẹo, đầy sẹo lõm.
- Làm mụn trong giai đoạn nặng hồi phục nhanh.
- Làm da lão hóa-dày sừng-cằn cỗi trở nên mịn , mượt và tươi sáng.
- Làm da săn trẻ, giảm đi sự lỏng lẻo.

- Nâng ngực.





Ở Việt Nam, tế bào gôc đang được ứng dụng để điều trị các bệnh gì?
Hiện Việt Nam đang tập trung điều trị bệnh bằng tế bào gốc trên các lĩnh vực sau:
- Suy tủy, ung thư máu bằng ghép tế bào gốc tạo máu;
- Thalassemia
- Bệnh ly thượng bì bọng nước (epidermolysis bullosa);
- Ghép tự thân điều trị non-Hodgkin và đa u tủy
- Điều trị ngắn xương và khớp giả xương chày.
- Thoái hóa khớp
- Liệt tủy sống
- Các bệnh về thoái hóa cơ tim
- Các bệnh về tổn thương giác mạc
- Các bệnh về da: Bỏng, nám da…



Các bệnh đang trong quá trình nghiên cứu:
- Tự kỷ
- Tiều đường
- Bại não
- Alzheimer
- Parkinson
- Đột quỵ



6.Sử dụng tế bào gốc có thể chữa được những căn bệnh nào?
- Ứng dụng hứa hẹn nhất của tế bào gốc xuất phát từ chính khả năng biến đổi thành
nhiều loại tế bào trưởng thành khác nhau với đầy đủ chức năng. Tế bào gốc chính là nguồn
tiềm năng cho việc thay thế các tế bào nhằm điều trị nhiều chứng bệnh. Do đó, bất cứ căn
bệnh nào gây tổn hại mô đều có thể được điều trị nhờ liệu pháp tế bào gốc, trong đó bao
gồm các bệnh và những khuyết tật như bệnh Parkinson, chứng mất trí nhớ, chấn thương cột
sống, đột qụy, bỏng, bệnh tim, tiểu đường loại 1, viêm khớp xương mãn tính, thấp khớp,
bệnh loạn dưỡng cơ và bệnh gan.
- Ngoài ra, biện pháp phục hồi võng mạc nhờ tế bào gốc trong mắt có thể là một giải
pháp cho các bệnh về mắt, một ngày nào đó sẽ mang lại ánh sáng cho người mù.
- Rất nhiều thí nghiệm được tiến hành cho thấy một số loại tế bào gốc trưởng thành là
tế bào toàn năng. Có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác được gọi là tính linh
hoạt .


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×