Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

bệnh chổi rồng hại cây nhãn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.05 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

BỆNH CHỔI RỒNG HẠI NHÃN DO NHỆN LÔNG NHUNG

Tp. HCM, 14 tháng 11 năm 2016
1


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC………………………………………………………………………………...2
DANH SÁCH CÁC HÌNH..………………………………………………………....…..3
MỞ ĐẤU…………………………………………………………………………….…....4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU………………………………………………5
I.

Đặc điểm……………………………………………………………………….6
1. Nhãn………………………………………………………………………...5
2. Hình thái……………………………………………………………………5
3. Phân bố……………………………………………………………………..5
4. Giống……………………………………………………………………….5
a. Nhãn xuồng cơm vàng………………………………………………….5
b. Nhãn lồng……………………………………………………………….6
c. Nhãn tiêu da bò…………………………………………………………6

II.

Bệnh Chổi rồng………………………………………………………………...6
1. Nhện lông nhung……………………………………………………………7
a. Triệu chứng……………………………………………………………..7


b. Phương thức lây lan của bệnh…………………………………………..7
2. Bệnh chổi rồng trên cây nhãn do vi khuẩn thuộc nhóm Gamma

Proteobacteria………………………………………………………………8

2


Chương 2: BIỆN PHÁP XỬ LÍ BỆNH CHỔI RỒNG……………………………..….8
I.

Giải pháp giống……………………………………………………………………8

II. Biện pháp canh tác…………………………………………………………………8
III. Biệ páp tiêu hủy nguồn bệnh………………………………………………………9
IV. Phòng trừ môi giới truyền bệnh……………………………………………………9

Danh sách hình
Hính 1: Nhãn……...……………………………………………………………………….5
Hình 2: Bệnh chổi rồng trên nhãn…………………………………………………………6
Hình 3: Bệnh gậy hại trên chồi non và hoa………………………………………………..7

3


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Bệnh “chổi rồng” là hiện tượng gây hại trên cây nhãn do virus gây ra, được lan
truyền bởi côn trùng. Bệnh có triệu chứng trên chồi non, lá và hoa, làm chồi, lá, hoa
không phát triển được mà mọc thành chùm có dạng như bó chổi.

Bệnh chổi rồng gây hại cho vườn nhãn, lây lan rất nhanh, làm giảm năng suất
nghiêm trọng và gây thiệt hại đáng kể cho nông dân.
Theo Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, ở khu vực đồng bằng sông Cửu
Long, bệnh chổi rồng đang có chiều hướng lây lan mạnh, đặc biệt là ở các tỉnh Bến Tre,
Trà Vinh, Vĩnh Long và Đồng Tháp. Hiện vẫn chưa thể xác định được chính xác tác nhân
gây bệnh để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Chương 1: TỔNG QUAN
I.
1.

ĐẶC ĐIỂM
NHÃN

Giới (regnum):
Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Rosids
4


Bộ (ordo):
Họ (familia):
Chi (genus):
Loài (species):

Sapindales
Sapindaceae
Dimocarpus

D. longan

HÌNH 1: NHÃN
Cây cao 5–10 m. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân nhiều cành, lá um tùm xanh
2. HÌNH THÁI

tươi quanh năm. Lá kép hình lông chim, mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7–20 cm,
rộng 2,5–5 cm. Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở
đầu cành hay kẽ lá, đài 5-6 răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ô. Quả tròn có vỏ ngoài màu
vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. Mùa quả là vào
khoảng tháng 7-8. Cây nhãn tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như vải, đồng
thời cũng ít kén đất hơn.
3. PHÂN BỐ
Nhãn được trồng nhiều ở Việt Nam, miền Hoa Nam, Thái Lan, Ấn Độ,
và Indonesia.
4. GIỐNG
a. Nhãn xuồng cơm vàng
Giống nhãn xuồng cơm vàng là giống có nguồn gốc ở Vũng Tàu,
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, được trồng bằng hạt, cùi dày, màu hanh vàng, ráo
nước, dòn, rất ngọt, được thị trường ưa chuộng. Đặc điểm dễ nhận diện là
quả có dạng hình xuồng. Quả chưa chín gần cuống có màu đỏ. Khi chín vỏ
nhãn có màu vàng da bò. Xuồng cơm vàng thích hợp trên vùng đất cát; nếu
trồng trên đất thịt hoặc sét nhẹ nên ghép trên gốc ghép là giống tiêu da bò.
b. Nhãn lồng
Cây "nhãn tổ" với hàng trăm năm tuổi hiện vẫn còn ở chùa Thiên Ứng,
tục gọi là chùa Hiến, Phố Hiến Hạ, nay thuộc phường Hồng Châu, thị xã
Hưng Yên. Giống nhãn xuất phát từ Hưng Yên từ lâu đã có tiếng là ngon
ngọt nên từng được tiến cung dâng vua. Cũng vì vậy mà còn được gọi là
"nhãn tiến". Lê Quý Đôn đã ghi nhận hương vị xuất sắc của nhãn xứ Hưng
Yên. Tên "nhãn lồng" bắt nguồn từ việc khi nhãn chín phải dùng lồng bằng

tre, nứa giữ cho chim, dơi khỏi ăn. Nhãn Hưng Yên có quả to, vỏ gai và

5


dày, vàng sậm. Cùi nhãn dày và khô, mọng nước, hạt nhỏ. Vị thơm ngọt
như đường phèn. Đáy quả có hai dẻ cùi lồng xếp rất khít.

c. Nhãn tiêu da bò
Có tên khác là "nhãn quế", có nguồn gốc từ Huế. Quả nhỏ, vỏ mỏng,
nhẵn và có màu nâu sáng vàng.
BỆNH CHỔI RỒNG
Bệnh chổi rồng hại nhãn đã xác định
II.

được

nhện

lông nhung nhãn (Eriophyes dimocarpi Kuang)

là môi giới

truyền bệnh. Nhện lông nhung có kích thước rất

nhỏ

nhìn thấy được bằng mắt thường. Vòng đời của

nhện


nhung khoảng 8-15 ngày, một năm sinh sản 13-

15

không
lông
thế

hệ.

Nhện phát sinh, phát triển mật độ cao vào các đợt Hình
cây ra2:lộc
non,
ra hoa;
nặng
Bệnh
Chổi
Rồnggây
trênhại
Nhãn
nhất trong những tháng mùa khô (tháng 2, 3, 4 và tháng 11-12).
1. Nhện lông nhung
Danh pháp khoa học: Eriophyes.
Họ Eriophyidae.
Phân lớp Acari.
Nhiều loài trong chi này có hại cho cây trồng đặc biệt là loài Eriophyes
dimocarpi gây hại trên cây nhãn và Eirophyes litchii gây hại trên cây vải.
a. Triệu chứng


6


Bệnh chổi rồng gây hại chủ yếu trên đọt non, nụ hoa.
Triệu chứng bệnh dễ nhận dạng: khi ra đọt non phát triển dài khoảng 2-3 cm, lá
bị co lại và mọc thành từng chum nhìn như bó chổi. Trên chùm hoa, bệnh gây
hại làm chùm hoa co cụm, không đậu quả hoặc đậu rất ít quả. Nhện gây hại và
truyền bệnh sớm trên chồi non và nụ hoa. Khi không có đọt non, nhện chích hút
trên lá già nhưng không biểu hiện rõ triệu chứng.

Hình 3: Bệnh gây hại trên chồi non, hoa…

b. Phương thức lây lan của bệnh

Bệnh chổi rồng hại nhãn lây lan chủ yếu qua 2 con đường:
- Qua nhân giống vô tính (ghép, chiết cành từ các cây bị bệnh).
- Qua môi giới truyền bệnh là nhện lông nhung hại nhãn. Nhện phát tán qua
7


vận chuyển cây giống, sản phẩm của cây nhãn, đồng thời nhện phát tán từ nơi
này qua nơi khác nhờ gió, động vật khác như chim, côn trùng,…
Trên vườn, nhện lông nhung còn tấn công các cây ký chủ khác như cây bồ
ngót, cây bóng nẻ (cơm nguội) và các cây ăn trái khác như chôm chôm, bưởi.
cam, quýt, chanh. Bệnh này nhiễm và gây hại nặng nhất trên giống nhãn tiêu
da bò, kế đến là giống tiêu lá bầu, nhãn super. Trong khi đó giống nhãn long ít
nhiễm hơn, đặc biệt là giống nhãn xuồng cơm vàng chưa thấy nhiễm bệnh này
2.

Bệnh chổi rồng trên cây nhãn do vi khuẩn thuộc nhóm Gamma

Proteobacteria
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền
Nam, tác nhân gây bệnh chổi rồng trên cây nhãn là do vi khuẩn thuộc nhóm
Gamma Proteobacteria, vi khuẩn này không thể nuôi cấy trong môi trường
nhân tạo, sống trong mạch dẫn của cây, đặc biệt là trên đọt non, hoa.
Chương 2: BIỆN PHÁP XỬ LÍ BỆNH CHỔI RỒNG

I.

Giải pháp giống
- Chọn giống kháng bệnh:
+ Đối với vườn trồng mới nên chọn giống nhãn Xuồng cơm vàng

có giá trị thương phẩm cao, chống chịu tốt bệnh chổi rồng.
+ Tại các vườn bị bệnh nặng, áp lực bệnh cao nên áp dụng biện
pháp ghép. Gốc ghép là giống tiêu da bò đang bị nhiễm bệnh và
mắt ghép sử dụng giống Xuồng cơm vàng. Một số giống khác có
thể thay thế cho nhãn tiêu da bò như nhãn Long, Xuồng cơm
trắng, Xuồng bao công.
- Cây giống: Tuyệt đối không nhân giống nhãn (nhánh chiết, mắt ghép)
từ những cây và những vườn bị bệnh để làm vật liệu nhân giống.
- Tránh vận chuyển các vật liệu trồng có xuất xứ từ những khu vực bị
nhiễm bệnh sang khu vực khác.
II.
Biện pháp canh tác
8


- Sau khi thu hoạch cần vệ sinh vườn, xén cành tạo tán, loại bỏ các chồi
vượt.

- Chăm sóc, tăng cường bón phân hữu cơ, bón phân vô cơ cân đối, có thể
bón thêm các phân bón vi lượng qua gốc hay qua lá để cây sinh trưởng, phát triển
khỏe mạnh, tăng sức chống chịu bệnh, cây ra đọt, ra hoa tập trung.
- Tưới nước đầy đủ theo nhu cầu nước của cây, chú ý giai đoạn cây ra lộc,
ra hoa – quả non. Trước khi cây ra hoa dùng vòi tưới áp lực cao phun lên tán cây
có thể rửa trôi nhện lông nhung, làm giảm mật độ nhện, đồng thời tạo ẩm độ giúp
cây ra hoa tập trung hơn.
III.

Biện pháp tiêu hủy nguồn bệnh
- Tiến hành kiểm tra vườn thường xuyên, khi phát hiện chồi, cành, chùm

hoa bị nhiễm bệnh nên tiến hành cắt bỏ ngay và đem tiêu hủy. Chỉ cắt tỉa chồi,
cành, chùm hoa bị bệnh với độ dài 20-30 cm. Biện pháp cắt tỉa tiêu hủy chồi, cành,
chùm hoa nhiễm bệnh chỉ đạt được hiệu quả cao khi tiến hành đồng loạt và liên
tục.
- Dụng cụ cắt tỉa cành tạo tán phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi cắt tỉa
sang cây khác; nếu không dùng dụng cụ cắt tỉa cành có thể bẻ bằng tay hoặc dùng
móc để bẻ.
iV.

Phòng trừ môi giới truyền bệnh
- Loại bỏ những cây là ký chủ phụ của nhện như bồ ngót, bóng nẻ, …
Sử dụng kết hợp thuốc Dầu Khoáng DS 98EC (liều lượng :100ml )

và Doabin 3.8EC ( liều lượng : 5ml) cho bình 16 lít nước , phun vào 2 giai đoạn :
Sau khi cắt tỉa nhằm loại bỏ nhện vẫn còn sót lại trên tán lá già và giai đoạn ra đọt
non hoặc lúc nhú mầm hoa khoãng 2-3 cm. Mỗi giai đoạn phun 2 lần ( lần 2 cách
lần 1 là 7 ngày).


9



×