Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Cạnh tranh không lành mạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.17 KB, 14 trang )

Học viên: Dương Hoàng Nguyên Khánh

I.

Lớp: MBA015A

Lý do chọn đề tài:
Nền kinh tế nước ta đang chuyển dần sang định hướng kinh tế thị

trường và cạnh tranh là một trong các quy luật của nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường nhờ có cạnh tranh mới tạo ra các cơ hội, thúc đẩy
sự phát triển của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đứng vũng trên thị
trường thì cần phải cải tiến sản phẩm, tổ chức quản lý cũng như phải thực hiện
chính sách cạnh tranh một cách hiệu quả nhất. Cạnh tranh lành mạnh sẽ tạo
động lực giúp con người phát triển, tạo ra sự thay đổi, sự mới mẻ nhằm đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó tạo động lực cho nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều cạnh tranh lành
mạnh, có những doanh nghiệp vi lợi ích cá nhân, vì mục tiêu tồn tại của chính
mình, đã có những thủ đoạn cạnh tranh không trong sáng. Các hành vi này của
doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp
chân chính cũng như người tiêu dùng. Khi chúng ta gia nhập các tổ chức thế
giới như WTO, ASIAN…… thì cơ chế thị trường cũng đặt ra nhu cầu thiết lập
một môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng cho các chu thể kinh doanh.
Trong những năm qua, những vấn đề cạnh tranh đang thu hút được sự quan tâm
của báo chí và các đoàn thể. Vì thế xây dựng các quy định về cạnh tranh không
lành mạnh là hết sức cần thiết trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó học
viên đã chọn đề tài : “các hành vi cạnh tranh không lành mạnh” (luật cạnh
tranh năm 2004 của Việt Nam) nhằm phân tích sâu hơn về các hành vi này.

Trang 1



Học viên: Dương Hoàng Nguyên Khánh

II.

Lớp: MBA015A

Nội dung :
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định cụ thể tại luật

cạnh tranh năm 2004 từ điều 39 đến điều 48
1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn:

Điều 40 của luật này quy định:
-

Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm
lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biều tượng kinh
doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của
chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hành hóa,

-

dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.
Cấm kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy
định tại khoản 1 điều này

Ngày 4/5/2015 Công ty CP Acecook Việt Nam (Vina Acecook) kiện
Công ty Cổ Phần Thực phẩm Á Châu (Asia Foods) xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu “Hảo Hảo, mì tôm chua cay & Hình".

Vina Acecook yêu cầu tòa án xác định hành vi sử dụng mẫu bao gói mì
ăn liền mang dấu hiệu “Mì Hảo Hạng, Tôm chua cay & Hình” của Asia Foods
là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãu hiệu “Hảo Hảo, mì tôm
chua cay”, được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 62360 của
Acecook Việt Nam, và buộc chấm dứt hành vi vi phạm. Đây là hình thức vi
phạm gây nhầm lẫn về tên và bao bì của đối thủ cạnh tranh.
Ngày 23/11/2010, đơn khởi kiện dân sự Công ty CP Tài chính và Bất
động sản Vincon (VINCON) đã được gửi lên Tòa án nhân dân Thành phố Hà
Nội. VINCOM đồng thời gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm lên Thanh tra Bộ
KHCN vì cho rằng VINCON đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu trí tuệ
Trang 2


Học viên: Dương Hoàng Nguyên Khánh

Lớp: MBA015A

về nhãn hiệu và tên thương mại của mình. Việc sử dụng tên thương mại gây
nhầm lẫn đã làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh cũng như gây nhầm lẫn cho
khách hàng.
2. Xâm phạm bí mật kinh doanh:

Điều 41 của luật này quy định cấm doanh nghiệp thực hiện hành vi sau:
-

Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng

cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật
kinh doanh đó.
- Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được

-

phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh.
Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của
người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông

-

tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.
Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác
khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến
kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống
lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng
những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép
liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.

Một trong những sự kiện đình đám nhất là việc Coca Cola bị đánh cắp
bí mật về nước giải khát sắp phát hành. Tháng 5/2006, một người với danh
xưng “Dirk”, tự nhận là một nhân viên cấp cao của Coca-Cola có “thiện chí”
cung cấp cho Pepsi Cola những “thông tin tối mật” của Coca-Cola . Không lâu
sau, ngày 19/5/2006, văn phòng của Coca-Cola ở Atlanta (Mỹ) đã nhận được từ
Pepsi Cola bức thư đặc biệt này, cả chiếc phong bì chính thức của tập đoàn.
Ban lãnh đạo của Coca-Cola tá hỏa và ngay lập tức nhờ Cục điều tra liên bang
(FBI) vào cuộc truy tìm “con ong trong tay áo”. FBI cử một nhân viên giả làm
người được Pepsi Cola giao trọng trách thực hiện thương vụ với “Dirk”. Chẳng
Trang 3


Học viên: Dương Hoàng Nguyên Khánh


Lớp: MBA015A

mấy khó khăn, FBI đã xác định được “Dirk” thực ra là Ibrahim Dimson, sống
tại quận Bronx, New York. Còn “sợi dây liên hệ” giữa Dimson với tập đoàn
nước giải khát lớn nhất thế giới là… Joya Williams, 41 tuổi, trợ lý của Giám
đốc thương hiệu toàn cầu của Coca-Cola – ông Javier Sanchez Lamelas. Dirk
chào hàng mẫu sản phẩm mới của Coca-Cola và ra giá 75.000 USD. Cùng thời
gian này, camera an ninh đã ghi lại được các hình ảnh Williams lục lọi hồ sơ
trên bàn làm việc của sếp và lấy một lon nước ngọt – mẫu sản phẩm mới cho
vào túi.
Hơn chục ngày sau, nhân viên FBI lại liên lạc với “Dirk”, tỏ ý muốn
mua nốt số thông tin bí mật còn lại với giá 1,5 triệu USD và được “Dirk” đồng
ý. Kết cục của lần mua bán thứ 3 này là cả Williams, Dimson và Duhaney bị
tống giam chờ ngày ra hầu tòa. Vụ việc bị phơi bày ra ánh sáng đã làm chấn
động giới kinh doanh Mỹ và thế giới. Hãng Coca-Cola cho biết, bí mật về công
thức chế biến loại đồ uống chính thống – được bán trong những chiếc hộp màu
đỏ, trắng quen thuộc – vẫn được giữ nguyên.
Vụ việc này chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng là hồi chuông
cảnh báo cho không chỉ hãng Coca-cola mà còn cho tất cả các tập đoàn, doanh
nghiệp trên thế giới. Giả sử, nếu bí mật kinh doanh của hãng Coca-cola bị lộ,
thì sẽ kéo theo một hậu quả vô cùng nghiêm trọng như tập đoàn này có thể lâm
vào nguy cơ bị phá sản, kéo theo nhiều doanh nghiệp nằm trong các hệ thống
cung cấp, sản xuất và phân phối vào tình thế lao đao, đặc biệt là cuộc sống của
hàng ngàn nhân viên Coca-Cola cùng người thân của họ ở nhiều quốc gia trên
thế giới sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng. – theo www.thuvienphapluat.vn

3. Ép buộc trong kinh doanh:

Điều 42 của luật này quy định:
Trang 4



Học viên: Dương Hoàng Nguyên Khánh

Lớp: MBA015A

Cấm doanh nghiệp ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh
nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch
hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
Hành vi này chưa thấy ghi nhận cụ thể ở Việt Nam, vì một chủ thể kinh
doanh khi bị ép buộc hoặc đe dọa thì họ khó có thể đưa ra bằng chứng cụ thể
để buộc tội bên ép buộc họ. Ví dụ như một công ty A đã nhận đơn đặt hàng của
công ty nước ngoài 1 triệu tấn gạo để xuất ra nước ngoài. Công ty A đã thu
mua được 600 nghìn tấn của công ty B nhưng khó có thể thu mua thêm được
nữa ngoài thị trường. Mặc khác công ty C lại có sẵn trong tay 1 triệu tấn gạo,
công ty A thương lượng để mua của công ty C thêm 400 nghìn tấn nhưng công
ty C không đồng ý. Công ty C yêu cầu công ty A mua hết toàn bộ số gạo 1 triệu
tấn của công ty C và đồng thời hủy hợp đồng với công ty B. Như vậy công ty C
đã vi phạm hành vi cạnh tranh không lành mạnh vì dựa vào điểm yếu của công
ty A để ép buộc công ty A hủy hợp đồng với công ty B.
4. Gièm pha doanh nghiệp khác:
Điều 43 của luật này quy định:
Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp
hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy
tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Các hình thức chủ yếu là doanh nghiệp thông tin chủ yếu cho khách
hàng bằng lời nói, văn bản hoặc nhờ bên thứ ba thông báo đến khách hàng.
Trong thời gian qua, mạng xã hội, diễn đàn, blog... không ngừng phát
triển mạnh mẽ và đang dần là xu hướng truyền thông tích cực của các doanh
nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, nhiều doanh nghiệp cũng

nhiều phen “muối mặt” khi bị bêu xấu trên mạng.
Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp không làm tốt dịch vụ hay chế độ
hậu mãi cho khách hàng, khi người tiêu dùng bức xúc muốn phản ánh, lại
không biết gặp ai, kêu ai. Nếu có đường dây nóng, điện thoại cũng không ai bắt
máy. Ngay cả những người chăm sóc khách hàng, khi gặp người tiêu dùng phản
ảnh cũng chỉ nghe nhưng không hề có ý kiến phản hồi. Chính vì vậy, trên các
mạng thông tin xã hội, diễn đàn mới có sự ca thán, phê phán doanh nghiệp. Lấy
Trang 5


Học viên: Dương Hoàng Nguyên Khánh

Lớp: MBA015A

ví dụ Công ty xây dựng và thiết kế nội thất tại quận 3, mua hàng nội thất nhà
tắm của Công ty PGHome để lắp đặt cho một công trình đang xây dựng, tuy
nhiên hàng bị lỗi. Khi yêu cầu PGHome đổi lại hàng khác, đơn vị này lại không
hoàn thành trách nhiệm. Mặc dù đã phản ánh người bán hàng, nhưng công ty
này vẫn không hề có động thái sửa sai. Nhiều lần muốn gặp giám đốc của công
ty PGHome phản ánh nhưng cũng không thể gặp được, đành phải nhờ thông tin
truyền thông lên tiếng...
Một trường hợp khác sau khi làm dịch vụ sửa chữa ô tô, không hài lòng
về cách ứng xử và phục vụ nên đã lên diễn đàn Otosaigon.com (Công ty Cổ
phần ô tô Xuyên Việt - chuyên đưa tin về xe hơi, quảng cáo bán xe) phê phán
với tựa đề: “Bó toàn thân với Phạm Gia - kinh nghiệm cho các bác sửa xe”.
Tương tự, tháng 4/2011 Công ty Kymdan phát hiện trên diễn đàn
www.yeutretho.com xuất hiện bài viết với chủ đề “Chất lượng đệm Kymdan
không tốt như quảng cáo”. Tuy nhiên, Công ty Kymdan cho rằng thông tin đưa
trên hoàn toàn sai sự thật về chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi của
Kymdan. Vì vậy, Kymdan đã có văn bản gửi Công ty Cổ phần Truyền thông

Trực tuyến Netlink - là chủ sở hữu website yeutretho.com đề nghị gỡ bỏ nội
dung trên...
Hậu quả của hành vi gièm pha doanh nghiệp là rất rõ ràng, doanh
nghiệp thiệt hại tài chính, sản xuất tụt dốc không phanh, thị phần suy giảm, bi
đát hơn nữa là có thể đi đến tình trạng phá sản hoặc bị thâu tóm, mua lại, còn
người tiêu dùng sau những phản ứng “tẩy chay” rầm rộ tưởng chừng là thực
hiện quyền của mình, thì chẳng được gì ngoài lòng tin vào sản phẩm, vào
doanh nghiệp ngày càng bị tổn thương và nghi ngại với tất cả các loại sản
phẩm trên thị trường, không phân biệt được đâu là thật - đâu là giả.
5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác :
Điều 44 của luật này quy định:

Trang 6


Học viên: Dương Hoàng Nguyên Khánh

Lớp: MBA015A

Cấm doanh nghiệp gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh
nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp đó. />Điển hình là vụ việc giữa 2 hãng Taxi M và H (giấu tên hai hãng taxi
này) . Để giành khách với M, hãng Taxi H sử dụng thiết bị thu phát sóng cùng
tần số để làm nhiễu tín hiệu liên lạc của tổng đài M trong giờ cao điểm. Việc
sử dụng kỹ thuật này làm cho các nhân viên điều hành không thể liên lạc được
với nhân viên lái xe, làm cho các giao dịch của M bị gián đoạn dẫn đến thiệt
hại hơn 20 triệu đồng/ngày. – theo />6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh:

Điều 45 của luật này quy định:
-


So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ

-

cùng loại của doanh nghiệp khác
Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho

-

khách hàng
Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một
trong các nội dung sau đây:
a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại,
bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá,

-

người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công.
b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành
c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.

Ví dụ về việc quảng cáo so sánh nói xấu đối thủ : Nệm KimDan
Vài năm trước, có chuyện công ty Kim Đan - là nhà sản xuất nệm cao
su tự nhiên lớn nhất tại TP. HCM đã đăng quảng cáo trên 5 tờ báo lớn với nội
dung như sau: “Đối với nệm lò xo, do tính chất không ưu việt của nguyên liệu
Trang 7



Học viên: Dương Hoàng Nguyên Khánh

Lớp: MBA015A

sản xuất nên chất lượng nệm sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu độ đàn hồi của lò
xo cao, lò xo dễ bị gãy, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Đối với nệm nhựa
tổng hợp poly-urethane (nệm mút xốp nhẹ) tính dẻo ưu việt nên không có độ
đàn hồi, mau bị xẹp. Chính vì những lý do đó mà Kim đan hoàn toàn không sản
xuất nệm lò xo cũng như nệm nhựa poly-urethane. Tất cả các sản phẩm của
Kim đan đều được làm từ 100% cao su thiên nhiên, có độ bền cao và không xẹp
lún theo thời gian...”.
Ngay sau khi mẫu quảng cáo trên phát hành, 3 công ty sản xuất nệm lò
xo và nệm mút đã khởi kiện Kim Đan ra toà với lý do quảng cáo của Kim Đan
không có căn cứ, gây thiệt hại đến uy tín sản phẩm của họ.
Quảng cáo sai sự thật, gian dối:
Với ý đồ đánh vào tâm lý sợ bột ngọt ở người tiêu dùng, Masan đã tung
ra quảng cáo “hạt nêm không bột ngọt” để cạnh tranh với các đối thủ. Tuy
nhiên, ngay sau khi tung ra quảng cáo không lâu, mẫu hạt nêm không bột ngọt
này của Masan đã được đưa đi kiểm nghiệm tại Trung Tâm dịch vụ phân tích
thí nghiệm thuộc Sở Khoa học công nghệ TP.HCM. Phiếu kiểm nghiệm cho
thấy: bột nêm "không bột ngọt" Chin-su có hàm lượng 1,21% monosodium
glumate (còn gọi là bột ngọt).
Ví dụ về nhãn hiệu gây nhầm lẫn : Cà phê Trung Nguyên
Công ty cà phê Trung Nguyên với thương hiệu G7 nổi tiếng cũng bị quy
vào một trong những doanh nghiệp có hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh. Công ty Trung Nguyên đã sử dụng nhãn hiệu ba chiều hình
cốc đỏ của Nestlé để so sánh trực tiếp sản phẩm G7 của họ với sản phẩm
Nescafé của Nestles. Đó thực chất là việc so sánh trực tiếp sản phẩm nhằm
cạnh tranh không lành mạnh.
7.


Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh:
Trang 8


Học viên: Dương Hoàng Nguyên Khánh

Lớp: MBA015A

Điều 46 luật này quy định:
Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến mại sau đây:
-

Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng.
Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch

-

vụ để lừa dối khách hàng.
Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ
chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến

-

mại.
Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách
hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà

-


khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình.
Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm.

Ví dụ về khuyến mại không đúng : Bột nêm massan:
Theo một công bố của Ban Điều tra và Xử lý các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, thì Công ty Massan đã đưa ra chương trình khuyến mại nhằm
cạnh tranh không lành mạnh tại TP. Hồ Chí Minh.
Cụ thể, công ty này đưa ra chương trình khuyến mại bột canh, người
tiêu dùng có thể đem gói bột canh dùng dở đến đổi lấy sản phẩm Massan. Hành
vi này được quy định là một trong các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh: “Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử, nhưng lại yêu cầu
khách hàng đổi hàng hoá cùng loại đang sử dụng do doanh nghiệp khác sản
xuất”.
Công ty Unilever Bestfood đã khiếu nại về chương trình khuyến mại
này tới Sở Thương mại TP.Hồ Chí Minh. Thanh tra Sở đã lập biên bản và yêu
cầu đình chỉ chương trình khuyến mại.
8. Phân biệt đối xử của hiệp hội

Trang 9


Học viên: Dương Hoàng Nguyên Khánh

Lớp: MBA015A

Điều 47 của luật này quy định:
Cấm hiệp hội ngành nghề thực hiện các hành vi sau đây:
-

Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi hiệp

hội nếu việc từ chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh
nghiệp đó bị bất lợi trong cạnh tranh;

-

Hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác
có liên quan tới mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành
viên.

Cuối năm 2005, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
tuyên bố rút khỏi một Hiệp hội gồm 48 nhà in lớn tại Việt Nam và cho biết họ
sẽ sản xuất và tung ra thị trường một lượng lớn khoảng 2 triệu bloc lịch. Trước
đó, các thành viên của hiệp hội này đã cùng phối hợp trong việc sản xuất lịch
bloc được một thập kỷ và năm 2005, hiệp hội này đã nhất trí sản xuất một
lượng lớn khoảng 13.5 triệu blốc lịch để phục vụ nhu cầu cho năm mới 2006
cho cả nước, và sản lượng dự kiến được phân cho Nhà xuất bản Đại Học Quốc
Gia Thành Phố Hồ Chí Minh là 200 ngàn bloc lịch. Hiệp hội cùng các thành
viên khác tỏ ra hết sức bất ngờ trước sự thay đổi đột ngột này, đã kiến nghị lên
Vụ Phát hành và Xuất bản (Bộ Văn hóa Thông tin). Tuy nhiên, theo lời mở đầu
của Luật xuất bản 2004 và tài liệu số 1187 về việc mở rộng cho phép các doanh
nghiệp xuất bản được tự chủ trong kinh doanh, Bộ Văn Hóa – Thông Tin không
thấy bất kì một lỗi vi phạm nào của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, cũng như không thể cưỡng chế họ trở lại tham gia vào Hiệp hội.
Trong khi Hiệp hội chỉ trích Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh về việc không tuân theo đúng cam kết dẫn đến tình trạng cung vượt quá
cầu gây ra tổn thất cho tất cả các thành viên của Hiệp hội, thì Nhà xuất bản Đại
Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh lập luận rằng họ chỉ tuân theo đúng
tinh thần của chính sách tự do hóa trong ngành xuất bản, và việc Hiệp hội hạn
chế số lượng sản xuất ra và áp đặt giá cả với mức cao hơn bình thường đã gây
Trang 10



Học viên: Dương Hoàng Nguyên Khánh

Lớp: MBA015A

ra thiệt hại cho người tiêu dùng. Nếu hiệp hội từ chối không cho nhà xuất bản
đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh rút khỏi hiệp hội thì sẽ vi phạm điều
47, khoản 1 của luật cạnh tranh 2004.
9. Bán hàng đa cấp bất chính:

Điều 48 của luật này cũng quy định:
Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính
từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:
-

Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng
hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham

-

gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã

-

bán cho người tham gia để bán lại.
Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế
khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng


-

đa cấp.
Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới
bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của
hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.

Nino Vina là một công ty phân phối sản phẩm nước trái nhàu ở Việt
Nam. Công ty này qui định : Để có thể trở thành thành viên cấp 1 của mạng
lưới phân phối, các phân phối viên phải mua 1 thùng 4 chai nước Tahitian Noni
Juice với giá gốc là 2,7 triệu đồng, giá phân phối là 3,2 triệu đồng. Nếu thành
viên cấp 1 giới thiệu thêm được 3 người khác tham gia vào mạng lưới (mỗi
người lại đóng 2,7 triệu đồng) thì sẽ được hoa hồng 20% tổng số tiền những
người này mua sản phẩm. Ba người sau này được coi là thành viên cấp 2. Nếu
các thành viên cấp 2 này giới thiệu thêm được 3 người khác tham gia vào mạng

Trang 11


Học viên: Dương Hoàng Nguyên Khánh

Lớp: MBA015A

lưới thì thành viên cấp 1 sẽ tự động được hưởng thêm 5% tổng số tiền mà 3
thành viên cấp 3 nộp để mua sản phẩm.
Theo tính toán, khi mạng lưới phát triển đến tầng thứ 8 thì số tiền hoa
hồng được chuyển về tài khoản của “người lôi kéo” ban đầu là 56,2 triệu đồng
mặc dù người này không phải làm gì ngoài việc rủ rê được 3 người mới tham
gia vào mạng phân phối. Như vậy theo mô hình trả hoa hồng này, thu nhập thu
được không phải xuất phát từ việc bán sản phẩm mà là do chiếm dụng tiền của

các thành viên tiếp theo trong mạng lưới.

Ngoài các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như trên, Luật
Cạnh tranh còn cấm nhiều hành vi có dấu hiệu “hạn chế cạnh tranh”. Hiểu theo
nghĩa nôm na, là những hành vi đơn lẻ hoặc giữa một nhóm doanh nghiệp cùng
ngành kinh doanh, nhằm mục đích tạo ra những sự “cản trở”, không cho các
doanh nghiệp khác có cơ hội cạnh tranh với mình. Có 2 dạng hành vi hạn chế
cạnh tranh, gồm :
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;
- Làm dụng vị trí thống lĩnh hay độc quyền trên thị trường.

III.

Kết luận:
Cạnh tranh luôn là động lực phát triển của sản xuất hàng hóa, đồng thời

cũng là động lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Cạnh tranh một cách công
bằng và lành mạnh sẽ làm hàng hóa dịch vụ phát triển tốt hơn, làm cho nền
Trang 12


Học viên: Dương Hoàng Nguyên Khánh

Lớp: MBA015A

kinh tế ngày càng phát triển hơn, khẳng định uy tín của doanh nghiệp Việt Nam
trên thương trường quốc tế. Quy luật đào thải trong quá trình cạnh tranh giúp
cho những chủ thể kinh doanh có năng lực cạnh tranh mạnh có thể phát huy
được khả năng của mình, điều đó cũng tạo sức ép, đặc biệt là các doanh nghiệp
còn non nớt trên thương trường. Vì lợi nhuận mà doanh nghiệp bất chấp những

thủ đoạn gian dối, lừa đảo để tồn tại, tạo ra các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh gây ảnh hưởng xấu đến ngượi tiêu dùng cũng như xã hội.
Các chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm về việc cạnh tranh không lành
mạnh cũng chưa thực sự nghiêm khắc (chủ yếu áp dụng biện pháp dân sự, hành
chính). Điều này một phần là do hành vi này ít khi ảnh hưởng lớn tới người
tiêu dùng và toàn xã hội mà chỉ ảnh hưởng tới chủ sở hữu nó. Do đó, hiện tại,
tốt nhất là các chủ thể kinh doanh phải có các biện pháp, chiến lược quản lý
và bảo hộ thích hợp để không rơi vào tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”,
không nên phụ thuộc hoàn toàn vào việc bảo hộ theo pháp luật.
Do đó các cơ quan pháp luật cần có những chính sách, văn bản quy
phạm pháp luật quyết liệt hơn để quản lý chặt chẽ hơn các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh tại Việt Nam.
Bên cạnh đó cũng cần phải tuyên dương các chủ thể, doanh nghiệp có
hành vi cạnh tranh phù hợp với đạo đức, chấp hành tốt luật pháp, cũng như quy
định về cạnh tranh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
www.baomoi.com
www.vnexpresss.net
Luật cạnh tranh năm 2004
Trang 13


Học viên: Dương Hoàng Nguyên Khánh

www.baotintuc.vn
Giáo trình Luật Kinh Tế - PGS.TS Phạm Duy Nghĩa
www.thuvienphapluat.vn

Trang 14


Lớp: MBA015A



×