Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Nghiên cứu các giải pháp nhằm tháo gỡ sự chậm trễ tiến độ thi công trong các công trình nhà cao tầng ở tp HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 155 trang )

Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng Luận văn này “Nghiên cứu các giải pháp nhằm tháo gỡ sự
chậm trễ tiến độ thi công trong các công trình Nhà cao tầng ở Tp.HCM” là bài
nghiên cứu của chính tôi, dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Ngô Quang Tường.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và
chưa hề được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở nơi khác.
Không có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bằng cấp tại các trường Đại học
nào khác.
Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2016.

Nguyễn Hoàng Tùng

HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 1


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Ngô Quang
Tường, người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo để tôi hoàn thành luận văn này một cách
tốt nhất.


Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban giám hiệu trường Đại Học Mở Tp. Hồ
Chí Minh đã tạo điều kiện để cho tôi có cơ hội được tiếp xúc và học tập những kiến
thức mới.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả các giảng viên đã tham gia giảng dạy
khóa học vì đã cung cấp, chia sẽ cho tôi những kiến thức quý báu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các anh chị em trong ngành đã giúp đỡ và chỉ
dẫn nhiệt tình trong quá trình khảo sát. Đồng thời gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng
nghiệp cũ và các kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư tại các công trình ở Tp.Hồ Chí Minh
đã bỏ thời gian giúp tôi trả lời những câu hỏi.
Xin cảm ơn gia đình và các bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên tôi hoàn thành
luận văn này.

HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 2


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, trước hết, ngành xây dựng
là ngành có nhiệm vụ đi trước mở đường trong công cuộc xây dựng và phát triển.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đôi lúc vẫn vấp phải sự chậm trễ do các công
trình bị chậm tiến độ. Để đối phó với việc chậm trễ tiến độ đó, một cuộc nghiên cứu về
các giải pháp nhằm hạn chế việc chậm trễ tiến độ đã được thực hiện. Nhằm thực hiện
điều đó, một bảng câu hỏi về các nguyên nhân gây nên chậm trễ và các giải pháp khắc
phục đã được đặt ra khảo sát.
Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích xác định các giải pháp nhằm tháo

gỡ sự chậm trễ tiến độ thi công trong các công trình Nhà cao tầng ở Tp.HCM. Nghiên
cứu này gồm có 9 nhóm nhân tố gồm 46 biến quan sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc
chậm trễ tiến độ thi công trong công trình Nhà cao tầng và các giải pháp nhằm tháo gỡ
sự chậm trễ tiến độ thi công trong các công trình High-rise Building.
Kết quả kiểm định về thông tin cá nhân cho thấy số lượng người tham gia trả
lời bảng câu hỏi đa phần có trình độ học vấn là Đại học và hiện đang công tác tại đơn
vị nhà thầu và tư vấn giám sát chiếm đa số. Hầu hết mọi người đều đã tham gia vào 3
đến 4 công trình bị chậm tiến độ và có thời gian công tác trong nghề đã lâu.
Kết quả kiểm tra sự tương quan và xếp hạng Spearman đã nhận dạng được
những yếu tố mới ảnh hưởng đến việc chẫm trễ tiến độ và những giải pháp khắc phục
tình trạng này.
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy tất cả các Yếu tố và Giải pháp đều hợp lệ,
riêng chỉ có vài Yếu tố và Giải pháp là không thỏa điều kiện kiểm định ANOVA . Các
yếu tố và giải pháp này sẽ được kiểm định bằng phương pháp kiểm định phi tham số
Kruskal Wallis để tiếp tục thực hiện việc phân tích các giải pháp.
Kết quả thu được là các giải pháp hữu hiệu cho việc chậm trễ tiến độ, nhằm hạn
chế việc chậm tiến độ trong các công trình Nhà cao tầng hiện đang thi công ở thành
phố Hồ Chí Minh, đồng thời giúp cho các Chủ đầu tư và Nhà thầu có phương án kịp
thời để ứng phó trước với các tình huống gây chậm tiến độ sẽ xãy ra. Kết quả cũng góp
phần cho các học viên các khóa sau tham khảo và làm tiền đề tốt cho các bài nghiên
cứu sau này.
HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 3


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 2
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ 3
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ......................................................................... 7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................. 8
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... 11
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ........................................................................................ 12
1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu ................................................................................................... 12
1.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................... 13
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................................. 13
1.4 Quy mô nghiên cứu................................................................................................................... 14
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu ........................................................................................................... 14
1.6 Cấu trúc của luận văn ............................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN........................................................................................ 16
2.1 Trình bày khái niệm về chậm trễ tiến độ ............................................................................ 16
2.1.1 Khái niệm trễ tiến độ ..................................................................................... 16
2.1.2 Phân loại trễ .................................................................................................. 17
2.2 Các nghiên cứu tương tự đã được công bố ......................................................................... 18
2.2.1 Nghiên cứu trong nước ................................................................................. 18
2.2.1.1 Nghiên cứu của Việt và Long, (không rõ năm) ...................................... 18
2.2.1.2 Nghiên cứu của Long và các tác giả, (2008) .......................................... 18
2.2.1.3 Nghiên cứu của Hoàng, (2014)............................................................... 19
2.2.2 Nghiên cứu ngoài nước ................................................................................. 19
2.2.2.1 Nghiên cứu của Faridi & El-Sayegh, (2006) .......................................... 19
2.2.2.2 Nghiên cứu của Assaf & Al-Hejji, (2005) .............................................. 19
2.2.2.3 Nghiên cứu của Chan & Kumaraswamy, (1996) ................................... 20
2.2.2.4 Nghiên cứu của Doloi và các tác giả, (2011) ......................................... 22
2.2.2.5 Nghiên cứu của Gündüz và các tác giả, (2013) ...................................... 23
2.2.2.6 Nghiên cứu của Fugar & Agyakwah-Baah, (2010) ................................ 27

2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................... 29
2.4 Tóm tắt cuối chương ............................................................................................... 32
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 34
3.1 Một số phương pháp nghiên cứu đã có ................................................................... 34
3.1.1 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá .................................................... 34
3.1.2 Phương pháp phân tích hồi quy .................................................................... 35
3.1.3 Phương pháp phân tích thống kê ................................................................... 36
3.1.4 Phân tích ANOVA ........................................................................................ 37
3.2 Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 38
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 38
3.2.1.1 Nghiên cứu định tính .............................................................................. 38
3.2.1.2 Nghiên cứu định lượng ........................................................................... 38
3.2.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu .................................................................... 39
3.3 Thu thập dữ liệu ...................................................................................................... 40
3.3.1 Quy trình thu thập dữ liệu ............................................................................. 40
HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 4


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

3.3.2 Cách thức lấy mẫu......................................................................................... 41
3.3.2.1 Phương pháp lấy mẫu ............................................................................. 41
3.3.2.2 Kích thước mẫu ...................................................................................... 41
3.3.3 Cách thức phân phối bảng câu hỏi và thang đo ............................................. 41
3.3.3.1 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi .............................................................. 41
3.3.3.2 Cách thức phân phối bảng câu hỏi.......................................................... 42

3.3.3.3 Cấu trúc cho bảng câu hỏi ...................................................................... 42
3.3.3.4 Thang đo ................................................................................................. 43
3.4 Mã hóa dữ liệu ........................................................................................................ 48
3.5 Phân tích dữ liệu ..................................................................................................... 52
3.5.1 Mô tả mẫu ..................................................................................................... 52
3.5.2 Thống kê mô tả ............................................................................................. 53
3.5.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo ...................................................................... 53
3.5.4 Kiểm tra hệ số tương quan hạng Spearman .................................................. 53
3.5.5 Phân tích ANOVA ........................................................................................ 53
3.5.6 Kiểm định phi tham số Kruskal Wallis ......................................................... 54
3.6 Tóm tắt chương 3 .................................................................................................... 54
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 55
4.1 Mô tả mẫu ............................................................................................................... 55
4.1.1 Trình độ học vấn ........................................................................................... 55
4.1.2 Đã từng tham gia công trình nào bị trễ tiến độ không .................................. 56
4.1.3 Số công trình Nhà cao tầng đã tham gia ....................................................... 57
4.1.4 Thời gian làm việc ........................................................................................ 58
4.1.5 Công tác tại đơn vị nào ................................................................................. 59
4.2 Thống kê mô tả ....................................................................................................... 60
4.2.1.a Dự án .......................................................................................................... 60
4.2.1.b Giải pháp cho nhóm yếu tố Dự án ............................................................. 60
4.2.2.a Chủ đầu tư .................................................................................................. 61
4.2.2.b Giải pháp cho nhóm yếu tố Chủ đầu tư ..................................................... 61
4.2.3.a Tư vấn Giám sát, Quản lý dự án ................................................................ 62
4.2.3.b Giải pháp cho nhóm yếu tố Tư vấn Giám sát, Quản lý dự án.................... 63
4.2.4.a Nhà thầu ..................................................................................................... 63
4.2.4.b Giải pháp cho nhóm yếu tố Nhà thầu......................................................... 64
4.2.5.a Thiết kế ....................................................................................................... 64
4.2.5.b Giải pháp cho nhóm yếu tố Thiết kế .......................................................... 65
4.2.6.a Vật tư .......................................................................................................... 65

4.2.6.b Giải pháp cho nhóm yếu tố Vật tư ............................................................. 66
4.2.7.a Nhân công .................................................................................................. 66
4.2.7.b Giải pháp cho nhóm yếu tố Nhân công ...................................................... 67
4.2.8.a Trang thiết bị thi công ................................................................................ 68
4.2.8.b Giải pháp cho nhóm yếu tố Trang thiết bị thi công ................................... 68
4.2.9.a Yếu tố bên ngoài ........................................................................................ 69
4.2.9.b Giải pháp cho nhóm yếu tố Yếu tố bên ngoài ............................................ 69
4.2.10 Kết luận ....................................................................................................... 70
4.3 Xử lý kết quả cho các nhóm Yếu tố........................................................................ 70
4.3.1 Hệ số Cronbach’s Alpha ............................................................................... 70
4.3.2 Tính điểm trung bình và xếp hạng ................................................................ 71
HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 5


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

4.3.3 Kết quả tương quan xếp hạng Spearman ...................................................... 74
4.3.4 Kiểm định ANOVA ...................................................................................... 75
4.3.4.1 Kết quả kiểm định Levene về sự bằng nhau của phương sai ................. 75
4.3.4.2 Kết quả phân tích phương sai ANOVA .................................................. 76
4.3.4.3 Kiểm định phi tham số Kruskal Wallis .................................................. 80
4.4 Xử lý kết quả cho các Giải pháp ............................................................................. 82
4.4.1 Hệ số Cronbach’s Alpha ............................................................................... 82
4.4.2 Tính điểm trung bình và xếp hạng ................................................................ 84
4.4.3 Kết quả tương quan xếp hạng Spearman ...................................................... 88
4.4.4. Kiểm định ANOVA ..................................................................................... 89

4.4.4.1 Kết quả kiểm định Levene về sự bằng nhau của phương sai ................. 89
4.3.4.2 Kết quả phân tích phương sai ANOVA .................................................. 91
4.4.4.3 Kiểm định phi tham số Kruskal Wallis .................................................. 95
4.5 Giải pháp cho các nhóm yếu tố ............................................................................... 98
4.5.1 Yếu tố Dự án ................................................................................................. 98
4.5.2 Yếu tố Chủ đầu tư ......................................................................................... 99
4.5.3 Yếu tố Tư vấn giám sát, Quản lý dự án ...................................................... 101
4.5.4 Yếu tố Nhà Thầu ......................................................................................... 103
4.5.6 Yếu tố Vật tư ............................................................................................... 105
4.5.7 Yếu tố Nhân công ....................................................................................... 106
4.5.8 Yếu tố Trang thiết bị phục vụ thi công ....................................................... 107
4.5.9 Yếu tố Yếu tố bên ngoài ............................................................................. 109
4.6 Tóm tắt Chương 4 ................................................................................................. 110
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 112
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 112
5.2 Kiến nghị............................................................................................................... 115
5.3 Hạn chế của đề tài ................................................................................................. 115
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................................................. 115
5.5 So sánh với một số bài báo nước ngoài ................................................................ 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 117
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 119
Phụ lục A Bảng câu hỏi khảo sát .................................................................. 119
Phụ lục B Mô tả mẫu ..................................................................................... 125
Phụ lục C Thống kê mô tả dữ liệu ................................................................. 126
Phụ lục D Kết quả cho các nhóm Yếu tố ...................................................... 128
Phụ lục E Kết quả cho các Giải pháp ............................................................ 137
Phụ lục F Các Yếu tố ảnh huởng tới tiến độ thi công trong công trình ........ 148
Phụ lục G Các giải pháp cho yếu tố làm chậm trễ tiến độ thi công trong công
trình Nhà cao tầng. ........................................................................................ 150


HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 6


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1 Mô hình về sự ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ thi công của Chan &
Kumaraswamy, (1996).................................................................................................. 20
Hình 2.2 Mô hình về sự ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ thi công của Doloi và cộng
sự, (2011)....................................................................................................................... 22
Hình 2.3 Mô hình xương cá của Gündüz và cộng sự (2013) ....................................... 24
Hình 2.4 Mô hình về sự ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ thi công của Gündüz và cộng
sự (2013) ....................................................................................................................... 24
Hình 2.5 Mô hình về sự ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ của Fugar & AgyakwahBaah, (2010).................................................................................................................. 28
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất về các giải pháp nhằm tháo gỡ sự chậm trễ tiến
độ thi công công trình Nhà cao tầng ở Tp.HCM .......................................................... 32
Hình 3.1 Trình tự thực hiện nghiên cứu của đề tài ...................................................... 39
Hình 3.2 Quy trình thu thập dữ liệu ............................................................................. 40
Hình 3.3 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu .................................................. 42
Hình 4.1 Trình độ học vấn ........................................................................................... 55
Hình 4.2 Đã từng tham gia vào công trình nào trễ tiến độ không ................................ 56
Hình 4.3 Số công trình Nhà cao tầng đã tham gia ...................................................... 57
Hình 4.4 Thời gian làm việc trong ngành .................................................................... 58
Hình 4.5 Công tác tại đơn vị nào ................................................................................. 59

HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng


Trang 7


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự chậm trễ trong thi công của Chan &
Kumaraswamy, (1996).................................................................................................. 21
Bảng 2.2 Thang đo các yếu tố chậm trễ tiến độ thi công của Doloi và cộng sự (2011)
....................................................................................................................................... 22
Bảng 2.3 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự chậm trễ trong thi công của Gündüz và
cộng sự (2013) ............................................................................................................... 25
Bảng 2.4 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự chậm trễ trong thi công của Fugar &
Agyakwah-Baah, (2010) ............................................................................................... 28
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp các mô hình nghiên cứu và thang đo .................................... 29
Bảng 3.1 Thang đo của các yếu tố gây ra sự chậm trễ tiến độ thi công trong công trình
High-rise Builing ở TP.HCM ....................................................................................... 43
Bảng 3.2 Các giải pháp khắc phục ............................................................................... 45
Bảng 3.3 Diễn đạt và mã hóa thang đo ........................................................................ 48
Bảng 4.1 Thống kê mẫu khảo sát theo Trình độ học vấn ............................................. 55
Bảng 4.2 Thống kê mẫu khảo sát theo Đã từng tham gia Công trình nào trễ tiến độ
không ....................................................................................................................................... 56
Bảng 4.3 Thống kê mẫu khảo sát theo Số công trình Nhà cao tầng đã tham gia ......... 57
Bảng 4.4 Thống kê mẫu khảo sát theo Thời gian làm việc .......................................... 58
Bảng 4.5 Thống kê mẫu khảo sát theo Đơn vị công tác ............................................... 59
Bảng 4.6.a Thống kê mô tả cho nhóm yếu tố Dự án.................................................... 60
Bảng 4.6.b Thống kê mô tả hướng giải pháp cho nhóm yếu tố Dự án ........................ 60

Bảng 4.7.a Thống kê mô tả cho nhóm yếu tố Chủ đầu tư ............................................ 61
Bảng 4.7.b Thống kê mô tả hướng giải pháp cho nhóm yếu tố Chủ đầu tư ................ 61
Bảng 4.8.a Thống kê mô tả cho nhóm yếu tố Tư vấn Giám sát, Quản lý dự án .......... 62
Bảng 4.8.b Thống kê mô tả hướng giải pháp cho nhóm yếu tố Tư vấn Giám sát,
Quản lý dự án ................................................................................................................ 63
Bảng 4.9.a Thống kê mô tả cho nhóm yếu tố Nhà thầu ............................................... 63
Bảng 4.9.b Thống kê mô tả hướng giải pháp cho nhóm yếu tố Nhà thầu ................... 64
Bảng 4.10.a Thống kê mô tả cho nhóm yếu tố Thiết kế .............................................. 64
Bảng 4.10.b Thống kê mô tả hướng giải pháp cho nhóm yếu tố Thiết kế ................... 65

HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 8


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

Bảng 4.11.a Thống kê mô tả cho nhóm yếu tố Vật tư ................................................. 65
Bảng 4.11.b Thống kê mô tả hướng giải pháp cho nhóm yếu tố Vật tư ...................... 66
Bảng 4.12.a Thống kê mô tả cho nhóm yếu tố Nhân công .......................................... 66
Bảng 4.12.b Thống kê mô tả hướng giải pháp cho nhóm yếu tố Nhân công............... 67
Bảng 4.13.a Thống kê mô tả cho nhóm yếu tố Trang thiết bị thi công........................ 68
Bảng 4.13.b Thống kê mô tả hướng giải pháp cho nhóm yếu tố Trang thiết bị thi
công ............................................................................................................................... 68
Bảng 4.14.a Thống kê mô tả cho nhóm yếu tố Yếu tố bên ngoài ................................ 69
Bảng 4.14.b Thống kê mô tả hướng giải pháp cho nhóm yếu tố Yếu tố bên ngoài..... 69
Bảng 4.15 Hệ số Cronbach’s Alpha cho các nhóm Yếu tố .......................................... 70
Bảng 4.16 Bảng tính điểm trung bình và xếp hạng cho các nhóm Yếu tố ................... 71

Bảng 4.17 Tương quan xếp hạng Spearman của các nơi làm việc............................... 74
Bảng 4.18 Kết quả kiểm định Levene cho các Yếu tố ................................................. 75
Bảng 4.19 Kết quả phân tích phương sai ANOVA ..................................................... 77
Bảng 4.20 Kết quả Thống kê Mô tả cho các yếu tố không thỏa điều kiện kiểm định
ANOVA ....................................................................................................................... 80
Bảng 4.21 Xếp hạng trung bình cho các yếu tố không thỏa điều kiện kiểm định
ANOVA ....................................................................................................................... 80
Bảng 4.22 Giá trị thống kê Chi-bình phương cho kiểm định Kruskal Wallis.............. 82
Bảng 4.23 Hệ số Cronbach’s Alpha cho các Giải pháp ............................................... 82
Bảng 4.24 Bảng tính điểm trung bình và xếp hạng cho các Giải pháp ........................ 84
Bảng 4.25 Tương quan xếp hạng Spearman của các nơi làm việc............................... 89
Bảng 4.26 Kết quả kiểm định Levene cho các Giải pháp ............................................ 89
Bảng 4.27 Kết quả phân tích phương sai ANOVA ..................................................... 91
Bảng 4.28 Kết quả Thống kê Mô tả cho các giải pháp không thỏa điều kiện kiểm định
ANOVA ....................................................................................................................... 96
Bảng 4.29 Xếp hạng trung bình cho các giải pháp không thỏa điều kiện kiểm định
ANOVA ....................................................................................................................... 96
Bảng 4.30 Giá trị thống kê Chi-bình phương cho kiểm định Kruskal Wallis.............. 97
Bảng 4.31 Giải pháp cho nhóm Yếu tố Dự án ........................................................... ..98
Bảng 4.32 Giải pháp cho Nhóm yếu tố Chủ đầu tư ................................................... ..99
Bảng 4.33 Giải pháp cho nhóm Yếu tố Tư vấn giám sát, Quản lý dự án .................. 101
HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 9


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường


Bảng 4.34 Giải pháp cho nhóm Yếu tố Nhà thầu....................................................... 103
Bảng 4.35 Giải pháp cho nhóm Yếu tố Thiết kế ........................................................ 104
Bảng 4.36 Giải pháp cho nhóm Yếu tố Vật tư ........................................................... 105
Bảng 4.37 Giải pháp cho nhóm Yếu tố Nhân công .................................................... 106
Bảng 4.38 Giải pháp cho nhóm Yếu tố Trang thiết bị phục vụ thi công ................... 107
Bảng 4.39 Giải pháp cho nhóm Yếu tố Yếu tố bên ngoài .......................................... 109
Bảng 5.1 20 Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới tiến độ thi công trong công trình….112
Bảng 5.2 20 giải pháp khắc phục việc chậm trễ triến độ trong công trình Nhà cao tầng
hiệu quả nhất…………………………………………………………………………113

HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 10


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tp.HCM
KSXD
KSGS
KTS
KSTK
DA
CĐT
TVGS
QLDA
NT

TK
VT
NC
TTB
YTBN
GP
VN

HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

: Thành phố Hồ Chí Minh
: Kỹ sư xây dựng
: Kỹ sư giám sát
: Kiến trúc sư
: Kỹ sư thiết kế
: Dự án
: Chủ đầu tư
: Tư vấn giám sát
: Quản lý dự án
: Nhà thầu
: Thiết kế
: Vật tư
: Nhân công
: Trang thiết bị phục vụ thi công
: Yếu tố bên ngoài
: Giải pháp
: Việt Nam

Trang 11



Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU
Chương này sẽ giới thiệu lý do và xác định đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và cấu trúc luận
văn.
1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu
Kể từ 2006, sau 9 năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng
tăng trưởng và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Kinh tế phát triển mạnh dẫn đến
dân cư ở các tỉnh thành trong cả nước dồn về thành phố trọng điểm của quốc gia
(Tp.HCM) ngày càng nhiều để học tập và làm việc, vấn đề này làm cho thành phố vốn
đã chật ngày càng thêm hẹp. Cho nên, việc xây dựng các công trình Nhà cao tầng
(High-rise Building) là giải pháp tốt cho việc đó.
Bên cạnh đó, nền kinh tế phát triển nhanh chóng cũng làm cho nhiều nhà đầu tư
ở nước ngoài vào Việt Nam, vì thế xây dựng các tòa nhà High-rise Builing (ví dụ: Cao
ốc Bitexco, Sunwah Tower, Centre Tower, SaiGon Centre…) để giải quyết chỗ làm
việc cho họ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Để đáp ứng nhu cầu đó, các chủ đầu tư và các nhà thầu đã tiến hành xây dựng
những tòa nhà Nhà cao tầng ở khắp Tp.HCM, đi cùng với sự phát triển nhanh chóng
của đất nước thì các tòa nhà cũng phải có hạn định của nó, phải bàn giao kịp lúc để
đưa vào sử dụng, tránh chậm trễ gây thất thoát tiền bạc và thời gian.
Ngành công nghiệp xây dựng là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân góp phần vào tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Nó được xem là ngành
năng động, nhiều rủi ro và đầy thách thức. Ngành công nghiệp xây dựng đặt ra một
thách thức lớn vì nó là ngành quan trọng trong việc tạo sự giàu có, nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân thông qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và nó
liên kết với các ngành kinh tế khác để cùng phát triển.

Vì vậy, sự chậm trễ trong các dự án xây dựng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng có
thể làm chậm sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng nói riêng và nền kinh tế
tổng thể của một quốc gia nói chung. Trong những năm gần đây nền kinh tế của Việt
Nam phát triển kéo theo nhu cầu đầu tư xây dựng tăng cả về quy mô và số lượng. Việc

HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 12


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã được hoạch định và lập trước phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố.
Tình trạng chậm tiến độ rất phổ biến trong ngành xây dựng ở Việt Nam, gây
ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà đầu tư. Chậm trễ
tiến độ có nghĩa là mất doanh thu của chủ đầu tư do họ không kinh doanh được. Nhà
thầu cũng có thể chịu chi phí quản lý, vật liệu và chi phí lao động cao hơn trước và
mất uy tín công ty. Còn với đơn vị tư vấn là sự sụt giảm niềm tin ở các chủ đầu tư và
sự ra đi của các khách hàng trong tương lai.
Với những lý do trên, với mong muốn hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến sự
chậm trễ thi công trong công trình Nhà cao tầng và các giải pháp nhằm khắc phục
những chậm trễ đó, đề tài được chọn để thực hiện nghiên cứu là “Nghiên cứu các giải
pháp nhằm tháo gỡ sự chậm trễ thi công trong công trình Nhà cao tầng ở
Tp.HCM”.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự chậm trễ tiến độ thi công trong công trình
Nhà cao tầng ở Tp.HCM?

Mức độ quan trọng của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự chậm trễ tiến độ thi
công trong công trình Nhà cao tầng ở Tp.HCM?
Giải pháp nhằm tháo gỡ những yếu tố gây ra sự chậm trễ tiến độ thi công trong
công trình Nhà cao tầng ở Tp.HCM?
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện mục đích:
Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự chậm trễ tiến độ thi công trong công
trình Nhà cao tầng ở Tp.HCM.
Phân tích các giải pháp nhằm tháo gỡ sự chậm trễ tiến độ thi công trong công
trình Nhà cao tầng ở Tp.HCM.
Đề xuất và đánh giá các giải pháp nhằm tháo gỡ sự chậm trễ tiến độ thi công từ
các yếu tố đã xác định trước đó.

HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 13


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

1.4 Quy mô nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài dự kiến là tháng 14/5/2015 đến 11/2015.
- Địa điểm: Đề tài nghiên cứu khảo sát tại các công trình Nhà cao tầng ở Tp.HCM.
- Đối tượng nghiên cứu: Các KSXD, KSGS, KTS hay KSTK và CĐT trong công trình
đã và đang thi công ở Tp.HCM.
- Quan điểm phân tích: Phân tích và thảo luận theo quan điểm của những người đang
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu

Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố chậm trễ tiến độ thi
công trong công trình và nghiên cứu các giải pháp nhằm hạn chế việc chậm trễ tiến độ
thi công. Tuy nhiên, ở Việt Nam có ít các nghiên cứu như vậy, với tiếp nối những
nghiên cứu trước đây áp dụng cho một dạng nhà mới đó là Nhà cao tầng ở Tp.HCM,
với mong muốn đưa ra được các yếu tố gây ra chậm trễ tiến độ thi công và các giải
pháp mới cho việc hạn chế chậm trễ tiến độ đó, tác giả đã xem xét, đánh giá rõ ràng và
đưa ra những phương pháp, kiến nghị cho đề tài này. Qua đây, đề tài nghiên cứu này
hy vọng sẽ đem lại một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể như sau:
+ Về mặt hàn lâm: Kết quả nghiên cứu của đề tài này góp phần trong việc tìm
hiểu và phân tích sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ trong thi công
các tòa Nhà cao tầng ở TP.HCM cũng như cách tháo gỡ nó. Đồng thời nghiên cứu này
góp một phần cơ sở lý luận, hiểu thêm về khái niệm về các yếu tố ảnh hưởng đến
chậm trễ tiến độ trong thi công các tòa Nhà cao tầng ở TP.HCM và cách tháo gỡ sự
chậm trễ để các học viên các khóa sau tham khảo.
+ Về mặt thực tiễn: Cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng
trong những năm gần đây tại Tp.HCM và đặc biệt nhiều công trình xây dựng dân
dụng, các khu đô thị, trung tâm thương mại, chung cư cao tầng được xây dựng cả về số
lượng và quy mô. Do đó, cần nghiên cứu và làm rõ các yếu tố gây nên sự chậm trễ và
các giải pháp nhằm tháo gỡ sự chậm trễ đó. Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa
quan trọng về thực tiễn, góp phần giúp cho các công ty xây dựng và chủ đầu tư hiểu
thêm về những yếu tố chính ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ trong công trình Nhà cao
tầng và giải pháp khắc phục, tháo gỡ nó. Đồng thời, giúp cho các bộ phận có liên quan

HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 14


Đề tài tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

rút được kinh nghiệm từ những yếu tố đã được nêu ra trong luận văn và áp dụng các
giải pháp tháo gỡ đễ có thể làm tốt hơn nhằm tránh tình trạng chậm trễ tiến độ xảy ra.
1.6 Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Giới thiệu lý do và xác định đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và cấu trúc luận văn..
Chương 2: Giới thiệu về cơ sở lý thuyết, một số phương pháp nghiên cứu đã có
và một số mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng chậm trễ tiến độ. Một số nghiên cứu
trong nước và quốc tế đã được công bố, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả
thuyết cho mô hình nghiên cứu của tác giả.
Chương 3: Giới thiệu về 4 phần chính: (1) Quy trình nghiên cứu, (2) Thu thập
dữ liệu, (3) Mã hóa dữ liệu, (4) Phân tích dữ liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu đề cập về phần phân tích dữ liệu và thảo luận
kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Trình bày kết quả chính của nghiên
cứu, kiến nghị, đề xuất các giải pháp, các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 15


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
Chương 2 sẽ giới thiệu về cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm về chậm trễ tiến độ
và phân loại chậm trễ tiến độ, một số phương pháp nghiên cứu đã có và một số mô

hình nghiên cứu về ảnh hưởng chậm trễ tiến độ. Một số nghiên cứu trong nước và
quốc tế đã được công bố, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết cho mô
hình nghiên cứu của tác giả.
2.1 Trình bày khái niệm về chậm trễ tiến độ
2.1.1 Khái niệm trễ tiến độ
Trong ngành xây dựng, trễ tiến độ được mô tả là khi thời gian thực tế thi công
dự án kéo dài hơn thời gian dự kiến trong hợp đồng. Theo Aibinu & Jagora, (2002) thì
trễ tiến độ là sự không thực hiện đúng theo hạn định trong hợp đồng của chủ đầu tư dự
án. Còn theo Bramble & Callahan, (1987) thì trễ tiến độ là thời gian mà các hạng mục
của dự án bị kéo dài và hoàn thành không đúng hạn. Theo Assaf & Al-Hejji, (2006) thì
trễ tiến độ là thời gian thi công hoàn thành sau ngày quy định trong hợp đồng hoặc sau
ngày mà các bên thỏa thuận để hoàn thành dự án, trễ tiến độ cũng được định nghĩa như
một hành động hoặc sự kiện mà kéo dài thời gian cần thiết để thực hiện hoặc hoàn
thành công việc. Nói tóm lại, trễ tiến độ là việc mà các hang mục trong dự án bị trì
hoãn hay bị kéo dài thời gian thi công.
Theo Arditi & cộng sự, (1985) thì sự chậm trễ của các dự án xây dựng dẫn đến
hậu quả nghiêm trọng có thể làm chậm sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng
nói riêng và ảnh hưởng đến hầu hết các ngành kinh tế khác nói chung.
Theo Shen, (1997), việc chậm trễ tiến độ của các dự án xây dựng là nguyên
nhân lớn nhất làm tăng thêm chi phí và giảm lợi nhuận hoặc các yếu tố lợi ích khác
của dự án.
Sanders & Eagles, (2001) xác định chậm trễ là việc tốn nhiều thời gian để hoàn
thành tất cả hoặc một phần của một dự án. Chậm trễ tiến độ cũng có thể được định
nghĩa là thời gian tràn, hoặc sau ngày hoàn thành theo quy định của hợp đồng.

HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 16



Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

Sự chậm trễ trong xây dựng là một hiện tượng toàn cầu (Sambasivan & Soon,
2007) ảnh hưởng không chỉ đến ngành công nghiệp xây dựng mà còn ảnh hưởng đến
nền kinh tế tổng thể của quốc gia, (Faradi & ElSayegh, 2006).
Trễ tiến độ thường âm thầm dẫn đến sự vượt thời gian, vượt chi phí, tranh chấp,
kiện tụng, và hoàn toàn treo dự án. Nhiều dự án có tính chất như vậy mà chủ đầu tư sẽ
phải chịu đựng những khó khăn, chi phí, hoặc giảm thu nhập nếu công việc bị chậm trễ
hơn thời gian quy định trong hợp đồng, Sau đó, sự chậm trễ có hậu quả về chi phí cho
các nhà thầu: chi phí nhân công, giám sát, thiết bị, chi phí xây dựng do bị gián đoạn và
các chi phí bổ sung.
Trễ tiến độ xây dựng được coi là một trong những vấn đề tái diễn nhất trong
ngành công nghiệp xây dựng. Trễ tiến độ tác động xấu đến các bên liên quan về dự án
bao gồm chủ đầu tư, các chuyên gia thiết kế, chuyên gia xây dựng, người sử dụng và
những người khác. Mục tiêu chính của dự án xây dựng là thời gian, chi phí, chất lượng
và an toàn. Các mục tiêu này bị hủy hoại bởi sự trễ tiến độ. Sự chậm trễ dẫn đến kéo
dài thời gian dự án, dẫn đến chi phí quản lý tăng. Trễ tiến độ là một vấn đề nghiêm
trọng đã được đề cập đến trong bất kỳ dự án xây dựng nào.
2.1.2 Phân loại trễ
Chậm trễ trong xây dựng được gây ra bởi một số yếu tố. Được Ahmed và các
cộng sự, (2003) nhóm lại thành hai loại - nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên
ngoài. Nguyên nhân bên trong phát sinh từ các bên của hợp đồng (ví dụ như nhà thầu,
chủ đầu tư, và tư vấn). Nguyên nhân bên ngoài, phát sinh từ các sự kiện ngoài tầm
kiểm soát của các bên. Chúng bao gồm các hoạt động của chính quyền địa phương, và
các nhà cung cấp nguyên liệu, theo Bolton, (1990) phân loại chậm trễ như sau:
• Có thể bỏ qua nhưng không đền bù chậm trễ - đây là những sự chậm trễ bởi sự
cố không phải do các bên bất kỳ.
• Chậm trễ có đền bù - sự chậm trễ này là kết quả của hành vi hay thiếu sót của

các chủ đầu tư hoặc một người nào đó đóng vai trò một chủ đầu tư có trách nhiệm.
• Chậm trễ không thể bỏ qua - sự chậm trễ này là kết quả do lỗi của nhà thầu
hoặc thầu phụ hoặc các nhà cung cấp vật tư.
HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 17


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

2.2 Các nghiên cứu tương tự đã được công bố
2.2.1 Nghiên cứu trong nước
2.2.1.1 Nghiên cứu của Việt và Long, (không rõ năm)
Mục tiêu nghiên cứu của Việt và Long là xác định các yếu tố liên quan đến tài
chính gây chậm trễ tiến độ của dự báo xây dựng đồng thời đề xuất một số giải pháp để
giải quyết vấn đề nhằm giảm thiểu việc chậm trễ tiến độ do các yếu tố liên quan đến
tài chính gây ra. Kết quả khảo sát 200 dự án xây dựng trong khoảng thời gian từ năm
2005 - 2010 phản ánh mức độ tác động của 4 nhóm nhân tố liên quan đến tài chính gây
chậm trễ tiến độ là nhân tố về thanh toán trễ hạn, nhân tố về quản lý dòng ngân lưu dự
án kém, nhân tố về tính không ổn định của thị trường tài chính, nhân tố về thiếu nguồn
tài chính và tổng mức đầu tư có ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ.
Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã khẳng định mối quan hệ giữa 4 nhân tố
trên với chậm trễ tiến độ với các giả thuyết được ủng hộ ở mức ý nghĩa 5%. Đồng thời
kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhóm yếu tố thanh toán trễ hạn có ảnh hưởng mạnh
nhất đến chậm trễ tiến độ, tiếp theo là nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự án
kém, nhóm yếu tố về tính không ổn định của thị trường tài chính, nhóm yếu tố về thiếu
nguồn tài chính.
2.2.1.2 Nghiên cứu của Long và các tác giả, (2008)

Chậm trễ tiến độ ở Việt Nam là một điều đáng ngại hiện nay. Nghiên cứu của
Long và các tác giả, (2008) đã sử dụng một bảng câu hỏi khảo sát để tìm ra những
nguyên nhân của tình trạng này bằng cách phỏng vấn 87 chuyên gia xây dựng ở VN.
Hai mươi mốt nguyên nhân của sự chậm trễ và lạm chi phù hợp với việc xây dựng và
dự án xây dựng công nghiệp đều suy ra và xếp hạng với tần số, mức độ nghiêm trọng
và chỉ số quan trọng. Một so sánh về các nguyên nhân của thời gian và vượt chi phí đã
được thực hiện với các ngành công nghiệp xây dựng được lựa chọn khác nhau ở châu
Á và châu Phi. Kỹ thuật phân tích nhân tố đã được áp dụng để phân loại các nguyên
nhân, mang lại 7 yếu tố: Chậm và Thiếu hạn chế; Thiếu năng lực; Thiết kế; Ước tính
thị trường; Năng lực tài chính; Chính phủ và Công nhân.

HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 18


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

2.2.1.3 Nghiên cứu của Hoàng, (2014)
Nghiên cứu này đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự chậm trễ trong quá trình
xây dựng các dự án Nhà cao tầng tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này được
giới hạn bởi 151 bảng trả lời của các Chủ đầu tư, Nhà thầu, Tư vấn trong cuộc khảo sát
bảng câu hỏi. Các dữ liệu được phân tích với các ứng dụng của phần mềm SPSS. Phân
tích nhân tố được sử dụng để phân loại 30 yếu tố và sau đó nhóm thành 4 nhóm yếu tố
chính: nhóm yếu tố liên quan đến cung cấp cho Chủ đầu tư, nhóm yếu tố liên quan đến
Nhà thầu. Kết quả cho thấy rằng Nhà thầu là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự chậm
trễ của dự án, tiếp theo là cung cấp cho Chủ đầu tư, nhóm các yếu tố khác, nhóm nhân
tố liên quan đến Tư vấn.

2.2.2 Nghiên cứu ngoài nước
2.2.2.1 Nghiên cứu của Faridi & El-Sayegh, (2006)
Chậm trễ xây dựng ở UAE được coi là một trong những vấn đề tái diễn nhất
trong ngành công nghiệp xây dựng. Sự chậm trễ có ảnh hưởng xấu đến sự thành công
của dự án về mặt thời gian, chi phí, chất lượng và an toàn. Dưới sự chậm trễ đó Faridi
& El-Sayegh, (2006) đã tiến hành một cuộc khảo sát để tìm hiểu các vấn đề gây chậm
trễ tiến độ, một bảng câu hỏi đã được phát triển và sử dụng để có được đầu vào từ các
chuyên gia liên quan đến các ngành công nghiệp xây dựng UAE. 10 nguyên nhân hàng
đầu có ý nghĩa nhất của sự châm trễ xây dựng đã được xác định bởi nghiên cứu này.
Việc phê duyệt bản vẽ, lập kế hoạch ban đầu không đầy đủ và chậm chạp trong quá
trình ra quyết định của chủ đầu tư là những nguyên nhân hàng đầu của sự chậm trễ
trong ngành công nghiệp xây dựng ở UAE.
2.2.2.2 Nghiên cứu của Assaf & Al-Hejji, (2005)
Assaf & Al-Hejji đã nghiên cứu tần số, mức độ nghiêm trọng và tầm quan
trọng của những nguyên nhân của sự chậm trễ. Các chỉ số quan trọng của mỗi nguyên
nhân được tính như một kết quả của cả hai chỉ số: tần số và mức độ nghiêm trọng của
từng nguyên nhân. 73 nguyên nhân của sự chậm trễ được xác định thông qua nghiên
cứu. Các nguyên nhân xác định được kết hợp thành chín nhóm. Các cuộc khảo sát thực
địa, bao gồm 23 nhà thầu, 19 đơn vị tư vấn, và 15 chủ đầu tư. Dữ liệu thu thập được
HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 19


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

phân tích bằng tần số, mức độ nghiêm trọng và tầm quan trọng. 76% từ các nhà thầu
và 56% từ các chuyên gia tư vấn cho thấy trung bình thời gian vượt quá là giữa 10%

và 30% trong thời gian gốc. Nguyên nhân phổ biến nhất của sự chậm trễ xác định bởi
cả ba bên là '' thay đổi thiết kế''. Khảo sát kết luận rằng 70% các dự án có thời gian
vượt quá và tìm thấy 45 trong số 76 dự án được coi là đã bị trì hoãn.
2.2.2.3 Nghiên cứu của Chan & Kumaraswamy, (1996)
Theo Chan & Kumaraswamy, (1996) thì trước khi lập kế hoạch khảo sát hiện
tại, các tác giả thực hiện một nghiên cứu thí điểm vào đầu năm 1994 để điều tra
nguyên nhân chính của việc chậm trễ xây dựng của cả công trình và các dự án xây
dựng đã được hoàn thành ở Hồng Kông từ năm 1990 đến năm 1993.
Các bảng câu hỏi khảo sát hiện tại gồm 83 yếu tố chậm trễ đưa ra giả thuyết đã
được thiết kế vào cuối năm 1994 trên cơ sở các kết quả của cuộc khảo sát thí điểm nói
trên, các kết quả các nghiên cứu trước đây và liên quan đến Chủ đầu tư, Chuyên gia tư
vấn và các Nhà thầu. 83 yếu tố được chia thành tám loại yếu tố chính như hình bên
dưới:
Yếu tố liên quan đến Dự Án
Yếu tố Chủ Đầu Tư
Yếu tố đội ngũ Thiết Kế
Yếu tố Nhà Thầu
Yếu tố Vật Tư

Ảnh hưởng đến
chậm trễ tiến độ thi
công công trình

Yếu tố Lao Động
Yếu tố Thiết Bị
Yếu tố Bên ngoài
Hình 2.1 Mô hình về sự ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ thi công của Chan và
Kumaraswamy (1996)

HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng


Trang 20


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

Bảng 2.1 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự chậm trễ trong thi công của
Chan và Kumaraswamy (1996)
Nhân tố ảnh hưởng

Các yếu tố liên quan đến
Dự án

Các yếu tố liên quan
Chủ đầu tư
Các yếu tố liên quan
Đội ngũ thiết kế
Các yếu tố liên quan đến
Nhà thầu.

Các yếu tố liên quan đến
Vật tư

Các yếu tố liên quan đến
Lao động

Các yếu tố liên quan đến
Thiết bị


Các yếu tố bên ngoài

Thang đo
-

-

Đặc điểm dự án.
Các biến cần thiết.
Thông tin liên lạc giữa các bên khác nhau.
Tốc độ của việc ra quyết định liên quan đến tất cả
các đội dự án.
Điều kiện đất.
Đặc điểm của Chủ đầu tư.
Tài chính cho dự án.
Mức độ dao động và yêu cầu của Chủ đầu tư.
Thanh toán tạm thời cho các nhà thầu.
Kinh nghiệm của đội ngũ thiết kế.
Dự án thiết kế phức tạp.
Sai sót và chậm trễ trong các tài liệu thiết kế.
Kinh nghiệm nhà thầu trong việc lập kế hoạch và
kiểm soát các dự án.
Quản lý và giám sát công trình.
Trình độ của thầu phụ.
Tài chính của họ.
Thiếu hụt.
Thay đổi vật tư.
Quy trình mua vật tư.
Tỷ lệ vật tư được gia công sẵn.

Tình trạng thiếu lao động.
Tay nghề thấp.
Động lực thấp.
Năng suất thấp.

-

Thiếu hụt.
Hiệu quả thấp.
Hỏng hóc.
Lựa chọn sai.
Thời gian chờ phê duyệt bản vẽ và kiểm tra.
Mẫu nguyên liệu.
Vấn đề môi trường và hạn chế.

-

Nguồn: Chan & Kumaraswamy, (1996)

HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 21


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

2.2.2.4 Nghiên cứu của Doloi và các tác giả, (2011)
Doloi và các cộng sự, (2011) đã sử dụng mô hình phân tích nhân tố và mô hình

hồi quy để kiểm tra ý nghĩa của các yếu tố chậm trễ. Từ việc phân tích nhân tố, yếu tố
quan trọng nhất của việc chậm trễ tiến độ trong xây dựng được xác định là (1) Thiếu
trách nhiệm; (2) Quản lý công trình không hiệu quả; (3) Phối hợp trong công trình còn
yếu; (4) Quy hoạch không phù hợp; (5) Thiếu rõ ràng trong phạm vi dự án; (6) Thiếu
thông tin liên lạc; và (7) Hợp đồng không đạt yêu cầu. Mô hình hồi quy chỉ ra Quyết
định chậm từ Chủ đầu tư, Năng suất lao động yếu kém, Sự miễn cưỡng của kiến trúc
sư cho sự thay đổi và Thi công lại do lỗi trong xây dựng là những lý do có ảnh hưởng
đến sự chậm trễ tổng thể của dự án một cách đáng kể.
Thiếu trách nhiệm
Quản lý công trình không
hiệu quả
Phối hợp trong công trình
còn yếu
Quy hoạch không phù hợp

Ảnh hưởng đến
chậm trễ tiến độ thi
công công trình

Thiếu rõ ràng trong phạm vi
dự án
Thiếu thông tin liên lạc
Hợp đồng không đạt yêu cầu
Hình 2.2 Mô hình về sự ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ thi công của Doloi và các
cộng sự, (2011)
Bảng 2.2 Thang đo các yếu tố chậm trễ tiến độ thi công của Doloi và các cộng sự,
(2011)
Nhân tố ảnh hưởng

HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng


Thang đo
- Tai nạn thi công do thiếu các biện pháp an toàn.
- Thiếu động lực cho nhà thầu (Khuyến khích cho
Trang 22


Đề tài tốt nghiệp

Thiếu trách nhiệm

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

-

Quản lý công trình
không hiêu quả

Phối hợp trong công
trình còn yếu

Quy hoạch không
phù hợp

Thiếu rõ ràng
trong phạm vi dự án

-

Thiếu thông tin liên lạc

Hợp đồng không đạt
yêu cầu

-

hoàn thành sớm, vv).
Sử dụng các phương pháp xây dựng không đúng
hoặc đã lỗi thời.
Sự chậm trễ trong giao nguyên vật liệu của nhà
cung cấp.
Không rõ ràng trong thông số kỹ thuật và làm
sáng tỏ mâu thuẫn của các bên.
Năng suất lao động kém.
Thiếu kiểm soát nhà thầu phụ.
Kinh nghiệm trung bình của các nhà thầu.
Bản vẽ thiết kế không sẵn có đúng lúc.
Quyết định chậm từ chủ đầu tư.
Thời gian biểu thực tế áp dụng trong hợp đồng.
Quản lý công trình và giám sát yếu kém.
Điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Thiếu các thợ điều hành có tay nghề cao cho các
thiết bị chuyên dùng.
Sử dụng không hiệu quả các thiết bị.
Phối hợp giữa các bên kém.
Sự chậm trễ trong thu mua vật tư (do nhà thầu).
Làm lại do thay đổi thiết kế hoặc sai lệch yêu cầu.
Làm lại do sai sót trong thực hiện.
Thay đổi thầu phụ thường xuyên.
Sư gia tăng trong phạm vi công việc.
Lưu trữ vật tư không đúng cách dẫn đến thiệt hại.

Quyền có được từ chính quyền địa phương.
Sự chậm trễ trong chính công việc hoàn thành của
Chủ đầu tư.
Sự miễn cưỡng của Tư vấn hoặc Kiến trúc sư cho
sự thay đổi.
Thiếu phương tiện thực hiện hợp đồng.
Quy hoạch không đúng cách của các nhà thầu
trong quá trình đấu thầu.

Nguồn: Doloi và các tác giả, (2011).
2.2.2.5 Nghiên cứu của Gündüz và các tác giả, (2013)
Gündüz và các cộng sư, (2013) đã tìm ra 83 yếu tố chậm trễ khác nhau, phân
loại thành chín nhóm chính, và hình dung bằng sơ đồ Ishikawa (xương cá) thông qua
nghiên cứu tài liệu chi tiết và các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia từ các ngành
HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 23


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

công nghiệp xây dựng. Các tầm quan trọng tương đối của các yếu tố chậm trễ được
định lượng bằng các phương pháp chỉ số tương đối quan trọng. Thứ hạng của các yếu
tố và nhóm đã được chứng minh theo mức độ quan trọng của chúng về sự chậm trễ.
Theo kết quả của các trường hợp nghiên cứu, các yếu tố và các nhóm đóng góp nhiều
nhất cho sự chậm trễ đã được thảo luận.

Hình 2.3 Mô hình xương cá của Gündüz và cộng sự, (2013)

Yếu tố Tư Vấn
Yếu tố Nhà Thầu
Yếu tố Thiết Kế
Yếu tố Chủ Đầu Tư
Yếu tố Vật Liệu

Ảnh hưởng đến
chậm trễ tiến độ thi
công công trình

Yếu tố Thiết Bị
Yếu tố Nhân Công
Yếu tố Dự Án
Yếu tố Bên Ngoài

Hình 2.4 Mô hình về sự ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ thi công của Gündüz và
cộng sự, (2013)
HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

Trang 24


Đề tài tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Ngô Quang Tường

Bảng 2.3 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự chậm trễ trong thi công của Gündüz
và cộng sự, (2013).
Nhân tố ảnh hưởng
Yếu tố Tư vấn


Yếu tố Nhà thầu

-

Yếu tố Thiết kế

Yếu tố Chủ đầu tư

HVTH: Nguyễn Hoàng Tùng

-

Thang đo
Thiếu kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn trong
các dự án xây dựng.
Mâu thuẫn giữa tư vấn và kỹ sư thiết kế.
Sự chậm trễ trong việc phê duyệt những thay đổi lớn
trong phạm vi công việc của chuyên gia tư vấn.
Sự chậm trễ trong việc thực hiện kiểm tra và thử
nghiệm.
Khảo sát công trình không chính xác.
Hỗ trợ quản lý dự án không đầy đủ.
Chậm trễ trong việc xét và phê duyệt hồ sơ thiết kế.
Giao tiếp và phối hợp với các bên khác kém.
Thay đổi thầu phụ thường xuyên.
Kinh nghiệm nhà thầu không đủ.
Phương pháp xây dựng không phù hợp.
Nhóm dự án không đủ năng lực.
Lập kế hoạch và tiến độ dự án không hiệu quả.

Công nghệ lạc hậu.
Giao tiếp và phối hợp với các bên khác yếu kém.
Quản lý công trình và giám sát yếu kém.
Thi công lại do lỗi.
Nhà thầu phụ không đáng tin cậy.
Sự phức tạp của thiết kế dự án.
Thay đổi thiết kế của chủ đầu tư hoặc nhân viên của
mình trong quá trình xây dựng.
Lỗi thiết kế được gây ra bởi các nhà thiết kế.
Thu thập và khảo sát dữ liệu không đầy đủ trước khi
thiết kế.
Đội ngũ thiết kế thiếu kinh nghiệm.
Sai sót và chậm trễ trong việc sản xuất các tài liệu
thiết kế.
Sự hiểu lầm yêu cầu về đầu tư của kỹ sư thiết kế.
Sử dụng các phần mềm thiết kế kỹ thuật lạc hậu.
Chi tiết không rõ ràng và không đầy đủ trong bản vẽ.
Thay đổi bản vẽ thiết kế.
Mâu thuẫn giữa chủ đầu tư chung.
Sự chậm trễ trong việc phê duyệt hồ sơ thiết kế.
Sự chậm trễ trong tiến độ thanh toán.
Trang 25


×