Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Giải quyết việc làm ở các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2005 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

ĐỖ THỊ TƯỜNG VY

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở CÁC LOẠI HÌNH
DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2005-2014

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Giải quyết việc làm ở các loại hình doanh nghiệp giai
đoạn 2005-2014” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
Đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2016

Đỗ Thị Tường Vy

3



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức quý báo cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường
Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh.
Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô Khoa Đào tạo sau đại học của
Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp tôi
hoàn thành khóa học này.
Và đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến người hướng dẫn khoa học
của tôi - PGS. TS. Nguyễn Văn Phúc đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi suốt thời
gian thực hiện luận văn này.
Tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, cơ quan, bạn bè và đồng nghiệp
đã động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Cuối cùng, tôi xin chúc quý Thầy Cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp sức khỏe
và thành đạt.

Tác giả

Đỗ Thị Tường Vy

4


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ 3
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. 8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Vấn đề nghiên cứu............................................... Error! Bookmark not defined.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................ Error! Bookmark not defined.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................. Error! Bookmark not defined.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................... Error! Bookmark not defined.
1.5. Đóng góp của luận văn ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.6. Kết cấu luận văn .................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚCError!

Bookmark

not defined.
2.1. Việc làm, tạo việc làm và giải quyết việc làm .... Error! Bookmark not defined.
2.2. Lý thuyết về tăng trưởng lao động doanh nghiệpError! Bookmark not defined.
2.3. Tóm tắt một số nghiên cứu trước ........................ Error! Bookmark not defined.
2.4. Tổng hợp các biến số tác động tới tăng trưởng lao động trong doanh nghiệp
.................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.5. Giả thuyết nghiên cứu ......................................... Error! Bookmark not defined.
Tóm tắt chương 2 ....................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨUError! Bookmark not
defined.
3.1. Mô hình nghiên cứu ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Mô tả các biến số trong mô hình ......................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Phương pháp phân tích ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.4. Mô tả dữ liệu nghiên cứu .................................... Error! Bookmark not defined.
Tóm tắt chương 3 ....................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................... Error! Bookmark not defined.
4.1. Thực trạng lao động ở Việt Nam ........................ Error! Bookmark not defined.
5


4.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứuError!


Bookmark

not

defined.
4.3. Phân tích ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu
.................................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.4. Phân tích kết quả hồi quy từ mô hình nghiên cứuError!

Bookmark

not

defined.
4.4.1. Kiểm định đa cộng tuyến và phương sai sai số thay đổi.Error! Bookmark not
defined.
4.4.2. Kết quả hồi quy sau khi xử lý sai phạm ........... Error! Bookmark not defined.
Tóm tắt chương 4 ....................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......... Error! Bookmark not defined.
5.1. Kết luận ............................................................... Error! Bookmark not defined.
5.2. Các khuyến nghị .................................................. Error! Bookmark not defined.
5.3 Hạn chế của đề tài ................................................ Error! Bookmark not defined.
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo. ............................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................. Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ................................................................................ 9
1. Thống kê mô tả......................................................................................................... 9
2. Ma trận tương quan ................................................................................................ 11
3. Hồi quy ................................................................................................................... 12
4. Các kiểm định ........................................................................................................ 13

4.1. Kiểm định đa cộng tuyến .................................................................................... 13
4.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................................. 13
5. Xử lý sai phạm mô hình ......................................................................................... 14

6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ILO

Tổ chức Lao động quốc tế

MNE

Công ty đa quốc gia

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

SXKD


Sản xuất kinh doanh

NSLĐ

Năng suất lao động

CNXD

Công nghiệp xây dựng

TMDV

Thương mại dịch vụ

OLS

Phương pháp bình phương bé nhất

WLS

Bình phương tối thiểu có trọng số

DN

Doanh nghiệp

ĐB

Đồng bằng


NN

Nhà nước

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

LLLĐ

Lực lượng lao động

CMKT

Chuyên môn kỹ thuật

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã

DNLD


Doanh nghiệp liên doanh


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tổng hợp các biến số tác động tới tăng trưởng lao động

Bảng 3.2. Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu
Bảng 4.1. Dân số hoạt động kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2005 -2014
Bảng 4.2. Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi giai đoạn 2005-2014
Bảng 4.3. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo CMKT theo giới tính
và khu vực

Bảng 4.4. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai
đoạn 1998-2013
Bảng 4.5. Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Bảng 4.6. Thống kê mô tả các biến qua các năm (2009-2014)

Bảng 4.7. Sự phân bố lao động giữa các vùng
Bảng 4.8. Lao động tham gia ở các lĩnh vực ngành kinh tế
Bảng 4.9. Lực lượng lao động ở các loại hình doanh nghiệp
Bảng 4.10. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình
Bảng 4.11. Kết quả của mô hình hồi quy mô hình gốc trước khi kiểm định
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Bảng 4.13. Kết quả của mô hình hồi quy sau khi xử lý sai phạm


PHỤ LỤC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
1. Thống kê mô tả

d.region


Valid

Vùng Đông Bắc
Vùng Tây Bắc
Vùng ĐB sông Hồng
Vùng Bắc Trung Bộ
Vùng Duyên hải miền
Trung
Vùng Tây Nguyên
Vùng Đông Nam Bộ
Vùng ĐB sông Cửu
Long
Total

Frequency Percent
22777
8.4
5405
2.0
74168
27.2
30317
11.1

Valid
Cumulative
Percent
Percent
8.4

8.4
2.0
10.3
27.2
37.5
11.1
48.7

34025

12.5

12.5

61.1

11922
64757

4.4
23.8

4.4
23.8

65.5
89.3

29254


10.7

10.7

100.0

272625

100.0

100.0

Frequency
8908

Percent
3.3

Valid
Cumulative
Percent
Percent
3.3
3.3

15411

5.7

5.7


8.9

13185

4.8

4.8

13.8

39261
182352

14.4
66.9

14.4
66.9

28.2
95.0

10449

3.8

3.8

98.9


3059

1.1

1.1

100.0

272625

100.0

100.0

d.firm

Valid

DNNN
DN có vốn góp NN
lớn hơn 50%
ND có vốn góp NN
nhỏ hơn 50%
HTX
DNTN
DN 100% vốn nước
ngoài
DN liên doanh
Total



d.industry

Valid

Nông nghiệp
Công nghiệp
Xây dựng
Kinh doanh
Dịch vụ
Total

Missing System
Total

Frequency Percent
17006
6.2
81393
29.9
42254
15.5
65332
24.0
64285
23.6
270270

99.1


2355

.9

272625

100.0

Valid
Cumulative
Percent
Percent
6.3
6.3
30.1
36.4
15.6
52.0
24.2
76.2
23.8
100.0
100.0

Descriptive Statistics
Labour
Income
Asset
Sales

lgrowth
Age
Valid
(listwise)

Minimum Maximum
1
8666.9
1 31000000
1 16000000
1.0 40,000,00.0
-1.00
5.00
2
68

Mean
97.00
51,497.16
7652.63
21,544
.0317
12.70

Std. Deviation
572.353
698925.263
960776.451
849198.5254
.70379

6.685

N

year

Labour
Income
Asset
Sales

2009
Mean
108
34,224
5993.2
16486.075

lgrowth

.12

2010
2011
2012
Mean
Mean
Mean
110
110

111
42,321
51,595
68,460
7150.5
8966.7
9595.8
20250.325 23989.275 26373.475
.07

.07

.05

2013
Mean
111
58,320
10513.7
26788.125

2014
Mean
82
54170
6829.2
14699.05

.04


-.09

10


d.firm

DNNN
DN có vốn góp NN
lớn hơn 50%
ND có vốn góp NN
nhỏ hơn 50%
HTX
DNTN
DN 100% vốn nước
ngoài
DN liên doanh

Labour
Standard
Mean
Deviation
364
1247

lgrowth
Standard
Mean
Deviation
-.12

.51

85

303

.06

.76

349

1474

-.10

.62

21
61

80
201

.05
.04

.74
.72


439

1764

.09

.46

235

695

.03

.51

2. Ma trận tương quan
Correlations
Age
Age

LnIncome

LnAsset

LnSale

Pearson
Correlation
Sig. (2-tailed)


LnIncome
1

LnAsset

LnSale

.041**

.192**

.154**

.000

.000

.000

N
Pearson
Correlation
Sig. (2-tailed)

272625

272625

.041**


1

N
Pearson
Correlation
Sig. (2-tailed)

272625

272625

.192**

.466**

.000

.000

.000

N
Pearson
Correlation
Sig. (2-tailed)

272625

272625


272625 272625

.154**

.441**

.475**

.000

.000

.000

.000

N
272625
272625
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

272625 272625
.466**

.441**

.000

.000


267741 272625
1

.475**

1

272625 272625
11


3. Hồi quy
Source

SS

df

MS

Model
Residual

435160.09
21
77825982270236

20721.9091
287.992651


Total

78261142270257

289.580444

Std. Err.

Number of obs
F( 21,270236)
Prob > F
R-squared
Adj R-squared
Root MSE

t

P>|t|

=
=
=
=
=
=

270258
71.95
0.0000

0.0056
0.0055
16.97

lgrowth

Coef.

[95% Conf. Interval]

age
lnincome
lnasset
lnsale

-.0457498
-.1349397
.5945996
.1830768

.0054098
.0487285
.0303218
.0244891

-8.46
-2.77
19.61
7.48


0.000
0.006
0.000
0.000

-.0563529
-.2304462
.5351698
.1350788

-.0351467
-.0394331
.6540294
.2310748

dregion
Tay Bac
DB song Hong
Bac Trung Bo
DH mien Trung
Tay Nguyen
DNB
DB song CL

.0845781
.5549018
.5447352
.5238828
.2681726
.3377734

-.151525

.2412247
.1298388
.1173317
.1134167
.1697581
.0956337
.1203437

0.35
4.27
4.64
4.62
1.58
3.53
-1.26

0.726
0.000
0.000
0.000
0.114
0.000
0.208

-.3882157
.3004212
.3147682
.3015892

-.0645487
.150334
-.3873953

.5573719
.8093823
.7747022
.7461764
.6008939
.5252128
.0843453

dindustry
Cong nghiep
Xay dung
Kinh doanh
Dich vu

-1.306206
-.9695337
-.7752059
-.1046107

.1631907
.1752158
.1661806
.1629738

-8.00
-5.53

-4.66
-0.64

0.000
0.000
0.000
0.521

-1.626056
-1.312952
-1.100915
-.424035

-.9863569
-.6261156
-.4494964
.2148135

dfirm
DNNN tren 50%
DNNN duoi 50%
HTX
DNTN
DN 100% NN
DN Lien doanh

1.741726
.6270367
2.319581
1.292433

.1205483
.0717625

.2354992
.2447935
.2145476
.2020049
.2596989
.3626657

7.40
2.56
10.81
6.40
0.46
0.20

0.000
0.010
0.000
0.000
0.643
0.843

1.280154
.1472482
1.899074
.8965086
-.3884545
-.6390524


2.203298
1.106825
2.740088
1.688357
.6295512
.7825773

_cons

-5.246196

.5280183

-9.94

0.000

-6.281097

-4.211294

12


4. Các kiểm định
4.1. Kiểm định đa cộng tuyến
Variable

VIF


1/VIF

age
lnincome
lnasset
lnsale
dregion
2
3
4
5
6
7
8
dindustry
2
3
4
5
dfirm
2
3
4
5
6
7

1.22
1.46

2.87
2.80

0.820048
0.685927
0.347982
0.357522

1.06
1.21
1.28
1.31
1.13
1.56
1.29

0.940844
0.823687
0.781470
0.764763
0.884577
0.640561
0.776840

5.26
3.80
4.75
4.52

0.190124

0.263155
0.210520
0.221321

2.72
2.60
5.27
8.45
2.35
1.38

0.367847
0.383917
0.189590
0.118317
0.425217
0.725162

Mean VIF

2.78

4.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity
Ho: Constant variance
Variables: fitted values of lgrowth
chi2(1) = 1.82e+06
Prob > chi2 = 0.0000

 Phương sai sai số thay đổi


13


5. Xử lý sai phạm mô hình
Linear regression

Number of obs
F( 15, 8783)
Prob > F
R-squared
Root MSE
Robust
Std. Err.

t

P>|t|

=
=
=
=
=

8799
5.75
0.0000
0.0041
12.677


lgrowth

Coef.

[95% Conf. Interval]

age
lnincome
lnasset
lnsale

-.0170646
-.1464022
.1586168
.1826924

.0079013
.10583
.0442246
.076356

-2.16
-1.38
3.59
2.39

0.031
0.167
0.000

0.017

-.0325529
-.3538539
.0719262
.0330168

-.0015762
.0610495
.2453074
.3323681

dregion
Tay Bac
DB song Hong
Bac Trung Bo
DH mien Trung
Tay Nguyen
DNB
DB song CL

-.079395
-.1851625
-.095861
-.6066657
.0179257
-.6547962
-.6839111

.2305201

.3088909
.4156257
.3720068
.2909839
.4968371
.4414897

-0.34
-0.60
-0.23
-1.63
0.06
-1.32
-1.55

0.731
0.549
0.818
0.103
0.951
0.188
0.121

-.5312684
-.7906609
-.9105846
-1.335886
-.5524709
-1.628713
-1.549334


.3724785
.4203359
.7188626
.1225547
.5883223
.3191209
.1815121

dindustry
Cong nghiep
Xay dung
Kinh doanh
Dich vu

-.3279666
-.3154213
.4689591
.2090689

.1276827
.2007371
.5446699
.2846795

-2.57
-1.57
0.86
0.73


0.010
0.116
0.389
0.463

-.5782545
-.708913
-.5987214
-.3489696

-.0776788
.0780704
1.53664
.7671074

_cons

-1.149931

1.507934

-0.76

0.446

-4.105836

1.805973

14



TÓM TẮT
Đề tài này được thực hiện để đo lường tác động của các yếu tố đến tạo việc làm
của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Dựa trên các cơ sở lý thuyết có liên quan
và kế thừa một số nghiên cứu trước, mô hình nghiên cứu được xây dựng nhằm dự đoán
các mối quan hệ giữa đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như doanh thu,
tài sản, tiền lương, độ tuổi, ngành nghề sản xuất kinh doanh, vùng hoạt động của doanh
nghiệp, loại hình doanh nghiệp đến vấn đề tạo việc làm. Nghiên cứu sử dụng mô hình
với biến phụ thuộc là tăng trưởng lao động ở các doanh nghiệp. Các biến độc lập đối
với mô hình là doanh thu, tài sản, tiền lương, độ tuổi, ngành nghề sản xuất kinh doanh,
vùng hoạt động của doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp.
Thông qua công cụ phần mềm Stata với dữ liệu thu thập từ 272.625 doanh
nghiệp trong cả nước từ năm 2009 đến năm 2014. Kết quả hồi quy cho thấy đặc điểm
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như doanh thu, tài sản, tiền lương, độ tuổi,
ngành nghề sản xuất kinh doanh, vùng hoạt động của doanh nghiệp, các loại hình
doanh nghiệp có tác động đến vấn đề tạo việc làm. Trong đó doanh thu, tài sản của
doanh nghiệp có tác động cùng chiều; tiền lương, độ tuổi của doanh nghiệp có tác động
trái chiều; có sự khác biệt về tăng trưởng lao động giữa các ngành nghề sản xuất kinh
doanh, vùng hoạt động và loại hình doanh nghiệp.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến tạo việc
làm ở cấp độ doanh nghiệp và ở những loại hình doanh nghiệp có khả năng tạo việc
làm cao.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Việt Nam là một nước đông dân, dân số xếp thứ 14 trên thế giới và thứ 8 ở châu
Á và thứ 3 khu vực Đông Nam Á (Báo Lao động, số 159, 2014). Theo số liệu thống kê
năm 2014 của Tổng Cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên cả nước có

53,7 triệu người; trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,4%; công nghiệp và
xây dựng chiếm 21,4%; dịch vụ chiếm 32,2%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị được ghi
nhận là 3,43%; nông thôn là 1,47% (Thời báo Kinh tế Việt Nam 2014 - 2015). Điều
này cho thấy vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta là yêu cầu cấp bách hiện nay. Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 khẳng định: “Giải quyết việc làm là yếu tố
quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh
xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”. Quan
điểm này thực chất là quán triệt và thể hiện tư duy mới về phát triển bền vững trong thế
giới hiện đại; trong đó, phải kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các
vấn đề xã hội bức xúc.
Giải quyết việc làm là một vấn đề cấp thiết đối với nước ta hiện nay, đảm bảo
cho sự phát triển bền vững, ổn định xã hội, không ngừng nâng cao mức sống của người
dân. Chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ còn tiếp tục tìm tòi nhiều cách thức, nhiều con
đường khác nhau để giải quyết vấn đề nan giải này. Một trong những con đường ấy là
phát triển hệ thống doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Sau gần 30
năm đổi mới, về cơ bản Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường với những thành tựu to lớn và quan trọng. Các
thành phần kinh tế đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, không chỉ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế mà còn
tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động. Khả
năng phát triển của hệ thống doanh nghiệp nước ta có ý nghĩa quan trọng trong giải
quyết việc làm, có tác động không chỉ đối với sự phát triển kinh tế mà còn đối với đời
sống xã hội. Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2000 (sửa đổi năm 2005), sau 15 năm
2


Luật Doanh nghiệp ra đời, hoạt động trong khu vực doanh nghiệp có nhiều thay đổi,
môi trường thông thoáng hơn, sản xuất kinh doanh sôi động hơn, vai trò của doanh
nghiệp được ghi nhận và có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp

phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể, số người lao động bị mất việc làm
và thiếu việc làm gia tăng,... Trong bối cảnh đó, tạo việc làm cho người lao động được
xem là một thách thức lớn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao
động lớn như Việt Nam với khoảng 53,65 triệu người (chiếm khoảng 60% dân số cả
nước) và bình quân hàng năm có khoảng 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, tạo
sức ép lớn về nhu cầu việc làm mỗi năm. Vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Giải quyết việc làm trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2005 2014” là rất cần thiết trên phương diện lý thuyết và thực tiễn. Cụ thể hơn, đề tài muốn
tìm hiểu một số yếu tố quan trọng tác động đến tăng trưởng lao động của doanh nghiệp
để từ đó có những khuyến nghị cần thiết cải thiện khả năng tạo việc làm của doanh
nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung: Để thúc đẩy giải quyết việc làm ở cấp độ doanh
nghiệp, trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm, đặc biệt chú
ý đến vai trò của các loại hình doanh nghiệp, đề xuất các hàm ý chính sách.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
(i) Xác định một số yếu tố quan trọng tác động đến tăng trưởng lao động của
doanh nghiệp.
(ii) Phân tích tác động của những yếu tố tìm được đến tăng trưởng lao động của
các doanh nghiệp.
(iii) Đưa ra các kiến nghị cần thiết đối với Nhà nước và doanh nghiệp liên quan
đến tăng trưởng lao động của doanh nghiệp.

3


1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài tập trung trả lời hai câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Các yếu tố quan trọng nào tác động đến tăng trưởng lao động của
doanh nghiệp?
Câu hỏi 2: Những yếu tố trên tác động như thế nào đến tăng trưởng lao động của

doanh nghiệp?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến tăng trưởng lao
động của các doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Giai đoạn 2005-2014.
Về không gian: Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ
Việt Nam.
1.5. Đóng góp của luận văn
Vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh tế học và mô hình kinh tế lượng nhằm
phân tích, đánh giá những yếu tố tác động đến tăng trưởng lao động trong các doanh
nghiệp tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, chỉ ra các yếu tố quan trọng tác động đến mức độ
tăng trưởng việc làm tại Việt Nam
Trên cơ sở phân tích thực trạng áp dụng và triển khai thực hiện các cơ chế, chính
sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia tạo việc làm và giải quyết việc làm để
tìm ra các vấn đề phù hợp, chưa phù hợp; từ đó đưa ra hàm ý chính sách khắc phục có
kết quả những khó khăn, thách thức để phát huy đúng mức vai trò của các doanh
nghiệp trong thu hút lao động, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội,
xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
1.6. Kết cấu luận văn
Đề tài nghiên cứu được trình bày theo năm chương. Các chương dự kiến được
4


trình bày như sau:
Chương một đề cập đến lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, giới hạn và phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,
ý nghĩa thực tiễn của luận văn và kết cấu luận văn.
Chương hai giới thiệu cơ sở lý thuyết của luận văn. Ở chương này, các mô hình
lý thuyết về tạo việc làm, tăng trưởng lao động….được giới thiệu. Đồng thời, một số

nghiên cứu trước đây của các tác giả khác nhau có liên quan đến giải quyết việc làm ở
cấp độ doanh nghiệp cũng được trình bày trong chương này.
Chương ba xây dựng mô hình nghiên cứu. Từ các lý thuyết và các nghiên cứu
trước trình bày ở chương hai, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu với các kỳ vọng
phù hợp. Cách thức đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu cũng sẽ được trình
bày cụ thể trong chương này.
Chương bốn mô tả đặc điểm thống kê của các biến trong mô hình, kết quả nghiên
cứu định lượng và những thảo luận từ kết quả nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đến tăng trưởng lao động ở doanh nghiệp.
Chương năm, các kết quả chủ yếu của nghiên cứu và những nhận xét rút ra từ
những kết quả này sẽ được tóm tắt lại. Chương này cũng chỉ ra giới hạn trong nghiên
cứu và đề xuất gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo.

5


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Chương hai sẽ bắt đầu tìm hiểu các nội dung liên quan tới việc làm cũng như là
giải quyết việc làm. Tiếp theo, nghiên cứu sẽ tìm hiểu một số lý thuyết kinh tế học liên
quan tới tăng trưởng lao động và các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng lao động. Sau
đó nghiên cứu sẽ tóm tắt một số nghiên cứu trước liên quan tới đề tài. Cuối cùng, đề tài
sẽ đưa ra các giả thuyết nghiên cứu căn cứ vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực
nghiệm trước.
2.1. Việc làm, tạo việc làm và giải quyết việc làm
Tại Điều 3 Luật Việc làm (2013) quy định: “Việc làm là hoạt động lao động tạo
ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”. Theo Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh
(2012), thì khái niệm việc làm được hiểu: “Việc làm là trạng thái phù hợp về số lượng
và chất lượng giữa tư liệu sản xuất với sức lao động để tạo ra hàng hóa theo yêu cầu
của thị trường”. Như vậy theo khái niệm này có thể hiểu việc làm là một phạm trù để
chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện để

sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hay theo Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO, 2013): “Việc làm là hoạt động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật”. Nhìn
chung, trong các lý thuyết về việc làm, các học giả đều thống nhất cho rằng mọi hoạt
động được coi là việc làm khi đáp ứng đủ 2 tiêu chuẩn: (1) Hoạt động đó phải đem lại
thu nhập cho người lao động hoặc tạo điều kiện cho người lao động tham gia để tạo thu
nhập hoặc giảm chi phí gia đình, (2) các hoạt động không bị luật pháp ngăn cấm.
Theo trích dẫn của Trần Xuân Cầu, Mai quốc Chánh (2012), tạo việc làm là quá
trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động
và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động.
Để tạo việc làm đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan tổ chức cũng như
cá nhân người lao động, tạo thành cơ chế tạo việc làm, trong đó có cơ chế 3 bên với sự
tham gia của Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động. Về phía người lao
động, muốn tìm được việc làm có thu nhập cao phải có kế hoạch thực hiện và đầu tư
cho phát triển sức lao động của mình để tham gia đào tạo, phát triển, nắm vững một
6


nghề nhất định - điều kiện cần thiết cho người lao động tham gia vào thị trường lao
động. Về phía Nhà nước, Nhà nước tạo hành lang pháp lý, ban hành các luật lệ, chính
sách liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động, tạo môi trường pháp lý
kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất là một bộ phận cấu thành trong cơ chế tạo
việc làm cho người lao động. Về người sử dụng lao động, bao gồm các doanh nghiệp
trong nước thuộc các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
các tổ chức kinh tế xã hội cần có thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra để không chỉ
tạo ra chỗ làm việc mà còn duy trì và phát triển chỗ làm việc cho người lao động. Đó
cũng chính duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tóm lại, cơ chế tạo việc
làm cho người lao động đòi hỏi sự tham gia tích cực của cả 3 phía: Nhà nước, người sử
dụng lao động và của chính bản thân người lao động sao cho cơ hội việc làm và mong
muốn nguyện vọng được làm việc của người lao động gặp nhau trên thị trường lao
động đúng lúc, đúng chỗ.

Tạo việc làm cho người lao động đáp ứng quyền lợi cho người lao động, quyền có
việc làm và nghĩa vụ phải làm việc của người trong tuổi lao động, có khả năng lao
động như trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi nhận. Có
việc làm đồng nghĩa với việc có thu nhập, nâng cao vị thế của người lao động trong gia
đình và ngoài xã hội. Ngoài ra, tạo việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống,
hạn chế các tiêu cực trong xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội. Nếu
không có việc làm sẽ không có thu nhập và không có điều kiện để thỏa mãn các nhu
cầu chính đáng về vật chất và tinh thần của người lao động, chất lượng cuộc sống giảm
sút. Vì vậy, tạo việc làm cho người lao động là biện pháp trung tâm của mọi quốc gia,
nó cho phép không chỉ giải quyết các vấn đề kinh tế mà còn giải quyết các vấn đề xã
hội. Có việc làm sẽ tạo điều kiện cho việc xóa đói giảm nghèo, có việc làm sẽ làm giảm
các tệ nạn xã hội.
2.2. Lý thuyết về tăng trưởng lao động doanh nghiệp
Thông thường tăng trưởng của doanh nghiệp được nhìn nhận ở bốn khía cạnh:
tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng tài sản, tăng trưởng lợi nhuận và tăng trưởng lao
động (Capelleras và Rabetino, 2008). Các nghiên cứu trước đây về tăng trưởng lao
7


động thường sẽ căn cứ vào một lý thuyết chung là lý thuyết tăng trưởng doanh nghiệp.
Lý thuyết tăng trưởng của doanh nghiệp do Penrose phát triển lần đầu tiên từ
năm 1959. Theo tác giả, mục tiêu của chủ sở hữu doanh nghiệp là tăng được lợi nhuận
dài hạn (long-term profit) và để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp phải đạt được
tăng trưởng thông qua các hoạt động mở rộng (expansion) bên trong và bên ngoài
(Pensore, 1959). Căn cứ vào lý thuyết tăng trưởng của Pensore (1959), nhiều tác giả đã
phát triển những mô hình riêng về tăng trưởng lao động. Nghiên cứu sẽ đề cập tới một
số mô hình lý thuyết liên quan tới tăng trưởng lao động của doanh nghiệp.
Mô hình của Bhalotra (1998)
Bhalotra (1998) đã phát triển một mô hình về các nhân tố ảnh hưởng tới việc
thuê mướn lao động như sau:

N = f(K, A, W, Ɛe)
Trong mô hình của Bhalotra (1998), N thể hiện số lượng lao động của doanh
nghiệp và phụ thuộc vào 4 nhân tố chính: K là số vốn của doanh nghiệp, W là lương
theo sản phẩm của người lao động, A đại diện cho công nghệ, và cuối cùng Ɛe đại diện
cho chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, tác giả giải thích rằng, số lượng
lao động trong công ty sẽ tăng nếu doanh nghiệp có số vốn lớn hơn, trả lương cao hơn
và có chu kỳ kinh doanh thuận lợi. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp tăng được công
nghệ thì số lượng nhân công sẽ giảm.
Mô hình của Bhanmik (2004) và ctg
Xuất phát từ hàm sản xuất cơ bản:
q = f(l, k, m)

(1)

Trong đó: q là sản lượng, l là lao động, k là vốn, và m là đầu vào quản lý.
Bhanmik (2004) và ctg phát triển hàm cầu lao động trong doanh nghiệp như sau:
l = g(w, r, p, q(m))

(2)

Trong đó: w là mức lương, r là tỷ lệ cho thuê vốn, và p là giá của sản phẩm cuối
8


cùng, q(m) là hàm sản lượng đầu ra do yếu tố quản trị quyết định. Các tác giả chứng
minh rằng nếu doanh số bán hàng tăng lên (p) thì nhu cầu về lao động chắc chắn sẽ
tăng. Điều này tương tự đối với q(m). Ngược lại nếu chi phí vay mượn tăng (r) và chi
phí nhân công tăng (w) thì cầu về lao động sẽ giảm.
Mô hình của Storey (1994)
Storey (1994) tiếp cận vấn đề đề lao động của doanh nghiệp dưới góc độ quản

trị; theo đó, hàm cầu lao động của doanh nghiệp được mô tả như sau:
L = f(Fouder, Firm, Strategy)
Trong mô hình trên, nhu cầu lao động của công ty trước hết phụ thuộc vào một
bộ phận các đặc điểm của người sáng lập (Founder) như trình độ học vấn, giới tính,
kinh nghiệm, tôn giáo … vì những đặc điểm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
tới hoạt động của tổ chức nên nó cũng ảnh hưởng tới khả năng thuê mướn lao động của
doanh nghiệp. Nhân tố thứ hai tác động tới khả năng tạo việc làm của doanh nghiệp là
đặc điểm của doanh nghiệp (Firm), các đặc điểm này bao gồm kích cỡ doanh nghiệp,
loại hình pháp lý của doanh nghiệp, đặc điểm sở hữu của doanh nghiệp, vị trí của
doanh nghiệp, độ tuổi của doanh nghiệp hay lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Yếu tố cuối cùng chính là chiến lược của doanh nghiệp (strategy), doanh nghiệp có
chiến lược tốt sẽ thu hút được nhiều lao động trong dài hạn.
2.3. Tóm tắt một số nghiên cứu trước
Nghiên cứu của Brixy và Kohaut (1999)
Brixy và Kohaut (1999) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động
tới tăng trưởng việc làm tại các doanh nghiệp Đức thời kỳ 1991 - 1995. Căn cứ vào mô
hình của Storey (1994), các tác giả đã đề xuất mô hình thực nghiệm như sau:
L = f(Industry, Legal form, Size, Location, Ownership, Technology, Control variable)

Trong đó: L là tốc độ tăng trưởng lao động, Legal form là loại hình pháp lý của doanh
9


nghiệp, Size là kích cỡ của doanh nghiệp, Ownership thể hiện đặc điểm sở hữu của
doanh nghiệp và Technology thể hiện năng lực công nghệ của doanh nghiệp. Cuối
cùng các tác giả cũng đề xuất một số biến kiểm soát khác trong mô hình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng lao động của doanh nghiệp sẽ
bị tác động cùng chiều bởi kích cỡ doanh nghiệp và ngược chiều bởi năng lực công
nghệ của doanh nghiệp. Trong khi đó những doanh nghiệp có đặc điểm pháp lý khác
nhau và đặc điểm sở hữu khác nhau sẽ có tốc độ tăng trưởng lao động khác nhau.

Nghiên cứu của Capelleras và Rabetino (2008)
Nghiên cứu của hai tác giả dựa trên mô hình tăng trưởng của Pensore (1959),
mô hình của Storey (1994) và một số nghiên cứu thực nghiệm trước. Các tác giả đề
xuất mô hình thực nghiệm như sau:
G = f(ENT, FI, ST, EVN, e)
Trong đó, G là biến số tăng trưởng lao động của doanh nghiệp. ENT là một bộ
các biến số thể hiện đặc điểm của chủ sở hữu như độ tuổi, giới tính, và kinh nghiệm. FI
đại diện cho các đặc điểm của doanh nghiệp như kích cỡ doanh nghiệp, độ tuổi doanh
nghiệp. ST là biến số thể hiện năng lực thay đổi chiến lược hiệu quả của doanh nghiệp.
Cuối cùng là ENV đại diện cho môi trường làm việc, bao gồm các biến số thành phần
như địa điểm làm việc hay nghành nghề kinh doanh.
Kết quả ước lượng cho thấy tốc độ tăng trưởng của lao động phụ thuộc rất chặt
chẽ vào đặc điểm của chủ sở hữu. Ngoài ra một số biến số khác như vị trí làm việc và
ngành nghề kinh doanh cũng ảnh hưởng tới sự tăng trưởng lao động của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Bhalotra (1998)
Bhalotra (1998) tiếp cận vấn đề trên nền tảng kinh tế học và phát triển một mô
hình ước lượng riêng để tìm hiểu các nhân tố tác động tới tăng trưởng việc làm của
doanh nghiệp. Mô hình nghiên cứu của tác giả như sau:
Ln(Worker) = f(LnEmploymentt-1, LnEmploymentt-2, Capital stock, LnWaget-1,
Actual Hours)
10


Trong đó: Ln(Worker) đại diện số lượng lao động của doanh nghiệp được lấy
logarit. Biến số này phụ thuộc vào hoạt động tuyển dụng lao động trong quá khứ
(LnEmploymentt-1, LnEmploymentt-2), phụ thuộc vào kết quả đầu ra (Capital stock),
phụ thuộc vào mức lương trong thời kỳ trước (LnWaget-1) và số giờ lao động thực sự
của người lao động (Actual Hours).
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy số lượng lao động trong doanh
nghiệp chịu sự tác động dương của sản lượng đầu ra và kết quả tuyển dụng trong quá

khứ. Trong khi đó nếu mức lương của quá khứ tăng và số giờ thực tế làm việc tăng lên
thì số lượng lao động trong doanh nghiệp sẽ giảm.
Ngoài các nghiên cứu trên, mốt số nghiên cứu khác đáng chú ý được trình bày
như sau:
Nghiên cứu của Lipsey (2004)
Lipsey (2004) cho rằng tổng số người làm việc bên ngoài khu vực nông nghiệp
và phi chính thức được cho là có thể bị ảnh hưởng bởi các nguồn vốn FDI. Các nguồn
vốn FDI có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia bằng cách kết hợp các tài
sản của doanh nghiệp và quốc gia. Điều này thường liên quan đến việc kết hợp tiếp cận
thị trường nước ngoài và công nghệ hiện đại với một lượng lớn nguồn cung lao động
rẻ. Một sự kết hợp của tài sản doanh nghiệp và quốc gia với điều kiện sản phẩm và thị
trường lao động ở nước sở tại như thế sẽ cải thiện và mở rộng các ngành công nghiệp
hiện có, giới thiệu sản xuất trong các ngành công nghiệp mới và thay đổi các lợi thế so
sánh của nước chủ nhà. Ngoài việc giới thiệu các ngành công nghiệp mới và thành lập
các doanh nghiệp mới ở nước sở tại, các nguồn vốn FDI có thể làm tăng việc làm thông
qua việc thiết lập các mối liên kết với các ngành công nghiệp trong nước. Các công ty
nước ngoài có thể mua đầu vào của hàng hóa và dịch vụ từ các doanh nghiệp trong
nước. Cũng có thể là FDI có thể giới thiệu đầu vào chất lượng mới và tốt hơn để được
sử dụng trong việc sản xuất của các doanh nghiệp trong nước đầu nguồn, làm cho nó
có khả năng cạnh tranh hơn và cho phép các doanh nghiệp trong nước mở rộng sản
xuất và cơ hội việc làm. Một ảnh hưởng khác của FDI cho rằng dòng vốn FDI có thể
giảm việc làm trong các doanh nghiệp trong nước. Điều này sẽ xảy ra nếu các doanh
11


nghiệp nước ngoài gia tăng áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước và buộc
họ phải rút khỏi thị trường hoặc giảm bớt lực lượng lao động của họ. Thứ nhất, trong
nhiều trường hợp, các công ty đa quốc gia có những lợi thế ở tầm doanh nghiệp, cho
phép họ có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh trong nước. Thứ hai, với một
mức độ cao của sự thâm nhập FDI, các công ty đa quốc gia cũng có thể nâng cao mức

tiền lương trong ngành công nghiệp và qua đó gây áp lực tăng lương lên đối thủ cạnh
tranh trong nước. Sự tăng lương như vậy sẽ ngăn chặn tăng trưởng việc làm trong các
doanh nghiệp trong nước trong khi lợi thế chi phí của họ đang giảm dần.
Nghiên cứu của Faly Hery Rakotomanana (2013)
Faly Hery Rakotomanana (2013) nghiên cứu hiệu quả của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thuộc khu vực kinh tế phi chính thức nhằm phân tích mức độ hiệu quả kỹ
thuật các cơ sở sản xuất, kinh doanh phi chính thức và các yếu tố quyết định hiệu quả ở
khu vực này bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu từ một loạt cuộc điều tra tiến hành trong
khu vực phi chính thức vào năm 2001 và 2004. Kết quả cho thấy: Hiệu quả của các cơ
sở sản xuất, kinh doanh phi chính thức là rất thấp và tình trạng này không có sự cải
thiện trong giai đoạn 2001 – 2004. Mức độ cải thiện khác nhau giữa các ngành kinh
doanh; trong đó hiệu quả kinh doanh của ngành thương mại có sự cải thiện ít nhất trong
giai đoạn này. Nông nghiệp và thương mại có mối quan hệ ngược chiều giữa hiệu quả
và vốn/giờ làm việc. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một cơ sở phụ thuộc vào số vốn
ban đầu, kinh nghiệm của người quản lý, độ tuổi của cơ sở sản xuất, kinh doanh phi
chính thức và một số đặc điểm liên quan của đơn vị không có tác động lớn và mang ý
nghĩa thống kê; ngoài ra, tác động của đào tạo nghề của người quản lý chỉ có dấu
dương trong ngành công nghiệp.
Nghiên cứu của Mavin và Davies (2001)
Mavin và Davies (2001) nghiên cứu về “Việc làm, quản trị và các thể chế: Những
xu hướng làm thay đổi thế giới”, thông qua việc phân tích số liệu của nhiều nước
phương Tây đã đề cập đến tất cả các mặt then chốt của nền kinh tế, kinh doanh và xã
hội, cụ thể là: (1) Chuyên môn hóa đang mở rộng trong công nghiệp và các ngành
nghề. Xu hướng này tạo ra nhiều thị trường manh mún do các doanh nghiệp nhỏ đảm
12


×