Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động kém, của các nhà thầu xây lắp tại công trình xây dựng dân dụng, sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.05 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

------

NGƠ THANH TRÀ

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC
HIỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG KÉM, CỦA CÁC NHÀ THẦU XÂY
LẮP TẠI CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG, SỬ DỤNG VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ
CƠNG NGHIỆP

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Ngô Thanh Trà.
Học viên Cao học Ngành Cơng trình xây dựng Dân dụng và Cơng nghiệpTrường Đại học Mở, Thành Phố Hồ Chí Minh, niên khóa 2013 -2015.
Tơi cam đoan rằng, Luận văn này “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện an toàn lao động kém, của các nhà thầu xây lắp, tại cơng trình xây dựng
dân dụng, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp” là bài
nghiên cứu, do chính Tơi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lưu Trường Văn.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong Luận văn này, Tơi cam
đoan rằng, toàn phần hay những phần nhỏ của Luận văn này, chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có nghiên cứu nào của người khác, được sử dụng trong Luận văn này,


mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này, chưa bao giờ được nộp, để nhận bất kỳ bằng cấp nào, tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Nếu có gì vi phạm, khơng đúng với lời cam đoan này, Tơi xin hồn tồn chịu
trách nhiệm.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 01 năm 2016
Tác giả

Ngơ Thanh Trà


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lưu
Trường Văn, nguyên Trưởng khoa Xây dựng – Điện, Trường Đại học Mở Thành Phố
Hồ Chí Minh, Giảng viên Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ
Chí Minh, đã giúp tơi hồn thành đề tài này.
Tiếp đến, Tơi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, quý
Thầy Cô tại Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, đã tận
tình giảng dạy cung cấp cho Tôi nhiều kiến thức, trong lĩnh vực xây dựng cơng trình và
kiến thức quản lý hết sức q báu, giúp cho Tơi có một trình độ chuyên môn cũng như
kiến thức nhất định về nghề nghiệp, nâng cao tầm nhìn trong chun mơn và quản lý,
để về địa phương công tác, phục vụ được tốt hơn.
Tơi cũng hết lịng cảm ơn các Anh/Chị Lãnh đạo quản lý của các Sở, Ban,
Ngành Quản lý công tác xây dựng, các Anh/Chị Ban Quản lý Dự án Tỉnh và các
Huyện, Thị xã, Thành phố của Tỉnh Đồng Tháp, các Nhà thầu thi công trên địa bàn
Tỉnh Đồng Tháp, đã giúp Tôi trong việc thu thập dữ liệu để nghiên cứu.
Cảm ơn các Anh/Chị Lãnh đạo quản lý của Công ty Cổ phần Vinaconex 27
Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Xây dựng Hà Đô 4, Công ty Trách nhiệm Hữu Hạn Xây

dựng Diên Hồng, đã giúp Tôi các điều kiện nghiên cứu thực tế tại Cơng trình.
Đặc biệt là cảm ơn sự giúp đở tận tình của quý Lãnh đạo địa phương, Anh/Chị
công tác trong đơn vị và bạn bè Lớp Cao học xây dựng khóa 02- 03, Đại học Mở
Thành Phố Hồ Chí Minh, đã giúp đỡ và cổ vũ Tôi về tinh thần và thời gian, để Tơi có
đủ điều kiện tập trung cho nghiên cứu đề tài.
Một lần nữa xin cảm ơn tất cả! Kính chúc quý Giáo sư, quý Thầy Cô, quý Đồng
nghiệp và bạn bè thân hữu, sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 01 năm 2016
Tác giả

Ngơ Thanh Trà


iii

TĨM TẮT
Đồng Tháp là một Tỉnh nằm trong chương trình dự án phát triển và kết nối vùng
Đồng bằng sông Cửu Long của Chính Phủ, nhiều dự án đã và đang được đầu tư với
quy mô lớn trên địa bàn Tỉnh.
Theo đó, các cấp Lãnh đạo và Chính quyền Tỉnh Đồng Tháp đã không ngừng đề
ra nhiều kế hoạch, giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nhà, nên cũng đã
tập trung cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và Đô thị.
Nhận định trong những năm tới Tỉnh Đồng Tháp sẽ phát triển mạnh về Kinh tế
và Xã hội do những dự án được Trung ương và địa phương đầu tư, lực lượng Lao động
ở Tỉnh sẽ rất lớn, dẫn đến tình hình tai nạn lao động trên địa bàn Tỉnh sẽ tăng cao so
với các năm trước, cần phải đặt ra nhiều giải pháp để quản lý.
Theo đó, Tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Phân tích các nhân tố, ảnh hưởng đến
việc, thực hiện an toàn lao động kém, của các Nhà thầu xây lắp, tại các cơng trình
xây dựng dân dụng, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, trên địa bàn Tỉnh Đồng
Tháp” để nghiên cứu thực hiện luận văn.

Với mục đích là giúp cho các Chủ thể, đặc biệt là các Nhà thầu xây lắp cơng
trình dân dụng tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp, đề ra các
biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho cơng trình xây dựng một cách khoa học.
Do vậy, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn, là các cá nhân tham gia
hoạt động xây dựng, tại các cơng trình dân dụng trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp.
Luận văn hướng tới 3 mục tiêu nghiên cứu cần đạt được là:
- Nhận dạng một bộ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý an toàn lao động kém
của các Nhà Thầu thi công tại Tỉnh Đồng Tháp.
- Phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa các nhân tố đã nhận dạng.
-Đề xuất các giải pháp cụ thể, để cải thiện lao động tại các công trường xây
dựng tại Tỉnh Đồng Tháp.
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu thứ cấp như:
các bài báo, tạp chí, văn bản, luận văn… có liên quan đến vấn đề thực hiện an tồn lao
động cơng trình xây dựng, kết hợp với phỏng vấn lấy ý kiến từ các chuyên gia và


iv

những người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn Tỉnh
Đồng Tháp, từ đó xác lập được 84 yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an tồn lao
động và được nhóm thành 7 nhóm yếu tố gây ảnh hưởng để tiến hành xây dựng mơ
hình nghiên cứu sơ bộ, các thang đo, tiến đến hình thành bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ.
Dựa trên 2 phương pháp nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính) và nghiên cứu
chính thức (nghiên cứu định lượng), để phân tích dữ liệu nhằm đạt được những kết quả
nghiên cứu. Căn cứ bảng câu hỏi khảo sát tiến hành gởi đến các chuyên gia và những
người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn Tỉnh Đồng
Tháp để lấy ý kiến, sau đó thu thập và chắc lọc những yếu tố phù hợp với đặc điểm tình
hình thực hiện cơng tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn Tỉnh, phù hợp với phạm
vi và đối tượng của đề tài. Từ đó đã xác định được 42 yếu tố, gom thành 6 nhóm nhân
tố để tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu tổng quát, xây dựng 49 thang đo trong

bảng câu hỏi khảo sát chính thức, để tiến hành thu thập dữ liệu.
Bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, đã thu thập được 255/270 phiếu khảo sát,
sau khi làm sạch dữ liệu thu được mẫu với kích thước N= 246. Nhờ sự hỗ trợ của phần
mềm thống kế SPSS, mẫu được nhập liệu và tiến hành phân tích kết quả.
Tiến hành xây dựng quy trình nghiên cứu, kiểm định thang đo các biến độc lập,
phân tích thống kê mơ tả, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hệ số tương quan các
biến độc lập và phân tích hồi quy, thu được mơ hình hồi quy phù hợp, xác định mối
quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, kết quả thu được phương trình hồi quy:
Y = 6.499 - 0.287X1 – 0.235X2 - 0.379X4
Từ kết quả nghiên cứu, dựa trên mơ hình hồi quy, Tác giả đã nghiên cứu đưa ra
mơ hình đề xuất với 11 nhân tố ảnh hưởng, tương tác tuyến tính với sự thực hiện an
tồn lao động kém của các nhà thầu xây lắp công trình dân dụng sử dụng vốn ngân
sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp, để đưa ra những kiến nghị phù hợp.


v

MỤC LỤC
Lời cam đoan…………………………………………………………………...………..i
Lời cảm ơn…………………………………………………………………………..….ii
Tóm tắt…………………………………………………………………………………iii
Mục lục……………………………………………………………………………..…...v
Danh mục hình và đồ thị……………………………………………………………...viii
Danh mục bảng biểu…………………………………………………………………...ix
Chương 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………………..……….1
1.1. Cơ sở hình thành luận văn…………………………………………………...……..1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………..…...…5
1.3. Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………………………..…5
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu…………………………………………….……6
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu……………………………………………………………..…8

1.6. Kết cấu luận văn…………………………………………………………….…..…7
Chương 2: CƠ SỞ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU………………………..….……8
2.1. Lý thuyết về an toàn lao động……………………………………………….…....8
2.2. Hệ thống pháp luật về an tồn lao động trong thi cơng xây dựng..…….………...9
2.3. Hệ thống quản lý về an toàn lao động của Nhà nước…….………...…………….12
2.4. Hệ thống quản lý về an toàn lao động của Nhà thầu……………………………..17
2.5. Các nghiên cứu tương tự đã được công bố…………………………………...…..19
2.6. Các đặc điểm lao động ngành xây dựng và đặc điểm lao động ngành xây dựng tại
Tỉnh Đồng Tháp………………………………………………………………….…....22
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………….……………………..27


vi

3.1. Phương pháp nghiên cứu..…………………………….……………………….…27
3.2. Quy trình nghiên cứu……………………………………….……………….……28
3.3.1. Nghiên cứu định tính:………………………………………….………………..29
3.3.2. Nghiên cứu định lượng………………………….………………………………31
3.3.3. Phân tích dữ liệu………….……………………………………………………..34
3.3.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo (CronBach’s Alpha)………………………….34
3.3.3.2. Phân tích thống kê mơ tả (Descriptives, Requencies).………………......……35
3.3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).……………35
3.3.3.4. Phân tích Tương quan hệ số Pearson (hệ số R): ……………………….…….36
3.3.3.5. Phân tích Hồi quy (Regression)………………………………………………37
Chương 4: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………...….…43
4.1. Quy trình phân tích dữ liệu nghiên cứu…………………………………………..43
4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo, nhóm nhân tố khảo sát…………..………………44
4.3. Phân tích thống kê mơ tả……………………………………………...………..…50
4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ( Exploratory Factor Analysis)……...………...63
4.5. Kiểm định độ tin cậy thang đo, nhóm nhân tố rút trích…...……………...……....69

4.6. Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh…………………………………………...………71
4.7. Phân tích tương quan hệ số Pearson (hệ số r)………………...………..…………72
4.8. Phân tích Hồi quy (Regression)………………………………..…………………73
4.9. Kết quả nghiên cứu…..………………………………………..……….…………76
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………….…..….………….79
5.1. Đề xuất, kiến nghị…...………………………………………..………….………79
5.2. Kết luận……………………………………………………….………..……........82


vii

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….…..85
PHỤ LỤC…………………………………………………………………….………87
Phụ lục A: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng…………………………………….…….87
Phụ lục B: bảng câu hỏi khảo sát thử……………………………………………....…91
Phụ lục C: Dàn bài thảo luận nhóm………………………………………..…..……...97
Phụ lục D: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức…..………………………………….….98
Phụ lục E: Kiểm tra làm sạch dữ liệu………………………………….……………..103
Phụ lục F: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo………………..…………….........103
Phụ lục G: Kết quả phân tích thống kê mơ tả………………………………...………110
Phụ lục H: Kết quả phân tích nhân tố……………….……………………………..…112
Phụ lục M: Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson…………………………….124
Phụ lục N: Kết quả phân tích hồi quy………………………………………………..124


viii

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Biểu đồ số vụ và số người xảy ra tai nạn lao động qua 4 năm ………………2
Hình 1.2. Biểu đồ tỉ lệ số vụ tai nạn lao động trong XD qua 4 năm…………..………..2

Hình 1.3. Biểu đồ tỉ lệ các nguyên nhân gây ra TNLĐ qua 4 năm…………………..…3
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bộ Xây Dựng về An tồn lao động………...……13
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Xây Dựng Tỉnh Đồng Tháp…………..……….…14
Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ LĐTBXH về An tồn lao động…………….……15
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống tổ chức Cơng Đồn Việt Nam………………………..……16
Hình 2.5. Sơ đồ tổ chức Cơng ty Cổ phần Hà Đơ 4…………………………..………17
Hình 2.6. Sơ đồ tổ chức Cơng ty Cổ phần Vinaconex………………………...………18
Hình 2.7. Sơ đồ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ATLĐ……………………………24
Hình 2.8. Mơ hình nghiên cứu sơ bộ………………………………………….………26
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu………………………………….……………………28
Hình 3.2. Mơ hình nghiên cứu chính thức……………………….……………………41
Hình 4.1. Sơ đồ phân tích dữ liệu nghiên cứu………………………………...………43
Hình 4.2. Biểu đồ kinh nghiệm người tham gia khảo sát………………..……………50
Hình 4.3. Biểu đồ vai trị của người tham gia khảo sát…………………….…………51
Hình 4.4. Biểu đồ chức vụ của người tham gia khảo sát…………………….…..……53
Hình 4.5. Biểu đồ loại hình đơn vị cơng tác người khảo sát……………….…………54
Hình 4.6. Biểu đồ loại cơng trình khảo sát……………………………………………55
Hình 4.7. Biểu đồ địa điểm khảo sát………………………………………….………56
Hình 4.8. Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh……………………………………….……72
Hình 4.9. Mơ hình đề xuất…………………………………………………….………78


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Mô tả giả thuyết nghiên cứu……………………………………..…………25
Bảng 3.1. Các giả thuyết nghiên cứu chính thức…………………………….………..41
Bảng 4.1. Kiểm định thang đo nhóm yếu tố nhân lực………………………...………44
Bảng 4.2. Kiểm định thang đo nhóm yếu tố phương tiện làm việc………..…….……45
Bảng 4.3. Kiểm định thang đo nhóm yếu tố Quản lý…………………………………46

Bảng 4.4. Kiểm định thang đo nhóm yếu tố Mơi trường……………………..………47
Bảng 4.5. Kiểm định thang đo nhóm yếu tố Đào tạo-huấn luyện………….…………48
Bảng 4.6. Kiểm định thang đo nhóm yếu tố Chính sách-xúc tiến…………….………49
Bảng 4.7. Thời gian cơng tác ngành Xây dựng…..……………………..…....….……50
Bảng 4.8. Vai trị làm việc đối với cơng trình………………………..……….…….…51
Bảng 4.9. Chức vụ người tham gia khảo sát……………………….………….………52
Bảng 4.10. Loại hình Đơn vị cơng tác……………………………..………….………53
Bảng 4.11. Loại cơng trình người tham gia khảo sát………………………….………54
Bảng 4.12. Địa điểm làm việc của người tham gia khảo sát…………….……….……55
Bảng 4.13. Giá trị trung bình cộng các yếu tố được đánh giá…………….……..……56
Bảng 4.14. Các yếu tố bị loại…………………………………………………….……63
Bảng 4.15. Kiểm định KMO and Bartett’s Test………………………...……….……64
Bảng 4.16. Bảng kết quả phân tích nhân tố……………………………..……….……64
Bảng 4.17. Bảng giá trị lượng biến thiên……………………………………..….……65
Bảng 4.18. Bảng giá trị tổng phương sai trích……………………………..….………66
Bảng 4.19. Bảng ma trận xoay các nhân tố…………………………………..……….67
Bảng 4.20. Bảng phân nhóm và đặt tên nhóm các biến quan sát………………...……68


x

Bảng 4.21.Kiểm định thang đo nhóm yếu tố Người Quản lý……………...…….……69
Bảng 4.22.Kiểm định thang đo nhóm yếu tố phương tiện làm việc…….…….………70
Bảng 4.23.Kiểm định thang đo nhóm yếu tố Người cơng nhân………………………71
Bảng 4.24. Bảng tóm tắt mơ hình hồi quy………………………………….…………73
Bảng 4.25. Hệ số ANOVA……………………………………………………………74
Bảng 4.26. Bảng giá trị các hệ số hồi quy……………………………………….……75


1


Chƣơng 1: GIỚI THIỆU

1.1. Cơ sở hình thành luận văn:
1.1.1. Giới thiệu chung:
Trong những năm qua tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh
hƣởng khơng nhỏ đến nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và các nƣớc trong khu
vực nói chung nhƣng Nền kinh tế nƣớc ta vẫn phát triển và hội nhập với các nền
kinh tế trong khu vực.
Sự phát triển của nền kinh tế đã tạo điều kiện cho các ngành, nghề phát triển
mạnh mẽ, trong đó ngành xây dựng là một trong những ngành mũi nhọn của nƣớc
ta, đóng góp rất to lớn về Kinh tế và Xã hội cho Đất nƣớc.
Ngành Xây dựng đã giải quyết một lƣợng lớn nhu cầu lao động trong nƣớc
và đem lại cuộc sống ấm no cho ngƣời lao động.
Tuy nhiên cũng là ngành có nhiều vụ tai nạn lao động nhất, chiếm tỉ trọng
lớn trong các vụ tai nạn lao động đã xảy ra trên toàn Quốc.
Mặc dù Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp
lý nhằm hạn chế tai nạn lao động. Các Tỉnh/Thành đã đề ra các biện pháp thiết thực
để quản lý nhằm kìm chế nhƣng các vụ tai nạn lao động trên Tồn Quốc vẫn cịn ở
mức độ cao.
Theo công bố của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội các năm 2011, 2012,
2013 và 2014. Trong 04 năm qua trên cả nƣớc số vụ và số ngƣời do tai nạn lao động
xảy ra vẫn còn ở mức cao. Trong đó Lĩnh vực xây dựng chiếm tỉ lệ năm sau cao hơn
năm trƣớc.[1]


2

Hình 1.1. Biểu đồ số vụ và số ngƣời xảy ra tai nạn lao động qua 4 năm
Nguồn: Bộ Lao động Thƣơng và Xã hội, 2011; 2012; 2013; 2014.


Hình 1.2. Biểu đồ tỉ lệ số vụ tai nạn lao động trong XD qua 4 năm
Nguồn: Bộ Lao động Thƣơng và Xã hội, 2011; 2012; 2013; 2014.
Cũng theo công bố của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, các nguyên
nhân gây ra tai nạn lao động trong 04 năm qua trên cả nƣớc biến động theo từng
năm. Chẳng hạn, năm 2011 và năm 2012 tai nạn lao động xảy ra nguyên nhân chủ


3

yếu là do lỗi ở ngƣời lao động. Năm 2013 và năm 2014 các nguyên nhân gây ra tai
nạn lao động lại là lỗi của các Tổ chức, ngƣời sử dụng lao động.[1]

Hình 1.3. Biểu đồ tỉ lệ các nguyên nhân gây ra TNLĐ qua 4 năm
Nguồn: Bộ Lao động Thƣơng và Xã hội, 2011; 2012; 2013; 2014.
Nhận xét chung:
Qua các số liệu trên cho thấy, mặc dù Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính
sách, pháp luật quy định trong việc đảm bảo an toàn lao động nhƣng số vụ tai nạn
lao động năm sau vẫn cao hơn năm trƣớc và lĩnh vực xây dựng luôn chiếm tỉ trọng
cao.
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu:
Đồng Tháp là một Tỉnh Nông Nghiệp ở Đồng bằng Sông cửu long thuộc khu
vực Tây Nam Bộ, có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp
giáp với trung tâm các Tỉnh, Thành trong khu vực nhƣ: Thành phố Long Xuyên,
Thành phố Vĩnh Long, đặc biệt là Thành phố Cần Thơ, Thành phố lớn trực thuộc
Trung ƣơng.
Về mặt giao thông đối ngoại có nhiều Tuyến Quốc lộ và Đƣờng Thủy nội địa
của Quốc gia đi qua, đặc biệt là hai con sơng từ thƣợng nguồn Mê Kơng chảy xuống
đó là Sông Tiền và Sông Hậu.



4

Đồng Tháp cịn nằm trong chƣơng trình dự án phát triển và kết nối vùng
Đồng bằng sông Cửu Long của Chính Phủ, nhiều dự án đã và đang đƣợc đầu tƣ với
quy mô lớn trên địa bàn Tỉnh nhƣ Cầu Vàm Cống, Cầu Cao Lãnh, tuyến đƣờng N2
(nồi tuyến đƣờng hồ Chí Minh)…
Với những sự đầu tƣ to lớn của Chính phủ, Chính quyền Tỉnh Đồng Tháp đã
khơng ngừng đề ra nhiều kế hoạch giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh
nhà, bền vững theo hƣớng “Lấy Nông Nghiệp làm nền tảng, phát triển Hạ tầng và
Đơ thị làm khâu đột phá.”, nhiều cơng trình hạ tầng kỹ thuật đô thị đƣợc Tỉnh đầu
tƣ đồng bộ để hoà vào các dự án của Trung ƣơng, Thị trƣờng lao động tại Đồng
Tháp sẽ rất sôi động và phức tạp bởi những tác động của sự phát triển.
Nhìn lại thực trạng Đồng Tháp là Tỉnh thuần nông nhƣng sản xuất cịn phân
tán, quy mơ nhỏ. Ngƣời lao động chƣa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng về công tác
An tồn - Vệ sinh lao động, thói quen sản xuất và tập qn làm việc cịn mang tính
tự phát, chƣa thực sự quan tâm đến biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động,
đa số chƣa đƣợc tuyên truyền, hƣớng dẫn đầy đủ về tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm
kỹ thuật và các biện pháp phịng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Những hạn chế nêu trên khiến cho tình hình tai nạn lao động trên địa bàn
Tỉnh Đồng Tháp thời gian gần đây vẫn còn khá phức tạp. Theo thống kê của Sở Lao
Động Thƣơng Binh và Xã Hội, từ năm 2013 đến tháng 7 năm 2014, trên địa bàn
tỉnh đã xảy ra 12 vụ tai nạn lao động, làm chết 10 ngƣời, 7 ngƣời bị thƣơng, trong
đó có những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại Nhà máy Tinh luyện dầu
thuộc Công ty I.D.I thuộc Cụm Công Nghiệp Vàm Cống, huyện Lấp Vị vào năm
2013, làm chết 06 ngƣời, khi cơng trình mới đi vào vận hành thử, vụ tai nạn lao
động tại Công ty Cổ phần Thức ăn thủy sản Hùng Cá vào cuối năm 2013 làm chết
01 Công nhân khi đang vận hành máy. Đầu năm 2014 vụ tai nạn lao động xảy ra tại
Công ty Cổ phần Vạn Ý, thuộc Cụm Cơng Nghiệp Bình Thành, huyện Thanh Bình,
khiến 2 cơng nhân bị thƣơng, trong đó một ngƣời bị kẹt trong kho cấp đông 4 ngày

liền tục, 02 Vụ gãy cần cẩu làm chết 02 ngƣời ở thị xã Hồng Ngự và ở khu Công
nghiệp Sa đéc làm chết 02 ngƣời, bị thƣơng 01 ngƣời…[5]
Theo Thanh tra Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội, nguyên nhân xảy ra
các vụ tai nạn lao động là do ngƣời sử dụng lao động khơng đảm bảo điều kiện an
tồn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, ngƣời sử dụng lao động khơng
huấn luyện an tồn cho ngƣời lao động. Ngồi ra, cịn có ngun nhân từ phía ngƣời
lao động nhƣ: khơng thực hiện đúng quy trình vận hành an tồn máy móc, thiết bị,
khơng trang bị các phƣơng tiện bảo vệ cá nhân. Chẳng hạn, trong vụ tai nạn xảy ra
tại Nhà máy Tinh luyện dầu thuộc Công ty I.D.I, lực lƣợng chức năng phát hiện có


5

ít nhất 2 cơng nhân chƣa qua huấn luyện an tồn lao động. Chính vì vậy, khi xảy ra
tai nạn lao động, những ngƣời có mặt tại hiện trƣờng đã khơng biết cách xử lý tình
huống, dẫn đến sự cố tai nạn làm chết nhiều ngƣời rất đáng tiếc.[5]
Đó là những nhận định chủ quan về các nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động,
chƣa có một nghiên cứu nào trên địa bàn Tỉnh, nghiên cứu phân tích các yếu tố gây
ra tai nạn lao động trên địa bàn Tỉnh, để xác định một cách xác thực và mang tính
khoa học các nguyên nhân phân tích, đề xuất những giải pháp kìm chế tai nạn lao
động trên địa bàn Tỉnh.
Nhận định trong những năm tới Tỉnh Đồng Tháp sẽ phát triển mạnh về Kinh
tế và Xã hội do những dự án đƣợc Trung ƣơng và địa phƣơng đầu tƣ, lực lƣợng lao
động ở Tỉnh sẽ rất lớn, dẫn đến tình hình tai nạn lao động trên địa bàn Tỉnh sẽ tăng
cao khó kìm chế, cần phải đặt ra nhiều giải pháp để quản lý.
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra và phân tích các yếu tố gây ra tai nạn lao
động, đặc biệt là tai nạn lao động thuộc lĩnh vực xây dựng trên địa bàn Tỉnh là rất
cần thiết.
Theo đó, Tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích các nhân tố, ảnh
hưởng đến việc, thực hiện an toàn lao động kém, của các Nhà thầu xây lắp, tại

các cơng trình xây dựng dân dụng, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa
bàn Tỉnh Đồng Tháp” để tìm hiểu và nhận dạng những yếu tố và mức độ ảnh
hƣởng. Từ đó có những kiến nghị phù hợp cho các Chủ thể tham gia hoạt động xây
dựng trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
• Nhận dạng đƣợc một bộ các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện an toàn
lao động kém của các Nhà thầu xây lắp tại các cơng trình xây dựng dân dụng sử
dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp.
• Phân tích mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các nhân tố đã nhận dạng.
• Đề xuất các giải pháp cụ thể để cải thiện công tác thực hiện an tồn lao
động tại các cơng trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc tại
Tỉnh Đồng Tháp.
1.3.Câu hỏi nghiên cứu:
• Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc thực hiện an toàn lao động kém của các
Nhà thầu tại các cơng trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn
Tỉnh Đồng Tháp?


6

• Trong các yếu tố ảnh hƣởng đó yếu tố nào là quan trọng cần phải đề xuất
giải pháp ?
• Các nhà Quản lý xây dựng và Lãnh đạo Tỉnh Đồng Tháp cần những giải
pháp gì, để nhằm hạn chế tai nạn lao động tại các cơng trình xây dựng trên địa bàn
Tỉnh ?
1.4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu:
• Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các dự án xây dựng cơng trình dân dụng
sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp.
• Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các Nhà thầu xây lắp các cơng trình dân
dụng và các chủ đầu tƣ (các Ban Quản lý dự án) sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc

trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp
• Nghiên cứu đƣợc phân tích và thảo luận trên quan điểm của các Nhà thầu
thi công xây dựng là chủ yếu và kết hợp với quan điểm của các chủ thể liên quan
gồm: Chủ đầu tƣ, Tƣ vấn giám sát tham gia hoạt động xây dựng tại Tỉnh Đồng
Tháp.
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu:
Việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ đem lại những ý nghĩa sau:
1.5.1. Đóng góp của đề tài về mặt học thuật:
Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên nền tảng từ các cơ sở lý thuyết, áp dụng
phƣơng pháp Thống kê kết hợp với phƣơng pháp phân tích định lƣợng, mơ hình
nghiên cứu dựa trên các cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trong nƣớc và các nƣớc
trong khu vực đã đƣợc công bố, kết hợp với khảo sát thực tế nên nghiên cứu có cơ
sở lý thuyết vững chắc. Cung cấp cho những ngƣời nghiên cứu tiếp theo có một tài
liệu tham khảo. Cụ thể là dữ liệu tham khảo về bộ nhân tố các yếu tố ảnh hƣởng đến
việc thực hiện an toàn lao động kém của các Nhà thầu xây lắp tại các cơng trình xây
dựng dân dụng sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp và
một mơ hình tiên đốn giữa mối quan hệ tƣơng hỗ của các nhóm yếu tố ảnh hƣởng
đến cơng tác thực hiện an tồn lao động trên công trƣờng xây dựng tại Tỉnh Đồng
Tháp, để có những định hƣớng nghiên cứu khác.


7

1.5.2. Đóng góp của đề tài về mặt thực tiễn:
Giúp cho các Chủ thể, đặc biệt là các Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng
trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp, đề ra các biện pháp thực hiện an toàn lao động cho
cơng trình xây dựng một cách khoa học.
1.6. Kết cấu luận văn:
Luận văn gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Là Chƣơng giới thiệu khái quát để sát lập cơ sở hình thành chủ đề

của luận văn.
Chƣơng 2: Trình bày các cơ sở lý thuyết, tổng quan nghiên cứu, bao gồm các
cơ sở lý luận về an toàn lao động.
Chƣơng 3: Trình bày phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm thiết kế nghiên cứu,
quy trình nghiên cứu.
Chƣơng 4: Trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm các kết quả phân tích dữ
liệu và nhận xét đánh giá các kết quả thu đƣợc.
Chƣơng 5: Trình các kiến nghị và kết luận dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu.


8

Chƣơng 2: CƠ SỞ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Lý thuyết về an toàn lao động:
2.1.1. Các khái niệm:
-An toàn lao động: là việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong q trình lao
động, gây thƣơng tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho ngƣời lao động. [1]
- An tồn lao động trong thi cơng xây dựng cơng trình: là hệ thống các biện
pháp về tổ chức quản lý, điều hành trên công trƣờng nhằm cải thiện điều kiện lao
động và ngăn chặn tai nạn lao động trong thi cơng xây dựng cơng trình.[2]
-Tai nạn lao động: Theo điều 142 Bộ Luật Lao động, tai nạn lao động là tai
nạn gây tổn thƣơng cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong
cho ngƣời lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện
công việc, nhiệm vụ lao động.[1]
- Bảo hộ lao động: là hệ thống các quy phạm pháp luật, các biện pháp về tổ
chức kinh tế xã hội, khoa học công nghệ để cải tiến điều kiện lao động nhằm bảo vệ
sức khỏe, tính mạng con ngƣời trong lao động, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản
phẩm.[1]
-Điều kiện lao động: Trong quá trình lao động để tạo ra sản phẩm vật chất và

tinh thần, con ngƣời phải làm việc trong những điều kiện nhất định gọi là điều kiện
lao động.[1]
Nói cách khác, điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ
chức, kỹ thuật, tự nhiên thể hiện qua quy trình cơng nghệ, cơng cụ lao động, đối
tƣợng lao động, môi trƣờng lao động, con ngƣời lao động và sự tác động qua lại
giữa chúng tạo điều kiện cho các hoạt động của con ngƣời trong quá trình sản suất.
-Các yếu tố của Lao động bao gồm: Máy, thiết bị công cụ; nhà xƣởng; năng
lƣợng; nguyên vật liệu; đối tƣợng lao động; ngƣời lao động.
-Các yếu tố liên quan đến lao động bao gồm:
+ Các yếu tố tự nhiên liên quan đến nơi làm việc.
+ Các yếu tố kinh tế, xã hội, các mối quan hệ đời sống, hoàn cảnh gia
đình ngƣời lao động.


9

2.1.2. Các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động:
Trong quá trình làm việc, ngƣời lao động phải sử dụng đến các phƣơng tiện,
dụng cụ, thiết bị hỗ trợ, do đó có thể kể đến một số yếu tố nguy hiểm, thƣờng xuyên
dẫn đến tai nạn lao động nhƣ:
- Các bộ phận, thiết bị truyền động, chuyển động: các loại máy thi công cơ
giới, thiết bị động lực nhƣ: máy khoan, máy cắt...
- Nguồn nhiệt: từ các máy cắt thép, máy hàn...
- Nguồn điện: rò rỉ điện, thiết bị cầm tay...
- Vật rơi, đổ, sập: đá cát rơi vãi từ trên cao, thiết bị nâng bị đứt cáp, sập dàn
giáo,...
- Cháy nổ: tia lửa điện do máy hàn, máy cắt thép, vật liệu dễ cháy, chạm
điện,...
2.2. Hệ thống pháp luật về an tồn lao động trong thi cơng xây dựng:
Các vấn đề liên quan đến an toàn lao động trong thi cơng xây dựng cơng

trình đƣợc hệ thống Quy phạm pháp luật quy định nhƣ sau:
2.2.1. Về Tiêu chuẩn, Quy chuẩn:
- QCVN 09:2012/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao
động đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng cơ động [1]
- TCVN 5308-91 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng [2]
2.2.2 Luật quy định:
2.2.2.1 Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 quy định tại:
-Điều 111, khoản 2, khoản 3 quy định về yêu cầu đối với thi cơng xây dựng
cơng trình: “2. Bảo đảm an tồn cho cơng trình xây dựng, ngƣời, thiết bị thi cơng,
cơng trình ngầm và các cơng trình liền kề; có biện pháp cần tiết hạn chế thiệt hại về
ngƣời và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an tồn trong q trình thi cơng xây dựng.
3. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục
cơng trình, cơng việc có u cầu nghiêm ngặt về an tồn lao động, phịng, chống
cháy nổ.” [4]
- Điều 115 quy định về an toàn trong thi cơng xây dựng cơng trình:


10

“1. Trong q trình thi cơng xây dựng chủ đầu tƣ, nhà thầu thi cơng xây
dựng có trách nhiệm bảo đảm an tồn cho cơng trình, ngƣời lao động, thiết bị,
phƣơng tiện thi công làm việc trên công trƣờng xây dựng.
2. Chủ đầu tƣ phải bố trí ngƣời có đủ năng lực theo dõi, kiểm tra việc thực
hiện các quy định về an tồn của nhà thầu thi cơng xây dựng, tạm dừng hoặc đình
chỉ thi cơng khi phát hiện có sự cố gây mất an tồn cơng trình, dấu hiệu vi phạm
quy định về an toàn; phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc
tai nạn lao động; thông báo kịp thời với cơ quan chức năng có thẩm quyền khi xảy
ra sự cố cơng trình, tai nạn lao động gây chết ngƣời.
3. Nhà thầu thi công xây dựng phải đề xuất , thực hiện các biện pháp bảo
đảm an toàn cho ngƣời, máy, thiết bị, tài sản cơng trình đang xây dựng, cơng trình

ngầm và các cơng trình liền kề; máy, thiết bị, vật tƣ phục vụ thi cơng có u cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động phải đƣợc kiểm định về an toàn trƣớc khi đƣa vào
sử dụng ”.
- Điều 120, khoản 1 quy định về giám sát thi công xây dựng cơng
trình:“Cơng trình phải đƣợc giám sát về chất lƣợng, khối lƣợng, tiến độ, an toàn lao
động và bảo vệ mơi trƣờng trong q trình thi cơng.”[4]
2.2.2.2. Theo Bộ Luật Lao Động số 10/2012/QH13 quy định tại:
-Điều 136, khoản 2 quy định:” Ngƣời sử dụng lao động căn cứ tiêu chuần,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phƣơng về an toàn lao động, vệ
sinh lao động để xây dựng nội quy, quy trình làm việc đảm bảo an toàn lao động, vệ
sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc.”[4]
- Điều 138, khoản 1, điểm b quy định về nghĩa vụ của ngƣời sử dụng lao
động: “Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết
bị, nhà xƣởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao
động hoặc các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã
đƣợc công bố, áp dụng.‟[4]
-Điều 148 quy định: “Hằng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh
doanh, ngƣời sử dụng lao động phải lâp kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ
sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động”.[4]
2.2.2.3. Luật An toàn, vệ sinh lao động, số 84/2015/QH13:
Tại kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã chính thức thơng qua
Luật số 84/2015/QH13 An tồn, vệ sinh lao động.


11

Với 88,87% ý kiến tán thành, trên tổng số 448 đại biểu tham gia biểu quyết,
Quốc hội đã chính thức thơng qua Luật An tồn, vệ sinh lao động vào cuối phiên
họp buổi sáng ngày 25 tháng 6 năm 2015. Luật có 7 chƣơng, 93 điều và có hiệu lực
thi hành vào ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Nhƣ vậy vấn đề an tồn, vệ sinh lao động đã chính thức có một đạo Luật
riêng để chi phối, khơng cịn lồng ghép trong các Luật khác. Điều này chứng tỏ vấn
đề an toàn, vệ sinh lao động đã đƣợc Xã hội và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm.
Theo Luật này thì các vấn đề về an tồn lao động đƣợc quy định nhƣ sau:
-An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy
hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thƣơng tật, tử vong đối với con ngƣời. [4]
-Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thƣơng cho bất kỳ bộ phận, chức năng
nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho ngƣời lao động, xảy ra trong quá trình lao
động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. [4]
-Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hƣ hỏng của máy, thiết
bị, vật tƣ, chất vƣợt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình
lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con ngƣời, tài sản và
môi trƣờng. [4]
2.2.3. Nghị Định:
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, về việc quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơng
trình, tại điều 30, quy định về quản lý an tồn trong thi cơng xây dựng.[4]
-Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, về quản lý chất lƣợng cơng trình xây dựng,
tại điều 29, quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng.[4]
-Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao
Động về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao
động.[4]
2.2.4. Thông tƣ:
- Thông tƣ số 22/2010/TT-BXD, do Bộ Xây Dựng ban hành ngày 03 tháng
12 năm 2010, quy định về an tồn lao động trong thi cơng xây dựng cơng trình.[2]
- Thơng tƣ 27/2013/TT-BLĐTBXH, do Bộ Lao Động Thƣơng Binh và Xã
Hội, ban hành ngày 18 tháng 10 năm 2013, Quy định về công tác huấn luyện an
toàn vệ sinh lao động.[1]


12


- Thông tƣ 04/2014/TT-BLĐTBXH, do Bộ lao động Thƣơng Binh và Xã
Hội, ban hành ngày 12 tháng 02 năm 2014, hƣớng dẫn thực hiện chế độ trang bị
phƣơng tiện bảo vệ cá nhân.[1]
2.2.5. Chỉ thị và Quyết định:
- Chỉ thị số 02/CT-BXD, do Bộ Xây Dựng ban hành, ngày 21 tháng 3 năm
2011, về việc tăng cƣờng thực hiện các quy định đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động
và phòng chống cháy nổ trong ngành xây dựng.[2]
- Quyết định số 2281/QĐ-TTg, do Thủ Tƣớng Chính Phủ ký ban hành, ngày
10-12-2010, về việc phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động
giai đoạn 2011-2015.[4]
2.3. Hệ thống quản lý an toàn lao động của Nhà nƣớc:
Vấn đề An toàn lao động liên quan đến nhiều Bộ, Ngành. Tuy nhiên trong
nghiên cứu này 02 Bộ chủ yếu có liên quan trực tiếp là Bộ Xây Dựng và Bộ Lao
Động Thƣơng Binh - Xã Hội, và đƣợc thực hiện qua cơ cấu tổ chức sau:
2.3.1. Bộ Xây dựng:
Theo Nghị định số 62/2013/NĐ-CP, ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính
phủ, về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Xây Dựng. Theo đó:
Cục Quản lý hoạt động xây dựng, là một trong những tổ chức thuộc Bộ Xây
Dựng, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng quản lý nhà nƣớc và thực thi
pháp luật đối với lĩnh vực hoạt động xây dựng gồm: lập, thẩm định, phê duyệt và
quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình; cấp giấy phép xây dựng; khảo sát xây
dựng, thiết kế xây dựng, thi cơng xây dựng; an tồn, vệ sinh lao động trong hoạt
động xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng.[4]
Trong đó, chức năng về an tồn đƣợc thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:
-Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc bộ lao động thƣơng binh
và xã hội nghiên cứu, xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc Bộ
ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật
về an toàn kỹ thuật trong thi cơng xây dựng cơng trình [4]

-Xây dựng danh mục máy thiết bị vật tƣ có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động đặc thù ngành xây dựng để Bộ đề nghị Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội
thống nhất ban hành.[4]


13

-Nghiên cứu xây dựng để Bộ trình cấp thẩm quyền ban hành quy trình kiểm
định các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù ngành
xây dựng sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ lao động thƣơng binh và xã hội.[4]
-Hƣớng dẫn kiểm tra cơng tác an tồn kỹ thuật trong thi cơng xây dựng nhằm
đảm bảo an tồn cho ngƣời lao động, thiết bị thi cơng, cơng trình xây dựng và các
cơng trình lân cận; phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc bộ lao động thƣơng
binh và xã hội xử lý vi phạm, hƣớng dẫn giải quyết sự cố mất an tồn kỹ thuật trong
thi cơng xây dựng cơng trình theo quy định của pháp luật.[4]

Bộ xây dựng

Sở Xây Dựng
Tỉnh/Thành

Cục quản lý hoạt
động xây dựng

Phịng
An tồn lao động

Phịng quản lý chất lƣợng
Bộ phận An tồn lao động


Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bộ Xây Dựng về An toàn lao động
Nguồn: Bộ Xây dựng, 2011, „Cổng thông tin điện tử‟,
< >, ngày truy cập 18/12/2015.
2.3.2. Sở Xây Dựng các Tỉnh/Thành:
+ Sở Xây Dựng các Tỉnh/Thành có chức năng tham mƣu, giúp Ủy Ban Nhân
Dân Tỉnh/Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vực: Xây
dựng; Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng; Hạ tầng kỹ thuật đô thị, Khu công nghiệp,
Khu chế xuất, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao; Phát triển đô thị; Nhà ở và Công sở;
Kinh doanh bất động sản; Vật liệu xây dựng; Về các Dịch vụ công trong các lĩnh
vực quản lý nhà nƣớc của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo
phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.


14

+ Sở Xây Dựng chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và
công tác của Ủy ban nhân dân Tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra
về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây Dựng.
+ Sở Xây Dựng Tỉnh Đồng Tháp, Bộ phận an tồn lao động trực thuộc
Phịng Kinh tế - Kỹ thuật.

GIÁM ĐỐC

PHĨ GIÁM ĐỐC

PHĨ GIÁM ĐỐC

PHĨ GIÁM ĐỐC

Các phịng

chun mơn

Văn phịng
Sở

Phịng
Thẩm định

Thanh tra
Sở

Phịng
Kinh tế kỹ thuật

Trung tâm
Kiểm định

Bộ phận An tồn lao động

Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Xây Dựng Tỉnh Đồng Tháp
Nguồn: Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp, 2014, „Cổng thông tin điện tử‟
< >, ngày truy cập 18/12/2015.
2.3.3. Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội:
Cục An toàn lao động, là đơn vị trực thuộc Bộ Lao Động Thƣơng binh - Xã
hội, có trách nhiệm giúp Bộ Trƣởng thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh
vực an toàn lao động trong phạm vi cả nƣớc theo quy định của pháp luật.[5]


×