Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.49 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NGÂN HÀNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

SVTH: LÊ THỦY THƯƠNG
MSSV: 1254030426
NGÀNH: NGÂN HÀNG
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ THÙY LINH
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa Đào Tạo đặc biệt cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại học Mở
TP.HCM. Suốt 4 năm học vừa qua (2012-2016), sự dìu dắt, tận tình dạy dỗ của quý
thầy cô đã trang bị thêm cho em nhiều kiến thức bổ ích trong lĩnh vực kinh tế, tài chính,
ngân hàng…Và em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị
Thùy Linh, cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa
luận tốt nghiệp này.
Em cũng chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng các anh, chị phòng tín dụng chi
nhánh Hồ Chí MInh- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, đặc biệt là chị Hồ Thị
Hà My đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại
Ngân hàng.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe, thành công hơn nữa trong sự
nghiệp giảng dạy, chúc toàn thể Ban giám đốc và nhân viên của Ngân hàng TMCP Việt


Nam Thịnh Vượng sức khỏe, công tác tốt, chúc cho Ngân hàng ngày càng phát triển,
khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

TP.HCM, ngày 01 tháng 04 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Lê Thủy Thương
i


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHTM

Ngân hàng thương mại

TMCP

Thương mại cổ phần

VPB

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

HĐQT

Hội đồng quản trị

VHĐ


Vốn huy động

HĐV

Huy động vốn



Hoạt động

TCTD

Tổ chức tín dụng

TCKT

Tổ chức kinh tế

KHCN

Khách hàng cá nhân

BCTC

Báo cáo tài chính

ĐVT

Đơn vị tính


iii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ................................................................................... 1
1.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ............................................................................. 1
1.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ............................................................................... 2
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:.......................................................................... 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ................................................................... 2
1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI: ........................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH
VƯỢNG

………………………………………………………………………..4

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................................... 4
2.2 NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG .............................................................................. 4
2.3 TẦM NHÌN VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ............................................. 5
2.4 GIỚI THIỆU CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA VPB ............................ 5
2.5 CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ............................................ 8
2.5.1 Hoạt động quản lý và huy động vốn: ....................................................... 15
2.5.2 Hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng: ..................................... 10
2.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh:.................................................................. 8
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NHTM VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG .............................................. 12
3.1 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN
HÀNG.

………………………………………………………………………12


3.1.1 Chỉ tiêu huy động theo loại tiền. .............................................................. 13
3.1.2 Chỉ tiêu huy động theo theo loại hình. ..................................................... 13
iv


3.1.3 Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn. ................................................................ 13
3.1.4 Vốn huy động / Vốn tự có (Vốn chủ sở hữu)........................................... 14
3.1.5 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn. ............................................................. 14
3.1.6 Chi phí huy động / Tổng chi phí............................................................... 14
3.1.7 Chi phí huy động / Tổng vốn huy động. .................................................. 14
3.1.8 Lãi thu từ hoạt động cho vay / Lãi chi cho hoạt động huy động vốn. .. 14
3.1.9 Chỉ tiêu Chênh lệch thu chi. ..................................................................... 14
3.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ............................. 15
3.2.1 Các sản phẩm huy động vốn tại ngân hàng: ........................................... 17
3.2.2 Cơ câu: nguồn vốn: ................................................................................... 20
3.2.3 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền: ........................................................ 22
3.2.4 Tỷ trọng các loại tiền gửi theo loại hình:................................................. 26
3.2.5 Tỷ trọng các loại tiền gửi theo kỳ hạn: .................................................... 29
3.2.6 Chi phí huy động: ...................................................................................... 32
3.2.7 Tình hình sử dụng vốn huy động để cho vay: ......................................... 37
3.2.8 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng :
……………………………………………………………………………...38
CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY
ĐỘNG VỐN ………………………………………………………………………46
4.1 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM VIỆT NAM
THỊNH VƯỢNG ..................................................................................................... 46
4.1.1 Những kết quả đạt được: .......................................................................... 46
4.1.2 Những tồn tại, hạn chế: ............................................................................. 47
4.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:............................................... 47


v


4.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG ..................................................... 48
4.2.1 Về phía ngân hàng:.................................................................................... 48
4.2.2 Một số kiến nghị: ....................................................................................... 50
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………52

vi


DANH SÁCH BẢNG BIỂU:
Bảng 3.1:Cơ cấu nguồn vốn từ năm 2010- 9 tháng đầu năm 2015 .............................. 20
Bảng 3.2: Cơ cấu huy động theo loại tiền năm 2010 tới 9 tháng đầu năm 2015 ......... 23
Bảng 3.3 Biến động tỷ giá USD năm 2015 .................................................................. 25
Bảng 3.4:Tỷ trọng các loại tiền gửi theo loại hình ....................................................... 27
Bảng 3.5:Tỷ trọng các loại tiền gửi theo kì hạn: .......................................................... 29
Bảng 3.6: Lãi suất trung bình tiền gửi trung dài hạn của VPBank từ năm 2010 đến 9
tháng đầu năm 2015. ..................................................................................................... 30
Bảng 3.7: Lãi suất bình quân của VPBank giai đoạn năm 2010 đến ba quý đầu năm
2015 .............................................................................................................................. 34
Bảng 3.8: Biểu lãi suất huy động bậc thang đối với VND năm 2015 .......................... 35
Bảng 3.9: Biểu lãi suất huy động USD
..... ……………………………………….38
Bảng 3.10: Biểu lãi suất huy động EUR....................................................................... 36
Bảng 3.11: Biểu lãi suất huy động AUD ...................................................................... 36
Bảng 3.12: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động HĐV từ năm 2010 đến 9 tháng đầu năm
2015 .............................................................................................................................. 38


vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tổng tài sản của VPBank qua các năm từ 2010 đến quý III
2015…………………………………………………………………………………..8B
Biểu đồ 2.2 Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng VPBank trong giai đoạn từ 2010 đến
quý III năm 2015: ............................................................................... Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.1 Số dư huy động của VPBank so với trung bình ngành: ............................ 17
Biểu đồ 3.2 So sánh cơ cấu vốn chủ trên tổng nguồn vốn của VPBank với trung bình
ngành: ........................................................................................................................... 22
Biểu đồ 3.3: Lãi suất trung bình của USD từ năm 2010- 9 tháng đầu năm 2015. ....... 24
Biểu đồ 3.4 Lãi suất trung bình VND từ năm 2010- 9 tháng đầu năm 2015. .............. 26
Biểu đồ 3.5 Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay và huy động giai đoạn 2010-2015: ... 37
Biểu đồ 3.6 So sánh tỷ lệ đòn bẩy của một số NHTM giai đoạn 2010-2014 ............... 40
Biểu đồ 3.7: Cơ cấu VHĐ và tổng dư nợ của VPB: ..................................................... 41
Biểu đồ 3.8: Tỷ số chi phí huy động trên tổng chi phí của ngân hàng VPBank .......... 42
Biểu đồ 3.9: Tỷ số thu lãi/ chi lãi của Ngân hàng VPBank trong giai đoạn 2010-3 quý
đầu năm 2015................................................................................................................ 44

viii


CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì vốn là một
yếu tố giúp ngân hàng thắng thế trong cạnh tranh. Ngân hàng nào trường vốn sẽ có khả
năng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng
thu nhập và củng cố vị thế trên thị trường. Huy động vốn là hoạt động quan trọng,
truyền thống tạo nguồn vốn chủ yếu cho NHTM, nguồn vốn này gắn liền với mọi hoạt
động của ngân hàng, với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, nếu thiếu nguồn vốn

này thì ngân hàng không thể hoạt động được. Vì vậy, với vai trò quan trọng của nguồn
vốn trong hoạt động kinh doanh trong đó vốn huy động giữ vai trò chủ yếu, các NHTM
luôn tìm cách phát triển nguồn vốn và đẩy mạnh hiệu quả huy động vốn.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến
động, đối mặt với nhiều dấu hiệu suy thoái, gia tăng rủi ro và bất ổn thị trường tài chính
toàn cầu…, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, hơn nữa các nền kinh tế
lớn như Mỹ, Nhật, Trung Quốc cũng có những dấu hiệu bất ổn. Do đó, tình hình kinh tế
Việt Nam cũng không tránh khỏi phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: kinh tế
tăng trưởng chậm, tình trạng lạm phát cao, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản ngày
càng nhiều, ngân hàng đang đối mặt với tình trạng nợ xấu, huy động vốn khó khăn, đa
số nguồn vốn của các NHTM thường là ngắn hạn, nhiều ngân hàng chịu vay lãi suất
cao để đảm bảo thanh khoản và đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng tài sản dẫn đến kinh
doanh không hiệu quả và phát triển không bền vững đặt các ngân hàng đứng trước
nhiều nguy cơ nhất là nguy cơ thiếu hụt thanh khoản.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao biết được ngân hàng huy động vốn có hiệu quả
hay không? Và phải làm sao để có thể huy động vốn có hiệu quả? Có như vậy ngân
hàng mới làm tốt vai trò trung gian tài chính của mình, góp phần cùng chính phủ thúc
đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Trong quá trình thực tập tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi
nhánh Hồ Chí Minh, với nhận thức vai trò quan trọng của vốn huy động và những khó
khăn trong huy động vốn nên em đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động huy
động vốn tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” để thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.

1.1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Khóa luận sẽ đi vào phân tích thực trạng huy động vốn, đánh giá hoạt động huy
động vốn của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng từ đó rút ra những kết quả đạt được,

những tồn tại và nguyên nhân, tìm ra lợi thế của ngân hàng là ở mảng huy động nào từ
1


đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh Vượng.

1.2

PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu sẽ tập trung phân tích tình hình huy động vốn và phân tích hiệu
quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong khoảng thời gian
từ năm 2010 đến 9 tháng đầu năm 2015. Nguyên nhân đề tài chọn giai đoạn nghiên cứu
này là do theo VPBank, chiến lược tăng tốc và bứt phá kéo dài từ năm 2010-2017, đến
cuối năm 2013 đầu năm 2014 mới tỏ ra có hiệu quả và tiếp tục có những tiến bộ tích
cực trong năm 2015. Trong giai đoạn này, ngân hàng chứng kiến mức tăng trưởng vượt
bậc trong quy mô tài sản cũng như lợi nhuận.

1.3

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Thực trạng và hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng và các chỉ tiêu liên quan như: chi phí huy động vốn, tình hình sử
dụng vốn huy động, hiệu quả sử dụng vốn, vv.

1.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê để thu thập và xử lý số liệu từ báo
cáo tài chính, sau đó, dùng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để đưa ra nhận
xét và giải thích nguyên nhân, đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn và đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng.

1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI:
Khóa luận tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết luận thì có kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1: Giới thiệu. Chương này bao gồm lý do chọn đề tài, phạm vi của
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Nội dung
chính của chương này là tìm hiểu lịch sử hình thành, nhiệm vụ, chức năng, tầm nhìn
chiến lược và cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Ngoài ra, trong chương này có phân tích
đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2010 đến
3 quý đầu 2015.
Chương 3: Thực trạng và hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng. Trinh bày cơ cấu vốn huy động theo loại tiền, kỳ hạn, loại hình.
Phân tích những chỉ tiêu đánh giả hiệu quả huy động tại ngân hàng.

2


Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Nêu đánh giá chung về hoạt động huy động vốn ở VPB
và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn.
Kết luận chương 1: Chương 1 đã nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như cấu
trúc đề tài nghiên cứu. Đây chính là cơ sở để thực hiện đề tài này


3


CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG
TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
Trước hết, đề tài sẽ trình bày lịch sử hình thành, nhiệm vụ, chức năng, tầm nhìn
và chiến lược phát triển, cũng như cơ cấu nhân sự của ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng nhằm cung cấp cái nhìn tổng quát về những điểm đặc trưng của ngân
hàng. Bên cạnh đó, phần phân tích kết quả hoạt động kinh doanh được trình bày ở
cuối chương nêu khái quát về tình hình lãi lỗ của ngân hàng trong những năm qua.

2.1

GIỚI THIỆU CHUNG

Ngân hàng VPBank hay còn gọi là ngân hàng thương mại cổ phần các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam. Được thành lập theo giấy phép hoạt động số
0042/NH-GP của Thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 theo
giấy phép thành lập số 1535/ QĐ_ UBB ngày 4 tháng 9 năm 1993.
Là một ngân hàng một ngân hàng cổ phần quy mô trung bình, tăng trưởng cao
qua các năm nhưng vẫn là ngân hàng nhỏ so với NH quốc doanh hoặc NHNN. Cơ cấu
nguồn vốn từ tiết kiệm là chính nên chi phí huy động cao, vốn tự có nhỏ nên phù hợp
với các khoản vay cỡ vừa.

2.2

NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG:

Vì tính chất trung gian tín dụng nên nhiệm vụ chính của ngân hàng là huy động
vốn và cho vay. Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện những nhiệm vụ khác như thanh

toán trong nước và quốc tế, dịch vụ thẻ,… nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng.
Đầu tiên, ngân hàng thực hiện huy động và quản lý vốn ngắn hạn, trung và dài
hạn thông qua các sản phẩm, dịch vụ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tiết kiệm... đối với
các pháp nhân, cá nhân trong nước và ngoài nước bằng tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ
theo quy định của NHNN và của VPBank.
Song song với hoạt động huy động vốn, ngân hàng còn thực hiện cho vay và
quản lý các khoản vay ngắn hạn trung và dài hạn bằng tiền đồng VN và ngoại tệ đối với
các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn theo quy định của NHNN và của VPBank.
Ngoài việc huy động và cho vay đối với cá nhân và pháp nhân, ngân hàng còn
được phép vay và cho vay các định chế tài chính trong nước khi được Tổng Giám Đốc
chấp thuận.

4


Ngân hàng còn thực hiện và quản lý nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, chi trả kiều
hối, nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng thông qua hoạt động chuyển tiền nhanh, thẻ
thanh toán, thẻ tín dụng.
Những chức năng trên của ngân hàng gắn liền với những nhiệm vụ như sau:
Thứ nhất, ngân hàng phải tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán tại Chi
nhánh theo đúng chế độ của Nhà Nước, của NHNN và của VPBank.
Thứ hai, ngân hàng thực hiện nghiệp vụ kho quỹ, chấp hành tốt chế độ quản lý
tiền tệ, kho quỹ của NHNN và, bảo quản các chứng từ có giá, giấy tờ thế chấp, cầm
cố..., bảo đảm kho quỹ an toàn tuyệt đối. Ngân hàng phải đảm bảo thực hiện nghiệp vụ
thu chi tiền tệ (tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ) và các dịchj ko quỹ khác một
cách chính xác.
Một nhiệm vụ khác không kém phần quan trọng, ngân hàng phải đảm bảo thực
hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, ngân
hàng còn thực hiện chế độ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng (như bảo mật về số liệu tồn
quỹ, thanh khoản ngân hàng, tài khoản tiền gửi khách hàng, bảng Tổng kết tài sản).


2.3

TẦM NHÌN VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt nam,
VPBank đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử của ngân hàng. Đặc
biệt từ năm 2010, VPBank đã tăng trưởng vượt bậc với việc xây dựng và triển khai
chiến lược chuyển đổi toàn diện. Theo chiến lược này, VPBank đặt mục tiêu trở thành
một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán
lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.
Tầm nhìn trên được hiện thực hóa bằng một chiến lược gồm 2 gọng kìm chính:
Một là: Tăng trưởng hữu cơ quyết liệt, tập trung vào phân khúc khách hàng cá
nhân và SME, đồng thời khai thác cơ hội trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn
và tín dụng tiêu dùng.
Hai là: Xây dựng các hệ thống nền tảng vững chắc về tổ chức, nhân sự, công
nghệ, vận hành, v.v.

2.4 GIỚI THIỆU CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA NGÂN
HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG:
Cơ cấu tổ chức nhân sự của VP Bank từ cao đến thấp gồm :
Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng tín dụng và
các ban tín dụng, hội sở, chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2 và các phòng giao dịch

5


Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự ở các cấp trong ngân hàng.
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát

Hội đồng tín dụng

Hội đồng quản trị

Các ban tín dụng

Ban điều hành

Hội sở

Phòng kiểm tra kiểm
toán nội bộ

Phòng kế toán
Phòng ngân quỹ

Các chi
nhánh cấp 2
và các
phòng giao
dịch

Các chi
nhánh cấp 1

Phòng tổng hợp và
quản lý hành chính
Phòng thanh toán quốc
tế và kiều hối
Phòng thu hồi nợ


Văn phòng VPBank

Trung tâm tin học

Trung tâm kiều hối phát
chuyển tiền nhanh qua
W.U
Trung tâm đào tạo

6


Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên trong đó có 3 ủy viên thường trực gồm
Chủ tịch, phó chủ tịch thứ nhất và một ủy viên thường trực kiêm tổng giám đốc.Hội
đồng quản trị có nhiệm vụ thay mặt hội đồng cổ động quyết định các vấn đề lớn như :
quyết định chiến lược phát triển của ngân hàng; quyết địch cơ cấu tổ chức, quy chế
quản lý nội bộ, quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, quyết định chào giá
bán cổ phần….
Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên chuyên trách.
Ban này có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động
kinh doanh trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính,…
Hội đồng tín dụng là tổ chức do HĐQT lập ra. Ngoài ra HĐQT cũng lập ra có
ban tín dụng của các chi nhánh cấp 1. Hội đồng tín dụng và ban tín dụng có nhiệm vụ
phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.
Phòng kiểm tra-kiểm toán nội bộ trực thuộc ban điều hành, được phân bố cho
mỗi chi nhánh cấp 1 ít nhất từ 1-2 nhân viên. Bộ phận này có chức năng kiểm tra, giám
sát các hoạt động của NH.
Phòng kế toán thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, chi trả lương và các khoản thu nhập cho cán bộ nhân viên hàng tháng.

Hai là quản lý các giao dịch nội bộ, lưu trữ chứng từ, lập và in báo cáo theo
quy định của NHNN và của VPBank-Quản lý séc và giấy tờ có giá, các chứng từ gốc...
của chi nhánh.
Ngoài các nhiệm vụ như trên, phòng kế toán còn thực hiện lập kế hoạch tài
chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là nhiêm vụ tính và trích nộp
thuế, BHXH theo quy định, là đầu mối trong quan hệvới cơ quan thuế, tài chính.
Phòng Giao dịch- kho quỹ: Chịu trách nhiệm mở, quản lý các loại tài khoản
KH (tiền gửi, tiết kiệm, tiền vay...), thực hiện các yêu cầu, các lệnh liên quan đến tiền
các loại tiền của khách hàng
Phòng tổng hợp và quản lý hành chính: Thực hiện công tác văn thư, hành chính,
lễ tân, quản trị và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, bộ phận này còn chịu trách
nhiệm quản lý, mua sắm tài sản, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc. một nhiệm
vụ khác cũng không kém quan trọng là phối hợp bộ phận kho quỹ bảo đảm an toàn kho
quỹ.
Phòng thanh toán quốc tế và kiều hối: Bộ phận này phụ trách thực hiện các
nghiệp vụ chuyên môn về bảo lãnh, thanh toán quốc tế (L/C, nhờ thu, bảo lãnh ngân
hàng, chuyển tiền điện, thanh toán sec...) và kiêm luôn nhiệm vụ giải quyết các vấn đề
tranh chấp trong thanh toán quốc tế và kiều hối.

7


Phòng thu hồi nợ: Nhiệm vụ chính của phòng thu hồi nợ là lập kế hoạch và
thực hiện kế hoạch thu hồi nợ quá hạn đã được duyệt và quản lý an toàn các hồ sơ nợ
quá hạn trong quá trình xử lý nợ thu hồi nợ.

2.5 CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
2.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh:

Giai đoạn từ năm 2010 đến 9 tháng đầu năm 2015 chứng kiến sự tăng trưởng
mạnh của VPBank trong những chỉ tiêu như tổng tài sản, lợi nhuận sau thuế,… Điều
này thể hiện tính chiến lược trong tầm nhìn và định hướng phát triển của ban lãnh đạo
ngân hàng trong những năm vừa qua.
2.5.1.1 Chỉ tiêu tổng tài sản:
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tổng tài sản của VPBank qua các năm từ 2010 đến quý III
2015
ĐVT: Tỷ đồng
250000

200000

195003
163241

150000
121264

102673

100000
82817
50000

59807

0
2010

2011


2012

2013

2014

2015

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-2014, BCTC quí III năm 2015

Tổng tài sản của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Chỉ trong 6 năm từ 2010
đến hết tháng 9 năm 2015 , tổng tài sản đã tăng từ 58,807 tỷ đồng lên 195.003 tỷ
đông, tức là khoảng 3.2 lần. Đáng chú ý từ năm 2013 đến 2015, ngân hàng đẩy mạnh
8


hoạt động cho vay nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Do đó, tốc độ tăng trưởng
của tổng tài sản được đẩy nhanh trong giai đoạn này.
2.5.1.2 Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế:
Tương tự với tổng tài sải, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng VPBank trong
giai đoạn 2010 đến 9 tháng đầu năm 2015 tăng trưởng tốt, đạt kết quả khả quan. Biểu
đồ sau thể hiện tình hình lợi nhuận sau thuế của ngân hàng trong giai đoạn vừa qua.
Biểu đồ 2.2 Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng VPBank trong giai đoạn từ 2010
đến quý III năm 2015:
ĐVT: tỷ đồng

2500
2328
2000


1500
1253

1017

1000
799
500

715

503

0
2010

2011

2012

2013

2014

2015

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-2014, BCTC quí III năm 2015

Nhìn chung lợi nhuận sau thuế của ngân hàng có xu hướng tăng. Cá biệt chỉ có

năm 2012 là lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ từ 709 tỷ đồng xuống 715 tỷ đồng. Điều
này không chỉ xảy ra đối với ngân hàng mà phổ biến trên toàn hệ thống vì năm 2012
được coi là năm xuống dốc của ngành ngân hàng khi thị trường bất ổn, NHNN 6 lần
hạ lãi suất làm cho huy động vốn khó khăn, quy mô của ngân hàng bị thu hẹp.
Tuy nhiên, sang đầu năm 2013 và 2014, khi thị trường dần ổn định hơn, lợi
nhuận sau thuế của ngân hàng đã được cải thiện đáng kể. Đáng chú ý hơn cả là mức
tăng trưởng bứt phá của chỉ tiêu này trong năm 2015. Chỉ trong ba quý đầu năm, lợi
nhuận tăng từ 1,253 tỷ đồng lên 2,328 tỷ đồng, tăng gần gấp 2 lần. Điều này là kết
9


quả của việc tập trung tăng trưởng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân
hàng.

2.5.2 Hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng:
Để đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong kết quả hoạt động kinh doanh,
VPBank đã không ngừng nỗ lực tăng trưởng tín dụng. Trong giai đoạn nền kinh tế còn
khó khăn và nhiều biến động, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt,
đặc biệt tăng mạnh từ năm 2013 đến quý III năm 2015.
Bảng 2 1: Hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng từ năm 2010-3 quý đầu năm
2015
ĐVT: Tỷ đồng
Năm

Tổng dư nợ

Tăng tuyệt đối

Tăng tương đối DPRR/ Dư nợ


2010

25,090

0.90%

2011

28,860

3,770

15.01%

1.14%

2012

36,520

33,640

26.55%

1.06%

2013

51,860


15,340

42.02%

1.23%

2014

77,.250

25,380

48.94%

1.43%

3 quý đầu 2015

106,600

29,440

37.98%

1.30%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-2014, BCTC quí III năm
2015

Năm 2011, dư nợ cho vay vẫn tăng ròng, tuy nhiên mức tăng trưởng giảm

nhiều so với năm trước, từ 60% chỉ còn có 15%. Nguyên nhân là do năm 2011 chứng
kiến lãi suất tăng liên tục do căng thẳng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Do đó
bên cạnh việc lãi suất huy động tăng lên rất cao (có lúc đạt tới 16%-17%), thì lãi suất
cho vay cũng leo thang. Chính vì lãi suất quá cao nên khó đạt được tăng trưởng tín
dụng cao trong năm này.
Năm 2012 được xem là một năm xuống dốc của toàn ngành ngân hàng, khi
NHNN 6 lần điều chỉnh hạ lãi suất. Mặc dù vậy, tính đến ngày 31/12/2012, tổng dư nợ
tại VPBank vẫn tăng và đạt 33,640 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng 26.55%.
Kết quả trên cho thấy ngân hàng đã thực hiện xuất xắc nhiệm vụ tăng trưởng tín dụng
để đuổi kịp tốc độ tăng trưởng của vốn huy động sau cuộc chạy đua lãi suất trong năm
2011, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
10


Đáng chú ý, năm 2013, tổng dư nợ của NH đạt mức 51,860 tỷ, tăng 42.02% so
với năm 2012, hoàn thành vượt mức 5% so với kế hoạch. Đây là một năm chứng kiến
sự biến động của công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Trong những tháng
đầu năm, NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng đến nửa cuối năm đã
chuyển sang chính sách tiền tệ theo hướng thu hẹp. Theo đó, NHNN đã liên tục điều
chỉnh tăng, giảm lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá… Như vậy, việc
VPBank đạt được kết quả tăng trưởng tín dụng như trên là một sự nỗ lực rất lớn từ Ban
lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ ngân hàng. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tiếp tục duy
trì trong năm 2014 và đầu năm 2015, liên tục đạt mức tăng trưởng cao. năm 2014 đạt
48.94% và trong 9 tháng đầu năm 2015 tiếp tục tăng trưởng mạnh đạt 106.6 tỷ đồng
tương ứng với mức tăng 37.98 % so với năm trước.
Mức dự phòng rủi ro của ngân hàng qua các năm có biến động không đáng kể.
Năm 2014, trong khi tổng dư nợ đạt tăng trưởng ấn tượng 48.94%, cao nhất trong vòng
6 năm trở lại đây, thì tổng dự phòng rủi ro tín dụng cũng chỉ tăng nhẹ 0.2%, đạt 1.43%
tổng dư nợ. Đến ba quý đầu năm 2015, tỷ số này giảm xuống còn 1.3%. Điều này cho
thấy trong giai đoạn vừa qua, mặc dù VPBank tích cực tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn

chú trọng đến chất lượng khoản vay để đảm bào an toàn vốn.
Kết luận chương 2: Trên đây là phần giới thiệu về ngân hàng TMCP Việt
Nam thịnh vượng gồm lịch sử hình thành và phát triển, bộ máy tổ chức, chức năng
hoạt động… và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh từ 2010 đến 30/9/2015 qua
hoạt động tín dụng và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Từ những tổng quan về
hoạt động của ngân hàng, chương 3 sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng huy động vốn,
phân tích hiệu quả huy động thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động.

11


CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
Nhằm đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, trước tiên
cần tìm hiểu thực trạng huy động vốn tại ngân hàng thông qua cơ cấu nguồn vốn, các
loại hình khác nhau của vốn huy động. Bên cạnh đó, việc phân tích các chỉ số nhằm
đánh giá hoạt động huy động là cần thiết vì là cơ sở đánh giá hoạt động huy động vốn
đã hiệu quả hay chưa.

3.1 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Để nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn đòi hỏi công tác huy động
vốn phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
Một là, nguồn vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân
hàng để đảm bảo có khả năng đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng bao
gồm : vốn huy động phải có sự tăng trưởng ổn định về số lượng, có thể thoả mãn các
nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Hai là, nguồn vốn huy động phải đảm bảo cơ cấu hợp lý, có sự cân đối theo
nhu cầu giữa vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn, giữa vốn huy động từ dân cư và huy

động từ các tổ chức kinh tế… Một cơ cấu vốn hợp lý phải đáp ứng tối đa nhu cầu sử
dụng và không có tình trạng dư thừa hay thiếu vốn.
Ba là, nguồn vốn huy động phải đảm bảo tối thiểu hoá chi phí. Đây là yếu tố
quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Chi phí huy
động cao hay thấp phụ thuộc vào mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra, lãi suất huy động
càng cao thì càng hấp dẫn khách hàng. Tuy nhiên, nếu ngân hàng nâng lãi suất để
tăng cường huy động vốn thì cũng phải nâng lãi suất cho vay để đảm bảo bù đắp chi
phí huy động và kinh doanh có lãi, như vậy sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh trong
cho vay và đầu tư. Tóm lại, lãi suất huy động và lãi suất cho vay là các công cụ cạnh
tranh của ngân hàng, chúng có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau đôi khi lại đối
ngược nhau nên yêu cầu đặt ra cho ngân hàng là phải làm sao đưa ra mức lãi suất hợp
lý, vừa đảm bảo cạnh tranh trong huy động và cạnh tranh trong cho vay đồng thời
đảm bảo có lãi.
Có thể thấy rằng, việc tối thiểu hoá chi phí huy động theo từng loại hình huy
động là rất khó do những đặc điểm riêng của chúng. Vì vậy, cơ sở để ngân hàng hàng

12


tối thiều hoá chi phí huy động là sự hợp lý về cơ cấu vốn và sự cân đối giữa huy động
vốn và sử dụng vốn.

3.1.1 Chỉ tiêu huy động theo loại tiền.
Chỉ tiêu này gồm có hai thành phần là Tiền gửi ngoại tệ / Tổng tiền gửi và Tiền
gửi nội tệ / Tổng tiền gửi. Hai tỷ lệ này cho thấy sản phẩm huy động bằng loại tiền
nào tốt hơn và lợi thế của ngân hàng là huy động vốn ở loại tiền nào.

3.1.2 Chỉ tiêu huy động theo theo loại hình.
Dựa theo đối tượng khách hàng, vốn huy động của ngân hàng được chia làm ba
loại sau: tiền gửi của các TCKT, tiền gửi của cá nhân và tiền gửi của các TCTD khác.

Mỗi loại tiền gửi có một đặc điểm riêng biệt. Do đó, nghiên cứu sẽ phân tích ba tỷ số
này để nêu ra ưu nhược điểm của nguồn vốn huy động.
Tiền gửi của các TCKT / Tổng tiền gửi: chỉ tiêu này có ưu điểm là chi phí huy
động nhỏ, món tiền lớn, nhược điểm là nguồn tiền không có kỳ hạn ổn định nếu là tiền
gửi thanh toán, nếu là TG có kỳ hạn thì lại có kỳ hạn ổn định nhưng chi phí huy động
cao.
Tiền gửi của cá nhân / Tổng tiền gửi : chỉ tiêu này có ưu điểm là có kỳ hạn ổn
định, tuy nhiên có nhược điểm là món tiền nhỏ, chi phí huy động lớn.
Tiền gửi của TCTD khác / Tổng tiền gửi: chỉ tiêu này có ưu điểm là chi phí huy
động thấp, kỳ hạn không ổn định nếu mục đích gửi tiền là để thanh toán qua NH, còn
nếu mục đích là hưởng lãi thì chi phí huy động cao nhưng kỳ hạn lại ổn định..

3.1.3 Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn.
Nếu xét theo kỳ hạn thì tiền gửi chia ra làm hai loại là tiền gửi ngắn hạn (kỳ
hạn dưới 1 năm) và tiền gửi trung dài hạn (kỳ hạn 1 năm trở lên). Phân chia tiền gửi
theo kỳ hạn để hoạch định danh mục cho vay và đầu tư hợp lý, có kỳ hạn tương ứng
với vốn để tránh phát sinh rủi ro thanh khoản.
Tiền gửi ngắn hạn / Tổng tiền gửi: chỉ tiêu này thường có chi phí huy động cao,
vì vậy NH sẽ cân đối huy động nguồn tiền này ở một tỷ lệ vừa phải, tuy nhiên trong
thời điểm hiện nay các NH huy động được chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn và NH
cũng có thể sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn theo
thông tư số 15/2009/TT-NHNN.
Tiền gửi trung dài hạn / Tổng tiền gửi: chỉ tiêu này có chi phí huy động thấp
hơn so với tiền gửi ngắn hạn, NH rất thích huy động được nguồn tiền này trong thời
điểm lãi suất có xu hướng tăng dần trong tương lai nhưng việc huy động được nguồn
vốn này rất khó khăn.
13


Việc phân tích chỉ tiêu này nhằm biết được cơ cấu kỳ hạn của để có phương án

điều chỉnh đề phù hợp với chiến lược kinh doanh của NH.

3.1.4 Vốn huy động / Vốn tự có (Vốn chủ sở hữu).
Chỉ tiêu này cho thấy đòn bẩy tài chính của ngân hàng, chỉ tiêu này càng lớn thì
hoạt động tài chính của NH càng an toàn, nếu chỉ tiêu này ở ngưỡng khoảng 15-20
lần chứng tỏ NH đang hoạt động trong vùng an toàn với hệ số đòn bẩy hợp lý.

3.1.5 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn.
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng tự chủ của ngân hàng, cho thấy trong tổng
nguồn vốn hoạt động của ngân hàng có bao nhiêu vốn hình thành từ huy động, tỷ lệ
này phải ở một mức phù hợp nếu lớn quá chứng tỏ NH đang phải trang trải quá nhiều
chi phí để huy động vốn và hoạt động kinh doanh lại bị quá phụ thuộc vào nguồn vốn
này.
Chỉ tiêu này cần xem xét với chỉ tiêu: Tổng dư nợ cho vay / Tổng nguồn vốn,
nếu 2 chỉ tiêu này hơn kém nhau từ 0,9 – 1,1 lần thì là ở ngưỡng an toàn, nếu không
thì NH đang hoạt động không hiệu quả.

3.1.6 Chi phí huy động / Tổng chi phí.
Chỉ tiêu này đánh giá chi phí ngân hàng phải bỏ ra cho hoạt động huy động vốn
so với tổng chi phí hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ càng thấp cho thấy hiệu quả huy
động vốn của NH càng cao vì chỉ số này càng thấp thì hiệu quả tín dụng càng cao và
ngược lại.

3.1.7 Chi phí huy động / Tổng vốn huy động.
Chỉ tiêu này cho thấy để huy động được một đồng vốn thì ngân hàng đã bỏ ra
bao nhiêu đồng để trả lãi cho khách hàng dựa trên lãi suất ngân hàng đưa ra trong
hoạt động huy động vốn. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả huy động vốn của ngân
hàng càng cao.

3.1.8 Lãi thu từ hoạt động cho vay / Lãi chi cho hoạt động huy động

vốn.
Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa doanh thu từ cho vay và chi phí từ hoạt
động huy động vốn, doanh thu từ cho vay bằng bao nhiêu lần chi phí huy động vốn,
tỷ lệ này càng lớn và càng lớn hơn 1 càng tốt.

3.1.9 Chỉ tiêu Chênh lệch thu chi.
Chênh lệch thu chi = Thu từ cho vay - chi cho huy động vốn.
14


Chỉ tiêu này thể hiện thu nhập ròng mà ngân hàng nhận được trong hoạt động
kinh doanh giữa huy động vốn và cho vay, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sinh lời
của mỗi đồng vốn huy động càng lớn.

3.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng:
3.2.1 Hoạt động quản lý và huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì
và thúc đẩy sự phát triển của mỗi ngân hàng. Nguồn vốn huy động bao gồm nhiều
khoản như tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của tổ chức và cá nhân, tiền gửi tiết
kiệm của dân cư… Để đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, VPBank luôn
chú trọng thực hiện đẩy mạnh công tác huy động khai thác nguồn vốn thông qua
nhiều kênh khác nhau bằng việc nghiên cứu đưa ra danh mục các sản phẩm và các
gói sản phẩm đa dạng với nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu của khách hàng cùng
với chính sách lãi suất linh hoạt, đảm bảo tính cạnh tranh. Trong đó, tiền gửi của
khách hàng bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động
với tỷ lệ khoảng 80%.
Bảng 2 2: Tình hình huy động vốn từ năm 2010- 3 quý đầu năm 2015
ĐVT: Tỷ đồng
Năm


Vốn huy động Tăng tuyệt đối Tăng tương đối

2010

38,967

2011

65,288

26,320

67.55%

2012

88,707

23,418

35.87%

2013

98,863

10,155

11.45%


2014

135,414

36,551

36.97%

3 quý đầu năm 2015

176,202

40,787

30.12%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-2014, BCTC quí III năm 2015

Năm 2011, lãi suất bắt đầu leo thang kể từ đầu tháng 5, có thời điểm huy động
VND lên đến 20%/năm, lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn lên 16,5-20%/năm,
cho vay phi sản xuất từ 25-28%/năm. Quy định trần lãi suất 14%/năm khiến các
15


NHTM gặp khó về thanh khoản và phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi
suất cao. Cá biệt, có những giao dịch lãi suất lên tới mức 30-40%/năm kỳ hạn 1 tháng.
Do mức lãi suất hấp dẫn, vốn huy động trong năm 2011 tăng trưởng mạnh mẽ, tăng
ròng từ 38,967 tỷ đồng lên 65,288 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 67.55%.
Năm 2012, lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần

14%/năm xuống 9%/năm. Song song việc NHNN áp trần lãi suất huy động kỳ hạn
ngắn, các mức lãi suất điều hành khác cũng giảm mạnh Chính điều này làm cho huy
động vốn năm 2012 tuy vẫn tăng ròng nhưng không tăng đạt mức tăng trưởng cao như
năm ngoái, đạt 35.87%. Tuy nhiên, đây cũng là một kết quả đáng mừng trong bối cảnh
nên kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phải đối mặt với nhiều biến động.
Mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm 2-5%/năm trong 2013 (trở về mức lãi suất của
giai đoạn 2005-2006) nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định thị
trường tiền tệ. Tỷ số lạm phát cũng giảm đáng kể, đánh dấu sự phục hồi của thị trường
làm cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp có xu hướng đem vốn nhàn rỗi đi đầu từ thay
vì gửi tiết kiệm như những năm trước. Trong bối cảnh đó, tổng huy động của ngân
hàng VPBank tiếp tục tăng gần 10 nghìn tỷ đồng, đạt 98,963 tỷ.
Năm 2014 và 2015, tăng trưởng vốn huy động tại VPBank có khởi sắc hơn
nhưng ở mức ổn định hơn so với giai đoạn 2010 và 2011, với mức tăng trưởng đạt xấp
xỉ 35%. Đặc biệt, năm 2014 đánh dấu lần đầu tiên tiền gửi khách hàng của VPB chạm
mốc 100 nghìn tỷ đồng.

16


×