Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



HUỲNH MỸ THƯ

TÁC ĐỘNG CỦA GIÀ HÓA DÂN SỐ ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ CÁC QUỐC GIA CHÂU Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn này “TÁC ĐỘNG CỦA GIÀ HÓA DÂN SỐ ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC QUỐC GIA CHÂU Á” là bài nghiên cứu của chính
tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được
sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2015

HUỲNH MỸ THƯ


i


LỜI CẢM ƠN
Với lời cảm ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến đến thầy Đinh Phi Hổ, cô Nguyễn Kim
Phước - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo trường Đại học Mở Thành phố
Hồ Chí Minh, những thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong hành trình cao học, những kiến
thức mà tôi nhận được sẽ là hành trang hỗ trợ tôi vững vàng hơn trong công việc và trên
bước đường tương lai.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ, chồng và các em cùng những
người bạn Nhóm 6 lớp cao học kinh tế ME5B, những người luôn kịp thời động viên và
giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình làm luận văn và trong cuộc sống.
Một lần nữa, tôi xin gửi lời tri ân đến toàn thể quý thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp.

ii


TÓM TẮT
Già hóa dân số đang bắt đầu diễn ra mạnh mẽ ở khắp các quốc gia trên thế giới. Già
hóa là cơ hội nhưng cũng là thách thức ở mỗi quốc gia. Già hóa dân số không chỉ là vấn đề
xã hội, chính sách mà còn được xem xét như một trong những yếu tố có khả năng tác động
đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Nghiên cứu Tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia Châu
Á được thực hiện để xem xét, đánh giá tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế
ở các quốc gia của Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo, Thái Lan và Việt Nam) trong
25 năm từ năm 1990-2014. Dựa trên cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, lý thuyết về
dân số đặc biệt ứng dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas và kế thừa những nghiên cứu trước,

nghiên cứu này xây dựng nên mô hình nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định những biến
độc lập như tỉ lệ phụ thuộc tuổi già, tỉ lệ phụ thuộc trẻ em, tỉ lệ lao động trên dân số có ý
nghĩa hay không đến tăng trưởng kinh tế, từ đó xác định biến tỉ lệ phụ thuộc tuổi già có tác
động tích cực hay tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia Châu Á. Bằng việc sử dụng
số liệu thứ cấp của WB giai đoạn 1990-2014, thông qua thống kê mô tả và sử dụng mô
hình hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy già hóa dân số đã tác động tiêu cực
đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1990 – 2014. Từ kết quả này và kinh nghiệm của
một số quốc gia trong việc ứng phó với già hóa dân số, tôi đưa ra một số gợi ý chính sách
đảm bảo an sinh xã hội, duy trì và củng cố chất lượng nguồn nhân lực tuổi già hướng tới
duy trì mức tăng trưởng, phát triển trong tương lai.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................................... vii
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU .................................................................................................................................... 1
1.1.

Lí do chọn đề tài ............................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 2


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 2

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 2

1.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 3

1.6.

Ý nghĩa nghiên cứu ........................................................................................................... 3

1.7.

Kết cấu luận văn ............................................................................................................... 3

CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................................... 5

CƠ SỞ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 5
2.1.

Tăng trưởng kinh tế........................................................................................................... 5

2.2.

Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế ........................................................................ 5

2.2.1.

Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP) ................................. 5

2.2.2.

Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product – GNP) ...................................... 6

2.2.3.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ........................................................................................ 6

2.3.

Các chỉ tiêu về dân số ....................................................................................................... 6

2.3.1.

Dân số trong độ tuổi lao động ................................................................................... 6

2.3.2.


Dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế ................................... 7

2.3.3.

Cơ cấu tuổi dân số và tỷ số phụ thuộc ....................................................................... 7

2.3.4.

Lợi tức dân số (demographic dividend)..................................................................... 8

2.4.

Già hóa dân số ................................................................................................................... 8

2.4.1.

Người cao tuổi ........................................................................................................... 8

2.4.2.

Già hóa dân số ........................................................................................................... 8

2.5.

Các đặc điểm già hóa dân số tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Châu Á ........................ 9

2.6.

Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế. .........................................................................11


2.6.1.

Mô hình Ricardo (1817) ..........................................................................................11
iv


2.6.2.

Mô Hình Lewis (1954) ............................................................................................11

2.6.3.

Mô hình Harrod – Domar ........................................................................................12

2.6.4.

Mô hình Solow (1956) – Mô hình tăng trưởng tân cổ điển .....................................12

2.7.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây ..............................................................................13

2.7.1. Các nghiên cứu nước ngoài về biến đổi dân số và tác động của biến đổi dân số đến
tăng trưởng kinh tế.................................................................................................................13
2.7.2. Các nghiên cứu trong nước về biến đổi dân số và tác động của biến đổi dân số đến
tăng trưởng kinh tế.................................................................................................................16
2.7.3. Các nghiên cứu nước ngoài về già hóa dân số và tác động của già hóa dân số đến
tăng trưởng kinh tế.................................................................................................................18
2.7.4. Các nghiên cứu trong nước về già hóa dân số và tác động của già hóa đến tăng

trưởng kinh tế ........................................................................................................................23
2.7.5.

Tổng hợp các nghiên cứu trước ...............................................................................25

Chương 3 .......................................................................................................................................27
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..........................................................27
3.1.

Mô hình nghiên cứu ........................................................................................................27

3.2.

Số liệu .............................................................................................................................30

Chương 4 .......................................................................................................................................33
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................33
4.1.

Thống kê mô tả ...............................................................................................................33

4.2. Ước lượng tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn
1990 – 2014. ..............................................................................................................................33
Chương 5 .......................................................................................................................................40
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................40
5.1.

Kết luận ...........................................................................................................................40

5.2.


Khuyến nghị ....................................................................................................................40

5.2.1.

Nâng cao nhận thức về già hóa dân số .......................................................................40

5.2.2.

Các chính sách về an sinh xã hội ................................................................................41

5.2.3.

Cải cách hệ thống hưu trí và trợ cấp ..........................................................................41

5.2.4.

Chăm sóc y tế tốt .........................................................................................................42

5.3.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................................................42

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................43
PHỤ LỤC ......................................................................................................................................48

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Công thức tính tỉ lệ phụ thuộc theo cơ cấu tuổi................................................. 7
Bảng 2. 2. Tỉ lệ sinh trung bình trên tổng số ca sinh của mỗi phụ nữ ................................. 9
Bảng 2. 3. Tỉ lệ tử vong người trưởng thành theo giới tính ................................................ 9
Bảng 2. 4. Cơ cấu tuổi dân số các quốc gia Châu Á ......................................................... 10
Bảng 2. 5. Tốc độ tăng trưởng GDP (%) ........................................................................... 11
Bảng 2. 6. Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước ............................................................... 25
Bảng 3. 1. Kỳ vọng mối quan hệ giữa các biến độc lập với tăng trưởng kinh tế các quốc
gia Châu Á ......................................................................................................................... 29
Bảng 4. 1. Kết quả thống kê mô tả .................................................................................... 33
Bảng 4. 2. Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định FEM ..................................... 34
Bảng 4. 3. Kết quả hồi quy theo ô hình tác động ngẫu nhiên REM .................................. 35
Bảng 4.4. Kết quả tóm tắt kiểm định Hausman................................................................. 35
Bảng 4. 5. Kiểm định White .............................................................................................. 37
Bảng 4. 6. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập .......................................................... 37
Bảng 4. 7. Kiểm định tự tương quan bậc 1 ........................................................................ 38
Bảng 4. 8. Kiểm định tự tương quan bậc 2 ........................................................................ 38

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASXH

An sinh xã hội

BHXH

Bảo hiểm Xã hội


BHYT

Bảo hiểm Y tế

FEM

Mô hình tác động cố định (Fixed effects model)

GDP

Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product)

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product)

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization)

NDC

Hệ thống tài khoản cá nhân tượng trưng (Notional Defined
Contribution)

NTA

Tài khoản chuyển giao quốc dân (National Transfer Accounts)

OECD


Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Co-operation and Development)

PAYG

Cơ chế tài chính – Chi theo mức thu (Pay-As-You-Go)

PPP

Ngang bằng sức mua (Purchsing power parity)

REM

Mô hình tác động ngẫu nhiên (random effects model)

UNFPA

Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (United Nations Fund for Population
Activities)

WB

Ngân hàng Thế giới (Work Bank)

vii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. Lí do chọn đề tài
Theo các chuyên gia dân số và kinh tế, già hóa dân số là một trong những xu hướng
quan trọng của thế kỷ 21, tác động đến toàn bộ các khía cạnh của đời sống xã hội của thế
giới và từng quốc gia. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có gần 7 tỷ người và 1/9 trong
số này là người từ 60 tuổi trở lên. Theo dự báo, đến năm 2050 dân số thế giới đạt 9,2 tỷ
người và tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên sẽ là 1/5, nghĩa là cứ 5 người thì có một người cao
tuổi (UNFPA and HelpAge International, 2012). Do vậy hiện tượng già hóa dân số không
thể không được quan tâm.
Già hóa dân số đang diễn ra trên tất cả các khu vực và các quốc gia với tốc độ khác
nhau. Già hóa dân số gia tăng nhanh nhất ở các nước đang phát triển, trong đó có các quốc
gia Châu Á. Châu Á là một khu vực phát triển mạnh với dân số nói chung và dân số cao
tuổi nói riêng cao nhất trên thế giới nên những biến động dân số theo độ tuổi này liên quan
mật thiết tới nền kinh tế và toàn bộ sự phát triển của mỗi quốc gia. Do tỷ suất sinh và tỷ suất
chết giảm cùng với tuổi thọ tăng, dân số cao tuổi các quốc gia Châu Á đang tăng lên nhanh
chóng cả về số lượng và tỷ lệ so với tổng dân số.
Theo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê (2010) thì tỷ lệ người cao tuổi so với
tổng dân số ở Việt Nam sẽ đạt đến con số 10% vào năm 2017, hay dân số Việt Nam chính
thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. Giống như việc gia tăng dân số, dân số
già hóa tạo nên cơ hội phát triển đội ngũ lao động giàu kinh nghiệm nhưng cũng gây ra
nhiều thách thức cho tăng trưởng kinh tế cũng như hạ tầng cơ sở và các dịch vụ an sinh xã
hội. Việc nghiên cứu về tác động của già hóa dân số các quốc gia Châu Á đến tăng trưởng
kinh tế trở nên hết sức quan trọng trong việc gợi ý xây dựng chính sách nhằm khai thác tiềm
năng nhóm dân số này cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
(khóa VII), tháng 1 năm 1993 đã thể hiện rõ ràng quan điểm của Đảng về quan hệ dân số phát triển nói chung và quan hệ dân số - kinh tế nói riêng. Quan điểm số 1 của Nghị quyết
chỉ rõ rằng: " Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng trong
chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu ở nước
ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và
toàn xã hội".
1



Để hiểu rõ vấn đề này, đề tài tập trung nghiên cứu “Tác động của già hóa dân số đến
tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Châu Á” giai đoạn 1990 – 2014 để xem xét tình trạng
già hóa dân số tại quốc gia Châu Á và tác động của hiện tượng này đến tăng trưởng kinh tế,
đồng thời đề xuất chính sách cho Việt Nam để ứng phó với tình trạng già hóa dân số nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả của công cuộc phát triển kinh tế bền vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vào các mục tiêu sau:
-

Mô tả thực trạng già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế các quốc gia Châu Á giai

đoạn 1990 – 2014.
-

Xây dựng mô hình và ước lượng tác động của già hóa dân số tới tăng trưởng kinh

tế các quốc gia Châu Á giai đoạn 1990-2014.
-

Đề xuất chính sách cho Việt Nam trong việc ứng phó với tình trạng già hóa dân số

góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung trả lời những câu hỏi sau:
-

Tình trạng già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế các quốc gia Châu Á giai đoạn


1990 – 2014 diễn ra như thế nào?
-

Sự già hóa dân số có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Châu Á giai

đoạn 1990 – 2014 hay không?
-

Từ việc nghiên cứu tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế các quốc

gia Châu Á, có những chính sách gì cần thực hiện cho Việt Nam?
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tỉ lệ phụ thuộc tuổi già và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Châu Á, trong đó lựa
chọn 05 quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo. Việc nghiên cứu
chỉ lựa chọn 05 quốc gia trong khu vực do số liệu thứ cấp không đầy đủ, độ chính xác chưa
đảm bảo, các quốc gia này có tỉ lệ phụ thuộc tuổi già phù hợp với khái niệm về già hóa.
Dữ liệu nghiên cứu không thể tổng hợp toàn bộ các quốc gia trong khu vực do hạn chế về
thời gian nghiên cứu.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tình trạng già hóa dân số các quốc gia Châu Á giai đoạn từ năm 1990-2014.

2


Ước lượng tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia Châu
Á.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp định lượng, trên cơ sở tổng hợp
và phân tích tình trạng già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Châu Á.

Sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy dữ liệu bảng nhằm xác định tác động của già
hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia Châu Á giai đoạn 1990-2014.
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế, xây dựng mô
hình ước lượng tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia Châu Á
giai đoạn 1990-2014.
Chứng minh già hóa dân số là nhân tố đóng một vai trò quan trọng với tăng trưởng
kinh tế, có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Phân tích thực trạng già hóa dân số tại các quốc gia Châu Á. Từ đó rút kinh nghiệm
cho Việt Nam trong việc gợi ý xây dựng chính sách điều chỉnh nhằm duy trì lực lượng lao
động, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì mức tăng trưởng kinh tế ổn định trong tương lai.
1.7.Kết cấu luận văn
Kết cấu của nghiên cứu gồm 5 chương:
- Chương 1: Giới thiệu. Chương này nhằm giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên
cứu bao gồm những nội dung như lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở tổng quan nghiên cứu. Chương này trình bày những khái niệm
cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, dân số, già hóa dân số. Bên cạnh các khái niệm,
chương này cũng giới thiệu tóm tắt những kết quả nghiên cứu trước làm cơ sở xây dựng
mô hình nghiên cứu của đề tài.
- Chương 3: Mô hình nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Chương này giới thiệu
về quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, cỡ mẫu. Ngoài ra, Chương 3 còn đi
sâu vào việc thiết kế mô hình sẽ được ứng dụng, mô tả và diễn giải các biến độc lập trong
nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này, tác giả sẽ tiến hành phân tích tác
động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia Châu Á. Sau quá trình xử lý
dữ liệu, tác giả dùng phần mềm Eview 8.0 chạy mô hình ứng dụng. Từ kết quả của mô
3



hình, lựa chọn mô hình phù hợp thông qua kiểm định Hausman đưa ra kết quả để đánh giá
sự tác động của của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Từ phương trình này, tác giả tiến
hành kiểm định độ phù hợp, kiểm định mức độ giải thích của mô hình, ý nghĩa thống kê
của các hệ số, kiểm định phương sai phần dư thay đổi, kiểm định tự tượng quan và kiểm
định đa cộng tuyến nhằm xác định sự phù hợp, tương quan có ý nghĩa giữa các biến độc
lập và biến phụ thuộc; đồng thời cho biết tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh
tế.
- Chương 5: Kết luận và Kiến nghị. Chương này đánh giá chung kết quả nghiên
cứu của đề tài, qua đó đề xuất các chính sách nhằm tận dụng cơ hội, giảm thách thức của
vấn đề dân số già hóa.

4


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tăng trưởng kinh tế
Pramit Chaudhuri cho rằng tăng trưởng kinh tế là “sự tăng lên của sản lượng hàng
hóa và dịch vụ mà sự tăng lên này được duy trì trong một thời gian dài.” (Chaudhuri ,
(1989))
Mặt khác, tăng trưởng kinh tế “không chỉ là quá trình làm ra cùng một thứ nhiều hơn,
mà còn là quá trình thay đổi cơ cầu sản xuất và tiêu dùng cả về số lượng lẫn chất lượng”.
Kết hợp với kiến thức về đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) trong kinh tế học, tăng
trưởng kinh tế có thể được hiểu là sự dịch chuyển của điểm sản xuất ra ngoài đường PPF
(Nguyễn Trọng Hoài, 2007).
Còn theo (Begg, 2009), tăng trưởng kinh tế là “phần trăm gia tăng hàng năm của
GNP thực tế hay GNP thực tế trên đầu người trong dài hạn”. Mức sản lượng tiềm năng cao
hơn có thể đạt được thông qua việc tăng các nguồn đầu vào như tư bản (vốn sản xuất), lao
động, vốn nhân lực, đất đai và nguyên liệu. Nghiên cứu sử dụng khái niệm này là chính
trong việc thiết kế mô hình nghiên cứu.

2.2. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế
2.2.1. Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP)
Tổng sản phẩm trong nước là “giá trị thị trường của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng được tạo ra hay sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ một quóc gia trong khoảng
thời gian nhất định (thường là một năm) (Mankiw, 2003). GDP có thể tính theo 3 cách:
Phương pháp giá trị gia tăng (GTGT):
GDP = GTGT ngành nông nghiệp + GTGT Công nghiệp + GTGT dịch vụ.
Phương pháp chi tiêu: GDP = C + I + G + NX
Trong đó:

C: chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ của hộ gia đình
I: chi đầu tư
G: chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ của của chính phủ
NX: giá trị xuất khẩu ròng (xuất khẩu – nhập khẩu)

Phương pháp thu nhập: GDP = w + i + r + II + Te + De
Trong đó:

w: tiền lương + thưởng mà người lao động nhận được
i: thu nhập của người cho vay
r: thu nhập của chủ đất, chủ nhà và chủ các tài sản cho thuê khác.
5


II: thu nhập của chủ sở hữu doanh nghiệp
Te: thuế thu nhập
De: khấu hao
2.2.2. Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product – GNP)
Tổng sản phẩm quốc dân là toàn bộ giá trị được sản xuất trong một năm bởi những
công dân, pháp nhân của nước đó. Những người này có thể nằm ở trên nhiều lãnh thổ khác

nhau.
GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài.
2.2.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng sản lượng hàng năm và tốc độ tăng sản lượng bình quân đầu người là
các chỉ số đo lường tăng trưởng kinh tế.

Trong đó: g (GDPn): tốc độ tăng trưởng tính theo GDP của năm n so với năm n-1.
GDP được tính theo giá so sánh (GDP thực)
Để phản ánh sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến tốc độ tăng của GDP, người ta sử
dụng chỉ tiêu tăng trưởng GDP bình quân đầu người (GDP thực tế chia cho dân số) (Begg,
2009). Dữ liệu tác giả thu thập từ WB đã lựa chọn chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, PPP,
giá cố định 2011 để tiến hành nghiên cứu.
2.3. Các chỉ tiêu về dân số
2.3.1. Dân số trong độ tuổi lao động
(Quốc hội , 2012) quy định trong điều 3 Luật Lao động Việt Nam, “Người lao động
là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động,
được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.”. Điều 187 cũng
quy định: “Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy
định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ
55 tuổi”. Do đó, khi nghiên cứu cơ cấu dân số theo tuổi lao động, căn cứ vào quy định của
pháp luật, có thể tính tỷ lệ các nhóm 0-14 tuổi; 15- 64 tuổi và nhóm 65 tuổi trở lên. Tỷ lệ
(phần trăm) dân số từ 0-14 tuổi; 15- 64 tuổi và nhóm 65 tuổi trở lên được ký hiệu là f0-14 ,
f15-64 , f≥65 và được xác định, như sau:
f0−14 =

P0−14
x 100
P
6



P15−64
x 100
P
P≥65
=
x 100
P

f15−64 =
f≥65
Trong đó:

P: tổng số dân;
P0−14 , P15−64 , P≥65 : số dân từ 0-14 tuổi; 15- 64 tuổi và 65 tuổi trở lên.

2.3.2. Dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế
Dân số hoạt động kinh tế hay còn gọi là lực lượng lao động. Theo định nghĩa trong
Thống kê Lao động Quốc tế (Labor Stainternational) của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO),
lực lượng lao động bao gồm người có việc làm và người thất nghiệp. Theo Tổng cục Thống
kê Việt Nam (2009), dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có
việc làm hoặc thất nghiệp trong thời gian tham chiếu (7 ngày trước ngày phỏng vấn/điều
tra) (UNFPA, 2011).
Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên không làm
việc (nội trợ, học sinh, mất sức lao động...) và không thất nghiệp. (Nguyễn Ngọc Quỳnh,
2002). Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (2009), dân số không hoạt động kinh tế bao
gồm những người từ 15 tuổi trở lên không phải là người có việc làm và cũng không phải
là người thất nghiệp trong tuần (7 ngày) nghiên cứu (UNFPA, 2011).
2.3.3. Cơ cấu tuổi dân số và tỷ số phụ thuộc
Cơ cấu tuổi dân số thể hiện tỷ trọng dân số ở từng độ tuổi so với tổng số dân. Biến

đổi cơ cấu tuổi dân số là sự biến đổi về số lượng hay tỷ trọng của các nhóm tuổi dân số
trong tổng dân số qua các năm. (Bùi Thị Minh Tiệp, 2012)
Ở mỗi độ tuổi khác nhau con người có những hành vi kinh tế khác nhau nên biến đổi
cơ cấu tuổi dân số sẽ có tác động lớn đến quá trình phân bổ nguồn lực, mức độ tăng trưởng,
phát triển và sự ổn định về chính trị, xã hội của mỗi nước. Một trong những chỉ tiêu cơ
bản thể hiện cơ cấu tuổi dân số đó là tỷ số phụ thuộc dân số. Tỷ số phụ thuộc dân số được
tính bằng công thức như sau:
Bảng 2.1. Công thức tính tỉ lệ phụ thuộc chung theo cơ cấu tuổi
Công thức 1

Công thức 2

Công thức 3

𝑃0−14 + 𝑃60+
𝑥100
𝑃15−59

𝑃0−14 + 𝑃65+
𝑥100
𝑃15−64

𝑃0−19 + 𝑃65+
𝑥100
𝑃20−64

Nguồn: (Nguyễn Đình Cử, 2011); (UNFPA, 2010)
7



Trong đó:

P0-14: Số dân từ 0 đến 14 tuổi
P15-64: Số dân từ 15 đến 64 tuổi
P65+ : Số dân từ 65 tuổi trở lên

Khi tỷ số phụ thuộc chung nhỏ hơn 50 thì “gánh nặng” thấp bởi trung bình một
người ngoài độ tuổi lao động được “hỗ trợ” bởi hơn hai người trong độ tuổi lao động. Khi
dân số đạt được tỷ số phụ thuộc chung như vậy, chúng ta coi dân số đó đang đạt “cơ cấu
vàng”. “Cơ cấu dân số vàng” sẽ kết thúc khi tỷ số phụ thuộc chung bắt đầu tăng trở lại và
vượt ngưỡng 50. (Giang Thanh Long, 2010)
2.3.4. Lợi tức dân số (demographic dividend)
Lợi ích dân số là những lợi ích kinh tế có được từ biến đổi dân số. (Bùi Thế Cường,
2004). Lợi ích thể hiện ở cấp độ cá nhân trong tăng thu nhập, tiêu dùng, đầu tư khiến mức
sống được nâng cao đồng thời xã hội có thêm nguồn nhân lực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Điều kiện để một quốc gia tận dụng được lợi tức dân số bao gồm (1) kết hợp giảm
mức sinh, mức tử vong và tỉ lệ phụ thuộc, (2) cách thức diễn tiến của quá độ dân số (3)
đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực (4) có chính sách hỗ trợ cho lực lượng lao động.
Quá độ dân số hay còn gọi là “quá độ nhân khẩu học”, là quá trình mà tỷ suất sinh
và tỷ suất chết cùng giảm mạnh. Thường thì trong quá trình này, tỷ suất chết giảm mạnh
hơn tỷ suất sinh nên dân số tăng lên (UNFPA, 2011). Quá độ dân số cung cấp khả năng có
lợi tức dân số do tăng tỉ lệ số người trong độ tuổi lao động. Hệ quả của quá độ dân số chính
là lợi tức dân số chỉ có thể thực hiện thông qua việc khai thác năng suất lao động, trình độ
nguồn nhân lực.
2.4. Già hóa dân số
2.4.1. Người cao tuổi
(Quốc hội , 2009) quy định tại điều 2, Luật người cao tuổi của Việt Nam “Người
cao tuổi được quy định là từ đủ 60 tuổi trở lên”.
2.4.2. Già hóa dân số
Theo phân loại của Cowgill và Holmes (1970) [trích dẫn từ (UNFPA, 2011)], khi

dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% đến 9,9% tổng dân số thì dân số được coi là “già
hóa”. Tương tự, 10%-19,9% gọi là dân số “già”; 20%-29,9% gọi là dân số “rất già” và từ
30% trở lên gọi là dân số “siêu già”. Luận văn nghiên cứu thống nhất sử dụng cách phân
loại này.

8


2.5. Các đặc điểm già hóa dân số tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Châu Á
Trong ba thập kỷ qua, dân số các quốc gia Châu Á đã có những biến động mạnh mẽ
về quy mô dân số và cơ cấu tuổi dân số. Tỷ lệ người cao tuổi ở các quốc gia Châu Á tăng
lên nhanh chóng trong giai đoạn này là do ba yếu tố quan trọng: tỷ suất sinh giảm, tỷ suất
tử vong giảm và tuổi thọ tăng lên. Tỷ lệ sinh trung bình giảm từ 2,96 giai đoạn 1990-1999
xuống 2,36 giai đoạn 2000-2009.
Bảng 2. 2. Tỉ lệ sinh trung bình trên tổng số ca sinh của mỗi phụ nữ
Quốc gia

1990-1999 2000-2009

Indonesia

2,762

2,482

Malaysia

3,311

2,331


Philippines 4,054

3,517

Thailand

1,897

1,557

Vietnam

2,787

1,902

Nguồn: Theo tính toán của tác giả dựa trên số liệu của WB (9/8/2015)
Tỷ lệ tử vong ở người trưởng thành cả nữ và nam giai đoạn 1990-1999 giảm 2,05%
và 1,07%, giai đoạn 2000-2009 chỉ giảm 2,02% và 2,18%.
Bảng 2. 3. Tỉ lệ tử vong người trưởng thành theo giới tính
Quốc gia

1990-1999

2000-2009

Nữ

Nam


Nữ

Nam

Indonesia

-4,14892

-4,46132

-3,23153

-3,57755

Malaysia

-2,76684

-2,32006

-1,73873

-1,50591

Philippines -1,96912

-0,52688

-1,88338


-1,02147

Thailand

0,15314

3,00854

-2,35215

-4,06484

Vietnam

-1,51906

-1,0661

-0,90331

-0,74309

Nguồn: Theo tính toán của tác giả dựa trên số liệu của WB (9/8/2015)
Tuổi thọ trung bình của dân số các quốc gia này là 72,75 tuổi vào năm 2012, tăng
3,66 tuổi và 1,48 tuổi so với giai đoạn 1990-1999 và 2000-2009. Tốc độ tăng dân số giảm
từ mức trung bình 1,83%/năm giai đoạn 1990-1999 và 1,43% giai đoạn 2000-2009. Do đó,
trong những thập kỷ qua, cơ cấu tuổi dân số các quốc gia Châu Á biến động mạnh theo
hướng: tỷ lệ trẻ em (0-14 tuổi) ngày càng giảm; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-64)


9


tăng lên; và tỷ lệ người cao tuổi (từ 65 trở lên) cũng tăng nhanh. Như vậy, dân số cao tuổi
tăng nhanh nhất so với tất cả các nhóm dân số khác trong giai đoạn này.
Bảng 2. 4. Cơ cấu tuổi dân số các quốc gia Châu Á
Quốc gia

Indonesia

Malaysia

Tỉ lệ dân số (%tổng dân số) 1990-1999 2000-2009 2010-2013
0-14 tuổi

33,85

30,13

29,40

15-64 tuổi

62,00

65,03

65,50

Trên 65 tuổi


4,16

4,84

5,11

0-14 tuổi

35,70

30,64

26,90

15-64 tuổi

60,60

65,07

68,01

Trên 65 tuổi

3,70

4,29

5,09


0-14 tuổi

39,91

37,17

34,72

56,97

59,41

61,48

Trên 65 tuổi

3,12

3,42

3,80

0-14 tuổi

27,51

22,30

18,70


15-64 tuổi

67,09

70,11

72,02

Trên 65 tuổi

5,40

7,59

9,28

0-14 tuổi

35,47

27,64

23,05

15-64 tuổi

58,59

65,83


70,40

Trên 65 tuổi

5,94

6,53

6,55

Philippines 15-64 tuổi

Thailand

Việt Nam

Nguồn: Theo tính toán của tác giả dựa trên số liệu của WB (9/8/2015)
Theo Liên hợp quốc, già hóa dân số đang diễn ra ở tất cả các Châu lục và các quốc
gia trên toàn thế giới với tốc độ khác nhau. Già hóa dân số đang tăng nhanh ở các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ người già trong tổng số dân của Thái Lan tăng
từ 14% lên 20% chỉ mất có 22 năm, ở Nhật Bản mất 26 năm, thì ở Thụy Điển mất 85 năm,
ở Hoa kỳ mất 69 năm… và Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ già hóa dân số
nhanh nhất trên thế giới với chỉ 20 năm (2017-2037) (UNFPA, 2011).
Trong 24 năm qua (1990-2014), tốc độ tăng trưởng GDP các quốc gia Châu Á duy
trì ở mức ổn định, bình quân hàng năm là 3,70%. Giai đoạn 1990-1999, bất chấp cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam đạt tốc độ tăng
trưởng cao hơn so với các giai đoạn 2000-2009, giai đoạn 2010-2013, riêng Philippin
quốc gia chịu ảnh hưởng năng nề nhất từ cuộc khủng hoảng này khiến cho tốc độ tăng
10



trưởng kinh tế trung bình còn ở mức 0,42%. Giai đoạn 2010-2013 lại là giai đoạn đạt tốc
độ tăng trưởng cao nhất của Indonesia, Philippin. Xét tổng thể giai đoạn 1990-2014, Việt
Nam là quốc gia có tốc tăng trưởng GDP cao nhất với 5,39%.
Bảng 2. 5. Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
Quốc gia

1990-1999 2000-2009 2010-2013 1990-2014

Indonesia

3,16

3,62

4,85

3,63

Malaysia

4,53

2,78

3,96

3,70


Philippines

0,42

2,49

4,51

1,96

Thailand

4,25

3,30

4,04

3,82

Vietnam

5,63

5,41

4,73

5,39


Khu vực

3,60

3,52

4,42

3,70

Nguồn: Theo tính toán của tác giả dựa trên số liệu của WB (9/8/2015)
2.6. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế.
2.6.1. Mô hình Ricardo (1817)
David Ricardo kế thừa tư tưởng của Adam Smith và chịu ảnh hưởng của tư tưởng
dân số học của T.R Malthus (1776-1834), cho rằng đất là nguồn tài nguyên khan hiếm
của xã hội. Theo cách tiếp cận của Ricardo, giới hạn đất sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng
đến thay đổi sản lượng nông nghiệp và công nghiệp hay giới hạn đất sản suất nông nghiệp
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Các nguyên lý của lý thuyết Ricardo được vận dụng
trong phát triển nông nghiệp của các nước đang phát triển nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng tài nguyên đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp – nông thôn.
(Đinh Phi Hổ, 2015)
2.6.2. Mô Hình Lewis (1954)
Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính là hiệu quả sử dụng lao động dư thừa
trong khu vực nông nghiệp. Mô hình này phân tích sự tương tác của 2 khu vực: nông
nghiệp và công nghiệp trong sử dụng lao động, khi thay đổi sản lượng lao động công
nghiệp, tổng sản lượng quốc gia thay đổi, nghĩa là lao động ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế. Ứng dụng vào hoạch định chính sách, nguyên lý này tích lũy vốn cho
quá trình công nghiệp hóa, tập trung nguồn lực cho phát triển công nghiệp. (Đinh Phi
Hổ, 2015)


11


2.6.3. Mô hình Harrod – Domar
Kết quả nghiên cứu độc lập của nhà kinh tế học Harrod (1939) và Domar (1946)
về tăng trưởng dựa trên lượng vốn sản xuất (K) tăng thêm hay tiết kiệm (S) được sử
dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển nhằm xác định mối quan hệ giữa tăng
trưởng và các yêu cầu vốn, qua đó mở rộng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và ứng
dụng trong dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế, dự báo đầu tư và quy mô GDP. Tuy
nhiên, mô hình này có nhược điểm là giả định cứng nhắc về các tỷ số vốn trên lao
động, vốn trên sản lượng, lao động trên sản lượng là những tỷ số cố định, cho thấy
nền kinh tế có rất ít linh hoạt theo thời gian và không có vai trò của tiến bộ công nghệ
(Perkins, 2011).
2.6.4. Mô hình Solow (1956) – Mô hình tăng trưởng tân cổ điển
Vốn chỉ ảnh hưởng tới tăng trưởng trong ngắn hạn, công nghệ (T) mới là yếu
tổ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Mô hình Solow hay còn gọi là
mô hình tăng trưởng tân cổ điển đi đến bốn kết luận chính: i) tốc độ tích lũy vốn tác
động mức thu nhập dài hạn; ii) tốc độ tích lũy vốn không ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng; iii) tốc độ tăng trưởng được quyết định bởi tốc độ tăng trưởng lực lượng lao
động và thay đổi công nghệ, cả hai đều là ngoại sinh hay nằm ngoài mô hình; và iv)
với tỉ lệ tiết kiệm và thay đổi công nghệ như nhau, các nước có hệ số vốn trên sản
lượng thấp hơn (đang phát triển) sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nước có hệ số vốn
trên sản lượng cao hơn (nước giàu); v) do đó phải có sự hội tụ mức thu nhập trên mỗi
lao động. (Đinh Phi Hổ, 2015)
Như vậy, các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đã chỉ rõ các yếu tố của tăng
trưởng kinh tế. Động lực phát triển kinh tế được kết hợp từ bốn yếu tố của tăng trưởng
là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, vốn và công nghệ. Hiện nay, trong kinh tế học,
hàm Cobb-Douglas (1928) được áp dụng để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng
và các yếu tố ảnh hưởng được khái quát như sau:
Y = f(K,L)

Trong đó:

Y là biến phụ thuộc;
K, L là biến độc lập.

Yếu tố nguồn tài nguyên khi khai thác sẽ được bổ sung vào vốn, còn yếu tố
công nghệ không đo lường trực tiếp mà được tính gián tiếp. Tỉ lệ tăng trưởng ở các
quốc gia khác nhau trong mô hình tăng trưởng nội sinh có thể khác nhau trong dài
12


hạn.
2.7. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
2.7.1. Các nghiên cứu nước ngoài về biến đổi dân số và tác động của biến đổi dân số đến
tăng trưởng kinh tế
Trong cuốn sách nhan đề An Essay on the Principle of Population (1798) bàn về
nguyên lý dân số khi xem xét ảnh hưởng của nó tới tiến bộ tương lai của xã hội, lần đầu
tiên Thomas Malthus đưa ra những dự báo cho rằng không thể có tăng trưởng kinh tế liên
tục, “dân số tăng theo cấp số nhân còn lương thực lại tăng theo cấp số cộng” tạo nên một
bức tranh bi quan của nền kinh tế (Malthus, et al., 1992). Tác giả John Thornton khi nghiên
cứu mối quan hệ lâu dài đã giữa dân số và GDP bình quân đầu người ở bảy quốc gia châu
Mỹ La tinh (Thornton, 2001) cho rằng tăng trưởng dân số không gây ra tăng trưởng GDP.
Bài viết Another Look at the Impact of Nigeria’s Growing Population on the Country’s
Development kiểm tra mối liên hệ giữa tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế ở Nigeria
từ năm 1980 đến 2003 cũng thấy rằng tốc độ tăng trưởng dân số trị lớn đã cản trở khả năng
của chính phủ kế trong việc cung cấp hiệu quả các dịch vụ xã hội cho người dân, do đó ảnh
hưởng tiêu cực đến sự phát triển (Onwuka, 2006).
Đưa ra lý luận tăng trưởng dân số không cản trở tiến bộ kinh tế và cuối cùng làm
tăng mức sống, Julian Simon (1932-1998) đã trở thành một trong những nhân vật gây tranh
cãi nhất trong kinh tế trong thập kỷ qua. Trái ngược với Malthus, ông cho rằng dân số có

tác động tích cực đến kinh tế bởi quy mô dân số tăng lên kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng
lên, thị trường mở rộng thúc đẩy sản xuất phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặt
khác, tăng dân số tạo sức ép thúc đẩy khoa học, kỹ thuật phát triển. Nghĩa là sản lượng
tăng nhanh hơn dân số, chứ không phải chậm hơn theo mô hình Malthus. Với tác phẩm
Theory of Population and Economic Growth, ông sử dụng mô hình tăng trưởng kinh tế tân
cổ điển xem xét các tác động biến đổi dân số lâu dài đến kinh tế tăng trưởng ở các nước
phát triển như Mỹ hoặc Tây Đức. Với mức biến đổi hợp lý, các biến lao động, vốn, công
nghệ, sản lượng, thu nhập và giáo dục được sử dụng trong mô hình chỉ ra rằng tăng trưởng
dân số nhanh hiện tại có giá trị cao hơn so với tăng dân số chậm (Simon, 1986). Một tác
phẩm nữa của ông tập hợp các bài viết, phân tích lý thuyết, thực nghiệm, và chính sách
được viết trên hai mươi năm qua Population and Development in Poor Countries: Selected
Essays cho thấy rằng trong vòng một thế kỷ, hoặc thậm chí một phần tư thế kỷ, tăng số
lượng người tiêu dùng gây nên tăng tổng thu nhập, tăng nhu cầu về nguyên liệu và thành
13


phẩm buộc tăng giá các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã kích hoạt quá trình tìm kiếm các
nguồn tài nguyên thiên nhiên mới, những cách thức mới để đáp ứng nhu cầu, dẫn đến tài
nguyên thiên nhiên trở nên rẻ hơn, và nhân loại trở nên tốt hơn (Simon, 1992). Nghiên cứu
của (Bloom, et al., 2003) cũng chỉ ra rằng tăng dân số nhanh có thể có những tác động tích
cực đến phát triển kinh tế vì dân số tăng có thể tạo sức ép phải cải tiến công nghệ sản xuất
– một nhân tố quan trọng của tăng trưởng dài hạn. Khi phân tích mối quan hệ dài hạn giữa
tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế ở một số quốc gia như Thái Lan, Furuoka phát hiện
sự tồn tại mối quan hệ nhân quả một chiều theo hướng tích cực, ủng hộ giả thuyết tăng
trưởng kinh tế theo định hướng dân số trong đó tăng trưởng dân số thúc đẩy phát triển kinh
tế. (Furuoka, 2009). Singapore cũng là một trường hợp nghiên cứu tăng trưởng dân số có
thể góp phần phát triển kinh tế. Tăng trưởng dân số của Singapore vừa góp phần phát triển
kinh tế của quốc gia, vừa kích thích tăng dân số trong nước. (Furuoka & Qaiser, 2011)
Nhà kinh tế (Bloom, et al., 2003), lại cho rằng cơ cấu tuổi dân số ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế hơn là quy mô dân số, có thể tạo ra cơ hội cho tăng trưởng kinh tế nếu

đúng chính sách giáo dục, y tế và lao động, đồng thời xem xét chính sách các khu vực khác
trên thế giới đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa biến động dân số và phát triển kinh tế.
Đây cũng là hướng nghiên cứu mới, cho thấy rõ ràng hơn mối quan hệ giữa biến đổi dân
số theo độ tuổi với tăng trưởng kinh tế thay vì tập trung nghiên cứu vào quy mô dân số như
trước đây. Biến đổi cơ cấu tuổi dân số chứng minh sự đóng góp đáng kể cho tăng trưởng
kinh tế các quốc gia. Trong nghiên cứu của Kelley và Schmidt, 2005, sự suy giảm trong tỷ
lệ phụ thuộc trẻ em đã có một tác động tích cực mạnh mẽ đóng góp 24% sự biến động của
tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân đầu người của châu Âu trong khoảng thời gian
1960-1995. Ông cho rằng vốn con người (được đo bằng tuổi thọ và giáo dục) đã đẩy mạnh
tăng trưởng [trích dẫn lại từ(Prskawetz & Fent, 2007)]. Tương tự, Atanda, Akinwande A.
và cộng sự nghiên cứu xem xét, so sánh xu hướng các yếu tố quyết định đến tăng trưởng
dân số giữa các nước đang phát triển (Bangladesh, Ethiopia, Indonesia, Mexico và Nigeria)
và các quốc gia phát triển (Đức và Hoa Kỳ) từ năm 1980 đến năm 2010. Phân tích xu
hướng cho thấy tỷ suất sinh, tỷ lệ chết thô, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong, và tuổi thọ trung bình
là yếu tố quan trọng quyết định của tốc độ tăng trưởng dân số, trong khi tỷ lệ phụ thuộc
của trẻ dưới 15 tuổi cũng được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu của sự tăng
trưởng dân số và là mối đe dọa tăng trưởng ở các nước đang phát triển. (Atanda, et al.,
2012). Kết quả tương tự như trong Kelley và Schmidt đã được thu được bởi các tác giả
14


khác. Ví dụ, Bloom và Williamson (1998) thấy rằng biến động dân số giải thích gần 20
phần trăm của tăng trưởng quan sát ở châu Âu trong khoảng thời gian 1965-1990. Bloom
và Williamson (1998) đề xuất hai yếu tố riêng biệt mà qua đó nhân khẩu học có thể ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng: thông qua lực lượng lao động và thông qua tiết kiệm và đầu tư.
Trong Bloom và Canning (2001a) một kênh thứ ba thông qua đó nhân khẩu học có thể ảnh
hưởng tăng trưởng kinh tế được thêm: tuyển sinh giáo dục và nguồn nhân lực. Hơn nữa,
họ tìm thấy một sự tương tác đáng kể giữa các biến và các chính sách về dân số. Chính
sách tốt dẫn đến tăng trưởng cao hơn và các tác động của sự thay đổi nhân khẩu học là lớn
hơn khi các tổ chức có chất lượng cao hơn. Tương tự như vậy, (Bloom, et al., 2003) nhấn

mạnh rằng trong một nền kinh tế mở, lực lượng lao động linh hoạt và thể chế hiện đại sẽ
đảm bảo một đất nước thực sự có thể gặt hái những cổ tức nhân khẩu học. [trích dẫn lại
từ(Prskawetz & Fent, 2007)].
Do phát triển kinh tế không chỉ phụ thuộc riêng vào vốn nhân lực mà nó còn phù
thuộc vào các nguồn lực khác như tài nguyên thiên nhiên, vốn... Do đó, không thể lấy việc
tác động tích cực hay tiêu cực của dân số đến kinh tế để nói lên sự phát triển của kinh tế
trên thế giới, dẫn đến tồn tại quan điểm trung hoà về mối quan hệ này thể hiện trong một
số nghiên cứu. (Wong H. Tsen and Fumitaka F., 2005) cho thấy không có mối quan hệ
lâu dài giữa dân số và tăng trưởng kinh tế trong các nền kinh tế châu Á. Tuy nhiên, có quan
hệ hai chiều giữa dân số và tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản , Hàn Quốc và Thái Lan. Đối
với Trung Quốc, Singapore, và Philippines, dân số là nguyên nhân gây ra tăng trưởng kinh
tế nhưng không tác động ngược lại. Hồng Kông và Malaysia, tăng trưởng kinh tế lại là yếu
tố tác động đến dân số nhưng không tác động ngược lại. Đối với Đài Loan và Indonesia,
không có bằng chứng về quan hệ nhân quả giữa dân số và tăng trưởng kinh tế. Nhìn chung,
tăng dân số có thể có lợi hoặc bất lợi cho tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế cũng
có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng dân số.
Các bằng chứng thực tế về mối tương quan giữa tỷ lệ tăng trưởng dân số và tăng
trưởng kinh tế chưa có kết luận thống nhất. Có thể ảnh hưởng của sự tăng trưởng dân số
đến phát triển kinh tế đã được phóng đại, hoặc là không có sự tương đồng ở các nước khác
nhau như trong tốc độ tăng trưởng, mật độ, cơ cấu và mức thu nhập cũng như tình trạng
phát triển hiện nay cho nên cần có sự nghiên cứu sâu hơn vào kinh nghiệm thực tế để có
sự nhìn nhận rõ nét cho từng quốc gia, khu vực.

15


2.7.2. Các nghiên cứu trong nước về biến đổi dân số và tác động của biến đổi dân số đến
tăng trưởng kinh tế
Hiện nay, mối quan hệ dân số - kinh tế ngày càng được quan tâm hơn, những nghiên
cứu và tranh luận của các nhà khoa học về mối quan hệ dân số - kinh tế cũng trở nên phong

phú hơn. Tỷ lệ tăng dân số ảnh hưởng đến cả việc tiêu thụ và năng suất của nền kinh tế của
một quốc gia. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển châu Á, nơi sự phát triển dân số đang
phát triển ngày càng mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế do đó cũng thay đổi nghiêm trọng
trong thời gian. Tác giả Phạm Thị Ngọc Trang và Trần Hoàng Hiếu xác định một số yếu
tố chính dẫn đến sự gia tăng trong tăng trưởng dân số, sau đó phân tích những tác động
tích cực và tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, giải thích câu hỏi liệu tỷ lệ tăng trưởng của
dân số có thể tăng hoặc giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển châu Á
và đưa ra dự đoán về xu hướng tương lai trong sự tăng trưởng dân số ở các nước này dựa
trên một số dữ liệu nhất định và các công cụ lý thuyết kinh tế vĩ mô và thống kê. Bằng cách
thực hiện hồi quy, tác giả kết luận rằng trong các nước đang phát triển ở châu Á, tốc độ
tăng trưởng dân số cao hơn có thể dẫn đến một sự suy giảm tăng trưởng kinh tế, mà cụ thể
là tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người trong trường hợp này. Những lý
do chính cho những tác động tiêu cực là pha loãng vốn, mức sống, cạn tài nguyên và cơ
cấu tuổi tương ứng. (Phạm Thị Ngọc Trang và Trần Hoàng Hiếu, 2011)
Việt Nam đang trong quá trình phát triển và có những thay đổi, biến động mạnh mẽ
về quy mô dân số và cơ cấu tuổi dân số. Bài viết “Ảnh hưởng của biến động dân số đến
tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” giới thiệu
về những ảnh hưởng của biến động dân số đến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và Ấn
Độ dựa trên những chuyển biến về dân số và kinh tế trong khoảng thời gian trên; từ đó,
rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong thời gian tới. (Huỳnh Phẩm Dũng Phát
và Phạm Đỗ Văn Trung, 2013). Bài viết “Kỹ nguyên dân số vàng và tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam” phân tích quá độ dân số ở Việt Nam chỉ ra rằng giai đoạn đầu của cơ hội dân
số đã đến với Việt Nam từ khoảng thập niên 1980. Sau 2005, cơ hội dân số sẽ bước vào
giai đoạn hai: Việt Nam tiến vào kỷ nguyên dân số vàng của mình, kéo dài khoảng 30 năm.
Từ đó, bài viết đề xuất những hàm ý chính sách để Việt Nam có thể nắm bắt và khai thác
hiệu quả cơ hội lịch sử này (Bùi Thế Cường, 2004). Nghiên cứu “Biến đổi dân số và tăng
trưởng kinh tế” cho thấy trong 30 năm qua quy mô dân số tăng thêm khoảng 32 triệu người,
cơ cấu dân số theo tuổi cũng biến đổi rất mạnh, Tỷ lệ những người trong độ tuổi từ 15 đến
16



64 (độ tuổi tích cực hoạt động kinh tế) đã tăng từ 52,28% lên 68,32% còn tỷ lệ trẻ em dưới
15 tuổi đã giảm từ 42,55% xuống 25%. Từ 1989 đến 1999, tỷ lệ tăng dân số giảm, tỷ lệ
dân số trong độ tuổi lao động tăng đã đóng góp vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm là
0,83%. Tương tự, giai đoạn 1999-2009 là 1,19% và giai đoạn 2009-2019 là 0,2%. Sau
2019, tác động này là âm, cụ thể là, do già hóa dân số, yếu tố dân số sẽ làm tăng trưởng
kinh tế giảm đi 0,2% vào giai đoạn 2019-2029 và giảm 0,12% giai đoạn 2029-2039,… Từ
đó cho thấy vai trò quyết định của lao động đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
(Nguyễn Đình Cử, 2012)
Cùng một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa biến động dân số và
tăng trưởng kinh tế ở một số tỉnh thành như Tp. HCM từ năm 1995 – 2005, đồng thời dự
báo giai đoạn 2006 -2020 (Lê Thị Thanh Loan và cộng sự , 2007), tỉnh Tiền Giang dựa
trên những đặc điểm về cơ cấu dân số, đánh giá khả năng tạo ra việc làm từ tăng trưởng
GDP nhằm đưa ra những giải pháp điều chỉnh nhằm khai thác triệt để lợi tức mà dân số
mang lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội. (Huỳnh Phẩm Dũng Phát và Phạm Đỗ Văn
Trung, 2013)
Thay vì chỉ nghiên cứu về quy mô dân số như trước đây, một số nghiên cứu thực
nghiệm về biến đổi cơ cấu tuổi dân số đối với tăng trưởng kinh tế cho thấy có sự chú trọng
khi phân tích sự biến đổi của cơ cấu tuổi dân số và ảnh hưởng của nó tới tăng trưởng kinh
tế. Tác giả Nguyễn Thị Minh nghiên cứu thực nghiệm “Năng động dân số và tăng trưởng
kinh tế” đánh giá tác động của cơ cấu tuổi đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Thống kê
cho thấy, trong những năm gần đây, số người trong độ tuổi lao động của Việt Nam tăng
đáng kể, đi liền với sự suy giảm tỉ lệ phụ thuộc dân số tạo cơ hội thúc đẩy kinh tế phát
triển. Kết quả ước lượng trong mô hình hồi quy chỉ ra rằng sự thay đổi trong cơ cấu tuổi
đóng góp đến 15% tăng trưởng kinh tế trong 5 năm trở lại đây và nhóm người già ở Việt
Nam không gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng (Nguyễn Thị Minh , 2009). Tác giả Bùi
Thị Minh Tiệp với đề tài “Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh
tế Việt Nam” nghiên cứu xây dựng mô hình ước lượng tác động của biến đổi cơ cấu tuổi
dân số đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Bùi Thị Minh Tiệp, 2011). Bài viết chỉ rõ cơ
cấu tuổi dân số (chứ không đơn thuần là quy mô dân số) mới là nhân tố quan trọng với

tăng trưởng và phát triển kinh tế bằng cách sử dụng kết hợp phương pháp tài khoản chuyển
giao quốc dân (NTA). Cũng với phương pháp này, tác giả xác định nhóm dân số hoạt động
kinh tế kết hợp với phương pháp toán học đánh giá tác động của yếu tố dân số đến tăng
17


×