Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

tác động của giá nông sản xuất khẩu đến lạm phát ở việt nam giai đoạn 2005 –2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------

TĂNG SƠN KIỆT

TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ NÔNG SẢN
XUẤT KHẨU ĐẾN LẠM PHÁT Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2014

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của giá nông sản xuất khẩu đến lạm
phát ở Việt Nam giai đoạn 2005 đến 2014” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của bản luận văn này chưa từng
được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng
trong luận này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP HCM, ngày 19 tháng 11 năm 2015

TĂNG SƠN KIỆT

i



LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trường Đại học Mở thành
phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp tài liệu, giáo trình
rõ ràng, dể hiểu, hướng dẫn phương pháp trình bày giúp tôi hoàn thành luận văn
“Tác động của giá nông sản xuất khẩu đến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2005
đến 2014”
Tôi xin cảm ơn thầy TS. Nguyễn Văn Giáp đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin cảm ơn tập thể lớp ME6A cùng chia sẻ, động viên, hổ trợ trong thời
gian học tập và trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn tất cả người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động
viên kịp thời trong suốt thời gian tôi tham gia học tập và hoàn thành luận văn
này.
Xin trân trọng cảm ơn!
TP HCM, ngày 19 tháng 11 năm 2015

TĂNG SƠN KIỆT

ii


TÓM TẮT
Luận văn thực hiện với mục tiêu nghiên cứu “Tác động của giá nông sản
xuất khẩu đến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2005 đến 2014”, trong thời kỳ đầu
lạm phát ổn định sau đó tăng cao buộc chính phủ thực hiện chính sách kiềm chế
lạm phát, ổn định vĩ mô. Nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được từ trang web của
Ngân hàng nhà nước, Tổng cục thống kê, Thống kê tài chính quốc tế IFS từ tháng
01/2005 đến tháng 12/2014.
Luận văn sử dụng phương pháp định lượng, áp dụng mô hình tự hồi quy

phân phối trễ ARDL (Autoregressive Distributed Lag), để xác định các yếu tố
chính tác động đến lạm phát thông qua chỉ số giá tiêu dùng CPI. Các biến sử
dụng trong mô hình nghiên cứu gồm: CPI (đại diện cho chỉ số giá tiêu dùng của
Việt Nam), PRice (Giá gạo xuất khẩu), PCoffee (Giá cà phê xuất khẩu), PRubber
(Giá cao su xuất khẩu), PCashew (Giá hạt điều xuất khẩu), PPepper (Giá hồ tiêu
xuất khẩu), M2 (Cung tiền rộng), Fe (Tỷ giá), I (Nhập khẩu), X (Xuất khẩu), R
(Lãi suất cơ bản). Kết quả phân tích hồi quy các biến trong mô hình có ý nghĩa
thống kê và tác động dương đến chỉ số giá tiêu dùng trong ngắn hạn và dài hạn,
giá gạo, giá cao su, giá hạt điều tác động ít đến chỉ số giá tiêu dùng CPI so với
cung tiền, tỷ giá, kim ngạch nhập khẩu hay chỉ số giá tiêu dùng chịu tác động
nhiều từ việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, sự tác động của
các biến của mô hình trong ngắn hạn có độ trễ khác nhau phù hợp với điều kiện
thực tế của Việt Nam và của các nghiên cứu trước.
Dựa vào kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo và
đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm hổ trợ nông dân tốt hơn vẫn đảm bảo
mục tiêu của chính phủ kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii
TÓM TẮT ..........................................................................................................................iii
MỤC LỤC........................................................................................................................iiiv
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................................. 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu. ............................................................................................... 4
1.4. Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................................... 4
1.5. Phạm vi nghiên cứu. .............................................................................................. 4
1.6. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................... 4
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu. ........................................................................................ 5
1.8. Khác biệt giữa các nghiên cứu trước và luận văn. ................................................ 5
1.9. Kết cấu của luận văn: gồm 5 chương .................................................................... 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................ 7
2.1. Cơ sở lý thuyết. ..................................................................................................... 7
2.1.1. Lạm phát. .................................................................................................... 7
2.1.2. Các nguyên nhân gây lạm phát. .................................................................. 8
2.1.3. Tỷ giá ........................................................................................................ 12
2.1.4. Xuất khẩu, Nhập khẩu hàng hóa. .............................................................. 12
2.1.5. Phương pháp tính CPI. ............................................................................. 13
2.2. Các nghiên cứu trước. ......................................................................................... 14
2.3. Tóm tắt chương 2. ............................................................................................... 21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................................. 22
3.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu. ............................................................................ 22
3.2. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................... 23
3.3. Mô hình nghiên cứu. ........................................................................................... 24
3.4. Mô hình hồi quy. ................................................................................................. 26
3.5. Dữ liệu nghiên cứu. ............................................................................................. 30
3.6. Các bước thực hiện trong nghiên cứu khi dùng phương pháp ARDL ................ 30

iv


3.6.1. Hiệu chỉnh mùa vụ. ................................................................................... 30
3.6.2. Đồng liên kết. ............................................................................................ 30

3.6.3. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu. .................................................... 31
3.6.4. Xác định độ trễ tối ưu và ước lượng phương trình bằng mô hình ARDL. 32
3.6.5. Kiểm định biến thừa trong mô hình. ......................................................... 32
3.6.6. Kiểm định tương quan chuỗi. .................................................................... 32
3.6.7. Kiểm định phương sai của sai số thay đổi. ............................................... 33
3.6.8. Kiểm định sự phù hợp của dạng hàm. ...................................................... 33
3.7. Tóm tắt chương 3 ................................................................................................ 33
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 34
4.1. Phân tích thống kê mô tả. .................................................................................... 34
4.1.1 Diễn biến lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2005-2014 ........................... 37
4.1.2 Diễn biến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005-2014 ............ 37
4.1.3 Diễn biến giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005-2014 ........ 37
4.1.4 Diễn biến giá cao su xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005-2014 ........ 37
4.1.5 Diễn biến giá hạt điều xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005-2014 ...... 38
4.1.6 Diễn biến giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005-2014 ........ 38
4.1.7 Diễn biến cung tiền M2, tỷ giá, lãi suất và kim ngạch nhập khẩu của Việt
Nam giai đoạn 2005-2014 ......................................................................................... 38
4.2. Hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ.................................................................................... 39
4.3. Kiểm định và lựa chọn mô hình. ........................................................................ 40
4.3.1 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ................................................... 40
4.3.2. Kiểm định đồng liên kết. ........................................................................... 41
4.3.3 Kiểm định nghiệm đơn vị đối với tính dừng. .............................................. 41
4.4 Mô hình ARDL. ................................................................................................... 43
4.4.1 Xác định độ trễ tối ưu của mô hình ARDL................................................. 43
4.4.2 Kiểm định đồng liên kết bằng phương pháp ARDL Bound Test ................ 44
4.4.3 Kết quả chạy mô hình ARDL. .................................................................... 45
4.4.4 Kiểm định biến thừa trong mô hình (Redundant test)................................ 45
4.4.5 Kiểm định biến thừa trong mô hình (Wald test) ........................................ 46
4.4.6 Kiểm định tương quan chuỗi (Kiểm định Breusch-Godfreyt Serial
Correlation LM) ......................................................................................................... 47

4.4.7 Kiểm định phương sai thay đổi. ................................................................. 48
4.4.8 Kiểm định sự phù hợp của dạng hàm. ....................................................... 49
4.4.9 Mô hình tốt nhất. ........................................................................................ 49

v


4.4.10 Ý nghĩa của mô hình nghiên cứu.............................................................. 49
4.4.11 Ước lượng phương trình trong dài hạn bằng mô hình ARDL ................. 52
4.4.12 Kiểm định sự ổn định của mô hình trong ngắn hạn và dài hạn. .............. 53
4.4.13 Ý nghĩa của mô hình. ............................................................................... 54
4.5 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................. 57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................... 58
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 58
5.2. Các khuyến nghị. ................................................................................................. 59
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. ............................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 64
PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................................... 68
1.1 Biểu đồ sự thay đổi của các biến trong mô hình .................................................. 68
1.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ............................................................... 69
1.3 Kiểm định đồng liên kết. ...................................................................................... 70
PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................................... 71
2.1 Biến phụ thuộc LCPI_SA .................................................................................... 71
2.2 Biến độc lập LPRice_SA ...................................................................................... 72
2.3 Biến độc lập LPCoffee_SA .................................................................................. 74
2.4 Biến độc lập LPRubber_SA ................................................................................. 75
2.5 Biến độc lập LPCashew_SA ................................................................................ 76
2.6 Biến độc lập LPPepper_SA .................................................................................. 77
2.7 Biến độc lập LM2_SA .......................................................................................... 79
2.8 Biến độc lập LFe_SA ........................................................................................... 80

2.9 Biến độc lập LI_SA .............................................................................................. 81
2.10 Biến độc lập LX_SA .......................................................................................... 83
2.11 Biến độc lập LR_SA........................................................................................... 84
PHỤ LỤC 3 ....................................................................................................................... 85
3.1 Xác định độ trễ tối ưu của mô hình ARDL .......................................................... 85
3.2 Lựa chọn độ trể tối ưu .......................................................................................... 85
3.3 Kiểm định đồng liên kết ARDL Bounds Test ...................................................... 86
PHỤ LỤC 4 ....................................................................................................................... 88
4.1 Kết quả chạy mô hình ARDL đầy đủ biến. .......................................................... 88
4.2 Kiểm định biến thừa trong mô hình (Redundant test) .......................................... 89
4.3 Kiểm định biến thừa trong mô hình (Wald test)................................................... 90

vi


4.4 Kiểm định tương quan chuỗi (Kiểm định Breusch-Godfreyt Serial Correlation
LM) ............................................................................................................................. 90
4.5 Kiểm định phương sai thay đổi ............................................................................ 91
4.6 Kiểm định sự phù hợp của dạng hàm ................................................................... 92
PHỤ LỤC 5 ....................................................................................................................... 94
5.1 Kết quả chạy mô hình ARDL dài hạn .................................................................. 94
5.2 Kiểm định sự ổn định của mô hình trong ngắn hạn và dài hạn ............................ 95

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Các kênh truyền tải đến lạm phát ............................................................. 18
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu ..................................................................... 23
Hình 3.2 Các kênh truyền tải đến đến lạm phát ...................................................... 24

Hình 3.3 Sơ đồ các nhân tố tác động đến lạm phát ................................................. 25
Hình 4.1 Biểu đồ sự thay đổi của các biến trong mô hình ..................................... 36
Hình 4.2 Biểu đồ độ trễ tối ưu ................................................................................. 43
Hình 4.3 Kết quả kiểm định CUSUM ..................................................................... 54
Hình 4.4 Kết quả kiểm định CUSUMQ .................................................................. 54

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Quyền số dùng tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009-2014 của toàn
quốc ............................................................................................................................... 12
Bảng 3.1 Các biến áp dụng trong mô hình được kế thừa từ nghiên cứu trước ....... 25
Bảng 3.2 Tóm tắt các biến và dấu kỳ vọng của mô hình ........................................ 29
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình ................................................. 35
Bảng 4.2 Các biến trong mô hình sau khi hiệu chỉnh mùa vụ ................................. 39
Bảng 4.3 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến .................................................. 40
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định đồng liên kết .............................................................. 41
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định tính dừng của các biến .................................................... 42
Bảng 4.6 Bảng lựa chọn độ trễ tối ưu ...................................................................... 44
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định đồng liên kết Bounds Test ......................................... 44
Bảng 4.8 Kết quả chạy mô hình ARDL với đầy đủ biến ........................................ 45
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định biến thừa (Redundant test) .......................................... 46
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định biến thừa (Wald test). ............................................... 46
Bảng 4.11 Kết quả chạy mô hình ARDL sau khi loại biến thừa ............................. 47
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 1 ................................................. 48
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 2 ................................................. 48
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ....................................... 48
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định Ramsey RESET Test ............................................... 49
Bảng 4.16 Kết quả ước lượng mô hình trong dài hạn. ............................................ 53

Bảng 4.17 So sánh sự tác động của các biến trong ngắn và dài hạn. ...................... 57

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ARDL

Tự hồi quy phân phối trễ (Autoregressive Distributed Lag)

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)

FTA

Hiệp định thương mại tự do (Free trade agreement)

GSO

Tổng cục thống kê (General Statistics Office of Vietnam)

IFS

Thống kê tài chính quốc tế (International Financial Statistics)

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)


I

Nhập khẩu (Import)

M2

Cung tiền mở rộng (Broad Money)

MoF

Bộ tài chính (Ministry of Finance)

RPI

Chỉ số giá bán lẻ (Retail Price Index)

SBV

Ngân hàng nhà nước Việt Nam (State Bank of Vietnam)

SVAR

Mô hình tự hồi quy cấu trúc (Structural Vector Autoregression)

TPP

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement)

USD


Đô la Mỹ (United State dollar)

VAR

Mô hình ước lượng tự hồi quy (Vector Autoregression)

VECM

Mô hình ước lượng VECM (Vector Error Correction Model)

X

Xuất khẩu (Export)

WB

Ngân hàng thế giới (World Bank)

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

x


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
Chương 1 giới thiệu tổng quan về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu,

câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu, khác biệt giữa các nghiên cứu trước và luận
văn, kết cấu của luận văn.

1.1. Lý do chọn đề tài.
Việt Nam là nước có truyền thống nông nghiệp với khoảng 70% dân số là
nông dân, Việt Nam từ một nước thiếu lương thực, hàng năm phải nhập hàng triệu
tấn lương thực từ nước ngoài dần trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế
giới.
Xuân Bách (2014),“ Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh
tế (OECD) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) nhận định, đến năm
2022, Việt Nam vẫn tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới sau
Thái Lan”,“ Việt Nam tiếp tục là nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo đến
năm 2022”, báo Nhân Dân Điện Tử.
Hội nghị Thương mại Gạo Thế giới lần thứ 6 (The Rice Trader 2014) tại
thủ đô Phnom Penh, Bộ trưởng Thương mại Campuchia Sun Chanthol nhấn mạnh
lúa gạo là lương thực quan trọng đóng góp vào an ninh lương thực trên thế giới,
đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu gạo xây dựng chiến lược về
thương mại gạo nhằm đảm bảo sự ổn định lượng thực, đảm bảo quyền lợi hài hòa
giữa người tiêu dùng, tổ chức kinh doanh và người nông dân.
Trong giai đoạn 2007-2008 xảy ra khủng hoảng lương thực toàn cầu khi giá
lương thực liên tục tăng, mặc dù Việt Nam được hưởng lợi từ việc tăng giá xuất
khẩu nhưng lương thực là mặc hàng đặc biệt quan trọng liên quan đến nhu cầu
thiết yếu của đời sống người dân, trong điều kiện nhất định phải hạn chế xuất khẩu
để bảo đảm an sinh xã hội, theo Nguyễn Sinh Cúc (2008), “Việc xuất khẩu gạo,

1


cần tính toán lại theo nhiều phương án khác nhau để bảo đảm lợi ích của nông

dân trồng lúa, của doanh nghiệp xuất khẩu gạo, của Nhà nước và của người tiêu
dùng trong nước. Trong điều kiện hiện nay, vụ lúa đông - xuân ở phía Bắc chưa
thu hoạch và sản lượng chắc chắn khó đạt mức cùng kỳ, giá gạo trong nước đang
rất cao, vụ lúa hè - thu mới bắt đầu. Vì vậy, trước mắt chúng ta chỉ nên xuất khẩu
trong phạm vi lượng gạo đã ký theo hợp đồng (2,4 triệu tấn). Việc ký kết 1,6 triệu
tấn dự kiến cuối năm nên lùi lại sau thu hoạch lúa đông - xuân ở các tỉnh phía Bắc
để chủ động bảo đảm an ninh lương thực và góp phần kiềm chế lạm pháp”, “ An
ninh lương thực Việt Nam năm 2008-những cảnh báo và giải pháp”, Tạp Chí Cộng
Sản.
Việt Nam còn là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, cà phê được
trồng tập trung ở các tỉnh Đắk lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Sơn
La, Điện Biên, Quảng Trị, Nghệ An..., theo Minh Ngọc (2012) “Cà phê nằm trong
nhóm 12 mặt hàng đạt kim ngạch từ 2 tỷ USD trở lên, xuất khẩu cà phê năm 2012
của Việt Nam cả về khối lượng, cả về kim ngạch đã đạt đỉnh cao nhất từ trước tới
nay và lần đầu tiên đã vượt qua Brazil lên đứng đầu thế giới. ”, “Cà phê Việt Nam
vươn lên đầu thế giới.”, Báo điện tử Chính Phủ.
Sau xuất khẩu gạo, cà phê, năm 2013 xuất khẩu cao su đứng thứ 3 trong
nhóm các mặt hàng nông sản xuất xuất khẩu có giá trị cao đạt giá trị 2,49 tỷ USD,
Cao su đã góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn
lao động ở các vùng nông thôn miền núi, cây cao su được trồng từ Nam Trung bộ,
Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải miền Trung, đến vùng Tây Bắc, theo Anh Bình
(2015)“ Ông Trần Ngọc Thuận, TGĐ VRG cho biết:“Tổng diện tích cao su chúng
ta được xếp vào hạng 4, sản lượng mủ xếp thứ 3, năng suất thứ 2 và xuất khẩu
đứng hàng thứ 4 của thế giới”,“Chớ quay lưng với cây cao su”, Báo Nông nghiệp
Việt Nam
Hạt điều Việt Nam hiện nay có mặt trên 50 thị trường khắp thế giới, đến
năm 2014 là năm thứ 9 liên tiếp Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều
nhân và là năm đầu tiên đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD, theo Duy Quang
2



(2015),“năm 2014 chế biến điều thuộc nhóm ngành nông sản xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam, chỉ đứng thứ 4 sau: lúa gạo, cao su, cà phê. Bên cạnh đó, theo đánh
giá của các chuyên gia nông nghiệp thì hàm lượng khoa học công nghệ trong chế
biến và giá trị gia tăng của sản phẩm điều đứng ở vị trí số 1 trong các ngành nông
sản”,“Xuất khẩu điều năm đầu tiên đạt hơn 2 tỷ USD”, Báo Hải Quan online
Từ năm 2000 và liên tục 14 năm liền Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu
hàng đầu thế giới, theo hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) đến năm 2014 Việt Nam
chiếm trên 50% thị phần xuất khẩu tiêu toàn thế giới, theo Thủy Chung (2015)
“Năm 2014 lần đầu tiên xuất khẩu hạt tiêu đạt trên 1 tỷ USD và đang là mặt hàng
xuất khẩu đầy tiềm năng của Việt Nam”, “Năm 2014 xuất khẩu hạt tiêu đạt kỷ lục
trên 1,2 tỷ USD”, Báo Vinanet.
Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển, mặc dù xuất khẩu một số
hàng nông sản đứng hàng đầu thế giới nhưng cũng nhập khẩu một lượng lớn máy
móc thiết bị, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... đời sống người nông dân còn gặp
nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng cao trong rổ hàng hóa tính
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam.
Với các lý do đã phân tích, tác giả chọn đề tài: “Tác động của giá nông sản
xuất khẩu đến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2005 đến 2014”, gồm 5 mặt hàng
nông sản của Việt Nam xuất khẩu hàng đầu thế giới, trong năm 2014 đạt giá trị
xuất khẩu trên 1 tỷ USD, theo Tổng cục thống kê, giá trị xuất khẩu năm 2014 của 5
mặt hàng nông sản đạt được là: gạo: 2,977 tỷ USD, cà phê: 3,553 tỷ USD, cao su:
1,787 tỷ USD, hạt điều: 2,012 tỷ USD và hồ tiêu: 1,205 tỷ USD

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Trong nghiên cứu, các mục tiêu cần đạt được như:
Đánh giá lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2005 đến 2014
Xác định mối quan hệ giữa giá 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu gồm: giá
gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam.


3


Định lượng sự tác động của giá 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu gồm: giá
gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu đến lạm phát của Việt Nam thông qua chỉ số
giá tiêu dùng CPI.
Đưa ra các kết luận và khuyến nghị liên quan đến các chính sách điều hành
xuất khẩu, trợ cấp, trợ giá, thu mua tạm trữ gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu,
các chính sách hổ trợ người nông dân từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩn nhằm
ổn định vĩ mô và kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu.
Trong nghiên cứu, câu hỏi được đặt ra như sau:
Tác động của giá 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu gồm: Giá gạo, cà phê, cao
su, hạt điều, hồ tiêu đến lạm phát của Việt Nam thông qua chỉ số giá tiêu dùng CPI
như thế nào?

1.4. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chỉ phân tích sự tác động của giá năm
mặt hàng nông sản xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng khác như cung tiền, tỷ giá,
lãi suất, giá trị xuất nhập khẩu đến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2005
đến năm 2014, không phân tích toàn bộ các nhân tố tác động đến lạm phát.

1.5. Phạm vi nghiên cứu.
Về không gian nghiên cứu chỉ tập trung phân tích sự tác động của giá năm
mặt hàng nông sản xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng khác đến CPI tại Việt
Nam, không nghiên cứu các nước trong khu vực hoặc các nước khác trên thế giới.
Về thời gian nghiên cứu các nhân tố tác động đến CPI của Việt Nam từ
tháng 1 năm 2005 đến tháng 12 năm 2014.


1.6. Phương pháp nghiên cứu.
Để lượng hóa các nhân tố tác động đến lạm phát, đề tài sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng, ứng dụng phần mềm Eviews để thống kê mô tả các

4


biến trong mô hình, phân tích và kiểm định mô hình hồi quy để làm sáng tỏ các
mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, dữ liệu theo chuỗi thời gian.

1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu.
Nông dân là tầng lớp khó khăn trong xã hội, sản xuất nhỏ lẻ, mong muốn
trúng mùa được giá, đồng thời việc tăng hay giảm giá của các mặt hàng này có tác
động trực tiếp đến nguồn thu ngoại tệ và đời sống của hàng triệu nông dân Việt
Nam. Do đó đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động của giá gạo,
cà phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu xuất khẩu đến CPI từ đó đưa ra các biện pháp trợ
cấp, trợ giá nhằm tăng phúc lợi cho người nông dân, giúp cho người nông dân có
đời sống sung túc nhưng vẫn đạt được mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát
do chính phủ đề ra.

1.8. Khác biệt giữa các nghiên cứu trước và luận văn.
Phần lớn các nghiên cứu trước về lạm phát của Việt Nam đều tập trung chủ
yếu vào các nhân tố ảnh hưởng như: cung tiền, lãi suất, tỷ giá và giá cả thế giới tác
động đến CPI. Trong nghiên cứu này phân tích, đánh giá tác động của giá 5 mặt
hàng nông sản xuất khẩu đến lạm phát của Việt Nam vì đây là 5 mặt hàng nông
sản có giá trị xuất khẩu cao thuộc nhóm 9 mặt hàng nông, lâm, thủy sản có giá trị
xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

1.9. Kết cấu của luận văn: gồm 5 chương
Chương 1: Giới thiệu.

Trình bày tóm lược về vấn đề nghiên cứu, lý do nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa
nghiên cứu nêu lên những điểm nổi bật của luận văn, kết cấu của luận văn.
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thyết.
Trình bày các khái niệm về lạm phát, phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng
(CPI), các nhân tố tác động đến lạm phát, các nghiên cứu liên quan.

5


Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu.
Trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình kinh tế lượng và nguồn dữ
liệu thu thập dùng cho nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Trình bày và phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu, phân tích kết quả
của mô hình kinh tế lượng, xác định mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến
độc lập, so sánh và giải thích kết quả của nghiên cứu này với các nghiên cứu có
liên quan.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.
Tóm tắt kết quả nghiên cứu, những hạn chế của nghiên cứu, đưa ra khuyến
nghị một số chính sách nhằm đạt được lạm phát mục tiêu và đảm bảo các mục tiêu
về an sinh xã hội.

6


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về lạm phát, các nguyên nhân gây ra

lạm phát, phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), các nhân tố tác động đến
lạm phát, các nghiên cứu liên quan.

2.1. Cơ sở lý thuyết.
2.1.1. Lạm phát.
Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung. Điều
này không nhất thiết có nghĩa giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải
tăng lên theo cùng một tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên. Lạm phát vẫn
có thể xảy ra khi giá của một số hàng hóa giảm, nhưng giá cả của các hàng hóa và
dịch vụ khác tăng đủ mạnh.
Lạm phát cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua của đồng
tiền.Trong bối cảnh lạm phát, một đơn vị tiền tệ mua được ngày càng ít đơn vị
hàng hóa và dịch vụ hơn. Hay nói một cách khác, trong bối cảnh lạm phát, chúng
ta sẽ phải chi ngày càng nhiều tiền hơn để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ nhất
định.
Theo Mankiw (2010), Lạm phát là một hiện tượng kinh tế trong đó mức giá
chung của nền kinh tế tăng lên theo thời gian. Trong một nền kinh tế lạm phát
được hiểu như là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Tỷ lệ
lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung
bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể
coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng
kích thước của nó.
Theo David Begg (2010), Lạm phát là tốc độ tăng của giá cả qua các thời
kỳ, một mô hình về giá cả cũng là một mô hình về lạm phát, ngoài ra khi tăng
lượng tiền danh nghĩa sẽ dẫn đến sự thay đổi tương ứng trong mức giá. Điều này

7


cũng cho phép mô tả chính sách tiền tệ như là đặt mục tiêu về lạm phát, trên thực

tế ngày nay, quy tắc chính sách tiền tệ này được sử dụng ở hầu hết các ngân hàng
trung ương.
Theo David Begg (2010), Các nước xây dựng chỉ số giá tiêu dùng, ở Liên
hiệp Anh chỉ số này được gọi là chỉ số giá bán lẻ RPI (Retail Price Index), RPI
được sử dụng để đo lường sự thay đổi trong giá sinh hoạt, lượng tiền mà một hộ
gia đình tiêu biểu chi tiêu để mua sắm giỏ hàng hóa thông thường. RPI được xây
dựng qua hai giai đoạn. Các chỉ số được tính toán cho từng hàng hóa mà hộ gia
đình mua sắm. Sau đó RPI được xây dựng bằng cách lấy trung bình có trọng số các
nhóm hàng hóa khác nhau.
Ở Việt Nam, Tổng cục thống kê (TCTK) là cơ quan chịu trách nhiệm tính
toán và công bố chính thức chỉ tiêu lạm phát với các chỉ số đại diện cho lạm phát ở
Việt Nam được thay đổi qua từng giai đoạn: từ năm 1998 trở về trước áp dụng chỉ
số giá bán lẻ RPI), từ năm 1998 đến nay áp dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI
(Consumer Price Index). CPI là chỉ tiêu tương đối phản ảnh xu hướng và mức biến
động giá cả chung qua thời gian của một số lượng cố định các loại hàng hóa và
dịch vụ đại diện cho tiêu dùng cuối cùng, phục vụ đời sống bình thường của người
dân. Giá tiêu dùng không bao gồm các loại giá niêm yết, giá khuyến mại hay giá
danh nghĩa (không thực tế), CPI không tính đến những sản phẩm do hộ gia đình tự
sản xuất ra để tiêu dùng, giá thuê nhà của chính người chủ nhà và dịch vụ tài
chính. CPI được tính cho tất cả các tỉnh (63 tỉnh/thành phố), 8 vùng kinh tế và cả
nước, CPI được công bố định kỳ hàng tháng, hàng năm theo bốn tiêu chí: (i) so
sánh kỳ gốc, (ii) so sánh với cùng kỳ, (iii) so sánh đầu năm và (iv) so sánh tháng
trước.
2.1.2. Các nguyên nhân gây lạm phát.
Nguyễn Như Ý và Trần Thị Bích Dung (2009), lạm phát do các nguyên
nhân sau:

8



Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng dẫn đến mức giá chung của
hàng hóa tăng, đặc biệt khi sản lượng đạt hoặc vượt sản lượng tiền năng, sự gia
tăng tổng cầu chủ yếu đẩy lạm phát dâng cao trong khi sản lượng và việc làm tăng
lên rất ít khi nhu cầu xuất khẩu tăng, lượng còn lại để cung ứng trong nước giảm
và do vậy làm tăng mức giá trong nước. Ngoài ra, nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn
chảy vào cũng có thể gây ra lạm phát.
Lạm phát do chi phí đẩy hay lạm phát đình đốn xảy ra khi một số loại chi
phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế, khi chi phí sản xuất tăng, tiền
lương, giá nguyên liệu tăng làm tăng giá bán hàng, lượng hàng hóa cung ứng sẽ
giảm và giá cả tăng dẫn đến lạm phát.
Lạm phát do sức ỳ của nền kinh tế khi lạm phát vừa phải có xu hướng ổn
định theo thời gian. Hàng năm, mức giá tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định, tỷ lệ
lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ. Đây là loại lạm phát hoàn toàn được dự
tính trước, tỷ lệ lạm phát này sẽ được hạch toán vào tất cả các hợp đồng của nền
kinh tế.
Lạm phát do nhập khẩu xảy ra khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng thì giá bán
hàng hóa nhập khẩu trong nước tăng, lạm phát được hình thành khi mức giá chung
bị giá nhập khẩu đẩy lên.
Lạm phát do xuất khẩu xảy ra khi nhu cầu xuất khẩu tăng, sản phẩm được
huy động cho xuất khẩu tăng khiến cho lượng cung thị trường trong nước giảm,
tổng cung thấp hơn tổng cầu, giá các mặt hàng cung cấp cho xuất khẩu tăng, kết
quả là mức giá chung tăng lên dẫn đến lạm phát.
Lạm phát tiền tệ khi cung tiền tăng làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng
dẫn đến lạm phát, theo thuyết số lượng tiền tệ thì giữa các tham số cung tiền và giá
cả trong nền kinh tế có mối quan hệ và được thể hiện qua công thức:
M*V=P*Y
Trong đó:

9



M: Số lượng tiền tệ

V: Số nhân tiền

P: Giá

Y: Sản lượng

Triển khai công thức dưới dạng logarith, như sau:
LnM + LnV = LnP + LnY
Khi triển khai công thức dưới dạng phần trăm, như sau:
%M+%V=%P+%Y
Hay :
%P=%M-%Y-%V
Như vậy, lạm phát (% thay đổi P) phụ thuộc rất lớn vào thay đổi cung tiền
(% M). Khi tốc độ tăng cung tiền quá cao mà các yếu tố ngược lại thay đổi không
tương ứng như V và Y sẽ gây nên lạm phát cao.
Cung tiền M2 gồm :
Tất cả công cụ tài chính trong M1 và những khoản tiết kiệm có kỳ hạn và
không kỳ hạn.
M2 = M1+ tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn
Trong đó M1 có tính thanh khoản rất cao, nghĩa là các thứ tiền này có thể
chuyển đổi lập tức thành tiền tại một mức giá cho trước. Do đó M1 còn được gọi là
tiền hẹp hay tiền giao dịch, M1 gồm:
M1= CM + DM
CM : Tiền mặt ngoài ngân hàng
DM : Tiền gửi không kỳ hạn sử dụng sec.
Theo Camen and Ulrich (2006), các nhân tố tác động đến lạm phát như:
Cung tiền Việt Nam M2, tỷ giá VND/USD, tín dụng, lãi suất, giá dầu thế giới, giá

gạo thế giới, cung tiền Mỹ M3.

10


Theo Lê Quốc Hưng (2012), các nhân tố tác động đến chỉ lạm phát như:
Cung tiền M2, lãi suất, nhập khẩu, chi tiêu chính phủ, tỷ giá, sản lượng công
nghiệp.
Theo Loungani and Swagel (2001), các nhân tố tác động đến lạm phát như:
tăng trưởng giá dầu, lỗ hỏng sản lượng, tăng trưởng cung tiền, tăng trưởng tỷ giá,
tăng trưởng giá hàng hóa (bao gồm giá của 23 hàng hóa: ngũ cốc, dầu thực vật, thịt
bò, thịt cừu, đường, chuối, cà phê, ca cao, chè, gỗ, bông, len, cao su, thuốc lá, da,
đồng, nhôm, quặng sắt, thiếc, nicken, kẽm, chì và phân bón.)
Theo Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010), Các nhân tố tác
động đến lạm phát như: Cung tiền, giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ giá, lãi suất, giá
dầu quốc tế, giá gạo thế giới, chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá bán của nhà sản xuất,
thâm hụt ngân sách cộng dồn, giá tài sản tài chính.
Theo Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng (2013), Các nhân tố tác
động đến lạm phát như: Giá dầu thế giới, giá gạo thế giới, tỷ giá danh nghĩa hiệu
dụng, lỗ hổng sản lượng, chỉ số giá tiêu dùng trong nước, cung tiền rộng, lãi suất
cho vay kỳ hạn 1 năm, chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất.
Theo Phạm Thế Anh (2009), nhiều yếu tố tác động đến lạm phát bao gồm:
Thặng dư cầu về hàng hóa và dịch vụ từ khu vực tư nhân, thặng dư cầu về các
nhân tố sản xuất, thặng dư lượng tiền trong lưu thông dẫn đến thặng dư tổng cầu,
thâm hụt tài khóa, cú sốc từ bên ngoài ảnh hưởng đến tỷ giá và xuất nhập khẩu, các
yếu tố thuộc phía cung như năng suất lao động, chi phí đầu vào và hành vi thiết lập
giá của doanh nghiệp, các nhân tố khác như chiến tranh, cú sốc giá hàng hóa đầu
vào trên thế giới, kiểm soát giá cả, tóm lại lạm phát được chia thành các nhóm
như: nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu, nhóm các cú sốc tổng cung, nhóm các
yếu tố ảnh hưởng đến sự cứng nhắc của giá cả và nhóm yếu tố thể chế.

Theo Gilbert, Linyoung and Divine (2013), các nhân tố tác động đến tăng
trưởng kinh tế và lạm phát như: Xuất khẩu ca cao, cà phê, chuối, lực lượng lao
động và tổng vốn cố định quốc nội.

11


2.1.3. Tỷ giá
Bùi Kim Yến và Nguyễn Minh Kiều (2013), Tỷ giá hối đoái (exchange
rate) giữa hai đồng tiền chính là giá cả của đồng tiền này tính bằng một số đơn vị
đồng tiền kia.
Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh ngoại hối trong Nghị định sô160/2006/NĐ-CP
của Chính phủ (2006) quy định như sau: “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là
giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam, mọi giao
dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch
vụ phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua tổ chức tín dụng được
phép, trừ một số trường hợp thanh toán bằng tiền mặt được Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam xem xét, chấp thuận.“
2.1.4. Xuất khẩu, Nhập khẩu hàng hóa.
Theo điều 28 Luật Thương Mại (2005), Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng
hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên
lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước
ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Theo Tổng cục thống kê giá hàng hóa xuất nhập khẩu được tính: Giá xuất
khẩu hàng hóa là số tiền bán một đơn vị hàng hóa mà Việt Nam bán cho bạn hàng
nước ngoài. Giá xuất khẩu được tính cho từng mặt hàng có quy cách phẩm cấp, thị
trường nhất định với điều kiện giao hàng tại biên giới Việt Nam (giá FOB và
tương đương), giá hàng hóa xuất khẩu được quy đổi ra Đô la Mỹ, không bao gồm

thuế xuất khẩu. Giá nhập khẩu hàng hóa là số tiền mua một đơn vị hàng hóa mà
Việt Nam mua của bạn hàng nước ngoài. Giá nhập khẩu được tính cho từng mặt
hàng có quy cách phẩm cấp, thị trường nhất định với điều kiện giao hàng tại biên
giới Việt Nam (giá CIF và tương đương), giá hàng hóa nhập khẩu được quy đổi ra
Đô la Mỹ, không bao gồm thuế nhập khẩu.

12


2.1.5. Phương pháp tính CPI.
Theo Tổng cục thống kê, tổng số mặt hàng đại diện trong “rổ“ hàng hóa để
tính chỉ số giá tiêu dùng CPI thời kỳ 2009-2014 là 572 mặt hàng (tăng 78 mặt hàng
so với “rổ“ hàng hóa kỳ trước), trong đó hạt điều, hồ tiêu, mũ cao su, cà phê thuộc
nhóm sản phẩm cây lấy quả chứa dầu có mã sản phẩm là 01220
Bảng 2.1. Quyền số dùng tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009-2014 của
toàn quốc
Các nhóm hàng và dịch vụ



Quyền số (%)

C

Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng

01

I- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống


011

1. Lương thực

8,18

012

2. Thực phẩm

24,35

013

3. Ăn uống ngoài gia đình

7,40

02

II. Đồ uống và thuốc lá

4,03

03

III- May mặc, mũ nón, giầy dép

7,28


04

IV- Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD

05

V- Thiết bị và đồ dùng gia đình

8,65

06
07
08
09
10
11

VI- Thuốc và dịch vụ y tế
VII- Giao thông
VIII- Bưu chính viễn thông
IX- Giáo dục
X- Văn hoá, giải trí và du lịch
XI- Hàng hoá và dịch vụ khác

5,61

100,00
39,93

10,01


8,87
2,73
5,72
3,83
3,34

Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam thời kỳ 2009-2014 được tính theo công
thức Laspeyres phù hợp với thông lệ quốc tế và công thức áp dụng tính CPI của
các thời kỳ trước:
n

I

t 0



pq
i 1
n

t
i

p
i 1

0
i


0
i

qi0



n

W
i 1

i

0

 pt 
*  i0 
 pi 

Trong đó:

13


I t 0 : chỉ số giá tiêu dùng kỳ báo cáo t so với kỳ gốc 0
pit : giá mặt hàng i kỳ báo cáo t
pi0 : là giá mặt hàng i kỳ gốc
Wi 0 : quyền số cố định năm 2009


2.2. Các nghiên cứu trước.
Camen and Ulrich (2006), Nghiên cứu sử dụng mô hình VAR, dữ liệu được
thu thập theo tháng từ tháng 2 năm 1996 đến tháng 4 năm 2005, kết quả nghiên
cứu cho thấy tín dụng chiếm 25% của nền kinh tế là nguyên nhân dẫn đến lạm phát
và là nhân tố dẫn đến lạm phát sau 24 tháng, cung tiền giải thích 18% biến động
của lạm phát, giá dầu và giá gạo quốc tế đóng vai trò quan trọng và lần lượt giải
thích 21% và 11% biến động của lạm phát sau 12 tháng, tỷ giá giải thích 19% biến
động của lạm phát.
Gilbert, Linyoung and Divine (2013), áp dụng mô hình véc-tơ hiệu chỉnh
sai số (VECM), dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 1975 đến năm 2009, các biến
trong mô hình: RGDPt (real Gross domestic Product), LABt (total labour force),
CAPt (gross domestic fixed capital), COCXt (cocoa export), COFXt (coffee
export), BANXt (banana export), CPIt (consumer price index), mô hình kinh tế
lượng:
LGDPt = 0 + 1LLABt + 2LCAPt + 3LCPIt + 4LCOCXt + 5LCOFXt
+ 6LBANXt + t
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ đồng biến giữa xuất khẩu Cà
phê và Chuối với tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên xuất khẩu Ca cao có quan hệ
nghịch biến với tăng trưởng kinh tế ở Cameroon.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
với lạm phát và chỉ ra rằng lạm phát thay đổi 1% sẽ dẫn đến 10,79% thay đổi trong
tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Cameroon.

14


×