Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Cách từ bỏ thói quen phán xét

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.79 KB, 4 trang )

Cách từ bỏ thói quen phán xét

access_timeNov 13, 2016 personHannibal folder_open Kiến Thức Tâm Lý Nhận
Thức

Một trong những sự thay đổi tuyệt vời nhất giúp tôi trở nên hạnh
phúc hơn chính là học cách xem việc phán xét người khác là một
dấu hiệu cảnh báo.
Một trong những sự thay đổi tuyệt vời nhất giúp tôi trở nên hạnh phúc hơn
chính là học cách xem việc phán xét người khác là một dấu hiệu cảnh báo.
Mà tôi sẽ không giả vờ như thể mình không bao giờ phán xét người khác –
tôi nghĩ việc phán xét là một thói quen gắn liền với tất cả mọi người, hoặc là
một thứ gì đó hình thành bởi những thói quen cố hữu của chúng ta. Tất cả
chúng ta đều phán xét người khác, và tôi không phải là ngoại lệ.
Nhưng tôi đã tiến bộ hơn trong việc nhận biết khi nào mình phán xét, đồng
thời nhận ra rằng đó là dấu hiệu của một hành vi không hữu ích.


Bản thân việc phán xét không hề tồi tệ. Nội dung của sự phán xét mới có
hại. Tôi dùng từ “có hại” thay cho “tồi tệ” bởi tôi quan sát được rằng nội
dung của sự phán xét tai hại hơn hành vi phán xét.
Việc phán xét người khác là dấu hiệu của những nguyên nhân/tình huống
có hại tiềm ẩn nào? Sau đây là một vài điều:


Tôi không hề quan tâm những gì người khác đang trải qua.



Tôi không hiểu rõ về hoàn cảnh của người khác.




Tôi có những kỳ vọng thiếu thực tế đối với người khác.



Tôi nghĩ rằng mình tốt hơn người khác.



Tôi không cảm thấy biết ơn.



Tôi chỉ nghĩ cho bản thân.



Tôi không thắc mắc vì sao mình lại suy nghĩ và cảm nhận như vậy, và tôi
cũng không cố tìm hiểu.



Từ góc nhìn phán xét, tôi thật sự không thể giúp họ cải thiện tình hình.

VIỆC PHÁN XÉT DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO
Để bạn hiểu ý tôi, ta hãy cùng xem xét một ví dụ hư cấu nhưng rất điển
hình:
Tôi có một người họ hàng liên tục hủy hoại sức khỏe của bản thân. Cô ấy bị
thừa cân, tiểu đường, thế mà còn hút thuốc, lúc nào cũng ăn junk food và

có nhiều thói quen xấu khác nữa. Tôi biết rằng cô ấy có thể cải thiện sức
khỏe bằng cách thay đổi các thói quen. Tôi phán xét cô về những gì cô
đang làm, nghĩ xấu về cô, chán ghét và khinh thường cô bởi vì cô chẳng
đáng để tôi chán ghét. Điều này thường xuyên xảy ra với tôi và rất nhiều
người khác – chỉ cần thay đổi các chi tiết thành vợ/chồng, đồng nghiệp, con
cái, bạn bè, và họ làm những việc mà bạn không thích thay vì có những thói
quen không lành mạnh.
Điều gì đang xảy ra trong ví dụ này? Ừm, đầu tiên, tôi không quan tâm đến
những gì cô ấy đang chịu đựng và tôi không hiểu hoàn cảnh hiện tại của cô
ấy. Cô phiền muộn bởi những vấn đề sức khỏe của mình, cảm thấy tội lỗi,
bế tắc, sợ hãi và mất niềm tin vào bản thân. Bởi những cảm giác tồi tệ này,


cô không muốn nghĩ đến sức khỏe nữa, và để cảm thấy khá hơn, cô hút
thuốc và ăn những loại thức ăn mang đến cảm giác dễ chịu. Cô chỉ đang cố
gắng để cảm thấy hạnh phúc. Và thật ra, tôi cũng thường làm những việc
tương tự – thế là tôi không thể phán xét cô ấy. Tôi cảm thấy tồi tệ và tìm
cách xoa dịu bản thân. Thế nên tôi cũng không hơn gì cô ấy.
Ngoài ra, tôi không cảm thấy biết ơn về việc cô ấy là một người rất tốt dù
đang gặp những vấn đề về sức khỏe. Cô ấy thật tuyệt vời. Tôi không trân
trọng điều đó do cứ tập trung vào việc phán xét cô ấy. Thay vào đó, tôi chỉ
nghĩ đến bản thân bằng cách tập trung vào việc tôi tốt hơn cô ấy như thế
nào, cô khiến tôi chán ghét ra sao, cảm giác chán ghét của tôi quan trọng
hơn bao nhiêu so với nỗi đau mà cô đang chịu đựng. Tôi không thắc mắc
về việc cô ấy là người như thế nào, đang trải qua những gì và tại sao…
thay vào đó, tôi phán xét cô và ngừng suy nghĩ về hoàn cảnh của cô. Và từ
góc nhìn phán xét này, tôi không thể giúp đỡ cô bởi vì tôi đã dừng việc giao
tiếp và phớt lờ cô.
Bạn thấy mức độ tai hại của tất cả những hành vi rồi đấy. Nó khiến tôi chán
nản và không vui, làm tổn hại đến mối quan hệ của tôi với con người dễ

thương này, khiến tôi ngừng giao tiếp và tìm hiểu, không cho phép tôi giúp
cô ấy giảm bớt nỗi đau, ngăn tôi nhận được những điều tốt đẹp từ cô ấy. Và
nhiều tác hại khác nữa.

CÁCH TỪ BỎ THÓI QUEN PHÁN XÉT
Đầu tiên, hãy nhận thức được rằng bạn đang phán xét, và xem đó là một
dấu hiệu cảnh báo. Phán xét không phải là điều tồi tệ, nhưng đó là một dấu
hiệu hữu ích giúp bạn nhận ra rằng mình đang có những suy nghĩ và cảm
nhận tác động tiêu cực đến bản thân và người khác.
Việc này đòi hỏi sự luyện tập. Nhưng có những dấu hiệu cho biết bạn đang
phán xét – đó là khi bạn giận dữ, chán ghét, khinh thường, phàn nàn hoặc
nói xấu ai đó. Hãy nhận biết những suy nghĩ và cảm nhận của mình.
Sau khi bạn phát hiện ra dấu hiệu cảnh báo, hãy dừng lại và thắc mắc (bạn
không cần phải bực bội với bản thân):




Tại sao mình lại phán xét?



Bạn có những kỳ vọng thiếu thực tế nào?



Bạn đoán là anh/cô ấy đang thật sự chịu đựng những gì?




Bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về anh/cô ấy hay không? (Không phải lúc
nào việc này cũng khả thi nhưng đôi khi bạn có thể làm được.)



Bạn có thể trân trọng những gì ở anh/cô ấy?



Bạn có thể thôi nghĩ đến bản thân và đặt mình vào vị trí của anh/cô ấy
không?



Bạn có thể nhớ lại một khoảng thời gian nào đó mà bạn phải chịu đựng
điều tương tự không?

Giận dữ, chán ghét, khinh thường, phàn nàn… là dấu hiệu cho thấy có thể
bạn đang phán xét.
Một khi bạn đã suy nghĩ xong, hãy tự vấn: Mình có thể giúp đỡ người đó
như thế nào? Họ đang cần gì? Đôi khi họ chỉ cần một người lắng nghe, một
người bạn, một người không phán xét, một người biết chấp nhận họ. Thỉnh
thoảng họ còn cần nhiều hơn thế – một lời khuyên, sự chỉ dẫn, hay một cái
ôm.
Nhưng trong lúc phán xét, bạn không thể giúp đỡ họ. Chỉ khi bạn từ bỏ ý
nghĩ phán xét khi nó vừa xuất hiện và nỗ lực để chấp nhận, tìm hiểu và cảm
thông với người khác, bạn mới có thể thật sự giúp họ. Và một cách ngẫu
nhiên, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều trong quá trình này.




×