Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.7 KB, 5 trang )
Từ bỏ thói quen “đánh chừa”
Có hôm khách đến nhà, ngồi vào cái ghế của Cốm hay ngồi,
Cốm xông hẳn lên lòng khách mà tát và đạp, miệng nói đánh chừa.
1. Bé Mít ở tập thể Giảng Võ ở nhà với bà nội. Từ khi bé được 11
tháng, bà hay dậy cháu đánh chừa tất cả mọi thứ trong nhà.
Mít ngã, đánh chừa cái sàn nhà làm Mít đau. Mít quờ tay phải bát
mỳ, đánh chừa cái bát mỳ nóng lại nằm ngay trong tầm với của Mít. Mẹ
đi làm về, chưa kịp bế, Mít khóc òa lên. Thế là đánh chừa mẹ hư nhé!
Cả nhà Mít, ai cũng áp dụng việc đánh chừa để dỗ Mít nhé. Từ ông, bà,
bố, mẹ, cô và cả anh Tít.
18 tháng, Mít đi nhà trẻ. Gặp ai hay điều gì không vừa ý, Mít đều
đánh chừa. Đánh chưa bạn, đánh chừa cô giáo, đánh chừa đồ chơi. Mà
mỗi lần đánh chừa, Mít đầu cầm một chiếc que, dứ dứ hoặc đập túi bụi
vào mặt bạn. Đã mấy lần, cô giáo phản ánh với bố mẹ Mít. Nhưng bà và
bố mẹ Mít đều gạt đi: “Chuyện trẻ con, cô chấp làm gì”.
2. Mẹ Cốm không biết bao nhiêu lần phải xấu hổ vì cái thói đánh
chừa của con. Mấy lần cho con xuống nhà ông ngoại, ông bà cứ để cho
cháu đánh chừa, tát bôm bốp vào mặt ông. Cả nhà con cười nghiêng
ngả ra chiều thích thú làm Cốm càng đánh hăng.
Mẹ có mắng bảo con không được làm như thế, bà lại giận: “Khác
gì nó mắng vào mặt ông bà đâu. Trẻ con chứ có gì đâu”. Được thể, có
hôm khách đến nhà, ngồi vào cái ghế của Cốm hay ngồi, Cốm xông hẳn
lên lòng khách mà tát và đạp, miệng nói đánh chừa.
Giúp bé từ bỏ thói quen đánh chừa
Tất cả những hành động của bé đều xuất phát từ những hành
động của bố mẹ và những người xung quanh. Hành động đánh chừa