Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thuyết cửa sổ vỡ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.3 KB, 6 trang )

Thuyết cửa sổ vỡ (Broken Window)

access_timeNov 16, 2016 personRubi folder_open TLH Tội Phạm Tâm Lý
Tội Phạm

Tội phạm là hệ quả tất yếu của sự mất trật tự, vô tổ chức
Trong cuốn sách The tipping point của Malcolm Gladwell, ông đã dẫn
chứng: trong khoảng thời gian từ 1960-1990, tỉ lệ tội phạm diễn ra ở hệ
thống xe điện ngầm của New York rất cao mặc dù lúc đó New York đã là
một thủ đô tài chính của thế giới.
Mỗi năm, tại thành phố này có đến hơn 650.000 vụ tội phạm và giết người
nghiêm trọng. Từ duy nhất có thể mô tả chính xác tình trạng của các nhà
ga, trên những con tàu điện ngầm lúc đó là hỗn loạn. Những nhà ga ánh
sáng lờ mờ, bủa vây bốn phía là bóng tối và những bức tường ẩm ướt, bị
sơn vẽ chằng chịt. Những chiếc xe dơ dáy, sàn xe đầy rác rưởi, vách và
trần dày đặc hình sơn, vẽ và thường về trễ. Nạn nhũng nhiễu hành khách
từ những kẻ ăn mày và trộm cắp vặt cũng hết sức phổ biến. Đã từng có thời
điểm tại các khu lân cận quanh New York như Brownville và đông New
York, các con phố thường trở nên u ám khi bóng chiều chạng vạng.


Lúc đó dọc vỉa hè hai bên, dân lao động không còn ai đi lại, lũ trẻ con không
dám đạp xe trên đường, các cụ già cũng vắng bóng trên những bậc lên
xuống hay ghế đá trong công viên. Những phi vụ buôn bán ma túy, những
vụ thanh toán băng đảng diễn ra nhan nhản khắp mọi ngóc ngách của
Brooklyn khiến hầu hết dân chúng vì sự an toàn của mình đều ở hết trong
nhà khi màn đêm buông xuống. Bộ phận cảnh sát làm việc ở Brooklyn trong
khoảng những năm 1980 và đầu 1990 thừa nhận rằng vào thời điểm đó, khi
trời vừa tắt nắng là máy bộ đàm của họ liên tục réo lên những đoạn trao đổi
báo cáo giữa cảnh sát tuần tra với nhân viên trực tổng đài về đủ loại bạo
lực xã hội, tội phạm nguy hiểm vốn đã quá quen thuộc.


Không ai giải quyết nổi tình trạng này.

HAI CON NGƯỜI, HAI “CHUYỆN NHỎ
BÉ”
Thế rồi, hai thanh tra cảnh sát là David Gunn và William Bratton được phái
đến để làm trong sạch hệ thống tàu điện ngầm của New York, vốn là huyết
mạch giao thông của gần 97% người dân thành phố. Chỉ sau một vài năm,
tình hình tội phạm ở New York đã tụt giảm nhanh xuống 65%. Hai “chuyện
nhỏ bé” là xóa sạch những hình sơn vẽ và đưa nhân viên cảnh sát mặc
thường phục có mặt tại các nhà ga… đã làm thay đổi bộ mặt và nét văn hóa
của New York.
Trong cuốn sách của mình, Malcolm Gladwell viết rằng lúc bấy giờ có nhiều
luật sư làm việc trong khu vực vận tải ngầm đề nghị Gunn không nên quá
để ý đến những hình sơn vẽ trên tường, mà nên tập trung vào những vấn
đề lớn hơn như các hành vi tội phạm và độ an toàn trên mỗi chuyến xe. Lời
khuyên này có vẻ khá hợp lý.
Quan tâm đến những hình sơn vẽ graffiti trong thời điểm toàn bộ hệ thống
đã rệu rã, sắp sụp đổ dường như cũng vô ích như cố cọ chùi tất cả bàn ghế
trên con tàu Titanic lúc nó đang tiến về tảng băng trôi.


Thế nhưng, Gunn vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình. Những hình
sơn vẽ đó mới là dấu hiệu cho sự sụp đổ của cả hệ thống. Gunn phân tích:
khi quyết định xây dựng lại tổ chức cũng như tinh thần làm việc trong hệ
thống, anh buộc phải giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại những
hình sơn vẽ bẩn thỉu. Nếu anh thất bại thì tất cả những cải tổ trong hệ thống
và những biến chuyển vật chất kia sẽ không thể diễn ra được. Gunn soạn
ra một cơ cấu quản lý mới và một loạt mục tiêu cụ thể, chính xác, trong đó
có điều luật ngăn chặn những can thiệp hậu kỳ, tức là khi chiếc xe đã được
phục hồi thì cần phải đảm bảo nó không bị phá hoại thêm lần nữa.

Gunn nói: “Chúng tôi có một gara ở Harlem tại đường 135 nơi đoàn xe đỗ
qua đêm. Đêm đầu tiên, bao giờ bọn trẻ cũng tới sơn sườn xe thành màu
trắng. Rồi tối hôm tiếp theo, khi phần sơn hôm trước đã khô chúng đến vẽ
phác họa. Cuối cùng, đến tối thứ ba, chúng đến tô màu. Đó gọi là công việc
trong ba ngày. Chúng tôi biết bọn trẻ đang làm thế lên một trong những
chiếc xe “nhem nhuốc”, và những gì chúng tôi làm là chờ cho chúng hoàn
thành xong bức họa của mình, sau đấy dùng ống lăn sơn trùm lên tất cả.
Bọn nhóc khóc mếu nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục. Đó là một thông điệp cho
bọn nhóc: nếu các cậu muốn mất tới ba đêm để làm bẩn một chiếc xe, điều
đó cũng được thôi. Nhưng không bao giờ những hình ảnh đó được thấy
ánh bình minh đâu”.
Cũng trong thời gian đó, Bratton được mời về làm đội trưởng đội cảnh sát
an ninh nhà ga. Trước tình trạng những hành vi phạm tội nghiêm trọng trên
toàn bộ hệ thống giao thông ngầm luôn ở mức cao, đáng báo động, Bratton
quyết định ra đòn với nạn trốn lậu vé bởi đó “cũng là một dấu hiệu, một hiện
tượng nhỏ lẻ của sự vô tổ chức có thể dẫn đến những vụ phạm tội với mức
độ nghiêm trọng hơn rất nhiều”.
Theo ước tính, mỗi ngày có đến 170.000 người đi lậu vé trên các tuyến vận
tải ngầm. Một phần trong số đó là bọn trẻ vì chúng có thể dễ dàng nhảy qua
cổng quay. Số khác thì chỉ cần cúi thấp xuống và rướn người qua phía dưới
cổng quay là qua được. Và khi có một, hai hoặc ba người thực hiện được
các khóe trốn lậu vé, những hành khách khác – những người có thể không
bao giờ nghĩ tới việc vi phạm luật lệ – cũng sẽ hùa theo và viện cớ rằng nếu
những người khác không phải trả tiền vé, họ cũng sẽ không trả. Chính vì


thế vấn đề phát sinh lên theo cấp số nhân, và càng trở nên nghiêm trọng
hơn trước thực tế không dễ gì dẹp bỏ được nạn lậu vé.
Vì số tiền phạt đối với mỗi trường hợp lậu vé chỉ là 1,25 đôla nên các nhân
viên cảnh sát nhà ga cho rằng không cần thiết phải tốn thời gian bắt bớ

những vụ vi phạm như vậy, đặc biệt khi có nhiều loại tội phạm nghiêm trọng
khác đang xảy ra trên sân ga cũng như trên các tuyến tàu.
Ban đêm, Bratton thường lang thang đi tuần khắp các hệ thống giao thông
ngầm trong thành phố. Đầu tiên ông chọn ra những nhà ga mà nạn trốn vé
là vấn đề trầm trọng nhất, rồi cử mười nhân viên an ninh mặc thường phục
ở mỗi khu cổng xoay. Những nhân viên an ninh này sẽ giữ những kẻ trốn
lậu vé, từng người từng người một, còng tay và bắt tất cả đứng tập trung tại
phòng chờ cho đến khi họ “tóm được đủ số”.
Việc làm này nhằm cảnh báo hành khách rằng lực lượng an ninh nhà ga
đang có những biện pháp xử lý kiên quyết với những kẻ trốn vé. Trước đây,
các nhân viên an ninh chỉ làm qua loa, lấy lệ với loại vi phạm này bởi vì tính
từ lúc bắt giữ, áp giải đến phòng thường trực, khai điền vào giấy tờ cần
thiết, rồi lại chờ cho đến khi những giấy tờ này được thông qua cũng phải
mất cả một ngày – tất cả chỉ cho một tội nhỏ chỉ đáng phạt một cái bạt tai
cảnh cáo. Bratton còn nhất quyết tiến hành việc khám xét những người bị
bắt giữ. Và gần như cứ bảy người bị khám xét sẽ có một người đang có
lệnh bắt giữ do phạm tội từ trước đó, trong 20 người sẽ có một người mang
theo một loại vũ khí nào đó.
Bratton viết lại: “Không bao lâu sau, những hành khách có ý đồ xấu đã khôn
ngoan hơn, họ không mang theo vũ khí bên mình nữa và bắt đầu trả tiền vé
đầy đủ.

THUYẾT CỬA SỔ VỠ
Giải thích những thay đổi tích cực này, cảnh sát New York hẳn sẽ nói rằng
đó là do chính sách của thành phố được cải thiện đáng kể. Những nhà


phạm tội học thì quy cho sự thuyên giảm của các hoạt động buôn bán ma
túy và tình trạng già đi của dân số. Còn các nhà kinh tế học lại khẳng định
rằng đó chính là nhờ những cải cách từng bước của nền kinh tế thành phố

trong suốt thập niên 1990.
Ba luận điểm trên là những lời giải thích phổ biến đối với sự tăng giảm của
các vấn đề xã hội. Thế nhưng, chúng không giải thích được lý do tại sao tội
phạm ở thành phố New York lại giảm nhanh và mạnh hơn bất kỳ nơi nào
khác trên lãnh thổ nước Mỹ và tại sao nó lại chỉ diễn ra trong khoảng thời
gian ngắn đến vậy. Malcolm Gladwell đặt vấn đề: “Nói cho cùng, tội phạm ở
thành phố New York không giảm từ từ vì nguyên nhân điều kiện sống của
người dân được cải thiện từng bước. Nó giảm rất mạnh. Làm sao sự thay
đổi của một nhóm chỉ số kinh tế và xã hội lại có thể khiến tỉ lệ tội phạm giết
người giảm xuống 2/3 chỉ trong năm năm? Vậy rõ ràng còn có một nhân tố
khác nữa đã tham gia đẩy lùi nạn dịch này”.
“Nhân tố khác” ấy, được đặt tên là “Thuyết cửa sổ vỡ”. Lý thuyết này do hai
nhà tội phạm học James Q. Willson và George Kelling đưa ra.
Hai ông cho rằng tội phạm là hệ quả tất yếu của sự mất trật tự, vô tổ
chức. Nếu một chiếc cửa sổ bị phá hỏng, vỡ vụn mà cứ để vậy không sửa
chữa thì những người đi ngang qua sẽ kết luận rằng không ai quan tâm và
không ai chịu trách nhiệm trước hiện trạng này. Rồi không lâu sau, nhiều
cánh cửa sổ khác sẽ bị đập vỡ, dần dà ý thức về sự vô chủ, hỗn loạn sẽ lan
rộng, truyền tải đi dấu hiệu về những gì đang diễn ra. Cũng theo hai ông,
trong một thành phố, những vấn đề tương đối nhỏ như sơn vẽ lên tường,
gây mất trật tự công cộng và kiểu ăn xin “đểu” đều là những chuyện tương
tự như những cánh cửa sổ vỡ, những “tấm vé qua cửa” cho ngày càng
nhiều tội ác nghiêm trọng.
Malcolm Gladwell trong The tipping point đã viết: “Đừng nên xem nhẹ
những chuyện nhỏ. Chúng có thể tạo nên những biến đổi to lớn”.
Nếu có thể tạo nên những thay đổi cho một thành phố thì “những chuyện
nhỏ bé” cũng có thể tạo nên những thay đổi cho một đất nước.


Cuộc sống được tạo thành từ “những chuyện nhỏ bé”. Sự lớn lao sẽ diễn ra

nếu ta biết làm những việc nhỏ với một suy nghĩ lớn.
Với cuốn sách The tipping point, năm 2005 Malcolm Gladwell đã được tạp
chí Time bình chọn là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất trên thế
giới. Và cuốn sách của ông đã làm thay đổi cách tư duy của rất nhiều người
trên thế giới.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×