Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và công cuộc chống suy thoái đạo đức ở cán bộ, Đảng viên ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.42 KB, 28 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I.

Lý do chọn đề tài

Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò
về Đảng và vấn đề đạo đức cách mạng: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền,
mỗi Đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,
phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật
trong sạch, phải xứng đáng là những người đầy tớ trung thành của nhân
dân”.
Trong suốt cuộc đời của người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi
trọng vấn đề đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của
người cách mạng.
Người thường nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, công việc
thành công hay thất bại đều do cán bộ có đạo đức tốt hay kém, người
cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì
có tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Đảng là nền
tảng, là gốc của người cán bộ Đảng viên. Có đạo đức cách mạng, có lối
sống giản dị, trong sạch, lành mạnh cán bộ Đảng viên sẽ có uy tín, có
điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”.
Trong giai đoạn hiện nay, đa số cán bộ, Đảng viên và nhân dân đã
luôn ghi nhớ lời dạy của Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới Việt
Nam XHCN mà yếu tố hàng đầu là nâng cao đạo đức cách mạng và cán
bộ, Đảng viên phát huy vai trò tiên phong năng động, sáng tạo, giữ gìn
phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên, báo cáo chính trị của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa X tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng đã chỉ chi ta thấy tình trạng sauy thoái về chính trị, đạo đức, lối



sống trong một số bộ phận không nhỏ của cán, bộ Đảng viên và tình trạng
tham nhũng, lãng phí, quan liêu,những tình trạng tiêu cực và tệ nan xã hội
chưa được ngăn chặn, đầy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Cùng
với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong công tác quản lý, điều
hành của nhiều cấp làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và nhà
nước, đe dọa sự ổn định và phát triển của đất nước.
Với tinh thần tiếp tục nâng cao chất lượng lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đấy mạnh toàn diện công
cuộc đỏi mới, tạo nền tảng nước ta đến năm 2020 nước ta trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Trên nền tảng kiến thức đã được học
tập, nghiên cứu trong học phần tư tưởng Hồ Chí Minh. Là một trong
những chủ nhân tương lai của đất nước, tôi nhận thức được toàn diện
những vấn đề cấp bách nói trên và mong muốn góp phần vào công cuộc
xây dựng Đảng vững mạnh và phát triển. Đó là lý do thúc đẩy tôi chọn đề
tài này, đó là: “ tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và công
cuộc chống suy thoái đạo đức ở cán bộ, Đảng viên ở nước ta hiện nay”.
2.

Mục đích yêu cầu

Đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và
công cuộc chống suy thoái đọa đức ở cán bộ, Đảng viên ở nước ta hiện
nay.
3.

Đổi tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của cán bộ,
Đảng
viên.

4.

Đóng góp của đề tài

Nắm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. Làm sáng tỏ


việc suy thoái đọa đức ở cán bộ, Đảng viên hiện nay. Đưa ra biện pháp
góp phần vào công cuộc đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng trong chế độ XHCN.
5.

Phương pháp nghiên cứu.

Đe tài dựa trên phương pháp luận của chũ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, đọc, phân tích, so sánh, đánh giá, khái quát và tổng
hợp.


B. PHẦN NỘI DUNG
I.

Cơ sở lý luận và thực tiễn

1. Cơ sở lý luận
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, từ bài giảng đầu tiên trong
tác phẩm Đường Kách mệnhll] đến bảng di chúc cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và tu dưỡng đạo đức, coi đạo đức

là cái gốc của người cách mạng.
Vấn đề đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn có sự
nhất quán và tính lôgic cao về tinh thần cách mạng cũng như phương pháp
tư duy khoa học, tư duy biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, trên cơ sở
truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, chắc lọc tinh hoa đạo đức của
nhân loại, Người còn phát triển và sáng tạo những giá trị tư tưởng đạo đức
mới phù hợp với điều kiện Việt Nam
Tầm quang trọng của đạo đức bao giờ cũng được Người đặt ở vị trí
hàng đầu. Ngay từ khi Đảng chưa ra đời, không phải ngẫu nhiên những bài
giảng đầu tiên của người cho thế hệ thanh niên yêu nước đầu tiên của nước
ta theo con đường cách mạng vô sản là những bài giảng về tư cách của
người cách mạng. Trong trang đầu của cuốn Đường Kách mệnh Người đã ghi
23 nét tư cách của một người cách mạng trong ứng xử với mình, với người,
với đời, với việc. Đó là những chuẩn mực:
“ Tự mình phải:
Cần kiệm
Hòa mà không tư
Cả quyết sửa lỗi mình


Cẩn thận mà không nhút nhát
Hay hỏi
Nhẫn nại (chịu khó)
Hay nghiêng cứu, xem xét
Vị công vong tư
Không hiếu danh, không kiêu ngạo Nói thì phải làm.
Giữ chủ nghĩa cho vững Hy sinh
ít lòng ham muốn về vật chất Bí mật
Đối với người phải:
Với từng người thì khoang thứ Với đoàn thể thì nghiêm Có lòng bày

vẽ cho người Làm việc phải:
Xem xét hoàn cảnh kĩ càng Quyết đoán Dũng cảm
Phục tùng đoàn thể” [2,Trang 22,23]
Tên cơ sở nhận thức về nền tảng của việc hình thành đạo đức mới,
vấn đề đạo đức cách mạng được Người nhắc lại nội dung tương tự khi nói
chung với cán bộ tinh Thanh Hóa năm 1947, nhưng cụ thể hơn,[3,trang
54,55] gồm 5 điểm: Một, mình đối với mình; hai đối với đồng chí mình phải
thế nào?; ba, đối với công việc phải thế nào?; bốn, đối với nhân dân; năm,
đối với đoàn thể. Với những lời căn dặn này cho thấy, Người đã đặc vấn đề
đạo đức cách mạng một cách lôgic và cơ sở khoa học về các quan hệ lợi ích.
Hầu như các nguyên tắc đạo đức Người đã đề ra trước hết cho mình thực
hiện, sau đó mới để giáo dục người khác, có thể nêu ra một số chuẩn mực
cơ bản về đạo đức cách mạng theo tư tưởng của Người như sau:
Neu bài học về đạo đức cách mạng đầu tiên trong cuốn Đường Kách
mệnh Người chỉ đề ra những nguyên lý chung thể hiện mối quan hệ giữa ba

khía cạnh, phản ánh mối quan hệ đạo đức mới, đạo đức cách mạng mà


người cách mạng cần quán triệt trước tiên, đồng thời nêu cao việc tu dưỡng
đạo đức cách mạng, thì ngay trong phiên họp đầu tiên của nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, Người đã đề ra những nguyên tắc về hành vi đạo đức
cách mạng đối YỚi người có chức, có quyền trong chính phủ từ toàn quốc
đến các làng, Người đề nghị: “Mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân
dân bằng cách thực hiện: cần, kiệm, liêm chính để làm cho dân tộc chúng ta
trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động”.
Người xem cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư là phẩm chất đạo
đức cơ bản nhất của con người mới, đồng thời là chuẩn mực cơ bản của nền
đạo đức mới của dân tộc ta. Đây là phẩm chất được Người đề cập đến nhiều
nhất, thường xuyên nhất với một nội dung đạo đức mới rất cách mạng mà

vẫn giữ được nền tảng của các khái niệm đạo đức cũ rất quen thuộc với mọi
người. Phẩm chất này gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi con người
và có quan hệ mật thiết với tư tưởng trung với nước hiếu với dân. Chí công
vô tư về thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm chính. Người cho rằng những
cán bộ, đảng viên có đầy đủ đức tính trên sẽ đững vững trước mọi thử thách
hơn nữa phải yêu cầu họ phải thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, đối với người, đối với việc và đối với chính mình.
Từ nội dung hẹp của các phạm trù đạo đức cũ. Người mở rộng, đưa
vào đây một nội dung rất mới, tiến bộ, cách mạng, vượt qua những hạn chế
của tư tưởng đạo đức truyền thống và nâng lên thành đạo đức mới, mà tiêu
biểu nhất là các khái niệm: Trung, hiếu, nhân, nghĩa. “Từ trung với vua
thành trung với nước; từ hiếu với cha mẹ mình thành hiếu với dân, từ nhân
chỉ là nhân thành nhân dân, từ cần cho riêng mình thành cần cho xã hội, từ
kiệm cho riêng mình thành tiết kiệm chung phục vụ cho đất nước: từ liêm
nghĩa và liêm khiết, không tham nhũng, giữ cho bản thân mình trong sạch,


Người mở rộng thành vấn đề liêm khiết mang tính xã hội; từ chính nghĩa là
không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn, Người chuyển sang van đề thiện;
làm việc tà là người ác” [4,trang 35]. Người nhấn mạnh: “Người cán bộ
phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ đạo đạo đức cách mạng mới là người
cán bộ chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải
trái, giữ vững lập trường. Trung YỚi nước. Tận hiếu YỚi dân
Trung với nước hiếu YỚi dân được xem là nội dung cơ bản nhất, bao
trùm nhất trong tư tưởng đạo đức cách mạng của Người, thể hiện mối quan
hệ giữa con người với tổ quốc và nhân dân. “Trung với nước”là trung thành
với đạo đức dựng nước và giữ nước của dân tộc, nước ở đây là nước của
dân, dân là chủ nhân của đất nước. Người cho rằng bao nhiêu quyền hạn
đều là của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, quyền hành và lực lượng đều ở
nơi dân. Xuất phát từ quan niệm như vậy nên “hiếu” trong tư tưởng của

người chính là “hiếu với dân”. Hiếu với dân không chỉ là xem dân như đối
tượng dạy dỗ, ban ơn mà là đối tương phải phục vụ hết lòng. Ở Người, lý
luận luôn gắn chặc với thực tiễn, lời nói luôn đi đôi với việc làm.
Neu nhưa trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất của mỗi con
người - công dân đối với tổ quốc, đối với nhân dân, thì yêu thương con
người là trách nhiệm của mỗi con người đối với con người. Người cho đây
là phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Yêu thương con người trước hết
là tình cảm dành cho những người bị áp bức, bóc lột, những người cùng
khổ. Yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày
với những người đồng chí xung quanh, trong cuộc sống bình thường. Phải
luôn nghiêm khắc với bản thân, nhưng rộng rãi, độ lượng với người khác.
Điều đặc biệt ở Người, yêu thương con người luôn luôn gắn YỚi niềm tin
vào con người, tin vào lương tri, tin vào lòng dũng cảm, tin vào sức sáng


tạo của họ trong hành trình con người tự giải phóng lấy mình, để con người
làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình.
Người đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cá nhân và giai cấp, giữa
dân tộc và quốc tế, giữa truyền thống và hiện đại đã tạo ra trong quan niệm
về đạo đức cách mạng sự hài hòa về các mối quan hệ lợi ích. Theo người,
tinh thần quốc tế trong sang thực chất là chủ nghĩa yêu nước gắn liền với
chủ nghĩa quốc tế vô sản. Người cho rằng nếu t inh thần yêu nước không
chân chính, tinh thần quốc tế không trong sang có thể dẫn tới tư tưởng dân
tộc chủ nghĩa hẹp hoài, xô vanh, biệt lập, kỳ thị chủng tộc. Từ rất sớm
Người đã chủ trương quan hệ YỚi các quốc gia dân tộc và các tổ chức trên
thế giới để thêm bạn bớt thù. Quan điểm dân tộc đã được thổi vào thời đại,
đã vượt qua biêm giới quốc gia, hướng tới mục tiêu độc lập, dân chủ, hòa
bình, hữu nghị và hợp tác. Từ các khái niệm, phạm trù của các tư tưởng đạo
đức như: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm đến cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư, từ trung, hiếu đến thiện, ác bao giờ Người cũng có cách giải thích

riêng về những chuẩn mực đạo đức phù hợp, dễ hiểu, dể chấp nhận với từng
đối tượng, với mọi tầng lớp nhân dân. Đe cao đạo đức mới, Người đã thể
hiện một tầm nhìn xa trông rộng về nhân cách con người. Những phẩm chất
Người nêu ra nhằm hướng con người tới cái thiện, cái tốt, cái cao cả, đồng
thời ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện thái hóa, biến chất có thể xảy ra,
đặc biệt là chống khuynh hướng lạm dụng quyền lực để tham dũng, lảng
phí. Ngay cả trước khi qua đời, việc đầu tiên đề cập đến trong di chúc để lại
cho toàn Đảng, việc đầu tiên khi đề cập đến Đảng là đạo đức, Người viết:
“Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thực sự
thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính,chí công vô
tư, phải gìn gữ Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là


người là người đầy tó thật trung thành của nhân dân” [6,trang 510].
Dù ở những thời điểm lịch sử khác nhau nhưng tư tưởng của Người
về đạo đức cách mạng đều có sức thuyết phục rất cao, có sức sống mạnh mẽ
và có giá trị lâu bền. Bởi đó là sự thống nhất lời nói, tư tưởng và hành động.
Người đặt vấn đề đạo đức cách mạng từ lĩnh vực lý luận sang lĩnh vực thực
tiễn, đưa đạo đức cách mạng vào chính sự nghiệp cách mạng, coi đó là một
trong những nguyên tắc hoạt động cách mạng, phản ánh các quan hệ mới về
lợi ích tạo nên nền tảng vững chắc của chính quyền cách mạng nói chung và
người cách mạng nói riêng.
1.2. Đường lối của Đảng

Nghị quyết hội nghị lần 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa
XI) “một so van đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” được ban hành
ngày 16 — 1 — 2012 do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ban hành. Nghị
quyết Trung ương 4 YỚi tiêu đề “một số Yấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay” chỉ tập trung vào ba vấn đề thực sự cấp bách, cần làm ngay
đó là:

Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng say thoái về tư tưởng chính tĩị, đạo đức,
lối sống của một số bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên, nhất là cán bộ
lãnh đạo, quản lí các cấp;
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí nhất là ở cấp Trung ương,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế;
Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy,
chính quyền và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị.
1.3. Văn bản pháp luật của nhà nước về phòng chổng tham nhũng

và thực hành tiết kiệm


Căn cứ vào hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày
25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10.
1.3.1. Luật Phòng chổng tham nhũng.

Điều 4. Nguyên tắc xử lý tham nhũng.
1.

Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và

xử lý kịp thời, nghiêm minh.
2.

Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị chức, vụ nào

phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3.


Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi

tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của
pháp luật.
4.

Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị

phát hiện, tích cực hạn chế cho hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự
giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ
luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc giảm truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật.
5.

Việc xử lý tham nhũng phải được thục hiện công khai theo quy

định của pháp luật.
6. Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển

công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.
1.3.2. Luật thực hành tiết kiệm.

Điều 4. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được quán triệt từ chủ

trương, đường lối, cơ chế, chính sách và dược thể chế hóa bằng pháp luật.
2.


Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức,


tiêu chuẩn, chế độ và quy định của pháp luật.
3.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải có sự phối hợp chặt chẽ

giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chúc trên cơ sở phân cấp, quản lý với
việc đồng thời nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của
cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức.
4.

Đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao vai trò giám sát

của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức
thành viên của mặt trận, đoàn thể quần chúng và nhân dân trong thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí. 5. Có chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm rõ ràng,
nghiêm chỉnh, kịp thời, công khai.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực tiễn cuộc sổng và hoạt động của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế
giới.Suốt cả cuộc đời mình, Người luôn một lòng vì nước, vì dân, đấu tranh
không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người.
Tuy đã đi xa, nhưng Người đã để lại cho nhân dân ta di sản t inh thần to lớn,
những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó, đặc biệt là
tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng của Người.
Tấm gương đạo đức, phong cách của Người được thể hiện trong cuộc

sống sinh hoạt hằng ngày. Đó là đời tư trong sáng, cuộc sống riêng tư giản
dị và đức khiêm tốn hết mực. Người coi khinh sự xa hoa để sống một cuộc
đời trong sạch, suốt đời thực hành cần, kiệm, liêm, chính một cách cần mẫn.
Hồ Chí Minh luôn nói đi đôi YỚi làm.Trong hành trình tìm đường
cứu nước, dù ở đâu làm gì, Hồ Chí Minh chấp nhận mọi công việc, miễn là
việc đó có lợi cho tổ chức, cho cách mạng. Người là tấm gương sáng về
lãnh đạo, người đứng đầu ở vị trí cao nhấtnhưng luôn trung thành, tận tụy vì


lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, không mưu cầu lợi ích riêng cho cá nhân
và gia đình.
Người tâm sự khi phải giữ trọng trách chủ tịch nước: “Tôi tuyệt nhiên
không muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức chủ tịch
là vì đồng bào uy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như người lính vâng
mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận.
Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một
ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc
lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có
non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm ngày làm bạn với các cụ già
hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì đến vòng danh lợi.”
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng của phong cách đạo đức con
người Việt Nam. Cả cuộc đời hi sinh vì nước, vì dân, vì nước Bác đã hi sinh
những gì thuộc về mình.Mỗi chúng ta và cả những người nước ngoài đều
biết tới đôi dép cao su, những chiếc áo, chiếc quạt, viên gạch sưởi lưng,...
vô cùng giản dị của Bác. Ở cương vị chủ tịch nước, người khước từ ở
những ngôi nhà sang trọng thuộc thời toàn quyền Đông Dương mà chỉ ở
ngôi nhà nhỏ của người thợ điện phục vụ cho toàn quyền thời đó để làm
việc. Với phong cách sống giản dị, tiết kiệm hòa mình với thiên nhiên, gần
gũi với nhân dân. Trong ngôi nhà sàn Bác đã sống và làm việc những năm

cuối đời, chỉ có những vật dụng rất đơn sơ: một chiếc bàn, giá sách, tủ quần
áo, giường gỗ cá nhân, tấm chăn đơn, chiếc chiếu cói,... đã biểu trung sinh
động cho phong cách sống của một con người vĩ đại: thanh tao, khiêm tốn,
yêu lao động, không ham danh lợi, đạt đến độ cảm hóa được tình cảm của
con người Viêt Nam.


Những ngày đầu sau cách mạng thành công, đất nước phải đối phó YỚi
muôn vàn khó khan thử thách: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Đối YỚi
giặc đói, Người kêu gọi toàn dân thực hành tiết kiệm, phát động phong trào
“hũ gạo kháng chiến” để nuôi quân. Bằng những lời lẽ thiết tha, xúc động,
người viết thư động viên đồng bào cả nước nêu cao tinh thần “xẻ cơm
nhường áo” để cứu dân nghèo: Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến
kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng
bào cả nước và tôi xin thực hành trước: cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi
tháng nhịn ăn ba bữa. Đem gạo đó để cứu dân nghèo”... Tại buổi khai mạc
lạc quyên tổ chức ở nhà hát lớn Hà Nội, Người đã gương mẫu đem phần
gạo nhịn ăn của mình lặc quyên trước tiên.
Khi kinh tế khó khăn, đời sống nhân dân còn khổ, mọi người ăn độn,
Bác nói cán bộ, nhân dân ăn độn bao nhiêu phần trăm, độn cho Bác từng ấy
giống như cán bộ nhân dân.
Tư tưởng và tấm gương “Tuyệt nhiên không ham muốn công danh
chút nào.”
Hồ Chí Minh bao giờ cũng ham muốn niềm vui riêng của mình hòa
trong niềm vui chung của toàn dân tộc.
Người luôn khẳng định: sự nghiệp anh hùng cách mạng Việt Nam là
của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; còn khuyết điểm thì Người nhận về
mình. Hiếm có một vị lãnh tụ nào trên thế giới đứng trước toàn dân để tự
phê bình, nhận lấy khuyết điểm của mình cho rằng mình “tài hèn sức mọn,
cho nên chưa làm đầy đủ những sự mong muốn của đồng bào”. Có lẽ, Hồ

Chí Minh là vị lãnh tụ duy nhất trên thế giới có nhiều đóng góp vĩ đại cho
Tổ quốc, nhưng khi đi vào cõi v ĩnh hằng trên ngực áo không có bất kỳ một
tấm huân, huy chương nào...


2.2. Thực tiễn cách mạng Việt Nam

Trong 81 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng cộng sản Việt Nam
đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành những thắng lợi vĩ đại:
Một là: Thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945 và khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập
dân tộc gắn liền YỚi chủ nghĩa xã hội.
Hai là: Thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt giải phóng dân
tộc, bảo vệ tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất tổ quốc, đưa cả
nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của
nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Ba là: Thắng lợi của sự đổi mới, từng bước đưa đất nước quá độ lên
chủ nghĩa xã hội; xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ
nghĩa phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Với những thắng lợi đã đạt được của cách mạng nước ta dưới sự lãnh
đạo của Đảng làm cho chúng ta thêm tự hào về dân tộc Việt Nam anh hùng,
thông minh và sáng tạo.
Trong giai đoạn lãnh đạo của công cuộc đổi mới, thực hiện đẩy mạnh
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đi lênh chủ nghĩa xã hội, Đảng ta
luôn nhất quán kiên định những vấn đề cơ bản:
-

Trong quá trình đổi mới phải kiên trình mục tiêu độc lập dân tộc


và chủ nghĩa xã hội tên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh. Đứng trước những khó khăn, thách thức, những biến động phức tạp
của tình hình thế giới và khu vực, Đảng ta luôn kiên định xây dựng và thực
hiện các chủ trương, chính sách đổi mới đúng đắn, phát huy những truyền
thống quý báu của dân tộc và những thành tựu cách mạng đã đạt được, giữ


vững độc lập dân tộc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
-

Đổi mới phải dựa và nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp

với thực tiễn, luôn luôn sang tạo.
-

Đổi mới phải kết hợp với sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

-

Đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công

của sự nghiệp đổi mới.
Đảng khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, tổng kết thực tiễn
và nghiên cứu lý luận, hoàn thiện đường lối đổi mới; thường xuyên xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, tạo ra sự thống nhất về quan điểm, ý chí và hành
động trong toàn Đảng; lãnh đạo tổ chức thực hiện, xây dựng và kiện toàn bộ
máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.
II. Thực trạng và giải pháp.
1. Thực trạng.


Trong những năm qua, đất nước phát triển thuận lợi, Việt Nam trở
thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nhưng từ cuối
năm 2007, đầu năm 2008, kinh tế và đời sống còn nhiều khó khan. Các thế
lực thù địch tiếp tục chống phá, kích động bạo loạn, đẩy mạnh hoạt động
“diễn biến hòa bình”. Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân ta đã nổ lực
phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu quan
trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đại hội X đề ra, nhưng
cũng còn nhiều hạn chế yếu kém như việc xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa chưa kịp yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước.
Năng lực xây dựng thể chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp
luật còn yếu. Tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan còn chưa hợp lý, biên chế
cán bộ, công chức tăng thêm; chức năng nhiệm vụ của một số cơ quan chưa
đủ rõ, còn chồng chéo. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng


được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước. Cải cách hành
chính chưa đạt yêu cầu đề ra; thủ tục hành chính còn gây nhiều phiền hà
cho tổ chức và công dân. Năng lục dự báo, hiệu lực, hiệu quả quản lý của
Nhà nước trên một số lĩnh vực yếu; phân cấp mạnh nhưng thiếu kiểm tra,
kiểm soát; trật tự, kỉ cương xã hội không nghiêm, cải cách tư pháp còn
chậm, chưa đồng bộ. Công tác điều tra giam giữ, truy tố, xét xử trong một
số trường hợp chưa chính xác, án tồn đọng, án bị hủy, bị cải sửa còn nhiều.
Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu
đề ra. Quan liêu tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, YỚi những
biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi gây bức xúc xã
hội.
Công tác xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế, yếu kém chưa được khắc
phục. Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa làm rõ được một
số vấn đề về Đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.Tính chiến đấu thiết phục, hiệu quả của công tác tư

tưởng còn hạn chế; thiếu sắc bén trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn
“diễn biến hòa bình”. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức
lối sống trong một bộ phận nhỏ cán bộ, Đảng viên và tình trạng tham
nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn
chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu
nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành
làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và nhà nước, đe dọa sự ổn
định, phát triển của đất nước. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” chưa thực sự đi vào chiều sâu, ở một số nơi
còn mang tính hình thức, chưa đạt yêu cầu.
Tổ chức của một số cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị xã


hội chưa thực sự sinh gọn hiệu quả: việc đổi mới công tác cán bộ còn chậm,
thiếu cơ chế, phương pháp và quy trình đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ
chức đối với cán bộ; đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu. Tình trạng chạy chức,
chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương chưa được khắc phục.
Công tác cán bộ thiếu tầm nhìn xa, chất lượng cán bộ thấp, chưa thu hút và
phát huy năng lực, sự cống hiến của cán bộ, chưa cổ vũ ý thức phấn đấu
vươn lên, sự gắn bó, tận tụy của cán bộ đối YỚi công việc. Năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức Đảng còn thấp, công tác quản lý
Đảng viên chưa chặt chẽ, sinh hoạt Đảng chưa nề nếp, tự phê bình và phê
bình yếu.
Việc xử lý, sử dụng và quản lý cán bộ, Đảng viên có vấn đề lịch sử
chính trị còn phiến diện, thiếu chặt chẽ. Việc xem xét, giải quyết những vấn
đề chính trị hiện nay của cán bộ, Đảng viên còn lúng túng. Nhiều cấp ủy, tổ
chức Đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát và thi hành kỷ
luật Đảng, chất lượng và hiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao; chưa coi
trọng việc kiểm tra, giám sát thực hiện đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị
quyết, thi hành điều lệ Đảng, kiểm tra, giám sát phòng ngừa tiêu cực và phát

huy nhân tố tích cực. Nhiều khuyết điểm, sai lầm của Đảng viên và tổ chức
Đảng chậm được phát hiện. Tình trạng thiếu trách nhiệm, cơ hội, suy thoái
đạo đức, lối sống vẫn diễn ra khá phổ biến trong một bộ phận cán bộ, Đảng
viên.Kỷ luật, kỷ cương của nhiều tổ chức Đảng không nghiêm.Sự đoàn kết,
nhất trí ở không ít cấp ủy chưa tốt. Phương thức lãnh đạo của Đảng trên một
số nội dung chưa rõ, chậm đổi mới. Chức năng, nhiệm vụ của Đảng, Đoàn,
ban cán sự Đảng chưa được xác định rõ ràng, cụ thể nên càng lúng túng.
Phong cách, lề lối làm việc đổi mới chậm; hội họp vẫn nhiều. Nguyên tắc
tập trung dân chủ còn bị vi phạm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất


trong Đảng.
2. Nguyên nhân của hiện tượng suy thoái trong cán bộ Đảng

viên.
Sinh thời Chủ tịchHồ Chí Minhrất quan tâm vấn đề này và để nhiều
công sức, ngăn chặn, phòng chống, để Đảng ta thực sự là trong sạch, vũng
mạnh, là đạo đức, là văn minh. Người chỉ ra những nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan của hiện tượng suy thoái trong cán bộ, Đảng
viên.
về nguyên nhân khách quan: Người cho rằng Đảng ta không phải từ
trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra. Vì vậy trong Đảng có nhiều tính
cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song, cũng không nên: “nói
chung thì Đảng viên phần nhiều là những phần tử tốt nhưng vẫn có một số
chưa bỏ hết những thói xấu tự tư, tự lợi, kiêu ngạo, xa hoa... Những thói xấu
đó họ mang từ xã hội vào Đảng”.
Ngày nay, cũng có những nguyên nhân khách quan tác động đến tâm
tư tình cảm tư tưởng của cán bộ Đảng viên khiến họ từ chỗ dao động đến
suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống. Đó là sự sụp đổ của chủ
nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô, những mặt trái của quá trình hội nhập

quốc tế, toàn cầu hóa quốc tế, của cơ chế thị trường, tác động “diễn biến
hòa bình” của các thế lực phản động. Song cần chú ý phương pháp tư tưởng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cần quan tâm thật sự thích đáng đến
nguyên nhân chủ quan của suy thoái đang đội ngũ cán bộ Đảng viên.
về nguyên nhân chủ quan: Phương pháp lãnh đạo của Đảng còn có
chỗ khoa học, việc giáo dục đạo đức cách mạng bị buông lỏng. Song, vấn
đề là sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân trong xã hội, trong đội ngũ cán bộ
Đảng viên chính là một nguy cơ với Đảng cộng sản cầm quyền. Chính chủ


nghĩa cá nhân trong cán bộ, Đảng viên là nguồn gốc của các khuyết điểm,
sai lầm chính là sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, suy thoái về đạo đức và
lối sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “Chủ nghĩa cá nhân là một
trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của Chủ
nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh từ bỏ chủ nghĩa
cá nhân”. Còn đối với Đảng viên, Người khẳng định: Do chủ nghĩa cá nhân
mà phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm...
3. Vận dụng tử tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng vào

công cuộc chổng suy thoái đạo đức ở cán bộ, Đảng viên ở nước ta hiện
nay.
3.1. Tu dưỡng đạo đức bền bỉ suốt đời.

Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hóa
phương Đông.Người thường nhắc lại luận điểm “chính tâm, tu thân” của
Khổng Tử, từ đó rút ra ý nghĩa tích cực để vận dụng vào việc rèn luyện, tu
dưỡng đạo đức cách mạng của mỗi người. Người đưa ra lời khuyên rất dễ
hiểu: “Đạo đức cách mạng trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện
bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng
sáng, vàng càng luyện càng trong”

Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do
cho con người, đó là đạo đức của những con người được giải phóng. Vì vậy
tu dưỡng đạo đứcphải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự
giác, tự nguyên, dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người.Chỉ có
như vậy thì việc tu duỗng mới có kết quả trong mọi môi trường, mọi mối
quan hệ, mọi địa bàn, mọi hoàn cảnh.
Chúng ta càng thấm thìa lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng ta
là một Đảng cầm quyền, mỗi Đảng viên và cán bộ phải thấm nhuần đạo đức


cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn
Đảng ta trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật
trung thành của nhân dân.” Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên tính
thời sự, soi sáng cho Đảng và nhân dân ta hoàn thành sự nghiệp vẻ vang,
xây dựng nền đạo đức Việt Nam ngang tầm với những yêu cầu của giai
đoạn cách mạng mới.
3.2. Nêu gương đạo đức, nói đỉ đôi với làm.

Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với làm thì mới đem lại hiệu
quả thiết thực cho chính bản thân mình và có tác dụng đối với người
khác.Neu nói nhiều làm ít, nói mà không làm, hơn nữa nói một đường làm
một nẻo thì chỉ đem lại những hậu quả phản tác dụng.
Trong đạo đức phải chú trọng việc nêu gương. Tùy theo nhiệm vụ và
tình hình cụ thể mà tấm gương đó được biểu hiện ở những mặt nào, trong
chiến đấu, trong lao động, học tập, cuộc sống đời thường trong gia đình và
xã hội. Đó cũng là điều chúng ta thấy ở Hồ Chí Minh - Một tấm gương sáng
đạo đức trong sáng tuyệt vời của một cuộc đời trọn vẹn. Trong xã hội, tấm
gương của các thế hệ trước đối với các thế hệ sau là đặc biệt quan trọng.Mồi
thế hệ đều có trách nhiệm của mình, nhưng thế hệ trước bao giờ cũng có
trách nhiệm rất nặng nề đối với thế hệ sau trong việc giáo dưỡng, nhất là

trong bồi dưỡng về đạo đức.
Đối với cán bộ, Đảng viên, Hồ Chí Minh đã nêu ra một luận điểm
quan trọng: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cư viết lên trán chữ
“cộng sản” mà ta đã được họ yêu mến. Quần chúng chỉ yêu mến những
người có tư cách đạo đức.Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực
thước cho người ta bắt chước. Luận điểm khẳng định rõ vấn đề nêu gương
có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống đạo đức, nhất là đi đôi với trách


nhiệm của cán bộ, Đảng viên.
Việc bồi dưỡng, nêu gương “người tốt, việc tốt” là rất quan trọng và
cần thiết, không được xem thường.
về Yấn đề này, Hồ Chí Minh đã nói: tường giọt nước nhỏ thấm vào
lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông. Biết bao nhiêu
giọt nước hợp lại thành biển cả. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải
có cái nền rất vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ dàng
nhận thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền, như thế chỉ
thấy cái ngọn mà quên đi cái gôc.
Xây dựng đạo đức mới, nêu gương đạo đức mới, nêu gương đạo đức
phải rất chú trọng tính chất phổ biến rộng khắp, vững chắc của toàn xã hội
và những hạt nhân “người tốt việc tốt” tiêu biểu.
3.3. Nâng cao đạo đức cách mạng, chổng chủ nghĩa cá nhân trong

cán bộ
hiện nay.
Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, để
biến chủ trương chính sách thành hiện thực cần có nhiều giải pháp đúng
đắn, sắc bén, linh hoạt và đặc biệt là phải có quyết tâm, dũng khí thực hiện.
Đảng phải tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm
việc; thực hiện phát huy quyền làm chủ của quần chúng nhân dân, nói đi đôi

với làm. Đổi mới phương thức tuyển dụng, đề bạt cán bộ và phương thức
bầu cử, tranh cử trong Đảng, trong hệ thống dân cử. Thực hiện tốt sự giám
sát của các đoàn thể và nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, Đảng viên, nhất là
đối với những người lãnh đạo chủ chốt của các cấp các ngành và tổ chức
cấp trên.
Tăng cường đổi mới công tác giáo dục đạo đức cách mạng. Cụ thể


hóa các chuẩn mực đạo đức nói chung và trong giao tiếp ứng xử của cán bộ,
công chức, Đảng viên, nhân dân cho phù hợp với những yêu cầu mới, cụ thể
nảy sinh trong điều kiện chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Tăng cường nhiệm vụ giáo dục đạo đức mới, cách mạng trong công
tác tư tưởng của Đảng và các đoàn thể chính trị xã hội, trên các phương tiện
thông tin đại chúng bằng các loại hình văn hóa, nghệ thuật.
Tăng thêm chương trình, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy
đạo đức trong các cấp học của các loại trường từ phổ thong cho đến đại học
và các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, nhà nước và các đoàn
thể.
Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình và phê bình theo tinh thần nghị
quyết Trung ương 4 khóa XI. Hiện nay phê bình và tự phê bình ở nhiều tổ
chức Đảng hãy còn tình trạng chung chung, hình thức. Việc phê bình, tự
phê bình nhằm vào những vấn đề thiết thực, trực tiếp liên quan đến sự suy
thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, Đảng viên ở địa
phương, đơn vị cụ thể của mình. Mỗi cán bộ, Đảng viên, nhất là những
người đứng đầu các cấp ủy có bản lĩnh, dung khí, thật thà tự phê bình và
phê bình, trên tinh thần “trị bện cứu người” mới có tác dụng nâng cao đạo
đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân.
Đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng.Đảng lãnh đạo cần phát huy

tính dân chủ, dựa vào nhân dân, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí với
tinh thần quyết liệt như chống giặc ngoại xâm.Đảng lãnh đạo cả hệ thống
chính trị thực hiện đúng luật chống tham nhũng.Xử lý nghiêm minh, công
khai các vụ việc tham nhũng, bất kể kẻ phạm tội tham nhũng là ai.Chống


tham những gắn liền chống quan liêu.
Thực hiện tốt việc khuyến khích, biểu dương, khen thưởng và bảo vệ
những người phát hiện, tố cáo, tích cực chống tham nhũng. Trừng trị
nghiêm khắc những hành vi, việc làm với mục đích trả thù người đấu tranh
tố cáo tham nhũng, tiêu cực. Xử lý nghiêm minh những người lợi dụng dân
chủ, lợi dụng chống tham những để vu cáo, vu khống, làm ảnh hưởng đến
uy tín của cán bộ, Đảng viên, gây rối nội bộ.
Hoàn chỉnh cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật.Hiện nay còn có
tình trạng nhiều luật, pháp lệnh mới ban hành vài năm đã lạc hậu, phải sửa
đổi, hoặc vừa ban hành đã thấy điểm bất cập.Tình trạng đó phải được khắc
phục. Chính sách ban hành phải chặt chẽ, phù hợp thực tiễn và yêu cầu cách
mạng. Luật pháp, chính sách phải được nghiêm minh. Trong hệ thống pháp
luật về cán bộ, công chức, vấn đề tiền lương cần tiếp tục cải tiến theo t inh
thần đảm bảo để cán bộ, công chức không thể tham nhũng và không cần
tham nhũng. Tiền lương là nhân tố quyết định đảm bảo cuộc sống của cán
bộ, công chức và gia đình họ phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế
xã hội ở nước ta.
4. Một sổ gỉảỉ pháp góp phần vào công cuộc chổng suy thoái đạo

đức ở cán
bộ Đảng viên hiện nay.
-

Cần giáo dục chính trị, đạo đức, lý tưởng cách mạng thường


xuyên cho người cán bộ để trở thành một đội ngũ cán bộ có đủ tư cách đạo
đức cách mạng, biết nhận rõ phải trái, giữ vũng lập trường. Tận trung với
nước, tận hiếu với dân.Đáp ứng việc giải quyết kịp thời yêu cầu, nguyên
vọng chính đáng của nhân dân.
-

Đánh giá chính xác khả năng của từng cán bộ để trang bị và tạo


dựng môi trường cần thiết và phù hợp để họ yên tâm công tác, phát huy hết
khả năng và ra sức cống hiến cho đất nước.
-

Tạo điều kiện để cán bộ và người dân được gần nhau hiểu nhau.

Cán bộ hiểu được nguyên vọng và sáng kiến của nhân dân để vượt qua
những khó khăn thử thách.
-

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ để giữ gìn

sự trong sạch của bộ máy tổ chức phải dựa vào nhân dân để phát hiện và xử
lý.
-

Tăng cường tuyên truyền cho học sinh, sinh viên học tập những

tấm gương về đạo đức cách mạng, xây dựng, bồi đắp cái tốt, cái đúng trong
hành vi đạo đức, biểu dương người tốt, việc tốt, lên án cái xấu, cái ác một

cách cụ thể.
-

Tăng cường vai trò hiệu lực kỷ luật Đảng và pháp luật của nhà

nước, tập trung chỉ đạo đấu tranh chống quan liêu, tham những, lãng phí có
hiệ quả.
Bổn phận của người cán bộ cách mạng là suốt đời hết lòng hết sức
phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Phải cố gắng thực hiện cho kỳ được:
cần, kiệm, liêm, chính, chí công



tư... thật thà tự phê bình và phê bình.

Phải gần gũi nhân
dân, học tập nhân dân... bất kỳ làm công việc gì, ở địa vị nào cũng
quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm làm tròn nhiệm vụ
Đảng và Chính phủ giao cho. Đó chính là đạo đức của người cán bộ mẫu
mực trong tư tưởng Hồ Chí Minh để chúng ta vận dụng xây dựng nên một
đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực lãnh đạo đất nước, phục vụ
nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay và mai sau.


c. KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu, theo dõi và nghiên cứu quá trình hoạt động của
cán bộ, Đảng viên trong những năm qua tôi đã thấy rõ thực trạng của
Đảng

YỚi


những ưu điểm đạt được và những khuyết điểm đã mắc phải.

Trong đó hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ Đảng viên là
vấn đề đáng báo động và cấp thiết. Dựa vào cơ sở lý luận của chủ tịch Hồ
Chí Minh về đạo đức cách mạng tôi đã làm rõ nguyên nhân của việc suy
thoái trên và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần vào công cuộc
chống suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ Đảng viên hiện nay để xây
dựng một Đảng cộng sản Việt Nam trong sạch và vững mạnh trên con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội.


×