Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học một số nội dung kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang” Vật lí 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––

ĐOÀN LỆ CHUNG

SỬ DỤNG CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG KIẾN THỨC
CHƯƠNG “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG” - VẬT LÝ 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––

ĐOÀN LỆ CHUNG

SỬ DỤNG CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG KIẾN THỨC
CHƯƠNG “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG” - VẬT LÝ 11

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Vật lý
Mã số: 60. 14. 01. 11


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Hương Trà

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Luận văn: "Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học nội
dung kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang” - Vật lý 11 " được thực
hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 8 năm 2015.
Tôi xin cam đoan:
Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các
thông tin đã được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa vào luận văn
đúng quy định.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Thái Ngun, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Đồn Lệ Chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i





LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng sau đại học, Khoa Vật
lí - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô trong Tổ bộ môn Phương pháp đã
giảng dạy Vật lí đã ln động viên, quan tâm và tạo điều kiện cho em trong quá
trình học tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo
PGS.TS Đỗ Hương Trà đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian ngiên cứu. Mặc dù bận nhiều cơng việc, nhưng cơ vẫn nhiệt tâm,
khích lệ chỉ dạy em để em có đủ tự tin, say mê hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng ngiệp và các
học viên cao học cùng lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian ngiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Đồn Lệ Chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii




MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt trong luận văn ............................................................. iv

Danh mục các bảng.............................................................................................. v
Danh mục các hình và đồ thị .............................................................................. vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Giả thiết khoa học ............................................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
7. Dự kiến đóng góp của luận văn ....................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍ CH CỰC TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ ............... 5
1.1. Kĩ thuật dạy học tích cực .............................................................................. 5
1.1.1. Phân nhóm kĩ thuật dạy học tích cực......................................................... 5
1.1.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực................................................................ 6
1.2. Tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh trong học tập ......................... 16
1.2.1. Tính tích cực nhận thức ........................................................................... 16
1.2.2. Tính tự lực nhận thức .............................................................................. 18
1.2.3. Năng lực nhận thức sáng tạo của học sinh trong học tập ........................ 20
1.2.4. Kĩ thuật dạy học tích cực với việc phát huy tính tích cực, tự chủ và
sáng tạo của học sinh ......................................................................................... 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii




1.3. Thực tiễn vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học vật lí ở

trường phổ thơng ............................................................................................... 24
Kết luận chương 1.............................................................................................. 26
Chương 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌ NH DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG
KIẾN THỨC CHƯƠNG “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG” .................... 28
2.1. Phân tích nội dung chương “Mắ t. Các du ̣ng cu ̣ quang”. ............................ 28
2.1.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng ......................................................................... 28
2.1.2. Sơ đồ tiến trình khoa học xây dựng kiến thức ......................................... 29
2.2. Thiế t kế tiến trình hoạt động dạy học mô ̣t số nô ̣i dung kiế n thức
chương “Mắ t. Các du ̣ng cu ̣ quang” ................................................................... 31
Kết luận chương 2.............................................................................................. 56
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 57
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ...................................... 57
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 57
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................................ 57
3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm ..................................... 57
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................ 57
3.2.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 57
3.3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm................................................................. 58
3.3.1. Chuẩn bị thực nghiệm sư phạm ............................................................... 58
3.3.2. Lập kế hoạch thực nghiệm sư phạm ........................................................ 59
3.3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo kế hoạch ...................................... 59
3.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................. 60
Kết luận chương 3.............................................................................................. 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 76
1. Kết luận .......................................................................................................... 76
2. Kiến nghị ....................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 78
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv





DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

ĐC

Đối chứng

2

GV

Giáo viên

3

HS

Học sinh

4


KT

Kĩ thuật

5

KTDH

6

NxB

Nhà xuất bản

7

TN

Thực nghiệm

8

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

9

TTC


Tính tích cực

10

PPDH

Kĩ thuật dạy học

Phương pháp dạy học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Số liệu học sinh các nhóm TN và ĐC ............................................... 58
Bảng 3.2: Lịch giảng dạy các tiết thực nghiệm sư phạm ở các lớp đã chọn ..... 59
Bảng 3.3: Phân bố tần số điểm kiểm tra ............................................................ 67
Bảng 3.4: Xếp loại điểm kiểm tra ...................................................................... 67
Bảng 3.5: Bảng phân phối tần suất .................................................................... 70
Bảng 3.6: Bảng phân phối tần suất lũy tích ....................................................... 71
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp các tham số thống kê ................................................ 72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v





DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Sơ đờ cấ u trúc chương “Mắ t. Các du ̣ng cu ̣ quang” ........................... 30
Hình 2.2: Nhiê ̣m vu ̣ của các nhóm chuyên gia.................................................. 37
Hình 2.3: Dự kiến kết quả nhóm chun gia số 1 ............................................. 38
Hình 2.4: Sơ đờ minh ho ̣a đă ̣c điể m quang ho ̣c của mắ t câ ̣n thi ̣ và cách
khắ c phu ̣c ........................................................................................... 39
Hình 2.5: Dự kiến kết quả nhóm chuyên gia số 2 ............................................. 39
Hình 2.6: Sơ đồ minh ho ̣a đă ̣c điể m quang ho ̣c của mắ t viễn thi ̣ và cách
khắ c phu ̣c ........................................................................................... 40
Hình 2.7: Dự kiến kết quả nhóm chuyên gia số 3 ............................................. 40
Hình 2.8: Phiế u KWL ........................................................................................ 42
Hình 2.9: Sơ đồ tư duy hê ̣ thố ng kiế n thức tiế t ho ̣c........................................... 44
Hình 2.10: Khăn trải bàn tổ ng hơ ̣p kế t quả hoa ̣t đô ̣ng nhóm ............................ 51
Hình 2.11: Sơ đồ gơ ̣i ý các nhóm ...................................................................... 52
Hình 2.12: Sơ đồ sự ta ̣o ảnh của kính hiể n vi.................................................... 52
Hình 2.13: Sự ta ̣o ảnh của vâ ̣t qua kính hiể n vi trong trường hơ ̣p ngắ m
chừng ở vô cực .................................................................................. 54
Hình 2.14: Cô ̣t L trong phiế u KWL .................................................................. 55
Hình 3.1: Học sinh tích cực hoạt động nhóm .................................................... 60
Hình 3.2: Nhóm HS thực hiện phiếu KWL ....................................................... 61
Hình 3.3:Phiếu KWL của một HS ..................................................................... 61
Hình 3.4: Sản phẩm khăn trải bàn của các nhóm .............................................. 63
Hình 3.5: Học sinh báo cáo kết quả hoạt động nhóm........................................ 63
Hình 3.6: Phiếu học tập 5 của một HS ............................................................. 63
Hình 3.7: Kết quả học tập thể hiện trên sơ đồ KWL ......................................... 64
Hình 3.8: Lúc đầu HS chưa tự tin phát biểu ...................................................... 66
Hình 3.9: Sau đó HS tự tin phát biểu................................................................. 66
Hình 3.10: HS tích cực hoạt động cá nhân ........................................................ 66

Đồ thị 3.1: Xếp loại điểm kiểm tra .................................................................... 68
Đồ thị 3.2: Phân phối tần suất điểm kiểm tra .................................................... 71
Đồ thị 3.3: Phân phối tần suất lũy tích điểm kiểm tra ....................................... 72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong Thế kỉ 21 - Thế kỉ của sự bùng nổ về công
nghệ thông tin và khoa học kĩ thuật. Những thành tựu của nó gần như được áp
dụng ngay lập tức vào tất cả các lĩnh vực, là động lực thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ về mọi mặt của đời sống, xã hội. Để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày
càng cao của xã hội, đòi hỏi con người không ngừng học hỏi nâng cao tri thức
và kĩ năng của mình. Sứ mệnh đó đã đặt lên vai ngành giáo dục một trọng trách
lớn lao: đào tạo con người đáp ứng yêu cầu xã hội ngày càng phát triển.
Trong xu thế đó, mục đích giáo dục ở nước ta và trên thế giới không chỉ
dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những tri thức và kĩ năng lồi người đã
tích luỹ được trước đây mà cịn đặc biệt quan tâm tới việc bồi dưỡng cho họ
năng lực sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới và cách giải quyết
vẫn đề mới. Do đó, yêu cầu đặt ra là chúng ta phải thay đổi phương pháp dạy
học để sao cho trong một thời gian ngắn nhất người học có thể tiếp nhận được
những thơng tin cơ bản nhất, thiết thực nhất đáp ứng được nhu cầu của xã hội
và thời đại.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định trong
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII
và được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục năm 2005.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng nêu rõ : “Đổi mới tư

duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương
pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến
cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, khắc phục cách đổi mới chắp
vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ”[13]. Nghị quyết Trung
ương 8 khoá XI tiếp tục khẳng định: “Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học.
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá
trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học
sinh, nhất là sinh viên Cao đẳng, Đại học” [12].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1




Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã
được đẩy mạnh ở tất cả các cấp học nói chung, ở bậc phổ thơng nói riêng.
Trong thực tiễn dạy học Vật lí ở nhà trường phổ thông hiện nay đã áp dụng
nhiều phương pháp dạy học tích cực khác nhau như: dạy học theo góc, dạy học
dự án, dạy học trên cơ sở vấn đề….
Ngoài việc áp dụng các phương pháp, phương tiện dạy học thích hợp thì
người giáo viên phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các kĩ thuật dạy
học tích cực. Kỹ thuật dạy học tích cực là những cách thức tổ chức hành động
của giáo viên và học sinh trong các tình huống nhỏ nhằm thực hiện và điều
khiển quá trình dạy học. Bên cạnh các kĩ thuật dạy học thường dùng có thể kể
đến một số kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như:
Kỹ thuật động não, kỹ thuật lấy thông tin phản hồi, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia
chớp, kĩ thuật XYZ, sơ đồ tư duy... Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực sẽ
kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường hiệu quả học tập, tăng
cường trách nhiệm cá nhân, sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm của học

sinh trong hoạt động học tập.
Đã có một số nghiên cứu về kĩ thuật dạy học như: Vận dụng kỹ thuật dạy
học tích cực trong dạy học một số kiến thức chương “ Chất rắn.Chất lỏng.Sự
chuyển thể - Vật lý 10 cơ bản” (Phạm Thị Duyên 2013, ĐHSP Hà nội). Sử
dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương mắt và các dụng cụ quang - Vật lý 11
nâng cao, nhằm nâng cao kiến thức học tập, tính tự chủ, sáng tạo của học sinh
(Liễu Văn Toàn, 2011, ĐH Quốc Gia). Tuy nhiên, các nghiên cứu về sử dụng
các kĩ thuật dạy học tích cực còn rải rác chưa cụ thể trong một số nghiên cứu.
Từ những lí do nêu trên,với mong muốn góp phần đổi mới và nâng cao
chất lượng dạy học ở trường phổ thông, chúng tôi chon đề tài này: “ Sử dụng
các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học một số nội dung kiến thức chương
“Mắt. Các dụng cụ quang” - Vật lí 11 .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2




2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong Thiết kế tiến trình dạy
học một số nội dung kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang” - Vật lí 11
nhằm phát triển tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh.
3. Giả thiết khoa học
Nếu thiết kế được tiến trình dạy học một số nội dung kiến thức chương
“Mắt. Các dụng cụ quang” - Vật lí 11, trong đó có vận dụng các kỹ thuật dạy
học tích cực và tổ chức hoạt động dạy học theo tiến trình đó thì sẽ phát huy
được tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động dạy và hoạt động học trong tiến trình dạy học vật lý có vận
dụng các kỹ thuật dạy học tích cực .

- Một số kỹ thuật dạy học tích cực: Kỹ thuật học hợp tác, khăn trải bàn,
mảng ghép về sơ đồ tư duy
- Nội dung kiến thức “ Kính hiển vi” - “Mắt. Các tật của mắt”.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học vật lý ở trường phổ thơng
theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh
- Nghiên cứu kĩ thuật dạy học tích cực.
- Lựa chọn một số kỹ thuật dạy học tích cực thiết kế tiến trình dạy học
một số nội dung kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang” - Vật lí 11 .
- Thực nghiệm sư phạm tiến trình dạy học đã soạn thảo nhằm đánh giá
tính khả thi tiến trình dạy học, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện phương án dạy
học này; sơ bộ đánh giá hiệu quả của đề tài với đối với việc phát huy tính tích
cực, tự lực và sáng tạo của học sinh.
6. Phương pháp nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3




- Nghiên cứu lý thuyết: Các luận văn, luận án, chương trình sách giáo
khoa vật lý, sách, báo, các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, làm căn
cứ cho việc lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động học phù hợp.
- Điều tra thực trạng dạy học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê tốn học.
7. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học nội dung kiến
thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang” - Vật lí 11, nhằm phát huy tính tích cực

và nâng cao kiến thức của học sinh THPT.
- Có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Vật lí và sinh viên các
trường sư phạm.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng kỹ thuật dạy học
tích cực, trong dạy học vật lí.
Chương 2: Thiết kế tiến trình dạy học một số nội dung kiến thức
Chương8 “Mắt. Các dụng cụ quang” - Vật lí 11
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4




Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦ A VIỆC VẬN DỤNG KỸ THUẬT
DẠY HỌC TÍ CH CỰC TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
1.1. Kĩ thuật dạy học tích cực
1.1.1. Phân nhóm kĩ thuật dạy học tích cực
Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc
biệt trong việc phát huy tính tích cực của HS vào q trình dạy học, kích thích
tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. Căn cứ vào mục đích sử
dụng và vai trò của các kĩ thuật dạy học đối với HS và GV, ta có thể phân chia
các kỹ thuật dạy học tích cực thành ba nhóm, bao gồm: nhóm kỹ thuật đặt câu
hỏi, nhóm kỹ thuật hợp tác và nhóm kỹ thuật thơng tin phản hồi.
* Nhóm kĩ thuật đặt câu hỏi:
- Trong dạy học, hệ thống câu hỏi của GV giữ vai trò quan trọng, là

một trong những yếu tố quyết định chất lượng lĩnh hỗi kiến thức của HS. Thay
cho việc thuyết trình, đọc chép, nhồi nhét kiến thức, GV chuẩn bị hệ thống các
câu hỏi để học sinh suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài học,
khuyến khích HS động não tham gia thảo luận xoay quanh vấn đề đặt ra. Trong
quá trình đàm thoại, GV là người tổ chức, HS chủ động tìm tòi, sáng tạo, phát
hiện kiến thức mới. Đồng thời qua đó HS có được niềm vui, hứng thú khám
phá và tự tin khi thấy trong kết luận của thầy cô có phần đóng góp của mình.
- Các loại câu hỏi:
Có 2 loại câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Câu hỏi mở đòi hỏi HS
phải suy nghĩ, giúp GV biết được rõ hơn mức độ hiểu bài của HS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5




Theo mục đích sử dụng có các kiểu câu hỏi như:
+ Câu hỏi chuẩn đoán
+ Câu hỏi thách thức
+ Câu hỏi (yêu cầu) hành động
+ Câu hỏi so sánh
+ Câu hỏi lựa chọn
+ Câu hỏi dự đoán
+ Câu hỏi (để yêu cầu) mở rộng ý tưởng, kết luận trước đó.
+ Câu hỏi đề nghị suy ra
+ Câu hỏi đánh giá.
* Nhóm kĩ thuật hợp tác
Kĩ thuật hợp tác khơng chỉ nhằm chuẩn bị cho HS hướng tới xã hội hợp
tác sau này mà cịn có thể giúp q trình học tập tốt hơn. Các kĩ thuật hợp tác
được dùng nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường sự hợp

tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm, hiệu quả học tập và trách nhiệm cá nhân. Kĩ
thuật hợp tác bao gồm: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật
KWL, kĩ thuật đắp bông tuyết, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật động não …
* Nhóm kĩ thuật lấy thông tin phản hồi
- Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học là GV và HS cùng nhận
xét, đánh giá, đưa ra ý kiến đối với những yếu tố cụ thể có ảnh hưởng tới q
trình học tập.
- Mục đích sử dụng các kĩ thuật lấy thơng tin phản hồi trong dạy học là
nhằm điều chỉnh, hợp lí hóa q trình dạy học.
- Các kĩ thuật lấy thông tin phản hồi bao gồm: Kĩ thuật “tia chớp”, kĩ
thuật “3 lần 3”, kĩ thuật “bắn bia”, kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực, …
1.1.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực
1.1.2.1. Kĩ thuật khăn trải bàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6




Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác giữa hoạt
động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích
cực của học sinh, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS cũng
như phát triển mơ hình có sự tương tác giữa HS với HS.
* Tác dụng đối với học sinh
- Học sinh được tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau
- Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề
- Học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như hợp tác
- Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hội
nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa

- Cơ bản mối quan hệ giữa học sinh. Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp,
học cách chia sẽ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau.
- Cơ bản hiệu quả học tập
* Cách tiến hành

Ý KIẾN CÁ NHÂN

Ý KIẾN CÁ NHÂN

Ý KIẾN CÁ NHÂN

Ý KIẾN CHUNG
CẢ NHÓM

Ý KIẾN CÁ NHÂN

- Chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7




- Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung
quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm (ví dụ nhóm 4
người). Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh.
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ
trả lời câu hỏi/nhiệm vụ theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết
vào phân giấy của mình trên tờ A0.

- Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm,
thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “khăn phủ bàn”.
* Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn
- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở
- Trong trường hợp số học sinh trong nhóm q đơng, khơng đủ chỗ trên
“khăn phủ bàn”, có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi
ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh “khăn phủ bàn”.
- Trong q trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính những ý kiến thống
nhất vào giữa “khăn trải bàn”. Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng
lên nhau.
- Những ý kiến khơng thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ
lại ở phần xung quanh của “khăn trải bàn”.
* Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong dạy học vật lí:
Có thể áp dụng kĩ thuật khăn trải bản trong dạy học vật lí khi:
- Trao đổi thảo luận về một vấn đề nào đó thơng qua câu hỏi
- Các hiện tượng vật lí được giải thích dựa trên được nhiều quan điểm
khác nhau.
- Các bài toán vật lí được giải quyết bằng nhiều phương pháp khác nhau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8




- Yêu cầu HS đề xuất các phương án thí nghiệm để kiểm chứng một giả
thuyết hay hệ quả của nó.
1.1.2.2. Kĩ thuật mảnh ghép
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân,
nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích

thích sự tham gia tích cực của HS cũng như cơ bản vai trò của cá nhân trong
q trình hợp tác
* Cách tiến hành

Vịng 1: Nhóm chuyên gia
- Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi
nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ A
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ B
+ Nhóm 3: Nhiệm vụ C
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu
hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
- Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm
đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9


chun gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của
nhóm ở vịng 2.
Vịng 2: Nhóm mảnh ghép
- Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ
nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.
- Các câu hỏi và câu trả lời của vịng 1 được các thành viên trong nhóm
mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở
vịng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm
vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1).
- Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.

* Ưu diểm
- Đào sâu kiến thức trong từng lĩnh vực.
- Phát huy hiểu biết của học sinh và giải quyết những hiểu sai.
- Phát triển tinh thần làm việc theo nhóm.
- Phát huy trách nhiệm của từng cá nhân.
* Hạn chế:
- Kết quả thảo luận phụ thuộc vào vòng thảo luận thứ nhất, nếu vòng
thảo luận này khơng có chất lượng thì cả hoạt động sẽ khơng có hiệu quả.
- Nếu số lượng thành viên khơng được tính tốn kỹ sẽ dẫn đến tình
trạng nhóm thừa, nhóm thiếu.
- Khơng sử dụng được cho các nội dung thảo luận có mối quan hệ ràng
buộc “Nhân - quả” với nhau.
* Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật các mảnh ghép:
- Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu
được bức tranh tồn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm
vụ phức hợp ở vịng 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10




- Các chun gia ở vịng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác
định yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hồn thành nhiệm vụ
ở vịng 1, chuẩn bị cho vịng 2.
- Số lượng mảnh ghép khơng nên q lớn để đảm bảo các thành viên có
thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau.
- Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và
chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở
vịng 1. Do đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng,

thông tin,…cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ
phức hợp này.
- Khi thực hiện nhiệm vụ, cần phân công rõ ràng vai trị và nhiệm vụ
của các thành viên trong nhóm như sau:
Vai trị

Nhiệm vụ

Trưởng nhóm

Phân cơng nhiệm vụ

Hậu cần

Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết

Thư kí

Ghi chép kết quả

Phản biện

Đặt các câu hỏi phản biện

Liên lạc với nhóm khác

Liên hệ với các nhóm khác

Liên lạc với thầy cơ


Liên lạc với thầy cô để xin trợ giúp

* Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học vật lí
Có thể áp dụng kĩ thuật mảnh ghép khi:
- Tổ chức tìm hiểu về một chủ đề nhỏ trong lớp học
- Nội dung kiến thức mới gồm nhiều đơn vị kiến thức độc lập với nhau.
Do đó, nội dung kiến thức có thể phân chia ra thành các phần có thể
nghiên cứu một cách độc lập.
1.1.2.3. Sơ đồ tư duy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11




* Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất để
chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thơng tin ra ngồi bộ não. Đồng thời là
một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó:
“sắp xếp “ ý nghĩ.
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để
mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh
trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các
nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Các
nhánh chính lại được phân chia thành các nhánh cấp 2, cấp 3,… sự kết nối giữa
các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao
quát được các ý tưởng trên một phạm vị sâu rộng mà các ý tưởng thông thường
không thể làm được.
* Sơ đồ tư duy giúp gì cho bạn?
Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, Bản đồ tư duy

sẽ giúp bạn:
- Sáng tạo hơn
- Tiết kiệm thời gian
- Ghi nhớ tốt hơn
- Nhìn thấy bức tranh tổng thể
- Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn
Trước nay, chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con
số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não
trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các
thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách
khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12




khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của
bộ não, Tony Buzan đã đưa ra Bản đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được
mục tiêu này.
- Sơ đồ tư duy có thể được thiết kế thủ cơng trên một trang giấy A0 có
nhiều màu sắc khác nhau để làm phương tiện dạy học và cũng có thể thiết kế
trên máy tính có cài đặt phần mềm Mindjet MindManager Pro 7, Freemind ...
tích hợp với việc sử dụng phần mềm trình chiếu Powerpoint, violet...
* Một số hướng dẫn khi tạo bản đồ tư duy
- Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Tại sao lại phải dùng
hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp bạn sử dụng
trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung
được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn.
- Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích

não như hình ảnh
- Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh
nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp
hai,…. bằng các đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì
càng được tơ đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ
hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự
liên tưởng.
- Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ
- Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
- Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường
cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều
- Bố trí thơng tin đều quanh hình ảnh trung tâm
* Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học vật lí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13


- Có thể vận dụng khi dạy học bài ơn tập về một chủ đề nhằm kiểm tra
khả năng ghi nhớ các kiến thức của HS về chủ đề đó.
- Có thể vận dụng trước khi kết thúc một bài học để kiểm tra sự nắm bắt
kiến thức của học sinh trong bài học đó.
1.1.2.4. Kĩ thuật “KWL”
(trong đó K (Known) - Những điều đã biết; W (Want to known) - Những
điều muốn biết; L (Learned) - Những điều đã học được)
Là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến
thức muốn biết và các kiến thức đã học được sau bài học.
Kĩ thuật KWL là kĩ thuật do người GV sử dụng để tổ chức cho HS hoạt
động hình thành kiến thức mới trên cơ sở những điều HS đã biết.
Trong kĩ thuật KWL học sinh tự đánh giá được những kiến thức, khả

năng mà mình đã học được sau bài học.
* Cách tiến hành
- Bước 1. Phát phiếu học tập “Sơ đồ KWL”
(sau khi GV đã giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học)
- Bước 2: Hướng dẫn HS điền các thông tin vào phiếu
HS điền các thông tin trên phiếu sau:
Tên bài học (hoặc chủ đề): ………………………………………….
Tên HS (hoặc nhóm): ………………………………………………..
K

W

L

(Những điều đã biết)

(Những điều muốn biết)

(Những điều đã học
được sau bài học)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
14




- Bước 3: Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, HS điền vào cột L của
phiếu những gì vừa học được. Lúc này HS xác nhận về những điều các em đã
học được qua bài học, đối chiều với những điều muốn biết, đã biết để đánh giá

được kết quả học tập, sự tiến bộ của mình qua giờ học.
* Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật KWL:
- Có thể tổ chức học sinh làm việc cá nhân, nhóm hoặc là tồn lớp.
- Nếu HS làm việc theo nhóm cần trao đổi thống nhất về những điều đã
biết trước khi điền vào cột K
- Có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý (nếu cần),ví dụ:
+ Bạn đã biết những kiến thức, kĩ năng nào liên quan đền nội dung …
của bài học.
+ Bạn cần biết những kiến thức, kĩ năng nào ở bài học này?
+ Sau khi học xong bài học này bạn đã học được những kiến thức, kĩ
năng nào?

- Có thể sử dụng sơ đồ KWL để hướng dẫn HS thực hiện một dự án
đơn giản.
* Vận dụng kĩ thuật KWL trong dạy học vật lí
Có thể áp dụng kĩ thuật KWL khi:
- Dạy bài ôn tập
- Dạy học kiến thức mới trên cơ sở phát triển kiến thức cũ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
15




- Nghiên cứu về một vấn đề mà GV muốn khai thác tối đa các thông tin
trong đầu HS về vấn đề đó.
1.2. Tính tích cực, tự lư ̣c, sáng tạo của học sinh trong học tập
1.2.1. Tính tích cực nhận thức
Theo Thái Duy Tuyên, “TTC là khái niệm biểu thị sự nỗ lực của chủ thể
khi tương tác với đối tượng và cũng là khái niệm biểu thị cường độ vận động

của chủ thể khi thực hiện một nhiệm vụ, giải quyết một vấn đề nào đấy” [17].
Sự nỗ lực ấy diễn ra trên nhiều mặt:
Sinh lý: Đòi hỏi chi phí nhiều năng lượng cơ bắp.
Tâm lý: Tăng cường các hoạt động cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng…
Xã hội: Đòi hỏi tăng cường mối liên hệ với mơi trường bên ngồi…
Vì vậy TTC là một thuộc tính của nhân cách có quan hệ, chịu ảnh hưởng
của rất nhiều nhân tố như: Nhu cầu, động cơ, hứng thú.
Theo Thái Duy Tuyên, “TTC nhận thức là tính tích cực xét trong điều
kiện phạm vi của quá trình dạy học, chủ yếu được áp dụng trong quá trình
nhận thức của học sinh” [17].
TTC nhận thức bao gồm: Sự lựa chọn đối tượng nhận thức; đề ra cho
mình mục đích, nhiệm vụ cần giải quyết sau khi đã lựa chọn đối tượng nhằm
cải tạo nó. TTC trong hoạt động cải tạo địi hỏi phải có sự thay đổi trong ý thức
và hành động của chủ thể nhận thức, được thể hiện bằng nhiều dấu hiệu như sự
tập trung chú ý, sự tưởng tượng mạnh mẽ, sự phân tích, tổng hợp sâu sắc…
Theo Thái Duy Tuyên TTC nhận thức được nhận biết thông qua các dấu
hiệu biểu hiện sau đây [17]:
* Dấu hiệu bên ngoài (qua hành vi, thái độ, hứng thú):
- Thích thú, chủ động tiếp xúc với đối tượng: Các em hay đặt những câu
hỏi và có những thắc mắc đối với GV. Việc đặt câu hỏi của các em thể hiện lòng
mong muốn hiểu biết nhiều hơn, sâu hơn về những đối tượng mà các em đang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

16


×