Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BỆNH VIÊM RUỘT THỪA ở TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.41 KB, 2 trang )

B ỆNH VIÊM RU Ộ
T TH Ừ
A Ở TR Ẻ
10/03/2015 | 2:50 PM

365

Bệnh viêm ruột thừa ở trẻ
Một trong những bệnh dễ nguy hiểm đến tính mạng trẻ mà dấu hiệu ban đầu không rõ ràng,
thường bị cha mẹ chủ quan như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm ruột thừa,…

Học cách bắt bệnh cho trẻ từ các triệu chứng

Nguyên nhân của tiêu chảy có thể là do viêm tai giữa

Đề phòng viêm phổi tấn công bé vào mùa hè
Đau ruột thừa ở trẻ cũng là những chứng bệnh rất khó chẩn đoán, vì trẻ chưa biết diễn đạt rõ
ràng và không dễ phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng đau bụng khác. Viêm ruột thừa ở
trẻ tiến triển rất nhanh, chỉ cần 6-8 giờ ruột thừa có thể bị hoại tử, vỡ ra, dẫn đến viêm phúc
mạc, nhiễm khuẩn huyết và cuối cùng là tử vong.

Ảnh: Sưu tầm Internet
Bé bị đau ruột thừa thường quấy khóc nhưng rất khó phân biệt
Triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là đau vùng bụng dưới bên phải. Kiểu đau của viêm
ruột thừa thường bắt đầu vùng quanh rốn trước khi khu trú ở hố chậu phải.
Trẻ bị viêm ruột thừa thường có môi khô lưỡi dơ, biểu hiện tình trạng nhiễm trùng. Phần lớn
trẻ sốt nhẹ, dao động 38-38,5OC nhưng có khi trẻ không có triệu chứng này, chỉ khi đoạn ruột
thừa viêm bị vỡ mới sốt. Ngoài ra, bé sẽ có tình trạng mệt mỏi, chán ăn, bụng trướng do ruột
bị kích thích kèm theo buồn nôn, nôn ói.
Tiêu chảy có thể có hoặc không, nhưng nếu có sẽ làm tăng khả năng chẩn đoán. Biểu hiện nôn
và tiêu chảy ở trẻ viêm ruột thừa cũng dễ bị nhầm với rối loạn tiêu hóa.


Các triệu chứng này có thể xuất hiện không đầy đủ. Do đó các bậc phụ huynh cần đưa con đi
khám nếu trẻ đau bụng nhiều, không giảm sau 1-2 giờ kèm theo nôn, đi lỏng hoặc sốt để
được theo dõi tại bệnh viện.


Ảnh: Sưu tầm Internet
Cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay khi có triêu chứng viêm ruột thừa
Ngoài ra, phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc giảm đau cho trẻ nếu trẻ đau bụng mà chưa
xác định được nguyên nhân, vì thuốc có thể làm mất các triệu chứng bệnh và gây khó khăn
cho việc chẩn đoán của bác sĩ.
Trẻ cần gặp bác sĩ khi:
– Sốt cao, sốt trong thời gian dài
– Trẻ sốt kèm theo cứng cổ, đau đầu hoặc phát ban
– Trên da trẻ xuất hiện các nốt ban bất thường
– Đau bụng
– Đau đầu kèm nôn mửa
– Tiêu chảy
– Thay đổi màu sắc quanh miệng
– Sưng lưỡi, môi, mắt kèm theo triệu chứng nôn mửa hoặc ngứa.



×