Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

MỘT số mẹo CHỮA TRỊ KHI bé bị đầy BỤNG KHÓ TIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.63 KB, 3 trang )

MỘ
T S ỐM ẸO CH Ữ
A TR Ị KHI BÉ B Ị ĐẦY B Ụ
NG KHÓ TIÊU
14/04/2015 | 2:00 PM

68586

Một số mẹo chữa trị khi bé bị đầy bụng khó tiêu
Một số sai lầm trong chế độ ăn uống hay do cơ địa mà dẫn đến hiện tượng bé bị đầy bụng khó
tiêu. Tình trạng này khiến trẻ khó chịu, bứt dứt và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tuy
nhiên vấn đề này sẽ được giải quyết dễ dàng nếu như mẹ nắm rõ một vài mẹo chữa trị dưới
đây.




Tại sao bé lại bị trướng bụng đầy hơi
6 cách giảm đầy hơi cho bé sơ sinh
Làm gì khi thấy dấu hiệu chướng bụng đầy hơi ở trẻ ?

1. Dấu hiệu khi bé bị đầy bụng khó tiêu

Ảnh: Sưu tầm Internet
Chán ăn là biểu hiện bé bị trướng bụng đầy hơi
Đầy bụng khó tiêu là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Khi bị đầy
bụng khó tiêu trẻ thường có các biểu hiện như: khó chịu, khóc, biếng ăn, bỏ ăn, dễ nôn ói,
bụng phình trướng hơi hoặc có thể đi tiêu phân lỏng hoặc sền sệt mấy ngày…Điều này gây
ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
2. Một số mẹo chữa trị khi bé bị đầy bụng khó tiêu
Giúp bé xì hơi bằng một vài động tác


“Xì hơi” sẽ giúp cho bé bớt khó chịu hơn khi bị đầy bụng. Để giúp bé xì hơi mẹ có thể làm một
vài động tác sau:
– Cử động chân bé giống như đạp xe có thể giúp bé hết đầy hơi: Đặt bé nằm ngửa sau đó lấy
một chân bé kéo ngược lên ngực. Thực hiện thật nhẹ nhàng. Sau đó lại đẩy xuống đồng thời
đẩy chân bên kia lên. Cử động này tương tự như khi ta đạp xe đạp. Nó khiến cho bé thích thú


mà lại có thể giảm được khí trong bụng. Mẹ nhớ là không thực hiện động tác này khi bé vừa
ăn no nhé.
– Làm cho bé đưa hơi từ dạ dày ra bằng cách vuốt lưng cho bé. Bé không tự làm được và mẹ
cần phải giúp bé một tay.
Mẹ nên thực hiện biện pháp này một cách thường xuyên. Mẹ có thể thực hiện theo quy trình
sau:
Trước tiên, mẹ nên ngồi thẳng trên một chiếc ghế dễ chịu. Đặt bé yêu ngồi vào trong lòng và
để lưng, đầu của bé đặt lên cánh tay. Tay bạn nên dựa vào thành ghế để có lực đỡ bé. Bạn
dùng bàn tay giữ đầu, cổ của bé đồng thời khuỷu tay đỡ lưng. Bạn có thể cho bé bú hoặc cho
bé bú bình theo cách này sẽ giúp bé giảm được hơi trong dạ dày cũng như khỏi bị nôn trớ. Khi
bé ăn xong, bạn nên vuốt nhẹ dọc theo lưng cho bé để bé đưa hơi từ dạ dày ra ngoài.
– Ôm bé: Ôm bé sát vào ngực mẹ, đu đưa bé nhẹ nhàng hoặc bế bé hơi ngả người xuống, với
bụng của bé nằm ngang trên cánh tay mẹ. Vị trí này giúp bé xì hơi tốt và một số người mẹ
nhận thấy, bé xì hơi được thì đỡ bị đầy bụng

Ảnh: Sưu tầm Internet
Tỏi trị đầy hơi rất tốt
Trị đầy hơi cho trẻ bằng củ hành, củ tỏi
Nướng một củ hành hoặc tỏi bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé bị đầy bụng (không
đặt trực tiếp hành, tỏi lên da bé vì có thể gây bỏng). Một lát bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng.
Với bé lớn hơn, có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé.
Massage bụng khi trẻ bị đầy hơi
Massage là cách giảm đầy hơi hiệu quả. Nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo

chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị
rít khi chạm vào da của con. Tuy nhiên, không nên massage ngay sau khi bé vừa ăn xong.
Chườm nóng trị đầy bụng ở trẻ sơ sinh


Dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng cho bé. Tận dụng được hơi nóng và sức nặng
của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi cho bé. Để làm việc này, lấy 2 chiếc khăn tay và
làm ấm chúng, không nên quá nóng. Bạn có thể nhúng nước nóng và vắt khô. Kiểm tra độ
nóng bằng cách chườm lên tay bạn. Sau đó, gấp một chiếc khăn lại thành gói và đặt lên vùng
bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ hai và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ
nhất. Cần cẩn thận quấn không quá chặt, không quá nóng.
Đối với những trường hợp bé không có dấu hiệu giảm đầy bụng khi mẹ thực hiện một số mẹo
trên thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có thể chấn đoán bệnh đúng nhất và có cách xử lý
phù hợp.
Bổ sung men vi sinh cần thiết cho trẻ
Men vi sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị bé tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi do loạn
khuẩn ruột, nhiễm khuẩn ruột, dùng kháng sinh hoặc do các nguyên nhân khác.
Giúp bé ăn ngon miệng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu dưỡng chất,
tăng cường hệ miễn dịch dùng cho trẻ em sau ốm hoặc suy dinh dưỡng, tiêu hóa hoặc hấp
thu kém. Hoặc dùng hàng ngày để chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa. Hỗ trợ điều trị viêm đại
tràng cấp và mãn tính. Tuy nhiên với những bé sơ sinh thì không phải loại men vi sinh nào
cũng có thể sử dụng được. Vì vậy các mẹ hãy cẩn thận trong việc lựa chọn men vi sinh hoàn
hảo cho bé nhé!



×