Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ỨNG xử NHƯ THẾ nào KHI TRẺ bị nôn TRỚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.75 KB, 3 trang )

ỨN G X ỬNH ƯTH ẾNÀO KHI TR ẺB Ị NÔN TR Ớ
17/04/2015 | 9:48 AM

1735

Ứng xử như thế nào khi trẻ bị nôn trớ
Trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, nhất là trẻ dưới 2 tuổi, tình trạng nôn trớ rất hay xảy
ra. Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con nôn trớ rất lo lắng, nhất là khi trẻ nôn vọt thành dòng hay
nôn cả ra đường mũi.

Phân biệt nôn trớ và nôn mửa ở trẻ em

Giúp con hết nôn trớ: Mẹo hay dành cho mẹ

Vì sao bé bị đau bụng, nôn trớ sau ăn?
1. Dấu hiệu chứng tỏ con bạn đang mất nước
Một trong những việc mà người chăm sóc trẻ cần phải để ý khi trẻ nôn là xem trẻ có bị mất
nước hay không. Khi nôn nhiều lần, với lượng lớn, trẻ em rất dễ bị mất nước, so với người lớn,
trẻ
thường
mất
nước
nhanh
hơn.
Nếu trẻ có các dấu hiệu như miệng lưỡi khô, mệt mỏi, cáu kỉnh, đi tiểu ít, mỗi lần đi lượng ít,
nước tiểu sậm màu…. thì khi đó trẻ đang bị mất nước.

Ảnh: Sưu tầm Internet
Cố gắng cho bé uống nước từng chút một
2. Điều trị mất nước
Để ngăn chặn và làm giảm tình trạng mất nước, cố gắng cho bé uống nước từng chút một.


Ngay cả khi uống vào tiếp tục bị nôn, điều đó không có nghĩa là trẻ đã nôn ra hết lượng nước
bạn vừa đưa vào. trẻ sẽ hấp thu một ít lượng nước vừa cho bé uống.
Nếu có thể hãy cho bé uống dung dịch bù nước oresol hoặc nước có pha chút muối. Sau khi
bé nôn, hãy bắt đầu cho bé uống lại ít một, cách vài phút lại cho uống. Cho bé uống đến lúc
bé có thể đi tiểu trở lại.
3. Chế độ ăn với chất lỏng


Cách vài giờ kể từ lần cuối cùng bị nôn hãy cho bé ăn theo một chế độ ăn lỏng, loãng, chúng
sẽ dễ dàng được tiêu hóa hơn, đường ruột dễ hấp thu hơn và không bị quá tải. Có thể cho trẻ
ăn cháo loãng, uống nước hoa quả, kể cả cam quýt, hay uống sữa.
Nhiều bậc cha mẹ thấy con nôn, đi ngoài thường kiêng khem quá mức làm trẻ dễ bị suy dinh
dưỡng, mệt mỏi, thiếu chất dễ dẫn đến mắc bệnh khác.
4. Thuốc
Khi con em mình bị nôn ói, cha mẹ không nên sốt ruột, tốt nhất nên quan sát để tìm hướng xử
lý phù hợp nhất. Nôn trớ thường xảy ra trong một thời gian nhất định, không nhất thiết phải
dùng ngay các loại thuốc chống nôn cho trẻ bởi nếu trẻ bị nôn do một loại virus đường ruột
chẳng
hạn,
thuốc
sẽ
không
thể
giải
quyết
vấn
đề.
Nếu trẻ bị nôn nặng dẫn đến mất nước hãy cho trẻ đi khám bác sĩ ngay để chẩn đoán và điều
trị đúng nguyên nhân khiến trẻ bị nôn.
5. Uống nước gừng

Từ hàng trăm năm nay, ông cha chúng ta thường sử dụng gừng để làm giảm các cơn đau ở dạ
dày và đường ruột. Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng gừng có tác dụng rất lên dạ dày,
đường ruột và hệ thần kinh nhằm kiểm soát các triệu chứng buồn nôn. Có thể sử dụng nước
gừng ấm pha loãng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên uống từng chút một.
6. Bấm huyệt

Ảnh: Sưu tầm Internet
Dùng đầu ngón tay ấn mạnh lên huyệt cổ tay và giữ chừng 3 đến 5 phút sẽ hết
Tư thế bấm huyệt ở cổ tay: dùng ngón tay cái đặt ở mặt trên cổ tay, các ngón còn lại nằm phía
dưới. Ấn ngón cái với lực vừa phải lên vị trí giữa hai gân lớn ở mặt trong cổ tay. Kỹ thuật này
đã
giúp
những
người
buồn
nôn
giảm
nôn.
Nó tương tự như phương pháp châm cứu Trung Quốc cổ đại. Có thể dùng cách này chữa
chứng buồn nôn tạm thời cho trẻ.
7. Bổ sung men vi sinh


Khi trẻ đến tuổi ăn dặm (từ 4-6 tháng tuổi), ngoài sữa, trẻ sẽ phải tập ăn các thức ăn đặc dần
để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự tăng trưởng (tăng cân, tăng chiều cao) cũng như các
phương diện khác của quá trình phát triển như động tác cắn, nhai và nói. Vì bước qua một giai
đoạn tiếp xúc với những loại thực phẩm mới nên một số rắc rối ở đường tiêu hoá phát sinh.
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở lứa tuổi này là trẻ bị trướng bụng, đầy hơi, táo
bón, không chịu ăn, tiêu chảy, nôn trớ… Nếu để tình trạng này kéo dài trẻ sẽ bị suy dinh
dưỡng, khi trẻ đã suy dinh dưỡng sẽ lại càng dễ bị rối loạn tiêu hoá hơn, từ đó tình trạng suy

dinh dưỡng sẽ ngày càng trầm trọng, cứ thế gây nên một vòng luẩn quẩn không thể thoát ra
được.
Bạn cũng nên chú ý bổ sung cho trẻ một số vi khuẩn (Probiotic) có ích cần thiết cho hệ tiêu
hóa. Tuy nhiên chỉ bổ sung cho bé những vi sinh có ích thôi là chưa đủ, bạn cần cung cấp
thêm cả thức ăn (Prebiotic- chất xơ hòa tan) cho các vi khuẩn này tồn tại và phát triển trong
ruột của bé. Vì vậy, khi lựa chọn men vi sinh nên chọn những men chứa cả 2 thành phẩn này.
Probiotic: Gồm các vi khuẩn sinh acid lacitc (Vi khuẩn sinh acid lactic > 1 x 19’, L.plantarum,
E.faecium, L.casei, L.acidophilus, P.pentosaceus, L.senteroides) là những vi khuẩn có ích cần
thiết cho sức khỏe và hệ tiêu hóa với những tác dụng như sau:
+ Bổ sung vi khuẩn có ích làm cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa, hỗ trợ ức chế sự phát
triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruôt, hạn chế nguy cơ viêm ruột.
+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, trướng bụng) do mất cân bằng hệ vi
khuẩn đường ruột vì uống nhiều thuốc kháng sinh hoặc vì các nguyên nhân khác.
Prebiotic chính là Fructo Oligosaccharide (gọi tắt là FOS):
+ FOS là chất glucide được trích từ Inuline (xơ thực phẩm) có tác dụng đặc biệt hữu ích cho
probiotic phát huy hết tác dụng.
Sự kết hợp này giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn, bớt trướng bụng đầy
hơi và nôn trớ.
8. Khi nào cần đi khám bác sĩ
Một đứa trẻ bị nôn trớ cần được chăm sóc y tế nếu:
Là trẻ dưới 12 tuần tuổi và nôn nhiều hơn một lần.
Có dấu hiệu mất nước, hoặc cha mẹ nghi ngờ trẻ đã ăn hoặc uống thuốc gì đó gây ngộ độc.
Có cử chỉ mất tri giác; có sốt cao, đau đầu, phát ban, cứng cổ, hoặc đau dạ dày
Có máu hoặc mật trong chỗ nôn ói, hoặc cha mẹ nghĩ rằng trẻ có thể bị viêm ruột thừa
Khó thức dậy, nhìn ốm yếu xanh xao, đã nôn ói hơn 8 giờ, hoặc nếu bạn đang lo lắng.
Đây là những dấu hiệu của trẻ đã bị bệnh, cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.




×