Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng làm việc nhóm (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.64 KB, 5 trang )

Câu 1. Vận dụng kiến thức lĩnh hội của môn học, hãy giải thích và cho ví dụ
minh họa để làm sang tỏ nhận định dưới đây:
“Tại sao trong các tổ chức có nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự kỹ thuật chuyên sâu,
các chuyên gia phân tích đẳng cấp,…nhưng vẫn không thể tạo ra hiệu quả cao trong công
việc”?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả công việc kém, không đạt kết quả như
mong muốn mặc dù có nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự kỹ thuật chuyên sâu, các chuyên
gia phân tích đẳng cấp:
- Chưa có kỹ năng làm việc nhóm tốt, tự tin vào khả năng và năng lực của bản thân
làm việc riêng không hợp tác với mọi người, nên không phát huy được tất cả điểm mạnh
của các nhân viên dẫn đến công việc không tốt.
- Làm việc đa nhiệm: Có một số người không thật sự chú tâm vào công việc, đem
việc riêng vào công ty làm, hoặc làm cùng lúc nhiều công việc, không có kế hoạch cụ thể
để rồi làm việc nào cũng không hoàn thành dẫn đến hiệu quả công việc kém.
- Kỹ năng giao tiếp của các nhân viên kém: Lắng nghe cũng là một trong những kỹ
năng quan trọng. Mặc dù là nhân viên giỏi nhưng không biết lắng nghe thì cũng chỉ là
nhân viên bình thường. Các nhân viên chưa thực sự lắng nghe tốt, lắng nghe không chỉ
tiếp nhận thông tin từ cấp trên mà còn phải phân tích thông tin đó, nhìn nhận công việc
theo hướng khách quan mới hoàn thành tốt.
- Nguồn lực: Chưa có sự đầu tư tốt cho nhân viên, chưa có sự thấu hiểu giữa lãnh
đạo và nhân viên, lãnh đạo phải biết rõ nhân viên cần gì và đáp ứng nhu cầu cho nhân
viên. Chưa có sự hỗ trợ về tiền bạc, không gian làm việc mặc dù họ rất muốn hoàn thành
tốt công việc.
- Làm việc quá sức: Nhân viên giỏi thì cũng cần có thời gian nghỉ ngơi. Sự kỳ vọng
sủa cấp trên quá cao, cấp trên phân công nhiều công việc dồn dập, phân công những công
việc quá sức cho nhân mà muốn nhân viên hoàn thành nhanh, tạo áp lực cho mọi người
và nãn chí dẫn công việc không hoàn thành được theo thời hạn hiệu quả công việc kém.
- Không có kỹ luật: Ngoài việc khen thưởng và khích lệ tinh thần nhân viên thì công
ty cần có kỹ luật nghiêm khắc đối với nhân viên không hoàn thành công việc. Nếu không
đưa ra hình thức kỹ luật nghiêm thì họ sẽ lơ là và làm việc qua loa.


1


Câu 2. Anh/Chị hãy nêu những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong
quá trình giao tiếp và làm việc nhóm? Cho ví dụ thực tế về trường hợp đã tận dụng
và phát huy thế mạnh của bản thân trong quá trình làm việc nhóm hiệu quả trong
thời gian gần đây?


Điểm mạnh

- Bản thân cảm thấy mình là người rất vui vẻ, hòa đồng, biết lắng nghe, đặc biệt là
biết chia sẻ.
- Mọi người xung quanh nhận xét là “trung tâm gây cười”, bởi vì tôi hay nói chuyện
phím tạo không khí vui tươi khi làm việc nhóm. Có tính dân chủ khi làm việc nhóm
- Ngoài ra tôi rất thích nấu ăn, đó cũng được xem là một ưu điểm rất trội của tôi.


Điểm yếu

- Tuy là người vui vẻ nhưng đôi khi tôi rất nóng tính, có khi không kiềm chế được
cảm xúc làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
- Hát kém nhưng rất thích hát, mọi người thường nói hát hay khong bằng hay hát.
 Ví dụ: “SEMINAR CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM TRUYỀN
THỐNG”
Trong học kỳ vừa qua thì tôi có học môn “CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
TRUYỀN THỐNG” khi phân chia nhóm để làm seminar xong thì tôi thuộc nhóm 9,
nhóm gồm có 10 thành viên. Tôi được các bạn trong nhóm bổ nhiệm làm nhóm trưởng
nhóm 9.
Là một nhóm trưởng thì điều đầu tiên là phải đi đầu để cho các thành viên trong

nhóm nôi theo. Vận dụng những điểm mạnh của mình để các bạn trong nhóm thấy thoải
mái và làm việc có hiệu quả hơn:
- Đầu tiên chia nhóm thành 2 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm suy nghĩ chủ đề và tìm đầy đủ
tài liệu về chủ đề mình chọn, mỗi nhóm nhỏ sẽ có thời gian 2 ngày để tìm tài liệu và sau
đó báo cáo lại với tôi (nhóm trưởng). Sau 2 ngày, thì 2 nhóm có 2 chủ đề khác nhau.
Nhóm 1 thì chọn chủ đề về công nghệ sản xuất chao, còn nhóm 2 thì chọn về công nghệ
sản xuất bánh phồng tôm.
- Khi nhận được tài liệu thì tôi (nhóm trưởng) tổ chức cuộc họp nhóm để chọn ra
một chủ đề thích họp nhất, vừa với sức làm của các thành viên trong nhóm, điều đặc biệt
là tất cả các thành viên điều hiểu và nắm được chủ đề mình làm, sau khi thống nhất thì
nhóm đã chọn công nghệ sản xuất bánh phồng tôm. Tôi cho tất cả các thành viên nêu lên
ý kiến riêng và tổng hợp ý chung.

2


- Trong quá trình làm việc nhóm đôi khi có xảy ra cải nhau, tôi thường hòa giải
bằng cách kể chuyện phím tạo không khí thoải mái cho mọi người bớt căng thẳng và
quên việc cải nhau.
- Thường xuyên khuyến khích các thành viên trong nhóm cùng nhau tranh luận
nhưng không cải nhau và gây mâu thuẫn. Tạo điều kiện cho tất cả mọi người cùng hiểu
nhau và làm việc nhóm có hiệu quả hơn để đạt kết quả tốt.
Câu 3. Hãy mô tả quá trình tham gia nhóm của Anh/Chị?


Mục đích Anh/Chị tham gia nhóm là gì?

- Nhóm là nơi tập hợp nhiều cá nhân cùng nhau làm việc nuôi dưỡng và phát huy
các kỹ năng khác nhau của các cá nhân trong sự tương trợ lẫn nhau.
- Tham gia nhóm để học hỏi nhiều điều mới từ các thành viên khác, học về kỹ năng

làm việc nhóm từ các bạn, kỹ năng giao tiếp khi tham gia nhóm.
- Trao đổi, bổ sung các kiến thức chuyên ngành cho bản thân và hoàn thiện hơn


Liệt kê những thuận lợi và khó khăn khi Anh/Chị tham gia nhóm?

Thuận lợi:
- Xây dựng được tinh thần đồng đội của nhóm và cùng hỗ trợ nhau cùng phát triển:
Mọi người cùng chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn người khác làm việc
- Giúp tôi cải thiện được kỹ năng giao tiếp của mình, đồng thời trao dồi thêm vốn
ngôn ngữ giao tiếp: Thông qua các hoạt động nhóm mọi người trở nên thân thiện, từ đó
tạo nên bầu không khí học tập trở nên sôi động, mọi người giảm bớt căng thẳng và các
vấn đề khó cũng được giải quyết dễ dàng.
- Tạo một môi trường làm việc thoải mái cho tôi phát huy được những điểm mạnh
để hoàn thành tốt công việc.
- Giúp mở rộng các mối quan hệ với nhau. Nhóm tạo ra môi trường kích thích được
sự sáng tạo của tôi, mạnh dạn nêu ra các ý kiến của riêng mình.
- Thông qua việc tham gia thảo luận giữa các thành viên còn tìm hiểu nhau về mục
đích và văn hóa của nhóm, mọi người hiểu nhau hơn và dễ hòa đồng
Khó khăn:
- Không có mục tiêu chung: Các thành viên trong nhóm thường có những ý kiến
khác nhau, dẫn đến những tình huống xung đột nhưng sau đó mọi người cùng nhồi xuống
và giải quyết.
- Thái độ làm việc: Một số thành viên trong nhóm có khuynh hướng luôn cho ý kiến
của mình là tốt nhất và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bất kỳ ai khác. Vì tự cho
rằng mình giỏi nên các thành viên này chỉ bàn luận với những người mà họ cho là tài giỏi
trong nhóm thôi.
3



- Không chịu đưa ra ý kiến, thụ động: Cũng có một số thành viên chọn thái độ thụ
động, ai làm gì cũng gật nhưng bản thân mình lại không làm gì hết, hoặc chỉ là đợi người
khác làm trước rồi nương theo.
- Ngoài ra, còn có một số thành viên làm việc riêng không để ý đến công việc của
nhóm, tạo nên không khí u ám, khó gần gũi với mọi người trong nhóm. Phân chia công
việc không rõ ràng, phân minh đôi khi mọi người đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
Anh/Chị đã thu được những lợi ích gì từ việc tham gia nhóm?
Khi tham gia nhóm tôi đã học hỏi cũng như gặt hái được rất nhiều lợi ích:
- Hoạt động theo nhóm giúp tôi phát huy được khả năng phối hợp với các thành viên
khác trong nhóm để đưa ra được quyết định đúng đắn.
- Học hỏi được phong cách lãnh đạo, tổ chức nhóm và cách làm việc theo nhóm.
- Phá vỡ được cái tôi của bản thân, học được cách cỡi mở và thân thiện với mọi
người cũng như các thành viên trong nhóm.
- Học được sự đoàn kết và tin tưởng nhau khi làm việc cùng nhau. Học được cách
giải quyết vấn đề và có sự quyết đoán trong công việc.
- Tất cả các thành viên cùng nhau đồng lòng hướng tới mục tiêu chung của nhóm và
dốc hết sức cùng nhau hoàn thành. Cùng nhau xác định và vạch ra phương pháp đạt
được mục tiêu của nhóm, cùng nhau chia sẽ niềm vui, khó khăn của công việc.
Câu 4. Anh/Chị hãy mô tả quá trình quản lý cá nhân mà Anh/Chị đã thực hiện
để hòa nhập nhóm?
Trong quá trình tham gia nhóm thì phải biết quản lý cá nhân để cùng hòa nhập, tạo
môi trường thoải mái và thuận lợi để cùng nhau làm việc
1.

Quản lý thời gian

- Đến đúng giờ hện trong làm việc nhóm là đều rất quan trọng. Đến đúng giờ sẽ làm
cho mọi thành viên trong nhóm đảm bảo được kế hoạch hoạt động công việc của nhóm,
kết quả công việc đạt được cao hơn.
- Có rất nhiều cách để quản lý thời gian tốt như: Đặt đồng hồ báo thức để dậy sớm

hoặc để nhớ giờ không để đi trể, đi đến điểm hẹn trước 5 phút, dán giấy ghi chú trong nhà
để nhớ,…
2. Quản lý công việc
- Công việc riêng cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của nhóm. Phải biết sắp xếp
phù hợp để không ảnh hưởng đến các thành viên khác. Lên thời gian biểu cho cá nhân,
phân công công việc theo giờ
- Đa số các bạn khi tham gia nhóm thì diện lý do có công việc riêng: Đi học thêm
anh văn, đi làm thêm, về quê,…
4


3. Quản lý cá tính
- Một số cá tính của bản thân sẽ ảnh hưởng không tốt đến các thành viên khác trong
nhóm cũng như hiệu quả công việc của toàn nhóm. Vì vậy bản thân nên tự nhận ra và
kiềm chế cá tính của mình đúng lúc
- Nguyên nhân: Căng thẳng áp lực công việc của nhóm hoặc ý kiến của bạn không
được mọi người chấp nhận đồng tình,… Dẫn đến hay cáo gắt với các thành viên khác,
nói chuyện lớn tiếng, không quan tâm đến mọi người xung quanh,…
Câu 5. Anh/Chị đã gặt hái được gì (kiến thức, thái độ) sau khi kết thúc chuyên
đề “Kỹ năng làm việc nhóm”?
Sau khi học xong chuyên đề “Kỹ năng làm việc nhóm” thông qua các bài tập cũng
như cách hướng dẫn đầy nhiệt huyết của cán bộ giảng dạy tôi học được rất nhiều điều,
phá vỡ được cái tôi và nhìn nhận sự việc theo một hướng khách quan hơn.
- Trau dồi kỹ năng và rèn luyện tinh thần tự chủ trong học tập. Chủ động và tích cực
tiếp thu sự truyền đạt hướng dẫn của giảng viên, cũng như các ý kiến của các thành viên
khác khi tham gia làm việc chung.
- Thay đổi tư duy, cách suy nghĩ của mình trong học tập. Thẳng thắng chia sẽ ý kiến
với nhóm trưởng và các thành viên khác, tránh thụ động hoặc tự ti.
- Học được cách tôn trọng ý kiến cũng như tôn trọng các bạn trong nhóm khi các
bạn trình bày ý kiến, quan điểm. Sự đoàn kết giữa các thành viên với nhau, khi có một ai

đó làm được điều gì hay thì ta phải có sự động viên, khen ngợi để khích lệ nhau cùng
phát triển.

5



×