Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng làm việc nhóm (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.57 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
Trang


Câu 1. Vận dụng kiến thức lĩnh hội của môn học, hãy giả thích và cho ví dụ
minh họa để làm sáng tỏ nhận định dưới đây.
“Tại sao trong các tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự kỹ thật chuyên
sâu, các chuyên gia phân tích đẳng cấp… nhưng vẫn không thể tạo ra hiệu quả
cao trong công việc?”
Giải thích:
- Trong một tổ chức tuy có nhiều nhân sự, kỹ thuật giỏi, nhưng họ không
có tinh thần làm việc tập thể, họ làm việc quá rời rạc, thì họ vẫn không thể tạo ra
được hiệu quả cao trong công việc.
- Vì họ làm việc quá độc lập nên họ còn rất nhiều sai sót mà bản thân
chưa nhìn thấy được. Khi gặp khó khăn thì không có ai giúp đỡ, không có ai ủng
hộ sẽ dễ nản chí và bỏ cuôc.
- Về kiến thức thì họ chưa có sâu và rộng, mỗi người chỉ giỏi về một hoặc
hai lĩnh vực, nhưng muốn để tạo ra hiệu quả cao trong công việc thì phải có
nhiều kiến thức nhiều lĩnh vực hợp lại, mới đem lại hiệu quả cao.
- Họ chưa đặt được mục tiêu, chưa vạch định được kế hoạch làm việc nên
họ không biết bắt đầu từ đâu, và làm cái gì trước, nên sẽ khó tạo ra hiệu quả cao
trong công việc.
- Trong cuộc sống này, nếu chúng ta làm việc chỉ có một mình, hay quá
độc lập, không có sự liên kết lại thì hiệu quả sẽ không được như ý muốn. Chúng
ta sẽ dễ bị vấp ngã khi gặp đối thủ mạnh. Ông cha ta có câu: “ Một một cây làm
chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao “ hay sự tích “ Một bó đũa” cho
ta thấy sự quan trọng của tinh thần làm việc nhóm, sự liên kết của tập thể sẽ tạo
nên sức mạnh, sẽ giúp chúng ta có hiệu quả cao trong công việc.
Ví dụ minh họa:
- Trông một công ty Thiết kế hệ thống điện A, có rất nhiều nhân viên, kỹ
sư, chuyên gia.Trong đó có một anh tên Nguyễn Văn Canh, là một kỹ sư mới.


Anh ta chỉ thích làm việc một mình, không quan tâm đến mọi người xung quanh
nên mọi người rất ghét và không thích. Có một ngày cấp trên đưa nhiệm vụ là:
thiết kế hệ thống điện cho một trung tâm giải trí lớn. Với cái tính bảo thủ, chỉ
muốn làm một mình, anh ta thu hết công việc về cho bản thân làm. Kết quả một
tháng sau tới ngày báo cáo dự án. Anh ta đã không hoàn thành được công việc.
Vì công việc quá nhiều, mà anh Canh chỉ làm một mình, không có ai chia sẻ,

2


giúp đỡ…Vì vậy tinh thần đồng đội, tinh thần làm việc nhóm sẻ ảnh hưởng rất
lớn đến công việc.
- Ví dụ để có một chiếc xe máy đẹp, cho chúng ta chạy ngoài đường thì có
rất nhiều kỹ sư, đội ngũ chuyên nghiệp ngồi lại chia ra từng nhóm,nhóm thì thiết
kế thiết kế, nhóm thì tính toán kỹ thuật, nhóm thì tính toán về vật liệu giá cả…
Mỗi người một ý đóng góp lại, người ý này người ý kia, mới tạo nên được một
chiếc xe thật đẹp cho chúng ta. Nếu chỉ có một cá nhân thì không thể nào tạo
nên được một chiếc xe như vậy.
Câu 2: Anh/chị hãy nêu những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong quá
trình giao tiếp và làm việc nhóm? Cho ví dụ thưc tế về trường hợp đã tận dụng
và phát huy thế manh của bản thân trong quá trình làm việc nhóm hiệu quả
trong thời gian gần đây?
Mỗi người ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, quan trọng là bản thân có biết
phát huy tốt những điểm mạnh và hạn chế, khắc phục lại những điểm yếu của
bản thân mình hay không, tôi cũng có những ưu khuyết điểm là:
Điểm mạnh:
- Biết quan tâm đến mọi người, hỏi thăm động viên các thành viên trong
nhóm khi gặp khó khăn .
- Biết lắng nghe, đóng góp ý kiến.
- Có tinh thần kỹ luật cao, luôn đúng giờ đúng hẹn.

- Vui vẽ hào đồng với mọi người, khi thấy nhóm làm việc căng thẳng thì
tôi thường chọc cho mọi người cười, giỡn để cho mọi người được thư giãn.
- Có trách nhiệm với công việc hay nhiệm vụ mình được giao.
- Dễ hòa nhập với người khác.
- Có khả năng thuyết trình, giao tiếp tốt trước đám đông.
- Cẩn thận trong công việc được giao.
Điểm yếu:
- Hơi nóng tính.
- Kiến thức ngoại ngữ còn hạn chế.
- Nhiều khi hơi thẳng thắng quá, nên làm mọi người không thích.
Ví dụ:
3


- Trong đợt báo cáo nhóm vừa qua, em được mọi người trong nhóm cử đại
diện đứng lên để thuyết trình bài báo cáo của nhóm em. Với ưu điểm là khả
năng thuyết trình tốt, giao tiếp tốt với đám đông em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ
của mình. Báo cáo được điểm cao, mọi người rất vui.
Câu 3. Hãy mô tả quá trình tham gia nhóm của Anh/chị?
- Mục đích Anh/chị tham gia nhóm là gì?
- Liệt kê những thuận lợi và khó khăn khi Anh/chị tham gia nhóm?
- Anh/chị đã thu được những lợi ích gì từ việc tham gia nhóm?
Quá trình tham gia nhóm:
Nhóm là tập hợp các cá nhân có ít nhất 2 thành viên trở lên, có thời gian
làm việc chung với nhau, cùng chia sẻ, thực hiện chung một nhiệm vụ, 1 kế
hoạch nhằm đạt đến những mục tiêu của nhóm đề ra. Nhóm hoạt động theo
những quy địnnh chung đã đề ra và tấc cả các thành viên đều thống nhất. Trong
quá trình tham gia nhóm nếu gặp khó khăn thì cả nhóm phải cùng vượt qua,
cùng phấn đấu. Các thành viên phải tận dụng khả năng năng khiếu của mình
thành sức mạnh tập thể. Tham gia nhóm giúp các cá nhân hướng tới cái tốt biết

quan tâm. Chia sẻ vì lợi ích chung của nhóm nhóm hiệu quả từ 5 đến 10 thành
viên.
Mục đích tham gia nhóm:
+ Mang lại những kết quả tốt mà cá nhân không thể làm được hay làm
được mà hiệu quả không cao.
+ Giúp cá nhân tự ti vượt qua bản thân và tự tin hơn trước những rào cản
mà cá nhân cho là khó khăn.
+ Nhóm là nơi giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
+ Giúp cá nhân biết thấu hiểu biết lắng nghe và quan tâm nhau hơn trong
nhóm cũng như ngoài xã hội.
+ Xây dựng được tinh thần đồng đội và tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau, giúp
cá nhân tự tin hơn thoải máy hơn trong giao tiếp.
Tóm lại mục đích tham gia nhóm là phát triển bản thân, hướng đến cái tốt cho
bản thân, hướng đến đồng đội, và xã hội.

4


Thuận lợi khi tham gia nhóm:
- Mọi thành viên trong nhóm sẽ càng đồng lòng hướng tới mục tiêu và
dốc sức cho thành công chung của tập thể khi cùng nhau xác định và vạch ra
phương pháp đạt được chúng.
- Thái độ cảm xúc, hành vi cá nhân sẽ thay đổi theo hướng tích cực.
- Là nơi hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của từng cá
nhân để phát triển
- Chia sẽ những kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm sống và kinh nghiệm
xã hội
- Là thành viên của một nhóm, có cảm giác kiểm soát được cuộc sống của
mình tốt hơn và không phải chịu đựng sự chuyên quyền của bất cứ người lãnh
đạo nào.

- Môi trường nhóm thích hợp là yếu tố quan trọng tạo nên sự hung phấn
trong công việc, tạo động lực tốt cho từng cá nhân hoạt động, suy nghĩ và làm
việc. Kết quả sẽ được tốt hơn nhiều so với từng cá nhân.
Khó khăn:
- Nhóm phải có sự tổ chức chặc chẽ hơn cá nhân như xây dựng nội quy,
đóng tiền quỹ, thời gian làm việc chung… Một số cá nhân sẽ cảm thấy bị ràng
buộc, khó chịu.
VD: Tốn tiền quỹ…
- Người quản lý nhóm quản lý không tốt dễ sinh ra mâu thuẫn, không
đồng lòng.
- Thỉnh thoảng các nhân phải hy sinh những ham muốn sở thích riêng tư,
lợi ích kinh tế vì nhóm…
VD: Sở thích thích ăn món cá, nhưng nhóm có nhiều người ăn cá không được
mình phải hy sinh ăn món khác.
Những lợi ích gì từ việc tham gia nhóm:
- Cải thiện mối quan hệ.
- Làm tăng hiệu quả công việc.
- Xây dựng niềm tin.
- Cải thiện hiệu suất làm việc.
- Tạo ra nhiều ý tưởng mới.
5


Câu 4. Anh/chị hãy mô tả quá trình quản lí cả nhóm mà anh chị đã thực hiện
để hòa nhập nhóm?
Để hòa nhập được nhóm, cá nhân tôi là một thành viên hoặc là nhóm
trưởng thì những đặc điểm cần có trong một nhóm làm việc có hiệu quả là:
+ Có mục tiêu chung: Các thành viên trong nhóm sẽ có những ý kiến khác
nhau dẫn đến những tình huống xung đột. Để đạt được mục tiêu chung, cần có
trọng tâm rõ rang vì vậy cả nhóm cần hiểu rõ mục tiêu chung, cần có trọng tâm

rõ rang vì vậy cả nhóm cần hiểu rõ mục tiêu và cam kết phấn đấu vì mục tiêu đó,
cần có định hướng và thống nhất rõ ràng thì hoạt động nhóm sẽ trỡ nên suôn sẽ
hơn.
+ Các thành viên trong nhóm nên giao tiếp thoải mái với nhau một cách
trực tiếp và hướng tới mục tiêu đạt được thành công.
+ Giao tiếp cởi mở, trung thực và tôn trọng: Các thành viên tự do bày tỏ
suy nghĩ, ý kiến và các giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề. Mọi người cảm
thấy được lắng nghe và thấu hiểu. Các thành viên nên hỏi các câu hỏi để làm rõ
ý kiến chứ không nên tìm cách phản bác họ.
+ Lãnh đạo vững mạnh: Tốc độ của người lãnh đạo là tốc độ của cả nhóm.
Một người trưởng nhóm làm việc có hiệu quả là người có thể làm tấm gương
gương mẫu cho cả nhóm. Người lãnh đạo tham gia vào việc lãnh đạo trong các
cuộc họp, phân công nhiệm vụ, ghi nhận những quyết định và cam kết, đánh giá
tiến độ, đảm bảo trách nhiệm của các thành viên trong nhóm và đưa ra định
hướng cho toàn nhóm.
+ Phân công hiệu quả: Phân công trách nhiệm cũng quan trọng như đảm
bảo hoàn thành mọi việc. Vì vậy cần phân công công việc dựa trên năng lực của
các thành viên trong nhóm.
+ Sự tin tưởng: Trong bất kỳ mối quan hệ nào hoặc trong môi trường làm
việc theo nhóm, sự tin tưởng là yếu tố rất quan trọng. Không nên tiết lộ những bí
mật cá nhân, chi tiết dự án mới hoặc bất kỳ ý tưởng phát kiến mới trừ khi đó là
vì lợi ích chung của nhóm
+ Tôn trọng: Để hợp tác hiệu quả, các thành viên trong nhóm cần hiểu và
tôn trọng những thành viên khác. Tôn trọng năng lực, quan điểm và hành động
của nhau để giảm thiểu xung đột, đảm bảo hoạt động suông sẻ và nâng cao năng
suất.

6



+ Gắn kết: Gắn kết nhóm trở thành một đơn vị thống nhất, nhóm cần làm
việc dựa trên nền tảng chung. Cả tổ chức cần có những sáng kiến và tổ chức các
buổi đóng góp xây dựng ý kiến, và các buổi họp, buổi giao lưu để tăng cường
kết nối trong nhóm.
+ Tránh tiêu cực: Tránh cảm xúc tiêu cực, đố kỵ hoặc ác ý. Không nên
tham gia vào những cuộc thảo luận không hiệu quả hoặc không lành mạnh.
Khuyến khích những sáng tạo, đổi mới và các quan điểm khác nhau. Không nên
sử dụng những ngôn từ mang tính chỉ trích, đổ lỗi cho người khác.
+ Gương mẫu: Mỗi thành viên trong nhóm, thông qua công việc của
mình, nên cho thấy những chỉ dẫn hoặc ví dụ để người khác làm theo
+ Tự kiểm tra và liên tục cải tiến các quy trình, hoạt động thực tiễn và sự
tương tác của các thành viên trong nhóm. Kiểm tra là một trong những mắt xích
quan trọng để đảm bảo tiến độ thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Cả nhóm cần thảo
luận công khai về những chỉ tiêu trong nhóm và những vấn đề gây cản trở tốc độ
phát triển hoặc thảo luận về tác động đến những nỗ lực, khả năng và chiến lược
của nhóm.
Câu 5. Anh chị đã gặt hái được những gì (kiến thức, kĩ năng, thái độ) sau khi
kết thúc chuyên đề “kỹ năng làm việc nhóm”
Kết thúc chuyên đề “kỹ năng làm việc nhóm” tôi rút ra được rất nhiều
điều quan trọng như: Kinh nghiệm làm việc, khả năng học hỏi, giao tiếp, biết
lắng nghe và trao đổi lành mạnh, thấu hiểu và tôn trọng… Làm việc nhóm là
một trong những cách tốt nhất mà tôi từng biết để phát triển bản thân, học hỏi
kinh nghệm và đạt được hiệu quả tốt nhất. Hiện tại và tương lai tôi sẻ chọn cách
làm việc nhóm nhiều để bản thân hoàn thiện hơn.
Và cuối cùng tôi chân thành cảm ơn thầy Lê Quang Khôi đã cho chúng
em biết thêm về thế nào là quá trình làm việc nhóm, và lợi ích của chúng. Tuy
có 3 buổi học nhưng thầy đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm
để giao tiếp.

7



Mạch chống trộm
GVHD: Đặng Kim Sản
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Quốc Cường
Lớp: Điện tử 8

Min



Max

Led báo nguồn

Min



Max

Min



Max

Led báo nguồn


Max  Min

Max  Min

ON  OFF

ON  OFF

ON  OFF

8



×