Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng làm việc nhóm (6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.71 KB, 9 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên cho phép em gửi lời cảm ơn đến thầy - TS. Lê
Quang Khôi đã giảng dạy cho chúng em phát triển bản thân, kỹ năng làm
việc nhóm qua 3 buổi học. Đó là những buổi học đầy cảm xúc và thú vị để
tự tin hơn trong giao tiếp, cách tương tác hiệu quả trong quá trình làm việc
nhóm.
Là sinh viên năm cuối em rất vui khi được thầy truyền đạt nhiều kiến
thức bổ ích, giúp em khắc phục được những thiếu sót trong giao tiếp, mở
rộng mối quan hệ và xác định được mục tiêu phấn đấu làm hành trang cho
tương lai.
Sau cùng em xin kính chúc thầy - TS. Lê Quang Khôi thật dồi dào sức
khỏe, niềm tin, niềm vui để tiếp tục giảng dạy cho thế hệ mai sau.

Trân trọng !

1


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục lục
Nội dung
1. Vận dụng kiến thức lĩnh hội của môn học, hãy giải thích và cho ví dụ
minh họa để làm sáng tỏa nhận định dưới đây:
“Tại sao trong các tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự
chuyên sâu, các chuyên gia phân tích đẳng cấp,… nhưng vẫn không thể tạo
ra hiệu quả cao trong công việc?”
2. Anh/ chị hãy nêu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
trong quá trình giao tiếp và làm việc nhóm? Cho một ví dụ thực tế về
trường hợp đã vận dụng và phát huy thế mạnh của bản thân trong quá trình
làm việc nhóm hiệu quả trong thời gian gần đây?


3. Hãy mô tả quá trình tham gia nhóm của Anh/ chị?
- Mục đích Anh/Chị tham gia nhóm là gì?
- Liệt kê những thuận lợi và khó khăn khi Anh/Chị tham gia nhóm?
- Anh/ chị đã thu được những lợi ích gì từ việc tham gia nhóm?
4. Anh/ chị hãy mô tả quá trình quản lý cá nhân mà Anh/ chị đã thực
hiện để hòa nhập nhóm?
5. Anh/ chị đã gặt hái được những gì (kiến thức, kỹ năng, thái độ) sau

khi kết thúc chuyên đề “Kỹ năng làm việc nhóm”?

2


NỘI DUNG
Câu 1: Vận dụng kiến thức lĩnh hội của môn học, hãy giải thích và cho
ví dụ minh họa để làm sáng tỏa nhận định dưới đây:
“Tại sao trong các tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự chuyên
sâu, các chuyên gia phân tích đẳng cấp,… nhưng vẫn không thể tạo ra hiệu
quả cao trong công việc?”
Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữa các thành viên
trong một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc, phát triển tiềm năng
của tất cả các thành viên. Một mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm
việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành một định nghĩa quan trọng
trong tổ chức cũng như trong cuộc sống.
Tinh thần làm việc nhóm là một nét văn hóa, mang giá trị gắn kết các
cá nhân rất cao. Trong môi trường làm việc tập thể, mọi cá nhân hiểu và tin
rằng việc tư duy, lập kế hoạch, quyết định và hành động sẽ được thực hiện
tốt hơn khi tất cả cùng hợp tác. Người ta nhận ra, hiểu rõ, và tin rằng:
“Không một ai trong chúng ta có thể giỏi bằng tất cả chúng ta hợp lại”.
Nói về tổ chức là nói đến sự cộng tác, tác nghiệp của nhiều người với

nhau để đạt được mục tiêu nào đó. Mấu chốt cốt lõi để có thể trả lời cho
các trăn trở đó nằm ở việc thiếu đánh giá về “Năng lực chiều rộng”. Đây
chính là năng lực để có thể làm việc hiệu quả với những cộng sự khác trong
một tập thể phức tạp hay nói cách khác là “tinh thần team-work”. Trong
môi trường làm việc hiện đại ngày nay, team-work không chỉ là một giá trị
văn hóa của tổ chức, mà nó còn là giá trị của cá nhân. Bởi không ai có thể
thành công và chiến thắng nếu chỉ có một mình; Tổ chức cũng không thể
thành công nếu không có sự phối hợp làm việc nhịp nhàng giữa từng cá
nhân và giữa các phòng ban với nhau.
VD minh họa:
Câu Truyện ngụ ngôn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" đã nhân hóa 5
bộ phận của thân thể con người tạo cho mỗi bộ phận một vị thế rất hóm
hỉnh: cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng.
Trước kia, họ vẫn dựa vào nhau mà cùng tồn tại. Nhưng rồi cô Mắt
đã khởi xướng một cuộc tẩy chay bất hợp tác với lão Miệng. Cô đã vận
động được cậu Chân, cậu Tay, bác Tai kéo đến "nhà" lão Miệng, nói cho
lão biết "phải lo lấy mà ăn"; chúng tôi vất vả làm việc xưa nay mà nào có
biết cái gì "ngọt bùi ngon lành" đâu!
Cuộc tẩy chay bắt đầu. Chỉ mấy ngày sau, cô Mắt thì "lờ đờ" cậu
Chân, cậu Tay "thì không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa
như trước nữa". Bác Tai thì "ù ù nhu xay lúa ở trong",… Tất cả đều "lừ đừ
3


mệt mồi"’, đến ngày thứ 7 thì "không thể chịu được nữa". Còn lão Miệng
trong thời gian ấy cũng "nhựt nhạt cả hai môi, hàm răng thì khô như rang,
không buồn nhếch mép". Cái "sáng kiến" của cô Mắt thế là hoàn toàn thất
bại, gây tác hại cả người lẫn mình!
Anh em ta cùng nhau hân hoan: cậu Tay kiếm thức ăn bỏ vào mồm
lão Miệng. Lão nhai và nuốt vào họng, cụ Bụng căng tròn (có một dị bản

nói thế), tức thì ai cũng thấy "đã mệt nhọc", dần dần thấy "khoan khoái"
như trước. Từ đó, họ bảo nhau "thân mật sống với nhau, mỗi người một
việc, không ai tị ai cả". Từ thực tế mà họ thấm thìa lẽ đời. Lẽ đời không
đơn giản!
Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con
người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng,… mà
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức cộng đồng đó.
Từ mối quan hệ này, truyện khuyên nhủ con người:
– Mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi mối quan hệ mật thiết
với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt
chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.
– Sống trong cộng đồng, cần có tinh thần “mỗi người vì mọi người,
mọi người vì mỗi người”.
Khi chúng ta không hiểu được tầm quan trọng của mỗi người trong
một nhóm, động lực của nhóm làm việc sẽ đi xuống. Hiểu được cách mỗi
cá nhân phản ứng lại các mâu thuẫn có thể giúp ngăn chặn sự căng thẳng có
thể làm giảm động lực nhóm. Cách đơn giản nhất để khám phá những
thông tin quan trọng này là sử dụng các bài đánh giá. Giống như câu
chuyện ở trên, việc hiểu được rằng mỗi người có những kỹ năng, xu hướng
hành vi và tính cách khác nhau là chìa khoá cho một động lực nhóm thành
công và xây dựng nhóm hiệu quả.
Động lực của nhóm làm việc rất phức tạp bởi vì mỗi người đem đến
một loại kỹ năng khác nhau cho nhóm. Có người sẽ làm việc với năng suất
cao, có người sẽ giải quyết các mâu thuẫn tốt hơn, có người thường đề xuất
các sáng kiến, hoặc có người lại sở trường về giải quyết các vấn đề. Khi
nhóm hiểu rõ những kỹ năng của mỗi người là gì, họ sẽ thông cảm và sẵn
sàng giúp đỡ cá nhân đó. Hiểu rõ mỗi con người trong nhóm sẽ đem các
thành viên của nhóm lại gần hơn với nhau.
Vì vậy khó có thể tìm được một môi trường nào bỏ qua cách thức
làm việc theo đội nhóm hay theo tập thể.

4


Câu 2: Anh/ chị hãy nêu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của bản
thân trong quá trình giao tiếp và làm việc nhóm? Cho một ví dụ thực
tế về trường hợp đã vận dụng và phát huy thế mạnh của bản thân
trong quá trình làm việc nhóm hiệu quả trong thời gian gần đây?
Điểm mạnh trong quá trình giao tiếp và làm việc nhóm:
- Trong giao tiếp:
 Biết cách thể hiện sự tôn trọng đối với đối tượng giao tiếp
 Biết cách lắng nghe
 Vui vẻ và nhiệt tình
 Ăn mặc chỉnh chu, lịch sự phù hợp với cuộc giao tiếp
 Tự tin khi giao tiếp
 Duy trì liên lạc tốt
- Trong làm việc nhóm:
 Tôn trọng năng lực, quan điểm và lắng nghe ý kiến của các thành
viện trong nhóm
 Đề xuất ý tưởng, đóng góp xây dựng ý kiến cho các buổi họp
nhóm
 Chuẩn bị, tìm hiểu thông tin cần trước khi đến buổi họp.
 Hoàn thành đúng tiến độ những gì được phân công.
 Sẵn sàng chia sẻ thông tin và hỗ trợ thành viên về những vấn đề
liên quan
 Duy trì liên lạc tốt
Điểm yếu của bản thân trong quá trình giao tiếp và làm việc nhóm:
- Trong giao tiếp:
 Khó nhớ tên người đã từng giao tiếp
 Giọng nói nhỏ khiến đối tượng không nghe rõ những gì muốn nói
 Hạn chế trong việc thể hiện ngôn ngữ cơ thể

- Làm việc nhóm:
 Đôi khi khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng của mình
đến các thành viên
 Chưa bộc lộ nhu cầu cũng như năng lực cá nhân trong thời gian
đầu
VD thực tế của bản thân trong thời gian gần đây

5


Tối ngày 23/10/2016 tại huyện Thoại Sơn - An Giang, em tham gia
vào một câu lạc bộ hát và đàn guitar, kiến thức về đàn guitar của bản thân
em chỉ ở mức cơ bản, khi tham gia câu lạc bộ với tinh thần học hỏi là chủ
yếu nhưng bằng những kỹ năng mà em đã có được qua quá trình làm việc
nhóm trước đó và niềm đam mê cộng với sở thích cá nhân em đã có thêm
rất nhiều bạn bè, tự tin hơn khi biểu diễn cùng đồng đội và có them rất
nhiều kiến thức về lĩnh vực yêu thích.
Câu 3: Hãy mô tả quá trình tham gia nhóm của Anh/ chị?
- Mục đích Anh/Chị tham gia nhóm là gì?
- Liệt kê những thuận lợi và khó khăn khi Anh/Chị tham gia nhóm?
- Anh/ chị đã thu được những lợi ích gì từ việc tham gia nhóm?
Nhóm làm báo cáo kết thúc môn quản trị kinh doanh quốc tế gồm 4 thành
viên
 Thời gian:
Họp nhóm lần đầu: 09 giờ 00 ngày 09/10/2016
 Mục đích tham gia nhóm:
- Hoàn thành chỉ tiêu môn học đưa ra
- Học hỏi kinh nghiệm và có thêm kiến thức
-


Phá vỡ bức tường ngăn cách giữa bản thân và thành viên khác
Tạo động lực phát huy khả năng sáng tạo cho bản thân
Khẳng định tầm quan trọng của làm việc nhóm
Xây dựng lòng tin và hỗ trợ lẫn nhau
Tăng cường sự nhận thức vào việc thay đổi chính mình cho tốt hơn.

 Thuận lợi và khó khăn khi tham gia nhóm:
 Thuận lợi:
- Các thành viên trong nhóm thân thiện, vui vẻ dễ tác nghiệp trong
quá trình làm việc chung
- Có được nhiều ý tưởng, sáng kiến
- Đã từng làm việc nhóm chung nên việc trao đổi ý kiến dễ dàng
hơn
 Khó khăn:
- Thời gian hoàn thành ngắn
- Áp lực về công việc riêng khó sắp xếp thời gian đến đúng giờ
- Khó khăn trong việc chọn ngày họp
 Lợi ích từ việc tham gia nhóm:
6


- Giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả học tập
- Nâng cao trình độ của của bản thân thông qua: Thảo luận nhóm, kích
thích sáng tạo của mọi người
- Hoạt động theo nhóm mang lại cơ hội cho các thành viên thoả mãn
những nhu cầu về bản ngã, được đón nhận và thể hiện mọi tiềm năng.
- Tạo cảm giác kiểm soát được cuộc sống của mình tốt hơn
- hướng tới mục tiêu và dốc sức cho thành công chung của tập thể, xác
định và vạch ra phương pháp đạt được mục tiêu chung.
- Khi cùng góp sức giải quyết một vấn đề chung,mỗi cá nhân sẽ học

hỏi được cách xử lý mọi nhiệm vụ đơn giản hay khó khăn; học hỏi từ
những thành viên khác và cả người lãnh đạo. Thúc đẩy quản lý theo
nhóm là cách tốt nhất để phát huy năng lực của các nhân viên.
- Hoạt động theo nhóm giúp phát huy khả năng phối hợp những bộ óc
sáng tạo để đưa các quyết định đúng đắn.
- Quản lý theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở
và thân thiện giữa các thành viên và người lãnh đạo.
Câu 4: Anh/ chị hãy mô tả quá trình quản lý cá nhân mà Anh/ chị đã
thực hiện để hòa nhập nhóm?
Quản lí thời gian:
Đến đúng giờ hẹn trong các buổi làm việc nhóm. Đến đúng giờ hẹn sẽ làm
cho mọi thành viên trong nhóm đảm bảo được kế hoạch hoạt động của
nhóm.
Các cách chuẩn bị để đến đúng giờ như: đặt đồnghồ báo thức, đi sớm hơn
giờ hẹn 5-10 phút,….
Quản lí cá tính:
Điều chỉnh 1 số cá tính của bản thân gây ảnh hưởng không tốt đến các
thành viên khác như: căng thẳng lúc áp lực lên cao, hay cáo gắt, nói chuyện
lớn tiếng, không quan tâm đến người khác, thường nói chuyện về một
người thứ 3, bàn về một vấn đề ngoài lề nào đó,….
Quản lí cảm xúc:
- Tránh những suy nghĩ tiêu cực: Nếu nghĩ bi quan sẽ kéo theo các cảm
xúc đi xuống mà qua thời gian sẽ làm tăng thêm căng thẳng và chán nản.
- Nghĩ đến trách nhiệm bản thân: Khi gặp rắc rối nên nghĩ đến trách
nhiệm của bản thân sẽ tập trung để xử lý hơn là phàn nàn và đổ lỗi cho
người khác. Luôn nghĩ tới: “Trong chuyện này, mình cũng có trách nhiệm,
mình nên làm như thế này mới đúng… mình cần giúp đỡ mọi người…”.
7



- Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi: Con người
không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù có tức
giận, trách mắng những lỗi lầm của người khác thì cả mình và họ cũng
không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ
lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải
quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.
- Bình tĩnh trong mọi tình huống: Mất bình tĩnh có thể làm mình nổi
cáu, cãi nhau, thậm chí đánh nhau với người khác… Vì vậy khi gặp những
thử thách, khó khăn nên suy nghĩ để tìm cách giải quyết những khó khăn
đó. Cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất.
- Không giữ thù hận hay ác cảm: Trong tâm trạng mang thù hận hay
ác cảm với ai đó, không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà
còn làm vẩn đục tư tưởng của mình, thậm chí đẩy mình xuống mức thấp
nhất của cảm xúc tiêu cực. Nên để mọi thứ qua đi. Tha thứ, quên đi quá
khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một sự tác nghiệp
thành công hơn.
Câu 5: Anh/ chị đã gật hái được những gì ( kiến thức, kỹ năng, thái độ)
sau khi kết thúc chuyên đề “Kỹ năng làm việc nhóm”?
Kiến Thức:
- Biết cách xác định và vạch ra phương pháp đạt được mục tiêu hướng
tới.
- Học được cách cùng góp sức giải quyết một vấn đề chung
- Có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình làm việc chung
- Tư duy và sáng tạo hơn
- Biết cách truyền đạt suy nghĩ, ý tưởng đến mọi người
Kỹ năng:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề dù đơn giản hay phức tạp
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng hỗ trợ, chia sẻ và cộng tác với các thành viên
- Kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng

- Kỹ năng làm chủ và tự đánh giá bản thân
- Kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp
- Kỹ năng thuyết phục người khác
Thái độ:
- Tôn trọng mọi người
- Tự tin hơn trong giao tiếp, ứng xử
8


- Cởi mở, thân thiện
- Thái độ thể hiện quan điểm về sự hợp tác
Qua 3 buổi học “Kỹ năng làm việc nhóm”của thầy, em học được nhiều
kỹ năng tương tác hiệu quả hơn, có được thái độ học tập và làm việc tích
cực, biết cách diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng của mình đến mọi người và tự tin
hơn trong việc giao tiếp ứng xử.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới sự giảng dạy tận tình
của thầy đối với chúng em…!!...

9



×