Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng làm việc nhóm (7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.75 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL


Trí tuệ - Năng động
– Sáng tạo
BÀI THU HOẠCH
CUỐI CHUYÊN ĐỀ:
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
Ts. Lê Quang Khôi

NGƯỜI THỰC HIỆN:
Phan Ngọc Như Ý
LỚP: ĐH QTKD Quốc Tế 8
HẠN NỘP:11/11/2016

Cần Thơ

Câu 1: Vận dụng kiến thức lĩnh hội của môn học, hãy giải thích và cho ví dụ


minh họa để làm sáng tỏ nhận định dưới đây:
“Tại sao trong các tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự kỹ thuật
chuyên sâu, các chuyên gia phân tích đẳng cấp…nhưng vẫn không thể tạo ra
hiệu quả cao trong công việc?
Trả lời:
Một tổ chức muốn phát triển lâu dài thì giá trị cốt lỗi nằm ở sự gắn kết giữa các nhân
viên với nhau. Ví dụ như tổ chức có các chuyên gia phân tích đẳng cấp, nhưng chỉ
phân tích trên lý thuyết mà không có sự hỗ trợ của các nhân viên kỹ thuật chuyên sâu


hay các kỹ sư giỏi, thì các phân tích vẫn nằm trên mặt lý thuyết, mãi mãi cũng không
thực hiện được. Ngược lại, nếu các nhân sự kỹ thuật, kỹ sư giỏi chỉ làm việc theo bản
năng, không cần sự phân tích của chuyên gia xem việc đó có nên thực hiện hay
không thì chỉ gây thiệt hại về thời gian, công sức, tiền bạc…cho tổ chức đó. Mỗi cá
nhân có một chuyên môn riêng về một lĩnh vực nào đó, nhưng công việc nó không
bao gồm duy nhất một lĩnh vực mà bao gồm rất nhiều lĩnh vực. Mỗi cá nhân chỉ là
một cá thể đơn lẽ, rất khó đạt đến sự thành công nếu không có sự giúp sức của nhiều
người khác. Cũng giống như câu “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên
hòn núi cao”, cho thấy có đoàn kết, có hợp sức mới mang lại một hiểu quả lớn. Gắn
kết nhân viên trong một tổ chức là văn hóa xuyên suốt mọi hoạt động của công ty,
không phải là một quá trình tách biệt theo từng thời điểm. Tổ chức cần cho các nhân
viên tham gia làm việc nhóm để trao đổi, chia sẻ điểm mạnh điểm yếu của từng cá
nhân, đóng góp ý kiến….để các nhân viên có thể xích lại gần nhau, thấu hiểu nhau
hơn, tạo sự gần gũi trong công việc…nhằm đạt được những mục tiêu chung của tổ
chức. Ngày nay, sống trong xã hội công nghiệp, các tổ chức cần huy động tối đa khả
năng làm việc và sáng tạo của các nhóm trong tổ chức. Các nhóm được thành lập
nhằm phát huy tối đa năng lực xạnh tranh trong sản xuất, sáng tạo sản phẩm mới,
mẫu mã mới. Người ta coi làm việc nhóm là nhân tố cơ bản làm nên vốn nhân lực
trong một tổ chức, công ty. Ngoài ra, khi làm việc nhóm, mỗi cá nhân sẽ tự rèn luyện
thêm các kỹ năng sống và kỹ năng làm việc, giúp cá nhân đó trưởng thành hơn trong
các quá trình nghiên cứu. Cho phép từng cá nhân đơn lẻ vượt qua những cản trở của
nhân, xã hội để đạt được mục tiêu cao hơn và đồng thời kéo theo sự phát triển của
các cá nhân khác cùng tham gia nhóm. Thực ra, mỗi cá nhân là một vũ trụ riêng, là
một cá thể duy nhất và độc lập. Vì vậy, chúng ta nên chấp nhận sự khác biệt và hiểu
chính cái khác biệt đó đã tạo nên sức mạnh của một tổ chức. Có rất nhiều nghiên cứu
đã chứng minh rằng, làm việc nhóm năng suất và hiệu quả của mỗi cá nhân cao hơn
hẳn so với năng suất và hiệu quả trung bình của mỗi cá nhân khi làm việc riêng lẻ.
Khi làm việc nhóm, vấn đề sẽ được giải quyết một cách toàn diện, sâu rộng hơn bởi
vì có sự tham gia, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức của nhiều cá nhân xuất sắc trong tổ
chức. Mặt khác, làm việc nhóm còn giúp các cá nhân thay đổi hành vi, thái độ cá

nhân theo chiều hướng tích cực hơn. Môi trường làm việc cũng là yếu tố quan trọng
quyết định nên sự thành công của việc tham gia nhóm, phải tạo được sự tin tưởng lẫn
nhau, sự thoải mái, tự tin thì công việc mới mang lại hiểu quả tốt như mục tiêu mà tổ


chức mong muốn. Vì vậy, các chuyên gia, nhân viên kỹ thuật, kỹ sư giỏi cần phải
tham gia làm việc nhóm (teamwork) có sự gắn kết với nhau thì mới tạo ra công việc
có hiệu quả cao cho tổ chức.
Câu 2: Anh/chị hãy nêu những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong quá
trình giao tiếp và làm việc nhóm? Cho một ví dụ thực tế về trường hợp đã tận
dụng và phát huy thế mạnh của bản thân trong quá trình làm việc nhóm hiệu
quả trong thời gian gần đây?
Trả lời:
Trong quá trình giao tiếp
Điểm mạnh:
- Có thể giao tiếp bằng tiếng anh.
- Khả năng ăn nói lưu loát, trôi chảy, rõ ràng, rành mạch.
- Tự tin, vui vẻ, hài hước.
Điểm yếu:
- Khả năng kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp.
Trong quá trình làm việc nhóm:
Điểm mạnh:
- Năng nổ, nhiệt tình, toàn tâm với công việc được giao.
- Sáng tạo, hay đưa ra nhiều ý kiến.
- Luôn vui vẻ, mang lại tiếng cười, xua tan cơn mệt mỏi cho các thành viên khác
Điểm yếu:
- Còn lề mề chưa đúng giờ.
- Khả năng thuyết phục còn kém.
- Còn làm chuyện riêng, hay chọc ghẹo các thành viên khác.
Ví dụ: Bản thân em là một con người vui vẻ, có tính hài hước vì vậy luôn tạo được

không khí thoải mái, vui vẻ gần gũi cho nhóm. Mỗi khi các thành viên tham gia làm
việc nhóm có xảy ra bất đồng quan điểm dẫn đến mâu thuẫn, làm không khí trở nên
căng thẳng hơn. Em luôn là người hoạt náo, kể vài câu chuyện vui, trêu ghẹo kết nối
mọi người lại với nhau. Tạo ra tiếng cười nhằm xua tan đi không khi căng thẳng đó.
Để mọi người trở lại với tinh thần làm việc vui vẻ, tin tưởng nhau, đoàn kết, gắn bó
thì mới mang lại được hiệu quả cao trong công việc. Nụ cười sẽ giúp mọi người xích


lại gần nhau hơn, xóa bỏ những cái tôi cá nhân, những xích mích xung đột trong
nhóm.
Câu 3: Hãy mô tả quá trình tham gia nhóm của Anh/chị?
Mục đích Anh/chị tham gia nhóm là gì?
Liệt kê những thuận lợi và khó khăn khi Anh/chị tham gia nhóm?
Anh/chị đã thu được những lợi ích gì từ việc tham gia nhóm?
Trả lời:
Thời gian họp nhóm: 13h ngày 09/11/2016
Địa điểm: phòng D1-5 trường đại học Tây Đô.
Mục đích: Cùng hoàn thành tốt bài thuyết trình nhóm môn Quản trị chiến lược mà
giảng viên giao để đạt được số điểm mà nhóm mong muốn.
Thuận lợi:
- Các thành viên có mặt đầy đũ.
- Mọi người tham gia đóng góp ý kiến sôi nổi hơn.
- Nhóm trưởng phân chia công việc cụ thể phù hợp với điểm mạnh của từng cá nhân.
- Các thành viên không phân bì, so đo về số lượng công việc được giao.
- Hoàn thành bài thuyết trình trong đúng với thời gian mà nhóm trưởng đề ra.
Khó khăn:
- Thời tiết không thuận lợi nên có vài thành viên đến muộn.
- Xãy ra mâu thuẫn trong quá trình đưa ra ý kiến.
- Một số thành viên còn làm việc riêng, không lắng nghe ý kiến của người khác.
- Một số thành viên còn miễn cưỡng chấp nhận ý kiến chung.

Lợi ích:
- Hoàn thành bài thuyết trình đúng thời hạn mà nhóm trưởng đề ra.
- Đạt được số điểm mà cả nhóm mong muốn.
- Giúp các thành viên chia sẻ kiến thức của môn học cho nhau.
- Gắn kết các thành viên lại gần nhau hơn.
- Hiểu và chấp nhận các điểm khác biệt của từng thành viên, vì các điểm khác biệt đó


mới tạo được thành quả mong đợi.
- Làm việc nhóm năng suất và hiệu quả của mỗi cá nhân cao hơn hẳn so với năng
suất và hiệu quả trung bình của mỗi cá nhân khi làm việc riêng lẻ.
Câu 4: Anh/chị hãy mô tả quá trình quản lý cá nhân mà Anh/chị đã thực hiện để
hòa nhập nhóm?
Trả lời:
- Quản lý thời gian:
+ Đi đúng giờ.
+ Sắp xếp thời gian cá nhân hợp lý với thời gian quy định họp nhóm.
- Quản lý cảm xúc, cá tính:
+ Kiềm chế sự nóng tính.
+ Giảm bớt việc đề cao năng lực bản thân và cái tôi cá nhân.
+ Lắng nghe, tiếp thu và tôn trọng ý kiến của thành viên khác.
Câu 5: Anh/chị đã gặt hái được những gì (kiến thức, kỹ năng, thái độ) sau khi
kết thúc chuyên đề “Kỹ năng làm việc nhóm”?
Sau khi kết thúc 3 buổi học “Kỹ năng làm việc nhóm” đã giúp em gặt hái được nhiều
kiến thức như sau:
- Nhận thức được sự quan trọng của việc phải cải thiện năng lực làm việc nhóm trong
môi trường làm việc hiện đại ngày nay
- Nắm được những giải pháp để nâng cao khả năng làm việc nhóm.
- Nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình làm việc với
người khác.

- Biết cách quản lý cá nhân để hòa nhập nhóm.
- Nắm rõ cách thức đưa ra quyết định và giải quyết mâu thuẫn.
- Biết được các công việc cần phải chuẩn bị cho buổi họp nhóm.
Các kỹ năng làm việc nhóm:
- Kỹ năng làm việc nhóm với nhiều người khác nhau.
- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn xung đột trong nhóm.
- Các kỹ năng khi làm chủ tọa.


- Kỹ năng ứng xữ với những người có tính cách khác nhau trong một tập thể.
- Kỹ năng lắng nghe và truyền đạt thông tin.
- Kỹ năng ra quyết định, đóng góp ý kiến và nhận thông tin phản hồi.
- Kỹ năng đưa ra ý kiến và nhận ý kiến.
Thái độ:
- Thay đổi cách tư duy, cách suy nghĩ trong học tập.
- Cần có sự tôn trọng quan khi mọi người trình bày quan điểm, ý kiến.
- Phải biết khen khợi, khích lệ khi ai đó làm được gì hay hoặc đóng góp ý kiến.
- Biết lắng nghe, chia sẻ, đồng cảm cùng nhau để nhóm càng ngày phát triển.
- Tạo thái độ tích cực khi tham gia làm việc nhóm.



×