TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL
BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ:
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
NGƯỜI THỰC HIỆN:
Ts. Lê Quang Khôi
Nguyễn Giàu Lâu
LỚP:ĐH QTKD Quốc Tế 8
HẠN NỘP: 11/11/2016
CẦN THƠ, THÁNG 11/2011
Câu 1 Vận dụng kiến thức lĩnh hội của môn học, hãy giải thích và cho ví dụ
minh họa để làm sáng tỏa nhận định dưới đây:
Tại sao trong các tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự chuyên sâu, các
chuyên gia phân tích đẳng cấp,… nhưng vẫn không thể tạo ra hiệu quả cao trong công
việc?
Trong bất kì một tổ chức, một cơ quan, một doanh nghiệp, một nhóm… dù làm
một việc nhỏ hoặc làm một việc lớn thì cũng rất cần có những người tài giỏi, những
người chuyên sâu trong lĩnh vực, các chuyên gia phân tích đẳng cấp. Nhưng vấn đề đặt
ra là họ vẫn không mang lại hiệu quả công việc.
Tại vì ai cũng nghĩ mình là giỏi rồi, mình là hoàn hảo nhất nên không cần lắng
nghe ý kiến của người khác nữa và luôn cho rằng mình là đúng nhất và áp đặt người
khác phải nghe và làm theo ý kiến của mình bởi vậy nên tạo ra sự bất đồng quan điểm.
Cái “tôi” của người nào cũng cao và luôn xem người cộng sự của mình tầm thường và
không có gì hay để mình phải học hỏi từ họ cả. Tạo nên môi trường làm việc nhóm lúc
nào căng thẳng và không hiệu quả. Mọi người không tích cực tham gia đưa ra ý kiến,
nhận định của mình nữa và luôn có suy nghĩ tiêu cực rằng ý kiến của mình đưa ra cũng
dư thừa và cũng bị bác bỏ thôi. Bởi những suy nghĩ đó dần dần làm triệt tiêu tính sáng
tạo của mọi người. Người giỏi thường rất sợ người khác giỏi hơn mình và luôn cho
mình là giỏi nhất nên có ý nghĩ là người cộng sự phải hỏi ý kiến mình chứ sao mình lại
phải hỏi họ. Bởi vậy, người giỏi luôn có suy nghĩ như thế nên quá trình tương tác
thông tin qua lại giữa các thành viên trong nhóm là gần như không có. Lâu dần trở
thành thói quen là việc của ai người nấy làm mặc dù họ là một nhóm và có chung mục
tiêu đi chăng nữa. Người giỏi thường có xu hướng khó hợp tác với người khác “bằng
mặt nhưng không bằng lòng”. Người giỏi thường cho rằng mình chỉ làm những việc
khó thôi để thể hiện đẳng cấp của mình với mọi người, chứng tỏa sự tài giỏi của mình.
Bên cạnh đó, người giỏi mà có nhiều năm kinh nghiệm thường không xem trọng
những người giỏi nhỏ tuổi hơn mình và luôn cho rằng người trẻ không có gì để học hỏi
từ họ và hay xem họ là tầm thường. Mọi người trong cùng một nhóm chưa nhận thức
được tầm quan trọng và sự cần thiết phải cải thiện năng lực làm việc nhóm trong môi
trường kinh doanh luôn biến động như hiện nay. Họ cũng chưa thật sự đặt mình vào
vai trò của người đối diện khi tương tác, làm việc với nhau. Mặc dù, nhóm lúc nào nào
cũng hoàn thành công việc được giao. Cũng vì mọi người trong nhóm luôn có suy nghĩ
là người cộng sự làm việc với mình cũng rất giỏi nên các thành viên còn lại cũng
không cần thiết phải kiểm tra chi tiết kết quả của nhóm được giao. Chính vì vậy mà
mọi thành viên trong nhóm thờ ơ cho rằng mình không làm cũng có người khác làm,
đồn đẩy trách nhiệm cho cộng sự và mặc cho cộng sự muốn làm gì thì làm miễn sau
đảm bảo tiến độ công việc là được .
1
Bởi vậy, trong các tổ chức mặc dù có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự chuyên
sâu, các chuyên gia phân tích đẳng cấp,… nhưng vẫn không thể tạo ra hiệu quả cao
trong công việc.
• Ví dụ minh họa
Tại phòng sản xuất của Công ty Ngọc Thảo có một nhóm cùng làm việc với nhau
có 3 thành viên là anh Điền (nhóm trưởng), anh Truyền và anh Hải cả 3 người được
cấp trên giao nhiệm vụ là đôn đốc nhân viên trong xưởng sản xuất hàng hóa kịp tiến
độ giao hàng như đã phổ biến.
Anh Điền và anh Hải là 2 nhân viên làm lâu năm trong Công ty cũng có nhiều
năm kinh nghiệm và rất am hiểu lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Đồng thời cũng
được cấp trên rất tín nhiệm.
Anh Truyền là nhân viên Công ty mới được tuyển vô và được sắp xếp làm cùng
vị trí với anh Điền và anh Hải. Với tấm bằng hạng ưu anh Truền rất tự tin với trình độ
của mình cộng với tính ham học hỏi, chịu khó và một chút bản chất thông minh có sẵn
mặc dù mới vô làm không bao lâu nhưng anh cũng được cấp trên tín nhiệm và đồng
nghiệp cũng rất quý mếm.
Nhưng lúc nào 3 anh cũng có một khoảng cách mặc dù là cùng một nhóm làm
việc. Hết giờ làm việc họ về nhà và rất ích đi chơi chung với nhau. Nhìn bên ngoài thì
nhận thấy nhóm rất vui vẻ với nhau. Hôm nọ Giám đốc Công ty mới nhập một máy
móc với công nghệ mới về nhằm phục vụ cho sản xuất sản phẩm hiệu quả hơn và đỡ
tốn kém thời gian. Giám đốc giao hẳn máy này cho phòng sản xuất nghiên cứu vận
hành và đưa vào hoạt động sản xuất. Anh Điền mới nói nói với anh Hải và anh Truyền
là 3 anh em mình họp lại với nhau để tìm hiểu về máy mới này. Trong quá trình thảo
luận thì anh Truyền hay đưa ra ý kiến và luôn bị 2 anh còn lại bác bỏ và không thật sự
quan tâm vì 2 anh này cho rằng anh Truyền không có kinh nghiệm và không biết gì về
máy móc sau một hồi lâu bàn bạc và thảo luận thì nhóm cũng đưa ra ý kiến chung nhất
mặc dù anh Truyền không mấy hài lòng về buổi họp này. Hôm sau Giám đốc mới hỏi
Phòng sản xuất sao vẫn chưa thấy đưa cái máy mới vào sản xuất như tiến độ và cho
gọi anh Điền lên hỏi nguyên nhân. Anh Điền trả lời là mình chưa tìm hiểu được quy
trình vận hành của máy nên không thể đưa vào sản xuất. Tối hôm đó anh Điền mới gọi
anh Hải đi café với mục đích bàn với anh Hải là có nên hỏi ý kiến của anh Truyền
không vì hôm bữa trong buổi họp mình toàn bác bỏ ý kiến của anh ấy. Mấy hôm nay
anh Truyền có vẻ lẫn tránh mình mặc dù anh em vẫn cười nói vui vẻ. Về phía anh
Truyền cũng buồn vì mình không được anh em xem trọng, không thật sự tin tưởng.
Nhận thấy mình sai trong cách quản lý nhóm cũng như chưa đặt mình vào vị trí của
người khác anh Điền đã chủ động kịp thời chắn chỉnh bằng cách chủ động mời anh
Hải và anh Truyền đi trưa và mong anh em bỏ qua cho. Cuối cùng vấn đề cũng được
giải quyết cả 3 anh em lại vui vẻ và hộ trỡ nhau tốt hơn trong công việc, cái máy mới
cũng được đư vào sản xuất mặc dù trễ hơn dự kiến 01 ngày. Nhận thấy được tầm quan
2
trọng của nhóm từ đó về sau anh Điền luôn nhận tất cả ý kiến của mọi người góp ý và
điều hành nhóm ngày một tốt hơn.
Câu 2: Anh/ chị hãy nêu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong
quá trình giao tiếp và làm việc nhóm? Cho một ví dụ thực tế về trường hợp đã
vận dụng và phát huy thế mạnh của bản thân trong quá trình làm việc nhóm hiệu
quả trong thời gian gần đây?
• Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong quá trình giao tiếp
• Điểm mạnh
- Nói rõ chữ
- Truyền đạt thông tin nhanh, gọn và chính xác với đối tượng giao tiếp
- Tự tin, không rụt rè hay sợ sệt
- Biết lắng nghe và có sự tương tác với đối tượng giao tiếp bằng những câu nói (ừ,
ừa, vậy hả, phải vậy không…) bằng ngôn ngữ cơ thể (gật đầu, lắc đầu, cười, ánh
mắt…)
- Có gởi mở câu hỏi liên quan với đối tượng giao tiếp
- Hòa đồng, thân thiện
• Điểm yếu
- Đôi lúc sao nhãn không tập trung vào đối tưởng giao tiếp
- Ngắt lời nói của đối tượng giao tiếp không đúng lúc
- Chưa thật sự đặt mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp để hiểu tâm tư, tình cẩm,
ý định của họ
• Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong quá trình làm việc nhóm
• Điểm mạnh
- Đúng giờ
- Tích cực đóng góp ý kiến và thảo luận trong quá trình họp nhóm
- Hoàn thành bài tập đúng hạn quy định
- Động viên mọi người tích cực tham gia thảo luận
- Hay kể những câu chuyện cười để tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong quá
trình tương tác nhóm
- Dẫn dắt mọi thành viên đi đúng mục tiêu mà nhóm đã đề ra
- Chịu áp lực tốt
- Biết kỹ năng tin học và một ít ngoại ngữ
3
- Kỹ năng chuyên môn
• Điểm yếu
- Chưa kìm chế tốt cảm xúc trong quá trình tương tác với nhóm
- Đôi lúc nóng tính
- Chưa dám phê bình người khác cũng như thừa nhận cái sai của mình khi được
góp ý
- Đôi lúc cố chấp
• Ví dụ thực tế về trường hợp đã vận dụng và phát huy thế mạnh của bản thân
trong quá trình làm việc nhóm hiệu quả.
Nhóm em gồm 12 thành viên được Giảng viên giao cho bài tập nhóm môn Thiết
lập và thẫm định dự án kinh doanh. Sau khi được nhóm trưởng phân công bài tập cho
mỗi thành viên và thông báo ngày, giờ, địa điểm họp nhóm cụ thể để hoàn chỉnh bài
lần cuối và nộp cho Giảng viên như quy định.
Em thì lúc nào cũng đi đúng giờ không để mọi người đợi mình. Đợi chừng
khoảng 15 phút đến 30 phút thì lát đát vài bạn mới đến có vẻ thấy mình đợi họ và họ đi
trễ nên cũng xin lỗi và nói lý do đi trễ. Một lát sau thì mọi người đông đủ và bắt đầu
họp và lấy kiến của mọi người để thống nhất bài hoàn chỉnh. Mọi thành viên điều nộp
bài đúng hạn và kịp tiến độ. Sau một hồi bàn bạc sôi nổi và đóng góp ý kiến từ các
thành viên. Nhóm trưởng mới hỏi nhóm ai cảm thấy mình đủ khả năng làm Power
Point để chuẩn bị trình chiếu trước lớp. Nhận thấy mình có một ít khả năng về Tin học
nên em nhận đảm nhiệm làm Power Point cho nhóm. Sau khi làm xong em đã gởi lại
cho nhóm để nhận phản hồi và đóng góp ý kiến từ các thành viên của nhóm. Sau khi
nhận được góp từ mọi thành viên e cũng đã hoàn thiện và cho ra một bài hoàn chỉnh
nhất. Hôm sau nhóm báo cáo trước thầy Giảng viên và lớp và bài tập của nhóm được
đánh giá rất cao, các thành viên trong nhóm ai nấy cũng cảm thấy rất hài lòng. Nhóm
đã tổ chức một buổi ăn nho nhỏ để tự thưởng cho mình. Qua bài học trêm em rút cho
mình khá nhiều bài học cho bản thân từ những cái mà nhóm đạt được và chưa đạt được
để có những buổi họp sau đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Qua đó em rút ra bài học là mọi người trong nhóm điều có điểm mạnh, và điểm
yếu khác nhau vì vậy cần vận dụng điểm mạnh, kiến thức của mình vào những trường
hợp cần thiết vừa phát huy được thế mạnh bản thân vừa giúp nhóm hoàn thành công
việc đạt hiệu quả cao. Đồng thời cần hạn chế, khắc phục điểm yếu một cách tối đa để
hoàn thiện bản thân ngày một tốt hơn.
4
Câu 3: Hãy mô tả quá trình tham gia nhóm của Anh/Chị?
- Mục đích Anh/ chị tham gia nhóm là gì?
- Liệt kê những thuận lợi và khó khăn khi Anh/ chị tham gia nhóm?
- Anh/ chị đã thu được những lợi ích gì từ việc tham gia nhóm?
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc tham gia nhóm vào ngày 10/03/2016 em
đã tham gia nhóm dạy đàn Guitar. Nhóm dạy đàn này hoạt động 03 buổi/tuần vào tối
thứ 2, 4, 6 vào lúc 18 giờ 00 đến 20 giờ 00. Em học đàn với mục đích thư giản sau
những giờ học căng thẳng trên lớp, kết nối thêm bạn bè, năng thêm kỹ năng mềm cho
mình để chuẩn bị cho dễ hòa nhập khi đi làm.
•
Thuận lợi khi tham gia nhóm
Trong quá trình tham gia nhóm em nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ bạn bè từ lúc
mới tham gia cho đến khi em học được kỹ năng này. Cụ thể như sau:
- Em được hướng dẫn cách cầm đàn sao cho đúng, để tay trái và tay phải cho đúng
vị trí trên đàn.
- Người dạy đàn rất kiên nhẫn với những bạn mới tham gia như em, chỉ dạy rất
nhiệt tình.
- Em học được thêm kỹ năng từ bạn bè
- Hiểu được tính cánh của nhiều người hơn cũng như dự đoán tâm lý khi giao tiếp
với họ.
- Cảm thấy mình năng động hơn, tự tin hơn khi tiếp xúc với người lạ.
- Nhận được sự động viên, khích lệ từ các thành viên khác của nhóm.
- Mở rộng mối quan hệ với nhiều bạn hơn, không những hỗ trợ nhau trong nhóm
mà các bạn còn hỗ trợ em trong cuộc sống.
•
Khó khăn khi tham gia nhóm
Bên cạnh những thuận lợi thì việc tham gia nhóm đàn Guitar này cũng gây cho em
không ít những khó khăn như là:
- Tốn kém khá nhiều thời gian của em khi tham gia nhóm
- Đôi khi trùng lịch học Anh văn và Tin học
- Lúc mới tham gia chưa hòa nhập được với không khí của nhóm
Qua việc tham gia nhóm em nhận thấy nhóm cũng mang lại cho em khá nhiều lợi ích
như:
- Tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh, dễ làm quen với mọi người
5
- Học được kỹ năng chơi một loại nhạc cụ và thông tin liên quan đến nhạc cụ làm
tăng thêm vốn khiến thức cho em ngoài những kiến thức trên trường lớp. Làm cho
cuộc sống của mình thêm nhiều màu sắc hơn, sinh động hơn
- Rèn luyện được tính kiên nhẫn để chơi một nhạc cụ, biết được khó khăn để học
một cái gì đó là cũng không thật dễ dàng nếu mình không toàn tâm toàn ý cho nó.
- Học được kỹ năng chơi đàn Guitar
- Cảm thấy tự tin hơn và nhanh nhẹn hơn khi tương tác với mọi người
- Biết cách sắp xếp thời gian và công việc hợp lý hơn
- Quản lý tốt cảm xúc hơn khi tương tác với mọi người
6
Câu 4: Anh/ chị hãy mô tả quá trình quản lý cá nhân mà Anh/ chị đã thực hiện để
hòa nhập nhóm?
Quản lý cá nhân để hòa nhập nhóm là đều rất cần thiết và đặc biệt hơn là với xu
thế hội nhập như ngày nay thì quản lý cá nhân để hòa nhập nhóm là đều tất yếu mà
mọi người cần phải làm để có công việc tốt.
Quản lý cá nhân gồm:
+ Quản lý về mặt thời gian
+ Quản lý về mặt cảm xúc và cá tính
• Quản lý về mặt thời gian
Tự động điều chỉnh giảm thời gian cho các hoạt động vui chơi cá nhân để tham
gia nhóm. Em phải mất từ 2 giờ/ ngày đến 4 giờ/ ngày để tham gia với nhóm tùy theo
nội dung mà nhóm triển khai cũng như thảo luận các vấn đề liên quan và hoàn thành
công việc mà nhóm yêu cầu. Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên với thời gian
hợp lý để tranh thủ thời tham gia tốt các hoạt động của nhóm. Sắp xếp công việc khoa
học hơn để chủ động thời gian tham gia hoạt động của nhóm bằng cách lên danh sách
công việc cần làm, cần hoàn thành với thời gian, ngày, tháng cụ thể. Sắp xếp hẳn một
thời gian cụ thể khoảng 2 giờ xem như đây là khoảng thời gian cố định ưu tiên cho
hoạt động nhóm trường hợp không tham gia hoạt động nhóm thì cũng có phương án
dự phòng để chèn công việc khác vào một cách phù hợp.
• Quản lý về mặt cảm xúc và cá tính
Để quản lý tốt về mặt cảm xúc và cá tính em đã chủ động nhờ bạn bè xung quanh
nhận xét về mình và từ đó rút ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để biết mình
thuộc mẫu người nào và cảm xúc cũng như cá tính của mình là như thế nào để từ có có
cách tiết chế và quản lý tốt hơn về mặt cảm xúc và cá tính của mình để hòa nhập nhóm
dễ dàng nhất.
Biết mình nóng tính nên khi làm việc nhóm em luôn tự nhắc nhở trong đầu mình
là “phải luôn kìm chế” dù trong bất kỳ hoàn cảnh và tình huống nào vì khi “giận quá
mất khôn” như ông bà ta hay nói. Tham gia trò chuyện cũng như lắng nghe tâm tư,
tình cảm của các thành viên của nhóm để tạo sự thân thiện, gần gủi hơn. Để hiểu thấu
đáo hiểu tường tận tính cách của từng thành viên để có cách ứng xử sao cho phù hợp
nhất. Hay chủ động giúp đỡ mọi người khi họ cần nhằm tạo sự gần gủi với các thành
viên của nhóm. Không tham gia tranh luận khi không khí đang căng thẳng, tiêu cực.
Im lặng khi mọi người đang nóng để hạn chế gây tổn thương một cách ít nhất. Bỏ ra
ngoài khoảng 10 phút khi không khí tranh luận của nhóm căng thẳng. Dẫu biết mỗi
người mỗi tính cách khác nhau sẽ khó khăn trong việc hòa hợp nhưng phải tiết chế
cảm xúc vì mục đích chung của nhóm. Khi không khí đang căng thẳng thì có thể kể
một chuyện hài hước nhằm phá vỡ bầu không khí ấy, tạo cảm giác thư giản cho mọi
7
người. Đề nghị nhóm trưởng cho nhóm giải lao khoảng 15 phút để giảm bớt xung đột.
Tôn trọng ý kiến chung của tập thể nhóm khi đi đến thống nhất một vấn đề nào đó.
Khi không tham gia được nhóm do có công việc đột xuất phải báo ngay cho nhóm
trưởng biết để nhóm trưởng có sự chủ động phân công công việc cho thành viên khác
một cách kịp thời, nhanh chóng.
Luôn tôn trọng các thành viên của nhóm bằng cách đi đúng giờ khi được nhóm
trưởng chuyển khai. Giao tiếp với nhóm một cách lịch sử, bình đẳng giữa các thành
viên, luôn nhớ đặt lợi ích của nhóm lên trên mục đích cá nhân. Kìm chế cảm xúc khi
có xung đột với các thành viên khác của nhóm.
8
Câu 5: Anh/ chị đã gật hái được những gì (kiến thức, kỹ năng, thái độ) sau khi
kết thúc chuyên đề “Kỹ năng làm việc nhóm”?
Theo xu hướng hội nhập nhanh chóng của thế giới như hiện nay thì sinh viên nói
riêng và mọi cá nhân nói chung phải có cách thích ứng sao cho phù hợp. Vì vậy học kỹ
năng ngoài chuyên môn là rất cần thiết để thích ứng với sự thay đổi này. Qua môn học
Kỹ năng làm việc nhóm em học được rất nhiều đều thú vị như: kiến thức, kỹ năng, thái
độ khi tham gia một nhóm là như thế nào và mọi thành viên trong nhóm cần phải làm
gì để hòa hợp tính cách của nhau cũng như còn rất nhiều điều bổ ích từ môn học này.
Qua 15 tiết học tuy ngắn nhưng chất chứa trong em rất nhiều bài học cực kì thú vị và
bổ ích. Em đã nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải cải thiện năng lực
làm việc nhóm trong môi trường kinh doanh như hiện nay.
Về kiến thức
Em đã biết thấu hiểu bản thân về thực trạng năng lực nhóm của mình tới đâu,
nhận biết rõ những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của chính mình trong quá
trình làm việc với ngời khác đồng thời nắm được các nguyên tắc, quy trình, phương
pháp để năng cao hiệu quả nhóm cho bản thân. Để từ đó thấu hiểu được những khó
khăn, thuận lợi khi làm việc nhóm qua đó quản lý cá nhân để hòa nhập nhóm tốt hơn.
Hiểu được vai trò, trách nhiệm và kỹ năng của người điều khiển nhóm. Bên cạnh đó
nắm rõ được cách ra quyết định và giải quyết xung đột trong nhóm không may xảy ra.
Nắm rõ cách lãnh đạo, điều khiển nhóm đạt hiệu quả. Hiểu được kỹ năng đưa và nhận
thông tin phản hồi từ các thành viên còn lại là như thế nào. Biết được một nhóm thật
sự là gì, tại sao phải làm việc nhó, kỹ năng làm việc nhóm với những người khác nhau,
kỹ năng xây dựng và cao hiệu quả làm việc nhóm và quản lý cá nhân để hòa hợp
nhóm. Bên cạnh đó biết chuẩn bị cho buổi họp và tiến trình của buổi họp, kỹ năng điều
hành buổi họp nhóm, kỹ năng lắng nghe và truyền đạt thông tin, giải quyết mâu thuẫn
xung đột trong nhóm, các kỹ năng ra quyết định đóng góp ý kiến và nhận thông tin
phản hồi. Nhóm sẻ mang lại hiệu quả làm việc cao hơn, có nhiều ý kiến mới, có nhiều
phương án cho mọi người lựa chọn đồng thời tận dụng được hết điểm mạnh và điểm
yếu của từng thành viên trong nhóm, mọi người qua đó nhận ra được điểm mạnh và
điểm yếu của mình để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu cũng như người
trưởng nhóm sẽ nhận ra được điều này để bố trí công việc phù hợp với từng thành viên
của nhóm. Bên cạnh đó thành viên của nhóm có thể hỗ trợ cũng như giúp đỡ thành
viên còn yếu kém trong nhóm một cách kịp thời. Tạo nên một nhóm vững mạnh và
thật sự đoàn kết mang lại hiệu quả công việc cao. Bên cạnh đó nhóm vẫn mang lại một
vài bất lợi không thể tránh khỏi như: vấn đề đóng tiền quỹ nhóm, cá nhân sẽ phải hy
sinh thời gian lợi ích cá nhân cho nhóm, một số cá nhân đôi lúc miễn cưỡng chấp nhận
ý kiến nhóm, sự phân chia bè phái trong nhóm cũng không thể tránh khỏi khi có liên
quan đến kinh tế và quyền lực, vấn đề cá nhân có thể dễ bị tiết lộ trong nhóm gây ra
những chuyện không hay trong quan hệ lẫn nhau trong nhóm, mọi người trong nhóm
9
có những thuận lợi và khó khăn riêng. Vì vậy cần phải tìm hiểu và chấp nhận nhau
nhằm tạo sự thông cảm, gần gủi trong công việc cũng như kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.
Mỗi cá nhân đều có 4 vùng là vùng chung, vùng mặt, vùng mù, vùng tối cố gắng khai
thác mở rộng vùng mù, vùng tối và vùng mặt để tìm hiêu được nhiều hơn các thành
viên trong nhóm. Xây dựng và tạo lập nhóm sao cho hoạt động hiệu quả đồi hỏi mỗi
cá nhân trong nhóm cần quản lý thời gian cũng như cảm xúc và cá tính của minh vì
mục tiêu chung của nhóm. Để điều hào một nhóm làm việc đạt hiệu quả tốt nhât người
nhóm trưởng cần có kỹ năng điều hành buổi họp nhóm và hiểu được được tính cách
của từng thành viên trong nhóm để sử dụng đúng người đúng việc. Truyền đạt thông
tin phải cũng phải là một nghệ thuật để các thành viên trong nhóm nhận thông tin một
cách đầy đủ và chính xác nhất. Trưởng nhóm cần công bằng, thưởng phạt công minh
để tánh gây hiểu làm, xích mít nội bộ. Để quản lý một nhóm đạt hiệu quả người lãnh
đạo nhóm cần kết hợp 3 kiểu lãnh đạo là độc đoán, dân chủ, tự do. Người lãnh đạo
nhóm cần khôn khéo trong việc kết hợp những ưu điểm và nhược điểm tùy từng cá
nhân và trong từng trường hợp cụ thể để mang lại hiệu quả cao nhất cho nhóm.
Về kỹ năng
Em có thể vận dụng kỹ năng làm việc nhóm đã được học vào công việc học tập
cũng như tham gia các hoạt động nhóm bên ngoài của mình một cách tốt nhất. Qua bài
học của Thầy em nhận ra được đâu là điểm mạnh và điểm yếu cũng như tính cách và
cảm xúc của mình. Em luôn thực hành kìm chế cảm xúc, tính cách của mình phát huy
điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình để ngày càng hoàn thiện mình hơn.
Không những học được kỹ năng làm việc nhóm mà em còn học được kỹ năng làm việc
nhóm với những người khác nhau, kỹ năng xây dựng và cao hiệu quả làm việc nhóm
và quản lý cá nhân để hòa hợp nhóm, kỹ năng điều hành buổi họp nhóm, kỹ năng lắng
nghe và truyền đạt thông tin, các kỹ năng ra quyết định đóng góp ý kiến và nhận thông
tin phản hồi. Những kỹ năng trên rất bổ ích và hữu dụng của em trong học tập cũng
như trong công việc sau này
Về thái độ
Học được thái độ làm việc nhóm, điều khiển nhóm, đánh giá nhóm, thư giãn khi
nhóm hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Em luôn có thái độ hợp tác với các thành viên
trong nhóm để hoàn thành công việc được giao, giữ mình luôn ở thái độ hợp tác đôi
bên cùng có lợi và vì mục tiêu chung, mục tiêu của nhóm phải đặt lên hàng đầu. Sẵn
sàn chấp nhận tính cách khác nhau của các thành viên của nhóm, rộng lượng hơn với
với các thành viên trong nhóm và khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. Luôn có thái
độ lắng nghe ý kiến của các thành viên để cũng thảo luận và đưa ra ý kiến tốt nhất.
Hòa nhã với bạn bè trong quá trình làm việc nhóm cũng như những sinh hoạt nhóm
như vui chơi, tiệc tùng, luôn tạo bầu không khí vui vẻ, thân thiện với mọi người. Sẵn
sàng tìm hiểu tính cách của các thành viên của nhóm để có sự hòa hợp nhóm tốt nhất.
10
Tóm lại qua buổi học kỹ năng làm việc nhóm đã giúp em có thêm hành trang
bước vào đời, em có thể tự tin hơn ở bản thân, thích ứng tốt hơn dù ở ở bất kì môi
trường nào. Nhận thấy kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng quan trọng
và cần thiết mà em cần phải học để thích ứng tốt với công việc đang chờ đợi em ở phía
trước. Cảm ơn thầy đã tận tình chỉ dạy cho sinh viên tụi em vững vàng hơn trong
tương lai phía trước. Em mong muốn trường sẽ tổ chức thêm nhiều lớp kỹ năng bổ ích
như thế này để chúng em có điều kiện tiếp thu được nhiều kiến thức để vận dụng trong
cuộc sống của mình ngay bây giờ và trong tương lai.
Chân thành cảm ơn Thầy đã nhiệt tình hỗ trợ cũng như dạy bảo chúng em những
kiến thức cực kì bổ ích này mặc dù trong thời gian không quá dài nhưng Thầy đã
truyền đạt cho chúng em những kiến thức tốt nhất.
11