Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng làm việc nhóm (9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.4 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL


Trí tuệ - Năng động – Sáng tạo
BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ:
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

NGƯỜI THỰC HIỆN:
Phan Anh Thư
LỚP: ĐH QTKD Quốc Tế 8
HẠN NỘP: 11/11/2016

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
Ts. Lê Quang Khôi

Cần Thơ, 11/2016

1


Câu 1: Vận dụng kiến thức lĩnh hội của môn học, hãy giải thích và cho ví dụ
minh họa để làm sáng tỏa nhận định dưới đây:
Tại sao trong các tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự chuyên sâu,
các chuyên gia phân tích đẳng cấp,… nhưng vẫn không thể tạo ra hiệu quả
cao trong công việc?
Điểm mấu chốt để có thể trả lời câu hỏi trên chính là “tinh thần
teamwork” .Trong môi trường làm việc hiện đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật
ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết.
Đơn giản vì không ai có thể thành công và chiến thắng nếu chỉ có một mình và
ngược lại một tổ chức cũng không thể thành công nếu không có sự phối hợp làm


việc giữa từng cá nhân, giữa các phòng ban với nhau. Một tổ chức có các chuyên
gia phân tích đẳng cấp, nhưng chỉ là phân tích trên lý thuyết mà không có sự hỗ
trợ của các kỹ sư giỏi, thì các phân tích vẫn là lý thuyết, mãi mãi cũng không
thực hiện được. Ngược lại, nếu các nhân sự kỹ sư giỏi chỉ làm việc theo bản
năng, không cần có sự phân tích của các chuyên gia xem việc đó có thể thực hiện
hay không thì chỉ gây thiệt hại về thời gian, công sức, tiền bạc…cho tổ chức đó.
Đối với người Việt, từ “teamwork” đã được nói đến nhiều nhưng hình như chưa
thực hiện nó theo đúng nghĩa. Họ ít khi thành công trong những dự án làm việc
theo nhóm và sự hỗ trợ của nhiều thành viên, nhiều bộ phận chuyên biệt. Còn
trong triết lý quản lý của người Nhật hay các nước tiên tiến trên thế giới, người ta
luôn chú trọng vào phương thức làm việc nhóm (teamwork) trong tất cả các loại
hình: kinh doanh, tiếp thị, quan hệ khách hàng... và đặc biệt được nhấn mạnh
trong sản xuất.
Để xây dựng một nhóm làm việc dựa trên tinh thần đồng đội, chúng ta phải
tạo ra môi trường mà các thành viên cảm thấy tự tin, thoải mái, và tin tưởng lẫn
nhau để cùng nhau làm việc, hợp tác, hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu chung đã
được đặt ra. Điều cơ bản, những thành viên trong nhóm tin rằng sự cống hiến của
mình cho tập thể được cấp trên đánh giá đúng đắn, chính xác và nhận được sự
tưởng thưởng xứng đáng, không có sự không rõ ràng ảnh hưởng đến quyền lợi
của mỗi người. Những thành viên trong nhóm phải được định hướng rằng thành
quả của tập thể có từ sự đóng góp tích cực của mỗi người.
Ngay cả ông bà ta từ xưa cũng đã có câu: "Một cây làm chẳng nên non, ba
cây chụm lại nên hòn núi cao" để nêu cao tinh thần đồng đội tinh thần nhóm. Vì
vậy để đạt được hiệu quả cao trong công việc ta cần chú trọng đến “tinh thần
teamwork” .

1


Câu 2: Anh/ chị hãy nêu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

trong quá trình giao tiếp và làm việc nhóm? Cho một ví dụ thực tế về trường
hợp đã vận dụng và phát huy thế mạnh của bản thân trong quá trình làm
việc nhóm hiệu quả trong thời gian gần đây?
 Quá trình giao tiếp
 Điểm mạnh:
- Biết lắng nghe;
- Vui vẻ, hoạt bát;
- Nói vào trọng tâm của vấn đề
 Điểm yếu:
- Nhúc nhát trước đám đông;
- Ít nói khi tiếp xúc với người lần đầu gặp
 Quá trình làm việc nhóm
 Điểm mạnh:
- Biết lắng nghe;
- Tích cực đóng góp ý kiến;
- Hòa đồng;
- Chủ động với công việc được giao;
 Điểm yếu:
- Hay đi trễ giờ;
- Làm việc riêng trong giờ làm việc nhóm;
Ví dụ: Vào buổi học của môn quản trị rủi ro cô đã đưa ra một số câu hỏi để
các nhóm thảo luận, trong suốt quá trình làm việc nhóm em đã tích cực đưa ra ý
kiến cá nhân của mình và lắng nghe các ý kiến của các bạn còn lại. Sau đó,
chúng em đã tiến hành biểu quyết chọn ra ý kiến hay nhất để hoàn thành bài tập
mà thầy giao. Tuy trong quá trình đưa ra ý kiến và thảo luận có xảy ra những
cuộc tranh luận nhưng em vẫn giữ được không khí vui vẻ, ôn hòa giữa các thành
viên. Khi các bạn đưa ra những ý kiến nhận xét em luôn lắng nghe và trao đổi
qua lại để các thành viên có thể hiểu được ý của mình hơn, còn nếu ý kiến của
em không phù hợp em sẽ lắng nghe ý kiến của các bạn để rút kinh nghiệm cho
bản thân. Kết quả cuối cùng nhóm nhận được nhiều lời khen và đạt được số điểm

cao của môn học đó.

2


Câu 3: Hãy mô tả quá trình tham gia nhóm của Anh/ chị?
- Mục đích Anh/Chị tham gia nhóm là gì?
- Liệt kê những thuận lợi và khó khăn khi Anh/Chị tham gia nhóm?
- Anh/ chị đã thu được những lợi ích gì từ việc tham gia nhóm?
Ngày: 25/10/2016.
Giờ: bắt đầu lúc 14h.
Địa điểm: phòng học f4-10 trường đại học Tây Đô.
Mục đích: học nhóm cùng hoàn thành bài báo cáo môn quản trị rủi ro mà
giảng viên giao cho để đạt được số điểm mong muốn.
 Thuận lợi:
- Các thành viên trong nhóm đều có mặt đầy đủ;
- Các thành viên tích cực đóng góp ý kiến;
- Có sự trao đổi qua lại giữa các thành viên;
- Nhóm trưởng phân chia công việc cụ thể cho từng thành viên;
- Các thành viên chủ động với công việc mình được giao;
- Nhóm trưởng là người biết tạo sự hưng phấn và động lực tốt để
mỗi thành viên hoàn thành tốt công việc của mình.
 Khó khăn:
- Có một số thành viên còn đi trễ giờ;
- Một số thành viên còn làm việc riêng trong giờ học nhóm;
- Xảy ra mâu thuẫn trong lúc tranh luận;
- Một số thành viên còn miễn cưỡng chấp nhận ý kiến chung của
nhóm;
- Thời gian tranh luận khá dài dẫn đến thời gian hoàn thành công
việc muộn.

Lợi ích thu được từ việc tham gia nhóm:
- Hoàn thành bài báo cáo với số điểm mong đợi;
- Nhóm là nơi để các thành viên chia sẻ kinh nghiệm học tập, làm
việc, kinh nghiệm sống,… với nhau;
- Khi tham gia nhóm thái độ, cảm xúc, hành vi cá nhân của người có
thể thay đổi theo chiều hướng tích cực;
- Tận dụng khả năng, năng khiếu của từng thành viên tạo thành sức
mạnh tập thể;
- Phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;
- Mang lại những kết quả tốt mà từng cá nhân không thể làm được
hay làm được mà hiệu quả chưa cao;
- Các thành viên sẽ giúp đỡ được một cá nhân khi họ đang gặp
những khó khăn trong cuộc sống mà họ đang gặp phải.

3


Câu 4: Anh/ chị hãy mô tả quá trình quản lý cá nhân mà Anh/ chị đã thực
hiện để hòa nhập nhóm?
 Quản lý thời gian
- Đi họp nhóm đúng giờ;
- Sắp xếp thời gian lịch trình hợp lý;
- Thời gian họp không để kéo dài quá lâu.
 Quản lý cá tính
- Kiềm chế cá tính của bản thân;
- Tôn trọng các thành viên trong nhóm;
Câu 5: Anh/ chị đã gật hái được những gì ( kiến thức, kỹ năng, thái độ) sau
khi kết thúc chuyên đề “Kỹ năng làm việc nhóm”?
Qua ba buổi được học chuyên đề “Kỹ năng làm việc nhóm” đã giúp em
hiểu biết được thêm nhiều kiến thức về làm việc nhóm như:

- Nhận biết được tầm quan trọng và sự cần thiết phải cải thiện năng lực
làm việc nhóm trong môi trường học tập cũng như làm việc sau này;
- Hiểu được những khó khăn, thuận lợi khi làm việc nhóm;
- Nhận biết rõ những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của chính
mình trong quá trình làm việc với người khác;
- Quản lý cá nhân để hòa nhập nhóm;
- Nắm được những nguyên tắc, quy trình, phương pháp để nâng cao
hiệu quả làm việc nhóm cho bản thân;
- Biết các công việc cần chuẩn bị cho buổi họp nhóm;
- Nắm rõ cách thức ra quyết định và giải quyết mâu thuẫn xung đột
trong nhóm.
Bên cạnh những kiến thức có được em còn biết thêm được nhiều kỹ năng
như:
- Kỹ năng lãnh đạo: người lãnh đạo phải làm sao khuyến khích động
viện mọi người cùng tham gia hoạt động nhóm, khuyến khích sự đóng
góp ý kiến của các thành viên, khuyến khích động viên khen ngợi các
thành viên đúng lúc,…
- Kỹ năng lắng nghe: lắng nghe bằng đôi mắt của mình, nắm vững nội
dung của người nói, làm sáng tỏ điều nghe được,…
- Kỹ năng truyền đạt thông tin: nói to, rõ ràng, có sức thuyết phục, nói
ngắn gọn, tập trung vào chủ đề, chú ý phản ứng của người nghe,…
- Kỹ năng điều phối công việc: người lãnh đạo phải phân chia công việc
cụ thể theo từng khả năng của các thành viên trong nhóm.
- Kỹ năng giao tiếp: giao tiếp phải tạo không khí vui vẻ đối với người
đối diện.
Về mặt thái độ sau khi học môn “kỹ năng làm việc nhóm” đã tạo sự thay
đổi về thái độ cũng như cảm xúc của em theo chiều hướng tốt:
- Biết kìm chế cái tôi khi tham gia làm việc nhóm;
- Biết chấp nhận ý kiến của mọi người;
- Biết chấp nhận cái sai của mình;

- Biết tôn trọng các thành viên trong nhóm.

4



×