Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng làm việc nhóm (11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.78 KB, 6 trang )

BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
Câu 1: Vận dụng kiến thức lĩnh hội của môn học, hãy giải thích và cho ví dụ
minh họa để làm sáng tỏa nhận định dưới đây:
“Tại sao trong các tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự kỹ thuật
chuyên sâu, các chuyên gia phân tích đẳng cấp,… nhưng vẫn không thể tạo ra
hiệu quả cao trong công việc?
Trả lời:
- Trong cuộc sống cũng như trong công việc chúng ta phải biết hòa hợp cùng nhau
tạo nên một tập thể để có thể tạo ra hiệu quả cao trong công việc giống như câu tục
ngữ :
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
- Trong câu tục ngữ trên nếu trong tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự kỹ
sư chuyên sâu, các chuyên gia phân tích đẳng cấp,… nhưng họ không biết hòa hợp
lẫn nhau chỉ nghĩ đến cái “tôi” riêng của mình, nghĩ mình giỏi, có kiến thức, có hiểu
biết,… không làm theo ý kiến chung mà chỉ làm theo suy nghĩ của mình thì khó có
thể tạo nên hiệu quả cao trong công việc được.
- Trong một tổ chức hay một tập thể thì phải chọn ra người có hiểu biết rộng những
người có năng khiếu lãnh đạo để những thành viên trong nhóm bầu ra người xứng
đáng để làm lãnh đạo của họ.
- Người lãnh đạo của nhóm phải tìm hiểu từng thành viên trong nhóm mình có
những điểm mạnh và những điểm chưa mạnh để sắp xếp công việc cho đúng năng
lực của các thành viên trong nhóm. Người lãnh đạo phải là người công minh và
khách quan không thiên vị cho một thành viên nào trong nhóm, khen thưởng và
khích lệ khi các thành viên làm đúng và phải phạt và khiển trách rõ ràng khi nhân
viên đó mắc sai phạm. Khi giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm thì phải
giải thích cụ thể cho thành viên thật sự hiểu rõ công việc đó, nếu thành viên đó
không hiểu thì phải giải thích cho hiểu và phải cho nhân viên đó biết thời gian phải
hoàn thành công việc đó, để thành viên đó biết sắp xếp công việc và hoàn thành công
việc đúng thời hạn được giao.
1




- Khi thành lập nhóm thì các thành viên trong nhóm phải bỏ qua những cái “tôi” của
mình, từ bỏ những thói quen xấu, không lôi kéo chia rẽ những thành viên trong nhóm
và phải biết giúp đỡ các thành viên trong nhóm, nghĩ đến lợi ích của tập thể lên trên
hết bỏ qua những lợi ích cá nhân và phải trao dồi, học hỏi những gì chưa biết từ các
thành viên khác trong nhóm để nâng cao thêm kiến thức và kinh nghiệm sau này cho
mình.
Ví dụ minh họa:
- Trong quá trình học tập đến cuối năm thứ 3 thì nhà trường tạo điều kiện cho chúng
em làm chuyên đề năm 3 về vấn đề của ngành kế toán (ngành hiện em đang học),
trong quá trình làm chuyên đề thì chúng em phải thành lập nhóm. Nhóm có 5 thành
viên để hoàn thành đề tài này trong vòng một tháng. Nhóm của em tìm ra người học
giỏi và có năng lực lãnh đạo để làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng thấy các bạn có thế
mạnh về nội dung gì thì phân công bạn đó làm công việc đó, trong khoản 2 tuần thì
tất cả tập họp những phần của mình và những bạn khác lại, nếu còn phần nào thiếu
thì tấp cả những thành viên trong nhóm bàn bạc và bổ sung cho nhau, và tiếp tục làm
thêm 1 tuần nửa thì chúng ta báo cáo những nội dung của mình và sau đó thì nhóm
trưởng tổng họp tất cả các bài của thành viên lại thành một bài hoàn chỉnh tốt trong
thời gian mà nhà trường quy định. Như vậy qua việc phân chia công việc phù hợp
với từng thành viên của nhóm trưởng và sự giúp đỡ chia sẽ nhau của các thành viên
trong nhóm đã giúp nhóm hoàn thành tốt những gì mà nhà trường đặt ra.
Câu 2: Anh/Chị hãy nêu những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong quá
trình giao tiếp và làm việc nhóm? Cho một ví dụ thực tế về trường hợp đã tận
dụng và phát
huy thế mạnh của bản thân trong quá trình làm việc nhóm hiệu quả trong thời
gian gần đây?
Trả lời:
Điểm mạnh:
-


Luôn vui vẻ, hòa đồng với mọi người;

-

Luôn quan tâm, chia sẽ và giúp đở mọi người;

-

Có tinh thần học hỏi những cái mới;
2


-

Siêng năng chăm chỉ trong công việc;

-

Có tinh thần tự giác và có trách nhiệm cao;

-

Biết lắng nghe ý kiến của người khác;

-

Có tính hài hước tạo bầu không khí vui vẻ cho mọi người.

Điểm yếu:

-

Hay nóng tính;

-

Thiếu tự tin khi giao tiếp trước đám đông;

-

Rất bảo thủ, cố chấp.

Ví dụ minh họa:
- Vào ngày 20 tháng 03 năm 2016 tại môn học Kế Toán Chi Phí khi làm bài tập về
nhà các thành viên trong nhóm bàn về phần chi phí trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp sản xuất, có rất nhiều ý kiến của các thành viên trong khác nhau và dẫn
đến xảy ra mâu thuẩn tạo ra bầu không khí căn thẳng cho nhóm. Trước tình thế đó
nhóm trưởng đã đứng ra giải quyết cho nhóm nghỉ giải lao khoảng 20 phút để xung
để được giảm bớt rồi sau đó mới tiếp tục cuộc họp nhóm. Ví do tính nóng nảy của
mọi người trong nhóm trong đó có mình mà đã gây ra xung đột của nhóm và sau
buổi họp đó bản thân đã rút ra kinh nghiệm và biết kiềm chế cảm xúc của mình hơn.
Câu 3: Hãy mô tả quá trình tham gia nhóm của Anh/Chị?
- Mục đích Anh/Chị tham gia nhóm là gì?
- Liệt kê những thuận lợi và khó khăn khi Anh/Chị tham gia nhóm?
- Anh/Chị đã thu được lợi ích gì từ việc tham gia nhóm?
Trả lời:
- Trong thời gian học tập trường Đại Học Tây Đô mở lớp cho sinh viên học hỏi về
những kỹ năng mềm trong đó có kỹ năng làm việc nhóm.
- Vào ngày 12 tháng 11 năm 2016 lớp học được diễn ra và thầy yêu cầu chúng em
thành lập nhóm.Trong quá trình bàn bạc và nhóm em quyết định lấy tên là “

OCEAN” có nghĩa là đại đương, luôn đương đầu với mọi khó khăn và sóng gió, giúp
chúng em cố gắng vượt qua những khó khăn và thử thách.
- Nhóm OCEAN gồm 12 người có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, để tạo
nên một nhóm học tập thật hiệu quả
Mục đích của việc tham gia nhóm:
3


- Giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập;
- Cũng nhau học tập giải các bài tập liên quan đến môn học;
- Chia sẽ kinh nghiệm, và học hỏi lẫn nhau, những điều chưa biết từ các thành viên
để nâng cao thêm kiến thức của mình;
- Giau lưu lẫn nhau để mở rộng và tạo mối quan hệ tốt đẹp hơn;
- Hoàn thiện bản thân giúp mình làm quen với môi trường tập thể.
Những thuận lợi và khó khăn khi thành lập nhóm:
- Thuận lợi:
+ Cùng nhau giải quyết bài tập nên có thể làm bài tập một cách nhanh chóng;
+ Cải thiện được mối quan hệ bạn bè;
+ Có được ý thức tự giác hơn khi thấy các thành viên chung nhóm cùng làm bài tập;
+ Học tập thêm kiến thức thú vị từ bạn bè mà mình chưa biết;
+ Có thể quản lý cảm xúc của mình để hòa hợp vào nhóm.
- Khó khăn
+ Hay nóng tính gây bất hòa trong nhóm;
+ Thiếu tự tin khi tham gia ý kiến;
+ Hay trễ giờ vì chưa sắp xếp được quỹ thời gian.
Câu 4: Anh/Chị hãy mô tả quá trình quản lý cá nhân mà Anh/Chị đã thực hiện
để hòa nhập nhóm?
Trả lời:
- Quản lý quỹ thời gian:
+ Cố gắng sắp xếp quỹ thời gian của mình để đế buổi họp nhóm được đúng giờ hơn;

+ Giảm bớt những thời gian dùng để chơi game, lướt facebook mà nên tham giam
nhiều vào hoạt động của nhóm.
- Quản lý cá nhân:
+ Từ bỏ cái “tôi” của mình, đặt lợi ích tập thể lên trên;
+ Kiềm chế lại cảm xúc của mình khi xảy ra xung đột;
+ Luôn tạo không khí vui vẻ và mối quan hệ tốt đẹp với mọi thành viên trong nhóm;
+ Luôn có tinh thần học hỏi mọi người xung quanh và phải chịu trách nhiệm khi có
sai sót xảy ra.
4


Câu 5: Anh/Chị đã gặt hái được những gì (kiến thức, kỹ năng, thái độ) sau khi
kết thúc chuyên đề “ Kỹ năng làm việc nhóm”?
Trả lời:
- Về kiến thức:
+ Hiểu được cách khi tham gia thành lập nhóm thì chúng ta cần phải làm như thế
nào;
+ Vai trò và hiệu quả khi tham gia làm việc nhóm;
+ Kỹ năng lắng nghe và truyền đạt thông tin cho các thành viên trong nhóm;
+ Cách giải quyết những mâu thuẩn và xung đột trong nhóm;
+ Các kiểu lãnh đạo nhóm một cách hiệu quả.
- Về kỹ năng:
+ Hiểu biết thêm về kỹ năng làm việc nhóm và thành lập nhóm;
+ Biết tìm hiểu mọi thành viên trong nhóm và giúp các thành viên trong nhóm được
gần gũi hơn;
+ Biết được cách tổ chức một buổi họp nhóm hoàn chỉnh;
+ Biết được kỹ năng xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm;
+ Hiểu về kỹ năng ra quyết định, đóng góp ý kiến và nhận thông tin phản hồi;
+ Biết được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng truyền đạt thông tin và phát biểu ý kiến trước
mọi đám đông.

- Về thái độ:
+ Biết cách kiềm chế cảm xúc khi tham gia nhóm;
+ Quản lý quỹ thời gian của mình khi tham gia nhóm;
+Tạo mối quan hệ gần gũi với các thành viên trong nhóm;
+ Biết lắng nghe các ý kiến của các thành viên trong nhóm;
+ Tôn trọng ý kiến của mọi thành viên trong nhóm;
+ Có trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ được giao;
+ Giúp đỡ lần nhau để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn và đúng thời gian quy định.

5


6



×