Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Tiểu luận đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa khi đến du lịch tại chợ nổi cái răng TP cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.13 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trí tuệ - năng động – sáng tạo

NIÊN LUẬN NĂM 3

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA
KHI ĐẾN DU LỊCH TẠI CHỢ NỔI CÁI RĂNG – CẦN THƠ


Huỳnh Ngọc Tú
Ngành học, Khóa: Quản trị Kinh doanh Du lịch và Lữ hành, khóa 8

Cần Thơ


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trí tuệ - năng động – sáng tạo

NIÊN LUẬN NĂM 3

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA
KHI ĐẾN DU LỊCH TẠI CHỢ NỔI CÁI RĂNG – CẦN THƠ


Giáo viên hướng dẫn: Th.s Phòng Thị Huỳnh Mai


Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Tú
MSSV: 13D340101200
Lớp: Đại học Quản trị Kinh doanh Du lịch và Lữ hành K8

CầnThơ


LỜI CẢM TẠ

Qua quá trình học tập, nghiên cứu rèn luyện ở trường, nhờ sự chỉ dạy tận tình của
quý Thầy cô ở trường Đại Học Tây Đô đặc biệt là quý Thầy cô ở khoa Quản Trị Kinh
Doanh đã giúp em có được những kiến thức và hiểu biết trong học tập cũng như trong thực
tiễn. Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến hướng dẫn quý báu
của Thầy cô khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Tây Đô, đặc biệt là cô Phòng Thị
Huỳnh Mai. Và ngày hôm nay khi hoàn thành luận văn này em xin cảm ơn đến:
Em xin chân thành cảm ơn cô Phòng Thị Huỳnh Mai đã tận tình hướng dẫn giải đáp
những thắc mắc khó khăn để em có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Em xin cảm ơn quý Thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung cũng như quý Thầy
cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh nói riêng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến
thức quý báu cho em.
Cuối cùng em xin cảm ơn và kính chúc quý thầy cô trường Đại Học Tây Đô đặc
biệt là quý Thầy cô khoa Quản trị Kinh Doanh dồi dào sức khỏe và thành công trong công
tác giảng dạy của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

Học viên thực hiện

Huỳnh Ngọc Tú



TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và
các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Học viên thực hiện

Huỳnh Ngọc Tú


MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................................4
1.6 BỐ CỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:......................................................................................4

Chương 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU..................................................................5
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch của chợ nổi Cái Răng TP. Cần Thơ:..............................................................................................................................5
2.1.1.1 Địa chất – địa hình:...................................................................................................5
2.1.1.2 Khí hậu – thủy văn:...................................................................................................5
2.1.1.3 Động thực vật:..........................................................................................................5
3. Di tích 7
2.1.3 Cơ sở vật chất - kỹ thuật – hạ tầng..............................................................................7
2.1.4 Các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch của chợ nổi Cái Răng – TP.Cần Thơ..............9
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) thời điểm 2008 – 2012:.......9
2.2.1 Khách du lịch................................................................................................................9
2.2.1.1 Khách du lịch quốc tế................................................................................................9
2.2.1.2 Khách du lịch nội địa...............................................................................................10
2.2.2 Thu nhập từ hoạt động du lịch..................................................................................12

2.2.3 Nguồn lực du lịch.......................................................................................................13
2.2.4 Cơ sở vật chất du lịch.................................................................................................13
2.3.1 Tầm nhìn năm 2020...................................................................................................14
2.3.2 Đầu tư phát triển du lịch............................................................................................15
2.3.3 Những chỉ tiêu cần làm để phát triển du lịch chợ nổi Cái Răng đến năm 2020..........15
2.3.3.1 Dự báo về số lượng du khách.................................................................................15
2.3.3.2 Dự báo về doanh thu..............................................................................................16
2.3.3.3 Dự báo về nhu cầu..................................................................................................16
1. Nhu cầu về sơ sở vật chất...............................................................................................16
2. Nhu cầu về nguồn lực phục vụ cho du lịch......................................................................16


CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............18
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:..................................................................................45

Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA
KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI.................................................................................54
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CHỢ NỔI CÁI RĂNG CẦN THƠ.................54
4.1 Mô tả đặc điểm mẫu điều tra:..........................................................................................54
4.1.1 Đặc điểm của du khách..............................................................................................54
4.1.2 Nghề nghiệp của du khách.........................................................................................56
4.1.3 Thu nhập của du khách..............................................................................................56
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ của
chợ nổi Cái Răng Cần Thơ.......................................................................................................57
4.2.1 Thông kê mô tả kết quả khảo sát...............................................................................57
4.2.2 Phân tích đánh giá sơ bộ thang đo............................................................................63
4.2.2.1 Phân tích nhân tố độc lập:......................................................................................63
4.2.2.2 Nhân tố phụ thuộc:.................................................................................................65
4.2.2.3 Đặt tên và giải thích nhân tố:..................................................................................67
4.2.2.4 Diễn giải kết quả:....................................................................................................68

4.2.2.5 Điều chỉnh thang đo................................................................................................68
4.2.3 Xây dựng mô hình hồi qui..........................................................................................69

Chương 5: CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI
CHỢ NỔI CÁI RĂNG...........................................................................................73
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................81
6.1 Kết luận.............................................................................................................................81
6.2 Kiến nghị...........................................................................................................................82
6.2.1 Đối với Ủy ban nhân dân TP.Cần Thơ:........................................................................82
6.2.2 Đối với Sở VH-TT và DL TP.Cần Thơ và Trung tâm súc tiến đầu tư thương mại và du lịch TP. Cần
Thơ:
82

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................83
Trang web tham khảo.............................................................................................................84

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT.......................................................85
PHỤ LỤC 2:PHÂN TÍCH HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA; PHÂN TÍCH
NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA; PHÂN TÍCH HỒI QUY.....................................89
III/ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ...........................................................93


IV/ PHÂN TÍCH HỒI QUY..................................................................................97


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, cuộc sống của con người cũng
dần được nâng lên, nhu cầu đi du lịch cũng tăng.Ngành du lịch dần trở thành
ngành mũi nhọn của các quốc gia trong đó có Việt Nam cũng đang hướng đến.

Ngành du lịch không ngừng phát triển tại Việt Nam, mà doanh thu từ các dịch vụ
du lịch của các nước trên thế giới cũng ngàng càng tăng cao. Khi du lịch địa
phương phát triển thì kéo theo các sản phẩm du lịch, các tiềm năng, các sản vật
của vùng cũng được quản bá rộng rãi. Ngoài ra, du lịch phát triển đã thu hút được
vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và gián tiếp xây dựng cơ sở hạ tầng ngày
càng tiến bộ. Đấy cũng chính là cơ hội để giúp cho các lao động có công ăn việc
làm ổn định, góp phần giảm thất nghiệp và mức thu nhập người dân trong vùng
cũng tăng lên.
Du lịch đang ngày càng chiếm ưu thế trong nền kinh tế Việt Nam nói chung
và Cần Thơ nói riêng. Khi đến với vùng sông nước của thành phố Cần Thơ bạn
sẽ cảm nhận được không khí Chợ nổi xôn xao vào buổi sáng, nét đẹp lao động
của người dân ở vùng sông nước đó là thói quen buông bán trên ghe, xuồng cùng
với sự tấp nập đó là sự trù phú của thiên nhiên ban tặng cho con người nơi đây…
và vừa qua vào ngày 09/7/2016, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch trao tặng cho
quận Cái Răng (Cần Thơ) bằng chứng nhận về việc công nhận Chợ nổi Cái
Răng là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc Gia. Trải qua hơn 100 năm hình thành
và phát triển, Chợ nổi Cái Răng đã trở thành một trong những biểu tượng du lịch
của thành phố Cần Thơ.
Theo Ủy ban nhân dân TP.Cần Thơ, đầu tháng 8 năm 2016, các công ty du
lịch lữ hành tại Cần Thơ đã đón và phục vụ cho 1,21 triệu lượt khách du lịch lưu
trú, đạt 83,7% kế hoạch, tăng 6% so với cùng kỳ. Doanh thu của toàn ngành đạt
1,313 tỷ đồng, đạt 93,8% kế hoạch, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2015. Năm
2015, Cần Thơ đã đón trên 1,6 triệu lượt khách và trong đó 207.000 ngàn lượt
khách quốc tế. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng cơ cấu ngành đang phát triển,
cũng như lượng du khách nội địa của TP. Cần Thơ tăng đột biến trong những
năm gần đây, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu khách du lịch của thành
phố. Vì thế các công ty du lịch lữ hành tại Cần Thơ đã nắm bắt kịp thời nhu cầu
của khách du lịch nội địa nên đã chuyển hướng sang đầu tư cung cấp các tour du
lịch nội địa cho nhóm du khách đầy tiềm năng này. Chính vì lẻ đó mà nhu cầu,
sự đòi hỏi của du khách ngày càng cao càng khó tính.Sự phát triển của du lịch tại

Cần Thơ là cơ hội cũng là thử thách, là sức ép đối với ngành du lịch vì cơ sở vật
chất, trang thiết bị và hạ tầng ngày càng xuống cấp.
1


Cần Thơ đang ngày càng phát triển, ngành du lịch cũng trở thành “ngành
công nghiệp không khói” đã thu hút sự quan tâm của du khách đến với Cần Thơ,
mà đặc biệt hơn nữa Chợ nổi Cái Răng vừa qua được công nhận là Di sản Quốc
gia nên lượng khách du lịch nội địa tăng lên đột biến. Bên cạnh đó, do sự kinh
doanh không đồng nhất, dịch vụ tự phát, buôn bán chèo kéo khách hàng đã phá
hủy đi cảnh quan du lịch, môi trường và hình ảnh của một thành phố du lịch tại
Đồng bằng sông Cửu Long. Kinh doanh hay buôn bán gì cũng vậy, không phải
bán thật nhiều, thu hút thật nhiều khách tại một thời điểm mà là sự giữ chân
khách, sự đảm bảo về việc phục vụ thật chất lượng, làm sao để thỏa mãn nhu cầu
của họ. Vì vậy, các người dân địa phương, các buông hồ và các công ty du lịch
cần phải biết được nhu cầu, tâm lý và hành vi du khách để từ đó đưa ra các chiến
lược kinh doanh, những định hướng thích hợp trong tương lai, nâng cao chất
lượng dịch vụ làm hài lòng khách và thu hút được du khách đến với chợ nổi Cái
Răng - Cần Thơ. Thế nên, việc đánh giá đo lường mức độ hài lòng của du khách
đối với chất lượng dịch vụ cũng mang một ý nghĩa rất quan trọng trong việc
hoạch định chiến lược bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ. Và
chính bản thân tác giả rất muốn phát triển du lịch địa phương nơi mình sinh sống.
Nên việc góp một chút vào công cuộc phát triển du lịch tại TP.Cần Thơ nói
chung và bảo tồn, phát triển Chợ nổi Cái Răng nói riêng là một điều rất vinh dự
và tự hào. Thế nên, tôi chọn đề tài “Đánh giá mức độ hài lòng của du khách
nội địa khi đến du lịch tại chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ”
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA NGHÊN CỨU:
1.2.1 Mục đích chung:
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách nội địa đối với
chất lượng dịch vụ du lịch tại Chợ nổi Cái Răng, từ đó đề xuất ra các giải pháp

nâng cao chất lượng phục vụ khi du khách đến du lịch tại Chợ nỏi Cái Răng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Phân tích các sản phẩm du lịch của Chợ nổi Cái Răng tại TP.Cần
Thơ.
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi
đến với Chợ nổi Cái Răng.
Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ khi du khách
đến du lịch tại chợ nổi Cái Răng.
1.2.3 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu:
Xác định được các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách nội địa đối
với chất lượng dịch vụ tại chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ.
2


Nâng cao chất lượng dịch vụ tại chợ nổi Cái Răng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của du khách nội địa.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Đánh giá mức độ hài lòng của du khách
khi đến du lịch tại Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ” là các du khách đã đến tham
quan và trải nghiệm tại Chợ nổi Cái Răng.
• Đối tượng nghiên cứu: Mức độ hài lòng của khách du lịch bản địa
đối với khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
• Đối tượng khảo sát: Người dân ở khu vực Tỉnh Đồng Tháp đã từng
đi Gáo Giồng trong khoảng một năm trở lại đây.
1.3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
1.3.2.1 Về không gian nghiên cứu:
Chợ nổi Cái Răng - Nằm trên sông Cái Răng cách trung tâm TP Cần Thơ
6km đường bộ và mất 30 phút đi bằng tàu từ Bến Ninh Kiều.
1.3.2.2 Về thời gian nghiên cứu:

1. Số liệu thứ cấp: Số liệu thống kê và các vấn đề liên quan từ năm 2010
đến 2016
2. Số liệu sơ cấp: Thời gian khảo sát tại Chợ nổi Cần Thơ và hoàn thành là
từ ngày 4/10/2016 đến 16/10/2016
1.3.2.3 Về nội dung nghiên cứu:
Đề tại tập trung vào nghiên cứu mức độ hài lòng của du khách về chất
lượng dịch vụ của chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ
1.4 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG:
Thông qua các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách nội địa với
chất lượng dịch vụ tại chợ nổi Cái Răng Cần Thơ, các ban quản lý của chợ nổi có
thể sử dụng đề tài nghiên cứu này để đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp nhằm
nâng cao chất lượng dịch vụ của chợ nổi Cái Răng.
Về phía cơ quan Nhà nước có thể sử dụng đề tài này để đưa ra các chính
sách và hướng cái thiện tốt nhất cho du lịch tại chợ nổi Cái Răng.

3


1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng cho các mục tiêu như sau:
- Mục tiêu 1: Sử dụng Cronbach Alpha, EFA (Exploratory Factor Analysis),
Hồi quy đa biến để xác định các yếu tố chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến mức
độ hài lòng của du khách.
- Mục tiêu 2: Sử dụng các phương pháp miêu tả, kiểm định trung bình để
phân tích mức độ tác động của các yếu tố chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của
du khách đối với khu du lịch.
- Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp suy luận, tổng hợp để đưa ra giải pháp
và đề xuất hướng phát triển cho du lịch chợ nổi Cái Răng.
1.6 BỐ CỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Chương 1: Giới thiệu - Trình bày khái quát về lý do chọn đề tài, mục tiêu

nghiên cứu của đề tài, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và kết cấu luận văn.
Chương 2: Bối cảnh nghiên cứu- Trình bày về lịch sử hình thành và phát
triển của khu du lịch, loại hình du lịch, cơ cấu tổ chức, số lượng khách tham quan
trung bình, những thuận lợi và khó khăn của khu du lịch
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Làm rõ các khái
niện các mối quan hệ: các khái niệm về chất lượng dịch vụ, các thành phần của
chất lượng dịch vụ (đo lường chất lượng dịch vụ bằng gì), các khái niệm về sự
hài lòng, đo lường sự hài lòng của du khách (sử dụng thang đo nào), mối quan hệ
giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng.
Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du
khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch tại chợ nổi Cái Răng - Trình bày các
phương pháp dùng để nghiên cưu, các loại thang đo được sử dụng, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu, phương pháp phân tích dữ
liệu, quy trình và tiến độ thực hiện.
Chương 5: Các giải pháp khắc phục và phát triển dịch vụ du lịch chợ nổi
Cái Răng - Trình bày kết quả thu thập dữ liệu, kết quả xử lý và phân tích số liệu,
các thông tin – giải pháp đúc kết từ kết quả trên.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị - Trình bày các kết quả chính của nghiên
cứu, các kiến nghị đề xuất (nếu có), nêu các hạn chế và đề xuất hướng nghiên
cứu tiếp theo.

4


Chương 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các nguồn lực phục vụ phát triển du
lịch của chợ nổi Cái Răng - TP. Cần Thơ:
2.1.1 Điều kiện tự nhiên:
2.1.1.1 Địa chất – địa hình:

Địa hình Cần Thơ là dạng địa hình đồng bằng châu thổ với đặc điểm chung
là thấp và bằng phẳng. Độ cao trung bình khoảng 1m so với mặt nước biển, 90%
diện tích có độ cao phổ biến từ 0,2 - 1m, 10% diện tích có độ cao từ 1,5 - 1,8 m.
Ðịa hình có dạng lòng chảo, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây.
Cần Thơ với vị thế là thành phố cửa ngõ vùng hạ lưu sông Mekông, hiện là
đô thị loại 1, giữ vai trò động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Trải dài 65km bên bờ sông Mekông huyền thoại, Cần Thơ được ví như “đô thị
miền sông nước” với hệ thống sông ngòi chằng chịt, các cù lao, vườn cây ăn trái
bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, phù hợp để phát triển loại hình du lịch sinh
thái sông nước.
2.1.1.2 Khí hậu – thủy văn:
Khí hậu Cần Thơ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất
cận xích đạo và thể hiện rõ ảnh hưởng của hệ thống hoàn lưu Tây Nam từ Ấn Ðộ
Dương tới. Nhìn chung, khí hậu Cần Thơ khá ổn định, ít có thiên tai.
Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt, tuy
nhiên sự chênh lệch giữa các tháng trong năm không lớn (khoảng 2,50C). Nhiệt
độ trung bình năm là 26,60C; nhiệt độ thấp nhất là 19,70C; nhiệt độ cao nhất là
34,40C.
Cần Thơ có hệ thống sông rạch dày đặc, ngoài các sông trong hệ thống
sông Hậu còn có các sông nhỏ đổ ra vịnh Thái Lan. Các con sông này đều nối
với nhau thành một hệ thống bao trùm toàn bộ lãnh thổ thành phố.
2.1.1.3 Động thực vật:
Tài nguyên thực vật của Cần Thơ không nhiều. Thành phố không có rừng,
ngoại trừ một số vườn sinh thái. Thảm thực vật của Cần Thơ tập trungtrên vùng
đất phù sa ngọt, gồm các loại cỏ, rong tảo, trâm bầu, dừa nước, rau má, rau dền
lửa, rau sam và các loại bèo, lục bình, rong đuôi chồn, bình bát,... Trên vùng đất
phèn chủ yếu có các loài tràm, chà là nước, mây nước, bồn bồn,bình bát, điên
điển, sen, bông súng....
5



Động vật của Cần Thơ chủ yếu là thủy sản nước ngọt.Cá, tôm và một số
loài nhuyễn thể sống chủ yếu trên các sông rạch. Các loại cá đen như: lóc, rô, trê,
bống có số lượng nhiều, sinh trưởng nhanh, sống chủ yếu ở hồ ao, mương đìa.
Các loại cá trắng như: chày, mè, năng....thường sống ở các sông lớn như: sông
Hậu, sông Cần Thơ, kênh Cái Sắn. Các loài tôm tép như: tôm càng xanh, tép bạc,
tép cỏ, tép đất....sống trên sông sạch và đồng ruộng. Thành phố có vườn cò Bằng
Lăng là nơi sinh sống của một số loài thực vật tự nhiên và các loài chim, cò.
2.1.2 Kinh tế xã hội
2.1.2.1 Điều kiện kinh tế xã hội
Thành phố Cần Thơ, với vị trí là trung tâm của ĐBSCL đã có được những
bước phát triển mạnh trong thời gian qua.Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 đạt
11,5%, cao hơn 1,2 lần so mức tăng của các tỉnh ÐBSCL. Cơ cấu kinh tế trên địa
bàn chuyển dịch theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp
công nghệ cao. Trong bối cảnh thắt chặt tín dụng, cắt giảm đầu tư công nhưng
tổng vốn đầu tư xã hội của Cần Thơ luôn xếp thứ nhất trong vùng, năm 2012 đạt
34.498 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2010, nhiều công trình trọng điểm
được hoàn thành và đưa vào sử dụng, như: đường Võ Văn Kiệt, đường nối Cần
Thơ - Vị Thanh; 121 công trình sản xuất, thương mại dịch vụ, giao thông, phúc
lợi xã hội khác đã hoàn thành và đưa vào hoạt động. Thu nhập bình quân đầu
người của Cần Thơ năm 2012 đạt 2.514 USD (tương đương 53,7 triệu đồng) tăng
174 USD so với năm 2011.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 đạt 23.600 tỷ đồng, tăng 6,7% so
với năm 2011, đóng góp hơn 15% tổng giá trị công nghiệp toàn vùng. Tổng mức
hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2012 thực hiện được 101.122 tỷ đồng,
chiếm 11,6% tổng giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn vùng.
2.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
1. Dân cư, dân tộc
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01-04-2009 dân số Cần Thơ là1.187.089
người, trong đó: dân cư thành thị 781.481 người chiếm 65,8% vàdân cư nông

thôn 405.608 người chiếm 34,2%. Về dân tộc, người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất
chiếm 96,8%, tại Cần Thơ còn có dân tộc Khmer (1,4%), ngườiHoa (1,7%) và
các dân tộc khác (0,1%). Các dân tộc tại Cần Thơ sống hòa đồng, tôn trọng tập
tục của nhau, hình thành nên sự giao thoa hấp dẫn, đặc sắcgiữa các dân tộc.
2. Các điểm du lịch
- Chợ nổi Cái Răng
6


- Chợ nổi Phong Điền
- Chợ đêm Tây Đô
- Công viên Ninh Kiều
- Khu du lịch Mỹ Khánh
- Khu du lịch Thủy Tiên
- Khu du lịch Gia Trang Quán
- Vườn cò Bằng Lăng
3. Di tích
- Bảo tàng Quân Khu IX
- Chùa Ông
- Di tích Lộ Vòng Cung
- Bảo tàng Cần Thơ
- Nhà cổ Bình Thủy
- Đình Bình Thủy
- Chùa Munir Asây
- Chùa Hội Linh
- Mộ Phan Văn Trị
- Chùa Nam Nhã
- Mộ Bùi Hữu Nghĩa
- Chợ Cần Thơ
2.1.3 Cơ sở vật chất - kỹ thuật – hạ tầng

- Cảng: TP Cần Thơ có các cụm cảng được xác định là trung tâm của vùng
ĐBSCL. Đặc biệt cảng Cái Cui - cảng biển lớn nhất của vùng, công suất thiết kế
tiếp nhận tàu 10-20 ngàn tấn, với sản lượng hàng hóa thông qua cảng 4-5 triệu
tấn/năm.
- Sân bay Trà Nóc: Đang hoạt động để nối các tuyến bay trong nước và năm
2010 đã mở thêm các tuyến bay quốc tế, tuyến hàng không quốc tế đầu tiên của
Cảng hàng không Cần Thơ là tuyến Cần Thơ – Đài Loan và ngược lại.

7


- Cầu Cần Thơ: Là cầu lớn nhất Việt Nam, được thông xe vào cuối tháng 04 năm
2010, nối liền trục giao thông bộ quan trọng của tuyến quốc lộ 1A từ TP Cần Thơ
đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh thành
trong cả nước. Đặc biệt rút ngắn thời gian đi lại từ 30-60 phút thời gian chờ đợi
qua phà.
- Đường cao tốc TP HCM đi TP Cần Thơ: Giai đoạn 1: (TP HCM - Trung
Lương) là công trình đường cao tốc được xây dựng nối TP HCM với Tiền Giang
và các tỉnh ĐBSCL. Toàn tuyến dài 61,9 km. Tuyến đường cao tốc này được
thiết kế 8 làn xe, đang được khai thác vận hành, Giai đoạn 2: (Trung Lương – TP.
Cần Thơ): có tổng chiều dài khoảng 80km, qui mô sáu làn xe và tốc độ
120km/giờ. Đang triển khai tiếp theo sau giai đoạn 1.
- Về điện, nước: TP Cần Thơ hiện có nhà máy nhiệt điện Trà Nóc có công suất
200MW và đang xây thêm trung tâm điện lực Ô Môn có công suất 2.800MW,
hiện nay đã có 01 tổ máy công suất 600MW đã hòa vào lưới điện quốc gia phục
vụ ĐBSCL và cả nước. Cần Thơ có hai nhà máy cấp nước sạch có công suất
90.000m3/ngày đêm, và dự kiến xây dựng thêm một số nhà máy để có thể cung
cấp nước sạch với công suất 200.000 m3/ngày.
- Về ngân hàng: Các ngân hàng thương mại lớn của cả nước đều có chi nhánh, cơ
sở giao dịch tại TP Cần Thơ với dịch vụ tài chính đa dạng, phong phú, đáp ứng

nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Một số ngân hàng nước ngoài cũng mở
chi nhánh để phát triển các dịch vụ tài chính ở Cần Thơ. Trên địa bàn thành phố
hiện có 51 tổ chức tín dụng với 228 địa điểm có giao dịch ngân hàng. Năm 2012,
tổng vốn huy động của tổ chức, cá nhân đạt hơn 32 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 14%,
tổng mức cho vay hơn 43 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay 43.200 tỷ đồng; lãi
suất huy động và cho vay được điều chỉnh đúng quy định của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam; ưu tiên đối với cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn; sản xuất, kinh doanh xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ
trợ.
- Về y tế: Sau 5 năm kể từ khi được trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương,
mạng lưới y tế Cần Thơ không ngừng được củng cố, tăng cường về cơ sở vật
chất, về đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế. Năm 2012, theo báo cáo từ sở y
tế Cần Thơ, hiện có 85/85 trạm y tế có Bác sĩ, trong đó có 14 trạm được tăng
cường Bác sĩ từ trên xuống, 100% trạm y tế có Nữ hộ sinh trung học, 100% trạm
y tế có Dược sĩ trung học, 83,52% trạm y tế có Y sỹ y học cổ truyền. Bình quân
có 7 cán bộ nhân viên cho một trạm y tế.
- Về Giáo dục - Đào tạo: TP Cần Thơ có hệ thống các trường đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề. Hằng năm đào tạo trên 26.000
cán bộ khoa học kỹ thuật và lao động chuyên nghiệp phục vụ cho TP Cần Thơ và
8


các tỉnh ĐBSCL.
2.1.4 Các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch của chợ nổi Cái Răng – TP.Cần
Thơ
- Cần Thơ có vị trí chiến lược, đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế
xã hội nói chung và du lịch nói riêng của khu vực ĐBSCL.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên của Cần Thơ khá phong phú với nhiều cảnh quan
hấp dẫn của vùng sông nước Cửu Long, thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình
du lịch gắn với khai thác mặt nước như thể thao nước, du lịch sinh thái, tham

quan, nghỉ dưỡng, du lịch nông thôn, du lịch trang trại,...
- Kinh tế-xã hội Cần Thơ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ góp phần
thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút khách du lịch cũng như đầu tư du lịch.
- Cần Thơ có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển nhất trong khu vực
ĐBSCL, bước đầu các hệ thống hạ tầng này đã tạo tiền đề thuận lợi cho phát
triển du lịch. Các khu du lịch, làng du lịch và các điểm du lịch có mặt trên địa
bàn Thành phố đã khẳng định vị thế nhất định cho Cần Thơ trong việc phát triển
du lịch.
Tóm lại, các tài nguyên du lịch của Cần Thơ khá đa dạng và phong phú,
thuận lợi cho việc tổ chức và phát triển nhiều loại hình du lịch lịch sinh thái, sông
nước, đặc biệt là chợ nổi Cái Răng. Mặc dù có những tiềm năng thuận lợi cơ bản
như trên, du lịch chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ vẫn chưa có những bước phát triển
tương xứng với tiềm năng do hệ thống hạ tầng chưa được đầu tư theo kịp nhu cầu
của phát triển, nhận thức về du lịch nói chung, du lịch bền vững nói riêng còn
chưa được rõ nét, việc đầu tư cho các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên thế mạnh
của địa phương chưa thực sự được đầu tư đúng mức. Vấn đề đặt ra là phải tạo
được các sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao cả về quy mô và chất
lượng sản phẩm hấp dẫn du khách; tạo được thị trường khách ổn định riêng cho
mình, đồng thời tăng cường liên kết với các thành phố, tỉnh bạn để khai thác các
nguồn khách, nhất là thị trường khách du lịch TP Hồ Chí Minh – trung tâm tiếp
nhận và điều phối khách du lịch lớn nhất cả nước.
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) thời điểm 2008
– 2012:
2.2.1 Khách du lịch
2.2.1.1 Khách du lịch quốc tế
Những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của cả nước, lượng khách quốc tế
đến chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ cũng gia tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng
qua các năm lại không đều, và số lượng gia tăng không nhiều.
9



Bảng 2.1: Lượng khách quốc tế đến chợ nổi Cái Răng Cần Thơ năm 2008 –
2012
Tiêu chí
Tổng lượng khách
Khách quốc tế
Tỷ trọng
Tốc độ tăng trưởng

ĐVT
2008
2009
2010
2011
2012
Khách
817.250 723.528 880.252 972.450 1.174.823
Khách
175.094 150.300 163.835 170.325
190.116
%
21,4
21
18,6
17,5
16,2
%
12,4
-14,2
9

4
11,6
Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch Cần Thơ, 2012

Nhìn chung, trong vòng 5 năm từ năm 2008 đến năm 2012, lượng khách
quốc tế đến chợ nổi Cái Răng Cần Thơ tăng giảm không đều. Năm 2009, lượng
khách quốc tế giảm đột ngột so với những năm trước. Nguyên nhân là do năm
2009 chịu tác động của suy thoái kinh tế và đại dịch cúm A/H1N1 trên thế giới
nên khách du lịch quốc tế đến Đồng bằng sông Cửu Long cũng như Thành phố
Cần Thơ giảm đáng kể. Từ năm 2010, lượng khách quốc tế đã tăng trở lại, đến
năm 2012 số lượng du khách quốc tế đạt 190.116 lượt khách tăng 11,6% so với
năm 2011. Nghiên cứu các chỉ tiêu về khách du lịch quốc tế đến chợ nổi Cái
Răng Cần Thơ những năm gần đây cho thấy số lượng khách có tăng nhưng
không ổn định, đồng thời ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế tăng không
đáng kể (năm 2010 ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế là 1,33 ngày, đến
2011 tăng lên 1,37 ngày và năm 2012, lượng khách quốc tế đến Cần Thơ tiếp tục
tăng nhưng số ngày lưu trú đã không tăng nữa). Điều này cho thấy Cần Thơ còn
có những hạn chế sau:
+ Các sản phẩm du lịch tại chợ nổi Cái Răng chưa phong phú và đa dạng, chưa
đáp ứng nhu cầu của khách nên không giữ được khách lưu trú dài ngày.
+ Ở chợ nổi Cái Răng còn ít các dịch vụ và các sản phẩm có chất lượng cao, hấp
dẫn khách du lịch và thường có quy mô nhỏ, đơn điệu.
+ Các hoạt động phục vụ về đêm chưa thật sự hấp dẫn du khách.
Bảng 2.2: Số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011 2012
Ngày lưu trú thường xuyên
1,31 1,29 1,33 1,37 1,37
Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch Cần Thơ, 2012
2.2.1.2 Khách du lịch nội địa

Theo số liệu thống kê từ 5 năm (2008 – 2012), tốc độ tăng trưởng của
khách nội địa đến chợ nổi Cái Răng Thành phố Cần Thơ tăng giảm không đều,
thể hiện qua bảng 2.3.
10


Bảng 2.3: Lượng khách nội địa đến chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ qua các năm
Chỉ tiêu
Tổng khách
Khách nội địa
Tỷ trọng
Tốc độ tăng
trưởng

ĐVT
2008
2009
Khách 817.250 723.528
Khách 642.156 573.228
%
78,6
79,2
%
19,5
-10,7

2010
2011
2012
880.252 972.450 1.174.823

716.417 802.125 984.707
81,4
82,5
83,8
25
12
22,8

Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch Cần Thơ, 2012
Nhìn chung, lượng khách nội địa đến chợ nổi Cái Răng Cần Thơ trong vòng
5 năm từ năm 2008 đến 2012 tăng giảm không đều.
Năm 2009 cũng như lượng khách quốc tế lượng khách nội địa cũng giảm
10,7% so với năm 2008. Trong 3 năm cuối, sự gia tăng của lượng khách này
cũng không đều. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là vào năm 2010 nhờ đẩy mạnh
tiếp thị hình ảnh du lịch Tây Đô với các địa phương trong cả nước lượng khách
đã tăng lên với một tỷ lệ khá cao (25%). Con số này vừa là dấu hiệu đáng mừng
và cũng là thách thức cho ngành du lịch của Thành phố. Bởi không chỉ riêng chợ
nổi Cái Răng - Cần Thơ có những bước chuẩn bị để phát triển riêng mà các tỉnh
lân cận cũng có những chiến lược thu hút khách. Chính vì thế mà nhu cầu hợp tác
giữa các địa phương càng phải được chú trọng quan tâm hơn nữa để tất cả cùng
có lợi, cùng đạt hiệu quả cao nhất trong chiến lược phát triển của mình. Về tỷ
trọng trong tổng lượng khách đến chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ: Khách nội địa
đến chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ lớn hơn nhiều so với khách quốc tế do tài
nguyên du lịch phù hợp cho việc phục vụ khách nội địa và xu hướng đi du lịch
trong nước tăng (nhóm khách nội địa chiếm tỷ trọng rất cao, 83,8% tổng lượng
khách đến chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ). Vì thế các khu du lịch cần tập trung vào
lượng khách này. Về thời gian lưu trú: Khách nội địa có xu hướng đi về trong
ngày. Thời gian lưu trú trung bình cũng ở mức thấp, năm 2012 là 1,74
ngày/người. Điều này cho thấy, khả năng giữ chân du khách của chợ nổi Cái
Răng Cần Thơ còn kém, vì thế kéo theo mức chi tiêu của khách tại địa phương

thấp. Ngoài một số lý do về các hoạt động về đêm cũng như các dịch vụ cung cấp
ở các khu du lịch không nhiều và không hấp dẫn thì khách nội địa đến với các
khu du lịch không cảm thấy nhiều mới mẻ, lạ lẫm bởi họ đã từng tiếp xúc thông
qua báo, tạp chí hoặc đã biết qua trước đó.
Bảng2.4: Số ngày lưu trú bình quân của khách nội địa
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011
2012
Ngày lưu trú bình quân
1,28
1,28 1,33 1,37
1,74
Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch Cần Thơ, 2012
11


2.2.2 Thu nhập từ hoạt động du lịch
Tổng doanh thu du lịch của Thành phố Cần Thơ tăng đều qua các năm.
Năm 2012, tổng doanh thu của ngành du lịch đạt 851.129 triệu đồng, tăng 11,8%
so với năm 2011.
Bảng 2.5: Doanh thu từ hoạt động du lịch Thành phố Cần Thơ 2008-2012
Chỉ tiêu
Tổng doanh
thu
DT phục vụ
khách quốc tế
DT phục vụ
khách nội địa
Theo loại hình
dịch vụ

DT buồng
Tỷ trọng
Ăn uống
Tỷ trọng
Hàng hóa
Tỷ trọng
Lữ hành
Tỷ trọng
Vui chơi giải
trí
Tỷ trọng
DT các hoạt
động khác
Tỷ trọng

ĐVT
Triệu đồng

2008
455.198

2009
507.938

2010
649.527

2011
761.234


2012
851.129

Triệu đồng

91.840

93.634

90.761

92.259

97.151

Triệu đồng

363.447

414.304

558.766

668.975

753.978

Triệu đồng

455.198


507.938

649.527

761.234

851.129

Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Triệu đồng

160.855
35,33
177.450
38,99
8.829
2,00
51.300
11,27
8.634

176.317

34,41
187.199
36,85
32.335
6,37
74.098
14,59
2.618

225.628
34,74
232.499
35,80
46.054
7,10
96.318
14,83
3.063

225.445
37,74
266.059
34,95
9.464
1,24
176.475
23,18
3.884

305.375

35,88
275.607
32,38
14.156
1,66
209.957
24,67
1.197

%
Triệu đồng

1,90
48.130

0,52
35.371

0,47
45.965

0,51
52.907

0,14
44.837

%

10,51

6,96
7,06
6,95
5,27
Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch Cần Thơ, 2012

Cơ cấu thu nhập từ du lịch của Thành phố Cần Thơ phần lớn là từ ăn uống
và lưu trú, chiếm 68,26% tổng doanh thu. Doanh thu từ các dịch vụ vui chơi giải
trí, vận chuyển và mua sắm chiếm tỷ lệ thấp. Do đó, các khu du lịch cần đầu tư
tăng thêm các dịch vụ hỗ trợ này để tăng doanh thu và kéo dài thời gian lưu trú
của khách du lịch là hết sức cần thiết.

12


2.2.3 Nguồn lực du lịch

Số người
Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch Cần Thơ, 2012
Số lao động trong ngành du lịch Tp. Cần Thơ tăng đều qua các năm, đặc
biệt năm 2012 lượng lao động lại tăng mạnh hơn các năm trước, điều này chứng
tỏ ngành du lịch ngày càng phát triển và cần nhiều lực lượng lao động hơn. Tuy
nhiên, cần nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng được nhu cầu của ngành,
điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch cũng như chất lượng
dịch vụ phục vụ du khách.
2.2.4 Cơ sở vật chất du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các tiện nghi về lưu trú, ăn uống,
điểm tham quan vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các dịch vụ du lịch
khác. Là thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều tiềm năng du lịch mang đậm
sắc thái sông nước miệt vườn, giữ vai trò trung tâm thu hút và điều phối khách

cho cả vùng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Cần Thơ phát triển khá
13


nhanh về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ và vui chơi
giải trí của du khách.
Cơ sở lưu trú du lịch: Việc thiết kế và phát triển các loại hình cơ sở lưu trú
hợp lý không những sẽ tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn cho khu du lịch, mà còn nâng
cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư. Trong năm 2012, trên địa bàn thành phố
Cần Thơ có 08 khách sạn mới đăng ký hoạt động, với tổng vốn đầu tư trên 114 tỷ
đồng nâng tổng số khách sạn lên 190 khách sạn, trong đó có 3 khách sạn 4 sao, 7
khách sạn 3 sao, 20 khách sạn 2 sao và 16 khách sạn 1 sao.

2.3 Định hướng phát triển du lịch tại chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ trong
tương lai
2.3.1 Tầm nhìn năm 2020
Phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của một thành phố trung tâm khu vực,
thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đưa
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố xứng đáng là trung tâm
du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2020, chợ nổi Cái Răng Cần thơ phải phát triển ngang tầm với yêu cầu của một thành phố đồng bằng cấp
quốc gia, văn minh, hiện đại. Khu nội thị xây dựng hoàn chỉnh các khu du lịch
sinh thái, khu vui chơi giải trí tổng hợp, trung tâm văn hóa Tây Đô, trung tâm hội
nghị quốc tế và nhiều khách sạn cao cấp hiện đại. Mở rộng không gian du lịch

14


ngoại thành với nhiều nhà hàng – khách sạn mới và hệ thống du lịch vườn, du
lịch nông thôn phục vụ ăn uống tại chỗ. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, các
loại hình ẩm thực, tham quan mua sắm, giải trí cuối tuần... đáp ứng đầy đủ nhu

cầu của du khách gần xa.Mở nhiều tuyến điểm du lịch mới, các tour du lịch liên
vùng và du lịch quốc tế. Đào tạo đội ngũ nhân viên du lịch chuyên nghiệp, phong
cách phục vụ văn minh, lịch sự. Phấn đấu để thành phố Cần Thơ thực sự là
“Điểm đến du lịch lý tưởng – an toàn – thân thiện", nơi hội tụ của “Văn minh
sông nước Mêkông”.
2.3.2 Đầu tư phát triển du lịch
Định hướng đầu tư phát triển du lịch thành phố trong thời gian tới là:
- Đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng du lịch theo quy hoạch.
- Phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và các dịch vụ du lịch, đặc biệt là các công
trình dịch vụ gắn với thương mại, hội nghị, triển lãm...
- Phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí và các khu du lịch trên các
cồn dọc theo sông Hậu, đồng thời xây dựng một số mô hình resort, nghỉ dưỡng
để tạo điểm nhấn cho thành phố.
- Đầu tư tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử - cách mạng và phát triển các sự kiện
du lịch, nâng cấp lễ hội, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.
- Đầu tư phát triển du lịch vườn, chú trọng tới các sản phẩm gắn với sông nước,
ruộng vườn đặc thù của đồng bằng sông Cửu Long.
- Đào tạo nâng cao nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lao động ngành du lịch.
- Áp dụng công nghệ mới để phát triển và đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá
du lịch, cung cấp thông tin cần thiết cho du khách.
2.3.3 Những chỉ tiêu cần làm để phát triển du lịch chợ nổi Cái Răng đến năm
2020
Sau đây là một số chỉ tiêu mà chợ nổi Cái Răng Cần Thơ đưa ra trong định
hướng phát triển du lịch đến năm 2020.
2.3.3.1 Dự báo về số lượng du khách
Với dự báo cho du lịch thành phố đến năm 2015 thành phố sẽ đón tiếp tổng
lượt khách là 3.240 ngàn người, và đến năm 2020 là 4.800 ngàn người

15



Bảng2.6: Dự báo lượng du khách đến năm 2020
Các chỉ tiêu
Tổng số lượt khách đến
+ Khách quốc tế
Ngày lưu trú bình quân
+ Khách nội địa
Ngày lưu trú bình quân
+ Khách tham quan

Đơn vị tính
2015
2020
1.000 người
3.240
4.800
1.000 người
440
800
Ngày
2,5
3,5
1.000 người
1.600
2.600
Ngày
2,0
2,5
1.000 người
1.200

1.400
Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch Cần Thơ, 2012

2.3.3.2 Dự báo về doanh thu
Bảng 2.7: Dự báo doanh thu đến năm 2020
Các chỉ tiêu
Thu nhập du lịch
+ Khách quốc tế
+ Khách nội địa
+ Khách tham quan

2015
2020
Triệu USD
Tỷ VNĐ
Triệu USD
Tỷ VNĐ
199,40
3.160,49
545,00
8.638,25
99,00
1.569,15
336,00
5.325,60
89,60
1.420,16
195,00
3.090,75
10,80

171,18
14,00
221,90
Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch Cần Thơ, 2012

Từ hoạt động du lịch doanh thu được tạo ra vào năm 2015 được dự báo là 199,40
triệu USD tương ứng 3.160,49 tỷ VNĐ, đến năm 2020 là 545 triệuUSD tương
ứng 8.638,25 tỷ VNĐ.
2.3.3.3 Dự báo về nhu cầu
1. Nhu cầu về sơ sở vật chất
Tương ứng với lượng khách được dự báo cho năm 2015, nhu cầu phòng
đến năm này là 10.360 phòng tương ứng với công suất sử dụng phòng là 65%,
đến năm 2020 là 21.430 phòng tương ứng với công suất sử dụng phòng là 70%.
Bảng 2.8: Dự báo nhu cầu phòng đến năm 2020
Nhu cầu phòng khách sạn
2015
2020
Số lượng phòng (phòng)
10.360
21.430
Công suất sủ dụng phòng bình quân
65,0
70,0
Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch Cần Thơ, 2012
2. Nhu cầu về nguồn lực phục vụ cho du lịch
Tương ứng với lượng khách và nhu cầu phòng được dự báo như trên có thể
dự báo được nhu cầu lao động cho thành phố đến năm 2020 để đáp ứng sự phát
triển của ngành du lịch thành phố Cần Thơ ở bảng 2.9.
16



×