Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tiểu luận Du lịch công cộng thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.94 KB, 43 trang )

CHƯƠNG 1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
1.1. Khái quát chung về Thành phố Cần Thơ
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu
thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện
tích tự nhiên 1.401,61 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Phía Bắc giáp tỉnh
An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh
Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông
và 9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc. Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ
gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện
(Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã,
phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường). Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ
tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg Thành lập Vùng kinh tế trọng
điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm
phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát
triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong
những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến
thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó,
thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ
sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
1.1.2. Lịch sử hình thành
Thế kỷ XVI, XVII, khi các tập đoàn lưu dân kéo đến khai khẩn, vùng đất
phương Nam mới thực sự bước sang một tiến trình lịch sử mới với một mô thức
văn hóa khác. Trong tiến trình đó, Cần Thơ xưa là “lõm” đất chẳng những được
khai phá có phần muộn màng so với miệt trên Đồng Nai - Sài Gòn mà cả với miệt
dưới (Hà Tiên).
Cuối thế kỷ XVIII, Mạc Cửu vốn là người Trung Quốc không thần phục nhà
Thanh, cùng tùy tùng và dân cư theo đường biển kéo vào miệt Hà Tiên khai khẩn,




lập nghiệp dưới sự bảo hộ của chúa Nguyễn, được phong làm Tổng binh trấn Hà
Tiên, từ đó cư dân qui tụ ngày càng đông. Năm 1732, toàn bộ đất phương Nam
được Chúa Nguyễn chia làm 4 đơn vị, gồm: Trấn Biên Dinh (vùng Biên Hòa ngày
nay), Phiên Trấn Dinh (Gia Định), Long Hồ Dinh (Vĩnh Long) và Trấn Hà Tiên.
Đến năm 1739 lập ra 4 huyện mới: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch
Giá), Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bạc Liêu) được sáp nhập vào đất Hà
Tiên. Năm 1739 được xem là điểm mốc, đánh dấu sự hình thành vùng đất Cần
Thơ.
Năm 1813, vua Gia Long cắt một vùng đất phì nhiêu ở bờ phải sông Hậu
(Trấn Giang - Cần thơ) lập huyện Vĩnh Định, thuộc phủ Định Viễn, trấn Vĩnh
Thanh.
Năm Kỷ Hợi 1839, vua Minh Mạng đổi tên huyện Vĩnh Định thành huyện
Phong Phú (lấy làng Tân An làm huyện trị), trực thuộc phủ Tịnh Biên, tỉnh An
Giang. Từ đó huyện Phong Phú tiếp tục phát triển và nổi tiếng là vùng đất thạnh trị
và an ninh khác hẳn mọi vùng ở miền Tây lúc bấy giờ.
Năm 1867, thực dân Pháp chiếm Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Từ đó
thực dân Pháp đặt ách thống trị cả 6 tỉnh miền Nam.
Ngày 23 tháng 2 năm 1876, Soái phủ Sài Gòn ra nghị định lập nên hạt Cần
Thơ, với thủ phủ là Cần Thơ.
Năm 1956, Chính quyền Ngô Đình Diệm quyết định đổi tên tỉnh Cần Thơ
thành tỉnh Phong Dinh.
Ngày 30/9/1970, chính quyền Sài gòn thành lập thị xã Cần Thơ.
Sau ngày thống nhất đất nước( từ 30/4/1975 đến nay).
Theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976 và Quyết định số
17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976 của Chính phủ thành lập tỉnh Hậu
Giang (nhập tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng)
Đến tháng 12 năm 1991, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa VIII có nghị quyết
tách tỉnh Hậu Giang thành lập tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Từ đầu năm 1992,

tỉnh Cần Thơ được tái lập với tên gọi Cần Thơ như đã từng xuất hiện từ hàng trăm
năm trước.


Nghị quyết 22/2003/QH 11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc Hội (khoá
XI) và Nghị định số 05/2004/ NĐ - CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ tách tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và
tỉnh Hậu Giang.
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2015 đạt 78.085 tỷ đồng, tăng 12,28% so với
năm 2014, đạt kế hoạch đề ra. GDP bình quân đầu người đạt 79,4 triệu đồng tăng
6,6 triệu đồng so với năm 2014. Cơ cấu kinh tế (GDP) tiếp tục chuyển dịch đúng
hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ chiếm 93,42%;
giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 6,58% trong cơ cấu
kinh tế thành phố.
Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp: Tình hình sản xuất các vụ lúa trong năm đạt khá, diện
tích lúa cả năm xuống giống được 237.950 ha, vượt 7,9% kế hoạch, tăng 2,4% so
năm 2014, sản lượng cả năm 2015 đạt 1,403 triệu tấn, tăng 9,1%. Diện tích nuôi
thủy sản 13.156 ha, vượt 1,2% kế hoạch, tổng sản lượng thủy sản nuôi thu
hoạch 185.068 tấn, đạt 99,9% kế hoạch đề ra.
Công nghiệp
Sản xuất công nghiệp: Tình hình sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp
trên địa bàn duy trì mức tăng trưởng khá; chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp
năm 2015 tăng 8,21% so với năm 2014. Các khu công nghiệp thu hút 12 dự án với
tổng vốn đầu tư đăng ký 30,6 triệu USD; nâng tổng số đến nay các khu công
nghiệp có 220 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký 1.957 triệu USD; vốn
thực hiện 894,5 triệu USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Thương mại - Dịch vụ

Hoạt động khu vực dịch vụ đạt nhiều kết quả khả quan. Tình hình lưu chuyển
hàng hóa trên thị trường khá sôi động, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn,
kết nối cung cầu hàng hóa,… được tổ chức có hiệu quả, một số trung tâm thương
mại mới đi vào hoạt động đã góp phần tác động thúc đẩy sản xuất, phát triển thị
trường; tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ đạt 81.248,8 tỷ đồng, tăng


16,4% so năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thu ngoại tệ thực
hiện 1.375,6 triệu USD, đạt 94,9% kế hoạch, giảm 1,3%. Kim ngạch nhập khẩu
thực hiện 387,5 triệu USD, tăng 2%. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được chú
trọng, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng du lịch được tập trung đầu tư phát triển; cả năm
đón và phục vụ 1,619 triệu lượt khách lưu trú, tăng 18%; doanh thu đạt 1.747 tỷ đồng,
tăng 49% so năm 2014.
1.1.3.2. Xã hội
Dân cư
Tính đến năm 2015, dân số toàn Thành phố Cần Thơ đạt gần 1.400.300
người, mật độ dân số đạt 995 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt
gần 791.800 người, dân số sống tại nông thôn đạt 408.500 người. Dân số nam đạt
600.100 người, trong khi đó nữ đạt 600.200 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân
theo địa phương tăng 8,2.
Thành phố Cần Thơ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau. Người
Khmer ở Cần Thơ không nhiều, chủ yếu tập trung chung quanh chùa hoặc sống rải
rác xen kẽ với người Việt ở các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt. Người Hoa ở
Cần Thơ thường sống tập trung ở quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền, người
Hoa gốc Quảng Đông làm nghề mua bán, người Hoa gốc Hẹ làm nghề thuốc Bắc
và người Hoa gốc Hải Nam làm nghề may mặc....
Giáo dục
Thành phố Cần Thơ có 255 trường học ở các cấp phổ thông, đứng đầu ở khu
vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tại các bậc bậc đại học vàcao đẳng, thành phố có
nhiều trường đại học hàng đầu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long như: đại học

Cần Thơ, Đại học Y Dược Cần Thơ, đại học Tây Đô, Đại học Nam Cần Thơ, Đại
học Kiến trúc TPHCM (cơ sở Cần Thơ), Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ hiện có 6 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 1 học viện,
1 phân hiệu và 12 trường trung cấp chuyên nghiệp với tổng số 76.677 sinh viên đại
học, cao đẳng và trung cấp chính quy, chiếm gần 50% số sinh viên của cả vùng.
Thành phố Cần Thơ có 4.260 người có trình độ sau đại học, trong đó có 234 người
có trình độ tiến sĩ. Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Y Dược Cần Thơ là 2


trường có chất lượng đào tạo cao, giữ được uy tín hàng đầu trong khu vực và cả
nước.
1.1.4. Hoạt động du lịch
Trong năm 2016, ngành Du lịch thành phố Cần Thơ phấn đấu đón 1,7 triệu
lượt khách, doanh thu đạt 1.800 tỉ đồng. Đồng thời Ngành tập trung xây dựng các
sản phẩm du lịch đặc trưng, nhất là du lịch đường sông gắn với tham quan di tích
lịch sử- văn hóa, làng nghề và du lịch sinh thái; phố đi bộ ở đường Hai Bà Trưng,
chọn một số tuyến điểm trong nội đô thiết kế citytour; xây dựng 4 đề án khả thi là
Khu du lịch cồn Sơn, Khu du lịch cù lao Tân Lộc, Vườn cò Bằng Lăng và Khu du
lịch sinh thái huyện Phong Điền để kêu gọi đầu tư; hợp tác với tỉnh Kampot
(Campuchia) mở rộng thị trường.
Thành phố Cần Thơ hiện có 40 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động trên địa
bàn, tăng 8 đơn vị so với năm 2014, 226 cơ sở lưu trú, tăng 48 cơ sở so với năm
2014, 17 khu điểm vườn du lịch và 11 cơ sở homestay. Cũng trong năm 2015,
thành phố Cần Thơ đã có nhiều tập đoàn lớn như Vingroup, Novaland, Mường
Thanh… đầu tư nhiều dự án lớn về du lịch trên địa bàn.
Thành phố Cần Thơ đang tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù. Theo
đó, trong thời gian tới sẽ tập trung khai thác các loại hình du lịch như du lịch
MICE (du lịch hội họp, khen thưởng, hội nghị, hội thảo và triển lãm); du lịch sinh
thái sông nước miệt vườn; du lịch văn hóa, lịch sử kết hợp tham quan các làng
nghề truyền thống.

Thành phố Cần Thơ là đô thị lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long, là đầu
mối giao thương nối liền các tỉnh trong vùng đến thành phố Hồ Chí Minh và sang
Campuchia. Về phát triển du lịch, thành phố Cần Thơ có nhiều tiềm năng như:
- Tượng đài Bác Hồ, nhà Bảo tàng thành phố, nhà Bảo tàng Quân khu 9, đình
Bình Thủy, chùa Khánh Quang, chùa Ông, chùa Nam Nhã Đường, Hội Linh Cổ
Tự, chùa Munir Ansây, Long Quang Cổ Tự, mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, mộ nhà
thơ Phan Văn Trị, Trường Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL, nông
trường Sông Hậu… có khả năng phát triển du lịch văn hóa.


Hệ thống sông rạch chằng chịt và một số làng nghề truyền thống; các tiềm
năng cảnh quan sinh thái như cồn Cái Khế, Cồn Khương, Cồn Ấu, cù lao Tân Lộc,
làng hoa Thới Nhật, nhà lồng chợ cổ Cần Thơ, phố đi bộ dọc bến Ninh Kiều, chợ
nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền, du thuyền trên sông..., được kết nối với trung
tâm thành phố bằng hệ thống giao thông đường bộ lẫn đường thủy rất thuận tiện,
có khả năng phát triển du lịch sinh thái; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự
án đầu tư đã được phê duyệt, đáng chú ý là dự án Trung tâm văn hóa Tây Đô,
Trung tâm văn hóa Khmer Nam bộ, dự án khôi phục lộ Vòng Cung - làng cổ Bình
Thủy… Ngoài ra, Cần Thơ còn đầu tư một số loại hình dịch vụ du lịch khác như
khu vui chơi giải trí, du lịch hội thảo…, thành phố có khả năng đón tiếp và phục vụ
ăn nghỉ cho du khách với hệ thống các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, đa phần đã
được xếp hạng từ tiêu chuẩn đến 4 sao và một số nhà nghỉ dạng resort… đáp ứng
được nhu cầu ăn ở của du khách trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đầu tư về cơ sở hạ tầng, điểm đến, ẩm thực, nghỉ dưỡng và các sản
phẩm du lịch... thành phố Cần Thơ cũng chú trọng đầu tư cho nguồn nhân lực chất
lượng và chuyên nghiệp phục vụ lĩnh vực du lịch.
1.2. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở thành phố Cần Thơ
1.2.1. Tiềm năng về tài nguyên du lịch
1.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình

Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê
Kông bồi đắp và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của
dòng sông Hậu. Địa chất trong thành phố được hình thành chủ yếu qua quá trình
bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 mét
có hai loại trầm tích là Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).
Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư
nghiệp, với Độ cao trung bình khoảng 1 – 2 mét dốc từ đất giồng ven sông Hậu,
và sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía đông bắc sang phía tây
nam. Bên cạnh đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn


Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập. Thành phố Cần Thơ có 3 dạng địa
hình chính là Địa hình ven sông Hậu hình thành dải đất cao là đê tự nhiên và các
cù lao ven sông Hậu.
Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn, Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá
chằng chịt. Vùng tứ giác Long Xuyên thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng
năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.
Như vậy, với địa hình bằng phẳng, có các cồn và cù lao tạo điều kiện để phát
triển du lịch miệt vườn sông nước, du lịch sinh thái, góp phần phát triển loại hình
du lịch homestay.
Khí hậu
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long
với các đặc điểm chung: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày - đêm nhỏ; các chỉ
tiêu khí hậu (ánh sáng, lượng mưa, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí...) phân hóa
thành hai mùa tương phản mùa mưa và mùa khô. Cần Thơ nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa
mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28 °C, số giờ nắng trung bình cả năm khoảng
2.249,2h, lượng mưa trung bình năm đạt 1600 mm. Độ ẩm trung bình năm dao
động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về

nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong
năm.
Nguồn nước
Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mêkông, có địa
hình rất đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng. Nơi đây có hệ thống sông ngòi,
kênh rạch chằng chịt. Trong đó: sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài
chảy qua thành phố là 65km. Tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ
m3/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông Mêkông), lưu lượng nước bình


quân tại Cần Thơ là 14.800m3/ giây. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triêu
m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mêkông); sông Cái Lớn dài 20km,
chiều rộng cửa sông 600 - 700m, độ sâu 10m - 12m nên có khả năng tiêu, thoát
nước rất tốt; sông Cần Thơ dài 16km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần
Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác
dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Bên cạnh đó, Cần Thơ
còn có hệ thống kênh rạch nhỏ dày đặt cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo
điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất. Tài nguyên thủy sinh vật của
thành phố tương đối đa dạng, phong phú bao gồm các loài sinh vật, thực vật đặc
trưng cho vùng phù sa ngọt; động vật trên cạn và thủy sinh vật... Ngoài ra, thành
phố còn có vườn cò Bằng Lăng tại quận Thốt Nốt.
1.2.1.2. Tài nguyên nhân văn
* Di tích lịch sử văn hóa
TP. Cần Thơ có nhiều di tích văn hóa – lịch sử được công nhận là một tiềm
năng lớn để thúc đẩy loại hình du lịch homestay phát triển, khách du lịch thường
kết hợp giữa nghỉ ngơi tại các homestay và tham quan, tìm hiểu di tích để có thể
hiểu và tiếp cận những nền văn hóa khác nhau của từng địa phương. Cần Thơ hiện
có các di tích:
Di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Bác Hồ: tọa lạc tại ấp 3, xã Lương Tâm,
huyện Long Mỹ. Đây là di tích lịch sử văn hóa có giá trị đặc biệt về lịch sử, ghi

nhận tấm lòng người dân Cần Thơ đối với Bác Hồ - vị Lãnh tụ thiên tài của cách
mạng Việt Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ, chính đền thờ Bác đã trở thành sức
mạnh, ý chí giúp cho quân dân Cần Thơ chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Đền thờ
Bác Hồ trở thành nơi hành hương, về nguồn của các tầng lớp nhân dân Cần Thơ và
các tỉnh lân cận.
Khu di tích lịch sử văn hoá quốc gia Khám lớn: Khám lớn Cần Thơ được
Pháp xây dựng trên DT 3.762 m vuông, nằm cạnh Dinh tỉnh trưởng, đối diện với


Toà Bố, có tường kiên cố bao bọc cao từ 3,6m tới 5m, mỗi góc tường là một vọng
gác cao 6m có đèn pha mạnh, tầm quan sát rộng . Trong khám lớn có chùa , nhà
thờ, 21 phòng giam tập thể, nhiều xà lim, phòng giam " đặc biệt ". Đây là trại giam
lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, đã cầm tù, tra tấn, sát hại nhiều cán bộ,
đảng viên, chiến sĩ cộng sản của Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực. Ngay trước
cổng khám lớn, ngày 4/6/1941 lúc 9h30 sáng, thực dân Pháp đã xử bắn đồng chí
Lê Văn Nhung ( Bí thư tỉnh uỷ Cần Thơ năm 1940 ), đồng chí Ngô Hữu Hạnh ( Uỷ
viên thường vụ tỉnh uỷ Cần Thơ năm 1940 ). Năm 1995 , do việc xây dựng trụ sở
UBND Tỉnh, ngoài diện tích của Dinh tỉnh trưởng ( cũ ) còn nhập thêm 1 phần
diện tích của khám lớn nên khu trại giam giữ nữ tù, một số xà lim, khu phòng ở
của giám thị không còn nữa. Diện tích được bảo tồn hiện nay là 2.046m vuông, lưu
giữ các hiện vật như gông cùm tra tấn tù nhân; khăn tay, áo gối, áo len mà các má ,
các chị đã thêu đan trong tù hoặc áo mặc lúc bị tra tấn... cùng một số tranh ảnh, tư
liệu quý giá.
Bảo tàng QK9, Bảo tàng Hồ Chí Minh - ÐBSCL: Nằm ngay trung tâm
thành phố, đối diện Bảo tàng Cần Thơ. Hiện vật, hình ảnh trưng bày tại đây là
những tài sản vô giá minh chứng cho quá trình xây dựng và chiến đấu của lực
lượng vũ trang QK9 và tấm lòng của người dân ÐBSCL với Bác Hồ kính yêu.
Di tích chiến thắng Tầm Vu: Theo QL1A hướng Tây Nam, vào tỉnh lộ 61
cách TP. Cần Thơ 17 km. Nơi đây, thời kháng chiến chống Pháp, trên đoạn lộ từ
Cái Tắc đến Rạch Gòi không quá 5 km đã diễn ra 4 trận Tầm Vu oai hùng. Ðặc

biệt trận Tầm Vu IV (19.4.1948) quân ta tiêu diệt hơn 200 lính Pháp và thu được
nhiều súng đạn khác, trong đó đã thu được khẩu đại bác 105 ly, làm vang dội khắp
chiến trường cả nước - chiến trường Đông Dương
Đình Bình Thuỷ (Đình thần Long Tuyền ): Đình Bình Thuỷ được xây cất
vào năm Tân Hợi -1844, sắc thần do vua Tự Đức phong vào ngày 29-11-1852 năm
Nhâm Tý . Mỗi năm có 2 kỳ cúng lớn : Ngày 12-13-14 tháng 7 ( ÂL ), Ngày 14
tháng 12 ( ÂL ). Cách nội ô TP.Cần Thơ 5km, theo đường Cách Mạng Tháng 8,
hướng đi Long Xuyên, Ðình có quy mô diện tích vào loại lớn nhất trong các đình


làng Cần Thơ (trên 4000 m2) được xây dựng vào năm 1844. Ðình thành lập rất
sớm trong số các đình chùa ở Cần Thơ. Ðình được xây theo hình chữ Nhất, mặt
hướng ra sông Bình Thủy. Lối dẫn vào đình có phù điêu, chạm nổi hình rồng, kỳ
lân. Mái đình lợp ngói được nâng đỡ bởi sáu hàng cột tròn bằng gỗ quý. Các bộ
phận vì, kèo kết cấu theo lối "thượng lầu, hạ hiên". Quanh các gác mái chạm khắc
các vị thần tiên, cỏ cây hoa lá. Đình Bình Thủy thờ các danh nhân có công với đất
nước như Bùi Hữu Nghĩa, Đinh Công Tráng, Nguyễn Trung Trực.
Chùa Nam Nhã đường: Nam Nhã Đường là một ngôi chùa vừa trang
nghiêm, cổ kính, mang một bề dày lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Khuôn
viên chùa rộng rãi, thoáng mát. Trong sân trồng nhiều loại cây, kiểng được uốn nắn
công phu, kết hợp với hòn non bộ cao trên 2 m nằm ở giữa sân. Lần bước lên 2 dãy
nấc thang là đến chánh điện gồm 5 căn mỗi căn đều có 4 cột bê tông chống đỡ 3
vòm bán nguyệt, vòm giữa lớn, 2 vòm hai bên nhỏ hơn. Các hoa văn, hoạ tiết được
tô đắp rất công phu làm tăng thêm phần duyên dáng, sắc sảo. Chánh điện lợp ngói
âm dương trên có hình lưỡng long tranh châu. Bên trong chánh điện được bày trí
các bàn thờ tam giác ( tượng phật, khổng tử, lão tử đồng bằng ), cụ Nguyễn Giác
Nguyên, Quan Thánh Đế Quân, Bùi Hữu Sanh, Bùi Hữu Nghĩa... Trãi qua 2 thời
kỳ kháng chiến chống Pháp và đánh Mỹ, chùa Nam Nhã tiếp tục là chổ dựa của các
tổ chức yêu nước, cách mạng. Chính vì vậy, Bộ Văn Hoá Thông tin đã ra quyết
định công nhận chùa Nam Nhã Đường là di tích lịch sử cách mạng ngày

25/1/1991.
Di tích chùa Ông: Được xây dựng năm 1894 trên đường Hai Bà Trưng - Bến
Ninh Kiều, chùa Ông còn gọi là Quảng Triệu Hội Quán. Kiến trúc độc đáo hình
chữ Quốc với sân Thiên tĩnh, mái lợp âm dương, gờ mái bằng men xanh thẫm, bộ
vì kèo làm theo kiểu " chồng rường gối mộng " lên nhau qua những con bọ được
chạm khắc, theo nghệ thuật thư pháp cổ của Trung Hoa. Đến nay chùa vẫn giữ
được những đường nét kiến trúc độc đáo của thế kỷ XIX. Chùa thờ các vị thần
Long Mã tướng quân, Quan thánh đế quân (Quan Công), Bà Thiên Hậu, Phật Bà
Quan Âm. Nằm ngay trên bến Ninh Kiều. Không kể ngày Tết, chùa có bốn lễ
chính: Ngày 2.2 Âl: ngày vía ông Bổn, Ngày 23.3 Âl: vía Thiên Hậu Thánh mẫu,


Ngày 24.6 Âl: Quan Công, Ngày 22.7 Âl : Thần tài. Quy tụ rất đông bà con người
Hoa và cả khách thập phương trong ngoài nước cùng nhân dân quanh vùng.
Ngoài ra còn có các di tích cấp quốc gia khác như:
- Cơ quan đặc ủy An Nam Cộng Sản 1929 - 1930 ( Phường Bình Thủy - TP
Cần Thơ )
- Địa điểm Nam Kỳ Khởi Nghĩa ( Xã Phú Hòa - Tỉnh Cần Thơ )
- Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (tại làng Long Tuyền, nay thuộc phường An
Thới, TP.Cần Thơ)
- Hội Linh Cổ Tự (Tọa lạc tại số 314/36 đường CMT 8)
- Long quang cổ tự (Tọa lạc tại ấp Bình Nhựt B, xã Long Hòa, TP Cần Thơ)
* Các lễ hội
Do đặc điểm sống chung của 3 dân tộc Việt - Khơmer - Hoa, Cần Thơ có khá
nhiều lễ hội, số lễ hội này bắt nguồn từ tập quán cổ truyền hoặc do tín ngưỡng dân
gian của mỗi dân tộc tạo nên. Thông qua các lễ hội du lịch homestay càng có điều
kiện để phát triển nhanh chóng, khách du lịch khi đến tham dự lễ hội sẽ ở lại đêm
nghỉ ngơi và homestay là loại hình họ thường chọn để có thể hòa mình, trải nghiệm
vào văn hóa của người dân địa phương. Ở Cần Thơ hiện có các lễ hội chính sau:
Lễ hội Chùa Ông: Ngày lễ lớn trong năm là mùng 7 tháng 7 âm lịch có “Lễ

Vu Lan” kéo dài từ 2 -3 ngày. Ngoài ra, còn có các ngày vía (theo ngày âm lịch):
ngày 2/2 ngày vía ông Bổn, ngày 23.3 lễ vía Thiên Hậu Thánh mẫu, ngày 13/ 5 lễ
vía Quan Bình; ngày 24/ 6 lễ vía Ông còn gọi là lễ vía Quan Thánh Đế; ngày 30/
10 lễ vía Quan Châu. Vào những ngày lễ Tết, đông đảo dân làng và khách từ các
địa phương đến cúng. Loại nhang được dùng nhiều nhất trong lễ cúng là nhang
khoanh, những cuộn nhang được treo lên từ nhỏ đến lớn buông xuống tạo thành
hình xoắn ốc, giữa vòng xoắn ốc ấy có treo lủng lẳng một miếng nhựa màu vàng,
trên đó ghi tên người cúng bằng tiếng Hoa, khói nhang bay phảng phất tỏa mùi
thơm tạo thành một bầu không khí trang nghiêm và huyền ảo.
Lễ hội cúng đình Bình Thủy: Hàng năm, tại Đình Bình Thủy, ngoài các lễ
cúng tế vào ngày rằm mỗi tháng và Tết Nguyên Đán, đình còn có 2 kỳ lễ hội lớn
gắn liền dấu ấn sản xuất nông nhiệp, được tổ chức long trọng:
- Lễ Hạ điền: Cúng đất đai bắt đầu vụ mùa mới (rằm tháng 4 Âm lịch).


- Lễ Thượng điền: Tạ ơn và cúng ruộng đồng nghỉ ngơi (rằm tháng chạp Âm
lịch).
Trong những ngày này, khách thâp phương và dân làng tấp nập về dự lễ cúng
đình, tế lễ. Sau phần lễ gồm có việc rước sắc thần cầu cho Quốc thái dân an, mùa
màng tươi tốt bội thu là đến phần hội, đua thuyền, đô vật, các đoàn hát bội, cải
lương được mời về biểu diễn cho dân xem, thi múa lân, hát xếp, hát tuồng… cho
đến thâu đêm.
Lễ dâng y của đồng bào người Khmer: Lễ Dâng y được tổ chức hằng năm
trong vòng 1 tháng sau ngày ra hạ và mỗi chùa chỉ được tổ chức một
lần. Người Khmer quan niệm ai đứng ra làm chủ lễ Dâng y cà sa sẽ có nhiều phúc
đức vào kiếp sau và trong cuộc sống hiện tại luôn gặp được những điều may mắn.
Lễ Dâng y thường được tổ chức 2 ngày, tóm tắt như sau: Ngày thứ nhất, sau khi
thống nhất được ngày tổ chức, chủ lễ sẽ mời vị Achar hướng dẫn nghi thức, mời
khách đến nhà để dự và cùng hùn phước với chủ lễ, Sáng ngày thứ 2, gia chủ sẽ
làm các nghi thức còn lại. Những người trong gia đình chủ lễ khiêng kiệu, các vật

lễ khác nhỏ hơn được chủ lễ đội lên đầu cùng với đoàn diễu hành đi vòng quanh
Chánh điện 3 vòng sau đó mới vào Chánh điện làm lễ Dâng y cà sa với tất cả lễ
vật, tại đó các vị sư sẽ tụng kinh.
Ngoài ra còn 2 lễ hội khác là: Lễ giỗ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, lễ giỗ nhà thơ
yêu nước Phan Văn Trị.
* Các sản phẩm truyền thống
Cần Thơ có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đa phần du lịch homestay ở
Cần Thơ kết hợp cho khách tham quan các làng nghề truyền thống ở địa phương,
khách trực tiếp tham gia vào một hoặc nhiều công đoạn sản xuất sản phẩm để
mang đến cho du khách những trải nghiệm qua việc tham gia chế tác các sản phẩm
thủ công như làm đồ chơi dân gian, đan lát, hoặc cùng người dân thu hoạch trái
cây, trồng hoa… Hiện tại tại Cần Thơ có 4 làng nghề lâu đời nhất và vẫn duy trì
hoạt động, sẵn sàng chào đón du khách “quá bộ” đến tham quan. Đây cũng là
những điểm tham quan Cần Thơ khá ý nghĩa, để du khách hiểu hơn về nghề truyền
thống, cũng như nét đẹp bình dị của địa phương khá đặc trưng:


Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng: Là một trong những thương hiệu khá
nổi tiếng trên khắp cả nước, thâm niên hơn 50 năm, bánh tráng làng nghề Thuận
Hưng bao đời nay vẫn lưu giữ được những ưu điểm nổi bật và độc quyền do cha
truyền còn nối. Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng thuộc xã Thuận Hưng, khá dễ
dàng để du khách tìm đường đến đây tham quan và trực tiếp xem bà con thực hiện
từng công đoạn tỉ mẩn, làm nên những chiếc bánh tráng thơm ngon, lừng danh
này.
Làng Thơm Rơm: Là vùng đất sông nước mênh mông, một trong những làng
nghề nổi tiếng của Cần Thơ là làng Thơm Rơm, chuyên cung cấp đầy đủ các thể
loại lưới chài cho bà con trong vùng và cả các vùng lân cận. Làng đan lưới nằm ở
ấp Tân Lợi 2, xã Thuận Hưng, huyện Thốt Nốt – TP Cần Thơ, tồn tại và phát triển
hơn 30 năm nay. Sản phẩm của làng được đánh giá cao về chất lượng, đồng thời dó
đó lượng tiêu thụ đầu ra luôn ổn định quanh năm.

Làng hoa Thới Nhật: Làng hoa này còn có tên gọi là làng hoa Bà Bộ thuộc
phường An Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ, hiện vẫn còn hơn 100 hộ dân chuyên nghề
trồng hoa Tết với các loại phổ biến và rất được yêu thích như cúc vạn thọ, cúc
vàng, hướng dương, hoa giấy… Gần đến Tết, làng hoa Thới Nhựt rực rỡ sắc màu,
bà con bận rộn, phấn khởi để chuẩn bị mùa mua bán nhộn nhịp, góp thêm sắc màu
vui tươi cho cái tết truyền thống.
Làng đan lọp Thới Long: Cũng là một trong những làng nghề lâu đời của
Cần Thơ, làng đan lọp thuộc Xã Thới Long, huyện Ô Môn, không quá xa trung tâm
thành phố. Lọp là dụng cụ phổ biến để bắt cá đặc biệt sử dụng nhiều vào mùa nước
nổi tại Cần Thơ, được người dân tại đây tìm mua rất nhiều độ tháng 07-10 âm lịch
hàng năm. Những chiếc lọp đều tăm tắp đủ mọi kích cỡ được những bàn tay khéo
léo của người dân làng Thới Long đan thoăn thoắt, điệu nghệ, khiến khách tham
quan không khỏi trầm trồ thán phục.
* Văn hóa ẩm thực
Với đặc tính là vùng sông nước, Cần Thơ là nơi sản sinh ra rất nhiều món ăn
dân dã, hấp dẫn được rất nhiều du khách ưa thích. Đặc biệt, là những du khách


nghỉ tại các homestay họ muốn thưởng thức những món ăn giản dị, hương đồng cỏ
nội của vùng đất Nam Bộ, được ăn cùng với gia đình của người dân địa phương
trong 1 không gian thanh bình, ấm cúng và Cần Thơ là thành phố có nhiều lợi thế
với nhiều món ăn ngon, chế biến đơn giản cùng với những món bánh truyền thống
thu hút đông du khách đến thưởng thức đặc biệt là khách quốc tế.
Bánh đúc: Món ăn dân dã này có nguồn gốc từ các làng quê Bắc Bộ. Theo
thời gian món ăn này bắt đầu xuất hiện ở miền trung và miền Nam. Cùng một món
ăn nhưng mỗi vùng lại có một hương vị khác nhau, đặc trưng cho văn hóa ẩm thực
của vùng đó. Bánh đúc ở Cần Thơ cũng vậy,là mang hương vị riêng của miền
Tây sông nước. Món ăn này tuy đơn giản chỉ là bột bánh thơm, cộng với nước cốt
dừa béo ngậy, vị mặn mặn của thịt tôm nhưng lại mang một hương vị đặc biệt
thơm ngon đến lạ thường.

Bánh xèo: Cũng giống như bánh đúc bánh xèo là một món ăn quen thuộc
trong ẩm thực Việt Nam. Bạn có thể tìm thấy món ăn tại nhiều vùng đất du lịch nổi
tiếng như, Hà Nội , Huế… Và không thể không kể đến chính là bánh xèo Cần
Thơ. Đây là món ăn đã có từ lâu đời và gắn bó với cuộc sống thường người dân
nơi đây. Bánh xèo ở Cần Thơ không chỉ thơm ngon và còn rất bắt mắt. Người dân
ở đây thường dùng bột gạo pha nước cốt dừa, nghệ vàng để đổ bánh. Nhân bánh
cũng rất đa dạng nhưng thường là thịt tôm, heo, giá sống, củ sắn. Để có món bánh
xèo ngon đúng điệu thì phải ăn bánh xèo cùng với rau sống và chấm với nước
mắm ngọt được pha chế đúng kỹ thuật.
Phở cá: Phở bò, phở gà là những món phở đã quá quen thuộc với nhiều
người. Nhưng phở cá là cái tên khá lạ không phải ai cũng biết tới. Món ăn đặc biệt
này chính là sự kết hợp độc đáo của phở hương vị ẩm thực miền Bắc và Nam.
Món phở ở đây khác biệt từ cách chế biến đến mùi vị. Ở đây người ta thường
dùng thịt cá lóc đã luộc qua, sau đó chiên vàng 2 mặt thay vì dùng thịt bò hay gà
như miền Bắc. Nước dùng thì được ninh từ phần xương và đầu cá còn lại kết hợp
với xương ống, nên có vị ngọt rất tự nhiên. Rau ăn với phở không thể thiếu là thì
là, ngoài ra còn có rau nhút, hung lủi. Chính sự kết hợp mới lạ này lại là điểm nhấn
tạo nên sự khác biệt cũng sức hút đối với nhiều du khách.


Nguồn gốc của món ăn này cũng rất đặc biệt, vì đây không phải món ăn
truyền thống của những người dân nơi đây mà của một người dân gốc bắc, di cư
vào cần thơ sinh sống. Ở nơi đất khách quê người anh luôn nhớ về quê cũ và đây
cũng là lý do khiến anh nảy sinh ra tưởng về món ăn mới mẻ này.
Bánh tằm bì: Không chỉ sáng tạo ra bánh xèo, bánh đúc mặn… Người dân
miền Tây còn sáng tạo ra món bánh tằm bì đặc biệt thơm ngon với sự kết hợp sợi
bánh tằm to mềm, bì cắt nhuyễn, thịt heo xào và không thể thiếu được là nước cốt
dừa béo ngọt. Đây là món ăn sáng phổ biến của người cần thơ rất ngon và rẻ. Dần
dần món ăn này được nhiều du khách biết đến và yêu thích. Rất nhiều du khách
đến đây đều được mong thưởng thức một lần. Có người còn đùa bảo nhau rằng đến

Cần Thơ mà không ăn bánh Tằm bì là chưa biết đến cần thơ
Lẩu mắm: Món ăn này là sự kết hợp hoàn hảo của những nguyên liệu mang
đặc trưng của miền sông nước. Với nguyên liệu chính là mắm, cá tươi, các loại
rau. Có rất nhiều loại mắm có thể làm nước cốt như mắm cá linh, cá rô, cá sặc.
Nhưng ngon nhất và được nhiều người sử dụng nhất là mắm cá linh.
Điều đặc biệt ở món lẩu này không hạn chế các loại rau như các loại lẩu
khác. Từ các loại nhà phổ biến như cải xanh, cải ngọt, nấm rơm, đậu bắp, mồng
tơi, rau muống, bạc hà, mướp hương… đến các loại rau hái trong tự nhiên như
bông lục bình, rau mác, đoạt chọi,rau đắng , rau dừa, càng cua…đều có thể chọn để
nấu lẩu. Chính sự đa dạng trong nguyên liệu khiến cho lẩu mắm không chỉ thơm
ngon mà còn rất bổ dưỡng.
Bún nước lèo: Nguyên liệu chính của tô bún leo bao gồm những sợi bún, thịt
quay, tôm, mực, kèm thêm một chút rau thơm. Đặc biệt để có một tô bún ngon hấp
dẫn thì nước súp là phần quan trọng nhất. Nước súp của loại bún này thuần bằng
nước nắm nấu và được lược xác cẩn thận, trong vắt, có mùi thơm hấp dẫn. Nồi
nước lèo có hương vị đậm đà phải được nấu bằng nước dừa tươi, cá lóc kèm theo
chút ngãi bún.
Bánh cống: Đây là món ăn chơi rất nổi tiếng của người Cần Thơ. Bánh được
làm từ bột gạo pha loãng vừa phải làm chất nền đổ vào khuôn đúc, nhân bánh được
làm từ đậu xanh, thịt băm nhuyễn. Sau khi cho bánh vào khuôn đúc có hình tròn


dài, có quay người dân địa phương thường gọi là “cống” cho và chảo dầu đang sôi
khi bánh chuyển sang màu vàng dậy mùi là được.
1.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
1.2.2.1. Điều kiện cơ sở hạ tầng
Giao thông vận tải
Hệ thống giao thông đường bộ:
Toàn thành phố có 2.762,84km đường, mật độ 2,3km/km2 (nếu không tính
đường xã ấp, toàn thành phố có 698,548km đường, mật độ 0,5km/km2); trong đó

có 123,715km quốc lộ; 183,85km đường tỉnh; 332,87 km đường huyện; 153,33km
đường đô thị; 1.969,075km đường ấp, xã, khu phố. Với 3,98% mặt đường bê tông
nóng, 26,26% nhựa, 27,74% rải đá, 17,44% cấp phối, còn lại là đường đất phần lớn
sử dụng
ụ cho người đi bộ và xe 2 bánh với quy mô và tải trọng nhỏ.
Hệ thống giao thông đường sông:
Mạng lưới đường thủy trên địa bàn có tổng chiều dài 1.157km, trong đó có
khoảng 619km có khả năng vận tải cho loại phương tiện trọng tải từ 30 tấn trở lên
(độ sâu trung bình >2,5m). Gồm: 6 tuyến do Trung ương quản lý (sông Hậu, sông
Cần Thơ, kênh Cái Sắn, kênh Thị Đội, rạch Ô Môn, kênh Xà No) với tổng chiều
dài 132,88km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 100 - 250 tấn hoạt động…
Bốn tuyến đường sông do thành phố quản lý là: kênh Thốt Nốt, kênh Bà Đầm, rạch
Cầu Nhiếm, rạch Ba Láng với tổng chiều dài 81,45km, đảm bảo cho phương tiện
trọng tải từ 30 - 50 tấn hoạt động. Các tuyến đường sông do quận, huyện quản lý
gồm 40 tuyến với tổng chiều dài 405,05km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ
15 - 60 tấn hoạt động.
Giao thông hàng không:
Sân bay Cần Thơ là sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã
chính thức đi vào hoạt động khai thác thương mại các tuyến quốc nội từ ngày 03
tháng 01 năm 2009 và mở các tuyến bay quốc tế vào ngày 01/01/2011.
Hệ thống các công trình phục vụ giao thông:
Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, khởi công vào tháng 9 năm 2004, đã hoàn
thành và đưa vào sử dụng
ụ ngày 24 tháng 4 năm 2010. Ngoài ra, hệ thống cảng của
Cần Thơ đang được nâng cấp, gồm: Cảng Cần Thơ (Cảng Hoàng Diệu) có thể tiếp


nhận tàu tàu biển có tải trọng 10.000 - 20.000 DWT; cảng Trà Nóc có 3 kho chứa
lớn với dung lượng 40.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt
200.000 tấn/ năm có thể tiếp nhận tàu 2.500 DWT. Cảng Cái Cui là cảng mới được

xây dựng có thể phụcụ vụ ụ cho tàu từ 10.000 - 20.000 DWT, khối lượng hàng hóa
thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm, đã hoàn thành công trình giai đoạn I vào tháng
4 năm 2006; đang triển khai đầu tư giai đoạn II. Sau khi thực hiện xong dự án nạo
vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa biển Quan Chánh Bố, Cảng Cái Cui sẽ là Cảng
biển quốc tế tại thành phố Cần Thơ. Nhìn chung, hệ thống giao thông và công trình
phụcụ vụ ụ giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại thời điểm hiện
nay. Trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tụcụ đầu tư phát triển hoàn thiện hơn.
Điện, nước
Hiện nay, thành phố Cần Thơ được cấp điện chủ yếu từ nguồn điện lưới quốc
gia (qua đường dây 220KV Cai Lậy - Trà Nóc và Cai Lậy - Rạch Giá) và nhà máy
nhiệt điện Trà Nóc (tổng công suất 193,5MW) cung cấp điện cho thành phố qua
đường dây 110KV và 6 trạm biến áp.
Ngoài nguồn cung cấp trên, thành phố được Thủ tướng Chính phủ cho phép
xây dựng dự án Trung tâm điện lực Ô Môn với tổng công suất cho 5 nhà máy
3.300MW bao gồm: Ô Môn 1: 600MW, Ô Môn 2: 720MW; nhà máy điện FO/khí
660MW; Ô Môn 4: 720MW và Ô Môn 5: 600MW dự kiến hoàn thành cả 5 nhà
máy vào năm 2013. Trong đó, tổ máy số 1 - nhà máy Ô Môn 1 đã đưa vào vận
hành vào năm 2009.
Cấp nước: Toàn thành phố hiện có 11 nhà máy cấp nước với tổng công suất
109.500m3/ngày đêm. Phần lớn trung tâm các xã đều có hệ thống cấp nước từ 10 20m3/giờ và các cụm
ụ dân cư lớn 50 - 100 hộ có hệ thống nối mạng cấp nước sạch.
Trong thời gian tới, cần phải tiếp tụcụ nâng cấp và mở rộng để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao.
Thoát nước: Hệ thống thoát nước của thành phố hiện chỉ tập trung chủ yếu tại
các phường trung tâm của quận Ninh Kiều, vừa thoát nước mưa, vừa thoát nước


thải sinh hoạt. Tổng chiều dài hệ thống thoát nước là 23.509m, đường cống Ø 3001.200mm và 7.216m các mương xây B=200-500mm. Nhìn chung, hệ thống thoát
nước trên địa bàn nội thị còn kém và đang xuống cấp, hệ thống thoát nước tại các
trung tâm thị trấn không đủ năng lực tải.

Thông tin liên lạc
Hệ thống Bưu chính - Viễn thông của thành phố Cần Thơ được trang bị hiện
đại, công nghệ cao, chất lượng đồng bộ, nối mạng hoàn chỉnh đến tất cả các tỉnh,
thành trong nước và quốc tế.
Về Bưu chính:
01 doanh nghiệp nhà nước và hơn 24 doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn
đảm nhận, có hệ thống ổn định với 35 bưu cục,
ụ 48 điểm bưu điện văn hóa xã và
216 đại lý bưu điện, điểm giao dịch chuyển phát.
Mạng lưới Viễn thông:
Được hiện đại hóa, chất lượng đồng bộ, nhiều loại hình dịch vụ ụ hiện đại được
triển khai, chất lượng dịch vụ ụ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thông
tin liên lạc của vùng; hiện tại, trên địa bàn thành phố có 6 doanh nghiệp đang tham
gia hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, Internet. Công nghiệp công nghệ thông tin
có những chuyển biến mới, ứng dụng
ụ công nghệ thông tin trong xử lý công việc
theo hướng số hóa, hiện có khoảng 150 doanh nghiệp hoạt động; công nghệ phần
mềm và nội dung số đang có 5 doanh nghiệp hoạt động.

1.2.2.2. Điều kiện vật chất kỹ thuật
Cơ sở lưu trú


Số lượng khách sạn trên địa bàn thành phố phát triển với tốc độ nhanh, từ 165
Cơ sở lưu trú năm 2014 có 226 cơ sở lưu trú, trong đó có 66 khách sạn đạt chuẩn
từ 1 – 4 sao, gồm: 06 khách sạn chuẩn 4 sao, 12 khách sạn đạt chuẩn 3 sao, 25
khách sạn chuẩn 2 sao…Trước đây, thành phố Cần Thơ chỉ có 2 khách sạn 4 sao
(Victoria, Golf) cùng vài khách sạn 3 sao thì nay số phòng từ 3 sao trở lên đang
ngày càng nhiều. Những khách sạn mới như Ninh Kiều 2, Vạn Phát, Linh Phương
cùng các nhà hàng đặc sản Hoa Sứ, Cây Bưởi, Sao Hôm, hay du thuyền có phòng

ngù Bassac, Mekong Eye…đi vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng phục
vụ du lịch của thành phố. Nhiều hàng lữ hành quốc tế đã về Cần Thơ lập chi nhánh
như Transmekong, Saigontourist, Vietravel, Fidi, TST, Vietcircle…
Đặc biệt, Cần Thơ có khoảng hơn 15 homestay (loại hình lưu trú tại nhà dân)
tập trung ở Cái Răng và Phong Điền, không chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống
mà còn mang đến những trải nghiệm chân thực về cuộc sống của người dân bản
địa. Loại hình lưu trú này tạo cơ hội việc làm cho nhiều gia đình ở khu vực vùng
ven và tạo ra giá trị đối với việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa. Du khách sẽ
được hòa mình vào không gian sống của người dân, thấy được cuộc sống sinh hoạt
của những người dân nơi đây để hiểu hơn về thiên nhiên, con người, văn hóa. Với
loại nhà nghỉ homestay du khách sẽ được ăn, nghỉ cùng người dân, được các hướng
dẫn viên nhiệt tình, hiếu khách giới thiệu danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại Cần
Thơ.
Với vị thế trung tâm vùng ĐBSCL, TP Cần Thơ có cơ sở hạ tầng về lưu trú
khá đa dạng, bên cạnh thế mạnh du lịch sông nước miệt vườn.
1.2.3. Tiềm năng nguồn lực
Cần Thơ là thành phố có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trong
ngành du lịch Cần Thơ tăng đều qua các năm, nhưng số lao động có trình độ quản
lí, trình độ chuyên nghiệp còn hạn chế.


Nguồn nhân lực ngành du lịch Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2013
Chỉ tiêu
ĐH & trên ĐH
Trung cấp & Cao đẳng
Đào tạo khác
Chưa qua đào tạo
Tổng số

2009

255
637
690
613
2.695

2010
350
735
750
690
2.795

2011
371
825
975
824
2.995

2012
400
900
1.100
840
3.240

2013
435
985

1.364
858
3.642
Đvt: người
Nguồn Sở VH TT & DL TP Cần Thơ

Trong những năm qua, thành phố đã mở nhiều lớp bồi dưỡng ngắn hạn để
nâng cao chất lượng phục vụ du khách của ngành du lịch như trong năm 2013,
thành phố đã tổ chức khóa bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch
năm 2013 ( với 31 học viên); tổ chức lớp tập huấn về thuyết minh viên tại điểm di
tích văn hóa, lịch sử cho các cán bộ tại Phòng văn hóa, thông tin Quận huyện và
các điểm du lịch với (46 học viên) và lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho lái tàu, lái
xe và người phục vụ trên phương tiện vận chuyển khách du lịch (162 học viên).
Qua đó, chất lượng nguồn nhân lực du lịch từng bước được nâng lên.
Hiện nay, nguồn lực du lịch còn thiếu số lượng và yếu về chất lượng. Tuy
nhiên với loại hình du lịch homestay lực lượng tham gia chủ yếu là cộng đồng địa
phương trình độ còn khá hạn chế để có thể giới thiệu những cái hay cái đẹp cho du
khách, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, vì vậy trước khi hoạt động homestay, phòng
văn hóa thông tin nên có chính sách phát triển nguồn lực từ cộng đồng địa phương
này.
1.3. Đánh giá tiềm năng
Homestay (du lịch nghỉ tại nhà dân) là loại hình du lịch đang phát triển ở Cần
Thơ, thích hợp với những du khách thích khám phá cuộc sống thôn quê và văn hóa


bản địa. Hình thức homestay mang đến cho du khách những trải nghiệm gần gũi
thực tế hơn nên thường được du khách chọn trong hành trình tour du lịch sông
nước miệt vườn Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý rất thuận lợi, được mệnh danh là Tây Đô,
trung tâm của miền Tây, nơi rất thuận lợi về giao thông vận tải cả đường bộ, đường

sông… Hơn nữa, Cần Thơ lại gần thị trường khách nội địa lớn nhất cả nước là
thành phố Hồ Chí Minh. Có thể thấy lợi thế của Cần Thơ nằm ở hệ thống sông
ngòi chằng chịt, đất đai màu mỡ, khí hậu mát lành, cây cối xanh tươi, vườn cây ăn
trái cho trái quanh năm. Trong khi đó đại đa số du khách đều thích đi xuồng trên
những kênh rạch, tát mương bắt cá, hái rau… nên rất hào hứng với loại hình du
lịch miệt vườn. Với tiềm năng phát triển du lịch và các khu du lịch sinh thái,
homestay, gắn du lịch với hoạt động sản xuất như một điểm tham quan mới lạ cho
khách du lịch, để du khách vừa tìm hiểu quy trình làm ra sản phẩm vừa trực tiếp
mua hàng hoặc đặt hàng tại chỗ theo yêu cầu. Nhiều điểm du lịch đã xây dựng
chương trình cho du khách trực tiếp tham gia vào một hoặc nhiều công đoạn sản
xuất sản phẩm, mang đến cho du khách những trải nghiệm qua việc tham gia chế
tác các sản phẩm thủ công như làm đồ chơi dân gian, đan lát, hoặc cùng người dân
thu hoạch trái cây, trồng hoa. Nếu yêu thích ẩm thực du khách có thể đăng ký tham
gia các chương trình học nấu các món ăn truyền thống của Cần Thơ, gói và nấu
bánh, cùng nhiều hoạt động thú vị khác như đánh bắt cá, câu cá, gặt lúa, chà gạo…
Bên cạnh đó, Cần Thơ còn đẩy mạnh tour đường sông gắn với các loại hình du lịch
văn hóa, trải nghiệm, ẩm thực truyền thống Nam Bộ tạo nên sự phong phú đa dạng
của sản phẩm du lịch với nét đặc trưng vùng miền khó pha trộn. Ngoài điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, Cần Thơ có rất nhiều các
lễ hội dân gian đặc sắc của các dân tộc sinh sống trên địa phương như Kinh, Hoa,
Khmer… là tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa. Các di tích lịch sử, văn hóa
cấp quốc gia trên địa bản.
Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ngày một hoàn thiện, hệ thống
đường bộ lẫn đường thủy vào các homestay cũng đã được xây dựng. Đã vận động
và có sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch homestay,


trong thời gian tới du lịch homestay sẽ trở thành loại hình thu hút đông đảo du
khách đến với Cần Thơ.
Mặc dù vậy, homestay ở Cần Thơ vẫn chưa phát huy hết tiềm năng. Hầu hết

các điểm homestay nằm rải rác ở nhiều nơi, đầu tư nhỏ lẻ, vốn đầu tư của các chủ
vườn cũng hạn chế nên các dịch vụ không đồng đều. Nhiều năm qua, dù bước đầu
đã xây dựng được mô hình homestay nhưng du lịch Cần Thơ vẫn gặp không ít khó
khăn: giao thông không thông tuyến, du khách chỉ có thể sử dụng các phương tiện
nhỏ, thô sơ nên hạn chế các đoàn du khách đông… chưa có quy định về chuẩn mực
chung, phần lớn đầu tư nhỏ lẻ, nên xảy ra tình trạng mất cân bằng, không hiệu quả,
vấn đề môi trường du lịch.


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.1. Thực trạng chung
Năm 2014, ngành du lịch Cần Thơ đã đón và phục vụ 1,367 triệu lượt khách
lưu trú, vượt 5,2% kế hoạch, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó có
220.021 lượt khách quốc tế, đạt 100% kế hoạch, tăng 4% cùng kỳ; doanh thu ước
đạt 1.171 tỷ đồng, vượt 6,5% kế hoạch, tăng 20% so với năm 2013. Theo Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, năm 2015, Thành phố này đã đón
trên 1,6 triệu lượt khách lưu trú, tăng 18% so với năm 2014, doanh thu đạt trên
1.700 tỉ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ.
Trên địa bàn TP. Cần Thơ có khoảng hơn 15 homestay, chủ yếu tập trung ở
Cái Răng, Phong Điền. Con số này đã tăng gấp 3 lần so với 5 năm trước và mức độ
phục vụ cũng chuyên nghiệp hơn. Nhiều homestay được đầu tư sang trọng, cao cấp
như: Villa My Long Homestay (ấp Mỹ Long, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền),
Le Garden Villa Homestay (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền). Đó là những căn
biệt thự ở vùng ngoại ô, sân vườn rộng lớn, nội thất sang trọng.
Để khai thác thế mạnh, thời gian qua một số hộ dân huyện Phong Điền đã cải
tạo khu vườn kết hợp kinh doanh loại hình lưu trú tại nhà dân (homestay) rất thành
công, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân một cách đáng
kể. Huyện Phong Điền (cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 15km về phía
Nam) được biết đến như một “vương quốc” trái cây. Kênh xáng Xà No lắng tụ, bồi

đắp phù sa mang đến cho người dân nơi đây những mảnh vườn xanh. Hiện nay,
Phong Điền có hơn 6.000 ha đất vườn cây ăn trái, gồm nhiều loại trái ngon như:
dâu Hạ Châu, vú sữa Lò Rèn, nhãn da bò, sầu riêng cơm vàng hạt lép, cam mật,
măng cụt… Từ dòng kênh xáng Xà No, tẻ nhỏ thành những nhánh rạch Mương
Khai, Mương Điều, Rạch Sung… khung cảnh làng quê với những con đường nhỏ
quanh co, những mái nhà ẩn sau vườn cây dọc bờ sông tạo nên bức tranh miệt
vườn thanh bình. Những lợi thế đó giúp Phong Điền dần hình thành loại hình du
lịch sinh thái, du lịch cộng đồng (homestay - sống tại nhà dân để tìm hiểu về văn
hóa, nếp sống, con người địa phương). Toàn huyện hiện có gần 20 hộ kinh doanh
vườn du lịch và homestay với nhiều điểm tham quan nổi tiếng như làng du lịch Mỹ


Khánh, vườn du lịch Hoàng Anh, vườn du lịch Giáo Dương, vườn du lịch Mười
Cương...
Bên cạnh đó, một số hộ làm nghề thủ công truyền thống phục vụ cho hoạt
động du lịch như đan lát, các làng nghề ẩm thực với các món ăn dân gian, rượu trái
cóc, rượu Phong Điền, rượu Trường Long. Ngoài ra, còn có nhiều mô hình vườn
trái cây và chăn nuôi như mô hình trồng ổi lê, cam mật, dâu hạ châu, cacao, nuôi
ếch...
Năm 2014, du lịch Phong Điền đã đón gần 472.000 lượt khách đến tham
quan, du lịch, ăn uống và nghỉ dưỡng, trong đó có gần 49.000 lượt khách quốc tế,
doanh thu đạt trên 46 tỷ đồng. Hiện nay, toàn huyện có hơn 300 lao động đang
được sử dụng cho hoạt động du lịch tại huyện, đây là cơ hội tạo việc làm và tăng
thu nhập cho người dân tại địa phương. Thiết thực hưởng ứng Ngày Du lịch thế
giới năm 2016 (27/9), thành phố Cần Thơ đã tổ chức "Ngày Hội Du lịch sinh thái
Phong Điền – Cần Thơ" trong 2 ngày 24 - 25/9/2016 tại Di tích lịch sử văn hóa lộ
Vòng Cung (ấp Mỹ , xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ) với
nhiều hoạt động nổi bật mang đậm nét văn hóa du lịch địa phương, như Hội thi
trang trí giỏ quà trái cây đẹp; Hội thi trưng bày và trình diễn bánh dân gian và
“Món ăn ngon Phong Điền”; giới thiệu, trình diễn đờn ca tài tử , võ thuật

Vovinam… Nổi bật là hoạt động diễu hành xe Vespa, từ trung tâm thành phố về
huyện Phong Điền, nhằm tạo thêm sinh khí vui tươi, phấn khởi và biểu dương lực
lượng lao động trong lĩnh vực du lịch và các thành phần yêu thích du lịch.
Ở Cái Răng homestay cũng khá phát triển, nghỉ homestay kết hợp tham quan
chợ nổi thu hút nhiều du khách, đặc biệt khách nước ngoài. Với lợi thế về Chợ nổi
Cái Răng đây là chợ chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Chợ hoạt động tấp nập từ tờ mờ sáng với nhiều loại thuyền
bè lớn nhỏ. Các cửa hàng hay các ghe thuyền thường không có bảng hiệu, chợ bán
sản vật gì người ta treo sản vật đó lên cây sào hoặc trên mũi thuyền. Người ta gọi
cây này là “cây bẹo”. các loại hình dịch vụ khác như: phở, hủ tiếu, cà phê, quán
nhậu nổi… cũng ra đời. Những chiếc xuồng sẵn sàng len lỏi khắp nơi để phục vụ
khách đi chợ một cách tận tình, chu đáo. Đứng trên cầu Cái Răng nhìn xuống sông,
chợ Cái Răng nhóm họp dài hơn nửa cây số, có chỗ trải ra gần hết mặt sông, trông


như những mâm hoa trái khổng lồ đủ các sắc màu rực rỡ. Không chỉ giữ gìn được
nét đẹp văn hóa vùng sông nước, ngày nay chợ nổi như một điểm du lịch hấp dẫn
mà du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài rất thích khám phá và như trải
nghiệm. Cứ năm chiếc xuồng vào chợ thì có đến bốn chiếc chở người ngoại quốc,
họ tỏ ra hiếu kì và thích thú từ khung cảnh đến con người miền sông nước, thậm
chí đến cả câu rao hàng ngọt như “mía lùi” của những cô gái Tây Đô. Đặc biệt,
homestay ở Cái Răng có lợi thế kết hợp tham quan các làng nghề như: dệt chiếu,
làm cơm rượu, làm hủ tiếu, tương, đan giỏ lục bình… du khách được tận mắt nhìn
chủ nhà và tự tay mình cũng có thể làm ra sản phẩm. Nổi bật và lâu đời ở Cái Răng
đó là nghề làm hủ tiếu Sáu Hoài, đến đây du khách sẽ được đi tham quan lò hủ
tiếu, xem các công đoạn làm ra sợi hủ tiếu và đặc biệt là được học lỏm cách chế
biến món ăn thơm ngon, vui miệng này.
Vùng đất trù phú với những vườn cây trái sum suê, vị thế đẹp - bốn mặt đều
tiếp giáp sông Hậu, cách đất liền 600m và bến Ninh Kiều khoảng 6km, cộng với
nếp sống đôn hậu, chân tình của người dân địa phương... là những lợi thế để cồn

Sơn (thuộc khu vực 1, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy) phát triển loại
hình du lịch cộng đồng. Cồn Sơn rộng trên 67ha, được ví như viên ngọc ngậm
trong miệng rồng của làng cổ Long Tuyền. Dải đất này vẫn giữ được vẻ đẹp hồn
hậu với cảnh vườn cây, ao cá, bến sông. Với lợi thế của thiên nhiên, đất đai màu
mỡ, quanh năm phù sa bồi đắp, cồn Sơn là xứ sở của những vườn cây trái. Đến
đây, du khách có cảm giác như đi giữa màu xanh bất tận. Màu xanh từ những dải
lục bình, rặng bần ven sông; màu xanh từ những vườn cây ăn trái và vườn rau của
các hộ dân. Trên cồn Sơn có vài chục hộ dân sinh sống, chủ yếu gắn bó với nghề
làm vườn. Hầu như nhà nào cũng được bao phủ bởi một màu xanh ngát của cây
trái, vườn tược, từ ngõ tới tận phía sau nhà. Những con đường nhỏ rợp bóng dừa,
những chùm xoài, bưởi oằn trĩu, chỉ cần một tầm tay với là du khách đã có thể hái
trái thưởng thức. Điểm độc đáo của nhà vườn ở cồn Sơn là du khách được gia chủ
hướng dẫn làm các món bánh dân gian: bánh xèo, bánh khọt, bánh ít trần, bánh lọt,
bánh tằm se, bánh in… với các nguyên phụ liệu sẵn có trong vườn. Từ khâu chọn
gạo xay làm bột, ra vườn "chít" măng tre về làm nhân, hái các loại rau ăn kèm đến
khâu đổ bánh,… du khách đều có thể tham gia cùng gia chủ bất kỳ công đoạn nào,


×