1
Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
NGễ H LI LI
PHT TRIN DU LCH VN HểA THNH PH
CN TH
luận văn thạc sĩ du lịch
Hà Nội, 2014
2
Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
NGễ H LI LI
PHT TRIN DU LCH VN HểA THNH PH
CN TH
Chuyên ngành: Du lịch
(Ch-ơng trình đào tạo thí điểm)
luận văn thạc sĩ du lịch
ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. TRIU TH VIT
Hà Nội, 2014
3
LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài “ Phát triển du lịch văn hóa Thành phố Cần
Thơ” là kết quả học tập và nghiên cứu của tác giả trong khóa cao học
2011 – 2013 chuyên ngành du lịch tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả
đƣợc TS Triệu Thế Việt trực tiếp hƣớng dẫn. Sự tận tình chỉ bảo của
Thầy cùng với sự định hƣớng chuyên môn, gợi mở những hƣớng
nghiên cứu đã giúp tác giả có điều kiện hoàn thành luận văn của
mình. Tác giả xin đƣợc bày tỏ sự biết ơn chân thành đến Thầy.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa - Thể thao -
Du lịch thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân, Sở kế hoạch đầu tƣ,
Ban quản lý di tích, Bảo tàng thành phố Cần Thơ, đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tác giả trong quá trình khảo sát và khai thác tƣ liệu liên
quan đến đề tài khóa luận.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đối với các Thầy, Cô
đã giảng dạy cho lớp Cao học Du lịch khóa 2 (2011 – 2013), xin cảm
ơn gia đình, bạn bè đã hết lòng giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Ngô Hà Lợi Lợi
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng
đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận
văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
NGÔ HÀ LỢI LỢI
5
MỤC LỤC
Trang bìa cứng
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục Lục 1
Danh mục các từ viết tắt 4
Danh mục các bảng biểu 5
Mở đầu 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 8
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 13
7. Bố cục của luận văn 14
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa 15
1.1. Một số khái niệm 15
1.1.1. Khái niệm du lịch 15
1.1.2. Khái niệm về văn hóa 16
1.1.3. Mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa 19
1.2. Lý luận về du lịch văn hóa 23
1.2.1. Khái niệm về du lịch văn hóa 23
1.2.2. Nội dung của du lịch văn hóa 25
1.2.3. Đặc điểm của du lịch văn hoá 25
1.2.4. Sản phẩm văn hóa và sản phẩm du lịch văn hóa 27
1.2.5. Vai trò của du lịch văn hóa trong hoạt động du lịch 30
1.2.6. Điều kiện để phát triển du lịch văn hóa 31
6
1.3. Tiểu kết chƣơng 1 33
Chương 2: Thực trạng về du lịch văn hoá thành phố Cần Thơ 35
2.1. Khái quát chung về TP Cần Thơ 35
2.1.1. Vị trí địa lý 35
2.1.2. Lịch sử 36
2.1.3. Đặc điểm tự nhiên 37
2.1.4. Đặc điểm về dân cƣ xã hội 39
2.1.5. Đặc điểm về kinh tế 41
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn của TP Cần Thơ 42
2.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa 42
2.2.2. Di tích kiến trúc nghệ thuật 48
2.2.3. Lễ hội truyền thống 51
2.2.4. Làng nghề truyền thống 54
2.2.5. Văn hóa chợ nổi 55
2.2.6. Đờn ca tài tử 55
2.2.7. Ẩm thực 56
2.3. Thực trạng du lịch của TP Cần Thơ 57
2.3.1. Khách du lịch 57
2.3.2. Doanh thu từ du lịch 60
2.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 63
2.3.4. Thực trạng về nguồn nhân lực 66
2.3.5. Tình hình đầu tƣ cho du lịch 67
2.4. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa TP Cần Thơ 69
2.4.1. Tình hình khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa 69
2.4.2. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch văn hóa 74
2.4.3. Quản lý nhà nƣớc về du lịch văn hóa 75
2.4.4. Đối thủ cạnh tranh về du lịch văn hóa của TP Cần Thơ 77
2.4.5. Nhận xét chung 83
2.5. Tiểu kết chƣơng 2 84
7
Chương 3: Định hướng và giải pháp để phát triển du lịch văn hóa
Thành phố Cần Thơ 86
3.1. Cơ sở để xây dựng định hƣớng 86
3.1.1. Quan điểm 86
3.1.2. Mục tiêu 86
3.1.3. Định hƣớng phát triển du lịch văn hóa 88
3.2. Định hƣớng phát triển du lịch văn hóa TP Cần Thơ 91
3.3. Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa TP Cần Thơ 93
3.3.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch 93
3.3.2. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, khôi phục và bảo tồn nâng cấp
tài nguyên du lịch văn hóa 95
3.3.3. Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật 97
3.3.4. Đào tạo cán bộ đội ngũ nhân viên cho du lịch văn hóa 98
3.3.5. Liên kết phát triển du lịch văn hóa giữa các địa phƣơng 100
3.3.6. Tăng cƣờng quảng bá hình ảnh du lịch văn hóa .101
3.3.7. Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phƣơng bảo tồn
tài nguyên du lịch văn hoá .103
3.3.8. Xây dựng tuyến điểm du lịch văn hóa kết hợp với nhiều
loại hình du lịch khác .105
3.4. Một số kiến nghị 106
3.5. Tiểu kết chƣơng 3 109
Kết luận chung .110
Tài liệu tham khảo .111
Phụ lục 113
8
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP Chính Phủ
ĐCSVN Đảng cộng sản Việt Nam
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
FDI Foreign Direct Investment
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
IOOTO International Of Official Travel Organizations
Hiệp hội Quốc tế các tổ chức du lịch
OECD Organization for Economic Co-operation and
Development(Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
ODA Official Development Assistance
Nguồn vốn viện trợ không hoàn lại
QĐ Quyết định
Sở TMDL Sở Thƣơng mại - Du lịch
Sở VHTT – DL Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
TP Thành Phố
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO United nation education scientist culture organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hiệp quốc
WTO World tourism organization
Tổ chức du lịch Thế giới
9
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG
Hình 1.1. Sơ đồ điều kiện phát triển du lịch văn hóa 32
Hình 2.1. Bản đồ hành chính đồng bằng sông Cửu Long 35
Hình 2.2. Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ 36
Hình 2.3. Bản đồ cao độ thành phố Cần Thơ 38
Hình 2.4. Biểu đồ gia tăng nhiệt độ không khí trung bình tại Cần Thơ . 39
Hình 2.5. Biểu đồ diễn biến mực nƣớc tại TP Cần Thơ 39
Hình 2.6. Biểu đồ lƣợng khách đến Cần Thơ 2008 – 2012 58
Hình 2.7. Biểu đồ nhịp độ tăng trƣởng khách du lịch đến TP Cần Thơ
giai đoạn 2008 – 20012 59
Hình 2.8. Biểu đồ nhịp độ tăng trƣởng về số ngày lƣu trú trung bình
của khách du lịch tới Cần Thơ giai đoạn 2008 – 2012 60
Hình 2.9. Biểu đồ doanh thu du lịch Cần Thơ 2008-2012 61
Hình 2.10. Biều đồ doanh thu khách sạn, nhà hàng và lữ hành của Cần Thơ
giai đoạn 2008 – 20012 62
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số các quận, huyện 40
Bảng 2.2. Số lƣợng và phân bổ các di tích ở Cần Thơ 43
Bảng 2.3. Lƣợng khách du lịch qua cơ sở lƣu trú Cần Thơ 57
Bảng 2.4. Thời gian lƣu trú bình quân của khách du lịch tại TP Cần Thơ
giai đoạn 2008 – 2012 59
Bảng 2.5. Doanh thu du lịch của TP Cần Thơ giai đoạn 2008 – 2012… 61
Bảng 2.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của TP Cần Thơ 64
Bảng 2.7. Thực trạng và dự báo nguồn nhân lực du lịch CầnThơ 66
Bảng 2.8. Nguồn vốn đầu tƣ du lịch của TP Cần Thơ 2008 – 2012 68
Bảng 2.9. Dự kiến vốn đầu tƣ cho dự án phát triển du lịch Cần Thơ 69
Bảng 2.10. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ngành du lịch Cần Thơ 81
Bảng 2.11. Ma trận các yếu tố bên ngoài 82
10
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện kinh tế phát triển và hội nhập nhƣ ngày nay, cùng với
sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, du lịch đang ngày càng giữ vai trò
quan trọng và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá -
xã hội của con ngƣời. Đối với nhiều quốc gia trên thế giới du lịch là một
trong những ngành kinh tế mũi nhọn, là ngành công nghiệp không khói để
phát triển đất nƣớc. Đối với Việt Nam, du lịch đã đóng góp đáng kể vào sự
phát triển của nền kinh tế xã hội, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm
nghèo, tạo ra sự tiến bộ xã hội. Du lịch không chỉ với ý nghĩa mang lại lợi
ích kinh tế mà còn đem lại cả lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội, du lịch tạo
nên tinh thần đoàn kết, mở rộng sự giao lƣu văn hóa xã hội giữa các vùng
trong cả nƣớc và giữa các nƣớc với nhau.
Tuy nhiên ngành du lịch hiện nay đang đứng trƣớc nhiều thời cơ cũng
nhƣ thách thức mới, nó không chỉ thỏa mãn về nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi
giải trí mà còn có giá trị về mặt tinh thần. Để có thể nắm bắt kịp đƣợc
những vấn đề đang đặt ra trƣớc mắt thì cần có nhiều sự đổi mới trong loại
hình du lịch, trong đó vấn đề đƣa việc khai thác loại hình du lịch văn hóa
vào phát triển du lịch là vấn đề đáng đƣợc quan tâm, để đáp ứng đƣợc nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, lòng ham hiểu biết và mang ý
nghĩa giáo dục rất cao. Nó có sức hút rất lớn đối với khách du lịch, chiếm
một vị trí đặc biệt quan trọng trong du lịch và chúng còn đƣợc coi là nền
tảng phát triển của ngành du lịch. Để tạo ra đƣợc sự mới lạ trong chƣơng
trình du lịch hiện nay, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang
hƣớng tới khai thác loại hình du lịch văn hóa với những tuyến điểm du lịch
độc đáo chƣa đƣợc biết đến hoặc mới bắt đầu khai thác phục vụ du lịch.
Thành phố (TP) Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ƣơng, là cửa
ngõ của ĐBSCL là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội giáo dục, đầu mối
giao thông vận tải của vùng ĐBSCL và cả nƣớc. TP Cần Thơ với chỉ số
11
GDP và tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá cao đứng ở vị trí 14/63 tỉnh thành.
Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành du lịch những năm vừa qua đã tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của TP Cần Thơ. “Trong
6 tháng đầu năm 2013 doanh thu từ du lịch đạt 469 tỷ đồng, tăng 10% so
với cùng kỳ năm 2012, đạt 48% kế hoạch” [Nguồn: Sở VHTT – DL TP
Cần Thơ năm 2013].
Với nguồn tài nguyên du lịch sẵn có, đã góp phần đáng kể vào sự phát
triển du lịch với nhiều địa danh du lịch nổi tiếng nhƣ vƣờn trái cây làng du
lịch Mỹ Khánh, chợ nổi Cái Răng, khu du lịch Phù sa, nhà vƣờn Cù Lao
Tân Lộc…Tuy nhiên ngành du lịch của TP Cần Thơ vẫn chƣa khai thác
hết tiềm năng và thế mạnh của mình. Bên cạnh TP Cần Thơ còn có nhiều
tài nguyên du lịch nhân văn cho phát triển du lịch văn hóa, với hệ thống
dày đặc các di tích lịch sử văn hóa, những công trình kiến trúc nghệ thuật,
những ngôi nhà cổ xƣa Nam Bộ,… mà chƣa đƣợc khai thác một cách hợp
lý để phát triển du lịch một cách hiệu quả nhất. Do hiện nay xu hƣớng du
khách đến với Cần Thơ chủ yếu là tham quan chợ nổi, sinh thái, sông nƣớc
miệt vƣờn, không tha thiết nhiều với các điểm du lịch văn hóa, và ngày
càng làm các điểm du lịch văn hóa này mai một dần, mất đi sự hấp dẫn và
lôi cuốn, để lại dấu ấn không sâu đậm trong lòng du khách.
Từ những vấn đề trên tác giả luận văn tiến hành nghiên cứu đề tài
“Phát triển du lịch văn hóa Thành phố Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu
của mình. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm phần nào giới thiệu cho
du khách hiểu rõ về những nét văn hóa tiêu biểu, những di tích lịch sử văn
hoá kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng của TP Cần Thơ. Đồng thời qua nghiên
cứu, tìm hiểu đánh giá đƣợc thực trạng phát triển về du lịch, cơ sở vật chất
kỹ thuật và cơ sở hạ tầng…Qua đó có thể đóng góp một vài ý kiến, đề xuất
những giải pháp thích hợp với các cấp ban ngành liên quan, để việc phát
triển loại hình du lịch văn hóa ở TP Cần Thơ đạt hiệu quả cao về mặt kinh
tế, cải thiện và khắc phục tình trạng hiện thời, cũng nhƣ giữ gìn và phát
12
huy các giá trị văn hóa đặc sắc của TP Cần Thơ, góp phần phát triển du
lịch mang lại nguồn lợi cho TP Cần Thơ trong tƣơng lai.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài "Phát triển du lịch văn hóa Thành phố Cần Thơ" nhằm
mục đích hệ thống hóa lý luận chung về du lịch văn hóa, nghiên cứu tiềm
năng và thực trạng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở TP Cần Thơ. Từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác phát triển du lịch văn hóa ở TP
Cần Thơ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về du lịch văn hóa nhƣ: Khái niệm về du lịch văn
hóa, điều kiện để phát triển du lịch văn hóa.
- Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của TP Cần Thơ.
- Phân tích các điều kiện phát triển du lịch văn hóa của TP Cần Thơ
(Cơ sở hạ tầng, lƣợng khách, doanh thu, nguồn nhân lực).
- Phân tích tiềm năng du lịch văn hóa và thực trạng phát triển du
lịch văn hóa cu
̉
a TP Cần Thơ.
- Tô
̉
ng hơ
̣
p thống kê ca
́
c số liê
̣
u , tài liệu thu thập đƣợc từ điều tra
khảo sát thực tế một số điểm du lịch văn hóa tiêu biểu của TP Cần Thơ và
thông qua ý kiến chuyên gia.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở TP Cần Thơ
cũng nhƣ đƣa ra một số kiến nghị.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về du lịch của thành phố Cần
Thơ, mỗi công trình nghiên cứu ở góc độ khác nhau. Tiêu biểu nhƣ
công trình nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Trọng Nhân và Đào
Ngọc Cảnh đƣợc đăng trên tạp chí khoa học năm 2011, nghiên cứu về
“Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch chợ nổi Cái Răng – Thành
phố Cần Thơ”. Tác giả giới thiệu nét văn hóa chợ nổi Cái Răng, phân tích
13
thực trạng hoạt động du lịch của chợ nổi, đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao
khả năng cạnh tranh và phát triển chợ nổi Cái Răng theo hƣớng bền vững.
Theo nghiên cứu của tác giả Huỳnh Nhựt Phƣơng năm 2005 về “Du
lịch sinh thái và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Cần Thơ”. Tác
giả đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái của Cần
Thơ, đồng thời đƣa ra giải pháp để phát triển loại hình du lịch này ở Cần
Thơ. Ngoài ra tác giả Châu Thị Lệ Duyên cũng đã nghiên cứu về TP Cần
Thơ với đề tài luận văn “Mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với
chất lượng dịch vụ của hệ thống khách sạn - nhà hàng thành phố Cần
Thơ”. Tác giả đánh giá hoạt động du lịch và lƣu trú của hệ thống khách sạn
– nhà hàng của TP Cần Thơ những năm qua và định hƣớng phát triển du
lịch, lƣu trú về khách du lịch tại Cần Thơ. Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của hệ thống nhà hàng - khách sạn Cần Thơ.
Những công trình nêu trên, ở mức độ khác nhau có đề cập đến du
lịch văn hóa, đến vấn đề phát triển du lịch của TP Cần Thơ. Tuy nhiên,
cho đến nay chƣa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách hệ thống
về du lịch văn hóa ở TP Cần Thơ. Trên cơ sở kế thừa thành tựu của các học
giả đi trƣớc, tôi xin đi sâu nghiên cứu du lịch văn hóa TP Cần Thơ. Qua đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc phát triển du lịch văn
hóa vào hoạt động du lịch của TP Cần Thơ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các tài nguyên du lịch văn hóa trên địa bàn
TP Cần Thơ nhƣ di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề, ẩm thực… có
khả năng khai thác để phát triển du lịch văn hoá.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về du lịch văn hóa của TP
Cần Thơ phục vụ cho việc phát triển du lịch.
- Về phạm vi không gian: Là toàn bộ TP Cần Thơ.
14
- Về phạm vi thời gian: Đề tài tập trung thu thập, phân tích chủ yếu
các số liệu, tài liệu có liên quan tới du lịch TP Cần thơ trong giai đoạn
2008 – 2012.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài này thuộc lĩnh vực khoa học thực nghiệm, nên tác giả sử dụng
chủ yếu các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phƣơng pháp sƣu tầm và nghiên cứu tài liệu
Để nghiên cứu đề tài này cần thu thập rất nhiều tài liệu có liên quan
đến nội dung nghiên cứu. Phân tích và xử lí các tài liệu này để làm sáng tỏ
vấn đề nghiên cứu. Các nguồn tài liệu đƣợc khai thác trên cơ sở tổng hợp và
phân tích, tài liệu thu thập từ các nguồn khác nhau nhƣ:
- Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Bảo
tàng, UBND, Thƣ viện TP Cần Thơ và Trung tâm học liệu đại học Cần
Thơ. Ngoài ra còn có Internet, sách, báo và tạp chí….
- Giáo trình văn hóa du lịch đƣợc giảng dạy, học tập trong các trƣờng
đại học, cao đẳng ở Việt Nam.
- Sách chuyên khảo về đời sống tâm linh, lễ hội, đình, đền ở Việt Nam.
- Một số đề án, luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp đại học có liên
quan đến vấn đề này.
Các tài liệu thống kê luôn đƣợc bổ sung, cập nhật sau đó xử lý và đƣợc
chọn lọc, tổng hợp, phân tích đƣa vào bài viết một cách phù hợp nhất làm
mục đích nghiên cứu của luận văn.
- Số liệu thứ cấp đƣợc lấy từ các sở ngành có liên quan trên địa bàn
thành phố nhƣ sở du lịch văn hóa thành phố Cần thơ, để phân tích qua đó
đánh giá thực trạng việc khai thác và phát triển tài nguyên du lịch văn hóa của
TP Cần Thơ trong những năm qua.
- Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua khảo sát thực tế và ý kiến của
các chuyên gia du lịch.
15
5.2. Phƣơng pháp khảo sát thực tế
Để tìm hiểu đề tài tác giả đã trực tiếp đi khảo sát thực tế các tài
nguyên du lịch văn hóa của TP cần Thơ. Thông qua việc ghi chép, thu
thập, sƣu tầm tài liệu rồi phân tích tổng hợp, làm cơ sở cơ bản tƣ liệu để
nhìn nhận và đánh giá đƣợc thực tế, tình hình phát triển cũng nhƣ những
tiềm năng của lĩnh vực phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Từ việc tiếp cận
vấn đề một cách chủ động, sâu sắc, có điều kiện đối chiếu, bổ sung các
thông tin cập nhật cần thiết, cũng nhƣ thấy đƣợc giá trị của tiềm năng du
lịch văn hóa, hiểu đƣợc những khía cạnh khác nhau của thực tế. Trên cơ sở
đó tác giả đề xuất những giải pháp hợp lý có tính chất khả thi, phù hợp với
địa bàn nghiên cứu.
+ Cách thu thập thông tin trong khảo sát thực tế
Quan sát – không tham dự
Tác giả tiến hành trực tiếp quan sát các tài nguyên du lịch văn hóa
của TP Cần Thơ là các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, làng
nghề, ẩm thực nơi đây, cụ thể về quang cảnh, hiện trạng, diện mạo con
ngƣời các hoạt động của con ngƣời, cả về đồ vật, quan sát nhiều mức độ
khác nhau. Quan sát bí mật để thu về kết quả tốt nhất, cũng nhƣ hạn chế sự
sai lệch. Đồng thời thu giữ thông tin bằng cách ghi chép, ghi âm, vẽ sơ đồ,
chụp ảnh, quay phim.
Phỏng vấn
Phỏng vấn các đối tƣợng là du khách và các cán bộ trực tiếp trông
coi phục vụ cũng nhƣ cán bộ quản lý các khu di tích, các điểm du lịch văn
hóa và các hoạt động du lịch văn hóa của TP Cần Thơ để nhằm làm rõ một
số vấn đề còn chƣa rõ ràng trong kết quả khảo sát thực tế.
Sau khi khảo sát thực tế, tiến hành phân tích tổng hợp tài liệu và số
liệu thu thập đƣợc qua khảo sát. Từ đó có cách nhìn nhận đúng đắn và đƣa
ra giải pháp hiệu quả thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa TP Cần Thơ.
16
5.3. Phƣơng pháp phân tích, đánh giá, so sánh
Nhằm kế thƣ
̀
a nghiên cƣ
́
u va
̀
tri thƣ
́
c đa
̃
co
́
, tác giả tiến ha
̀
nh đa
́
nh
giá tổng quan, thu thâ
̣
p ca
́
c công bố về nô
̣
i ha
̀
m du li
̣
ch văn ho
́
a va
̀
ca
́
c nô
̣
i
dung liên quan, các tài liệu liên quan hoạt động du lịch tại TP Cần Thơ.
Thông qua việc khảo sát thực tế và nguồn tƣ liệu thu thập đƣợc sau
đó tiến hành phân tích, so sánh, và đƣa ra nhận định đánh giá để làm nổi
bật các giá trị nguồn tài nguyên du lịch văn hóa của TP Cần Thơ, nêu lên
thực trạng khai thác phục vụ cho du lịch. Từ đó đề xuất ra những giải pháp
nhằm khắc phục những mặc hạn chế, phát huy đƣợc tiềm năng của chúng
và góp phần cho sự phát triển du lịch văn hóa của TP Cần Thơ.
5.4. Phƣơng pháp chuyên gia
Nhờ các chuyên gia có am hiểu về lĩnh vực du lịch để đánh giá và
cho điểm trong ma trận EFE (ma trận yếu tố bên ngoài) và ma trận hình
ảnh cạnh tranh.
- Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Ma trận EFE giúp ta tóm tắt và lƣợng hóa những ảnh hƣởng các
yếu tố môi trƣờng bên ngoài đến việc phát triển du lịch văn hóa. Việc phát
triển một ma trận EFE gồm có 5 bƣớc:
Bƣớc 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự
thành công nhƣ đã nhận diện trong quá trình đánh giá môi trƣờng vĩ mô.
Danh mục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố, gồm cả những cơ hội và đe
dọa ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch văn hóa.
Bƣớc 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0
(rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại cho thấy tầm quan trọng
tƣơng ứng của yếu tố đó đối với sự thành công trong phát triển du lịch văn
hóa ở TP Cần Thơ.
Bƣớc 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành
công. Trong đó: 4 là phản ứng tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình và 1
là yếu.
17
Bƣớc 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với mức phân loại
của nó (= bƣớc 2 x bƣớc 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng.
Bƣớc 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để
xác định tổng số điểm quan trọng. Bất kể số lƣợng yếu tố trong ma trận,
tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một công ty có thể có là 4,0, thấp
nhất là 1,0 và trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng là 4,0 cho thấy
tận dụng tốt cơ hội bên ngoài và tối thiểu hóa ảnh hƣởng tiêu cực của môi
trƣờng bên ngoài.
- Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những đối thủ cạnh tranh
chủ yếu cùng những ƣu và nhƣợc điểm đặc biệt của họ. Ma trận này bao
gồm cả các yếu tố bên ngoài lẫn các yếu tố bên trong có tầm quan trọng
quyết định đến sự thành công. Ngoài ra, trong ma trận hình ảnh cạnh tranh,
các đối thủ cạnh tranh cũng sẽ đƣợc xem xét và tính tổng số điểm quan
trọng. Cách xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh tƣơng tự nhƣ cách xây
dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Đề tài góp phần củng cố cơ sở lý luận về du lịch nói chung và du
lịch văn hóa theo hƣớng bền vững.
- Đề tài cho thấy thực tiễn hoạt động du lịch của TP Cần Thơ trong
thời gian qua, từ đó đƣa ra một số đề giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
trong việc đƣa du lịch văn hóa vào hoạt động du lịch ở TP Cần Thơ.
- Giúp các doanh nghiệp, nhà quản lý du lịch địa phƣơng có thể khai
thác, phát huy tốt nhất lợi thế của loại hình du lịch văn hóa tại TP Cần
Thơ, khắc phục những tồn tại yếu kém hiện nay đồng thời phát triển loại
hình du lịch này theo mục tiêu bền vững.
18
7. Bố cục của luận văn
Tên luận văn: “PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA THÀNH
PHỐ CẦN THƠ.”
Ngoài phần mở đầu và phần k ết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
danh mu
̣
c tƣ
̀
viết tắt , danh mu
̣
c ba
̉
ng, hình, phụ lục, phần nô
̣
i dung nghiên
cƣ
́
u cu
̉
a luâ
̣
n văn chia tha
̀
nh ba chƣơng.
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa
1.1. Một số khái niệm
1.2. Lý luận về du lịch văn hóa
1.3. Tiểu kết chƣơng 1
Chương 2: Thực trạng về du lịch văn hoá Thành phố Cần Thơ
2.1. Khái quát chung về
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn của Cần Thơ
2.3. Thực trạng du lịch văn hóa của TP Cần Thơ
2.4. Nhận xét về thực trạng hoạt động du lịch TP Cần Thơ hiện nay
2.5. Tiểu kết chƣơng 2
Chương 3: Định hướng và giải pháp để phát triển du lịch văn hóa thành
phố Cần Thơ
3.1. Cơ sở để xây dựng định hƣớng
3.2. Định hƣớng phát triển du lịch văn hóa TP Cần Thơ
3.3. Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa TP Cần Thơ
3.4. Một số kiến nghị
3.5. Tiểu kết chƣơng 3
19
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Theo điều 4 của Luật Du lịch đƣợc Quốc hội thông qua ngày
14/6/2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI: “Du lịch là hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định” [7, tr.2].
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) năm 1993 nhƣ sau: “Du lịch là
tập hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ
cuộc hành trình và lưu trú của cá thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
của họ với khoảng thời gian không quá một năm với mục đích hòa bình,
nơi đến cư trú không phải là nơi đến làm việc.”
Theo định nghĩa của hiệp hội Quốc tế các tổ chức du lịch chính thức
IOOTO (International Of Official Travel Organizations): “Du lịch là một
hoạt động có tính thường xuyên hay bất thường của một cá nhân hay một
nhóm tạm thời rời xứ sở đang cư trú bằng một phương tiện ôn hòa để đến
một vùng hoặc một quốc gia khác nhằm mục đích thăm viếng, giải trí, tìm
hiểu, nghỉ ngơi… và sẽ hồi cư sau một thời gian dự định”.
Có khá nhiều khái niệm về du lịch, nhƣng khái niệm về du lịch một
cách đầy đủ cần bao hàm đƣợc những yếu tố cấu thành của nó. Không giống
nhƣ các sản phẩm khác, du lịch có ảnh hƣởng và chịu ảnh hƣởng lớn nhất từ
hầu hết các ngành kinh tế khác. Theo quan điểm của MC.Intosh ( Mỹ ) thì du
lịch là: "Tổng số các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại
giữa du khách, các nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng địa phương trong
quá trình thu hút và tiếp đón du khách".
Nhƣ vậy, theo định nghĩa trên, du lịch gồm 4 thành phần sau:
- Du khách
- Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho du khách.
20
- Chính quyền tại địa điểm du lịch
- Dân cƣ địa phƣơng.
Du khách: Những ngƣời đi tìm các trải nghiệm và thoả mãn về vật
chất và tinh thần khác nhau. Ƣớc muốn của các đối tƣợng này sẽ xác định
địa điểm du lịch đƣợc lựa chọn và các hoạt động đƣợc thực hiện tại địa
điểm đó.
Sản phẩm dịch vụ đƣợc cung cấp bởi các doanh nghiệp cho cơ sở du lịch và
khách du lịch: Các nhà kinh doanh xem du lịch là một cơ hội để kiếm lợi nhuận
bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Dân chúng địa phƣơng: Xem du lịch là cơ hội tạo việc làm, thu nhập
và giao lƣu văn hoá.
Chính quyền sở tại: Xem du lịch chủ yếu là một hoạt động kinh tế có
mang lại thu nhập cho dân chúng, ngoại tệ cho quốc gia và tiền thuế cho ngân
quỹ.
Nhƣ vậy từ bốn thành phần trên, “Du lịch có thể được hiểu là tổng
hợp các hiện tượng, mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa du
khách, các nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng địa phương trong quá
trình thu hút và tiếp đón phục vụ du khách".
1.1.2. Khái niệm về văn hóa
Từ “văn hóa” (tiếng Latinh có nghĩa là trồng trọt) khởi đầu có nghĩa
là vỡ đất, chăm bón đất đai trong lao động nông nghiệp. Nhƣ vậy, nguồn
gốc của từ văn hóa có liên quan đến lao động, hoạt động của con ngƣời
trong cải tạo tự nhiên.
Theo nghĩa rộng, văn hóa thƣờng đƣợc xem là bao gồm tất cả
những gì do con ngƣời sáng tạo ra. Năm 1940 Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị
lãnh tụ vĩ đại của dân tộc rất quan tâm tới vấn đề văn hóa. Ngƣời định
nghĩa văn hóa theo một cách rất riêng: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích
sống của loài người mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ
21
cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người
sản sinh ra nhằm thích ứng với yêu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn”
[10, tr. 431].
Theo PGS. Phan Ngọc đƣa ra một định nghĩa văn hóa mang tính
chất thao tác luận, khác với những định nghĩa trƣớc đó, theo ông đều mang
tính tinh thần luận. “Không có cái vật gì gọi là văn hóa cả và ngược lại bất
kì vật gì cũng có cái mặt văn hóa. Văn hóa là một quan hệ. Nó là mối quan
hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện
thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một
tộc người khác, một cá nhân khác. Tất cả mọi cái mà tộc người tiếp thu
hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất
khác độ khúc xạ ở một dân tộc khác”[12, tr.105].
Để có một định nghĩa đầy đủ nhất về văn hóa, cách tốt nhất là gắn
văn hóa với con ngƣời, theo Ph.Mayo nguyên tổng giám đốc UNESCO đã
nhận định: “ Văn hóa sinh ra cùng với con người, có mặt trong bất cứ hoạt
động nào của con người, dù là hoạt động sản xuất vật chất, sản xuất tinh
thần hay trong quan hệ giao tiếp ứng xử xã hội và cả trong thái độ đối với
tự nhiên”.
Theo quan niệm của UNESCO thì văn hóa bao gồm văn hóa vật thể
và văn hóa phi vật thể.
+ Văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hóa nhân loại, thể hiện đời
sống tinh thần của con ngƣời dƣới hình thức vật chất, là kết quả của hoạt
động sáng tạo, biến những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những
đồ vật có giá trị sử dụng thẩm mĩ, nhằm phục vụ đời sống của con ngƣời.
Văn hóa vật thể quan tâm nhiều đến chất lƣợng và đặc điểm của đối tƣợng
thiên nhiên, đến hình dáng vật chất, khiến những vật thể và chất liệu tự
nhiên thông qua sáng tạo của con ngƣời biến thành những sản phẩm vật
22
chất giúp cho cuộc sống của con ngƣời. Văn hóa vật thể nhƣ những công
trình kiến trúc nổi tiếng gắn với lịch sử văn hóa dân tộc (đình, đền, chùa,
miếu, lăng, mộ…) và những sản phẩm mỹ thuật độc đáo (tranh ảnh, gốm
sứ,…) do quá trình lao động của con ngƣời tạo ra.
+ Văn hóa phi vật thể là văn hóa tồn tại từ đời này sang đời khác
một cách tiềm ẩn trong trí nhớ của con ngƣời, chỉ khi nó đƣợc khách thể
hóa (thông qua các hoạt động con ngƣời trong xã hội, trong một khoảng
thời gian nhất định) thì ngƣời ta mới nhận biết đƣợc các hình thái biểu
trƣng của nó. Văn hóa phi vật thể nhƣ (âm nhạc, múa, truyền thống, văn
chƣơng truyền miệng, ngôn ngữ huyền thoại, phong tục tập quán, lễ hội )
Dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhƣng nhìn chung văn hóa trƣớc
hết phải có tính hệ thống, mọi sự kiện thuộc nền văn hóa đều có liên quan
mật thiết với nhau, đây là đặc trƣng thứ nhất của văn hóa.
Đặc trƣng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Các giá trị
văn hóa theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ cho nhu
cầu vật chất) và giá trị tinh thần ( phục vụ cho nhu cầu tinh thần). Theo ý
nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ
(chân – thiện – mỹ). Các giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ đều thuộc giá
trị tinh thần, giá trị tinh thần còn bao gồm các tƣ tƣởng có giá trị sử dụng
(khoa học, giáo dục ) trong đó cả bản thân cách thức sáng tạo ra các giá
trị mà qua kinh nghiệm con ngƣời đã tích lũy đƣợc. Theo thời gian có thể
phân biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Trong giá trị nhất thời lại
phân biệt giá trị lỗi thời, giá trị hiện hành, giá trị đang hình thành.
Đặc trƣng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh. Văn hóa là một hiện
tƣợng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Văn hóa đối
lập với tự nhiên, nó là cái tự nhiên đƣợc biến đổi dƣới tác động của con
ngƣời, là phần giao giữa tự nhiên và con ngƣời. Đặc trƣng này phép phân
biệt loài ngƣời sáng tạo với loài vật bản năng, phân biệt văn hóa với giá trị
tự nhiên chƣa mang dấu ấn sáng tạo do con ngƣời. Do gắn liền với con
23
ngƣời và hoạt động của con ngƣời trong xã hội, văn hóa đã trở thành công
cụ giao tiếp quan trọng.
Đặc trƣng thứ tƣ của văn hóa là tính lịch sử. Văn hóa bao giờ cũng
hình thành trong một quá trình và đƣợc tích lũy qua nhiều thế hệ. Tính lịch
lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu và chính nó buộc văn
hóa thƣờng xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá
trị [18, tr.20].
Truyền thống văn hóa đƣợc tôn thờ nhờ giáo dục. Nhờ đó văn hóa
đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách con ngƣời. Trên
đây là những đặc trƣng cơ bản của văn hóa, dựa vào chúng có thể đƣa ra
định nghĩa văn hóa nhƣ sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên
và xã hội mình” [18, tr.10].
Nhƣ vậy, thông qua những định nghĩa tiêu biểu trên, mặc dù có
những khác biệt nhất định, song hầu hết các nhà nghiên cứu về văn hóa
đều thống nhất với nhau ở một điểm: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật
chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.
1.1.3. Mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa
Hơn bất cứ ngành kinh doanh nào, du lịch là ngành có quan hệ mật
thiết với văn hóa. Nếu nói văn hóa là động lực cho sự phát triển thì đối với
du lịch văn hóa đƣợc coi là nền tảng, là điểm tựa cho phát triển bền vững.
Một trong những động cơ khiến con ngƣời đi du lịch là để tìm kiếm
những điều mới lạ, mở rộng sự hiểu biết của bản thân mình. Hiển nhiên du
lịch kể từ khi nó hình thành có sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa bởi văn hóa
giữa các vùng miền, giữa các khu vực là không giống nhau, luôn khơi gợi
sự tò mò, kích thích sự khám phá. Nhƣ vậy du lịch đƣợc coi nhƣ hành vi
thỏa mãn văn hóa và hình thành nên loại hình “du lịch văn hóa”. Trong quá
trình phát triển, hoạt động du lịch đƣợc coi là một hiện tƣợng xã hội và bản
24
thân nó sản sinh ra những đặc thù văn hóa trong hành vi ứng xử của những
con ngƣời tham gia hoạt động du lịch.
1.1.3.1. Ảnh hưởng của văn hoá đến du lịch
Để hiểu sự gắn kết giữa văn hóa và du lịch phải xét đến cả hai
chiều tác động trên, với cả mặt tích cực và tiêu cực của nó.
* Tích cực
Giá trị văn hóa có ý nghĩa đặc trƣng cho sự phát triển du lịch ở
mỗi địa phƣơng, mỗi vùng, hoặc một đất nƣớc. Chúng có sức hấp dẫn đặc
biệt đối với số đông khách du lịch với những mục đích và yêu cầu khác
nhau. Mặc khác nhận thức văn hóa còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch
của du khách. Họ đi du lịch là để thỏa mãn nhu cầu khám phá những giá trị
văn hóa mới, khác lạ với cái họ đang có, là cách mà mỗi ngƣời mở rộng
không gian văn hóa cho bản thân mình.
Qua những chuyến du lịch, trình độ hiểu biết về các giá trị văn
hóa của con ngƣời đƣợc nâng cao. Nhƣ vậy, một địa phƣơng muốn phát
triển du lịch thì điều kiện tiên quyết là phải có những sản phẩm văn hóa
khác lạ, độc đáo và hấp dẫn. Văn hóa càng có sự khác biệt, có bản sắc
riêng bao nhiêu thì càng có khả năng thu hút khách du lịch bấy nhiêu.
Xét dƣới góc độ thị trƣờng thì văn hóa vừa là yếu tố cung vừa
góp phần hình thành yếu tố cầu của hệ thống du lịch.
+ Các sản phẩm văn hóa nhƣ tranh vẽ, điêu khắc, tƣợng nặn,
Tranh Đông Hồ, tranh lụa…là loại hình nghệ thuật khách ƣa thích.
+ Sản phẩm thủ công, sản phẩm lƣu niệm hay món ăn truyền
thống của nƣớc, khu vực khách đến thăm (con giống ở Bát Tràng, chiếc
nón bài thơ Huế, ẩm thực,… ).
+ Trình diễn dân ca và các loại hình văn nghệ truyền thống cũng
nhƣ hiện đại cũng là biểu hiện của văn hóa (các buổi hòa nhạc, hát xoan,
múa rối nƣớc…).
25
+ Điệu nhảy dân tộc tạo nên sức hút mạnh mẽ, buổi biểu diễn khu
vực, hộp đêm và các chƣơng trình công cộng.
+ Mua bán là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong du lịch.
Thuật ngữ mua sắm đã mở ra loại hình du lịch khá mới mẽ. Nổi tiếng nhất
trên thế giới là phục vụ du khách nhƣ là Hồng Kông, Singapo…
+ Tôn giáo cũng có thể để lại nhiều dấu ấn mạnh mẽ đến văn hóa giao
tiếp. Những ngƣời theo đạo sẽ du lịch đến đất nƣớc có tôn giáo của họ.
* Tiêu cực
Tuy nhiên bên cạnh những mặt ảnh hƣởng tích cực của văn hóa
đến du lịch thì cũng có những mảng tiêu cực đó là hành động thiếu văn hóa
của ngƣời dân địa phƣơng tại điểm đến, hành động khiếm nhã của ngƣời
bán, lôi kéo khách hàng, chèn ép bắt khách mua hàng, dùng từ thô lỗ, mất
vệ sinh….Tạo nên một dấu ấn không tốt trong lòng du khách, hàng động
thiếu văn hóa của điểm đến sẽ hạn chế sự quay trở lại của du khách.
1.1.3.2. Ảnh hưởng của du lịch tới văn hoá
* Tích cực
Một trong những chức năng của du lịch là giao lƣu văn hoá giữa
các cộng đồng. Khi đi du lịch, du khách luôn muốn đƣợc xâm nhập vào
các hoạt động văn hoá của địa phƣơng qua đó du khách có thêm những
hiểu biết mới. Du lịch còn góp phần cho việc phục hồi và phát triển văn
hóa dân tộc. Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hoá trong chuyến đi của
du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việc khôi phục,
duy trì, các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề.
Du lịch đã tăng cƣờng khả năng mở rộng giá trị của sản phẩm văn
hóa. Nếu không có du lịch thì bạn bè thế giới không thể biết đến Hà Nội
với một ngàn năm lịch sử, không thể biết Hà Nội có chùa Một Cột, có đền
Ngọc Sơn, có chùa Khai Quốc, có Văn Miếu Quốc Tử Giám… Nếu không
có du lịch, sản phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá trị lịch sử, nghệ thuật