Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

phát triển du lịch văn hóa thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.21 KB, 7 trang )

Phát triển du lịch văn hóa thành phố Cần Thơ

Ngô Hà Lợi Lợi

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Triết học: 60 22 80
Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Năm bảo vệ: 2014
129 tr .

Abstract. Luận văn “Phát triển du lịch văn hoá thành phố Cần Thơ” đã hệ thống hoá
các khái niệm và cơ sở lí luận về phát triển du lịch văn hoá. Qua đó nhấn mạnh vai trò
của du lịch văn hoá đối với hoạt động du lịch. Đồng thời người viết có tham khảo một
số công trình nghiên cứu có liên quan đến du lịch thành phố Cần Thơ, để làm nền tảng
quan trọng cho việc định hướng phát triển du lịch văn hoá thành phố Cần Thơ.Luận
văn phân tích thực trạng hoạt động du lịch của thành phố Cần Thơ giai đoạn (2008 –
2012) và thông qua khảo sát thực tế trên địa bàn nghiên cứu, cho thấy thành phố Cần
Thơ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng để phát triển du lịch văn hoá về: Nguồn
khách du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, và nguồn tài nguyên du lịch
nhân văn phong phú nhưng cho đến nay lại chưa được khai thác một cách hiệu quả về
du lịch văn hoá của thành phố Cần Thơ.Thông qua việc sử dụng phương pháp thống
kê, thu thập xử lí số liệu, tài liệu, phỏng vấn từ các cơ quan nhà nước, ban quản lí di
tích, các cơ sở kinh doanh du lịch. Từ kết quả thu về người viết đã đề xuất giải pháp để
phát triển du lịch văn hoá thành phố Cần Thơ là về: (1) tổ chức quản lí, (2) công tác
quy hoạch – khôi phục tài nguyên du lịch nhân văn, (3) xây dựng cơ sở vật chất kĩ
thuật, (4) nguồn nhân lực du lịch văn hoá, (5) liên kết vùng, (6) xúc tiến quảng bá, (7)
bảo tồn di sản văn hoá,(8) sản phẩm du lịch văn hoá.
Keywords.Cần Thơ; Du lịch; Du lịch văn hóa
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện kinh tế phát triển và hội nhập như ngày nay, cùng với sự tiến bộ của


khoa học và công nghệ, du lịch đang ngày càng giữ vai trò quan trọng và trở thành nhu
cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá - xã hội của con người. Đối với Việt Nam,
du lịch đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế xã hội, tạo việc làm, góp
phần xóa đói giảm nghèo, tạo ra sự tiến bộ xã hội.
Tuy nhiên ngành du lịch hiện nay đang đứng trước nhiều thời cơ cũng như thách
thức mới, nó không chỉ thỏa mãn về nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí mà còn có giá
trị về mặt tinh thần. Để tạo ra được sự mới lạ trong chương trình du lịch hiện nay, các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang hướng tới khai thác loại hình du lịch
văn hóa với những tuyến điểm du lịch độc đáo chưa được biết hoặc mới bắt đầu khai
thác phục vụ du lịch.
Thành phố (TP) Cần Thơ với chỉ số GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao
đứng ở vị trí 14/63 tỉnh thành. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành du lịch “Trong 6
tháng đầu năm 2013 doanh thu từ du lịch đạt 469 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ
năm 2012, đạt 48% kế hoạch” [Nguồn: Sở VHTT – DL TP Cần Thơ năm 2013].
Với nguồn tài nguyên du lịch sẵn có, đã góp phần đáng kể vào sự phát triển du lịch
với nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như vườn trái cây làng du lịch Mỹ Khánh, chợ nổi
Cái Răng,… Bên cạnh TP Cần thơ còn có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn cho phát
triển du lịch văn hóa, mà chưa được khai thác một cách hợp lý để phát triển du lịch
một cách hiệu quả nhất. Từ những vấn đề trên tác giả luận văn tiến hành nghiên cứu đề
tài Phát triển du lịch văn hóa Thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu giúp hiểu rõ về
những nét văn hóa tiêu biểu, những di tích lịch sử văn hoá kiến trúc nghệ thuật của TP
Cần Thơ. Đồng thời qua nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá được thực trạng phát triển về
du lịch. Qua đó đề xuất những giải pháp thích hợp để việc phát triển loại hình du lịch
văn hóa ở TP Cần Thơ đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, cải thiện và khắc phục tình
trạng hiện thời.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài "Phát triển du lịch văn hóa Thành phố Cần Thơ", nhằm mục đích: Hệ
thống lý luận chung du lịch văn hóa. nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển loại
hình du lịch văn hóa ở TP Cần Thơ. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác

phát triển du lịch văn hóa ở TP Cần Thơ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tô
̉
ng hơ
̣
p thống kê ca
́
c số liê
̣
u, tài liệu.
- Điều tra kha
̉
o sa
́
t thư
̣
c tế mô
̣
t số điê
̉
m du li
̣
ch văn ho
́
a tiêu biê
̉
u cu
̉
a TP Cần Thơ .

- Phân tích thực trạng phát triển du lịch. Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch văn
hóa.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Tiêu biểu như công trình nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Trọng Nhân và
Đào Ngọc Cảnh được đăng trên tạp chí khoa học năm 2011, nghiên cứu về “Thực
trạng và giải pháp phát triển du lịch chợ nổi Cái Răng – Thành phố Cần Thơ”. Tác
giả giới thiệu nét văn hóa chợ nổi Cái Răng, phân tích thực trạng hoạt động du lịch của
chợ nổi, đưa ra giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển chợ nổi Cái
Răng theo hướng bền vững.
Theo nghiên cứu của tác giả Huỳnh Nhựt Phương năm 2005 về “Du lịch sinh thái
và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Cần Thơ”. Tuy nhiên, cho đến nay chưa
có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách hệ thống về du lịch văn hóa ở TP Cần
Thơ. Trên cơ sở kế thừa thành tựu của các học giả đi trước, tôi xin đi sâu nghiên cứu du
lịch văn hóa TP Cần Thơ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là tài nguyên du lịch văn hóa TP Cần Thơ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về du lịch văn hóa của TP Cần Thơ.
- Về phạm vi không gian: TP Cần Thơ.
- Về phạm vi thời gian: Thu thập phân tích các số liệu, tài liệu du lịch TP Cần Thơ
(2008 – 2012).
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp sưu tầm, nghiên cứu tài liệu
Các nguồn tài liệu được khai thác:
- Sở VHTT & Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND, Thư viện, Trung tâm học
liệu Cần Thơ…
- Các tài liệu thống kê luôn được bổ sung, cập nhật sau đó xử lý và được chọn lọc, tổng
hợp, phân tích.
- Số liệu thứ cấp được thu từ sở du lịch TP Cần thơ.

- Số liệu sơ cấp được thu thập qua khảo sát thực tế và ý kiến của các chuyên gia du lịch
5.2. Phương pháp khảo sát thực tế
 Quan sát – không tham dự
Trực tiếp quan sát các tài nguyên du lịch văn hóa của TP Cần Thơ là các đình, đền,
chùa, các di tích lịch sử và hoạt động của lễ hội nơi đây.
 Phỏng vấn
Phỏng vấn các đối tượng là du khách và các cán bộ trực tiếp trông coi phục vụ
cũng như cán bộ quản lý các khu di tích, các điểm du lịch văn hóa.
5.3. Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh
Nhằm kế thư
̀
a nghiên cư
́
u va
̀
tri thư
́
c đa
̃
co
́
, tác giả tiến ha
̀
nh đa
́
nh gia
́

̉
ng quan ,

thu thâ
̣
p ca
́
c công bố về nô
̣
i ha
̀
m du li
̣
ch văn ho
́
a va
̀
ca
́
c nô
̣
i dung liên quan , các tài liệu
liên quan hoa
̣
t đô
̣
ng du li
̣
ch ta
̣
i TP Cần Thơ.
Thông qua việc khảo sát thực tế và nguồn tư liệu thu thập được sau đó tiến hành
phân tích, so sánh, và đưa ra nhận định đánh giá nguồn tài nguyên du lịch nhân văn.

Đề xuất giải pháp cho sự phát triển du lịch văn hóa của TP Cần Thơ.
5.4. Phương pháp chuyên gia
Nhờ các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực du lịch đánh giá và cho điểm trong ma trận
EFE và ma trận hình ảnh cạnh tranh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Góp phần củng cố cơ sở lý luận về du lịch và du lịch văn hóa theo hướng bền vững.
- Cho thấy thực tiễn hoạt động du lịch của TP Cần Thơ trong thời gian qua, đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc đưa du lịch văn hóa vào hoạt động
du lịch TP Cần Thơ.
7. Bố cục của luận văn
Tên luận văn: “PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA THÀNH PHỐ CẦN THƠ”.
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa
1.1. Một số khái niệm
1.2. Lý luận về du lịch văn hóa
1.3. Tiểu kết chương 1
Chương 2: Thực trạng về du lịch văn hoá Thành phố Cần Thơ
2.1. Khái quát chung về TP Cần Thơ
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn TP Cần Thơ
2.3. Thực trạng du lịch của TP Cần Thơ
2.4. Tình hình hoạt động du lịch văn hóa
2.5. Tiểu kết chương 2
Chương 3: Định hướng và giải pháp để phát triển du lịch văn hóa Thành Phố Cần
Thơ
3.1. Cơ sở để xây dựng định hướng
3.2. Định hướng phát triển du lịch văn hóa
3.3. Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa
3.4. Một số kiến nghị
3.5. Tiểu kết chương 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước

1. Báo Cần Thơ, Xây dựng chiến lược đổi mới sản phẩm, phát triển du lịch
vùng đồng bằng sông Cửu Long, , ngày cập nhât
26/05/2009.
2. Huỳnh Đỉnh Chung (1995), Chùa Ông (Quảng Triệu Hội Quán), NXB
Bảo tàng Cần Thơ.
3. Hoàng Văn Châu (2005), Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học,
, ngày cập nhật 25/07/2013.
4. Trần Anh Dũng, Văn hóa: một toa thuốc đặc trị cho ngành du lịch,
, ngày cập nhật 15/08/2013.
5. Di tích lịch sử Quận Bình Thủy (2013), NXB Phòng Văn hóa và Thông
tin biên soạn.
6. Nhâm Hùng (2009), Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản
Trẻ.
7. Luật Du lịch (Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005), tại kỳ họp thứ 7
Quốc hội khóa XI).
8. Võ Thị Thanh Lộc (2010), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa
học và viết đề cương nghiên cứu (Ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế-xã hội),
NXB Đại học Cần Thơ.
9. Vương Lê, Cần Thơ chú trọng đào tạo nhân lực du lịch,
, ngày cập nhật 13/11/2008.
10. Hồ Chí Minh Toàn tập (1995), xuất bản lần 2, NXB Chính trị Quốc gia
Hà Nội.
11. Huỳnh Minh (1996), Cần Thơ xưa – sách sưu khảo các Tỉnh, Thành
năm xưa, NXB Thanh niên.
12. Phan Ngọc (1993), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB văn
hóa thông tin, Hà Nội.
13. Nguyê
̃
n Tấn Quyên , Cần Thơ - Thành phố động lực ca đồng bằng
sông Cư

̉
u Long, , ngày cập nhật 24/08/2013.
14. Phạm Côn Sơn (2005), Non nước Việt Nam (Sắc màu Nam bộ), Nhà
xuất bản Phương Đông.
15. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cần Thơ (2006), Chương trình phát
triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
16. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Cần Thơ (2012), Tổng hợp
hoạt động ngành du lịch TP Cần Thơ từ năm 2006 đến 2011.
17. Dương Văn Sáu, Sản phẩm ca văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội
nhập, toàn cầu hóa hiện nay, ngày cập nhật 13/09/2013.
18. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam , NXB giáo dục.
19. Trần Văn Thông (2002), Tổng quan du lịch, NXB Giáo dục.
20. Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường (1999), Đình Nam Bộ xưa và
nay, NXB. Đồng Nai
21. The Wikipedia, Tổng quan về Cần Thơ, , ngày
cập nhật 26/12/2008.
22. Viện Nghiên Cứu Phát triển du lịch (2006), Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
23. G. Richards (2001), Cultural attractions and European tourism, CIBA
publishing, Wallingford, UK.
24. Barbara Kirshenblatt - Gimblett (1998) Destination Culture: Tourism,
Museums, and Heritage, University of California Press.
25. Leslie, David and Marianna Sigala (2005), International Cultural
Tourism, Taylor & Francis.
26. Mckercher, Bob and Hilary du Cros (2002), Cutural Tourism – The
partnership between Tourism and cultural heritage management, published by
The Haworth press.



×