Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận Du lịch cộng đồng - Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.27 KB, 17 trang )

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.1.1. Vị trí địa lý
 Tọa độ

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần
đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa Thiên
Huế có tọa độ địa lý như sau:
- Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn Giáp
Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.
- Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi cực
nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
- Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản Paré, xã
Hồng Thủy, huyện A Lưới.
- Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông tại bờ phía
Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.
 Giới hạn, diện tích

Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam,
thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 81 km biên giới với
Lào) và giáp biển Đông.
- Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài 111,671
km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài
56,66km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km.
- Ở phía Tây, ranh giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ điểm phía
Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng
Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 87,97km.
- Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120km.
- Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,5 ha (theo niên giám


thống kê năm 2013), kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120 km
(dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo


hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công
(Quảng Điền), phường Tứ Hạ (thị xã Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba Lé (A Lưới)
65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3km.
- Vùng nội thủy: rộng 12 hải lý
- Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
- Trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi
gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà. Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng
160ha), nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh
quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
- Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ
sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàng
không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo
tỉnh.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
 Khí hậu, thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu
kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông
gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ. Mùa du
lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
 Đặc điểm địa hình

Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt.
- Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt - Lào và kéo dài
đến thành phố Đà Nẵng.
- Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500 m,

có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều
rộng vài trăm mét.
- Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ,
có cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km 2. Tổng diện
tích đất các loại cây trồng: 90.974 ha, trong đó diện tích cây hàng năm là:
44.546,67 ha; diện tích cây lâu năm: 5.343,2 ha.
 Đầm phá Tam Giang


- Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai trải dài 68 km thuộc địa phận 04 huyện:
Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà với diện tích
22.000 ha.
- Về mặt địa lý khu đầm này là bốn đầm nối nhau từ Bắc xuống Nam: Phá
Tam Giang; Đầm Sam; Đầm Hà Trung-Thủy Tú; Đầm Cầu Hai.
- Phá Tam Giang chạy dài khoảng 27 km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa
sông Hương với diện tích 5.200 ha. Phá thông với biển bằng mỗi cửa Thuận An.
- Đầm Sam nhỏ hơn với diện tích 1.620 ha, không thông ra biển.
- Đầm Hà Trung-Thủy Tú dài và hẹp với diện tích 3.600 ha cũng là đầm kín
không thông ra biển.
- Đầm Cầu Hai lớn nhất với diện tích 11.200 ha. Cửa Tư Hiền thông đầm Cầu
Hai với biển.
 Hệ thống sông ngòi

Tổng chiều dài sông suối và sông đào đạt tới 1.055km, tổng diện tích lưu vực
tới 4.195km2. Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3 - 1km/km 2, có nơi tới
1,5-2,5 km/km2.
Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế từ Bắc vào gặp các sông chính sau:
- Sông Ô Lâu
- Hệ thống Sông Hương
- Sông Nong

- Sông Truồi
- Sông Cầu Hai
- Sông Bù Lu
Trong đó sông Hương là con sông lớn nhất, có hai nguồn chính và đều bắt
nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt
nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo
hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu
với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng
Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua
14 thác nguy hiểm và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng
này gặp nhau và tạo nên sông Hương.Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông


Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so
với mực nước biển).
Ngoài các sông thiên nhiên, xung quanh thành phố Huế còn gặp nhiều sông
đào như:
- Sông An Cựu (có tên là Lợi Nông) dài 27km nối sông Hương với đầm Cầu
Hai ở Cống Quan thông qua sông Đại Giang;
- Sông Đông Ba dài khoảng 3km là sông đào từ cầu Gia Hội đến Bao Vinh;
- Sông Kẻ Vạn dài 5,5km nối sông Hương (cầu Bạch Hổ) với sông Bạch Yến và
sông An Hòa, vòng ngoài kinh thành Huế rồi lại đổ vào sông Hương ở Bao Vinh.
Trên đồng bằng duyên hải còn có hói Bảy Xã, hói Hàng Tổng nối sông Hương
với sông Bồ, hói Phát Lát, hói Như Ý, hói Chợ Mai.
 Tài nguyên khoáng sản

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản
với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đó
chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kim loại và nhóm
vật liệu xây dựng.

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, trữ lượng các mỏ than
bùn ở khu vực các trằm tại Phong Chương được đánh giá lên tới 5 triệu mét khối.
- Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc
- Nhóm khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm có
triển vọng lớn nhất của Thừa Thiên Huế, bao gồm pyrit, phosphorit, kaolin, sét, đá
granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng.
- Tài nguyên nước (bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng) được phân
bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng
đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200m3/ngày.
- Bảy nguồn nước khoáng nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh (đáng
chú ý nhất trong số này là ba điểm Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng).
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thừa thiên huế là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền
Trung. TTH nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam, trục hành lang
Đông – Tây nối Thái Lan – Lào – Việt Nam theo đường 9. TTH ở vào vị trí trung độ
của cả nước, nằm giữa Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm


lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất của nước ta, là nơi giao thoa giữa điều
kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam – Bắc. TTH là một trong những
trung tâm văn hóa, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn nhất của cả nước
và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Thừa Thiên Huế là một vùng non sông kì thú nằm ở duyên hải Bắc miền
Trung, nơi có Thành phố Huế, một trong những đô thị lớn nổi tiếng của Việt Nam.
Tự hào là một vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời, đặc sắc và
truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng vẻ vang. TTH với vị trí chiến lược đặc
biệt đã từng là “phên dậu thứ tư của phương Nam”, nơi “đô hội lớn nhất của một
phương”.
Thừa Thiên Huế còn có 120 km bờ biển tiếp cận với ngư trường biển Đông,
có tiềm năng to lớn về hải sản với hơn 500 loài cá. Vùng ven bờ Thừa Thiên Huế có

đầm phá Tam Giang - Cầu Hai kéo dài từ gần ranh giới với Quảng Trị đến vịnh
Chân Mây, là vùng đầm phá có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam á, có tầm
quan trọng trong khu vực và quốc tế, giữ vai trò đặc biệt trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là đối với các ngành du lịch, nông nghiệp và
thủy sản.
Dân số trung bình tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013 khoảng 1,1 triệu người,
trong đó dân số đô thị khoảng 58-59 vạn người, chiếm khoảng 52-53%. Thành phố
Huế là đô thị loại I, một trong những trung tâm văn hoá lớn của cả nước, thành
phố Festival đặc trưng của Việt Nam, trung tâm du lịch, trung tâm dịch vụ y tế
chuyên sâu, trung tâm đào tạo đại học, sau đại đại học của khu vực miền Trung và
cả nước và là một trong 3 cực tăng trưởng quan trọng của Vùng Kinh tế trọng
điểm miền Trung.
1.2. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh Thừa Thiên Huế
Hiện nay trên thế giới, du lịch cộng đồng được xem là một loại hình du lịch
bền vững giúp thúc đẩy các chiến lược xóa đói giảm nghèo trong môi trường cộng
đồng với mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương trong các sản
phẩm du lịch, tạo ra sinh kế đồng thời khuyến khích tôn trọng các truyền thống văn
hóa cũng như các di sản thiên nhiên tại địa phương. Có được điều đó là bởi du lịch
cộng đồng có sự liên kết của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, cơ
quan bảo tồn, các công ty du lịch, hãng lữ hành, các tổ chức phi chính phủ, và đặc
biệt là cộng đồng địa phương và khách du lịch.
Du lịch cộng đồng bắt đầu phát triển ở Việt Nam vào cuối những năm 1980
với những du khách đầu tiên đến từ khối Đông Âu cũ. Vào đầu những năm 1990, thị
trường du lịch được mở để đón khách du lịch từ phương Tây và dần dần là khách


nội địa. Du lịch cộng đồng gắn với nhiều hoạt động như tham quan các làng nghề
cổ, khám phá núi rừng thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa các dân tộc, du lịch sông nước
miệt vườn,… Trong đó, tiêu biểu nhất là loại hình homestay – hình thức khách du
lịch đến ở nhà dân địa phương để cùng ăn, cùng nghỉ, cùng làm tham gia vào công

việc hàng ngày cũng như các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Hiện mô hình đang
được áp dụng phổ biến và khá thành công, thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là
khách quốc tế.
Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng trong việc phát triển loại hình du lịch
cộng đồng. Nơi đây hội tụ những điều kiện cần thiết để trở thành một trong những
điểm đến hấp dẫn của du lịch cộng đồng. Đó chính là hệ thống di sản thế giới Cố đô
Huế, là các nhà vườn, là các bảo tàng, các danh lam thắng cảnh, các làng nghề cổ…
Việc kết hợp giữa việc khai thác hệ thống di sản Cố đô Huế, các bảo tàng, các hoạt
động lễ hội, và đời sống văn hóa của cộng đồng sẽ nâng tầm các sản phẩm du lịch
tại Thừa Thiên Huế và thu hút khách du lịch đến Huế.
Nhiều tour du lịch cộng đồng tại Thừa Thiên Huế đã được tổ chức trong thời
gian qua thu hút sự quan tâm, chú ý của du khách.
Cầu ngói Thanh Toàn với tour du lịch “Chợ quê ngày hội” được xem là một
trong những tour du lịch cộng đồng khá thành công ở Thừa Thiên Huế và là điểm
đến của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước mỗi kỳ Festival Huế. Đây là tour
du lịch mới nằm trong dự án “Phát triển du lịch cộng đồng” do Tổ chức Hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên
Huế thực hiện bắt đầu từ tháng 6/2012. Với tour du lịch cộng đồng tham quan cầu
ngói Thanh Toàn, du khách có thể tiếp cận các sản phẩm du lịch như tham quan
đình làng, nhà thờ cổ, bơi thuyền, trải nghiệm đời sống, làm nón lá, gói bánh tét,
thưởng thức ẩm thực từ các sản vật của địa phương... Điều này mang lại cho du
khách những trải nghiệm thú vị về nông thôn Việt Nam nói chung cũng như những
đặc trưng của nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối với người dân xã Thanh Toàn,
tham gia dự án này, làng quê đã được đầu tư về cơ sở hạ tầng, người dân địa
phương đã được tham gia các khóa tập huấn làm du lịch và có thêm thu nhập từ
các dịch vụ.
Làng cổ Phước Tích ở xã Phong Hòa, huyện Phong Điền có gần 500 năm tuổi.
Cùng với hệ thống các đình, chùa, miếu, di tích chămpa, nghề gốm truyền thống,
làng còn có gần 40 ngôi nhà rường còn khá nguyên vẹn (trên 100 năm tuổi) được
kết nối với tour du lịch cộng đồng "Hương xưa làng cổ" trong các dịp Festival Huế.

Những năm qua, Phước Tích được JICA chọn làm nơi triển khai dự án "Phát huy vai
trò cộng đồng trong phát triển bền vững thông qua du lịch".


Loại hình du lịch được phát triển ở đây là Homestay phục vụ khách. Phước
Tích đã thu hút được sự chú ý của nhiều đơn vị lữ hành du lịch trong việc đưa
khách về tham quan, lưu trú tìm hiểu, khám phá văn hóa, kiến trúc, đời sống của
làng. Bên cạnh đó, tổ chức JICA còn giúp Phước Tích khởi động chương trình phục
hồi nghề gốm cổ, do ông Mizokami Yoshihiro chuyên gia gốm hàng đầu của Nhật
Bản hướng dẫn.
Hơn 20 người dân Phước Tích, phần lớn là các nghệ nhân lớn tuổi đã tham
gia chương trình. Chương trình nhằm giúp người dân Phước Tích duy trì nghề gốm
bằng cách sản xuất các sản phẩm, mẫu mã mới dựa trên kỹ thuật truyền thống.
Đặc biệt, dự án sẽ giúp khôi phục nghề gốm nhằm cải thiện thu nhập cho cộng
đồng, tạo công ăn việc làm để phát triển nghề gốm truyền thống.
Một mô hình du lịch cộng đồng khác góp phần tăng thu nhập, tạo công ăn
việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương tại phường An Tây, thành
phố Huế, nơi có Trung tâm Văn hóa Huyền Trân là “kinh doanh du lịch cùng người
nghèo.” Loại hình du lịch này chủ yếu được thành lập ở vùng nông thôn, miền núi,
nơi thu nhập người dân còn thấp và điều kiện sinh hoạt còn hạn chế. Trung tâm
Văn hóa Huyền Trân có diện tích 28ha ở vùng đất "nửa nông thôn, nửa thành thị,"
người dân đa phần có thu nhập thấp, công việc không ổn định.
Tổ chức phi chính phủ Hà Lan (SNV) đã phối hợp cùng Công ty cổ phần du
lịch Hương Giang thực hiện mô hình “kinh doanh du lịch cùng người nghèo” nhằm
gắn kết những người dân có thu nhập thấp trong vùng vào chuỗi giá trị du lịch của
trung tâm với tư cách là người làm công và người cung cấp các sản phẩm thủ công
theo hướng cùng có lợi, vừa tăng doanh thu cho doanh nghiệp vừa tăng thu nhập
cho cộng đồng. Trên cơ sở đó, trung tâm đã thu nhận và tạo việc làm mới cho
khoảng 70 người. Đối với các làng nghề, đây là cách tiếp cận nhanh nhất, hấp dẫn
nhất để bán các sản phẩm, nhất là hàng thủ công, mỹ nghệ truyền thống, hàng lưu

niệm đối với khách du lịch. Du lịch cộng đồng phát triển là cơ hội tốt để quảng bá
hình ảnh văn hóa Huế đến với du khách.
 Khả năng khai thác du lịch cộng đồng ở Thừa Thiên Huế ngày càng thu
hút khách du lịch cả trong nước và quốc tế. Nơi đây hội tụ những điều kiện cần
thiết về tài nguyên văn hóa, tài nguyên môi trường, cơ sở hạ tầng, thông tin du lịch,
nguồn nhân lực và các dịch vụ du lịch để trở thành những điểm đến hấp dẫn của du
lịch cộng đồng.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Những địa phương làm du lịch cộng đồng
 Du lịch cộng đồng ở Làng cổ Phước Tích


Làng cổ Phước Tích - Thừa Thiên Huế. Ngôi làng cổ thứ hai của Việt Nam.
Nếu như làng Việt cổ ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) mang dáng dấp đặc trưng
của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ, thì làng Phước Tích xã Phong Hòa, huyện Phong
Điền, Thừa Thiên Huế lại còn khá nguyên vẹn những yếu tố gốc của làng cổ vùng
văn hóa Huế và miền Trung. Đây là ngôi làng thứ 2 của Việt Nam được Bộ VHTT&DL xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Lễ công bố quyết định quan trọng
này diễn ra song song với "Festival nghề truyền thống Huế - 2009" (ngày 13/06),
mở ra cơ hội phát triển mới cho làng cổ Phước Tích.
Tọa lạc trên ranh giới tỉnh hiện nay giữa Quảng Trị và Thừa Thiên, nằm cách
trung tâm Huế khoảng chừng 45 cây số, làng Phước Tích nép mình bên dòng Ô Lâu
hiền hoà bốn mùa trong xanh. Vị thế ngôi làng đã là gợi ý cho nhiều hình ảnh ví von
sống động, mà “chiếc túi rút” hay “cái hầu bao” là một trong những hình ảnh để nói
lên sự giàu có của ngôi làng này trong một thời kỳ lịch sử. Khác với những ngôi
làng khác ở vùng miền Trung gió Lào cát trắng, cái làm nên sức hấp dẫn đặc biệt
của Phước Tích chính là vẻ đẹp hiền hoà, bình yên của những ngôi nhà cổ đã trên
trăm năm tuổi và nghề làm gốm vốn đã trở thành thương hiệu của mảnh đất này.
Hiện nay làng Phước Tích có 117 nóc nhà và 452 nhân khẩu. Nét đặc trưng
chủ yếu và cũng là nét đặc sắc nhất của làng là quy hoạch không gian kiến trúc,
được tổ hợp bằng các nhà vườn truyền thống, bố cục theo ba xóm gắn bó với nhau.

Hệ thống đường sá, cây xanh nối liền với nhau một cách tự nhiên và sinh động của
một vùng sinh thái độc đáo, kết hợp hài hòa giữa trời, đất và con người.
Giữa các khuôn viên của ngôi nhà không ngăn cách bằng hàng rào kín (bằng
gạch xây hoặc gạch mộc hay tường trình) và có cổng, mà bằng các hàng rào hở
bằng cây chè tàu, uốn lượn theo trục đường làng, ngõ xóm và lối đi vào từng nhà.
Tất cả tạo nên sự hấp dẫn kỳ lạ đối với môi trường sinh sống làm cho con người
gắn bó với cảnh quan thiên nhiên.Ðiều đó vừa chứa đựng triết lý nhân bản sâu sắc
vừa mang tính sáng tạo độc đáo của con người, nhằm tổ chức một không gian sống
lý tưởng cho cộng đồng cư dân từ thời xa xưa còn tồn tại đến ngày nay.
Với cấu trúc và tổ chức không gian được coi là điển hình cho mô hình cư trú
nơi thôn quê của người Việt ở vùng Bắc Trung Bộ, làng Phước Tích đang ngày càng
thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước. GS GS Hiromichi Tomoda - người
phụ trách dự án “Hỗ trợ phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững
ở VN thông qua du lịch di sản” - dự án điều tra tổng hợp về làng cổ Phước Tích, cho
biết: làng Phước Tích hiện còn 24 ngôi nhà cổ có giá trị, trong đó nhà cổ nhất dựng
năm 1850, kế đến là nhà dựng năm 1870. Tất cả đều xây dựng trên khu vực cao
3,5m so với mực nước biển, độ cao vừa đủ để ít chịu ảnh hưởng bởi các trận lụt
hằng năm. Mọi ngôi nhà cổ đều nằm trong một khu vườn rộng xanh mướt bao


quanh. Đây chính là những giá trị tiềm ẩn cần được đầu tư khai thác nhằm phát
triển thế mạnh du lịch của vùng đất này.
Làng cổ Phước Tích còn được biết đến với sản phẩm gốm cổ truyền vốn từ
lâu đã trở thành thương hiệuTrước đây, gốm Phước Tích còn trở thành một sản
phẩm đặc biệt cống nạp cho các triều đại nhà Nguyễn để nấu cơm cho vua ăn. Ngày
nay, Trải qua nhiều thời kỳ, sản phẩm gốm Phước Tích đã có mặt trong cuộc sống
của người dân quê hương cũng như ở khắp các vùng của miền đất Thuận Hóa.
Mới đây, Nhằm giới thiệu, quảng bá nét hương xưa ở ngôi làng cổ độc đáo
này, Tổ chức JICA phối hợp với Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) đã hỗ trợ và đào
tạo nghề cho 20 người dân Phước Tích duy trì nghề gốm bằng cách sản xuất các

sản phẩm, mẫu mã mới dựa trên kỹ thuật truyền thống để giới thiệu tại Festival
Huế 2012.
Ngoài ra còn có hàng chục các đình, chùa, miếu, đền thờ, như đình làng
Trung, chùa Phước Bửu, miếu Cây Thị, miếu Ðôi, miếu Quang Tế (thờ Yoni va Linga
của người Chăm) và các miếu Âm hồn, Con Cọp, Bà Giang (người Chăm), đền Văn
Thánh... Miếu Ðôi thờ người khai canh Hoàng Minh Hùng được phong làm Thần
Hoàng của làng. Tất cả mang đậm nét tâm linh của cư dân làng cổ tiêu biểu của
Việt Nam.
Mặt khác, do ở cạnh làng mộc cổ truyền Mỹ Xuyên, nên Phước Tích được
thừa hưởng nghệ thuật độc đáo của điêu khắc kiến trúc, chạm trổ trên các bộ
khung gỗ của ngôi nhà, càng làm đậm nét tính chất dân gian mang đầy đủ bản sắc.
Nằm ở ranh giới giữa Huế và Quảng Trị, nơi có con sông Ô Lâu xanh ngắt
hiền hòa, Phước Tích là điểm dừng chân yên bình cho du khách thập phương tại
Festival Huế 2012. Theo tin từ Trung tâm Festival Huế, làng cổ Phước Tích, thuộc
xã Phong Hòa, huyện Phong Điền là một trong những điểm đến của tour du lịch
"Hương xưa làng cổ" tại Festival Huế 2012.
Làng cổ Phước Tích thành lập từ năm 1470 dưới thời Lê Thánh Tông, được
đánh giá vào hàng vẹn nguyên, quý giá không chỉ ở miền Trung mà còn của cả
nước. Kết quả điều tra bước đầu cho biết trong số 117 ngôi nhà của làng Phước
Tích hiện còn 27 ngôi nhà rường - vườn truyền thống, trong đó có 12 ngôi nhà có
giá trị đặc biệt về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ.
Làng còn có hàng loạt hệ giá trị văn hóa được xem là đầy đủ, độc đáo và
hiếm hoi. Cụ thể như: hệ thống thiết chế kiến trúc văn hóa tín ngưỡng như đình,
chùa; hệ thống nhà thờ họ, đền, miếu, am...; cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan
xóm làng nhuần nhị, xanh tươi ngút ngàn; đặc biệt là không gian và văn hóa sống


cộng đồng đặc trưng, thuần khiết của làng quê Việt còn được tiếp tục bảo tồn, duy
trì tại làng...
 Du lịch cộng đồng ở Cầu ngói Thanh Toàn


Cùng với ưu thế về vị trí địa lý, cầu ngói Thanh Toàn hội đủ các yếu tố tiêu
biểu của một làng quê Việt Nam với phong cảnh, con người, di tích, ẩm thực…
những sản phẩm du lịch như: chằm nón, gói bánh tét, chèo thuyền… có thể mang
đến cho du khách một trải nghiệm thú vị về nông thôn Việt Nam nói chung và Thừa
Thiên Huế nói riêng
Cầu Ngói Thanh Toàn là chiếc cầu vồng bằng gỗ, có chiều dài 17m, chiều
rộng 4m, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu
có mái che, lợp ngói ống tráng men chia làm 7 gian. Cầu gỗ Thanh Toàn vào loại
hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam.
Cầu ngói Thanh Toàn là một di tích kiến trúc cổ có giá trị về mặt lịch sử và
văn hóa. Chiếc cầu được xây dựng cách đây hơn hai thế kỷ, đã bao lần bị gió bão,
lụt lội và chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên, sau các lần hư hỏng, nhân dân xã đều
chung nhau tu sửa, tôn tạo và gìn giữ nó.
Cầu bắc qua con hói nằm ở cuối làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, thị xã
Hương Thủy. Đây là một làng ven đô, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7km.
Hệ thống giao thông khá thuận tiện. Vị trí của làng khá đặc biệt, gần như nằm giữa
một cánh đồng. Tách biệt với các làng khác xung quanh bằng những cánh đồng
nhỏ.
Có thể đến Cầu Ngói từ 3 hướng: đi trên Quốc lộ 1A qua cánh đồng Thanh
Lam - Lợi Nông và đến Cầu Ngói; hoặc đi theo Quốc lộ 49, qua Dạ Lê - Vân Thê rồi
đến Cầu Ngói; hoặc theo đường Trường Chinh - Kiểm Huệ - Hoàng Quốc Việt - Lang
Xá đến Cầu Ngói. Đường này ngắn và tốt nhất (khoảng 6km, đường rải nhựa).
Hiện nay, tỉnh đang thi công một tuyến đường liên xã nối làng Thanh Thủy
với Thủy Dương và cũng thông với quốc lộ 1A .
Ngoài ra còn một tuyến khác từ cảng Thuận An đi ngang qua Lang Xá để gặp
quốc lộ 1A, tuyến này cũng đang được xây dựng với quy mô lớn, tuyến này cách
làng khoảng 3 km. Hai tuyến này hoàn thành sẽ tăng thêm khả năng tiếp cận của
làng với thành phố Huế và các vùng lân cận.
Trong hơn 10 năm qua, số lượng khách du lịch đến với vùng quê xã Thủy

Thanh, Cầu ngói Thanh Toàn ngày càng tăng, vào mùa cao điểm (từ tháng 3 đến
tháng 9 hàng năm) mỗi ngày có gần 200 lượt khách (chủ yếu là khách quốc tế) đến


tham quan; vào mua thấp điểm, trừ những ngày mưa lũ, số lượng khách cũng lên
đến gần 100 lượt. Sự cuốn hút của làng quê Cầu ngói Thanh Toàn không chỉ ở cảnh
quan thiên nhiên, tính độc đáo của cây cầu gỗ và các ngôi đình làng, các nhà thờ họ
tộc; còn rất nhiều giá trị du lịch cần được khai thác và khám phá như các lễ hội
truyền thống, sản suất nông nghiệp, cuộc sống làng quê….
-

Về lịch sử, văn hóa:

Cầu ngói Thanh Toàn (một di tích kiến trúc cổ có giá trị về lịch sử, văn hoá
và giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam, một kiến trúc cổ
độc đáo theo kiểu “Thượng gia, hạ kiều”, được xây dựng từ năm 1776 do bà Trần
Thị Đạo một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần, phu nhân một vị
quan lớn dưới triều vua Lê Hiển Tông, đã bỏ tiền của cá nhân xây dựng, bà được
vua Lê Hiển Tông ban sắc khen ngợi vào năm 1776 và vua Khải Ðịnh ban sắc phong
trần cho bà là “Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù” vào năm 1925).
Phủ Thờ Tôn Thất Thuyết (Phụ chính đại thần - thời vua Tự Đức - di tích cấp
Quốc gia năm 1994).
Đình làng Vân Thê (di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia).
Đình làng Thanh Thủy Chánh (di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh năm
2010).
Chùa chiền và các đình làng cổ trong các làng.
-

Không gian làng quê:


Cầu ngói Thanh Toàn gắn với không gian tổng thể làng Thanh Thuỷ Chánh.
Làng Thanh Thuỷ Chánh có đầy đủ vẻ đẹp của một ngôi làng điển hình ở Việt Nam,
làng là một vùng quê yên bình, không khí trong lành mát mẻ.
-

Du lịch trên sông quê

Sông Như Ý từ đầu năm 2015 đến nay được một số khách nước ngoài gọi
thân mật là con sông du lịch. Dịch vụ trải nghiệm thuyền trên sông tạo điểm nhấn
thu hút khách về cầu ngói Thanh Toàn, mở ra triển vọng cho người dân tham gia
hoạt động du lịch cộng đồng.
Trải nghiệm trên sông Như Ý du khách có thể tận tay cầm chiếc chèo
khua nước, tự tay đánh bắt cá. Số cá đánh bắt được, họ tiếp tục với hành trình trải
nghiệm nấu ăn, hoặc đem ra chợ ngồi bán như cách những phụ nữ ở nông thôn sau
chuyến đánh bắt vẫn thường làm. Đây là những trãi nghiệm thú vị thu hút nhiều du
khách nước ngoài.


Đoạn sông du lịch mà du khách được trải nghiệm kéo dài hơn 1km, dọc theo
bờ ruộng của xã Phú Hồ, trước mặt cầu ngói Thanh Toàn. Đoạn sông này thông
thoáng, sạch sẽ, tạo cảm giác thân thiện ban đầu khi du khách bước chân xuống
thuyền. Còn với hình thức trải nghiệm này, du khách được hòa bình vào đời sống
của người dân nông thôn Việt Nam, được thử làm người Việt Nam. Khác biệt rất
lớn!”, một vị khách đến từ Pháp nhìn nhận.
-

Du lịch cộng đồng

2.2. Thực trạng
 Thuận lợi

- Du lịch cộng đồng ở Cầu ngói Thanh Toàn:

Cầu Ngói Thanh Toàn trở thành điểm đến của nhiều khách du lịch trong và
ngoài nước thông qua các doanh nghịêp lữ hành du lịch, nhất là mỗi kỳ Festival
Huế. Điểm du lịch làng quê này được đầu tư cơ sở hạ tầng, người dân địa phương
được tập huấn cách làm du lịch và có thu nhập thêm từ các dịch vụ.
Đến với du lịch cộng đồng làng quê Thanh Toàn bây giờ du khách sẽ có
những trải nghịêm thú vị. Du khách sẽ được tham quan các điểm di tích văn hoá
lịch sử như Nhà thờ họ Trần, Đình làng Thanh Thuỷ Chánh, Bảo tàng Nông cụ; hoặc
được trải nghịêm làm nón lá, làm bánh tét, chèo thuyền trên sông Như Ý; hay tham
gia hội bài chòi, hò giã gạo; trải nghịêm đời sống của nhà nông như đánh bắt, trồng
lúa, chăn nuôi, đan lát thủ công… Du khách cũng có thể thưởng thức những món ăn
dân dã do chính người dân địa phương chế biến hoặc cùng được tham gia tự làm
những món ăn bằng những nguyên liệu thực phẩm địa phương.
Chèo thuyền trên sông Như Ý bắt đầu hình thành từ năm 2014, nhưng chỉ
đến đầu năm 2015, dịch vụ này mới thực sự nhộn nhịp nhờ mối liên kết hiệu quả
giữa chính quyền địa phương, người dân và các công ty du lịch, lữ hành trên địa
bàn tỉnh. Đội thuyền gồm 10 thành viên (trong đó, có 4 thành viên hoạt động
thường xuyên), mỗi người một chiếc thuyền nhỏ, được trang bị áo phao, lưới cá và
một số dụng cụ đánh bắt khác trên sông. Mỗi tháng, trung bình có khoảng 10 đoàn
khách đăng ký trải nghiệm thuyền trên sông Như Ý. Mỗi thuyền được phép chở
không quá 3 khách, chuyến trải nghiệm thường kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ, giá
quy định là 80.000 đồng/thuyền.
Với mức trung bình 50 khách mỗi tháng hiện nay, thu nhập của 4 người
trong đội thuyền khoảng 600.000 đồng/tháng chưa phải là mức thu nhập có thể
nuôi sống người dân khi tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng nhưng đang cho


thấy một tương lai tốt khi dịch vụ trải nghiệm này dần lấy được lòng khách. Những
người tham gia đội thuyền được lợi thế có sẵn thuyền nhà, được công ty du lịch hỗ

trợ áo phao và phương tiện làm nghề, đồng thời cung cấp trang phục để hoạt động.
Với đặc điểm làm nông nghiệp là nghề chính, việc đưa du khách trải nghiệm trên
sông có thể giúp họ tăng thêm thu nhập trong thời điểm mùa vụ nông nhàn, tạo
kinh nghiệm làm du lịch như một bước đệm khi loại hình du lịch trải nghiệm này
đang phát huy hiệu quả ở cầu ngói Thanh Toàn. Tương lai, nếu có nhiều đối tác,
đây là sẽ cơ hội để người dân quê tự làm giàu trên chính quê hương mình với
ngành công nghiệp không khói.
Chèo thuyền trên sông Như Ý để du khách trải nghiệm đời sống của người
dân quê là một trong 4 dịch vụ du lịch trải nghiệm (3 dịch vụ khác là ẩm thực, làm
nón lá và gói bánh tét) gắn với cầu ngói Thanh Toàn đang được triển khai.
Từ tháng 4-2014, trong khuôn khổ dự án “Phát triển du lịch bền vững tại hai
tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế”, ILO và UNESCO đã hợp tác với tỉnh Thừa
Thiên – Huế hỗ trợ kinh phí cho chính quyền xã Thủy Thanh phối hợp khảo sát thực
địa tại làng Thanh Toàn nhằm đánh giá các tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa
và du lịch cộng đồng.
Đến với Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn, du khách sẽ được nghe giới
thiệu về lịch sử nhà nông cụ, tham quan các hiện vật phản ánh đời sống sinh hoạt
của nông thôn Thanh Toàn như chày, cối giã gạo, sàng, nong, nia, gàu tát nước,.. và
được trải nghiệm các hoạt động nông thôn không kém phần thú vị như đạp nước,
gói bánh chưng.
Nhà trưng bày nông cụ là một sản phẩm đặc trưng của du lịch Thanh Toàn
đã được du khách đánh giá là một điểm tham quan hấp dẫn với nhiều hoạt động
trải nghiệm thú vị, mỗi ngày bình quân có hơn 100 lượt du khách trong và ngoài
nước đến tham quan và trải nghiệm.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế đã đề nghị chính quyền và
nhân dân thị xã Hương Thủy tạo điều kiện thuận lợi, nhất là các cơ chế chính sách,
hành lang pháp lý để Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ Thanh Toàn và các doanh
nghiệp du lịch đẩy mạnh hoạt động du lịch dịch vụ tại các khu du lịch cộng đồng
Cầu ngói Thanh Toàn, tạo ra các sản phẩm du lịch theo hướng xã hội hóa, đáp ứng
nhu cầu của du khách khi đến Thanh Toàn.

 Khó khăn
- Hiện nay việc đón khách lưu trú đang gặp một số khó khăn, người dân còn e


ngại do chưa quen làm du lịch, điểm du lịch Làng cổ Phước Tích đang cần hỗ trợ về
cơ chế đón khách, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, việc nối kết tour tuyến để đưa
khách về với Phước Tích.
-

Du lịch cộng đồng ở Cầu ngói Thanh Toàn:

Hịên nay du lịch cộng đồng làng quê Thanh Toàn vẫn còn nhiều vấn đề cần
phải tiếp tục quan tâm đó là việc tạo thêm những sản phẩm dịch vụ phong phú hơn,
hấp dẫn hơn; vấn đề về kết nối với các doanh nghịêp du lịch để có nguồn khách;
việc tiếp cận nắm bắt thị trường khách du lịch, nhu cầu thị hiếu của du khách để có
sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp sẽ là vấn đề khó khăn cho người dân khi họ mới
tập làm du lịch…
Ngoài tour du lịch chợ quê được tổ chức hai năm một lần, phần lớn du khách
đến Cầu Ngói trong thời gian còn lại là tự phát. Họ không được hưởng một dịch vụ
du lịch nào của địa phương và ngược lại địa phương cũng không thu lại được
nhưng lợi ích kinh tế nào đáng kể từ du lịch Cầu Ngói. Thực tế lượng khách đến Cầu
Ngói là liên tục quanh năm, đặc biệt là khách quốc tế hầu như ngày nào cũng có.
Tuy nhiên, du khách, nhất là khách đi lẻ, họ thường đến tham quan một lúc, ngồi
trên cầu hóng mát rồi quay về. Đó là chưa kể tâm lý của khách du lịch khi đến với
Cầu Ngói thường bị hụt hẫng hoặc là tiếc rẻ cho một điểm du lịch đầy tiềm năng
như thế lại chưa được đầu tư đúng mức. Điều này gây ra một tâm lý thất vọng
trong lòng du khách. Rất khó gây lại thiện cảm cho những lần sau cũng như việc
giới thiệu, quảng bá cho nhiều người khác cùng đến thăm.
Bên cạnh đó, sự tham gia của người dân vào phát triển du lịch cũng chưa
được nhiều.Ngoài ra việc nâng cao kỹ năng, hiểu biết về phục vụ du lịch là rất cần

thiết.
Việc giúp đỡ xây dựng một mô hình du lịch nông thôn ở Cầu Ngói Thanh
Toàn rất phù hợp với định hướng phát triển của ngành, vừa góp phần tạo ra một
sản phẩm du lịch có thương hiệu, vừa có điều kiện để người dân hợp tác tham gia
nhằm cải thiện sinh kế, vì vậy dự án sẽ có tính khả thi cao.
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật
bản (JICA), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế đang tranh thủ sự hỗ
trợ về kỹ thuật của Tổ chức JICA để triển khai dự án xây dựng một mô hình phát
triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng. Dự án với mục đích khai thác tài
nguyên du lịch thiên nhiên, văn hóa vùng nông thôn xã Thủy Thanh nhằm phát
triển kinh tế xã hội tỉnh nói chung và phát triển du lịch nói riêng; đa dạng hoá loại
hình, sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách làm cơ sở chuyển đổi


cơ cấu kinh tế lấy ngành dịch vụ làm trọng tâm; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng
đồng địa phương.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở THỪA THIÊN
HUẾ
KẾT LUẬN CHUNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Báo, tạp chí

[] Báo Thừa Thiên Huế (11/06/2013), “Mô hình du lịch cộng đồng ở Cầu ngói
Thanh Toàn”
[] Lê Hữu Phúc (01/10/2015), “ Du lịch trên sông quê”
-


Văn bản, báo cáo

[] Đàm Thị Hiền (2014), “Tỉnh Thừa Thiên Huế: Tái cơ cấu kinh tế để tạo đột phá
phát triển”, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
[] Quốc Việt (13/06/2012), “Phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Thừa Thiên-Huế”,
Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam
-

Trang veb

[] Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, www.thuathienhue.gov.vn
[] Tổng cục du lịch (12/06/2012), www.vietnamtourism.com
Để phát triển du lịch cộng đồng bền vững

Đối với cộng đồng địa phương

Cộng đồng địa phương, đặc biệt là những người tham gia trực tiếp vào hoạt động
du lịch phải tự ý thức một cách nghiêm túc về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm
du lịch phục vụ cho du khách, chất lượng của sản phẩm du lịch không chỉ thể hiện ở
giá trị vật chất mà còn ở giá trị tinh thần. Cảm nhận tốt của du khách bắt nguồn từ


chính thái độ thân thiện, tiếp đón ân cần, sự am hiểu về môi trường tự nhiên và
nhân văn, sự chân thực của cộng đồng địa phương.

Hiệu quả trong quá trình giao tiếp giữa du khách và cộng đồng là sự diễn đạt thông
tin một cách chính xác và dễ hiểu. Vì vậy, rào cản về mặt ngôn ngữ cần được khắc
phục từ chính sự nỗ lực của những người dân khi triển khai các hoạt động đón tiếp
khách du lịch quốc tế.


Để tạo nên những giá trị văn hóa đích thực, cộng đồng địa phương cần nhận thức
sâu sắc việc gìn giữ, bảo tồn và thực hiện các thói quen văn hóa một cách đời
thường chứ không phải trình diễn văn hóa.

Ngoài ra, cần nâng cấp, sửa chữa điều kiện cơ sở vật chất nhằm đảm bảo những
điều kiện tối thiểu về sinh hoạt hàng ngày dành cho du khách, nhưng tránh làm
mới hoàn toàn một cách máy móc gây nguy hại cho những giá trị vật chất truyền
thống.

Đối với các doanh nghiệp lữ hành

Các đơn vị kinh doanh lữ hành là cầu nối giữa du khách và cộngđồng địa phương.
Vì vậy, các đơn vị lữ hành cần đẩy mạnh quảng bá để thu hút du khách trải nghiệm
du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, các thông tin quảng bá cần rõ ràng, chuẩn xác, tránh
lạm dụng marketing quá mức khiến cho du khách hụt hẫng khi tiếp cận các sản
phẩm không đúng với những gì được giới thiệu. Đồng thời, các đơn vị kinh doanh
lữ hành cần tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương tận dụng các điều kiện sẵn có để
nâng cao thu nhập.

Đối với các cấp quản lý

Các cấp quản lý đóng vai trò đòn bẩy quan trọng, hỗ trợ cho cộng đồng địa phương
và các đơn vị kinh doanh lữ hành hoàn thiện và triển khai các hoạt động du lịch.


Xét ở tầm vĩ mô, các cấp chính quyền cần chú trọng đẩy mạnh công tác xúc tiến
quảng bá du lịch cộng đồng đến với du khách trong nước và quốc tế, tăng cường tổ
chức đoàn khảo sát giới thiệu sản phẩm cho các công ty lữ hành quốc tế và lữ hành
nội địa, tăng cường quảng bá du lịch cộng đồng trên các báo, tạp chí, truyền hình
trong và ngoài nước để thu hút khách du lịch, ngoài ra, có thể giới thiệu qua các

mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Google Plus hoặc Youtube…

Xét ở tầm vi mô, các cấp có thẩm quyền cần phối hợp khảo sát và đánh giá đúng
năng lực của các cộng đồng nhằm phân cấp và dán nhãn chất lượng một cách
thường xuyên, công bằng dựa trên một bộ tiêu chí phù hợp.

Đồng thời, các cấp quản lý cần chú trọng đến công tác nâng cao năng lực cho cộng
đồng địa phương; hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi cho các gia đình đủ năng lực
tham gia du lịch cộng đồng; quản lý một cách chặt chẽ các hoạt động và sản phẩm
du lịch nhằm hạn chế các vấn đề tiêu cực và chất chứa các nguy cơ gây tổn thương
về mặt kinh tế, văn hóa - xã hội tại địa phương.
Nguyễn Thị Hồng Nhung 11/09/2015 Du lịch cộng đồng - Con đường phát triển
bền vững



×