Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Tiểu luận Quy hoạch du lịch Kontum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.36 KB, 49 trang )

MỤC LỤC

1


QUY HOẠCH DU LỊCH TỈNH KOM TUM
CHƯƠNG I : ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH KOM TUM.
1. Vị trí địa lý:
Lãnh thổ:
Địa giới tỉnh Kon Tum nằm trong vùng từ 107 020'15" đến 108032'30" kinh độ
Đông và từ 13055'10" đến 15027'15" vĩ độ Bắc.
Phía Bắc Kon Tum giáp địa phận tỉnh Quảng Nam với chiều dài ranh giới
142 km, phía Nam giáp với tỉnh Gia Lai chiều dài ranh giới 203 km, phía Đông giáp
với tỉnh Quảng Ngãi với chiều dài ranh giới dài 74 km phía Tây giáp với nước
CHDCND Lào (142,4 km) và Vương quốc Campuchia (138,3 km).
Kinh tế - chính trị:
Được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương đã bố trí ngân
sách hỗ trợ nguồn vốn có mục tiêu hạ tầng du lịch, giải quyết được một phần nhu cầu
đầu tư hạ tầng du lịch của tỉnh; Huy động nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng (CSHT) du lịch. Việc thực hiện sử dụng nguồn vốn đầu tư CSHT du lịch đã
làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch thời gian qua. Những hạng mục và dự án
hoàn thành đã từng bước phát huy hiệu quả, tác động tích cực đến việc thúc đẩy đầu tư
vào du lịch, cải thiện CSHT du lịch của các địa phương, giúp du khách tiếp cận được
các điểm đến, tăng thu nhập du lịch của tỉnh, thành phố.
Lượng du khách đến Kon Tum không ngừng tăng, đặc biệt là khách quốc tế, năm
2005 ngành du lịch chỉ đón được 31.841 LK, trong đó 4.055 LK Quốc tế, đến năm
2015 ước đạt 262.550 LK, trong đó 91.750 LK quốc tế, nâng tổng mức doanh thu du
lịch từ 12,275 tỷ đồng năm 2005 lên 129,180 tỷ đồng năm 2015.
Cơ sở hạ tầng được cải thiện kéo theo sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch. Năm 2005 toàn tỉnh chỉ có 17 cơ sở lưu trú du lịch với 306


phòng thì đến năm 2015, đã cã 104 ®¬n vÞ kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch với
trên1.534 phòng. Trong đó có 1 khách sạn đạt hạng tiêu chuẩn 4 sao, 1 khách sạn đạt
hạng tiêu chuẩn 3 sao, 5 khách sạn đạt hạng tiêu chuẩn 2 sao, 38 khách sạn đạt hạng
tiêu chuẩn 1 sao, 59 CSLTDL đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Tín ngưỡng nông nghiệp đa thần, coi trọng việc thờ thần lúa là nét đặc thù phổ
biến. ở các dân tộc miền núi, đều có một quan niệm chung là trong đời sống của họ có
một lực lượng vô hình có ảnh hưởng quyết định đến đời sống con người, lực lượng ấy
được quy tụ ở khái niệm chung là Yàng (thần linh
Đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số sống trên địa bàn miền núi có nền văn
hóa rất đa dạng, phong phú và mang đậm bản sắc dân tộc của mình, cho dù có sự giao
2


thoa văn hóa giữa các dân tộc với nhau. Tuy nhiên, do nhiều dân tộc cư trú ở những
địa bàn xa xôi, hiểm trở, tách biệt, không thuận lợi cho phát triển nên việc bảo lưu, giữ
gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc, việc loại bỏ những phong tục tập quán cổ hủ, lạc
hậu và việc tiếp thu những giá trị mới, tiến bộ cũng gặp nhiều khó khăn.
Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực ở miền núi Chất lượng nguồn
nhân lực là một chỉ tiêu tổng hợp về con người, chịu tác động tổng hòa của nhiều yếu
tố, có những yếu tố thuộc về truyền thống, sự vận động của xã hội nhưng chủ yếu là do
quá trình giáo dục, đào tạo, việc làm, thu nhập, năng suất lao động, quan hệ xã hội mà
hình thành nên.
Những nhân tố tổng hợp chủ yếu ảnh hưởng đến nguồn nhân lực miền núi là:
Thứ nhất, tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội đến chất lượng nguồn nhân lực. Tác động này trước hết được thể hiện ở trình độ của nền kinh tế tác động đến chất
lượng NNL, vì đó là cơ sở để xác định tiền lương, thu nhập, cải thiện mức sống và
nâng cao dân trí của các tầng lớp dân cư cũng như người lao động. Khi thu nhập được
nâng cao các hộ gia đình mới cải thiện được chế độ dinh dưỡng, mới có điều kiện tài
chính để chi trả cho các dịch vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế. Do đó sức khoẻ,
trình độ văn hoá, trình độ
chuyên môn kỹ thuật, các mối quan hệ xã hội của dân c ư sẽ góp phần làm cho

NNL được nâng cao được cải thiện về mặt chất lượng. Có thể lấy ví dụ điển hình là
các nước có nền kinh tế đạt trình độ cao thì tỷ lệ người đi học văn hoá, chuyên môn kỹ thuật thường cao hơn các nước có nền kinh tế trình độ thấp. Năm 1999, tỷ lệ học
sinh được tuyển vào các trường phổ thông trung học của một số nước có trình độ nền
kinh tế phát triển cao như: Hàn Quốc đạt 98%, Malaixia - 100%, Singapo - 100%...
trong khi các nước có trình độ kinh tế phát triển thấp như Campuchia - 22%, Pa- PuaNiu Ghi-nê - 21%, Pakixtan -29%...Ngoài ra, trong một nền kinh tế trình độ cao thì có
cơ cấu kinh tế hợp lý và sử dụng phần lớn công nghệ hiện đại, các thành tựu khoa học
và công nghệ hiện đại, được cập nhật đưa vào cuộc sống.
Tuy nhiên, đối với khu vực miền núi cũng như ở Kon Tum nói riêng thì vấn đề
an toàn dinh dưỡng và đảm bảo cho mọi người, mọi gia đình mọi dân tộc sinh sống
trên địa bàn được ăn uống đầy đủ về số lượng, cân đối về chất lượng đảm bảo vệ sinh
để có sức khỏe tốt, thể lực và trí lực phát triển là chưa đảm bảo. Bữa ăn chủ yếu là
lương thực chưa đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa lương thực và thực phẩm, chưa đủ dinh
dưỡng trong bữa ăn; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao 2,76% năm 2005.
về kinh tế - xã hội hướng vào đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần, chống suy dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe của dân c ư và người lao động… thì
các chính sách có tác động trực tiếp đến chất lượng NNL gồm: luật giáo dục; chính
sách xã hội hóa giáo dục; chính sách phát triển các c ơ sở giáo dục đào tạo chất lượng
cao đạt chuẩn khu vực và quốc tế; chính sách cải tạo nội dung, ph ương pháp giáo dục,
3


đào tạo; chính sách phát triển đội ngũ giáo viên giảng viên; chính sách đầu tư cho giáo
dục, chính sách quản lý giáo dục đào tạo; chính sách tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã
hội…Do vây, bằng hệ thống chính sách của chính phủ nhà nước đã tạo được môi
trường pháp lý cho sự hoạt động, phát triển, hoặc kìm hãm sự phát triển NNL của một
quốc gia . Thứ năm, truyền thống dân tộc và sự phát triển của nền văn hóa. Văn hoá là
tổng thể những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen trong tư duy, lối sống và ứng
xử của mỗi người và cộng đồng, đó là yếu tố tinh thần trong chất lượng NNL.
Mỗi dân tộc, quốc gia đều có nền văn hóa riêng, mang bản sắc riêng có giá trị
độc đáo riêng. Văn hóa và truyền thống dân dộc là nhân tố quan trọng để hình thành và

phát triển văn minh của nhân loại đó chính là môi trường lành mạnh cho phát triển
kinh tế - xã hội ở nước ta.
Môi trường văn hoá là cơ sở phát triển con người, việc tạo lập môi trường văn
hoá phù hợp với yêu cầu CNH là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả, thời gian và định
hướng đúng đắn sự hình thành và phát triển NNL của miền núi. Truyền thống lịch sử
và nền văn hoá của mỗi địa phương cũng bồi đắp và kết tinh trong mỗi con người và
cả cộng động dân tộc, hun đúc nên bản lĩnh, ý chí, tác phong của con người trong lao
động.
Ở miền núi Việt Nam có nền văn hóa rất đa dạng đây cũng là những thế mạnh
của từng địa phương, do đó đòi hỏi con người nơi đây phải biết kế thừa và phát huy
những giá trị truyền thống quý báu, càng phải năng động sáng tạo, tìm ra những thế
mạnh, cách đi và mô hình phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của từng địa phương. Phát
triển nguồn nhân lực ngày nay không chỉ làm gia tăng về số lượng, đồng bộ về cơ cấu
lực lượng lao động, mà phải coi trọng nâng cao chất lượng trong đó bao hàm cả việc
khơi dậy, vun bồi và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của mỗi tộc
người và cộng đồng các dân tộc. - Thứ sáu, tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến NNL.
Tốc độ và quy mô dân số ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng của NNL.
Một trong những nguyên nhân cản trở tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế là quy
mô dân số đông, tốc độ dân số gia tăng lớn. Dân số gia tăng làm tăng nhân khẩu ăn
theo trên một lao động, làm chậm tốc độ tăng GDP/người, gây sức ép về nhu cầu việc
làm và các vấn đề xã hội khác.
Theo số liệu của Tổ chức dân số Liên Hiệp quốc thì khi dân số tăng 1%, muốn
đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập như trước phải gia tăng 3% GDP. ở miền núi nói
chung cũng như Kon Tum nói riêng tốc độ tăng dân số bình quân còn cao giai đoạn
2002 - 2005 vẫn là 2,1% so với cả nước 1,47% .
Tốc độ dân số tăng đây cũng là lực lượng lao động to lớn và quan trọng chuẩn bị
bổ sung vào lực lượng lao động tương lai. Tuy nhiên việc tốc độ tăng dân số cao cũng
đem lại nhiều bài toán nan giản về lao động việc làm trong tương lai. Mức độ gia tăng
tương đối cao của lực lượng lao động trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ
4



lệ thời gian nhàn rỗi ở nông thôn tương đối cao như hiện nay đang đặt ra những vấn đề
lớn cần giải quyết, trong khi đó chất lượng lao động thấp thể hiện ở chỗ tỷ lệ lao động
có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong tổng lực lượng lao động thấp và cơ cấu lực
lượng lao động bất hợp lý.
Trong khi đó, thị trường sức lao động chưa phát triển, chất lượng giáo dục, đào
tạo và dạy nghề còn thấp dẫn đến một loạt vấn đề mâu thuẫn liên quan đến giải quyết
việc làm, đến việc phát triển chất lượng của lực lượng lao động, hay nói đúng hơn là
phát triển NNL ở miền núi chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
khu vực miền núi nói riêng cũng như CNH, HĐH đất nước. Do đó, tăng trưởng dân số
phù hợp với mức tăng trưởng của sức sản xuất xã hội, trong đó phù hợp với tăng chất
lượng của NNL sẽ giúp kinh tế phát triển ổn định. 1.2. Vai trò của nguồn nhân lực đối
với phát triển kinh tế - xã hội
Nguồn nhân lực là tiền đề quyết định phát triển kinh tế - xã hội Trong bất cứ
hình thái kinh tế xã hội nào, con người đều là nhân tố trung tâm của quá trình sản xuất.
Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn phát triển lịch sử nhận thức về vai trò của nhân tố con
người đối với tăng trưởng và phát triển lại không hoàn toàn giống nhau. Vào giai đoạn
đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, người ta cho rằng, điều kiện tự nhiên thuận lợi
chính
là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển. Hướng ưu tiên tìm kiếm các nguồn
lực để phát triển kinh tế - xã hội thường nhằm vào sự phong phú về tài nguyên thiên
nhiên.
Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía
Tây. Kon Tum có đường Quốc lộ 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Nam,
đường 40 đi Atôpư (Lào).
Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, Cơ cấu kinh tế chuyển đổi cơ bản tiến
bộ, công nghiệp xây dựng đạt 32%, nông, lâm nghiệp 25%, dịch vụ 43%, GDP bình
quân đầu người đạt 507 USD, nhu cầu vốn đầu tư cả thời kỳ 476,6 triệu USD. Tình
hình xuất nhập khẩu đến năm 2010 đạt 70 triệu USD. Đồng thời năm 2010 có 50.000

lượt khách du lịch, trong đó có 10.000 khách nước ngoài..
Năm 2012, năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Kon Tum lần thứ XIV. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,77% so với cả nước. Trong
đó, các ngành nông - lâm - thủy sản tăng 7,3%, ngành công nghiệp - xây dựngtăng
17,49%, ngành dịch vụ tăng 18,34% và chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,88%. Thu ngân
sách trên địa bàn đạt 1.632,2 tỷ đồng, vượt 0,5% so với kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua
đào tạo đạt 38,2%, đồng thời giải quyết việc làm cho khoảng 6.200 lao động, góp phần
giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22,12 triệu
đồng, và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 22,77%.
5


Ước tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 13.794 hợp tác xã, tăng 504 so với
năm 2011. Danh thu bình quân của Hợp tác xã năm 2012 ước đạt 1,74 tỷ
đồng/HTX/Năm, Lợi nhuận bình quân của hợp tác xã đạt 370,87 triệu
đồng/HTX/Năm. Thu nhập bình quân của các xã viên hợp tác xã ước đạt 18,26 triệu
đồng/xã viên/năm. Thu nhập của lao động thường xuyên trong các hợp tác xã, Liên
hiệp hợp tác xã ước đạt 17,83 triệu đồng/lao động/năm
Thực hiện đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực
của tỉnh như Sâm Ngọc Linh, rau hoa xứ lạnh, nuôi cá tầm, cá hồi... gắn với tìm kiếm
thị trường tiêu thụ. Tỉnh Kon Tum phấn đấu trong năm 2013, thu ngân sách nhà nước
tại địa bàn đạt trên 1.830 tỷ đồng và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD
Giao thông, giao lưu trao đổi, du lịch:
Giao thông Thành phố Kon Tum cách Tp. Buôn Ma Thuột 246km, cách Quy
Nhơn 215km và cách Pleiku 49km. Đường quốc lộ 14 chạy dài từ tây Quảng Nam qua
thành phố Kon Tum đi xuống Gia Lai - Đắk Lắk – Tp. Hồ Chí Minh; quốc lộ 24 nối
Kon Tum với Quảng Ngãi. Kon Tum không có sân bay nên nếu các bạn muốn tới Kon
Tum bằng máy bay thì các bạn sẽ phải bay tới sân bay Pleiku, cách Kon Tum 50km.
- Giao thông đối ngoại
+ Quốc lộ: Bao gồm các tuyến quốc lộ 24, đường Đông Trường Sơn (đoạn qua

địa bàn huyện KonPlong trùng với đường tỉnh 669 và đường huyện 32).
+ Đường tỉnh: Gồm đường tỉnh 676, 669 và 680B được nâng cấp từ 3 tuyến
đường huyện 33, 62 và 65.
- Giao thông nội vùng: Nâng cấp cải tạo tuyến đường huyện 32 hiện có, đồng
thời xây dựng mới đường huyện M1 nối tỉnh lộ 676 với đường huyện 32.
Sân bay Pleiku có các tuyến bay tới Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh của
Vietnamairlines, nhưng giá các chuyến bay này cao hơn so với những chuyến bay đến
Buôn Ma Thuột hay Đà Lạt. Giá 1 chiều Hà Nội – Pleiku trung bình khoảng 1tr8-2tr5.
Bay từ TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng hiện nay thì rẻ hơn một chút.
Chuyến bay Hà Nội/ TP Hồ Chí Minh – Pleiku ngày nào cũng có 01 chuyến
nhưng Đà Nẵng – Pleiku thì không có chuyến vào Thứ 2 và Thứ 4. Hiện chuyến Đà
Nẵng – Pleiku đang có khuyến mại khoảng 800k/chiều.
Từ sân bay Pleiku các bạn có thể bắt xe bus giá khoảng 30-35k/lượt để đi Kon
Tum. Hoặc đơn giản hơn là đi taxi. - Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Kon Tum giai đoạn 2008-2015, đinh hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt, tiến
hành triển khai rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng các quy hoạch chi tiết, quy

6


hoạch cụ thể phát triển du lịch ở các vùng, địa bàn tạo cơ sở pháp lý để thu hút đầu tư
phát triển du lịch.
- Xây dựng cơ sở pháp lý, chế tài trong quản lý quy hoạch du lịch.
- Nghiên cứu, xây dựng ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư, thúc đẩy
du lịch phát triển như:
+ Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào khu du lịch quốc gia Măng Đen;
+ Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mới,
phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
khuyến khích đầu tư công nghệ mới, sử dụng năng lượng sạch trong lĩnh vực kinh
doanh du lịch.

Kon Tum có nhiều cảnh quan tự nhiên như hồ Ya ly, rừng thông Măng Đen , khu
bãi đá thiên nhiên Km 23, thác Đắk Nung, suối nước nóng Đắk Tô và các khu rừng
đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… có khả năng hình thành các khu du lịch cảnh
quan, an dưỡng. Các cảnh quan sinh thái này có thể kết hợp với các di tích lịch sử cách
mạng như di tích cách mạng ngục Kon Tum, ngục Đắk Glei di tích chiến thắng Đắk
Tô - Tân Cảnh chiến thắng Plei Kần, chiến thắng Măng Đen… các làngvăn hoá truyền
thống bản địa tạo thành các cung, tuyến du lịch sinh thái - nhân văn.
2.Tài nguyên du lịch:
Tự nhiên:
Địa hình Kon Tum chủ yếu là đồi núi, chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao
gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ
yếu ở phía bắc - tây bắc chạy sang phía đông tỉnh Kon Tum, đa dạng với gò đồi,
núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp, tạo ra những cảnh quan
phong phú, đa dạng vừa mang tính đặc thù của tiểu vùng, vừa mang tính đan xen và
hoà nhập, Kon Tum có độ cao trung bình từ 500 mét đến 700 mét, riêng phía Bắc có
độ cao từ 800 mét - 1.200 mét, đặc biệt có đỉnh Ngọc Linh cao nhất với độ cao 2.596
mét.
Khí hậu Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía
Nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Khí hậu Kon Tum chia
thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ
tháng 4 đến tháng 11 mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
Nguồn nước : chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía bắc và đông bắc của tỉnh
Kon Tum, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết, bao gồm:

7


Sông Sê San: do 2 nhánh chính là Pô Kô và Đăkbla hợp thành. Nhánh Pô Kô dài
121 km, bắt nguồn từ phía nam của khối núi Ngọc Linh, chảy theo hướng bắc - nam.
Nhánh này được cung cấp từ suối ĐăkPsy dài 73 km, bắt nguồn phía nam núi Ngọc

Linh từ các xã Ngọc Lây, Măng Ri, huyện Đăk Tô. Nhánh Đăkbla dài 144 km bắt
nguồn từ dãy núi Ngọc Krinh.
Các sông, suối khác: phía đông bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà Khúc đổ về
Quảng Ngãi và phía bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông Thu Bồn và Vu Gia
chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài ra còn có sông Sa Thầy bắt nguồn từ đỉnh núi
Ngọc Rinh Rua, chảy theo hướng bắc - nam, gần như song song với biên giới
Campuchia, đổ vào dòng Sê San.
Nhìn chung, chất lượng nước, thế năng,... của nguồn nước mặt thuận lợi cho việc
xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi.
Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và trữ lượng
công nghiệp cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m có trữ lượng
tương đối lớn. Ngoài ra, huyện Đăk Tô, Konplong còn có 9 điểm có nước khoáng
nóng, có khả năng khai thác, sử dụng làm nước giải khát và chữa bệnh.
Sinh vật:
theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon Tum có khoảng hơn 300 loài, thuộc hơn
180 chi và 75 họ thực vật có hoa. Cây hạt trần có 12 loài, 5 chi, 4 họ; cây hạt kín có
305 loài, 175 chi, 71 họ; cây một lá mầm có 20 loài, 19 chi, 6 họ; cây 2 lá có mầm 285
loài, 156 chi, 65 họ. Trong đó, các họ nhiều nhất là họ đậu, họ dầu, họ long não, họ
thầu dầu, họ trinh nữ, họ đào lộn hột, họ xoan và họ trám. Nhìn chung, thảm thực vật ở
Kon Tum đa dạng, thể hiện nhiều loại rừng khác nhau trong nền cảnh chung của đới
rừng nhiệt đới gió mùa, có 3 đai cao, thấp khác nhau: 600 m trở xuống, 600 - 1.600 m
và trên 1.600 m. Hiện nay, nổi trội nhất vẫn là rừng rậm, trong rừng rậm có quần hợp
chủ đạo là thông hai lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên, chua,... ở độ cao 1.500 - 1.800 m chủ
yếu là thông ba lá, chua, dẻ, re, kháo, chẹc,... Nhắc đến nguồn lợi rừng ở Kon Tum
phải kể đến vùng núi Ngọc Linh với những cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh,
đẳng sâm, hà thủ ô và quế. Trong những năm gần đây, diện tích rừng của Kon Tum bị
thu hẹp do chiến tranh, khai thác gỗ lậu và các sản phẩm khác của rừng. Nhưng nhìn
chung, Kon Tum vẫn là tỉnh có nhiều rừng gỗ quý và có giá trị kinh tế cao.
Động vật: rất phong phú, đa dạng, trong có nhiều loài hiếm, bao gồm chim có
165 loài, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim; thú có 88 loài, 26 họ, 10 bộ, chiếm

88% loài thú ở Tây Nguyên. Đáng chú ý nhất là động vật ăn cỏ như: voi, bò rừng, bò
tót, trâu rừng, nai, hoẵng,... Trong đó, voi có nhiều ở vùng tây nam Kon Tum (huyện
8


Sa Thầy). Bò rừng có: bò tót (hay con min) tên khoa học Bosgaurus thường xuất hiện
ở các khu rừng thuộc huyện Sa Thầy và Đăk Tô; bò Đen Teng tên khoa học
Bosjavanicus.
Trong những năm gần đây, ở Sa Thầy, Đăk Tô, Konplong đã xuất hiện hổ, đây là
dấu hiệu đáng mừng về sự tồn tại của loài thú quý này. Ngoài ra, rừng Kon Tum còn
có gấu chó, gấu, ngựa, chó sói.
Bên cạnh các loài thú, Kon Tum còn có nhiều loại chim quý cần được bảo vệ như
công, trĩ sao, gà lôi lông tía và gà lôi vằn. Trong điều kiện rừng bị xâm hại, việc săn
bắt trái phép ngày một gia tăng, môi sinh luôn biến động đã ảnh hưởng đến sự sinh tồn
của các loài động vật, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm. Tỉnh Kon Tum đã quy
hoạch xây dựng các khu rừng nguyên sinh và đưa vào xếp hạng quốc gia để có kế
hoạch khai thác, nghiên cứu và bảo vệ, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ động, thực vật nói riêng, môi trường sinh thái nói
chung.
Nhân văn:
Di văn hóa lịch sử
Di tích chiến thắng Đăk Tô
Di tích chiến thắng PLEI KẦN
Di tích măng đen
Di tích ngục ĐAK GLÂY
Di chỉ khảo cổ Lung Leng
Tòa giám mục KOM TUM
Nhà thờ chánh tòa KOM TUM
Ngục KOM TUM
Lễ hội:

lễ thổi tai lễ cúng đau ốmlễ cướilễ tang, lễ bỏ mả…đến những lễ hội về sản xuất,
trồng trọtnhư lễ chọn đất rẫy, lễ phát rẫy, lễ tỉa lúa, lễ ăn lúa giống thừa, lễ ăn lá lúa, lễ
rước hồn lúa, lễ thu hoạch lúa, lễ mừng lúa mới, lễ mở cửa kho lúa… và lễ hội về sự

9


tồn tại và phát triển của cộng đồng như lễ cúng bến nước, lễ mừng nước giọt, lễ bắc
máng nước, lễ mừng nhà Rông mới, lễ mừng năm mới …
Dân tộc:
các dân tộc bản địa có quá trình sinh sống lâu đời tại tỉnh Kon Tum:
1. Người Xơ Đăng
2. Người Gia Rai
3. Người Ba Na
4. Người Giẻ - Triêng
5. Người Brâu
6. Người Rơ Măm
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
2.1.1. Địa hình
Dạng địa hình
1. Núi và cao nguyên

Phân tích
chủ yếu là đồi núi, chiếm khoảng
2/5 diện tích toàn tỉnh
Địa hình núi cao liền dải phân bố
chủ yếu ở phía bắc - tây bắc chạy sang
phía đông tỉnh Kon Tum, đa dạng với
gò đồi, núi, cao nguyên và vùng trũng
xen kẽ nhau khá phức tạp, tạo ra

những cảnh quan phong phú, đa dạng
vừa mang tính đặc thù của tiểu vùng,
vừa mang tính đan xen và hoà nhập,
có độ cao trung bình từ 500 mét
đến 700 mét, riêng phía Bắc có độ cao
từ 800 mét - 1.200 mét, đặc biệt có
đỉnh Ngọc Linh cao nhất với độ cao
2.596 mét.

10


2. Đồi (trung du)



đa dạng với gò đồi

3. Thung lũng



nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía
nam của tỉnh, có dạng lòng máng thấp
dần về phía nam, theo thung lũng có
những đồi lượn sóng như Đăk Uy,
Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng
phẳng như vùng thành phố Kon Tum.
Thung lũng Sa Thầy được hình thành
giữa các dãy núi kéo dài về phía đông

chạy dọc biên giới Việt Nam Campuchia.

4. Cao Nguyên

nh Kon Tum có cao nguyên
Konplong nằm giữa dãy An Khê và
dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 1.300 m, đây là cao nguyên nhỏ, chạy
theo hướng tây bắc - đông nam.

Nhận xét về địa hình tỉnh Kom Tum:
Kom Tum là tỉnh ở phía bắc cao nguyên Gia Lai - Kon Tum, một trong 3 cao
nguyên lớn của Tây Nguyên. Kon Tum có chiều dài biên giới 275km, tiếp giáp với hạ
Lào và bắc Căm-pu-chia về phía tây, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp
tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Gia Lai. Phần lớn lãnh thổ Kon Tum có địa hình
thấp dần từ tây sang đông và từ bắc xuống nam.
Vùng phía bắc tỉnh có dãy núi Hoa Cương cao nhất miền Nam; đỉnh Ngok Linh
2.598m, đỉnh Ngọc Phan 2.251m. Đây là nơi bắt nguồn của các sông Tranh, sông Thu
Bồn, sông Trà Khúc, sông Ba.
11


Kon Tum có trên 50% diện tích là rừng với các khu rừng nguyên sinh nơi có các
loại gỗ quí, các lâm đặc sản và chim thú quí hiếm. Ngoài ra, Kon Tum còn có vùng đất
bazan thích hợp với các cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè, mía, dâu tằm... và
các đồng cỏ thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc.
2.2 Khí hậu.
Đặc điểm khí hậu, thời tiết.
Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
Hàng năm, lượng mưa trung bình khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất

2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, tháng có lượng mưa cao nhất tháng 8. Mùa khô,
gió chủ yếu theo hướng đông bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng tây nam.
Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm không khí
tháng cao nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66%).
Thành phố Kon Tum nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới - gió mùa cao nguyên
với các đặc trưng:
Nhiệt độ trung bình năm 23,20C, nhiệt độ cao tuyệt đối 37,90C, nhiệt độ thấp
tuyệt đối 4,50C, chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm là 90C, tổng tích ôn trung bình
85000C, ánh sáng dồi dào. Lượng mưa trung bình năm là 1.764mm nhưng phân bố
không đều. Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10 với 85- 90% lượng mưa cả năm, mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau chỉ có 10 - 15% lượng mưa cả năm. Độ ẩm
trung bình 78- 80%.
Chế độ khí hậu đặc trưng nêu trên cùng với sự đa dạng về địa hình và thổ nhưỡng
cho phép thành phố Kon Tum phát triển nhiều loại cây trồng như: cà phê, sắn, mắc ca,
hồ tiêu...; các vật nuôi như: bò, lợn....; đây là thuận lợi lớn trong phát triển nông
nghiệp ở thành phố Kon Tum.
Các hiện tượng thời tiết bất thường.
Thời gian du lịch Kom Tum thích hợp nhất là tháng 12 là thời điểm đẹp để các
bạn tới Kon Tum. Đây vừa là mùa khô nhưng cũng không nắng nóng như tháng 3,4.
Ngoài ra, đây là thời điểm dã quỳ nở rực rỡ, lúa chín vàng trên khắp các cung đường
và là mùa lễ hội của nhiều dân tộc khu vực này.
Tài nguyên du lịch nhân văn.
12


2.2.1. Di sản văn hóa thế giới- di tích lịch sử
- Không gian văn hóa cồng chiêng tây nguyên
a. Di sản văn
hóa thế giới
- Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản
văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
- Văn hóa cồng chiêng là loại hình nghệ thuật gắn với lịch
sử văn hóa của các dân tộc thiểu số sống dọc Trường SơnTây Nguyên. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên sử dụng cồng
chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của
riêng dân tộc mình, nhất là vào dịp lễ hội, chào đón năm
mới, mừng nhà mới… Trải qua bao năm tháng, cồng
chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến
rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên
-Đến nay Kon Tum có 5 di tích lịch sử- danh thắng cấp
b. Di tích lịch sử quốc gia: Di tích lịch sử Ngục Kon Tum; Di tích lịch sử
văn hóa
Ngục Đăk Glei; Di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô-Tân
Cảnh; Di tích lịch sử chiến thắng Plei Kần và Di tích danh
thắng Măng Đen
- 9 di tích các loại trên địa bàn tỉnh Kom Tum.
-Mật độ di tích 0.021/km.
-8 di tích lịch sử và văn hóa được xếp hạng cấp
2.2. Lễ hội
Lễ hội dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kon Tum đều là những lễ
hội mang tính qui mô nhỏ, được thể hiện trong phạm vi một gia đình, nhóm gia đình,
cao nhất là một cộng đồng làng.
Sau khi kết thúc một mùa rẫy, khoảng thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng
3 dương lịch năm sau, đó là mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở tỉnh Kon Tum. Mở
đầu là lễ cúng mừng lúa mới rồi đến một loạt các lễ hội lớn như sửa máng nước, bỏ
mả, đâm trâu, cầu an...của các làng rồi đến các nghi lễ của gia đình như kết nghĩa, cưới
hỏi... Không khí lễ hội tưng bừng, rộn rã khắp các làng; tiếng cồng chiêng vang khắp
núi rừng, những vòng xoang được nối dài suốt từ lễ hội này đến lễ hội khác cho đến
tận mùa rẫy mới.
Đồng bào các DTTS ở tỉnh Kon Tum đều sống dựa vào nông nghiệp nên thường

lấy vòng đời của cây lúa rẫy làm thước đo để tính thời gian. Khi mùa mưa xuống
người ta xuống giống trồng lúa, trồng bắp, mì; sang đến đầu mùa khô thì được thu
hoạch và đến tháng 11, 12 thì công việc nhà nông cũng cơ bản hoàn tất, lúa đã cắt
13


xong, tuốt hạt phơi khô, cất vào kho, bắp cũng đã chất đầy gùi. Vì thế, nhà nào cũng
có cơm gạo mới để cúng Giàng, để ăn; có nếp, bắp , mì, gào...để làm rượu cần. Rồi
ngay cả việc vào rừng tìm cây, cỏ làm men rượu ghè cũng rất thuận tiện nên có thể làm
ra được nhiều loại rượu ngon. Mọi nhà có đủ điều kiện để đóng góp lễ vật cho làng
cũng như tổ chức nghi lễ của gia đình mình.
Lễ hội của đồng bào các DTTS thường kéo dài nhiều ngày, thế nên chỉ thời gian
này khi công việc nhà nông đều đã xong xuôi, các gia đình không còn phải bận rộn với
việc nương rẫy mới có điều kiện tập trung đông đủ, chuẩn bị kỹ càng. Thời tiết khô
ráo, nắng đẹp cũng rất lý tưởng để tổ chức lễ hội; các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng
ngoài trời. Người dân có thể làm lễ cúng trời đất, vui chơi và nhảy múa, ca hát suốt
đêm ngày.
Đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh có rất nhiều lễ hội, trong đó, lễ mừng lúa
mới (lễ ăn cơm mới) được coi là một trong những nghi lễ quan trọng, không thể thiếu
trong đời sống tâm linh, nó mở đầu cho một loạt các nghi lễ lớn. Lễ cúng mừng lúa
mới được diễn ra ngay sau khi kết thúc vụ lúa rẫy, nghi lễ này được tổ chức để tạ ơn
trời đất, thần lúa, ông bà tổ tiên đã cho một mùa lúa bội thu và cầu mong mùa rẫy năm
sau lại có thóc đầy kho. Có một số dân tộc, chẳng hạn như người Rơ Măm (làng Le, xã
Mô Rai, huyện Sa Thầy),
Sau lễ cúng mừng lúa mới, nhiều thôn, làng tổ chức lễ sửa máng nước (lễ hội giọt
nước), để cầu mong mưa thuận, gió hoà, nguồn nước giọt của làng luôn dồi dào, trong
lành. Đây cũng là dịp các làng tổ chức dọn vệ sinh môi trường nhằm góp phần bảo vệ
môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn sống của cộng đồng, đồng thời nhắc nhở mọi
người phải có ý thức bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước...
Lễ bỏ mả cho người quá cố cũng là một trong nghi lễ lớn của một số DTTS ở

Kon Tum để tiễn đưa linh hồn người chết ra đi. Theo quan niệm của người Ba Na, khi
một người mới chết, linh hồn của họ vẫn mà còn lưu luyến với trần thế mà chưa về hẳn
được với tổ tiên. Vì thế, sau khi người chết được một thời gian, các gia đình phải làm
lễ bỏ mả để linh hồn người chết hoàn toàn tách khỏi mọi sự ràng buộc với cuộc sống
trần gian và người sống thì được giải phóng khỏi mối liên hệ với người đã chết.
Ngoài ra, còn có nhiều nghi lễ lớn trong đời sống của đồng bào các DTTS như lễ
cầu an thường được tổ chức trong khoảng thời gian tháng 12 dương lịch hàng năm với
mong muốn cầu cho dân làng ấm no, khỏe mạnh, tránh khỏi chiến tranh, dịch bệnh,
xua đuổi các thế lực siêu nhiên xấu, các loại ma xấu, xua đuổi những xui xẻo, tai họa
đến với dân làng... Cũng trong mùa lễ hội này, các gia đình, dòng họ còn tổ chức lễ kết
nghĩa, lễ cưới hỏi, lễ trưởng thành, lễ cúng sức khoẻ cho mọi thành viên trong cộng
đồng...
14


Có thể nói, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh là mùa sinh hoạt
văn hoá của cộng đồng, mùa giao lưu văn hoá, mùa tìm bạn đời của những chàng trai
cô gái. Trong các nghi lễ của đồng bào các DTTS, cùng với phần lễ, phần hội cũng
được người dân rất chú trọng. Những sinh hoạt văn hoá như hát kể sử thi, đàn hát dân
ca, múa xoang...đã tạo nên không khí vui tươi, sinh động cho các lễ hội, đồng thời qua
đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc.
Hệ thống lễ hội của các dân tộc ở Kon Tum chia làm ba đường dây chính bao
gồm : Thứ nhất là hệ thống lễ hội xung quanh vòng đời người với quan niệm con
người từ khi sinh ra đến khi xuống mồ phải trải qua một quá trình của mối quan hệ
ứng xử, mối quan hệ cá nhân với cá nhân; cá nhân với cộng đồng; cá nhân, cộng đồng
với đấng siêu nhiên (Jàng). Trong khi điều kiện sinh tồn của con người còn muôn vàn
khó khăn, phải đối mặt với đói nghèo, bệnh tật, thú dữ, chết chóc… Do đó vòng đời
người cũng gắn liền với cả một hệ thống lễ hội tương ứng trong mỗi thời kỳ và tình
huống cụ thể.
Một số lễ hội điển hình về chu kỳ vòng đời người của đồng bào các dân tộc thiểu

số Kon Tum được thể hiện như Lễ cưới: xem xét từ lễ thức hôn nhân – công việc hệ
trọng của mỗi cá nhân, yếu tố cơ bản, tiền đề sản sinh ra con người. Hôn nhân được
gia đình và cộng đồng dành cho một sự quan tâm đặc biệt, từ nghi thức, nghi lễ, các
điều kiện vật chất và tinh thần phong phú, sắc thái tình cảm đặc biệt, mối quan hệ ứng
xử đa chiều… trong không gian văn hóa cộng đồng.
Lễ thổi tai: thì lại bao hàm nhiều ý nghĩa bởi kết quả của hôn nhân là những đứa
con của gia đình – thành viên mới của cộng đồng. Đi kèm với nó là những lễ thức
tương ứng. Từ lễ cầu đẻ thuận, lễ đặt tên, đặc biệt là lễ thổi tai; chưa làm lễ thổi tai thì
chưa được coi là thành viên chính thức của cộng đồng. Khi đứa trẻ được khoảng 3-4
tuổi, gia đình và cộng đồng tổ chức lễ thổi tai. Tùy theo điều kiện kinh tế mà gia đình
tổ chức ở quy mô to, nhỏ khác nhau, điều kiện đó không quan trọng. Điều cốt yếu và
có ý nghĩa nhân văn nhất là trong cuộc lễ, già làng, cha mẹ và mọi người nói vào tai
(thổi) đứa trẻ luồng sinh khí – những điều tốt đẹp nhất, mang ý nghĩa của sự định
hướng, chỉ bảo, dặn dò, cầu mong đứa trẻ lớn lên trở thành người con ngoan của gia
đình và xã hội. Và cũng từ đây, đứa trẻ được công nhận là một thành viên chính thức
của cộng đồng.
Lễ cúng đau ốm: Trong hoàn cảnh sống hiện tại của người dân ở Tây Nguyên nói
chung và ở Kon Tum nói riêng còn rất nhiều khó khăn về điều kiện vật chất, sinh
hoạt, môi trường, khí hậu khắc được nguyên nhân hoặc loại bệnh mắc phải. Họ cho
rằng người đau ốm là do ma rừng, ma suối bắt hồn; do đó, chỉ có cách làm lễ cúng cầu
mong được trợ giúp. Khi đó, thầy cúng được mời tới và tiến hành nghi lễ. Lễ vật dùng
cho tất cả nghi lễ này là rượu và gà. Qua nghi lễ, ý nguyện là cầu mong Jàng trả lại
15


hồn cho người ốm để chóng khỏi bệnh, nếu cúng không khỏi thì người ta cúng tiếp và
dùng lễ vật lớn hơn như heo, bò, trâu…
Lễ tang: Tín ngưỡng nguyên thủy của một số dân tộc thiểu số ở Kon Tum cho
rằng con người chết không phải là hết, chết chỉ là sự chuyển chỗ về với ông bà và tiếp
tục tái sinh ở kiếp khác (luân hồi). Do vậy, lễ tang chỉ là một cuộc tiễn đưa đầy lưu

luyến giữa người đi kẻ ở. Khi gia đình có người chết, người nhà nổi chiêng, trống báo
hiệu cho toàn thể cộng đồng biết để đến cùng gia đình lo làm ma. Người chết được
thay áo, váy, khố mới, được đưa ra khỏi nhà và đặt trong nhà tang. Ngôi nhà vừa được
cả cộng đồng cùng làm cho ma bằng tranh, tre, nứa gọi là nhà mồ. Người chết được
đặt vào quan tài làm bằng một thân gỗ to, khoét rỗng và đậy nắp rồi buộc chặt lại, sau
đó dùng đất sét trét kín những khe hở. Lúc này, mọi người mang đến rượu, heo, gà
cùng nhà chủ là bữa ăn cộng đồng chia tay với người chết. Toàn thể cộng đồng ăn
uống, nhảy múa, đánh cồng chiêng liên tục cả ngày xung quanh nhà ma. Đến ngày thứ
3 (có khi 4-5 ngày), người ta mới đem đi chôn tại nghĩa địa của làng. Người chết được
chia của bằng người sống vì họ cho rằng đến nơi ở mới cần những đồ dùng, phương
tiện để tiếp tục sinh hoạt và lao động. Tài sản được chia gồm : Chiêng, ché, gùi, rìu…
nhưng tất cả các thứ này đều được làm vỡ hay bẻ gãy, bởi theo quan niệm của họ, thế
giới ma là thế giới lộn ngược với thế giới của người sống – xấu là tốt, vỡ là lành, ngày
là đêm…
các lễ hội ở Kom Tum đã góp phần thu hút du khách du lịch ngày càng nhiều
hơn.
Thời gian diễn ra mua lẽ hội là Sau khi kết thúc một mùa rẫy, khoảng thời gian từ
tháng 11 năm trước đến tháng 3 dương lịch năm sau, đó là mùa lễ hội của đồng bào
các DTTS ở Kon Tum.
Ý nghĩa của các lễ hội ở Kom Tum điều mang tính địa phương.
Vào mùa lễ hội thì tỉnh đón rất nhiều lược khách du lịch trong nước cũng như
quốc tế và các nhà kinh doanh du lịch cũng nâng cao thu nhập từ các lễ hội.
2.2.3. Dân tộc.
Tổng số dân có trên lãnh thổ: hành phố có 155.214 người (năm 2013) gồm 20
dân tộc cùng sinh sống. Dự báo đến 2030: Dân số khoảng 40.000 người. Trong đó, dân
số đô thị là 20.700 người, tỷ lệ đô thị hóa 51,7%; dân số nông thôn là 19.300 người.
Các dân tộc và cơ cấu dân tộc: Cuối năm 2013, toàn tỉnh có 113.820 hộ, 480.709
khẩu; trong đó dân tộc thiểu số là 57.536 hộ, 260.709 khẩu, chiếm 54,2% so với dân số
toàn tỉnh. Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh cuối
16



năm 2013 có 21.848 hộ nghèo, chiếm 19,19%; 7.510 hộ cận nghèo chiếm 6,60%.
Trong đó, hộ nghèo DTTS là 20.216 hộ, chiếm 35,14% hộ dân tộc thiểu số và chiếm
92,53 % hộ nghèo toàn tỉnh; hộ cận nghèo DTTS là 6.371 hộ, chiếm 11% hộ DTTS và
chiếm 84,8 % hộ cận nghèo toàn tỉnh
Tính đến thời điểm 30/6/2014 (theo kết quả thống kê, điều tra của Ban Dân tộc)
toàn tỉnh có 115.449 hộ/486.660 khẩu; trong đó DTTS là 59.120 hộ/268.548 khẩu,
chiếm 55,18% so với dân số toàn tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc cùng
sinh sống xen kẽ nhau, trong đó có 6 dân tộc tại chỗ: Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ
-Triêng, Brâu, Rơ Măm. Ngoài ra, còn có các dân tộc từ miền Bắc di cư vào như: Tày,
Nùng, Thái, Mường, Thổ, Sán Dìu, Sán Chay, MNông, Dao, Lào, Giáy; từ miền Trung
có các dân tộc như: Cơ Tu, Cor, Vân Kiều, Hre, Ra Giai, Co Ho, Ê Đê, Tà Ôi; từ miền
Nam có 02 dân tộc là Hoa, Khơ Me
Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum giới thiệu khái quát một số nét về các dân tộc bản địa
có quá trình sinh sống lâu đời tại tỉnh Kon Tum: Người Xơ Đăng, Người Gia Rai,
Người Ba Na, Người Giẻ - Triêng , Người Brâu , Người Rơ Măm
Đặc điểm và phong tục tập quán của các dân tộc và khả năng hình thành các sản
phẩm du lịch
2.2.4. các tài nguyên du lịch nhân văn khác
Các làng nghề
Làng nghề Kon Klor có ý nghĩa, là biểu tượng về một địa danh mang bản sắc dân
tộc Tây Nguyên của Việt Nam, một trong những điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn, là
niềm tự hào của thành phố Kon Tum.
Nghề dệt may thổ cẩm, sản phẩm chủ yếu là dệt vải, may trang phục đồng bào
dân tộc, túi sách... làm quà lưu niệm, tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố và một
số ít ở huyện Ngọc Hồi, Đăk Hà.
Nghề đang lát mây tre, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt sản xuất: gùi,
giỏ, phên nứa... tập trung ở địa bàn thành phố và huyện Kon Plông.
Làm rượu cần, sản phẩm dùng men lá rừng ủ với gạo nếp, hạt kê, bắp, sắn... đựng

trong các ghè, ché, hầu hết đồng bào ở các huyện, thành phố đều có nghề này.
Nghề rèn với sản phẩm chủ yếu là các dụng cụ sản xuất: dao, rựa, cuốc... được
phân bố đều khắp trên các làng ở các huyện, thành phố.

17


Nghề chế biến thực phẩm truyền thống: sản phẩm chủ yếu là bánh tráng, bún,
phở khô, giò, chả... tập trung ở địa bàn thành phố và thị trấn các huyện.
Nghề mộc dân dụng, đồ gỗ cao cấp: bàn, ghế, giường, tủ... tập trung chủ yếu ở
địa bàn thành phố và một số ít ở thị trấn các huyện
Các đặc sản địa phương
Gỏi lá Kon Tum
Đến Kon Tum mà chưa ăn gỏi lá thì coi như chưa đến. Quả đúng như tên gọi,
món gỏi lá này toàn… lá. Chỉ một món ăn mà bày kín mâm, bởi gỏi lá “đúng chất” có
tới 40-50 loại, từ các loại rau quen thuộc như: lá cải, tía tô, đinh lăng, lá sung, lá mơ,
hành, rau húng… đến các loại lá ít xuất hiện trong bữa ăn như: lá xoài, lá ổi, lá chua, lá
chùm ruột, ngũ gia bì… và rất nhiều loại lá là riêng biệt của Tây Nguyên. Giữa “mâm
lá” là đĩa thức ăn ăn kèm. Thịt ba chỉ luộc, thái mỏng sao cho mỡ và thịt vừa đủ,
không quá ngấy. Vài lát cá chép, tôm luộc, bì lợn. Đặc biệt có thêm đĩa tiêu nguyên
hạt, muối hạt.
Thưởng thức món này cũng cần có kiểu cách, không vội vã “vơ” hết các lá mà
phải theo đúng quy trình. Trước tiên lấy lá cải hoặc lá mơ làm lá cuốn, sau đó cho
thêm lá chua và vài lá khác tùy lựa chọn của người ăn, cuốn thành cái phễu nhỏ, bỏ
miếng thịt ba chỉ, tôm, bì lợn… vào trong “phễu”, nhất định phải cho thêm hạt tiêu và
hạt muối, một chút nước chấm.
Heo Măng Đen quay
Giống heo Măng Đen của dân tộc bản địa. Heo được nuôi bằng thức ăn tự nhiên
của núi rừng nên thịt săn chắc và rất bổ dưỡng. Con to nhất lúc trưởng thành cũng
chưa đầy 20kg.

Heo được làm sạch lông, mổ lấy nội tạng; sau đó tẩm ướp gia vị là các loại
nguyên liệu từ núi rừng Măng Đen. Heo quay nguyên con bằng lửa than cho đến khi
căng da vàng giòn rộm, tỏa mùi thơm. Heo rẫy là loại heo đồng bào nuôi kiểu chăn thả
tự nhiên .Heo rẫy da mỏng nhưng rất ít mỡ, thịt thơm ngọt, săn chắc và rất bổ dưỡng.
Con to nhất lúc trưởng thành cũng chưa đầy 20kg.
Heo được làm sạch lông, mổ lấy nội tạng; sau đó tẩm ướp gia vị là các loại
nguyên liệu từ núi rừng ủ nén, ngò gai, gốc mùi, sả, ớt. Heo quay nguyên con bằng lửa
than cho đến khi căng da vàng giòn rộm, tỏa mùi thơm phưng phức.

18


Cá gỏi kiến vàng
Đến huyện Sa Thầy, Kon Tum nơi sinh sống của dân tộc Rơ Măm bạn phải thức
thức món cá gỏi kiến vàng độc và lạ. Món ăn mới nghe tên nhiều người cảm thấy sợ,
nhưng khi được ăn rồi muốn ăn nữa.
Cá suối bắt loại vừa phải, bằng ba ngón tay, đem về làm sạch, băm nhuyễn, vắt
cho cạn nước để đỡ mùi tanh. Kiến vàng chọn ổ kiến non, còn cả trứng đem về giã nhỏ
để riêng. Lấy muối hột, ớt xanh, tiêu rừng trộn chung cá với kiến vào, thêm chút thính
gạo bột gạo rang cháy xém, dậy lên mùi thơm. Khi ăn lấy lá sung cuốn lại vừa miếng
và thưởng thức, vị ngọt của cá suối hòa vào vị béo của kiến non, vị cay xé của tiêu, ớt
tạo nên hương vị ngon tuyệt vời
Xôi măng
Chỉ là món xôi nấu từ gạo nếp quen thuộc, kết hợp khéo léo với măng rừng
nhưng đã trở thành món điểm tâm sáng thân thuộc với mỗi người dân tại Kon Tum.
Cách làm xôi măng khá đơn giản và chẳng mấy cầu kỳ. Măng tươi sau khi được
đào trên rừng về lột bỏ vỏ ngoài, rửa sạch và thái miếng vừa ăn. Qua công đoạn sơ chế
để làm mất mùi ngái, măng được đem xào qua với gia vị để trở nên đậm đà. Gạo nếp
chọn loại ngon đem ngâm trong nước muối loãng có pha thêm bột nghệ để lên màu
khoảng 8 tiếng thì mang ra đồ chín.

Mang nét đặc trưng riêng trong vẻ quyến rũ của màu sắc với đôi chút vàng tươi
của măng rừng, đặt trên bát xôi nếp màu nghệ, xôi măng hấp dẫn người qua lại bằng
cả mùi thơm đặc biệt, khiến biết bao người đều nán lại chỉ để mua cho được gói xôi
kịp giờ đi làm. Vô tình món ngon ấy trở thành thứ để níu chân người một lần qua phố
núi Tây Nguyên.
Dế chiên Kon Tum
Có dịp nếu đến Kon Tum bạn đừng quên thưởng thức món đặc sản dế chiên để
cảm nhận vị thơm, bùi, đậm đà mà không ngấy. Món ăn từ dế khá xa lạ với người
đồng bằng, thế nhưng với đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum, các món ăn chế biến từ
dế đã trở nên quen thuộc, rất được ưa thích. Có rất nhiều loại dế như dế cơm, dế than,
dế lửa,…nhưng để chế biến món ăn thì chỉ có dế cơm thì mới ngon được.
Để có một đĩa dế chiên vàng thơm cần trải qua nhiều công đoạn chế biến. Đầu
tiên dế bắt về được rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho vào chảo dầu đang sôi chiên lên.
Bằng cách đó các bộ phận như đầu, chân… của dế trở nên giòn tan, còn phần thân dế
lại không mất đi vị béo ngậy vốn có. Tiếp đó, để món dế có thêm hương vị, người ta
19


nêm gia vị, bỏ thêm trái ớt, lá chanh, sả thái nhỏ vào rang chung. Khi cho các gia vị
vào phải rang thật nhanh để lá chanh không bị mất đi màu xanh

Thịt nhím
Dân tộc Brâu có nhiều các món ăn được chế biến từ rau rừng, thịt thú rừng như:
heo rừng, thịt dúi, chuột đồng…. Trong đó phải kể đến các món từ con nhím vừa bổ,
vừa ngon mà còn phong phú cách chế biến.
Thịt nhím với vị ngọt, tính lạnh có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, có thể chế
biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Nhím nướng than hồng, thịt nhím nhồi ống lồ ô,
canh xương nhím nấu bột bắp, nhím gói lá dong, … Món nào cũng độc đáo, thơm
ngon bởi thịt nhím chắc, thơm, hầu như không có mỡ, lớp bì dày nhưng giòn.
Thịt chuột đồng

Người Jẻ Triêng ở huyện Đăk Glei còn có món đặc sản là thịt chuột đồng, được
chế biến chủ yếu thành hai món là: Thịt chuột nướng và Chuột khô gác bếp. Mùa lúa
nương chín vàng, cũng là mùa chuột đồng béo ngậy, ngon nhất, người dân vào mùa
săn bắt chuột. Cuộn nhanh một đống rơm khô, nổi lửa lên thui trụi lông, bằng cách này
thịt chuột dậy mùi thơm và giữ vị ngọt vẫn nguyên.
Sau khi làm sạch lông, mổ bụng, lột bỏ nội tạng, nhanh chóng rửa qua nước, xát
chút muối lên khắp mình chuột rồi lấy que tre xiên thẳng, đem ra nướng trên bếp than
cho vàng, dậy mùi thơm lên. Ăn kèm với ít xoài rừng chua, làm chén muối tiêu rừng,
cay nồng, rất thích hợp. Kiếm thêm ít rau dớn rừng, bỏ vào ống le, đổ chút nước, đem
nướng trên bếp rơm, chỉ một chút là đã có món ăn ngon lành.
Cá chua
Nếu có dịp ghé thăm Kon Tum một lần, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món
đặc sản cá chua của đồng bào dân tộc Jẻ Triêng, món đậm đà hương vị của núi rừng.
Cách làm món cá chua thật dễ dàng nhưng cũng đòi hỏi sự chính xác. Cá để chế
biến món cá chua là loại cá niệng, một loại cá giống cá Trôi nhưng mình dẹt và nhỏ
hơn sống ở vùng sông suối Tây Nguyên.
Cá chua để càng lâu ăn càng ngon vì miếng cá sắt lại nhờ các gia vị đã thấm sâu
vào thịt cá làm cho người ăn thấy vị mặn của muối, vị cay của ớt rừng, vị ngọt đầm
của lá bép, vị thơm của thính ngô và vị chua do hỗn hợp này đã được lên men…
20


Cà đắng
Cà đắng là món ăn dân dã của người dân tộc thiểu số Kon Tum. Cà đắng mọc
thành vạt ven những ngọn đồi, bờ suối, quả nhỏ như cà pháo hoặc quả hình thuôn dài,
to hơn đốt tay, màu xanh sậm, sọc trắng dọc quả. Trước đây, cà đắng là cây mọc hoang
nay được bà con dân tộc mang về trồng trong vườn nhà, trái to hơn, màu xanh nhạt, vị
đắng giảm đi chút ít, dễ ăn hơn và phù hợp với khẩu vị nhiều người.
Cà đắng ăn sống hay nấu chín đều có những hương vị rất riêng và rất đặc trưng.
Cách chế biến đơn giản và giữ trọn vẹn vị ngon của cà đắng chính là muối cà đắng , vị

cay xé lưỡi của ớt tạo nên một khẩu vị lạ. Cà đắng nướng lại có vị thơm ngon đặc
biệt, cà đắng thành từng lát mỏng, xiên qua từng que đặt lên nướng, khi cà chuyển
sang màu nâu sậm, dậy mùi thơm lan tỏa và vừa chín tới, vẫn còn giữ chút nước đắng,
hơi dai dai, mềm mềm, chấm với muối tiêu rừng hoặc ăn kèm với thịt rừng nướng rất
ngon. Ngoài ra cà đắng còn nấu thành nhiều món kho với tôm, tép bắt được dưới sông
hay cà đắng um lươn, ếch, món nào cũng ngon, cũng dậy lên hương thơm quyến rũ.
Những ai ăn cà đắng lần đầu đều có cảm giác không thoải mái với vị đắng nhân nhẫn
của loại trái hoang dại, nhưng vài lần sẽ nghiền và khó quên hương vị độc đáo của nó
Rượu vang ngọt sim Măng Đen
Do vị trí địa lý của vùng miền núi Kon Tum và khí hậu luôn ở nhiệt độ 10 0C
đến 15 0C mỗi ngày đã cho ra những quả sim luôn tươi mát. Nguồn nguyên liệu dùng
để sản xuất rượu vang sim đặc sản Kon Tum là sim hoang dã, mọc tự nhiên ở các vùng
cao của thôn Măng Đen thuộc tỉnh Kon Tum.
Mỗi năm cứ vào khoảng tháng 6 dương lịch các đồng bào người dân tộc Cơ – Tu,
Xê Đăng ở các vùng cao của thôn Măng Đen thuộc tỉnh Kon Tum lại rủ nhau vào rừng
hái sim. Để đạt được chất lượng tốt buộc người hái sim phải hái vào thời điểm sáng
sớm tinh sương, tức là lúc. Từ nguồn nguyên liệu quý giá này kết hợp với công nghệ
hiện đại sản xuất vang của Bordeaux ( Pháp ) đã được cải tiến và nguồn men chuyên
sản xuất vang của nước Pháp, tất cả tạo nên cho rượu vang Sim Măng Đen một hương
vị mộc mạc tự nhiên của núi rừng nhưng không kém phần sang trọng cũng như đặc
Các sự kiện văn hoá khác
Kon Tum là tỉnh có nhiều loại hình biểu diễn độc đáo: văn hóa cồng chiêng và
nhạc cụ dân tộc, diễn xướng dân gian, nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian. Trong nghệ
thuật diễn xướng dân gian, dân ca- dân vũ là loại hình tiêu biểu, được thể hiện thông
qua các kiểu: hát nói, hát có tiết tấu, diễn xướng nhất là dân ca giao duyên, đối đáp, hát
ru… Nhiều làn điệu rất đặc sắc như Tin Tin, Rơ Nghê của tộc người Xơ Đăng, Ba Na
hay KĐọ của tộc người Giẻ Triêng3
21



3. Cơ sở hạ tầng
3.1. Mạng lưới và phương tiện giao thông:
Đường bộ: Giao thông Thành phố Kon Tum cách Tp. Buôn Ma Thuột 246km,
cách Quy Nhơn 215km và cách Pleiku 49km. Đường quốc lộ 14 chạy dài từ tây Quảng
Nam qua thành phố Kon Tum đi xuống Gia Lai - Đắk Lắk – Tp. Hồ Chí Minh; quốc lộ
24 nối Kon Tum với Quảng Ngãi. Kon Tum không có sân bay nên nếu các bạn muốn
tới Kon Tum bằng máy bay thì các bạn sẽ phải bay tới sân bay Pleiku, cách Kon Tum
50km.
Đường sắt: tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua địa phận tỉnh Kom Tum
3.2 Hệ th ống cung cấp điện nước
Điện:Để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH, dự báo nhu
cầu phụ tải điện của tỉnh Kon Tum: đến năm 2015 công suất cực đại Pmax = 65 MW;
đến năm 2020 có công suất cực đại Pmax = 108 MW.
Theo vùng phụ tải thì nhu cầu của vùng I gồm các huyện, thành phố nằm ở phía
Nam tỉnh Kon Tum (thành phố Kon Tum và các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy,
Kon Plong) với nhiều phụ tải quan trọng, (đặc biệt là thành phố Kon Tum, KCN Hoà
Bình và KCN Sao Mai) là 64 MW. Hiện tại, vùng I được cấp điện từ trạm 110 kV Kon
Tum. Vùng II gồm phụ tải các huyện phía Bắc tỉnh như Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Glei
với các phụ tải lớn như: Khu công nghiệp Đăk Tô, Khu KT-CK Bờ Y là 47 MW. Hiện
tại, vùng II được cấp điện từ trạm 110kV Đăk Tụ.
Tiếp tục đầu tư mở rộng mạng lưới điện trên toàn tỉnh, đặc biệt là đến các vùng
nông thôn. Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các trạm biến áp.
Lưới điện 110kV:
Duy trì công suất các trạm 110kV Kon Plong 1x16MVA, Đăk Tô 1x16MVA.
Nâng công suất trạm 110/22kV Kon Tum từ (16+25) MVA thành 2x25MVA.
Xây dựng mới 3 trạm biến áp 110kV:
Trạm 110/22kV Kon Tum 2 (dự kiến đặt tại khu vực phía Nam thành phố Kon
Tum) quy mô công suất 2x40MVA, giai đoạn đến năm 2020 đặt 1 máy. Trạm 110kV
Kon Tum 2 được đấu nối chuyển tiếp trên đường dây 110kV Plei Krông- Plei Ku.


22


Trạm 110/22kV Đăk Glei quy mô công suất 2x16MVA, trước mắt lắp đặt 1 máy.
Xây dựng đường dây 110kV Đăk Tô - Đăk Glei dây AC-185 dài 45km và đường dây
110kV Đăk Glei - Phước Sơn (Quảng Nam) dây AC - 185 dài 35km để khép kín mạch
vòng lưới 110kV khu vực các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam.
Trạm 110kV Bờ Y (Ngọc Hồi) quy mô công suất 2x25MVA, trước mắt lắp đặt 1
máy. Trạm 110kV Bờ Y được đấu nối chuyển tiếp trên đường dây 110kV Đăk TôĐăk Glei.
Xây dựng trạm biến áp 220/110 KV Kon Tum quy mô 125 MVA trong năm
2011. Cải tạo, nâng cấp đường dây 110KV Kon Tum-Đăk Tô chiều dài 41Km từ dây
AC 185 lên AC 240. Trong giai đoạn 2011-2015 xây dựng các tuyến đường dây
110KV và các trạm biến áp lên 110MVA đấu nối các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ
vào lưới điện Quốc gia.
Cải tạo, xây mới các lưới trung thế, hạ thế trên địa bàn các huyện, thị của tỉnh.
Đến năm 2011 có 100% số hộ được sử dụng điện. Đầu tư xây dựng các trạm biến
áp trung gian ở các huyện. Phấn đấu đạt mục tiêu điện khí hoá nông thôn trên toàn
tỉnh.Hoàn thành cải tạo lưới điện các thị trấn huyện lỵ, bảo đảm an toàn và mỹ quan đô
thị. Thực hiện đầu tư các trạm biến áp và lưới điện Khu trung tâm Khu kinh tế Cửa
khẩu quốc tế Bờ Y; Các khu, cụm công nghiệp Sao Mai, Hoà Bình, Đăk La, Đăk Tô;
các thôn làng chưa có điện lưới quốc gia. Xây dựng và lắp đặt hệ thống đèn đường
đảm bảo ánh sáng đô
Tranh thủ vốn xây dựng cơ bản của ngành điện và phối hợp chặt chẽ với Tổng
Công ty điện lực Việt Nam để cải tạo và phát triển nguồn, trạm biến áp, lưới điện cho
thành phố Kon Tum, thị trấn, thị tứ, các xã và các thôn chưa có điện lưới; các khu,
cụm công nghiệp; khu kinh tế cửa khẩu.
Động viên nhân dân đóng góp xây dựng lưới điện dưới dạng: giải toả hành lang
lưới điện không đòi bồi thường, tham gia bảo vệ giữ gìn lưới điện, khai thác tối đa lưới
điện hiện có để phục vụ đời sống KT-XH ở từng xã.
Đề xuất Chính phủ cho cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư phát triển các

công trình thuỷ điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Đề xuất Trung ương phân cấp cho
tỉnh quản lý, quyết định đầu tư các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ dưới 20 MW.
Nước: Phát triển thủy lợi bền vững, sử dụng phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên
nước

23


Khai thác lợi dụng tổng hợp, hợp lý, thống nhất theo lưu vực sông và hệ thống
công trình thủy lợi, không chia cắt theo địa giới hành chính.
Khai thác sử dụng phải đi đôi với bảo vệ cả số lượng lẫn chất lượng, chống suy
thoái, cạn kiệt nguồn nước, tái tạo nguồn nước bằng cả biện pháp công trình và phi
công trình, đồng thời tiến hành lồng ghép các chương trình phát triển nông - lâm kết
hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Phục vụ đa mục tiêu: Coi trọng phát triển thuỷ lợi phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu
sản xuất nông lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực, đồng
thời phải giải quyết nguồn nước cho sinh hoạt, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ du lịch,
duy trì và cải thiện môi trường sinh thái, khai thác thủy năng.
Giảm nhẹ thiên tai: Không ngừng nâng cao khả năng chủ động và mức bảo đảm
an toàn phòng chống thiên tai bão lụt để giảm thiểu tổn thất. Có kế hoạch và biện pháp
thích hợp cho từng vùng: chủ động phòng chống hoặc thích nghi, né tránh.
Gắn với xóa đói giảm nghèo: Chú trọng phát triển thuỷ lợi cho các xã miền núi,
vùng sâu vùng xa, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, gắn với các
chính sách xã hội để từng bước giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm
nghèo, định canh định cư.
Đảm bảo nhu cầu nước cho dân sinh và các ngành kinh tế: Cấp đủ nguồn nước để
tưới cho các loại cây trồng. Đưa diện tích gieo trồng cây lương thực chính là lúa lên
tưới chủ động được 75%.
Phục vụ nuôi thả thuỷ sản, chủ yếu là nuôi cá trên lòng hồ công trình thủy lợi,

phần lớn tập trung ở các hồ vừa và nhỏ.
Cấp nước sinh hoạt cho nông dân có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Nâng cao mức an toàn phòng chống và thích nghi để giảm thiểu tổn thất do thiên
tai bão lũ gây ra:
Bảo đảm chống lũ, chủ động bảo vệ dân cư sản xuất vụ xuân hè và đông xuân
với tần suất từ 5 - 10 %.
Đảm bảo an toàn công trình: hồ chứa, đê kè cống..., ổn định bờ y
Tăng cường đầu tư các công trình thủy lợi

24


Nâng cao năng lực của các công trình hiện có: nhiều công trình có quy mô nhỏ,
tạm, không hoàn chỉnh, xuống cấp, năng lực phục vụ thấp so với thiết kế, cần đầu tư
nâng cấp; nhiều hệ thống tưới, tiêu nội đồng vẫn chưa được hoàn chỉnh và kiên cố hoá,
xuống cấp, hệ số tưới, tiêu còn thấp, nhiệm vụ nhiều công trình cần điều chỉnh cho phù
hợp với yêu cầu mới;
Phát triển công trình vừa và nhỏ cấp nước vụ phát triển sản xuất, ổn định đời
sống, nhất là của đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới nhằm đảm bảo cấp
nước phục vụ sản xuất cho đời sống nhân dân địa phương, ổn định xã hội và an ninh
quốc phòng.
Tiếp tục đầu tư thực hiện xong cơ bản chương trình nâng cấp hiện đại hóa các hệ
thống công trình. Đầu tư phát triển các công trình mới cho các vùng ưu tiên như mía,
vùng thủy sản.
Rà soát, hoàn chỉnh nâng cấp các hồ chứa, lập các dự án, thiết kế bản vẽ thi công
các công trình; dự kiến đầu tư xây dựng các công trình theo thứ tự ưu tiên nhằm đảm
bảo nhu cầu dùng nước, và an toàn hồ chứa.
Đẩy nhanh việc xây dựng các công trình lớn lợi dụng tổng hợp trên các dòng
chính sông Sê San phục vụ cấp nước, chống lũ, phát điện…
Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt

Quy hoạch bố trí lại các khu dân cư ở những vùng còn bị lũ lụt.
Yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ thích hợp ở những vùng thường
hay bị hạn hán.
Bảo vệ và phát triển tầng phủ rừng để giảm lũ và cải thiện nguồn nước mùa kiệt,
cải tạo môi trường sinh thái nông - lâm nghiệp,
Điều tra, đánh giá lũ và các giải pháp phòng chống lũ, xây dựng bản đồ ngập lụt.
Xây dựng hồ cắt lũ Đăk La, kết hợp với phát điện; kè sông Đăk La, sông Đăk Pô Ne;
kè sông Đăk Sia, sông Pô Kô, suối Đăk Tờ Kan.
3.3. Hệ thống thông tin-liên lạc
Khả năng đáp ứng các nhu cầu về thông tin-liên lạc cho các hoạt động kinh tế và
du lịch: do địa hình đồi núi hiểm trở, trình độ dân trí thấp, sự quan tâm của chính
quyền cũng như các cấp còn hạn chế nên việc phát triễn thông tin-liên lac của tỉnh còn

25


×