Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Ứng dụng GIS trong quy hoạch du lịch huyện ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.16 KB, 24 trang )



1
Ứng dụng GIS trong quy hoạch du lịch
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Vũ Lê Ánh

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Bản đồ, Viễn thám và Hệ thông tin địa lý
Mã số: 60.44.76
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Cự
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Trình bày các khái niệm cơ bản về quy hoạch du lịch, tài nguyên du lịch
và các khái niệm, tiêu chí của khu, tuyến điểm du lịch. Giới thiệu khái quát về hệ
thông tin địa lý (GIS) và vai trò của hệ thông tin địa lý trong quy hoạch du lịch. Mô
hình hóa dữ liệu trong GIS để hình thành khu, tuyến điểm du lịch qua các tiêu chí.
Thử nghiệm ứng dụng GIS trong việc xác định khu tuyến điểm du lịch của huyện
Ba Vì, Hà Nội.

Keywords: Hệ thông tin địa lý; GIS; Quy hoạch du lịch; Ba vì

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có quan hệ mật thiết với nhiều ngành kinh tế
khác nhau như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện nước…và các hoạt
động văn hóa xã hội như văn hóa, lịch sử, khảo cổ, lễ hội, làng nghề…. Công tác quy hoạch
du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng .Nếu thiếu quy hoạch , hoạt động du lịch có thể sẽ


gây ra những tác động không mong muốn và không lường trước được.
GIS-hệ thống thông tin địa lý, là một hệ thống thông tin được thiết kế để thu thập,
cập nhật lưu trữ, tích hợp và xử lý, tra cứu , phân tích và hiển thị mọi dạng dư liệu địa lý.
GIS có khả năng phối hợp xử lý giữa thông tin không gian và phi không gian để giải quyết
các vấn đề theo yêu cầu của người dùng.
Mặt khác , hệ GIS, trong quá trình tập hợp, xử lý dữ liệu có thể phát hiện những


2
vấn đề mới và tác động trở lại vào các chủ trương chính sách về khai thác tài nguyên du
lịch , đánh giá tính đúng đắn và khả năng thực thi của các chủ trương này giúp cho các nhà
chính sách ra quyết định về mặt ký thuật cũng như về mặt quản lý nhà nước .
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội cách
trung tâm thành phố Hà Nội 53 km Ba Vì được đặc trưng bởi phức hợp các cảnh quan
bao gồm các cảnh quan núi cao, vùng đồi bao quanh đồng bằng sông Hồng. Với thời tiết
thuận lợi, có nhiều thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo nổi tiếng, hạ tầng tốt và gần Hà Nội,
Ba Vì là nơi thu hút khá nhiều khách du lịch hàng năm. Song du lịch là ngành khai thác
những lợi thế về điều kiện tự nhiên, nó trực tiếp tác động đến môi trường và các hệ sinh
thái. Vì vậy, các dự án phát triển du lịch trên địa bàn Ba Vì cần được nghiêm túc đánh giá
về tác động môi trường, cũng như ảnh hưởng khác, tránh những hậu quả khó khắc phục
sau này. [18]
Xuất phát từ những suy nghĩ trên, học viên quyết định chọn đề tài: “Ứng dụng
GIS trong quy hoạch du lịch huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
- Mô hình hóa tiêu chí phục vụ quá trình hình thành khu tuyến điểm du lịch.
- Thử nghiệm quá trình mô hình hóa trong GIS để hình thành khu, tuyến điểm du
lịch huyện Ba Vì, Hà Nội.
Giới hạn nghiên cứu
Quy hoạch du lịch nói chung và quy hoạch lãnh thổ du lịch nói riêng là một bài

toán lớn, yêu cầu một khối lượng lớn về CSDL cũng như các chuyên gia nghiên cứu. Vì
vậy, trong khuôn khổ của luận văn, học viên chỉ tập trung nghiên cứu các phương pháp
phân tích trong GIS để mô hình hóa dữ liệu xác định các điểm du lịch, tuyến du lịch, khu
du lịch ( Một trong các nội dung của quy hoạch lãnh thổ du lịch) thông qua các tiêu chí .
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu về du lịch, luật du lịch, thông tư, nghị định, đề tài khoa
học…
- Thu thập cơ sở dữ liệu huyện Ba Vì, Hà Nội
- Bổ sung các dữ liệu còn thiếu.
- Mô hình hóa dữ liệu trong GIS để hình thành khu, tuyến điểm du lịch qua các
tiêu chí.


3
4. Nội dung nghiên cứu
- Các khái niệm cơ bản về quy hoạch du lịch, tài nguyên du lịch và các khái niệm ,
tiêu chí của khu, tuyến điểm du lịch.
- Giới thiệu khái quát về hệ thông tin địa lý(GIS) và vai trò của hệ thông tin địa lý
trong quy hoạch du lịch. Mô hình hóa dữ liệu trong GIS để hình thành khu, tuyến điểm du
lịch qua các tiêu chí.
- Thử nghiệm ứng dụng GIS trong việc xác định khu tuyến điểm du lịch của huyện
Ba Vì, Hà Nội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp chủ yếu được sử dụng để tiếp cận,
giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn bao gồm:
Phương pháp phân tích thống kê và tổng hợp
Dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước, nghiên cứu này áp dụng phương pháp
thống kê, tổng hợp các tài liệu , cơ sở dữ liệu để thành lập CSDL phục vụ cho quy hoạch
du lịch.
Phương pháp chuyên gia.

Nghiên cứu này có sử dụng một số thông tin thu thập từ phỏng vấn các chuyên gia
trong lĩnh vực quy hoạch du lịch, bao gồm cán bộ làm công tác quản lý, các chuyên gia tư
vấn và các nhà khoa học.
Phương pháp thực chứng, ứng dụng.
Phương pháp bản đồ, GIS:
Sau đây là những phương pháp được sử dụng trong luận văn:
- Phương pháp chồng xếp (Overlay Analysis)
- Các phương pháp phân loại (Class Analyis)
- Phương pháp tìm kiếm dữ liệu trong vùng không gian (Buffer)
- Phương pháp phân tích tiêu chí
6. Khu vực nghiên cứu
Ứng dụng thí điểm vào huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Ba Vì là huyện thuộc vùng
bán sơn địa ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, từ 21
0
đến 21
0
19'40"
0
vĩ độ Bắc, l05
0
17'35" đến
l05
0
28'22'' kinh độ Đông. Cách trung tâm thành phố Hà Nội 53 km.
7. Luận văn có các ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau
Về mặt lý luận


4
- Xây dựng cơ sở lý luận và khoa học cho việc quy hoạch lãnh thổ du lịch cũng như

trong quy hoạch du lịch.
- Góp phần xác lập hướng tiếp cận, quy trình và phương pháp cho quy hoạch lãnh
thổ du lịch .
- Nâng cao chất lượng quy hoạch du lịch.
Về mặt thực tiễn
- Góp phần hỗ trợ nhà quy hoạch có cái nhìn đa chiều hơn về khu nghiên cứu và
đưa ra được những quyết định “tối ưu” trong quá trình quy hoạch du lịch.
- Tăng cường năng lực cán bộ và khả năng phân tích, tổng hợp trong quy hoạch .
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục báo cáo gồm có 3 nội dung chủ yếu sau
đây:
Chƣơng 1: Quy hoạch lãnh thổ du lịch .
Chƣơng 2: GIS và Ứng dụng GIS trong quy hoạch du lịch.
Chƣơng 3: Thử nghiệm ứng dụng GIS vào quy hoạch lãnh thổ du lịch huyện Ba Vì, Hà
Nội.





















5







CHƢƠNG 1: QUY HOẠCH LÃNH THỔ DU LỊCH

1.1. Quy hoạch lãnh thổ du lịch
1.1.1 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn
hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được
sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch,
điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.(Điều 4 của Luật du lịch)
Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố liên quan đến các điều kiện tự nhiên, điều
kiện lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội vốn có trong tự nhiên hoặc do con người tạo dựng
nên. Các yếu tố này luôn tồn tại và gắn liền với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
đặc thù của mỗi địa phương, mỗi quốc gia tạo nên những điểm đặc sắc cho mỗi địa
phương, mỗi quốc gia đó. Khi các yếu tố này được phát hiện, được khai thác và sử dụng
cho mục đích phát triển du lịch thì chúng sẽ trở thành tài nguyên du lịch.[3]
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch. Tài
nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác và ohục vụ cho
mục đích phát triển nào đó của con người. Xét dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có
thể phân thành hai bộ phận hợp thành: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch

nhân văn .
Tài nguyên du lịch tự nhiên


6
Tài nguyên du lịch nhân văn
Tại điều 13 Luật Du lịch( Số 44/2005/QH11) định nghĩa : « Tài nguyên du lịch
nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử,
cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di
sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch »[17]
1.1.2 Quy hoạch lãnh thổ du lịch
Quy hoạch lãnh thổ du lịch là một nội dung đặc biệt quan trọng trong quy hoạch du
lịch. Về thực chất tổ chức lãnh thổ du lịch là sự kết hợp phân tích tổng hợp giữa chiến lược
sử dụng lãnh thổ và phát triển kinh tế xã hội – xã hội và khả năng phát triển du lịch nhằm
sử dụng có hiệu quả nhất tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện có liên quan đến
trong một lãnh thổ nhất định.[2]
Kết quả của quy hoạch lãnh thổ du lịch là bản đồ tổ chức không gian và tuyến
điểm du lịch trên đó cần thể hiện rõ những nội dung chính sau:[2]
Các khu du lịch :
Tuyến, điểm du lịch :
Không gian thuận lợi phát triển du lịch: được hiểu là khu vực tập trung nhiều tài
nguyên du lịch đặc sắc với những điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển hoạt động
du lịch . Tuy nhiên điều đó không nhất thiết được hiểu là có mặt bằng hoặc có sơ sở hạ
tầng ,cơ sở kỹ thuật vật chất kỹ thuật phát triển bởi đối với một số loại hình du lịch như du
lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao, du lịch leo núi……không đòi hỏi phải có
những điều kiện này, thậm chí việc phát triển cơ sở hạ tầng sẽ có những tác động tiêu cực
đến sự phát triển của chúng.
Không gian ưu tiên đầu tư phát triển du lịch : có phạm vi nhỏ hơn và thường nằm
trong vùng không gian thuận lợi phát triển du lịch . Việc xác định không gian ưu tiên đầu
tư nhằm định hướng cho công tác đầu tư sau quy hoạch .

1.2. Khái niệm khu, tuyến, điểm du lịch .
1.2.1. Khu du lịch
Kết hợp đỉnh nghĩa của Pháp lệnh Du lịch và các phân tích trên có thể đưa ra định
nghĩa khái quát về khu du lịch như sau: “Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu
thế nổi bật về tài nguyên thiên nhiên; có không gian diện tích đủ rộng, được quy hoạch đầu
tư phát triển để trở thành nơi cung cấp đồng bộ các dịch vụ và tiện nghi du lịch đặc thù


7
phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch; đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi
trường”.
1.2.2. Điểm du lịch
Điểm du lịch được nhìn nhận theo định nghĩa của Mục 4 điều 10 của Pháp lệnh Du
lịch định nghĩa: “ Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút
khách du lịch” bên cạnh đó mục 3 điều 10 đã giải thích rõ tài nguyên du lịch bao gồm:
Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng
tạo của con người được sử dụng thỏa mãn nhu cầu du lịch. Như vậy trong địa bàn thành
phố Hà Nội có thể có hàng chục điểm du lịch theo định nghĩa của Pháp lệnh Du lịch
Trên thực tế thường có sự so sánh giữa các khu và điểm du lịch, vì vậy có thể định
nghĩa điểm du lịch như sau: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn tập trung
trong một không gian nhất định; được quy hoạch để cung cấp một số dịch vụ thỏa mãn nhu
cầu tham quan, thưởng ngoạn, tìm hiểu của khu du lịch”.
Như vậy có thể thấy rõ sự khác biệt lớn nhất giữa khu du lịch với điểm du lịch đó
là: khu du lịch được quy hoạch đầu tư phát triển để cung cấp đồng bộ các dịch vụ du lịch
đặc thù, phục vụ nhu cầu đa dạng của khu du lịch, trong đó dịch vụ lưu trú được chú trọng
đặc biệt; còn điểm du lịch chỉ cung cấp một số dịch vụ nhất định và chỉ phục vụ cho nhu
cầu tham quan, thưởng ngoạn, tìm hiểu của du khách.
1.2.3. Tuyến du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam: Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch,
điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ,

đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
Tuyến du lịch là lộ trình nối các khu, điểm du lịch với nhau và nối các thị trường du
lịch, các địa điểm được coi là nơi xuất phát điểm của khách du lịch quốc tế vào du lịch với
các khu, điểm du lịch.
1.2.4. Các điều kiện để hình thành, phát triển và quản lý các khu, tuyến, điểm du
lịch
Khu, tuyến, điểm du lịch có một mục đích chung là thỏa mãn tối đa những nhu cầu
du lịch và những yêu cầu cơ bản của khách du lịch, nhưng chúng có bản chất, chức năng,
nhiệm vụ không hoàn toàn giống nhau, vì vậy điều kiện cần có cho việc tổ chức hình thành
phát triển và quản lý của mỗi loại lại có những yêu cầu riêng [2],[17]


8
1.3. Vai trò, ý nghĩa của các khu, tuyến, điểm du lịch đối với sự phát triển du
lịch ở Việt Nam
Các khu, tuyến, điểm du lịch có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển du lịch ở
nước ta. Chúng tạo nên sức thu hút về du lịch, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, tạo
ra giá trị mới về kinh tế và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương và ngành
du lịch, đóng góp vào ngân sách Trung ương và địa phương ngày một tăng, tạo thêm nhiều
công ăn việc làm và giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Khu, tuyến, điểm du lịch có những mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc vào nhau hết sức
khách quan.
1.4. Tiêu chí của các khu, tuyến, điểm du lịch
1.4.1 Các nhóm tiêu chí chính cho các khu, tuyến điểm du lịch
* Tiêu chí cho các khu du lịch
- Tiêu chí về tài nguyên du lịch
- Tiêu chí về không gian diện tích
- Tiêu chí về đầu tư phát triển
- Tiêu chí về năng lực phục vụ.
* Tiêu chí cho các điểm du lịch

- Tiêu chí về tài nguyên du lịch
- Tiêu chí về không gian diện tích
- Tiêu chí về năng lực phục vụ nhu cầu tham quan.
* Tiêu chí cho các tuyến du lịch
- Tiêu chí về khả năng gắn kết các khu, điểm du lịch nơi có tài nguyên du lịch hấp
dẫn; khả năng gắn với hệ thống giao thông quốc gia,
- Tiêu chí về hệ thống cơ sở dịch vụ dọc theo tuyến.
1.4.2. Tiêu chí các khu, tuyến điểm du lịch
a. Tiêu chí các điểm du lịch
Do đặc thù của các điểm du lịch thường là những điểm có giá trị về nhân văn (các
di tích văn hóa, lịch sử cách mạng) hoặc có giá trị về tự nhiên (các hồ nước, khu bảo tồn
thiên nhiên, các hồ nước…), nên chúng thường đã được phân loại đánh giá và xếp hạng
theo các tiêu chí của các bộ chủ quản (khu bảo tồn, vườn quốc gia, di tích xếp hạng cấp
quốc gia, địa phương…) và tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Xuất phát từ lý do


9
này nên tiêu chí cho các điểm du lịch chỉ dừng lại ở một số tiêu chí định tính xét đến khả
năng thu hút và phục vụ cho mục đích thăm quan, thưởng ngoạn du lịch, từ đó công nhận
điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia hay địa phương vì bản than các điểm du lịch đã được các
bộ chủ quản lựa chọn, xem xét kỹ lưỡng trước khi đánh giá xếp hạng.1
* Tiêu chí đối với điểm du lịch quốc gia
* Tiêu chí đối với điểm du lịch địa phương
b. Tiêu chí các tuyến du lịch
Các tuyến du lịch có đặc điểm là được tổ chức dọc theo hệ thống giao thông, ngoài
ra khi tiến hành lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho quốc gia và vùng thì các
tuyến du lịch đã được phân hạng (tuyến du lịch nộ vùng, tuyến du lịch quốc gia và quốc
tế). Sau khi những dự án quy hoạch này được các cấp có thẩm quyền phê duyệt thì các
tuyến du lịch được hoạch định trong Định hướng tổ chức không gian du lịch của những
quy hoạch này sẽ là một trong những tiêu chí để xác định các tuyến du lịch.

* Tiêu chí tuyến du lịch quốc gia
* Tiêu chí tuyến du lịch địa phương
c. Tiêu chí các khu du lịch
* Các tiêu chí chung
Để có thể hình thành hoặc công nhận các khu du lịch cần có những tiêu chí nhất
định. Dưới đây là một số tiêu chí chung cho 2 loại hình khu du lịch chủ yếu sẽ được hình
thành, công nhận ở Việt Nam
Khu du lịch quốc gia:
Khu du lịch địa phương:




10
CHƢƠNG 2. GIS VÀ ỨNG DỤNG GIS TRONG
QUY HOẠCH DU LỊCH

2.1. Hệ thông tin địa lý
2.1.1.Giới thiệu chung
Có rất nhiều định nghĩa khác về GIS nhưng tựu chung lại có thể đưa ra một định
nghĩa mang tính tổng quát nhất như sau: GIS là một hệ thống bao gồm phần cứng, phần
mềm, cơ sở dữ liệu và người sử dụng để thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu.
2.1.2 Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý (GIS)
2.1.3 Quan niệm về cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin địa lý.
2.1.4 Các phương pháp phân tích trong GIS
Trong GIS có rất nhiều phương pháp phân tích khác nhau. Sau đây là những phương
pháp phân tích GIS mà học viên sẽ sử dụng trong khuôn khổ của luận văn này.
Phương pháp chồng xếp (Overlay Analysis)
Các phương pháp phân loại (Class Analyis)
Phương pháp tìm kiếm dữ liệu trong vùng không gian (Buffer)

Phương pháp phân tích mạngPhương pháp phân tích tiêu chí
2.2. Ứng dụng của GIS trong quy hoạch du lịch
2.2.1. Vai trò vị trí của GIS trong quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ du
lịch
2.2.2 Ứng dụng GIS trong du lịch ở Việt Nam và Trên thế giới
* Ứng dụng GIS trong lĩnh vực du lịch trên thế giới
* Ứng dụng GIS trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam
Nhìn chung, ngành du lịch và văn hóa trong nước chưa có chiến lược tổng thể về
phát triển các ứng dụng GIS hỗ trợ ra quyết định trong lĩnh vực du lịch và bảo tồn văn
hóa. Việc các địa phương tự phát triển cũng cho thấy nhu cầu ứng dụng là hiện hữu và cần
có sự thống nhất ở quy mô ngành.[14]


11
2.3 Mô hình và mô hình hóa trong GIS.
2.3.1 Khái niệm chung.
2.3.2. Mô hình hóa tiêu chí hình thành khu, tuyến điểm du lịch trong quy hoạch
lãnh thổ du lịch.



1

Điểm du lịch
Tiêu chí về tài
nguyên du lịch
Tiêu chí về năng lực phục vụ
Dữ liệu
tài
nguyên

du lịch
Dữ liệu
tài tự
nhiên

Tiêu chí về không gian
diện tích
Dữ liệu
cơ sở hạ
tầng

Dữ liệu
dân cư

Dữ liệu
cơ sở vật
chất kỹ
thuật

Dữ liệu
ranh giới
hành
chính

Dữ liệu
di tích
lịch sử,
đền,
chùa …
Dữ liệu

địa hình,
thủy hệ,
phủ bề
mặt
Dữ liệu
các khu
chức
năng
Dữ liệu
giao
thông
Dữ liệu
hệ
thống
trạm
bơm
Dữ liệu
bãi đỗ
xe
Dữ liệu
hệ thống
bưu
chính
viễn
thông
Dữ liệu
các
dịch vụ
khác
Dữ liệu

hệ
thống
điện
Dữ liệu
sử dụng
đất

Hình 2.18: Mô hình hóa các tiêu chí để hình thành điểm du lịch

Dữ liệu
tài nguyên
nhân văn

Dữ liệu
tài nguyên
tự nhiên
Hình 2.18: Mô hình hóa các tiêu chí để hình thành điểm du lịch

12

Khu du lịch
Tiêu chí về tài
nguyên du lịch
Tiêu chí về năng lực phục vụ
Dữ liệu
tài
nguyên
du lịch
Tiêu chí về không gian
diện tích

Dữ liệu
cơ sở hạ
tầng

Dữ liệu
dân cư

Dữ liệu
cơ sở vật
chất kỹ
thuật

Dữ liệu
ranh giới
hành
chính

Dữ liệu di
tích lịch
sử, đền,
chùa, danh
lam thắng
cảnh,hang
động…
Dữ liệu
các khu
chức
năng
Dữ liệu
giao

thông
Dữ liệu
hệ
thống
trạm
bơm
Dữ liệu
bãi đỗ
xe
Dữ liệu
hệ thống
bưu
chính
viễn
thông
Dữ liệu
các
dịch vụ
khác
Dữ liệu
hệ
thống
điện
Dữ liệu
sử dụng
đất

Hình 2.19: Mô hình hóa các tiêu chí để hình thành khu du lịch
Dữ liệu
đầu tư du

lịch (nhân
lực du
lịch, diện
tích…)

Dữ liệu
khách
sạn,
nhà
hàng

13


14
Tuyến du lịch
Tiêu chí về gắn kết
điểm, khu du lịch
Tiêu chí về gắn kết
giao thông
Tiêu chí về gắn nguồn
lực phục vụ dọc tuyến
Dữ liệu
khu du
lịch
Dữ liệu
điểm du
lịch
Dữ liệu
giao

thông
đường bộ
Dữ liệu
giao
thông
đường
thủy

Dữ liệu
giao
thông
đường
hàng
không

Dữ liệu
trạm
xăng dọc
tuyến
Dữ liệu y
tế, vệ
sinh công
cộng . . .
dọc
tuyến
Dữ liệu
khách
sạn, nhà
hàng dọc
tuyến

Hình 2.20: Mô hình hóa các tiêu chí để hình thành tuyến du lịch

15
CHƢƠNG 3: THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG GIS VÀO
QUY HOẠCH LÃNH THỔ DU LỊCH HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI

3.1 Giới thiệu chung về huyện Ba Vì.


Hình 3.1. Huyện Ba Vì( Việt Nam)
3.2 Lựa chọn phần mềm
Đề tài lựa chọn phần mềm ArcGIS 10.0 để quản lý, phân tích dữ liệu.
3.3 Cấu trúc nội dung cơ sở dữ liệu huyện Ba Vì, Hà Nội
3.3.1 Cơ sở dữ liệu huyện Ba Vì
Luận văn kế thừa cơ sở dữ liệu huyện Ba Vì của dự án DANIDA của Trung tâm
Quốc tế biến đổi toàn cầu - Đại học Quốc gia Hà Nội

16

3.3.2.Xử lý dữ liệu thô
Do số lượng các lớp thông tin phục vụ bài toán hình thành khu, tuyến điểm du lịch
là khá lớn. Vì vậy trong khuôn khổ luận văn, với mục đích thử nghiệm, cơ sở dữ liệu sẽ
được xây dựng và tổ chức chỉ bao gồm các nhóm dữ liệu
3.3.3. Cấu trúc dữ liệu sau khi xử lý
STT
LỚP DỮ LIỆU BẢN ĐỒ
LOẠI DỮ
LIỆU
DỮ LIỆU THUỘC
TÍNH ĐI KÈM

I
NHÓM DỮ LIỆU ĐIỂM TIỀM NĂNG DU LỊCH
I.1
Điểm tiềm năng nhân văn


1.1.1
Điểm tiềm năng nhân văn
ĐIỂM
Tên địa danh và loại
I.2
Điểm tiềm năng thiên nhiên


1.2.1
Điểm tiềm năng thiên nhiên (vùng)
VÙNG
Tên địa danh, loại và diện
tích
I.2.2
Điểm tiềm năng thiên nhiên (điểm)
ĐIỂM
Tên địa danh, loại và diện
tích, loại hình dịch
vụ(khách sạn…)
II
NHÓM DỮ LIỆU NỀN
II.1
Hành chính





Ủy ban nhân dân các cấp
ĐIỂM
Loại và tên UBND
2.1.2
Ranh giới xã
VÙNG
Tên xã, tên huyện
2.1.3
Ranh giới huyện
VÙNG
Tên huyện
II.2
Địa hình


2.2.1
Đường bình độ
ĐƯỜNG
Độ cao
II.3
Thủy văn


2.3.1
Thủy văn dạng đường
ĐƯỜNG
Tên và loại

III
NHÓM DỮ LIỆU HẠ TẦNG KỸ THUẬT
3.1.1
Tim đường giao thông chính
ĐƯỜNG
Tên đường, độ rộng và vật
liệu
3.1.2
Khách sạn
ĐIỂM
Tên, loại và số sao
3.1.3
Chợ
ĐIỂM
Tên và loại
3.1.4
Cơ sở y tế
ĐIỂM
Tên và loại
3.1.5
Bưu điện
ĐIỂM
Tên và loại
3.1.6
Trạm xăng
ĐIỂM
Tên và loại

3.4 Xử lý số liệu


17

18
Đặc điểm
tiềm năng
nhân văn
Đặc điểm
tiềm năng
tự nhiên
Dữ liệu
bưu điện
Dữ liệu
chợ
Dữ liệu cơ
sở y tế
Giao
thông
chính
Ranh giới
hành
chính
Phân
loại
< 1km
Dữ liệu
tiêu chí
bưu điện
Dữ liệu
tiêu chí
chợ

Dữ liệu
tiêu chí
y tế
Union
Dữ liệu
tiêu chí tài
nguyên
Dữ liệu cơ
sở hạ tầng
kỹ thuật
Tiêu chí
giao thông
Dữ liệu tiêu chí
đánh giá chung
Bản đồ điểm du
lịch huyện Ba Vì
Buffer <1 km
Phân
loại
Overlay
Phân
loại
< 1km
Phân
loại
< 1km
Overlay


Hình 3.3. Các bước thực hiện mô hình để xác định điểm du lịch huyện Ba Vì



19

Điểm du lịch

Khu du lịch

Cơ sở hạ tầng
Dữ liệu
tiêu chí
kh. sạn

Dữ liệu
giao
thông 1
Dữ liệu
giao
thông 2
Dữ liệu
tiêu chí
bưu điện
Dữ liệu
tiêu chí
chợ
Dữ
liệu
tiêu
chí
y tế

Dữ liệu
tuyến
giao
thông

Bản đồ tuyến du lịch huyện Ba Vì

Hình 3.5 Các bước thực hiện mô hình để xác định tuyến du lịch huyện Ba Vì
Dữ liệu ranh
giới hành
chính
Dữ liệu
khách sạn
Dữ liệu
điểm du lịch
(vùng)
Khu du lịch
địa phương
Khu du lịch
quốc gia
DL tiêu chí
Quy mô,diện
tích, đầutư
Bản đồ khu
du lịch
huyện Ba Vì

100ha<S<1000ha

S1000ha



Hình 3.4. Các bước thực hiện mô hình để xác định khu du lịch huyện Ba Vì


Caculator
Overlay
Buffer <1 km
Buffer <1 km
Phân
loại
Phân
loại
Buffer <5 km
Phân
loại
Buffer <5 km
Phân
loại
Buffer <5 km
Buffer <5 km
Overlay
Dữ liệu
tiêu chí
Trạm
xăng

Buffer < 1 km

Quy mô đầu tư


20
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU




KẾT LUẬN

1. Để đảm bảo việc quy hoạch du lịch đạt hiêu quả thì việc xây dựng các tiêu chí là quan
trọng và phải có tính đến các yếu tố kinh tế- xã hội.
2. Để đảm bảo có thể sử dụng được bộ tiêu chí trong du lịch, thì bộ tiêu chí phải được
không gian hóa trong GIS.
3. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp do đó có nhiều biến luôn thay đổi theo thời gian,
vì vậy ngành du lịch phải được liên tục cập nhật các tiêu chí
4. Trong mỗi vùng nghiên cứu thì bộ tiêu chí sẽ có sự quan trọng khác nhau giữa các tiêu
chí cụ thể . Ở nghiên cứu này,huyện Ba Vì thì tiêu chí về cơ sở là hạ tầng là rất quan trọng
5.Việc thử nghiệm áp dụng GIS cho phép thành lập bản đồ Tổ chức lãnh thổ du lịch
huyện Ba Vì. Đây được xem là kết quả có giá trị tham khảo tốt và khẳng định khả năng ứng dụng
GIS trong quy hoạch lãnh thổ du lịch.
6. Để kết quả nghiên cứu đạt được tính ứng dụng cao, hướng nghiên cứu của đề tài cần
được quan tâm đầu tư và mở rộng hơn trong việc ứng dụng GIS vào quy hoạch lãnh thổ du lịch
nói riêng và quy hoạch du lịch nói chung.

References
Tiếng Việt
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2004), Đề tài : Nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu tuyến,
điểm du lịch ở Việt Nam .
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (1997), Đề tài: Cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ GIS
trong quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ du lịch

3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2003), Đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển
du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương- Hà Tây
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2003), Đề tài :Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
sườn Tây núi Ba Vì, huyện Ba Vì đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020.
5.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL về Hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch
6. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2011) Đề tài: Ứng dụng GIS trong xây dựng thông tin phục vụ quy
hoạch vùng Nam Bộ .

22
7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2011), QĐ 2473/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030
8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam(2007), Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007
về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch
9. Lưu Đức Hải(2011), “Tổng kết quy hoạch phát triển các khu du lịch của Việt Nam” tại
Viện Chiến lược phát triển- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội thảo tổng kết Quy hoạch,Hà Nội .
10. Lưu Đức Minh(2011), Phân tích lựa chọn đất xây dựng trong quy hoạch chung đô thị có
ứng dụng hệ thông tin địa lý(GIS), Luận án Tiến sĩ ngành quy hoạch, Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội.
11. Nguyễn Trường Xuân(2004), Bài giảng hệ thống thông tin địa lý, Trường đại học Mỏ Địa
chất, Hà Nội.
12. Phạm Trung Lương (1995), Cơ sở khoa học xây dựng các tuyến điểm du lịch, Bộ Văn
hóa- Thể thao và Du lịch.
13. Phạm Trung Lương (2000) , Tài nguyên và môi trường du lịch , NXB Giáo dục – Hà Nội
14. Phạm văn Cự, Nguyễn Thị Hồng (2008), Hệ thống thông tin địa lý và các ứng dụng phục
vụ phát triển bền vững du lịch Hội An , Kỷ yếu Hội thảo về du lịch tại Hội An.
15. Trần Trọng Đức (2011), Thực hành GIS, NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
16. Trần Trọng Đức (2011), GIS căn bản, NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2005), Luật Du lịch số 44/2005/QH11

18. Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì(2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện
Ba Vì đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Tiếng Anh
19. Developing a multimedia GIS database for tourism industry in Nigeria_ O.O Ayeni,D.N.
Saka(Mrs.).G.Ikwuemesi_Department of surveying and geoinformatics, Faculty of Engineering,
University of Lagos, Yaba, Lagos, Nigeria.
20. GIS in tourism-A Zimbabwean perspec_ Ch.Dondo, S.T. Bhunu, U. Rivett_ Department of
Geoinformatics, Faculty of Engineering and built Environment, University of Cape Town 7701,
Rondebosch, Cape Town , South Africa.
21.GIS design ang application for tourism, T.Turk, M.U Gumusay_University(YTU),
Department of Geodesy and Photogrammetry engineering – 34349 - Besiktas, Istanbul,
Turkey.
22. Determining Regional Tourism development strategies of East black sea region of Turkey
by GIS- H. Ebru COLAK and Arif Cagdas AYDINOGLU, Turkey – 2006
Internet

23
23.
24.
25.
26.
27. />e=1&mode=detail&document_id=32495
28.

×