Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Niên luận cạnh tranh cá nhân và kết quả học tập của sinh viên tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



Trí tuệ - Năng động – Sáng tạo

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN NGHIÊN CỨU MARKETING

CẠNH TRANH CÁ NHÂN VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LÂM TRẦN ANH DUY
QUẢN TRỊ KINH DOANH MARKETING - KHÓA 9

TP. Cần Thơ, 10/2016
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



Trí tuệ - Năng động – Sáng tạo

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN NGHIÊN CỨU MARKETING

CẠNH TRANH CÁ NHÂN VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP


CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

GVHD: Ths. VÕ MINH SANG
Sinh viên thực hiện: LÂM TRẦN ANH DUY
Lớp: Quản trị kinh doanh marketing 9

Cần thơ,10/2016
ii

MSSV:14D340101018


LỜI CẢM ƠN

Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến ThS. Võ Minh Sang, giảng viên hướng
dẫn tôi làm đề tài nghiên cứu Marketing, với sự nhiệt tình, tận tụy của Thầy chỉ
dẫn giúp tôi nắm bắt được kiến thức môn học và hoàn thành bài làm. Và bên
cạnh đó xin cảm ơn các bạn đã cùng tôi và giúp đỡ tôi trong quá trình làm bài.
Mặc dù đã nổ lực hết khả năng của bản thân nhưng với lần đầu tiên trải
nghiệm thực tế nghiên cứu marketing nên chắc chắn sẽ có những thiếu sót trong
quá trình hoàn thành báo cáo, mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp
tận tình cũng như sự chỉ dạy của Thầy để tôi có thể bổ sung những kiến thức,
kinh nghiệm thiếu sót của bản thân.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, ngày 09 tháng 10 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Lâm Trần Anh Duy

iii



MỤCLỤC
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ........................................ 1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài ...........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................1
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................2
1.4 Đối tƣợng - phạm vi nghiên cứu .............................................................................2
1.5 Ý nghĩa đề tài ...........................................................................................................2
1.6 Bố cục nội dung nghiên cứu. ...................................................................................3

CHƢƠNG 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU ....................................... 3
CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .. 4
3.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................4
3.2. Mô hình nghiên cứu................................................................................................7

CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 14
4.1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................14
4.2 THANG ĐO............................................................................................................14
4.3 ĐỐI TƢỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................14
4.4 PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU ............................................................................15
4.5 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ..........................................................15
4.6 QUY TRÌNH – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN .............................................................15

CHƢƠNG 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU/NỘI DUNG CHÍNH
CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 17
5.1. Thống kê mô tả .....................................................................................................17
5.2 Kiểm định khác biệt trung bình cũa mẫu độc lập ..............................................26
5.3.Kiểm định mối quan hệ của hai biến định danh ( hoặc định danh-thứ bậc) ...32
5.4 Kiểm định Cronbach alpha ..................................................................................37


iv


5.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................................39
5.6 Phân tích nhân tố khẳng định CFA .....................................................................43
Hình 1:Mô hình CFA ban đầu ( chƣa đạt yêu cầu) ............................................................. 43
Hình 2: Mô hình CFA chuẩn hóa ....................................................................................... 44

CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN ................................................................ 49
6.1. Sơ lƣợc kết quả nghiên cứu .................................................................................49
6.2. Kiến nghị ...............................................................................................................50
6.3. Hạn chế và đề xuất ...............................................................................................50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 50
PHỤ LỤC ........................................................................................... 51

v


CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Hiện nay, Việt Nam ngày càng phát triển, tham gia hội nhập nền kinh tế thế
giới, đây là cơ hội đưa nước ta tiếp cận với các nền kinh tế hiện đại đang phát triển.
Tiếp cận với nền khoa học tri thức của nhân loại, ngày càng nâng cao vị thế của đất
nước trong trường quốc tế.
Bên cạnh đó không ít khó khăn mà đất nước ta phải gặp như nền kinh tế nước ta
còn nghèo nàn, lạc hậu, người dân một số nơi vẫn còn thiếu thốn, trình độ còn quá
kém vẫn còn thua quá xa so với các nước đang phát triển khác. Để khắc phục được vấn
đề trên nước ta đã đề ra các giải pháp để nâng cao trình độ dân trí và đạo tạo.

Trong đó, tuổi trẻ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước mà sinh viên
là những con người được đào tạo với những kiến thức chuyên ngành và được giảng
dạy kỹ lưỡng khi đang ngồi trên ghế các giảng đường đại học.
Việc cạnh tranh cá nhân trong môi trường học tập của sinh viên hiện nay không
có gì là sai. Nhưng nó cũng có những mặt tích cực và tiêu cực của riêng nó. Về mặt
tiêu cực thì việc cạnh tranh trong học tập được coi là một trong những động lực để
thúc đẩy sinh viên phấn đấu trong học tập,cho nên các thế hệ sinh viên thuộc các
nghành khác nhau vẫn và đang tiếp tục cạnh tranh, phấn đấu từng điểm số để đạt được
kết quả học tập tốt. Tuy nhiên, về mặt tiêu cực thì vẫn tồn tại các cá nhân chạy theo
điểm số mà làm hỏng một phần nào kiến thức dẫn đến xuất hiện phong trào chạy theo
điểm số đang làm đau đầu các nhà chức năng và bộ giáo dục Việt Nam hiện nay.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm cách nào để có môi trường cạnh tranh lành mạnh và
đạt kết quả tốt trong việc học tập? Chính sự trăn trở này, nhóm chúng em đã tiến hành
một cuộc nghiên cứu về khả năng cạnh tranh cá nhân và kết quả học tập của sinh viên
tại thành phố Cần Thơ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục Tiêu chung
Phân tích khả năng cạnh tranh cá nhân và kết quả học tập của sinh viên tại
thành phố Cần Thơ. Từ đó đưa ra được những phương hướng để các bạn sinh viên
khẳng định mình theo con đường tích cực hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cá nhân và kết quả
học tập của sinh viên tại thành phố Cần Thơ.

1


Đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cá nhân và kết quả
học tập của sinh viên tại thành phố Cần Thơ.
Mối quan hệ giữa cạnh tranh cá nhân và kết quả học tập của sinh viên tại thành phố

Cần Thơ.
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ: Nhóm tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp thảo luận
nhóm để hình thành, định hướng mô hình nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cho đề
tài nghiên cứu. Sau đó, xây dựng bảng câu hỏi thăm dò ý kiến của sinh viên.
Nghiên cứu chính thức: Thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn thông qua
bảng câu hỏi khảo sát. Sau đó, phân tích dữ liệu đã thu thập được.
1.4 Đối tƣợng - phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào nhóm sinh viên sống tại địa bàn thành phố
cần thơ,chủ yếu là thuộc nhóm sinh viên được đào tạo trong các trường sau đây:
Đại Học Cần Thơ
Đại Học Tây Đô
Đại Học Y Dược Cần Thơ
Cao Đẳng Cần Thơ
Cao Đẳng Kinh Tế Kỷ Thuật

1.4.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sinh viên học tại địa bàn thành phố Cần Thơ đã và
đang học tại các trường Đại Học và Cao Đẳng thuộc tất cả các nghành nghề V.V
Giới hạn về đối tượng nghiên cứu gồm có 500 sinh viên.

1.5 Ý nghĩa đề tài
Đề tài nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa và lý thuyết cũng như thực tiển
cho các bạn hiểu rõ về cạnh tranh cá nhân là gì? Và các yếu tố dẩn đến việc cạnh
tranh cá nhân
Kết quả nghiên cứu sẻ góp phần giúp cho các bạn hiểu biết rõ hơn cạnh tranh
cá nhân và kết quả học tập tại thành phố cần thơ. Định hướng cho các bạn biết cách tự
khẳng định mình theo những con đường tích cực hơn.


2


Để cạnh tranh cá nhân tốt hơn trong kết quả học tập bạn phải làm thế nào?
Những nhân tố như : Môi trường , trường học, ngành đào tạo và các yếu tố khác có
ảnh hưởng đến việc cạnh tranh cá nhân hay không ? và giúp các bạn xác định cách
ứng xử và lựa chọn đúng đắn trong quá trình cạnh tranh với nhau. Biết trân trọng kết
quả học tập của bản thân và đối thủ cạnh tranh, tôn trọng đối thủ và cạnh tranh công
bằng.

1.6 Bố cục nội dung nghiên cứu.
Chương 1: Tổng quan về đề tài.
Chương 2: Bối cảnh nghiên cứu
Chương 3: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Kết quả nghiên cứu
Chương 6: Kết luận – kiến nghị.
CHƢƠNG 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
Cần Thơ là một thành phố lớn, hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông
Cửu Long, đồng thời là một đô thị loại 1, thành phố trực thuộc Trung ương, nằm bên
hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ còn là trung
tâm kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long, là nơi có nhiều trung tâm công
nghiệp, thương mại- dịch vụ, khoa học- công nghệ, y tế, văn hóa và đặc biệt là lĩnh
vực giáo dục- đào tạo.
Tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2008. Thành phố Cần Thơ có 255 trường học ở các
cấp phổ thông. Tại các bậc đại học và cao đẳng, thành phố có nhiều trường đại học
hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như: Đại học Cần Thơ, Đại học Y Dược
Cần Thơ, Đại học Tây Đô, Đại học Nam Cần Thơ, Đại học Kiến trúc TPHCM (cơ sở
Cần Thơ), Đại học Kỹ thuật- Công nghệ Cần Thơ,... Riêng thành phố Cần Thơ hiện
có 6 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 1 học viện, 1 phân hiệu và 12 trường trung

cấp chuyên nghiệp với tổng só 76.677 sinh viên đại học, cao đẳng và trung cấp chính
quy, chiếm gần 50% số sinh viên của cả vùng. Hoc sinh, sinh viên là những chủ nhân
tương lai của đất nước. Con đường tiếp cận tri thức của nhân loại là cả một hành trình
không mệt mỏi, không có chỗ dừng. Để có thể thực sự trở thành những chủ nhân vững
vàng của đất nước tương lai, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập
nắm bắt một cách đầy đủ những kiến thức cơ bản để có thể tiến xa hơn trên con
đường khám phá tri thức nhân loại, trở thành lực lượng lao động tri thức, trở thành
những con người cốt cán của thời đại khoa học kĩ thuật.

3


Môi trường học tập là nơi để học sinh, sinh viên thõa sức sáng tạo, khám phá
hết năng lực của bản thân góp phần rèn luyện cho bản thân có được phẩm chất năng
động, nhanh nhẹn để vươn xa hết mình cho đất nước, cho xã hội. Để sống trong một
thời buổi hiên đại như ngày hôm nay thì yếu tố quan trọng cần có của sinh viên ngoài
tính cách cần cù và siêng năng học hỏi thì bên cạnh đó còn có yếu tố góp phần cho
mỗi người phấn đấu đó chính là khả năng cạnh tranh trong học tập. Cạnh tranh trong
học tập là những vấn đề vô cùng bình thường trong quá trình trau dồi kiến thức bởi nó
là một trong những động lực giúp mỗi cá nhân cố gắng phát triển. Và, tất nhiên phải
bắt đầu từ bây giờ, những gì cần thiết nhất để hoàn thành sứ mệnh của tương lai.
CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý thuyết
3.1.1. Cạnh tranh cá nhân
Cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các
nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa
vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác. Thuật ngữ cạnh tranh được sử
dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực kinh tế, thương mại, luật, chính
trị, sinh thái, thể thao. Cạnh tranh có thể là giữa hai hay nhiều lực lượng, hệ thống, cá
nhân, nhóm, loài, tùy theo nội dung mà thuật ngữ này được sử dụng. Cạnh tranh có

thể dẫn đến các kết quả khác nhau.
Cạnh tranh cá nhân là một khái niệm đóng vai trò quan trọng trong quan hệ xã
hội con người. Các nghiên cứu trong lĩnh vực cạnh tranh cá nhân cho rằng con người
sống trong xã hội tin rằng để thành công trong cuộc sống và để đạt được thành quả về
vật chất cũng như tiếng tăm, họ cần phải làm việc cật lực, nghĩa là họ có định hướng
cạnh tranh. Hay nói cách khác, cạnh tranh của các cá nhân là một quá trình xuất hiện
trong hầu hết các xã hội. Tuy nhiên có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về
cạnh tranh cá nhân và nó có thể có nghĩa tích cực hay tiêu cực (Kildea, 1983 – trích
dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr. 330-331). Một quan điểm cạnh tranh, được
gọi là cạnh tranh thắng thế nói lên đặc tính của một cá nhân mà người này có nhu cầu
là phải đạt được mục tiêu của mình bằng mọi giá trong cuộc sống. Quan điểm cạnh
tranh thắng thế mang nhiều hàm ý tiêu cực của cạnh tranh và đó là kết quả của môi
trường sinh sống quá đề cao tính cách cá nhân, thái độ cạnh tranh như vậy là có hại

4


cho xã hội. Những người có quan điểm cạnh tranh này luôn luôn tách biệt cái tôi của
mình với người khác trong xã hội.
Họ cho rằng thành công của họ tách biệt với thành công của người khác trong
xã hội. Hay nói cách khác, những người có thái độ cạnh tranh thắng thế luôn theo
đuổi quan điểm "kẻ thắng, người thua" (Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr. 330- 331).
Một quan điểm khác về cạnh tranh cá nhân, đó là cạnh tranh phát triển. Cạnh
tranh phát triển dùng dể chỉ cho những người mà theo họ, cạnh tranh là để tự phát
triển khả năng của mình. Cạnh tranh phát triển đem lại nhiều lợi ích cho cá nhân và xã
hội. Khác với những người có quan diểm cạnh tranh thắng thế, những người có thái
độ cạnh tranh phát triển có xu hướng là cá nhân họ không thể tách rời khỏi những
người khác. Hay nói cách khác, thành công của họ không thể tách biệt với 26 thành
công của người khác trong xã hội. Họ luôn luôn gắn liền với xã hội, thường quan tâm
ñến những cảm xúc và quyền lợi của những người khác và có xu hướng hợp tác và đối

xử với người khác trên tinh thần bình đẳng.
Cạnh tranh cá nhân trong quan hệ giữa các sinh viên với nhau trong trường đại
học thường mang tính chất cạnh tranh phát triển. Các sinh viên vừa cạnh tranh và vừa
hợp tác với nhau để có thể đạt được thành quả cao nhất trong học tập. Sinh viên có
mức độ cạnh tranh trong học tập cao họ thường sử dụng cạnh tranh như là đòn bẩy để
tự phát triển khả năng của mình. Những sinh viên này quan niệm là cá nhân họ không
thể tách rời khỏi những sinh viên khác trong lớp, họ luôn hợp tác với các thành viên
khác trong lớp. Như vậy cạnh tranh trong học tập làm việc học mang lại hiệu quả cao
(Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr. 330-331).
Cạnh tranh học tập ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoc tập của sinh viên
3.1.2. Kết quả học tập
Kết quả học tập là kiến thức và kỹ năng thu nhận của sinh viên, nó là mục
tiêu quan trọng nhất của các trường đại học cũng như của sinh viên . Các trường đại
học cố gắng trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng họ cần. Sinh viên vào
trường đại học cũng kỳ vọng họ sẽ thu nhận những kiến thức cần thiết để phục vụ quá
trình làm việc và phát triển sự nghiệp của họ.

5


Có những quan điểm và cách thức đo lường Kết quả học tập của sinh viên
trong học tập tại các trường đại học. Kết quả học tập có thể được đo lường thông qua
điểm của môn học (Hamer, 2000 - trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr.
325).
Kết quả học tập cũng có thể do sinh viên tự đánh giá về quá trình học tập và
kết quả tìm kiếm việc làm (Clarke & ctg, 2001 - trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & ctg,
2009, tr. 325). Trong nghiên cứu này, kết quả học tập của sinh viên được định nghĩa
là những đánh giá tổng quát của chính sinh viên về kiến thức và kỹ năng họ thu nhận
được trong quá trình học tập các môn học cụ thể tại trường (Young & ctg, 2003 - trích
dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr. 325).


6


3.2. Mô hình nghiên cứu

Được
tôn vinh
Thấy
ganh tỵ

Cạnh tranh
thắng thế

Hơn thua

Định hướng
cạnh tranh

Muốn
chiến thắng

Cạnh tranh
phát triển
Cảm nhận
của bản thân

Khám
phá


Phát
triển

Học
hỏi

Gần
gũi

Kết quả đạt
được

7

Hiệu
quả

Đóng
góp


Diễn giải mô hình:
 Định hướng cạnh tranh:
Cạnh tranh thắng thế: ở hướng cạnh tranh này các bạn sinh viên luôn đặt các
mối quan hệ của mình trong bối cảnh cạnh tranh. Họ muốn nhận được sự tôn vinh của
người khác và đó cũng chính là lí do quan trọng nhất để họ tham gia cạnh tranh. Các
bạn luôn cảm thấy ranh tị khi đối thủ hoặc những người xung quanh nhận được giải
thưởng hay những điều tốt đẹp hơn mình. Từ đó tính hơn thua xuất hiện trong suy
nghĩ của họ, họ có thể làm bất cứ điều gì để đạt được kết quả tốt hơn người khác. Tính
hơn thua càng cao thì họ càng muốn chiến thắng đối thủ của mình.

Theo Horney (1937), cạnh tranh là cạnh tranh thắng thế, nói lên đặc tính của
một cá nhân mà người này có một nhu cầu là phải đạt được mục tiêu của mình (thắng
thế) bằng mọi giá trong cuôc sống. Quan điểm cạnh tranh của Horney mang nhiều
hàm ý tiêu cực của cạnh tranh và đó là kết quả của môi trường sinh sống quá đề cao
tính cách cá nhân.
Cạnh tranh phát triển: so với cạnh tranh thắng thế thì ở hướng cạnh tranh này
có phần tích cực hơn vì đa số các bạn sinh viên thích tham gia vào các cuộc cạnh
tranh để có cơ hội khám phá khả năng của bản thân, từ đó giúp họ phát triển được
những điểm mạnh cũng như rèn luyện và trao dồi thêm để khắc phục các điểm yếu
của mình. Môi trường cạnh tranh giúp các bạn học hỏi từ chính mình và người khác,
có sự trải nghiệm thực tế để đúc kết kinh nghiệm cho bản thân. Cạnh tranh tạo sự gần
gũi với đối thủ trong cộng đồng. Thông qua cạnh tranh các bạn sẽ thấy mình làm việc
hiệu quả hơn, từ đó cảm thấy được mình có đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Theo lý thuyết của Ryckman and Hamel (1992); Ross (2013) và Ryckman
(1997) thì cạnh tranh phát triển dùng để chỉ những người mà theo họ, cạnh tranh là để
tự phát triển khả năng của mình. Cạnh tranh phát triển đem lại nhiều lợi ích cho cá
nhân và xã hội (Sampson, 1977). Khác với những người có quan điểm cạnh tranh
thắng thế, những người có thái độ cạnh tranh phát triển có xu hướng là cá nhân của họ
không thể tách rời khỏi những người khác, thành công của họ không thể tách biệt với
thành công của những người khác trong xã hội. Lý thuyết của Ryckman (1977),
những người có xu hướng cạnh tranh phát triển thường quan tâm đến những cảm xúc,
quyền lợi của người khác, họ có xu hướng hợp tác và đối xử với người khác trên tinh
thần bình đẳng. Ngược lại những người theo xu hướng cạnh tranh thắng thế thì không
có quan điểm như vậy.Theo Sampson (1977), những người có quan điểm cạnh tranh
thắng thế luôn đặt trọng tâm vào giá trị cá nhân của chính mình và luôn luôn phân biệt
mình với những người khác. Theo Ross (2003) và Ryckman (1997), để thành công
trong một xã hội, mọi người đều phải cạnh trang để tạo dựng vị trí của mình trong xã
hội đó, từ đó hình thành hai nhóm người theo hai quan điểm cạnh tranh khác nhau (
cạnh tranh thắng thế và cạnh tranh phát triển). Hai quan điểm cạnh tranh là hai thành
phần của định hướng thành công của mỗi cá nhân trong xã hội, luôn tồn tại song hành

và đan xen nhau trong mỗi cá nhân.

8


 Cảm nhận về giá trị kết quả học tập
- Động cơ học tập của sinh viên: Khái niệm động cơ dùng để giải thích vì sao con
người hành động, duy trì hành động của họ và giúp họ hoàn thành công (Pintrich,
2003 – trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr. 325-326). Động cơ giúp thiết
lập và làm gia tăng chất lượng của quá trình nhận thức và điều này làm dẫn đến thành
công. Có nhiều mô hình về động cơ, tuy nhiên ba yếu tố sau đây hiện diện trong hầu
hết các mô hình về động cơ. Yếu tố thứ nhất là giả thuyết phụ, dùng để biểu thị niềm
tin về khả năng hay kỹ năng ñể hoàn thành công việc của con người. Yếu tố thứ hai là
giá trị, dùng để biểu hiện niềm tin về tầm quan trọng, sự thích thú và lợi ích của công
việc. Yếu tố thứ ba là cảm xúc, dùng để thể hiện cảm xúc của con người thông qua
phản ứng mang tính cảm xúc về công việc (Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr.325326).
Trong giáo dục, sự khác biệt về khả năng cũng như động cơ học tập của sinh
viên ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và giảng dạy đã được nhiều nhà nghiên cứu tập
trung trong nhiều năm. Động cơ học tập của sinh viên (gọi tắt là động cơ học tập)
được định nghĩa là lòng ham muốn tham dự và học tập những nội dung của môn học
hay chương trình học. Việc xây dựng và đo lường khái niệm động cơ học tập thường
dựa vào phương pháp tự đánh giá hiệu quả.
Trong khi khả năng học tập phản ánh năng lực của sinh viên trong học tập,
động cơ học tập là quá trình quyết định của sinh viên về định hướng, mức độ tập trung
và nổ lực của sinh viên trong quá trình học tập. Kết quả học tập của sinh viên sẽ gia
tăng khi động cơ học tập của họ cao vì mức độ cam kết vào việc tích lũy kiến thức và
ứng dụng những chiến lược học tập có hiệu quả (Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr.
325-326). Vì vậy, động cơ học tập ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh
viên
Những trở ngại về tâm lý, ví dụ như căng thẳng (stress), có thể ảnh hưởng ñến

hiệu quả làm việc và học tập của con người. Để khắc phục những trở ngại về tâm lý
này, con người cần có tính kiên ñịnh cao trong cuộc sống. Tính kiên định là một khái
niệm tiềm ẩn thể hiện thái độ của con người thông qua sự cam kết, kiểm soát và thử
thách trong cuộc sống (Britt & ctg, 2001 – trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ, 2010, tr.
11-12). Cam kết thể hiện qua việc dồn hết tâm trí và sức lực khi tham gia một công
việc hay ñối phó với một vấn đề nào đó. Kiểm soát nói lên xu hướng chịu đựng và
hành động tích cực của một cá nhân khi đương đầu với những bất trắc xảy ra. Thử
thách biểu thị niềm tin về sự thay đổi trong cuộc sống. Thay đổi là động lực hấp dẫn,
không phải là mối đe dọa cho sự phát triển (Nguyễn Đình Thọ,2010,tr.11-12).

9


Nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục cho thấy việc tham gia học tập tại các
trường đại học là một trong những công việc gây nhiều căng thẳng nhất. Trong quá
trình học tập, sinh viên không những tập trung vào việc học, ví dụ như hoàn thành
bài học, bài tập, dự án, thi cử, vv., mà phải quan tâm đến nhiều vấn đề cá nhân khác
như tài chính, làm thêm ngoài giờ, hoạt động xã hội, vv.Vì vậy, tính kiên định trong
học tập đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên. Kiên định học
tập thể hiện qua sinh viên dành hết tâm trí và sức lực (cam kết), chịu đựng và hành
động tích cực (kiểm soát) và đón nhận thay đổi (thử thách) trong quá trình học tập và
sinh hoạt của mình tại trường đại học (Nguyễn Đình Thọ, 2010, tr.11-12).
Tính kiên định giúp cho con người nâng cao được hiệu quả công việc và sức
khỏe khi thi đấu với những căng thẳng trong công việc. Tính kiên định cũng giúp con
người biến đổi những căng thẳng trong cuộc sống, giúp chuyển đổi những vấn đề tạo
nên căng thẳng thành những vấn đề thông thường cần giải quyết thoặc biến chúng
thành cơ hội cho sự phát triển. Tóm lại tính kiên định giúp con người chuyển đổi
những vấn đề căng thẳng thành những vấn đề bình thường hay những cơ hội, giúp làm
tăng hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống (Nguyễn Đình Thọ 2010, tr.11-12).
Tương tự như trong cuộc sống, trong thời gian theo học đại học, sinh viên

thường gặp nhiều căng thẳng trong quá trình học tập. Với những sinh viên có tính
kiên định cao trong học tập, họ có khả năng kiểm soát căng thẳng trong quá trình học
tập của họ. Khả năng này giúp họ biến đổi những căng thẳng trong học tập thành
những thú vị của cuộc sống trong quá trình học tập. Khi sinh viên vượt qua được
những áp lực trong việc học thông qua việc giải quyết những bài học, bài tập, dự án
và bài thi trên lớp.Vì vậy, kiên định học tập cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học
tập của sinh viên
 Kết quả đạt đƣợc:
Để đạt được kết quả như mong đợi thì cần phải có phương pháp học tập
Phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (đại học
Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm 1, cách
học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết
tắt ghép thành POWER: Prepare, Organize, Work, Evaluate, Rethink (Lập kế hoạch
học tập, tổ chức học tập, hoạt động học tập, đánh giá học tập, suy nghĩ lại) và cũng
theo ThS. Trần Lan Anh (2009), phương pháp học tập ñược biểu hiện ở các khía cạnh
như sau:
Lập kế hoạch học tập: Là một việc làm quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu suất và chất
lượng học tập. Việc lập kế hoạch học tập bao gồm việc tìm hiểu mục tiêu của môn

10


học trước khi môn học bắt đầu; chọn phương pháp học phù hợp với từng môn học;
chuẩn bị bài trước khi đến lớp; sưu tầm sách và các tài liệu cần thiết.
+Lập thời gian biểu cho việc học tập: Học ở đại học khác với cách học ở phổ
thông, sinh viên phải tự đặt kế hoạch học tập cho chính bản thân mình và tự giác thực
hiện nghiêm túc kế hoạch đó. Nếu sinh viên thường xuyên lập thời gian biểu cho việc
học tập mộ tcách khoa học thì hoạt động học sẽ đạt hiệu suất cao và đem lại sự thỏa
mãn về tinh thần.
Rất nhiều sinh viên khi bước chân vào trường đại học có tư tưởng "xả hơi" và

cho rằng mình còn nhiều thời gian để học. Họ có quan điểm "không học lúc này sẽ
học lúc khác, đến kỳ thi học cũng không muộn". Trước khi thi, mới bắt đầu học vội
vàng, gấp rút sẽ khiến cho người học cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Với cách học
như vậy sẽ không đủ thời gian và dẫn đến hậu quả "hiểu không sâu, nhớ không kỹ",
"học trước quên sau". Kiểu học nhồi nhét đó còn gây ra tình trạng "ức chế tự vệ" làm
nảy sinh chán ghét học tập.
+Tìm hiểu về mục tiêu môn học trước khi môn học bắt đầu
Việc tìm hiểu về mục tiêu môn học trước khi môn học bắt đầu có nghĩa là
sinh viên xem xét kết quả mà môn học có thể mang lại, giúp sinh viên chủ động hơn
trong việc học như chuẩn bị tài liệu,.. để giúp họ sẵn sàng tâm thế về lĩnh vực cần học.
+ Tìm ra phương pháp học tập phù hợp với từng môn học
Hành vi "Tìm ra phương pháp học tập phù hợp với từng môn học" thể hiện việc sinh
viên linh hoạt trong việc học tập từng môn học cụ thể. Mỗi môn học có những yêu cầu
và mục tiêu khác nhau. Sẽ là thiếu khoa học và không hiệu quả nếu sinh viên chỉ biết
sử dụng một phương pháp duy nhất áp dụng cho tất cả các môn học. Phương pháp học
tập không phù hợp sẽ làm cho sinh viên khó lĩnh hội được nội dung và mục tiêu của
môn học.
+ Tìm đọc tất cả những tài liệu do giáo viên hướng dẫn: Nhằm giúp sinh viên
nắm vững nội dung môn học. Sách mà giáo viên yêu cầu đọc
được coi như điều kiện bắt buộc để đảm bảo tính hệ thống và sâu sắc của môn học.
+ Chủ động tìm đọc thêm tài liệu tham khảo: sinh viên không thể lĩnh hội tri
thức một cách khoa học, hệ thống, sâu sắc và vững chắc bằng một biện pháp nào khác
ngoài việc nghiên cứu sách. Việc tìm đọc thêm
tài liệu tham khảo giúp chúng ta bổ sung thêm luận cứ, thí dụ minh họa cho luận điểm
mà ta đã biết đồng thời phát hiện những quan điểm mới đối với vấn đề đang nghiên
cứu.
+ Chuẩn bị bài trước khi ñến lớp: Bao gồm việc ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài
mới. Sinh viên chuẩn bị bài mới bằng tài liệu tham khảo và chủ động tự đặt trước các

11



câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được học trên lớp sẽ giúp cho sinh viên dễ dàng
nắm bắt trọng tâm và nhanh chóng đi sâu vào nội dung bài giảng mới ñồng thời giúp
sinh viên sắp xếp lại nội dung bài giảng một cách hệ thống. Nếu sinh viên tích cực
chuẩn bị bài trước khi đến lớp thì họ cũng sẽ tích cực ghi chép bài theo cách hiểu của
mình và hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài trong giờ học
Sinh viên sử dụng thao tác tư duy (Hoạt động tự học)
Tư duy là một quá trình sinh lý tạo ra những khái niệm, nghĩa là sự phản ánh
gắn liền với ngôn ngữ đã được khái quát hóa về các mối liên hệ khách quan. Theo HeBớc Smit-Man, chúng ta hoàn toàn có thể luyện tập để cải thiện tốc độ tư duy bằng
cách tập thói quen thường xuyên tóm tắt nhanh nội dung chủ yếu của vấn đề hoặc
hiện tượng nào đó và đừng nên dừng lại quá lâu khi phát triển một ý nghĩ về vấn đề
mà ta nhận thức là đúng rồi, ghi chép nhanh theo cách hiểu của mình. Đối với học tập,
thao tác tư duy được thể hiện ở những hành vi ghi chép bài theo cách hiểu của mình.
-

Gạch dưới những từ, những câu quan trọng trong tài liệu
học để xác định nội dung quan trọng cần tìm hiểu và nắm vững trong khi tự học và so
sánh với những vấn đề đã học với kinh nghiệm bản thân.
Thao tác tư duy thể hiện ở các khía cạnh sau:
+ Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình: Ghi chép theo cách hiểu của mình
nghĩa là sinh viên phải biết sắp xếp và cấu trúc mới lại những thông tin nhận được thì
mới có khả năng hiểu sâu, nhớ lâu. Ở trên
lớp, khi nghe giảng, sinh viên cần tạo thói quen ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu
của mình. Điều này làm cho sinh viên phải tập trung chú ý đến nội dung bài giảng mà
còn thể hiện tính chủ động và biết cách tư duy.
+ Tóm tắt và tìm ra ý chính khi đọc tài liệu: Trong quá trình lĩnh hội một hệ
thống tri thức nào đó,con người tạo ra một nếp suy nghĩ logic và có được những kỹ
năng trí tuệ. Những kỹ năng này ngày càng được hoàn thiện hơn và trở thành một tiền
đề bên trong cần thiết cho việc tiếp thu một hệ thống tri thức khác ở trình ñộ cao hơn.

Sinh viên phải biết phân tích, tổng hợp nhằm khám phá ra nội dung cơ bản và ñặc
ñiểm bản chất của đối tượng. Sinh viên phải biết tóm tắt và tìm ra ý chính khi đọc tài
liệu bằng cách "gạch dưới từ, những ý, những câu quan trọng". Cách làm này sẽ giúp
sinh viên dễ dàng hệ thống hóa kiến thức và làm cho kiến thức dễ nhớ.
+ Vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các bài tập, thực hành: sinh viên chỉ có
thể thực sự lĩnh hội tri thức khi sinh viên có thể phân tích, khái quát tài liệu và rút ra
những kết luận cần thiết, chuyển nhận thức từ hiện tượng sang bản chất. Tri thức và tư
duy gắn bó như sản phẩm đi đôi với quá trình, tri thức được bộc lộ và phát triển trong
tư duy. Dựa vào cái đã biết và nhờ tư duy sinh viên phán đoán ra tri thức mới mà biểu
hiện rõ nhất qua hành ñộng so sánh vấn đề đã học với kinh nghiệm bản thân để tìm ra

12


cái mới, tìm hiểu ý nghĩa của môn học với cuộc sống hàng ngày, tìm ví dụ minh họa
hay rèn luyện các bài tập, thực hành để làm rõ nội dung môn học.
Hoạt động học tƣơng tác:
Sự tương tác giữa thầy và trò và giữa sinh viên với nhau là đều kiện cần thiết để học
sâu. Bằng những tương tác có tổ chức, sinh viên sẽ học được cách tự phát biểu, cách
lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác, đồng thời vẫn thể hiện ñược quan điểm
riêng của mình. Chúng ta nghiên cứu những hành vi cụ thể sau:
+ Phát biểu xây dựng bài: sinh viên hăng hái phát biểu xây dựng bài trong giờ
học thể hiện sự say mê, thiết tha và chủ động tham gia vào quá trình khám phá tri
thức.
+ Thảo luận, học nhóm: Kiến thức không chỉ thu nhận từ giảng viên mà còn từ
bạn học.Vì vậy thảo luận và học nhóm giúp sinh viên có thêm kiến thức và kỹ năng
mà họ sẵn có.
+ Tranh luận với giảng viên: sinh viên cần yêu cầu giảng viên giải thích những
điều mình chưa hiểu cặn kẽ và tranh luận với giảng viên khi có quan điểm khác với
quan đểm giảng viên đưa ra.

+ Tham gia nghiên cứu khoa học: Hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong
những hoạt động đào tạo của nhà trường. Nó bắt nguồn từ việc: sinh viên tìm đọc tài
liệu, các công trình nghiên cứu, đề án môn học, luận văn tốt nghiệp haycác đề tài
nghiên cứu độc lập.
Tự đánh giá kết quả học tập một cách trung thực
Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên có nhiều cách, ngoài hệ thống đánh
giá của nhà trường, sinh viên còn phải tự đánh giá chính bản thân dựa trên các sản
phẩm tạo ra trong quá trình học tập (bài tập, thực hành, nghiên cứu khoa học,…) theo
mục đích của bài học/mônhọc. Đánh giá một cách trung thực, sinh viên mới biết kiến
thức và kỹ năng nào mình đang thiếu, cần trang bị, rèn luyện những gì để đạt được
mục tiêu của bài học/môn học.
-

Khi nghiên cứu về kĩ năng học đại học. Nguyễn Thanh Long, Lý Thị Minh
Châu và Nguyễn Khánh Trung (2008) chỉ ra phương pháp học tập hiệu quả cho một
môn học là một quá trình hoạt động diễn ra trước buổi học, trong buổi học và sau buổi
học. Trước buổi học, sinh viên phải xem đề cương, tài liệu học tập, suy nghĩ về chủ ñề
của bài giảng sắp tới. Trong buổi học luôn đặt câu hỏi và ghi chú những điểm quan
trọng và mối quan hệ giữa chúng trong khi lắng nghe bài giảng. Sau buổi học,
hoàn chỉnh việc ghi chép bài giảng và tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra. Ngoài ra
các tác giả cũng cho rằng phương pháp học tập tốt, là phương pháp học tự lực, sáng
tạo và tích cực. Khi biết phương pháp học sẽ giúp cho người học tiết kiệm được thời

13


gian, hiểu bài tốt hơn, tìm thấy sự đam mê, niềm vui trong học tập điều đó chắc chắn
người học sẽ có điểm số tốt trong học tập.
CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu sơ bộ
- Phương pháp sử dụng:
+ Thu thập dữ liệu định lượng (tương ứng thang đo quãng, tỷ lệ) để lượng hóa nghiên
cứu.
+ Các loại dữ liệu định tính (tương ứng thang đo định danh) để phân tích khác biệt,
phân tích tương quan và góp phần đa dạng phân tích mô tả cho dữ liệu.
- Dữ liệu:
– Số liệu sơ cấp: là những số liệu gốc thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp sinh
viên ở thành phố Cần Thơ. Sinh viên được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên và
thuận tiện cho người phỏng vấn
+ Nguồn cung cấp: từ các bạn sinh viên ở khu vực thành phố Cần Thơ
+ Cách thức thu thập: phỏng vấn kèm theo bảng câu hỏi

4.2 THANG ĐO
Thang đo sử dụng:
+ Thang đo định danh
+ Thang đo quãng: Likert
+ Thang đo tỉ lệ
- Loại câu hỏi: lựa chọn và câu hỏi mở
4.3 ĐỐI TƢỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thời gian: Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2016
- Không gian: Trường ĐH Cần Thơ, ĐH Tây Đô, ĐH Y Dược Cần Thơ, CĐ Cần Thơ,
CĐ Kinh tế Kỹ thuật
- Đối tượng: Sinh viên

14


4.4 PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU
- Cỡ mẫu: 200

- Thu về: 161
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên, không theo xác suất.
4.5 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Phương pháp điều chỉnh thang đo được thực hiện thông qua phương pháp phân
tích định lượng. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được kiểm định bằng phương pháp
hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố
khẳng định CFA và phân tích SEM theo phương pháp ước lượng thông qua phần
mềm AMOS. Phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan, kiểm định trung bình,
phân tích EFA, hồi quy thông qua phần mềm SPSS.

4.6 QUY TRÌNH – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Tuần thứ

Công việc
I

Đề cƣơng nghiên 1
cứu

2

3

4

Xác lập vấn đề
nghiên cứu
Dàn bài thảo luận
Thiết kế bảng câu
hỏi

II

Nghiên
chính thức

cứu

Phát hành bảng
câu hỏi
Thu thập hối đáp

15

5

6

7

8

9

10

11


Xử lý thu thập dữ
liệu

III

Viết báo cáo
Trình bày kết quả
Hiệu chỉnh, hoàn
thiện

16


CHƢƠNG 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU/NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
Chương này qua việc sử dụng các phương pháp phân tích để đưa ra những
nhận định về các yếu tố ảnh hương đên mức độ cạnh tranh cá nhân của từng đáp viên,
thông qua kết quả đưa ra lý do và đề xuất các giải pháp với từng yếu tố.
5.1. Thống kê mô tả
5.1.1Thống kê về giới tính của đáp viên

Giới tính của đáp viên: Theo khảo sát dựa trên bảng câu hỏi thu thập được
với 150 đối tượng có 70 đối tượng Nam chiếm tỷ lệ 46,7% và có 80 đối tượng Nữ
chiếm tỷ lệ 53,3%. Số lượng mẩu giới tính Nữ chiếm nhiếu hơn số lượng mẫu thuộc
nhóm Nam. Theo xu hướng thì Nữ đến trường nhiều hơn nên việc thu thập dữ liệu ở
nhóm thuộc đối tượng Nữ sẻ dể dàng hơn, đồng thời thời gian thu thập ở trường vào
những giờ giải lao là chủ yếu, thời gian này thì các bạn nữ thường ở trong lớp nhiều
hơn nam. Đặc biệt là các bạn Nữ thường xuyên năng, xem trọng về học tập và cạnh
tranh cao hơn trong việc học tập,điều đó góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu.
Do đó, sự chênh lệch về giới tính của sinh viên được khảo sát, cũng không ảnh hưởng
nhiều trong việc đánh giá chất lượng .

17



5.1.2 Thống kê về ngành học của đáp viên

Ngành học của đáp viên: Qua nghiên cứu 150 đáp viên thuộc 31 ngành học
khách nhau tại các trường đại học trong phạm vi nghiên cứu, chúng ta có thể thấy
được ngành học Quản lý tài nguyên môi trường chiếm tỷ lệ cao nhất với 32 đáp viên
chiếm 21,3%. Tiếp theo đó là ngành Quản trị kinh doanh với 21 đáp viên chiếm 14%
và ngành Y đa khoa củng là 21 đáp viên chiếm 14%. Vì đây là những ngành có số
lượng sinh viên theo học nhiều nhất nên việc thu thập củng khá dể,và bên cạnh đó các
ngành này thuộc nhóm có tỷ lệ mức độ cạnh tranh cá nhân cao nhất sau khi thu thập
được dử liệu từ các đáp viên.Ngành có tỷ lệ đáp viên theo học thấp nhất thuộc các
ngành sau đây: Chính trị hoc, Công nghệ thực phẫm, Điện tử, Kinh tế học, Kỹ thuật
nông nghiệp, Lâm nghiệp, Phát triển nông nghiệp, Quản trị du lịch, Quản trị văn
phòng, Sư phạm lý,Sư phạm địa lý, Sư phạm sử ,Văn học. Sự chênh lệch về ngành
học của sinh viên được khảo sát, cũng không ảnh hưởng nhiều trong việc đánh giá
mức cạnh tranh cá nhân trong kết quả học tập nhiều.

18


5.1.3 Thống Kê về Trƣờng của đáp viên

Trƣờng học của đáp viên: Qua nghiên cứu 150 sinh viên gồm 5 trường
Đại học/Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần thơ.Chúng ta có thể thấy được qua biểu
đồ tỷ lệ sinh viên trả lời phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi đa số học trường Đại học
Cần thơ với tỷ lệ 79 sinh viên chiếm 52,7% đều này cho ta thấy được mức độ cạnh
tranh cá nhân tại trường Đại học Cần thơ khá cao, do trường là trường lớn nhất tại
đồng bằng sông cửu long nên sinh viên theo học thuộc nhóm sinh viên khá ,giỏi đều
này đồng nghĩa cạnh tranh cao và khóc liệt hơn so với các trường còn lại. Tiếp theo là
trường Đại học Y dược Cần thơ có 27 đáp viên chiếm 18% và trường Đại học Tây Đô

có 21 đáp viên chiếm 14 %. Trường cao đẳng Kinh Tế kĩ thuật là trường có số đáp
viên thấp nhất 8 đáp viên chiếm 5,3% ,có lẻ do hiện nay chạy theo đào tạo hệ đại học
khá là dể nên đa số sinh viên đều chọn cho mình trường đại học dể theo học ,mặt khác
do trường này ở khá xa nên sinh viên theo học có lẻ ít hơn so với trường khác nên
việc thu thập dử liệu trên bảng câu hỏi còn hạn chế.

19


5.1.4 Thống kê về sự khó khăn trong học tập của sinh viên

Khó khăn trong học tập của sinh viên: Qua nghiên cứu 150 đáp viên
tại địa bàn sinh viên thành phố cần thơ thì có những đáp viên có khó khăn trong học
tập, và đều này ảnh hưởng đến chất lượng học tập và cạnh tranh cá nhân.Theo khảo
sát thì có 85 đáp viên chiếm 56,7% trả lời là không, tức là không có khó khăn nào ảnh
hưởng đến việc học tập và cạnh tranh, kế tiếp thì câu trả lời khó tiếp thu trong học tập
lại được 16 đáp viên trả lời, đều này có thể cho ta thấy được câu trả lời này ảnh hưởng
đến kết quả học tập của sinh viên chưa nói đến cạnh tranh cá nhân, hầu hết ở trình độ
đại học hay cao đẳng ngoài việc giảng dạy trên lớp thì sinh viên phải về tự học ở trên
các trang mạng hoặc tìm đọc tài liệu tham khảo, và củng do một phần lớp sinh viên
các bạn củng khá là nhiều sinh viên nên rất ồn có thể đều này ảnh hưởng đến tiếp thu
của các bạn, hiện nay các trường đại học hay cao đẳng đều áp dụng hình thức chứng
chỉ nên dạy nhanh kịp số tiết của nhà trường củng một phần nào đó ảnh hưởng
đến.Tiếp theo là số đáp viên trả lời thấp nhất là thời gian học quá nhiều và phụ thuộc
và người khác với 1 đáp viên chiếm 0,7% .

20



×