Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
I. LỜI MỞ ĐẦU
1. Cơ sở hình thành nghiên cứu.
Ngày nay, thống kê là một công cụ quản lý vĩ mô cực kỳ quan trọng trong việc
đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, các con số thống kê cũng
là những cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, chiến lược và các chính
sách đó. Thống kê học là một môn khoa học xã hội, đối với sinh viên các chuyên
ngành khối kinh tế, bộ môn Nguyên lý thống kê kinh tế đã trở thành môn học cơ sở
hỗ trợ cho sinh viên những kĩ năng cần thiết về nghiên cứu, khảo sát thị trường
cũng như nhiều lĩnh vực khác, giúp sinh viên tiếp cận nhiều hơn với thực tế và
những lĩnh vực cần thiết trong cuộc sống, đồng thời tạo ra cho xã hội lực lựơng
nghiên cứu thị trường, khảo sát các nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng và xã hội
để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Hiện nay ở nhiều trường đại học, vấn đề học và thi đối với các sinh viên đại
học, cao đẳng đang là một vấn đề gây ra nhiều tranh cãi đối với Bộ Giáo dục và
Đào tạo và các giảng viên bộ môn khi thái độ học tập và ôn thi của các sinh viên
vẫn là đối phó với điểm. Một thực tế quá rõ ràng đó là việc ôn thi tốt sẽ tạo nên một
nền tảng kiến thức vững chắc, giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc tiếp thu các
môn học sau thì một số sinh viên đã chưa thực sự tập trung cho việc ôn thi, có
những bạn thì đến lớp chỉ để ngủ hoặc nói chuyện, không lắng nghe bài giảng, bạn
thì vì mải tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc vì những lý do khác mà đến lớp
không đầy đủ nên không nắm được hệ thồng bài trên lớp, khiến cho quá trình ôn thi
gặp nhiều khó khăn, đồng thời không có sự phân bổ thời gian hợp lý và phương
pháp ôn thi chưa thích hợp nên kết quả học tập không cao.
Trước tình trạng này, chúng em đã thống nhất chọn đề tài nghiên cứu “Về quá
trình ôn thi và kết quả học tập của sinh viên Đại học Ngoại Thương" với mong
muốn tìm hiểu về việc ôn thi của chính các bạn sinh viên trường Đại học Ngoại
Thương và tìm ra giải pháp giúp các bạn sinh viên sẽ cải thiện tình trạng này, có
được một cái nhìn nghiêm túc hơn trong việc học tập và ôn thi. Sắp xếp cân đối lịch
ôn bài sau mỗi buổi học, lịch ôn thi cũng như tìm cho mình những phương pháp ôn
thi thực sự thích hợp để có được mùa ôn thi tới thật hiệu quả, một kỳ học qua đi
đầy niềm vui và ý nghĩa.
1
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song do khả năng cũng như những hiểu biết
của nhóm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng
em luôn mong chờ nhận được sự góp ý từ phía cô giáo và các bạn để có một bài
làm hoàn thiện hơn, phục vụ tốt hơn cho các bài nghiên cứu sau này.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Có được những kỹ năng cơ bản để thực hiện một bài nghiên cứu thống kê.
Đưa ra cái nhìn khách quan về và bài học kinh nghiệm cho các bạn sinh
viên về việc học tập và ôn thi hiệu quả.
3. Đối tượng, đơn vị và phạm vi khảo sát.
• Đối tượng khảo sát: Quá trình ôn thi cuối kỳ của sinh viên.
• Đơn vị khảo sát: Sinh viên K49 trường Đại học Ngoại thương.
• Phạm vi khảo sát: Khảo sát việc được thực hiện trong phạm vi trường Đại
học Ngoại thương.
• Thời gian khảo sát: Khảo sát này được thực hiện trong tháng 4 năm 2012.
4. Nội dung nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài, chúng em đã nghiên cứu dựa trên các nội dung đề cập
trong 150 phiếu điều tra, thông qua đó, thu thập thông tin, tổng hợp, xử lý và phân
tích số liệu để rút ra những đặc điểm chung của việc ôn thi cuối kỳ của sinh viên,
qua đó đưa ra kết luận về những tác động của quá trình này tới kết quả học tập.
5. Các phương pháp thống kê sử dụng để nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện bằng 5 phương pháp thống kê, đó là:
Thiết kế phiếu điều tra
Thu thập thông tin
Tổng hợp thông tin
Bảng thống kê, biểu đồ
Tham số phân tích thống kê
2
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
6. Tổng quan tình hình khảo sát (nêu các biến nghiên cứu)
Theo hiểu biết của chúng em thì hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu:“ Về
quá trình ôn thi và kết quả học tập của sinh viên Đại học Ngoại Thương”.
Đề tài của chúng em được thực hiện dựa trên việc thu thập thông tin qua phiếu
điều tra, phỏng vấn từng đối tượng và phát bảng câu hỏi có chọn lọc trước.
Tiểu luận sử dụng các loại thang đo: Định danh, tỷ lệ và thang đo khoảng.
Phần STT Biến Thang đo
I
1 Thời gian để ôn bài sau mỗi buổi học Tỷ lệ
2 Số giờ ôn bài mỗi ngày Tỷ lệ
3 Số ngày ôn thi Tỷ lệ
4 Số giờ ôn thi một ngày Tỷ lệ
5 Thời điểm ôn thi trong ngày Định danh
II 1 Cách thức ôn thi Thứ bậc
2 Hình thức học nhóm Thứ bậc
3 Tài liệu ngoài giáo trình Định danh
4 Nguồn tài liệu Định danh
3
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
5 Phương pháp ôn thi Định danh
6 Phân bổ thời gian Định danh
7 Học tủ Định danh
8 Ôn bao nhiêu môn cùng lúc Tỷ lệ
9 Địa điểm ôn thi Định danh
III
1 Điểm trung bình Tỷ lệ
2 Điểm tích luỹ Lệ
3 Việc nhớ kiến thức sau khi thi Thứ bậc
II. NỘI DUNG
Phần 1: Về thời gian ôn thi
1. Thời gian ôn bài sau mỗi buổi học
Qua việc điều tra thời gian ôn thi và điểm trung bình tín chỉ ta có đồ thị
mối quan hệ giữa điểm trung bình tín chỉ với thời gian ôn thi:
4
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
Với thời gian ôn thi trung bình của sinh viên:
x
=39,73333 (Giờ). Và điểm
trung bình tín chỉ tích lũy trung bình của sinh viên: = 3,1932.
Tiếp theo, ta sẽ phân tích ảnh hưởng của thời gian ôn thi đến kết quả học tập
theo mô hình hồi quy đơn dựa trên tiêu thức nguyên nhân là thời gian và tiêu thức
kết quả là điểm trung bình tín chỉ tích luỹ và sử dụng phương pháp OLS, có dạng
chung:
y = a + b*x
Với y là điểm trung bình tích luỹ, x là thời gian ôn thi
Từ số liệu điều tra ta có: = 711,6356
= 0.110482
Theo công thức tính
Từ đó
b= 0.0097
a= 2.8075
Phương trình hồi quy Điểm trung bình tích lũy theo Thời gian
ôn thi
y= 2.8075 + 0.0097x
Hệ số tương quan tuyến tính :
yx
yxxy
r
σσ
.
.−
=
=
y
x
br
σ
σ
.
=
= 0,77906
Phân tích kết quả thu được :
5
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
Hệ số tương quan tuyến tính r=0,77906 cho ta kết luận rằng thời gian ôn thi và
kết quả học tập có mối tương quan dương và tương đối chặt chẽ. Thời gian đầu tư
cho việc ôn thi nhiều hơn thì kết quả đạt được theo đó cũng sẽ tăng lên. Do đó lời
khuyên cho các sinh viên ngoại thương là đồng thời với việc cải thiện phương pháp
học lập, tài liệu học tập thì việc tăng cường đầu tư thời gian vào việc ôn thi phải
nên được chú trọng nhiều hơn.
2. Số ngày ôn thi.
Số ngày ôn thi Số sinh viên Tần suất (%)
0-7 46 30
7-14 63 42
14.30 34 23
30 7 5
Tổng 150 100
Đồ thị biểu diễn:
Kết quả điều tra, phân tích ở trên, cho ta thấy sinh viên ngoại thương thường
tập trung ôn tập vào 7-14 ngày trước khi thi với tỉ lệ là khoảng 42% , khoảng 23%
dành nhiều hơn 2 tuần để ôn thi và 5% sinh viên ôn thi trước hơn một tháng, điều
này chứng tỏ khối lượng thời gian mà sinh viên ngoại thương dành cho việc ôn thi
6
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
là tương đối nhiều trung bình là khoảng 10,12 ngày, tuy nhiên kết quả điều tra cũng
cho ta thấy một con số đáng báo động là 30% sinh viên chỉ dành chưa đến 1 tuần
cho việc ôn tập lại kiến thức trước khi thi, nguyên nhân một phần là do lười học và
một phần cũng có thể là do trong quá trình học trên lớp sinh viên đã tập trung nghe
giảng, hiểu bài kỹ nên thời gian họ dành cho việc ôn thi có thể là ít hơn.
3. Số giờ ôn bài mỗi ngày
Ta có thể thấy lượng sinh viên ôn lại bài sau mỗi buổi học là 64% và
số sinh viên không ôn lại bài là 36%, số sinh viên ôn lại bài sau mỗi buổi
học chiếm gần 2/3 số sinh viên được hỏi. Với môi trường trong các
trường đại học như hiện nay, nơi mà việc ôn bài không chịu bất cứ sự ép
buộc nào từ phía nhà trường, thấy cô, thì con số 64% sinh viên ngoại
thương vẫn ôn bài sau mỗi buổi học là con số đáng mừng. Đối chiếu với
kết quả đã phân tích ban đầu để thấy rằng trong quá trình học tập, sinh
viên ngoại thương đã chịu khó ôn bài, vì thế mà đến trước kì thi, thời
gian ôn thi của sinh viên ngoại thương không lớn cũng là điều dễ hiểu.
Hình thức học này vừa đem lại hiệu quả trong quá trình học và vừa giảm bớt áp lực
trong quá trình ôn thi nên việc phát huy nó là điều đáng khuyến khích.
Phân tích trong 64% sinh viên ôn bài sau mỗi buổi học thì nhóm chúng em
tiếp tục thu được bảng thống kê và đồ thị sau đây:
BẢNG SỐ LIỆU
Thời gian (Giờ) Số sinh viên Tần suất (%)
0-1 59 61
1-2 22 23
2-3 11 12
7
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
>3 4 4
Tổng 96 100
BIỂU ĐỒ
Thời gian ôn thi trung bình= 1.09
Thời gian bài trung bình sau mỗi buổi học là 1.09 giờ, một con số tương đối
thấp, việc ôn lại bài là rất cần thiết nhưng có đến 61% sinh viên bỏ ra không đến 1
tiếng để ôn lại bài là điều đáng buồn. Khoảng thời gian lý tưởng cho việc ôn lại bài,
tổng kết lại những gì đã học được trên lớp là từ 1 đến 2 giờ, tuy nhiên số lượng sinh
viên nằm trong nhóm này là không nhiều chỉ có 23%. Tiếp tục với 12% sinh viên
ôn bài từ 2 tiếng đến 3 tiếng và 4% sinh viên ôn thi từ 3 tiếng trờ lên, đây là những
sinh viên chú trọng rất nhiều đến việc học tập cũng như đến điểm số do đó kết quả
học tập cao là điều không phải bàn cãi, tuy nhiên do quá chú trọng vào việc học nên
họ chưa hoặc ít quan tâm đến các chương trình ngoại khóa khác, đây chình là một
trong số những nguyên nhân cho việc khá nhiều sinh viên ngoại thương tốt nghiệp
với bằng giỏi, xuất sắc, nhưng lại thiếu những kỹ năng thực tế.
Số giờ ôn thi một ngày
Số giờ ôn thi
(h)
Trị số giữa
(xi)
Số sinh viên Nhân trị số giữa với
quyền số xi*fi
Phần trăm
0h-3h 1,5 44 66 29
3h-6h 4,5 71 319.5 47
6h-9h 7,5 26 195 17
8
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
9h-12h 10,5 9 94.5 6
Tổng 150 675 100
Trung bình :
Mốt sẽ nằm ở tổ thứ 2 vì mật độ phân bố lớn nhất. Vậy mốt đươc tính bằng :
M
0
=
4,125
Trung vị sẽ nằm ở tổ thứ 2. Trung vị được tính gần bằng với công thức:
Me = =
Và đây là biểu đồ thể hiện số giờ ôn thi trong một ngày của sinh viên:
9
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
Qua biểu đồ trên cho thấy gần một nửa số sinh viên ĐH Ngoại Thương HN –
47%, đã có sự cân đối thời gian giữa học tập và hoạt động ngoài giờ học, bằng cách
lựa chọn số lượng giờ ôn thi trong một ngày ở mức tương đối vừa phải.
Tuy nhiên, số lượng sinh viên có lượng thời gian ôn thi trong 1 ngày tương đối
ít, từ 0 đến 3 giờ, đang chiếm một tỷ lệ khá cao như vậy là một điều không tốt, cho
thấy gần 30% số sinh viên đang lơ là nhiệm vụ chính của mình là học tập, nghiên
cứu, và dành đại đa số thời gian cho các việc cá nhân khác, hoặc là họ đang lãng
phí thời gian của chính mình.
Với 17% số sinh viên đầu tư lượng thời gian tương đối nhiều cho việc ôn thi là
con số chấp nhận được, ta hoàn toàn có thể nhận định rằng số sinh viên này có
động lực và mục tiêu phấn đấu khá rõ ràng, đồng thời họ cũng không quên giành
thời gian để tham gia các hoạt động khác để thư thái sau thời gian ôn thi căng
thẳng.
Cuối cùng, đáng chú ý nhất là nhóm sinh viên có lượng thời gian ôn thi trong
một ngày là lớn nhất 9 đến 12 giờ, tương đương với nửa ngày, số sinh viên này rất
đáng được biểu dương và khích lệ vì học tập, nghiên cứu với họ là đam mê, là sở
thích. Và chắc chắn rằng, kết quả học tập của họ sẽ rất tốt, tuy nhiên, nếu có một
vài bạn đạt kết quả chưa cao thì thực sự nên có sự điều chỉnh lại, không nên quá gò
ép mà nên tìm cho mình một phương pháp làm việc có hiệu quả và tương xứng với
lượng thời gian đã bỏ ra.
4. Thời điểm ôn thi trong ngày
10
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
Thời điểm học bài trong
ngày
Số sinh viên Phần trăm
Sáng 11 7
Chiều 12 8
Tối 37 25
Đêm 25 17
Nhiều hơn 2 buổi 65 43
Tổng 150 100
Từ bảng số liệu trên, ta có biểu đồ minh họa thời điểm ôn thi trong ngày của
sinh viên như sau:
11
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
Kết hợp bảng số liệu và biểu đồ đã nêu trên, có thể nhận định một cách tương
đối rằng số lượng sinh viên trong 5 nhóm thời điểm ôn thi là tăng dần đều từ
sáng, đêm và cho tới “học nhiều hơn 2 buổi”.
Việc ôn thi thường rất căng thẳng và đòi hỏi sự kiên trì rất cao nên hiếm có
sinh viên nào có thể ngồi ôn bài liền một mạch trong 1 thời điểm nhất định nào
trong ngày; hơn thế nữa, để nhớ được nhiều thì nhất định cần phải có quá trình và
sự lặp lại thường xuyên, đều đặn; thêm vào đó là những yếu tố khách quan ít nhiều
cũng có tác động tới quá trình ôn thi của các sinh viên; chính vì vậy, tỷ lệ cao 43%
số sinh viên học ôn trên 2 buổi/ngày là con số hợp lý, có xu hướng ổn định cao, và
đây cũng là cách chọn thời điểm ôn thi đúng đắn và hiệu quả nhất.
Lượng sinh viên chọn ôn thi vào tối 25%, và vào đêm 17% là một tỷ lệ khá
cao, vì trong thực tế 2 thời điểm này rất yên tĩnh chính nhờ đó mà họ có được sự
tập trung cao độ vô cùng quý giá cho việc ôn tập và ghi nhớ. Tuy nhiên, cũng nên
phân bổ thời gian cho hợp lý để đảm bảo giấc ngủ và sức khỏe cho cả kỳ thi dài với
nhiều môn thi gần nhau.
Và tất nhiên, đối lập lại là thời điểm sáng và chiều, chính sự hấp dẫn của cuộc
sống thường nhật và những công việc, hoạt động khác đã chiếm lấy tâm trí và thời
gian của sinh viên, khiến họ không hứng thú, hoặc đơn giản là không có thời gian
cho việc ôn thi nữa. Từ đó, có thể nhận định rằng tỷ lệ 8% và 7% ứng với hai thời
điểm trên là có cơ sở thực tế và tính ổn định cũng là tương đối cao. Tuy nhiên, nên
tăng tỷ lệ ôn thi vào buổi sáng cao hơn nữa, vì thức dạy sớm rất có lợi cho sức khỏe
và là một thói quen tốt, nhất là thời điểm đó chúng ta có khả năng tiếp thu rất cao,
đồng nghĩa với hiệu quả ôn thi và khả năng ghi nhớ sẽ được cải thiện đáng kể.
Phần 2: Về phương pháp ôn thi
1. Cách thức ôn thi
BẢNG SỐ LIỆU
Cách ôn thi Số sinh viên Phần trăm
Một mình 76 51
Theo nhóm 6 4
12
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
Kết hợp học một mình và học nhóm 65 43
Khác 3 2
Tổng 150 100
Với bảng số liệu nêu trên, có thể thấy có sự phân hóa rõ nét trong tổng số 150
sinh viên được điều tra, theo hai chiều hướng:
Một bên gồm 2 nhóm có số sinh viên rất đông, sấp sỉ gần tương đương nhau là
nhóm “ôn thi một mình” – 76 sinh viên và “kết hợp học một mình và học nhóm” –
65 sinh viên; bên còn lại đối lập hoàn toàn, có số sinh viên rất ít, đó là nhóm “ôn thi
theo nhóm” – 6 sinh viên, và “Cách thức khác” - 3 sinh viên.
BIỂU ĐỒ
13
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
Từ bảng số liệu và biểu đồ nêu trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng,
phong cách mang đậm truyền thống đại học Ngoại Thương vẫn được duy trì và
phát huy tương đối tốt, đó là sự thông minh, tự tin, năng động, tự lập cao gắn liền
với hợp tác tích cực trong học tập cũng như các hoạt động thanh niên ngoài giờ
học. Điều này được thể hiện qua số lượng sinh viên học theo phương thức “một
mình” và “ kết hợp giữa tự học và học nhóm” chiếm tỷ lệ rất cao, lần lượt theo thứ
tự là 50,67% và 43,33%. Lý do nhiều sinh viên chọn hình thức tự học đó là sự tập
trung, nhập tâm suy nghĩ , nhớ lâu hơn và đạt hiệu suất cao hơn khi họ làm việc
một mình; tuy nhiên, trong quá trình tự học không thể tránh khỏi những vướng
mắc, khó để tự tìm ra lời giải đáp nên hệ quả kéo theo đó là nhu cầu thắc mắc và
được giải đáp thắc mắc, chính vì vậy, 43,33% số sinh viên đã chọn cách học là “kết
hợp tự học và học nhóm” lại với nhau để thu được lợi ích tối ưu và hiệu quả tốt
nhất cho việc học; và đây có thể nói là một lựa chọn thông minh, khá hợp lý, rất
đáng được quan tâm, và khuyến khích vận dụng trong cộng đồng sinh viên.
2. Hình thức học nhóm
BẢNG SỐ LIỆU
Cách học nhóm Số sinh viên Phần trăm
Tự đọc và nghiên cứu trước khi
học nhóm
82 82
Không xem bài trước 16 16
Khác 2 2
Tổng 100 100
Hiện tượng này, xét trên tổng thể lớn có thể coi là tốt và chấp nhận được, con
số 82% số sinh viên thường “đọc và nghiên cứu trước khi học nhóm” khẳng định
nhận thức tốt và đúng đắn về cách học nhóm của sinh viên ĐH Ngoại Thương, vì
trong thực tế, nếu không có sự có sự tranh luận, cùng xem xét, cùng giải quyết thì
học nhóm bị sẽ phản tác dụng, mà tất cả những điều này chỉ có thể có khi các thành
14
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
viên trong nhóm đưa ra chính kiến của mình từ việc họ đã tự đọc và nghiên cứu
trước đó.
Đối nghịch với sự tích cực của 82% số sinh viên nêu trên là 16% số sinh viên
“không xem bài trước khi học nhóm”, tỷ lệ này nên giảm thiểu hơn nữa, xuống
mức càng nhỏ thì càng tốt, vì một khi chưa có cái nhìn tối thiểu và sơ lược về vấn
đề cần giải quyết, thì học nhóm chỉ giống như một bữa tiệc đầy ngẫu hứng, không
lý do, không tiến trình, và cuối cùng là hậu quả: tiêu tốn thời gian vô ích, hiệu quả
mang lại không cao.
3. Tài liệu ngoài giáo trình
Nguồn tài liệu ôn thi Số Sinh viên Tỉ lệ trong mẫu (%)
Chỉ riêng giáo trình 12 8
Giáo trình + Tài liệu ngoài 138 92
Tổng 150 100
Dựa vào số liệu ta có biểu đồ sau:
Trong số 150 sinh viên được hỏi , có 12 sinh viên chỉ đọc giáo trình ( 8%),
138 sinh viên còn tìm đọc thêm tài liệu khác (92%). Điều này cho thấy hầu hết sinh
viên đều có ý thức tìm đọc nguồn tài liệu ngoài giáo trình. Đây là một dấu hiệu rất
tốt trong tư duy của sinh viên FTU. Rõ ràng với mỗi bộ môn những kiến thức trong
giáo trình chưa thể giúp sinh viên nắm bắt hết kiến thức và đạt kết quả cao được.
4. Nguồn tài liệu
BẢNG SỐ LIỆU
15
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
Nguồn tài liệu ngoài Số sinh viên Tỉ lệ trong mẫu
Trên mạng 34 24,6
Quán photo 12 8,7
Thầy cô, bạn bè 5 3,6
Kết hợp từ 2 cách trở lên 87 63,1
Tổng 138 100
Nhận xét: Phần lớn các sinh viên đều sử dụng kết hợp các nguồn tài liệu ngoài
( 63,1%) , và nguồn tài liệu từ internet được sử dụng nhiều nhất. Điều này là hợp lý
vì một sinh viên muốn có kết quả tốt cần vận dụng tối đa các nguồn tài liệu có thể
có. Và internet hiện nay là phương tiện hỗ trợ không thể thiếu với việc học tập của
sinh viên. Đây là nguồn tài liệu vô cùng phong phú, rộng lớn, chỉ cần ngồi ở nhà
với một chiếc máy tính và mạng internet là đã có thể tìm được tài liệu vô cùng
nhanh chóng. Tuy nhiên, có thể thấy rằng một bộ phận ( 12,4 %) sinh viên đã bỏ
qua nguồn tài rất hiệu quả này. Vậy đối với những bạn chưa trang bị mạng internet
cho mình thì cần nhanh chóng lắp đặt vì đây là công cụ không thể thiếu đối với sinh
viên, nhất lại là sinh viên kinh tế. Có 8,7 % sinh viên chỉ học ở giáo trình và tìm tài
liệu ở quán photocopy. Đây là nguồn tài liệu phổ biến, sát với môn học, chẳng hạn
như tuyển tập đề thi, các sách bán chạy,… Tuy nhiên phạm vi lại hẹp và chưa cập
nhật bằng internet. Có 3,6 % sinh viên chỉ học giáo trình kết hợp với tài liệu từ thầy
cô bạn bè. Trên thực tế tài liệu từ nguồn này rất có ích, sát với chương trình hơn so
với tự mày mò qua internet. Tuy nhiên,sinh viên lại lâm vào tình trạng bị động, nếu
có được tài liệu thì học, còn không thì bỏ qua.
Như vậy mỗi nguồn tài liệu đều có ưu điểm và nhược điểm, cách học thông
minh nhất là kết hợp tất cả các nguồn tài liệu. Mới chỉ có khoảng 2/3 số sinh viên
( chưa kể số chỉ học qua giáo trình) làm được điều này. Vậy những bạn còn lại nên
16
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
thay đổi phương pháp, nhất là khi bước sang năm thứ ba và thứ tư. Không những là
tài liệu phục vụ cho kì thi, những kiến thức thực tế rất quan trọng với các bạn trong
giai đoạn này, nó sẽ hỗ trợ vô cùng lớn cho các bạn khi ra trường. Hãy tận dụng
internet, nguồn tài liệu vô cùng hữu ích, bên cạnh đó tham khảo thầy cô cũng là
một cách hay để các bạn nắm vững môn học.
5. Phương pháp ôn thi
BẢNG SỐ LIỆU
Phương pháp ôn thi Số sinh viên Tỉ lệ trongmẫu Điểm tích lũy trung
bình
Học thuộc lòng 16 10,7 3.17
Đọc hiểu 34 22,7 3.19
Sơ đồ tư duy 8 5,3 3.20
Kết hợp từ 2 cách trở
lên
92 61,3 3.23
Tổng 150 100
Có thể thấy rằng phần lớn các bạn sinh viên đều kết hợp từ hai phương pháp
ôn thi trở lên (63,1% ). Trong số các bạn chỉ sử dụng một phương pháp ôn thi thì
đọc hiểu là phương pháp được sử dụng nhiều nhất ( 22,3 % ) và chỉ có 5, 3% số
sinh viên biêt đến phương pháp sơ đồ tư duy. Thực sự các bạn đã bỏ qua một
phương pháp vô cùng hiệu quả để hệ thống hóa và ghi nhớ thong tin. Phương pháp
sơ đồ tư duy là phương pháp hiện đại qua thử nghiệm đã chứng tỏ được hiệu quả
vượt trội so với các phương pháp truyền thống, giúp các bạn học tập hứng thú hơn ,
tự do hơn, ghi chép theo ý muốn và hệ thống cực kì dễ dàng nhờ vận dụng được
17
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
các quy luật của não bộ. Điểm trung bình tín chỉ của các bạn sử dụng phương pháp
này (3.2 ) cao hơn so với các bạn chỉ sử dụng phương pháp đọc hiểu (3.19)hoặc
học thuộc lòng (3.17 ). Vậy các bạn nên tìm hiểu và ứng dụng ngay phương pháp
này.
Tuy nhiên, cách ôn thi tốt nhất có thể thấy là kết hợp hiều phương pháp. Kết
quả điểm tích lũy trung bình của các bạn kết hợp nhiều phương pháp (3.23 ) lại cao
hơn hẳn so với các bạn chỉ sử dụng một. Học thuộc long rất hữu ích đối với một số
môn viết như Đường lối cách mạng, Tư tưởng Hồ Chí Minh,…Tuy nhiên chỉ học
thuộc thì sẽ không thực sự nắm rõ kiến thức, các bạn cần phải hiểu được nội dung
bài học. Bên cạnh đó, đọc hiểu sẽ tốt ở phương diện bạn có thể nắm được vấn đề,
tuy nhiên lại khó hệ thống và ghi nhớ. Phương pháp sơ đồ tư duy giúp bạn hệ
thống được kiến thức và ghi nhớ được, tuy nhiên ngoài nghe giảng, bạn cũng phải
ôn giáo trình để hiểu được kiến thức vì phương pháp này ghi chép hơi ngắn gọn,
không được chi tiết như giáo trình.
Tóm lại mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm, cách thông minh nhất là
kết hợp tất cả các phương pháp ôn thi.
6. Phân bổ thời gian
BẢNG SỐ LIỆU
Sắp xếp thời gian cụ thể
cho từng môn
Số sinh viên Tỉ lệ trong mẫu Điểm tích lũy trung bình
nhóm
Có 32 21,3% 3.22
Không 118 78,7% 3.18
Tổng 150 100
Có thể thấy rằng phần lớn các bạn đều sắp xếp thời gian ôn thi cho từng môn
(78.7%) . Con số này có thể coi là tốt và châp nhận được, phần lớn sinh viên FTU
có nhận thức tốt và đúng đắn về việc sắp xếp thời gian ôn thi cho từng môn. Bởi lẽ
18
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
sắp xếp cụ thể thời gian ôn thi sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chủ động nắm bắt được
lượng kiến thức cần nắm bắt, tránh việc bị động, không biết lựa chọn lúc nào ôn gì,
dễ làm cho việc ôn thi trở nên áp lực, hiệu quả giảm sút. Và kết quả trung bình cho
thấy điều đó, điểm trung bình tích lũy của các bạn có ý thức về sắp xếp thời gian ôn
thi là 3.22, cao hơn so với nhóm còn lại là 3.18.
Với 21.3 % sinh viên không biết cách sắp xếp thời gian ôn thi, thật sự, đã là
sinh viên năm 2 nhưng chưa làm được điều này là điều đáng trách . Nhất lại là
trong cộng đồng sinh viên FTU rất năng động thì việc biết quản lý thời gian tốt là
một điều đặc trưng. Học kĩ năng quản lý thời gian là một việc rất quan trọng ở đại
học. Hi vọng rằng trong năm tới các bạn sẽ khắc phục được điều này để không chỉ
nâng cao kết quả học tập mà còn giúp các bạn làm việc, sinh hoạt hiệu quả.
7. Học tủ
BẢNG SỐ LIỆU
Học tủ Số sinh viên Tỉ lệ trong mẫu
Có 91 60,7
Không 59 39,3
Tổng 150 100
Học tủ là cách học không được khuyến khích bởi lẽ cách học này chỉ hướng
đến mục đích điểm số mà không hướng đến hiệu quả môn học. Cũng không là điều
quá khó hiểu khi đa số sinh viên (60.7%) , tức là phần lớn sinh viên FTU có học tủ
bởi có một số môn thi viết, nếu như học toàn bộ thì sẽ không thể nắm được hết kiến
thức. Vì vậy phần đông sinh viên đã chọn phương pháp “ chấp nhận rủi ro” . Tuy
nhiên, đó cũng chỉ là một cách ngụy biện. Có thể các bạn cho rằng phần lớn kiến
thức học ở đại học sẽ không được áp dụng thực tế sau này khi các bạn ra đời, và
việc học để thu lượm kiến thức ở nhiều môn là vô ích nên không cần phải “ học
thật”. Tuy nhiên cách nghĩ này hoàn toàn sai lầm. “ Học thật” ở đại học là vô cùng
19
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
quan trọng. Đúng , với sinh viên kinh tế như sinh viên FTU thì kĩ năng va kiến thức
thực tế mới thực sự hữu ích. Nhưng bất kì môn học nào cũng tác động nến cách
thức hoạt động não bộ của bạn. “ Học thật “ chính là cách để rèn luyện não bộ. Và
điều đó thực sự có ích khi bạn ra đời. Nếu bạn để cho nó thường xuyên nghỉ ngơi
bằng những lý do ngụy biện thì nó sẽ hoạt động kém dần, thêm nữa khả năng ứng
phó với khó khăn của bạn cũng sẽ giảm xuống. Vì vậy, học tủ cũng như học đối
phó là hoàn toàn không nên, cần có một sự thay đổi mạnh mẽ trong lối suy nghĩ của
sinh viên FTU hiện nay, hãy chăm chỉ học từ đầu chứ đừng để đên khi sắp thi mới
bắt đầu học tủ!
8. Số môn ôn cùng một lúc
BẢNG SỐ LIỆU
Số môn ôn thi cùng 1 lúc Số sinh viên Tỉ lệ trong mẫu
1 môn 69 46
Nhiều môn 45 30
Tất cả 12 8
Tùy hứng 24 16
Tổng 150 100
Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy có 46% số sinh viên được hỏi chỉ ôn thi 1
môn trong 1 khoảng thời gian, 35% số sinh viên được hỏi ôn thi nhiều môn trong 1
khoảng thời gian, 8% số sinh viên được hỏi ôn thi tất cả các môn trong 1 khoảng
thời gian và 16% sinh viên còn lại thì ôn thi tùy hứng.
20
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
9. Địa điểm ôn thi
BẢNG SỐ LIỆU
Địa điểm ôn thi Số sinh viên Tỉ lệ trong mẫu (%)
Nhà 117 78
Thư viện 18 12
Trường 7 4,7
Nơi khác 8 5,3
Tổng 150 100
Dựa vào bảng số liệu ta thấy có 117 sinh viên chọn ôn thi tại, 18 sinh viên
chọn ôn thi ở thư viện, 7 sinh viên chọn ôn thi tại trường, và 8 sinh viên chọn ôn thi
tại nơi khác.
Như vậy có thể thấy hầu hết các sinh viên khi được hỏi đều chọn địa điểm ôn
thi tại nhà, con số ấy chiếm tới 78% trong khi ôn thi ở thư viện chỉ có 12% ,ôn thi ở
trường là 4,7% và 5,3% là ôn thi ở nơi khác. Địa điểm ôn thi tại nhà khá thuận tiện
và yên tĩnh cho các bạn sinh viên ôn thi trong khi ôn thi ở trường thì khá ồn ào, ôn
thi ở thưa viện thì chưa phổ biến, nên đa số các bạn sinh viên đều chọn địa điểm ôn
thi là ở nhà.
21
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
Phần 3: Về kết quả thi.
22
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
1. Ảnh hưởng của phương pháp ôn thi đến việc nhớ kiến thức
Phương pháp ôn thi
Tổng
Học
thuộc
lòng
Đọc
hiểu
Sử dụng
sơ đồ tư
duy
Kết hợp 3
phương pháp
trên
Lượn
g kiến
thức
còn
nhớ
Nhớ hết
Số lượng 0 5 0 2 7
% .0% 71.4% .0% 28.6% 100.0%
Nhớ kha
khá
Số lượng 9 9 4 18 40
% 22.5% 22.5% 10.0% 45.0% 100.0%
Nhớ ít
Số lượng 9 15 5 48 77
% 11.7% 19.5% 6.5% 62.3% 100.0%
Không
nhớ gì
Số lượng 4 7 1 14 26
% 15.4% 26.9% 3.8% 53.8% 100.0%
Tổng
Số lượng 22 36 10 82 150
% 14.7% 24.0% 6.7% 54.7% 100.0%
23
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
Qua bảng số liệu ta có thể thấy , có 4,67% sinh viên nhớ hết kiến thức được
học, 26,67% sinh viên nhớ kha khá kiến thức được học, 51,33% nhớ ít kiến thức
được học , và có tới 17,33% sinh viên không nhớ gì kiến thức sau khi học. Qua
những số liệu điều tra này, chúng tôi xin rút ra kết luận rằng chương trình học ở
Đại học còn khá nhiều bất cập khi còn mang nặng tính lý thuyết, khá nhàm chán
dẫn đến việc sinh viên học xong mỗi môn học đọng lại được rất ít kiến thức. Nếu
trong tương lai không sớm cải cách dạy và học ở đại học thì đó thực sự sẽ lãng phí
rất nhiều tiền của của quốc gia. Bên cạnh đó chúng tôi cũng nghiên cứu ảnh hưởng
của phương pháp học đối với khả năng nhớ kiến thức của sinh viên Ngoại thương.
Trong 7 sinh viên ít ỏi được hỏi nhớ hết kiến thức thì có 71,4% có được kết quả đó
là do phương pháp đọc hiểu, 28,6% là do kết hợp cả 3 phương pháp trên. Trong 40
sinh viên được hỏi nhớ kha khá kiến thức thì có : 22,5% học thuộc lòng ;22,5% đọc
hiểu ; 10% sử dụng sơ đồ tư duy và 45% kết hợp cả 3 phương pháp trên. Với những
sinh viên nhớ ít thì kết quả là :11,7% học thuộc ;19,5% đọc hiểu; 6,5% sử dụng sơ
đồ tư duy và 62,3% kết hợp cả 3 phương pháp trên. Và những sinh viên không nhớ
gì thì con số lần lượt là 15,4% ;26,9% ; 3,8%; 53,8%. Kết quả ghi nhớ kiến thức
yếu kém của sinh viên không chỉ do kiến thức giảng dạy chưa tốt mà còn do
phương pháp học chưa đúng của sinh viên. Có tới 38,7% sinh viên được hỏi không
dung đến sơ đồ tư duy – một phương pháp học vô cùng hiệu quả và tiên tiến trên
thế giới. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả ghi nhớ của sinh viên.
24
Bộ môn Nguyên lí thống kê kinh tế
2. Ảnh hưởng của việc học bài mỗi ngày đến việc nhớ kiến thức.
Thời gian ôn bài mỗi ngày Tổng
Không
ôn
<1 h 1-2h 2-3h >3h
Lượng
kiến
thức
còn nhớ
Nhớ hết
Số lượng 1 4 0 1 1 7
% 14.3% 57.1% .0% 14.3% 14.3% 100.0%
Nhớ
kha khá
Số lượng 10 17 7 6 0 40
% 25.0% 42.5% 17.5% 15.0% .0% 100.0%
Nhớ ít
Số lượng 34 28 11 3 1 77
% 44.2% 36.4% 14.3% 3.9% 1.3% 100.0%
Không
nhớ gì
Số lượng 9 10 4 1 2 26
% 34.6% 38.5% 15.4% 3.8% 7.7% 100.0%
Tổng
Số lượng 54 59 22 11 4 150
% 36.0% 39.3% 14.7% 7.3% 2.7% 100.0%
25