Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Tiểu luận quy hoạch du lịch tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.57 KB, 47 trang )

MỤC LỤC

1


CHƯƠNG I . ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU
LỊCH TỈNH LÀO CAI
1.1 Vị Trí Địa Lý:
1.1.1. Lãnh Thổ
-Giới hạn lãnh thổ: Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung và miền
núi phía Bắc của Việt Nam giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và Đông Bắc. Phía Đông
giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu và Sơn
La, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam_ Trung Quốc.
- Tọa độ địa lí: 22°22′48″B 104°09′28″Đ
1.1.2.Giao Thông
Lào Cai là một tỉnh cửa ngõ biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc có 203km
đường biên giới với Trung Quốc, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế - chính
trị - an ninh - quốc phòng. Lào Cai nằm ở vị thế “đầu cầu” nối liền tỉnh Vân Nam và
cả vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với đồng bằng Bắc bộ. Lào Cai có điều
kiện thuận lợi về giao thông, có cả đường thuỷ, đường bộ và đường sắt. Trên địa phận
tỉnh Lào Cai có 3 tuyến quốc lộ, 6 tuyến tỉnh lộ, đường ôtô đã về đến xã, phường, thị
trấn. Đường sông Hồng là tuyến đường huyết mạch thời cổ đại và phong kiến.
Lào Cai hiện có cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia và nhiều cửa khẩu phụ
thông thương với Trung Quốc.
Đường bộ:
+ Quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh gồm 5 tuyến (4D, 4E, 279, 32, 70) với tổng
chiều dài 472 km
+ Đường tỉnh lộ có 8 tuyến với 300 km, gần 1.000 km đường từ huyện đến
trung tâm xã, hơn 2.000km đường liên thôn bản. Mạng lưới giao thông bộ phân bố
tương đối phù hợp. Gồm các tuyến đường: Đường 79 (Xuân Giao - Khe Sang); Đường
Kim Tân - Mường Hum; Đường Phố Mới - Phong Hải; Đường Hoàng Liên Sơn I; Cầu


Ngòi Phát; Đường Bản Vược - Nậm Chác và Đường Tùng Chung Phố - Pha Long;
Đường Bắc Ngầm - Bắc Hà: UBND tỉnh Lào Cai đã cho phép triển khai lập dự án khả
thi nâng cấp thành đường cấp 4 miền núi. Sở Giao thông vận tải Lào Cai đang triển
khai các thủ tục để lập dự án; Đường Sa Pa - Bản Dền; Cầu Kim Thành qua sông
Hồng nối khi thương mại Kim Thành (Lào Cai) và khu Thương Thành (Hà Khẩu-Vân
Nam-Trung Quốc.
2


Đường sắt:
+ Tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam
(Trung Quốc): vận tải hàng hoá, hành khách quốc tế, trong nước
+ Tuyến đường sắt nội bộ : phục vụ khai thác khoáng sản.
Đường thuỷ: Có 2 tuyến sông Hồng và sông Chảy chạy dọc giữa tỉnh tạo thành
một hệ thống giao thông liên hoàn.
1.1.3. Du Lịch
Với 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc
văn hóa, về truyền thống lịch sử, di sản văn hóa. Trong đó Người Việt chiếm số đông,
có mặt khá sớm và đặc biệt chiếm tỉ lệ cao trong những năm 1960 bởi phong trào khai
hoang và cán bộ được điều động từ thành phố Hải Phòng các tỉnh Phú Thọ, Thái Bình,
Hà Nam...lên. Trong số các dân tộc khác thì đông hơn cả là Người H'Mông, Tày,
Người Dáy,...Người Hoa chiếm tỉ lệ đáng kể. Chính sự phong phú về đời sống các dân
tộc đã tạo ra một bản sắc riêng của Lào Cai. Việc các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,
Hà Giang, Lai Châu, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La cùng hợp tác trong chương trình
Hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã tạo cơ hội phát huy thế mạnh này
và thu hút được dự quan tâm của du khách.
Là tỉnh miền núi cao, đang phát triển nên Lào Cai còn giữ được cảnh quan môi
trường đa dạng và trong sạch. Đây sẽ là điều quan trọng tạo nên một điểm du lịch lý
tưởng đối với du khách trong và ngoài nước.
Khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia của Việt Nam. Sa

Pa nằm ở độ cao trung bình từ 1.200 m - 1.800 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có
phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hóa truyền
thống của đồng bào các dân tộc như chợ cùng cao.
Dãy núi Hoàng Liên Sơn có đỉnh Fansipan - nóc nhà của Việt Nam - và có khu
bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên hấp dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch.
Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái
nông nghiệp đặc sản như mận Bắc Hà, rau ôn đới, cây dược liệu quý, cá hồi, cá tầm...
Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu thuộc Vân Nam (Trung
Quốc) tách nhau qua sông Nậm Thi cũng là một điểm du lịch thú vị.
1.2. Tài Nguyên Du Lịch
3


1.2.1. Tài Nguyên Du Lịch Tự Nhiên
1.2.1.1. Địa Hình
a. Đặc điểm hình thái địa hình: dựa vào độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối,
phân ra hai dạng địa hình
- Nhận xét chung về đặc điểm địa hình của lãnh thổ

Dạng địa hình

Phân tích

1.Núi và Cao nguyên

Chiếm 80% so với tổng diện tích tự
nhiên.
Độ cao từ 250 đến 3.143m, so với
mực nước biển (là đỉnh Phan Si Păng cao
nhất Việt Nam).

Với địa hình đồi núi cao chiếm ưu
thế, còn có đỉnh Phan Si Păng cao nhất
Việt Nam thích hợp cho các loại hình du
lịch mạo hiểm khám phá thiên nhiên.
Đỉnh Phan Si Păng, đỉnh Bạch Mộc
Lương Tử (Bát Xát), núi Ba mẹ con (Bắc
Hà)… thích hợp cho loại hình du lịch
mạo hiểm
Ngoài ra còn có núi Cô Tiên, núi
Hàm Rồng, bản Cát Cát cũng có giá trị du
lịch không kém.

2. Đồi (trung du)

Chiếm 12% so với diện tích tự
nhiên.
Địa hình đồi núi thấp, bị chia cắt
lớn, với phần thung lũng dọc sông Hồng
và các tuyến đường bộ, đường sắt chạy
qua vùng trung tâm của tỉnh.

4


b. Dạng địa hình đặc biệt
Dạng địa hình

Phân tích

Karst


Có dạng địa hình Karst ngập nước
mà tiêu biểu là Hang Tiên.
Có giá trị thu hút du lịch và là thắng
cảnh tự nhiên của vùng.

1.2.1.2. Khí Hậu
Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia phối
bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo
thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ chênh
lệch trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ
xuống dưới 00C và có băng hoặc tuyết rơi).
Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10,
mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng
cao từ 150C - 200C (riêng Sa Pa từ 140C – 160C và không có tháng nào lên quá 200C),
lượng mưa trung bình từ 1.800mm - >2.000mm. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp
từ 230C – 290C, lượng mưa trung bình từ 1.400mm - 1.700mm.
Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở mức độ rất dày.
Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín gió còn xuất hiện
sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày.
Khí hậu Lào Cai rất thích hợp với các loại cây ôn đới, vì vậy Lào Cai có lợi thế
phát triển các đặc sản xứ lạnh mà các vùng khác không có được như: hoa, quả, thảo
dược và cá nước lạnh.
I
15,
3
22

Độ
ẩm

Lượn
g mưa
Nhiệt 15,
độ
7

II
16,
4
33

III
20,
2
58

IV
24,
8
129

V
28,
8
171

VI
31,
4
239


VII
32,
0
302

VIII
31,
3
355

IX
29,
0
222

X
25,
4
153

XI
20,
4
54

XII
16,
7
27


Năm
24,3

17

20,
7

24,
2

27

27,
9

27,
9

27,
5

26,
3

24

20,
2


17

23

1764

1.2.1.3. Nguồn nước
Nguồn nước
1.Sông

Phân Tích
- Hệ thống sông: Lào Cai có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và
sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc). Ngoài ra còn có hàng
nghìn sông suối lớn nhỏ.
- Tổng chiều dài các con sông: sông Hồng là 130km chiều dài chảy
qua tỉnh, sông Chảy có chiều dài đoạn chảy là 124km chảy qua tỉnh. Trong
số hàng nghìn sông suối lớn nhỏ thì có 107 con sông, suối dài từ 10km trở
5


lên.

2. Hồ

3.Nước
Khoáng

-Mật độ sông ngòi: Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc được phân
bố khá đều.

-Với hệ thống sông suối dày đặc thuận lợi cho phát triển du lịch ngắm
cảnh với các hang động và hệ thống thác nước và động như: hang Tiên, thác
Cốc San
Lào Cai có hàng nghìn sông suối lớn nhỏ nhưng chỉ có hai hồ đó là: hồ
Thác Bạc và hồ Cốc Ly
Hồ Thác Bạc là một hồ tự nhiên: Hồ Thác Bạc rộng gần 6ha, nơi sâu
nhất 9 m và có khả năng tích được khoảng gần 200.000 m3 nước. Hồ nước
này đảm bảo nguồn nước quanh năm cho danh thắng Thác Bạc, đồng thời
cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt và nuôi cá nước lạnh của khu vực
thượng huyện Sa Pa. Hồ Thác Bạc có tiềm năng du lịch lớn và hiện là điểm
đến hấp dẫn của vùng
Hồ Cốc Ly là một hồ nhân tạo, hồ thủy điện của vùng.
Các nguồn nước khoáng ở đây chủ yếu là nguồn thiên nhiên, chảy ra từ
các khe suối, vách đá, từ những lớp bồi tích của một con suối trên núi hay ở
thung lũng.
Hệ thống nước khoáng ở đây tương đối nhiều, có các hệ thống như:
Lũng Pô, Bản Mac, Nà Ban, Phênh Phát, Nà Ún, Bản Xa, Nậm Sở, Bản Khì.
1.2.1.4. Sinh Vật
- Đặc điểm chung của hệ sinh thái:

Đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái tự nhiên là khả năng tự lập lại cân bằng, nghĩa
là mỗi khi bị ảnh hưởng bởi một nguyên nhân nào đó thì lại có thể phục hồi để trở về
trạng thái ban đầu. Trong một hệ sinh thái luôn tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa tính
ổn định và tính phong phú về tình trạng, về chủng loại trong thành phần của hệ sinh
thái với tính cân bằng của hệ sinh thái. Hệ sinh thái càng trưởng thành thì cân bằng
môi trường càng lớn.
-Hệ thống các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển.
+Vườn quốc gia Hoàng Liên: thành lập năm 1996.
Địa điểm: Vườn quốc gia Hoàng Liên là một vườn quốc gia Việt Nam được
thành lập năm 2002, nằm ở độ cao từ 1.000-3000m so với mặt biển trên dãy Hoàng

Liên Sơn thuộc địa bàn các huyện Than Uyên, Phong Thổ tỉnh Lai Châu và Sa Pa của
tỉnh Lào Cai. Tọa độ địa lý của vườn từ 22°07'-22°23' độ vĩ Bắc và 103°00'-104°00' độ
kinh Đông.
Đặc trưng: Thực vật tại Vườn quốc gia Hoàng Liên có 2.024 loài thuộc 200 họ,
trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt
chủng như bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tùng v.v. Có tới
trên 700 loài cây được dùng làm thuốc trong đó có những cây dược liệu được khai
thác và đưa vào sử dụng từ lâu như thiên niên kiện, đương quy, thục địa, đỗ
6


trọng, hoàng liên chân chim, đỗ quyên, kim giao, thảo quảv.v. Đó là chưa kể còn trên
2.500 loài lấy được mẫu tiêu bản nhưng chưa xác định được tên họ của cây.
Tại đây người ta còn tìm thấy loài nấm cổ linh chi trong đó có những tai nấm
nặng trên 6 kg
Khảo sát theo dọc tuyến Hoàng Liên, các nhà khoa học cũng đã phát hiện thêm
nhiều loài quý hiếm, như ở độ cao 2.000 mét của khu vực các xã Séo Mý Tỷ đến Dền
Thàng có rừng pơ mu mọc liên tiếp với diện tích trên 100ha, mỗi cây có đường kính
trên 1m; Phan Xi Păng đi San Sả Hồ ở độ cao gần 3.000m, lại phát hiện rừng đỗ quyên
với khoảng 20 loài trong tổng số 27 loài có mặt tại Việt Nam, trong đó đẹp và nhiều
nhất là loài quyên ly, quyên huyền diệu, quyên silie.
Số lượng các loài thực vật đặc hữu chiếm tới 25% các loài thực vật đặc hữu
tại Việt Nam, khiến Vườn quốc gia Hoàng Liên sở hữu kho tàng gen cây rừng quý
hiếm bậc nhất trong các vườn quốc gia Việt Nam
Vườn sở hữu ba loài cây đặc biệt quý hiếm là loài bách xanh, phân bố tại vùng
núi đá vôi xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, mọc rải rác trên diện tích 30ha nhưng hiện chỉ còn
không đến 10 cây có đường kính thân cây từ 20–30 cm, cao trên 20m . Loài thông
đỏ chỉ còn 3 cá thể được tìm thấy tại xã Sa Pả huyện Sa Pa, sống ở độ cao trên 2.000m.
Loài vân sam Hoàng Liên (sam lạnh) mọc ở độ cao 2.700m, cây cao từ 18-20m, có
đường kính gốc từ 50–80 cm, phân bố trong vùng lõi vườn quốc gia với diện tích

khoảng 400-500 ha . Ba loại cây quý hiếm này nay đang được Quỹ Quốc tế về Bảo vệ
Thiên nhiên (WWF) và Chương trình Đông Dương khuyến cáo cần có biện pháp bảo
tồn, nhân giống vì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao.
Về động vật, tại Vườn quốc gia Hoàng Liên có 66 loài thú trong đó có 16 loài
nằm trong sách đỏ Việt Nam. Bên cạnh những loài quen thuộc như sóc bay, mèo rừng,
sơn dương, vượn đen, là những loài có nguy cơ tuyệt chủng như vượn đen tuyền, hồng
hoàng, cheo cheo, voọc bạc má; chim có 347 loài trong đó có những loài quý hiếm
như đại bàng đốm to, trĩ mào đỏ, chim hét mỏ vàng; động vật lưỡng cư có 41 loài; bò
sát với 61 loài. Vườn bảo tồn nguồn gen của một nửa loài ếch nhái có ở Việt Nam,
trong đó có loài ếch gai rất hiếm vừa được phát hiện.
Giá trị du lịch: Thị trấn Sa Pa nằm trong vườn quốc gia Hoàng Liên từ lâu đã trở
thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của Việt Nam. Du khách đến Sa Pa có thể tiếp tục
hành trình theo các tuyến du lịch đến các khu vực thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên
như chinh phục đỉnh Phan Xi Păng, vượt đèo Ô Quy Hồ, khám phá văn hóa các dân
tộc thiểu số sinh sống trong vùng đệm của vườn. nhưng hiện nay, giá cả của cây thảo
quả càng ngày càng cao, nên người dân địa phương đang tàn phá rất nhiều rừng, khi
trông cây thảo quả buộc cư dân phải đốn rất nhiều cây cổ thụ để trồng cây, và khi thu
7


hoạch họ cung cần đốn nhiều cây để lấy củi, và rừng đang bị tàn phá, các cán bộ của
khu bảo tồn họ chỉ lo tìm khách du lịch để kiếm tiền, còn rừng khắp nơi bi phá thì họ
không quan tâm.
+Khu bảo tồn thiên nhiên Văn Bàn: Khu bảo tồn thiên nhiên Văn Bàn nằm trong
vùng núi Hoàng Liên Sơn, cách đỉnh Fan Si Pan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam 40 km
về phía đông nam là một vùng núi, có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m. Điểm cao nhất
(2.875 m) ở phía bắc huyện trên ranh giới với VQG Hoàng Liên. Huyện Văn Bàn bị
chia đôi bởi thung lũng sông chạy từ tây nam đến đông bắc. Độ cao dọc theo thung
lũng này chỉ dưới 200 m.
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát: Mới đây theo quyết định số 1976/ QĐ- TTg

ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng
đặc dụng cả nƣớc đến năm 2014, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có Khu bảo tồn
thiên nhiên Bát Xát với diện tích tự nhiên là 18.637 ha. Khu bảo tồn thiên nhiên Bát
Xát có độ che phủ rừng đạt 95% với 940 loài thực vật bậc cao như Mộc Lan, Dương
xỉ, ngành thông. Trong đó có 38 loài có trong sách đỏ Việt Nam, 9 loài trong sách đỏ
thế giới.

1.3.1. Tài Nguyên Nhân Văn
1.3.1.1. Di sản văn hóa thế giới- di tích văn hóa lịch sử
Di sản văn hóa quốc gia và cấp tỉnh
Di tích văn hóa lịch sử

Tổng số di tích trên lãnh thổ là 17 di
tích các loại
Số di tích được xếp hạng cấp quốc
gia là 15 di tích
Mật độ di tích là 0,003/km

1.3.1.2. Di sản văn hóa thế giới- Di tích văn hóa lịch sử
- Lễ hội
STT
1.

Tên Lễ Hội
Hội hoa chuối của
người Xa Phó

Thời gian

Địa Điểm


Nội Dung

Ngày 9 tháng 9
âm lịch hàng năm

Huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào

Hội hoa chuối được tổ
chức tại một gia đình,

8


Cai.

nhóm gia đình, hay cả
thôn bản, là nơi tụ họp
vui chơi, cầu chúc,
múa hát, thể hiện tinh
thần đoàn kết, nhớ ơn
tổ tiên, cùng phấn đấu
vươn lên trong cuộc
sống, lao động của
người dân tộc Xa Phó
(Văn Bàn).
Ngay sau khi thu
hoạch vụ lúa mùa khi
ngô, lúa đã chất đầy bồ

thì đó cũng là thời
điểm để bà con người
dân tộc Tày (Bắc Hà)
bước vào mùa Tết
"cơm mới" với ý nghĩa
tổng kết một năm sản
xuất, dâng thành quả
lao động cúng đất trời,
cầu mưa thuận gió hòa,
làm ăn phát đạt, mùa
màng tươi tốt, con
cháu mạnh khỏe và
bày tỏ sự tôn kính lên
ông bà tổ tiên đã khuất.

2.

Lễ “ăn cơm mới” của
người Tày, Bắc Hà

Cuối tháng 9 đầu
10 dương lịch
hàng năm

Huyện Bắc
Hà, tỉnh Lào
Cai.

3.


Lễ cúng rừng của
người dao Tuyển

Mùng 8 tết hàng
năm

Bản Mạ, xã
Trì Quang,
huyện Bảo
Thắng

Đây là lễ hội bảo vệ và
phát triển rừng cộng
đồng, kết hợp lễ cúng
rừng đầu xuân theo
phong tục cổ truyền.

4.

Hội Xòe ở Tà Chải

Ngày 5 tháng 1
âm lịch hàng năm

Bắc hà, tỉnh
Lào Cai.

Đây là hội xuân của
người Tày cầu cho
mùa màng tươi tốt,

thóc gạo đầy nhà. Nghi
lễ khá đơn giản với
một mâm lễ vật tại
chân cây nêu to, biểu
thị lòng thành kính của
dân bản đối với Thần
Nông vị thần cai quản
ruộng nương. Sau khi
thầy cúng làm lễ cầu
khấn, cả làng cùng

9


5.

Lễ cấp sắc của người
Dao đỏ

Tháng 11,12 âm
lịch hoặc tháng 1
hàng năm.

Bắc Hà, tỉnh
Lào Cai.

6.

Lễ hội đền Trung Đô


Mùng 10 tháng
giêng hàng năm.

Trung Đô, xã
Bảo Nhai,
huyện Bắc Hà,
tỉnh Lào Cai.

7.

Lễ hội đền Bắc Hà.

Ngày 7 tháng 7

Tại Bắc Hà,
10

tham gia múa xoè
trong tiếng chiêng,
tiếng trống rộn rã với
nhiều điệu đặc sắc: xòe
tập hợp, xòe đôi, xòe
bốn, xòe chào...
Lễ cấp sắc ở mỗi bậc
cấp đều có những khác
biệt nhất định trong
trình tự hành lễ. Tuy
nhiên, có 2 phần lễ
chính là lễ quá tăng
(qua đèn) gồm các

phần: Trình diện, cấp
đèn, hạ đèn, đặt pháp
danh, qua cầu. Phần lễ
tẩu Slai (lễ thăng cấp)
gồm: lễ lên đèn, ban
mũ, lễ trình diện Ngọc
Hoàng, lễ tơ hồng, lễ
thăm thiên đình.
Lễ cấp sắc của người
Dao có giá trị nhân
văn, được thể hiện ở
các điều giáo huấn ghi
trong sắc cấp cho
người thụ lễ tuyệt đối
kỵ làm việc ác, điều
xấu
Đền Trung Đô là nơi
thờ tướng quân Gia
Quốc Công Vũ Văn
Mật cùng với các thuộc
tướng của mình đã có
công xây dựng căn cứ
ổn định bảo vệ biên
cương Tổ quốc và phát
triển vùng đất Trung
Đô cũng như Bắc Hà
thuộc trấn Tuyên
Quang xưa ( Lào Cai
ngày nay) thành trung
tâm kinh tế xã hội thời

bấy giờ.
nhằm tưởng nhớ ngày
mất Gia quốc công Vũ


âm lịch

8.

Tết mừng chiến thắng Ngày 1 tháng 7
của người Nùng Dín. âm lịch

9.

Lễ hội cầu mùa của
các dân tộc.

Ngày tí tháng
giêng hàng năm

tỉnh Lào Cai

Văn Mật, người đã có
công dẹp loạn, an dân,
hùng cứ vùng Tây Bắc
thế kỷ 16-17.

Tết là dịp bà con dâng
Huyện Mường cúng thần linh thổ địa
Khương và

các món ăn từ chuối:
Huyện Bắc Hà. quả chuối, hoa chuối,
lõi chuối, xôi 7 màu
với biểu tượng cây
chuối và một đôi đũa
màu đỏ, hát dân ca kể
về sự tích chống giặc.
thôn Làng My,
xã Xuân
quang, huyện
Bảo Thắng

lễ cầu mùa, cầu cho
người yên vật thịnh,
mùa màng tốt tươi, lúa
đầy bồ gà lợn đầy
chuồng…
Lễ hội Cầu mùa là một
lễ hội của người Dao
Tuyển. Đây là nét văn
hóa truyền thống tốt
đẹp của người Dao
Tuyển, không cầu kỳ
nhưng mang nhiều yếu
tố tâm linh sâu sắc của
cả cộng đồng.

10.

Lễ hội trùm chăn của

người Hà Nhì.

Ngày thìn tháng 6
âm lịch diễn ra
trong 3 ngày.

Huyện Bát
Xác, tỉnh Lào
Cai.

Lễ hội cúng thần gió,
thần đất, còn gọi là
K’Hô lgià lgià.

11.

Lễ hội xuống đồng
bản Hồ

Ngày mồng 8 tết
hàng năm

Bản Hồ-Sa Pa,
tỉnh Lào Cai.

Dân lễ vật cúng thần
linh và cầu cho mùa
màng bội thu.

12.


Lễ hội Gầu Tào

Ngày 15 tháng
giêng.

Ở các gia đình
người H’Mông

Gầu tào là lễ hội quan
trọng của người
Hmông. Lễ hội mở ra
nhằm một trong hai
mục đích cầu phúc
hoặc cầu mệnh. Một
gia chủ nào đó không

Nếu hội tổ chức 3
năm liền thì mỗi
năm tổ chức 3
ngày liền, hội làm
11


gộp một năm sẽ tổ
chức 9 ngày.

có con, thưa con hoặc
sinh con một bề, sẽ
làm lễ nhờ thày cúng

bói xin cho mở hội
Gầu tào nhằm cầu
mong có con - đó là
hội cầu phúc. Một gia
chủ khác bị ốm đau
bệnh tật, con cái yếu
ớt, thậm chí có con bị
chết, mùa màng, vật
nuôi lụi dần, cũng nhờ
thầy cúng bói xin mở
hội Gầu tào - đó là hội
cầu mệnh.

13.

Lễ tết nhảy

Cuối giờ thìn, đầu
giờ tị ngày mồng
một và mồng hai
tết âm lịch hàng
năm.

Tại nhà ông
trưởng họ Tả
Phìn, huyện Sa
Pa, tỉnh Lào
Cai.

14.


Lễ hội “Nhặn Sồng”
và “Nào Sồng”.

Những ngày tốt
của tháng đầu
năm hàng năm.

Làng Giàng Tả Trước đây, vào những
Chảy (Tả Van- ngày tốt của tháng đầu
Sa).
năm hàng năm, người
Dao ở Giàng Tả Chải
thường tổ chức lễ
“Nhặn Sồng” ở khu
rừng cấm của làng. Từ
đầu thập kỷ 50, do sự
gia tăng dân số, nạn
phá rừng làm nương
rẫy cũng phát triển,
12

Tết nhảy của người
Dao đỏ ở Tà Phìn diễn
ra từ cuối giờ Thìn đến
giờ Dậu (khoảng 5
tiếng đồng hồ) và
mang tính tổng hợp
khá đầy đủ các loại
hình nghệ thuật dân

gian khác của dân tộc
Dao đỏ, như nghệ thuật
nhảy múa, âm nhạc,
ngôn ngữ ... Trong Tết
nhảy, người Dao đỏ
còn hát các điệu hát
nói về công lao của
đấng tổ tiên, sự tích
dòng họ, các sinh hoạt
cấy trồng, dệt vải, săn
bắn...


15.

Lễ hội “Nào Cống”

Ngày thìn, tháng
sáu âm lịch hàng
năm.

ở các làng
người Mông,
Dao, người
Giáy ở Mường
Hoa.

13

nên chỉ năm nào rừng

bị phá nhiều, trâu ngựa
thả rông phá vườn tược
hoa mầu, người Dao
mới tổ chức lễ “Nhặn
Sồng”. Đồ cúng lễ là
một con lợn (to hay
nhỏ tuỳ thuộc số người
đến dự nhiều hay ít).
Con lợn này luân phiên
hàng năm từng hộ gia
đình trong làng nuôi
dưỡng. Lợn dâng cúng
phải là lợn có lông đen
tuyền, khoẻ mạnh, béo
tốt.
Ngôi miếu thờ được
người Mông gọi là
“Chế đáng” (Tsêr
đăngz). Miếu thờ có 3
gian, gian giữa thờ hai
viên quan họ Đào, họ
Nguyễn đã có công an
dân và xây dựng
Mường Hoa. Một gian
bên trái thờ thần núi
(Sơn thần), thần Suối
Hoa (Long Vương),
người Giáy gọi là “Sía
po”, “Sía ta”, người
Mong gọi là “Thủ Ti”,

“Lùng Vàng”. Một
gian bên phải thờ các
bà nàng vợ hai ông
quan họ Đào, họ
Nguyễn. Lễ Vật dân
cúng là trâu đen, lợn
đen và gà vịt do các
làng đóng góp mua.
Làng Tả Van Giáy còn
có trách nhiệm chuẩn
bị vàng hương, bát đĩa
dâng cúng.


Trước đây, người chủ
lễ phải mời thầy mo
người Tày của Mường
Bo (4). Từ thập kỷ 40
– 50 của thế kỷ này,
chủ lễ là thầy mo của
người Giáy ở Tả Van.
Thầy mo ăn mặc áo
dài, quần thụng (kiêng
đội mũ, khăn) trịnh
trọng đọc lời cúng các
thần kinh. Nội dung
bài cúng là mời các
thần về dự lễ, cầu
mong các thần phù hộ
người yên vật thịnh,

được mùa. Sau lễ cúng,
chức dịch Mường Hoa
lên đọc quy ước chung
của cả Mường...

16.

Lễ hội Trầu Sun

17.

Lễ hội Roòng Poọc
của người Giáy ở Tả
Van

Ngày hợi, tháng
giêng (mùng 5)

Làng Chành,
xã Xuân Giao
(Bảo Thắng)

Ngày thìn tháng
giêng âm lịch

Tả Van (huyện cầu mùa màng bội thu,
Sa Pa- Lào
người yên vật thịnh,
Cai)
mưa thuận, gió hoà.

Tuy vốn là lễ hội dân
tộc truyền thống của
người Giáy ở Tả Van,
nhưng nhiều năm nay
14

Trầu sun là một trong
những nghi lễ cầu mùa
rất đặc trưng của người
Dao đỏ được các làng
bản tổ chức thường
xuyên hàng năm hoặc
vài ba năm một lần vào
các dịp đầu xuân cầu
cho mưa thuận gió hoà,
cây cối phát triển, mùa
màng tốt tươi, không
xảy ra dịch bệnh, gia
đình ấm lo, hạnh phúc.


đã lan rộng, trở thành
lễ hội chung của cả
vùng thung lũng
Mường Hoa.
18.

Lễ hội đền Thượng

Rằm tháng Giêng

hàng năm

Thành phố Lào Nhiều năm qua cứ “
Cai
đến hẹn lại lên” vào
rằm tháng Giêng hàng
năm, đồng bào các dân
tộc ở Lào Cai và cả
nước lại nô nức hành
hương về thành phố
Lào Cai – nơi đất
thiêng ải Bắc để hoà
mình vào bầu không
khí sôi động của Lễ hội
đền Thượng.

19.

Lễ hội Lập tịch của
người Dao họ

Lễ diễn ra ở gia
đình và làng của
người Dao họ, khi
con trai được 13
tuổi

Bản Khe Mụ,
xã Sơn Hòa,
huyện Bảo

Thắng, tỉnh
Lào Cai

Lễ lập tịch (hay còn
gọi là cấp sắc) của
người Dao Họ giống
như lễ thành đinh của
các dân tộc ở nước ta
và trên thế giới. Đó là
nghi lễ đánh dấu một
giai đoạn của cuộc đời
con người, giai đoạn từ
tuổi thiếu niên lên tuổi
trưởng thành, được
cộng đồng công nhận
có vị trí trong đời sống
và sinh hoạt của người
Dao Họ. Hơn thế nữa,
đó không chỉ là sự
công nhận chính của
cộng đồng, mà còn là
sự chấp nhận của thần
linh cho chàng trai đó
có đầy đủ mọi tiêu
chuẩn của một thành
viên chính thức của
cộng đồng.

20.


Lễ hội rước đất, rước
nước của dân tộc Tày
ở Bắc Hà.

Rằm tháng giêng
hàng năm

Huyện Bắc
Hà, Lào Cai.

Cầu xin mẹ đất, mẹ
nước phù hộ cho đất
luôn màu mỡ, cầu cho
nguồn nước không bao

15


giờ cạn, giúp dân bản
có cuộc sống no đủ
quanh năm.
*Giá trị đối với du lịch:
-Về thời gian: các lễ hội chủ yếu tập trung vào các tháng Giêng, tháng một, tháng
hai âm lịch hàng năm nhằm tháng 1, 2, 3 dương lịch. Vào mùa xuân, mùa lễ hội của
năm và cũng là mùa cao điểm du lịch của miền Bắc.
-Không gian: chủ yếu tập trung tại các bản làng của các dân tộc thuộc huyện Bắc
Hà.
-Ý nghĩa của lễ hội: chủ yếu lễ hội diễn ra để cầu cho mưa thuận, gió hòa, vật
yên, để mùa màng bội thu và nhớ ơn các vị thần, vị tướng có công và tưởng nhớ tổ
tiên.

-Về khả năng đón khách và kinh doanh du lịch của vùng: do lễ hội chủ yếu tập
trung vào mùa xuân, mùa cao điểm du lịch nên lượng khách đến vùng rất cao. Với hệ
thống cơ sở vật chất và danh lam thắng cảnh của vùng đang thu hút lượng du khách rất
cao.
1.3.2. Dân Tộc
-Tổng số dân có trên lãnh thổ là 613.075 nghìn người. Mật độ dân số bình quân
96 người/km².
-Lào Cai có 27 dân tộc anh em sinh sống. Dân tộc kinh có 194.666 người, dân
tộc H’Mông có 122.825 người, dân tộc Tày có 82.516 người, dân tộc Dao có 72.543
người, dân tộc Thái có 51.061 người, dân tộc Giáy có 24.360 người, dân tộc Nùng có
23.156 người, dân tộc Phù Lá có 6.763 người, dân tộc Hà Nhì có 3.099 người, dân tộc
Lào có 2.134 ngưòi, dân tộc Kháng có 1.691 người, dân tộc LaHa có 1.572 người, dân
tộc Mường 1263 người, dân tộc Bố Y có 1.148 người, dân tộc Hoa có 770 người , dân
tộc La Chí có 446 người , và 11 dân tộc có số dân ít dưới 70 người như các dân tộc
Sán Chay, Sán Dìu, Khmer, Lô Lô, Kà Doong, Pa Cô , Ê Đê, Giẻ Triêng , Gia Rai,
Chăm, Kà Tu.
Cơ cấu dân số dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh
chiếm 35,9%, dân tộc Hmông chiếm 22,21%, tiếp đến là dân tộc Tày 15,84%, Dao
14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán
Chay, Hà Nhì, La Chí,...
16


-Về đặc điểm và phong tục tập quán:
+Dân tộc H’mông là một dân tộc sinh sống đông nhất ở Sa Pa, chiếm khoảng
53% dân số. Tộc người H’Mông sinh sống chủ yếu ở Sa Pa là người H’Mông Đen do
quần áo của họ toàn màu đen nhưng trang phục của họ lại khác hẳn người H’Mông
Đen ở nơi khác, vì thế thường được gọi là người H’Mông Sa Pa. Người đàn ông
thường mặc quần màu đen hoặc xanh đen (màu chàm) giống nhau, áo cánh ngắn
Cũng như nhiều dân tộc khác, nghề dệt vải của dân tộc H’Mông đen có từ rất lâu

đời. Dù hàng ngày có vất vả trên nương rẫy ruộng đồng nhưng hễ có thời gian rảnh rỗi
là họ dành cho việc thêu, dệt thổ cẩm. Cả một đời từ khi biết làm việc đến khi mất đi,
người phụ nữ lúc nào cũng gắn bó với khung cửi, với cây kim mũi chỉ như một nét
sinh hoạt thường ngày không thể thiếu vắng của họ Người H’mông có đời sống văn
nghệ khá phong phú, đặc biệt là văn học truyền miệng có rất nhiều thể loại, như
Truyện thần thoại về anh hùng văn hóa tìm ra loại giống và dạy người H’mông cách
trồng ngô, lúa, trồng lanh làm vải mặc … Truyện cổ tích về các con vật chiếm khá
nhiều, đặc biệt là truyện về hổ…Người H’mông say đắm dân ca dân tộc mình, đó là
Tiếng hát tình yêu (gầu plềnh), Tiếng hát cưới xin (gầu xuống)… mà họ thường
hát khi lao động nương rẫy, trong lúc se sợi dệt vải, trong khi đi chợ, đi hội.
Trong những dịp lễ hội, đặc biệt là hội Gầu tào (đón năm mới), những bài hát dân ca
này không chỉ thể hiện bằng lời mà còn có thể giãi bày thông qua những nhạc cụ dân
tộc (sáo, khèn, kèn lá, đàn môi…). Thanh niên thích chơi khèn, vừa thổi vừa múa. Kèn
lá, đàn môi là phương tiện để thanh niên trao đổi tâm tình. Sau một ngày lao động mệt
mỏi, thanh niên dùng khèn, đàn môi gửi gắm và thể hiện tiếng lòng mình với bạn tình,
ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, của quê hương, đất nước. Hình thành nên loại hình du
lịch Home Stay như: HMONG MOUNTAIN RETREAT, PHƠRI’S HOME
+Dân tộc Tày: người Tày đã cư trú tập chung thành bản, thường ở ven các thung
lũng, triền núi thấp trên một miền thượng du. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà, nhiều
bản có tới hàng trăm nóc nhà. Ngôi nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn, họ
thường chọn những loại gỗ quý để dựng nhà. Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hoặc
lá cọ. Xung quanh nhà thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa. Theo phong tục truyền
thống, hầu hết người Tày kết hôn trong cùng dòng họ. Gia đình người Tày theo chế độ
gia đình hạt nhân, phụ hệ, một vợ một chồng. Thanh niên nam nữ được tự do tìm hiểu
trước khi đi đến hôn nhân. Thế nhưng, có đi đến hôn nhân hay không lại do hai gia
đình quyết định. Hôn lễ truyền thống của người Tày được tiến hành qua các nghi thức:
Lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu…, thể hiện
bản sắc văn hoá của một tộc người. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ cho đến khi
có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng. Gia đình người Tày
17



thường quí con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong
nhà.
Người Tày có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ các thể loại thơ, ca, các
truyện cổ tích, truyện cười dân gian, múa nhạc... Các điệu dân ca phổ biến nhất là hát
lượn, hát đám cưới, ru con. Người Tày phổ biến hát lượn như hát ví ở miền xuôi. Hai
bên nam nữ hát đối đáp về mọi khía cạnh của đời sống xã hội, nhất là về tình yêu đôi
lứa. Có nhiều điệu lượn như lượn Slương, lượn Then, lượn Nàng Hai... Người Tày còn
có các điệu hát Then, gọi là Văn ca, được ngâm hát trong đám tang, gọi là hát hội
trong các hội Lồng tồng, gọi là Cỏ lẩu trong hát đám cưới.
+Người Dao: người Dao ở Lào Cai chủ yếu là người Dao đỏ, họ sống ở thung
lũng hoặc lưng chừng núi. Họ được gọi là người Dao đỏ là vì phụ nữ thường quấn
khăn hay đội mũ đỏ, áo xanh đen có nhiều hoa văn đỏ và trắng ở cổ, vạt và tà áo.
Trang phục của họ được xem là đẹp nhất ở mỗi phiên chợ Sa Pa. Người phụ nữ còn có
tục cạo chân mày và một phần tóc phía trên trán cho đẹp. Họ cũng có chữ viết riêng
dựa theo chữ cổ của Hán ngữ gọi là chữ Nôm - Dao nhưng loại chữ này nay chỉ người
cao tuổi mới đọc hiểu và viết được.
Người Dao có tín ngưỡng rằng loài chó là tổ tiên của họ nên chó luôn luôn được
quý trọng, người đàn ông thì chỉ được coi là trưởng thành khi đã chịu lễ cấp sắc. Ngoài
ra họ cũng có nhiều tục lệ đặc biệt như là gia đình nào đang nấu rượu thì phải cắm lá
trước cửa nhà, không cho người lạ vào vì đồng bào quan niệm rằng người lạ vào nhà
rượu sẽ bị chua và khê, nên khi thấy có dấu hiệu cắm lá kiêng bạn không nên bước vào
nhà. Trong gia đình có phụ nữ sinh nở cũng có dấu hiệu kiêng cắm lá trước cửa nhà,
để không cho người lạ vào nhà, sợ đứa trẻ mới sinh khóc nhiều.

Họ cũng có tục kiêng sờ đầu trẻ em, khi cắt tóc, cạo đầu họ vẫn để chỏm tóc ở
đỉnh đầu vì cho đó là nơi trú ngụ các hồn vía con người, quan niệm để chỏm tóc như
vậy trẻ em sẽ không hay ốm đau. Họ cũng quan niệm là nam và nữ khi chưa kết hôn
thì không được chụp ảnh cùng nhau vì như vậy là không tốt, có thể nói đó là một điều

cấm kỵ đối với phụ nữ Dao. Người cầm máy ảnh nếu muốn chụp tốt nhất là nên xin
phép họ trước.
Với lễ hội trong năm như Tết nhảy tổ chức vào ngày mồng một và mồng hai
tháng giêng, hội hát giao duyên vào ngày mồng mười tháng giêng ở bản Tả Phìn, thời
gian các lễ hội này nhằm vào những tháng cao điểm du lịch và lễ tế nên thu hút lượng
lớn du khách và với bài thuốc tắm lá cây rừng của tổ tiên người Dao Đỏ còn truyền lại
đến ngày nay rất tốt cho du khách đi đường xa mệt mỏi là một sản phẩm du lịch độc
đáo của người dân tộc Dao nơi đây.
18


+ Người Xa Phó: Dân tộc Xá Phó thuộc nhóm dân tộc Phù Lá và dân số toàn
quốc chỉ có gần 4 ngàn. Ở Sa Pa chỉ có rất ít người Xá Phó sống ở các bản làng thuộc
xã Nậm Sài nằm về phía cực nam của huyện Sa Pa là nơi hẻo lánh, xa đường ôtô vì thế
đi lại khó khăn và không thường xuyên tiếp xúc với nơi khác. Đến nay một số người
Xá Phó dùng tiếng quan hỏa và một số khác trong đó có người Xá Phó ở Sa Pa lại vẫn
giữ nguyên tiếng mẹ đẻ thuộc hệ ngôn ngữ Miến - Tạng. Ngoài ra, còn có một số tên
gọi khác mà các dân tộc láng giềng đặt cho như: Xá Phu, Pú Dang, Pu La, Bổ Phi Pạ,
Mạc Pạ, Mù Dí Pạ Phổ, Va Sơ Lao…Theo nghiên cứu sơ bộ thì người Xá Phó có mặt
ở Tây Bắc (Việt Nam) đến nay vào khoảng hơn 300 năm. Trước đây họ sống du canh,
du cư từng nhóm nhỏ săn bắn và hái lượm dọc theo các con suối.
Phụ nữ người Xá Phó mặc váy dài, cổ áo khoét vuông, đầu vấn khăn, váy được
thêu thùa với những đường nét hoa văn cầu kỳ, các gam màu chủ đạo gồm: vàng, đỏ,
xanh… điểm xuyết thêm hạt cườm chạy dài theo cổ và tay áo, những hình nét hoa văn
như hình cây thông, hình răng bừa, hình bàn tay khỉ, hình quả trám… nổi bật trên nền
vải đen và mang một nét thẩm mỹ hài hòa, độc đáo. Nam giới người Xá Phó mặc áo xẻ
nách, hở ngực, quần ống xéo. Đồ trang sức của nam và nữ đều làm bằng vỏ ốc núi,
nanh lợn rừng. Phụ nữ thường nhuộm răng đen và ăn trầu.
Nguồn sống chính hiện nay của người Xá Phó là canh tác ruộng nương bậc
thang, trồng các loại lúa nương, đặc trưng vẫn là gạo nương đỏ. Phát triển nhất vẫn là

nghề mây tre đan, nhất là các đồ gia dụng như gùi, mân, giỏ bắt cá… Các nghề đan lát
chài lưới cũng đạt đến độ tinh xảo. Đặc biệt là nghề trồng bông dệt vải và các công
đoạn để làm ra vải mặc, tự cung tự cấp trong cộng đồng.
+Người Giáy: Dân tộc Giáy là một nhánh của nhóm các dân tộc Tày - Thái, sống
chủ yếu ở các vùng núi cực Bắc. Tổng số người Giáy ở Việt Nam chỉ có trên 25 ngàn
và ở Sa Pa họ chỉ chiếm 2%, tập trung ở các bản quanh thung lũng Tả Van, Lao
Chả. Cũng như người Tày, Nùng, Thái, người Giáy canh tác trên các mảnh ruộng bằng
phẳng trồng lúa tẻ. Trước kia mỗi năm chỉ làm một vụ. Sau ngày tết, họ tổ chức lễ hội
xuống đồng gọi là "Gióng Pooc" vào ngày Thìn tháng Giêng để cầu mong một năm
trồng cây tốt lành
Trang phục Giáy được chọn chủ yếu là ở trang phục nữ với loại áo ngắn xẻ nách
viền cổ trang trí đậm nét. Một số tộc người ở nước ta (phía bắc) có mặc loại áo xẻ nách
(thường là áo dài), số áo ngắn loại này không nhiều như Nùng... Tuy nhiên đây là loại
áo với kỹ thuật "xẻ nách" và phong cách trang trí ở đường viền cổ, tuy không cầu kỳ
nhưng là một sắc thái riêng cho loại áo này về kỹ thuật và mỹ thuật.
Người Giáy làm ruộng nước là chính, rẫy chỉ là nguồn thu nhập thêm và thường
cũng là chỗ chăn nuôi lợn, gà. Đồng bào nuôi nhiều trâu, ngựa, lợn, gà, vịt, có truyền
19


thống dùng ngựa để cưỡi, thồ, dùng trâu kéo cày, kéo gỗ. Người Giáy nổi tiếng nghề
thủ công như đan lát, đóng đồ gỗ, làm bàn ghế trúc, làm gạch nung vôi, chưng cất dầu
hồi.
Người Giáy vốn có truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, câu đố, đồng dao, phong giao,
v.v... Có nhiều truyện giải thích hiện tượng tự nhiên, có nhiều truyện thơ dài, có truyện
kết hợp lời kể với lời hát. Dân ca phong phú, gồm nhiều loại, mỗi loại có nhiều bài,
điệu khác nhau, đặc biệt các hình thức hát giao duyên nam nữ là sinh hoạt sôi nổi và
hấp dẫn. Ở người Giáy có ba kiểu hát mà họ gọi là "vươn" hay "phướn" hát bên mâm
rượu, hát đêm và hát tiễn dặn...
Hiện nay đồng bào ở nhà đất vẫn còn dựng một sàn trước cửa để sử dụng. Nhà

sàn hay nhà đất, gian giữa đều là nơi trang nghiêm: đặt bàn thờ tổ tiên, tiếp khách.
Buồng các cặp vợ chồng trong gia đình quay ở các gian bên. Phụ nữ không nằm gian
giữa. Bếp thường đặt ở gian bên; nay có nhiều nơi đã làm nhà để đun nấu riêng.
1.3.2. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác.
a. Các làng nghề.
May mặc, đan lát chế tác các vật phẩm bằng kim loại hoặc gỗ, đồ trang sức, làm
đồ gốm... là những nghề có ở các địa phƣơng, thƣờng thì mỗi tộc ngƣời có những bí
kíp nghề riêng. Ngƣời Tày trồng cây bông, thu bông, kéo sợi rồi nhuộm sợi bông để
dệt những tấm chăn làm của hồi môn truyền thống. Ngƣời Mông trồng cây gai, lấy
sợi nhuộm màu chàm để dệt thành quần áo mặc. Các tộc ngƣời ở đây đều nuôi tằm
lấy sợi để thêu thùa. Sợi và vải dệt truyền thống có nhiều ở các chợ phiên nhƣ Bắc
Hà và Sa Pa. Tuy nhiên, gần đây do sự phát triển du lịch và nhu cầu mua sắm của du
khách tăng cao, nên đã có hiện tƣợng làm giả thổ cẩm bằng cách mua hàng dệt sẵn
bằng máy bên Trung Quốc rồi về cắt may các sản phẩm để bán cho du khách. Việc
này có thể làm mất đi hình ảnh của du lịch Lào Cai.
Nghề truyền thống được công nhận, gồm: Nghề làm hương truyền thống tại thôn
Làng Kim, xã Quang Kim, huyện Bát Xát; Nghề trạm khắc bạc truyền thống tại thôn
Cốc Môi, xã Na Hối, huyện Bắc Hà.
Về làng nghề được công nhận có: Làng nghề thêu may thổ cẩm tại thôn Nì Xỉ, xã
Pha Long, huyện Mường Khương.
Về Làng nghề truyền thống được công nhận: Làng nghề trạm khắc bạc truyền
thống tại thôn Séo Pờ Hồ, xã Mường Hum, huyện Bát Xát.
Nghề rèn, đúc, dệt vải lanh của người H’Mông ở SaPa, Lào Cai.
Làng nghề nấu rượu nổi tiếng: rượu ngô Bản Phố ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai;
rượu San Lùng, Bản Xèo ở huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.
20


Làng nghề thêu, dệt thổ cẩm ở Sa Pa có 11 làng nghề thuộc các xã Tả Phìn, San
Sả Hồ, Sa Pả với khoảng 1.050 hộ tham gia tập trung và một số tổ hợp của Hội phụ nữ

huyện, mỗi năm xuất khẩu từ 32.000 – 35.000 mét vải. Các huyện Văn Bàn, Bắc Hà…
cũng đã hình thành nhiều làng nghề thêu, dệt thổ cẩm, thu hút hàng nghìn lao động
nhàn rỗi.
b. Các sản vật địa phương.
-Mận Bắc Hà
Ở các tỉnh thuộc biên giới phía Bắc nước ta, đâu cũng thấy cây mận, mận Lào
Cai, Lạng Sơn có màu hồng đỏ, mận Bắc Hà có vỏ màu xanh, mỗi loại mận đều có
hương vị riêng và sắc màu khác nhau, song giống mận ngon nhất, đẹp mã nhất vẫn là
giống mận trồng ở đất Bắc Hà.
-Nấm chân chim
Nấm còn gọi là nấm phiến chẻ – là một sản phẩm độc đáo chỉ có ở Bắc Hà (Lào
Cai), không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một loại dược liệu quý. Vị ngọt
của nấm khiến người ăn khó quên được hương vị của vùng cao này.
-Hạt dẻ nướng
Vào buổi tối, du khách còn được thoải mái thưởng thức các món ăn đặc sản Lào
Cai thơm nức mũi từ ngô, khoai, hạt dẻ đến cá suối, lại cả trứng gà nướng.
Khi màn đêm buông xuống trong cái lạnh của phố núi còn gì thi vị hơn lúc được
ngồi bên bếp lửa rực hồng ở một quán cóc ven đường nào đó, chỉ một chiếc bàn con,
dăm ba chiếc ghế nhựa để nhâm nhi chén rượu Thanh Kim (Sapa) thấy lòng ấm lại
trong cái lạnh tê tái để đắm chìm trong không gian tĩnh lặng.
-Món cá suối
Sa Pa Lào Cai không những là vùng đất nổi tiếng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi
đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị
núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích. Trước hết phải kể đến món cá từ suối
Mường Hoa, Mường Tiên mang lên bán phố chợ. Cá suối có nhiều loại. Cá trắng thân
dẹt, tựa cá mương. Cá đen có dáng như cá chiên, nheo, màu đen lẫn với rêu đá. Điều
đáng nói là cá suối không hề có vị tanh. Ngoài ra còn phải kể thêm cá hoa, cá bống…
Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua,
đem rán giòn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên
mâm cơm đã có một món ăn ngon lành.

21


-Cá hồi Sapa
Trên cùng hành trình tham quan Thác Bạc hay mạo hiểm với cuộc leo núi, chinh
phục đỉnh Phansipan hùng vỹ, ngay dưới chân “nóc nhà Đông Dương” này là mái nhà
lý tưởng của những chú cá hồi vân nổi tiếng trời Âu.
Với các món ẩm thực đa dạng được chế biến từ cá hồi như: gỏi, lẩu, cháo, trứng
cá hấp, cá hun khói, salad rau xanh ăn kèm cá hồi tẩm sốt cam và tiêu xanh, cá hồi
nhồi dưa chuột v.v…đã mang đến cho du khách hương vị hấp dẫn khó quên của món
ẩm thực có một không hai tại Sapa..
-Măng chua
Măng vầu mới nhú được 25 – 30cm, mang về bóc và rửa sạch rồi thái thành từng
lát nhỏ, không cho dính vào nước. Ủ măng vào chum, dùng túi bóng che kín miệng
chum. Sau 20 – 30 ngày, măng sẽ chua. Lấy măng chua nấu với cá hay các loại thịt
đều được. Khi nấu, măng ăn có vị chua mát, ngon, kích thích cảm giác ăn được nhiều.
-Phở chua Bắc Hà
Bắc Hà là một huyện vùng cao ở phía Đông Bắc của tỉnh. Đến đây du khách
không chỉ được khám phá đời sống thường nhật của các dân tộc miền cao Tây Bắc
(chưa bị “du lịch hóa” nhiều như Sapa), mà còn được khám phá những món ăn lạ lẫm,
trong đó có phở chua.
Phở chua là một loại phở trộn, dùng sợi phở nóng mới làm, trộn cùng thịt xá xíu,
rau sống, lạc, gia vị, trong một hỗn hợp nước chua hơi đặc được chắt lọc từ nước ngâm
rau cải.
-Cuốn sủi
Cuốn sủi hay phở khan là món ăn độc đáo với sợi phở trắng mềm, điểm thêm
những sợi mì củ dong chiên giòn thơm, ăn cùng thịt bò, nước sốt sền sệt là sự cộng
hưởng của nhiều hương liệu khác nhau. Các hàng cuốn sủi như vậy có nhiều ở Lào
Cai, dễ tìm nhất là quán ở gần ga Lào Cai
-Quả tỳ bà

Tỳ bà hay nhót tây là loại đặc sản khá “hot” của Lào Cai hay Lạng Sơn. Quả này
có mùi thơm, vị chua chua ngọt ngọt, hái từ những cây tỳ bà trồng trong vườn của
người dân miền cao. Quả này có nhiều công dụng trong đó phổ biến nhất là trị viêm
họng, phòng các bệnh cảm lạnh.
22


-Nem măng đắng
Măng đắng là loại măng từ cây vầu, được đồng bào miền cao lấy về nấu chín rồi
lột lấy miếng lá bánh tẻ mềm, dai để cuốn với nhân làm từ thịt, xương gà cùng các thứ
gia vị. Sau khi cuốn lại thành nem, món này được rán vàng rồi bày ra dĩa. Đây là một
món rất độc đáo không thể bỏ qua khi có dịp đến thăm những vùng dân cư trên núi cao
Lào Cai.
c.Các món ăn dân tộc.
-Lợn cắp nách
Lợn “cắp nách” được ra đời từ thói quen chăn nuôi lạc hậu của bà con các dân
tộc vùng cao như: Dao, Thái, Mông… Đây thực chất là giống lợn đặc trưng truyền
thống chuyên thả rông chẳng phải nuôi dưỡng của đồng bào. Muốn có một đàn lợn
“cắp nách” thì chỉ cần mua một đôi, gồm một con đực và một con cái, sau đó thả
chúng vào khu rừng gần nhà mình. Đôi lợn đó sẽ luôn đi bên nhau, làm ổ trong rừng,
tự kiếm ăn. Đến mùa sinh sản thì chúng giao phối và đẻ ra cả đàn lợn hàng chục con
chỉ to hơn ngón chân cái.
-Rượu San Lùng
Truyền thuyết người Dao truyền tụng rằng rượu San Lùng đặc sản Lào Cai là
rượu của trời, của các đấng thiên tinh. Các vị Bồ Tát thường phái Tiên sa xuống núi Pò
Sèn (ở Bản Xèo – Bát Xát) lấy rượu về. Ấy là khi trời mưa, nắng, người ta thường thấy
xuất hiện một chiếc cầu vồng như ba vòi nước hút từ dòng suối chảy ra từ lòng nùi Pò
Sèn ngược lên trời. Người Dao đỏ gọi ba vòi nước đó là San Lùng, nghĩa là ‘tam long’
và địa danh ấy là San Lùng. Là vùng đất có rồng thiêng, nên đồng bào đến ở lập thành
làng bản và sinh sống bằng nghề làm nương nấu rượu. Rượu San lùng là loại rượu quý

chỉ để dùng cúng bái trời đất tổ tiên, lễ, tết, hội hè, cưới hỏi và để đãi bạn hiền.
-Thịt sấy gác bếp
Các loại thịt trâu, bò, ngựa, lợn thường được người Mông treo lên gác bếp để
sấy. Thịt trâu, bò, được thái dọc thành từng miếng khoảng 2 – 3kg, xâu lại và treo lên
gác bếp để làm thức ăn dự trữ. Các loại thịt khi treo lên gác bếp sẽ khô dàn và để được
hàng năm. Khi ăn, cọ rửa sạch mùi bồ hóng và bụi rồi cho vào xào với cà chua, măng.
Riêng thịt trâu, bò đã sấy kho cho vào tro bếp để nướng (không có than), sau đó
đem ra đập hết tro và bụi để uống rượu. Thịt sấy thường có vị bùi, thơm, giòn.
-Gà nấu canh gừng
23


Gà nấu canh gừng theo tiếng Tày gọi là “cáy keng ké”. (Cáy là gà, keng là canh
và ké là gừng). Đây là món ăn rất được người Tày ở Bảo Yên coi trọng và được nấu
thường xuyên trong các dịp tiếp khách quý hoặc trong nhà có người ốm và cũng là
món ăn phổ biến của họ trong những ngày đông giá.
-Ốc hôn
Không giống với các loại ốc của nhiều nơi trong cả nước, người Tày - Bảo Yên
(Lào Cai) chỉ dùng loại ốc sống trong những dòng suối đá để luộc. Người Tày gọi đó
là “ốc đát”, tức ốc đá. Đặc điểm của loại ốc này là thân to, dài, vỏ ốc có vân, thân ốc
có màu xám xanh.
Ốc khi luộc được chặt bỏ phần đuôi nhọn và khi ăn người ăn phải dùng hơi mà
hút thịt ốc ra, người Tày thường đùa nhau đó là món “ốc hôn” và cái tên này định vị
cho cách ăn độc đáo của người dân nơi đây từ lúc nào không biết.
-Canh gà đen
Món canh gà đen bắt nguồn từ dân tộc Mông. Thông thường, người Mông chỉ
nấu cho người ốm dậy, hoặc thết đãi khách quý. Khi nấu canh gà, người ta chọn con
gà vừa phải, không to quá, hoặc nhỏ quá. Gà được làm sạch, chặt thành từng miếng
nhỏ tầm hai đốt ngón tay, không bỏ bộ phận nào.
Những gia vị chính là gừng tươi, sả, ớt, thảo quả, lá chanh, hạt tiêu, muối, mì

chính…Thịt gà chặt ra được ướp với các gia vị gừng, sả, thảo quả đập dập, ít ớt khô,
vài lá chanh thái to, một chút muối và đặc biệt là một vài giọt rượu ngô Mường
Khương. Sau đó, người ta xào qua trên bếp rồi đổ nước vào đun, cho mấy quả ớt tươi,
nêm muối, mì chính vừa đủ. Món canh có thể đun vừa chín hoặc để lâu một chút cho
các gia vị ngấm vào thịt.
Ngày nay, món canh ngon bổ dưỡng độc đáo này đã được nhiều người học làm
theo và đưa vào thực đơn trong các nhà hàng ăn uống ở Mường Khương.
-Thịt gừng
Hàng năm, cứ mỗi dịp tết đến, người Nùng Dín lại mổ lợn đón Xuân. Dù lợn to
hay bé, mỗi nhà cũng phải chuẩn bị thịt để chế biến nhiều món ăn trong ngày tết.
Ngoài món thịt làm nhân bánh thì người Nùng Dín còn làm món thịt gừng 'tiếng Nùng
Dín gọi là Nứt sinh'. Món ăn này rất bình dị, chế biến đơn giản nhưng có hương vị
riêng, từ lâu là thức ăn quen thuộc của dân tộc này.
Người Nùng Dín thường ăn món thịt gừng theo hai cách là hấp hoặc nấu. Nếu
hấp thì có thể cho thêm một chút nước, hạt tiêu, rau thơm thì món ăn sẽ toả mùi thơm
24


hấp dẫn hơn nhiều. Nếu nấu thì đổ thêm một lượng nước tương xứng với lượng thức
ăn đun chín tới, cho gia vị như mì chính, hạt tiêu hoặc rau cần tây. Kể cả người già hay
trẻ nhỏ không ăn được xương thì trộn cơm với nước thịt này cũng xuýt xoa ngon
miệng.
-Thắng cố ngựa
Thắng cố truyền thống của người H’Mông chỉ được nấu từ ngựa, sau này được
các dân tộc khác cải biến thêm thịt bò, trâu, lợn đồng thời sáng tạo ra công thức nấu
khác nhau. Tuy nhiên, thắng cố ngon nhất vẫn là thắng cố ngựa ở vùng Bắc Hà,
Mường Khương, Sa Pa – Lào Cai.
Cách nấu thắng cố rất đơn giản, gia vị truyền thống gồm 12 thứ gồm thảo quả,
hoa hồi, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị bí truyền khác, trong đó cây thắng cố là
gia vị thứ 12. Thịt và “lục phủ ngũ tạng” được rửa sạch, luộc chín, có thể ướp trước

với các loại gia vị, sau đó thả vào nồi nước dùng có xương ngựa, nội tạng, tiết và 12
loại gia vị kể trên đã được đun sôi, rồi cứ thế ninh nhừ hàng tiếng đồng hồ. Những nồi
thắng cố ở các phiên chợ vùng cao rất lớn, đủ cho vài chục người ăn, còn trong các
nhà hàng, từ nồi thắng cố lớn, lúc ăn mới múc ra nồi lẩu rồi thái thịt ngựa thả vào.
Để thưởng thức thắng cố với hương vị nguyên gốc, du khách nên đến với những
phiên chợ của người H’Mông ở Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương. Những bát thắng cố
được múc ra phục vụ thực khách từ những chảo lớn sóng sánh thịt nạc, thịt mỡ và lục
phủ ngũ tạng. Nội tạng ngựa được chế biến sạch có mùi thơm, ăn rất giòn, thịt ngựa
bùi bùi, ngon ngọt, ăn kèm với các loại rau nhúng như cải mèo, cải ngồng, cải lẩu,…
chấm với loại nước chấm đặc biệt làm từ ớt Mường Khương nổi tiếng cay, nồng, giúp
thực khách xua tan đi cảm giác rét mướt của núi rừng vùng cao này.
1.4. Cơ sở hạ tầng.
Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng,
bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông, và trong giai đoạn 2015 - 2020 sẽ triển
khai dự án sân bay Lào Cai, tỉnh đề nghị chính phủ cho phép kêu gọi đầu tư nước
ngoài đối với dự án này.
1.4.1. Mạng lưới và phương tiện giao thông:
các loại hình giao thông có trên lãnh thổ-đường sắt, đường bộ, đường sông,
đường biển, đường hàng không,…
1.4.1.1. Đường bộ:
Hiện có 04 tuyến đƣờng quốc lộ đi qua bao gồm: quốc lộ 70, 4D, 4E, 279 kết
25


×