Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Tiểu luận Dự án quán kem Hoàng Khang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.05 KB, 58 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DA: Dự án
ĐHV: Điểm hòa vốn
AIG là Hiệp hội những người sản xuất kem Itali
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
Tp: Thành phố
CĐ: Cao đẳng
THPT: Trung học phổ thông
PR (Public relations): Quan hệ công chúng
WC ( Water closet): Nhà vệ sinh


PHẦN I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1.

Đặt vấn đề

Năm 2016 được coi là năm bắt đầu công cuộc khởi nghiệp: Tại nghị
quyết số 1 năm 2016, Chính phủ đã lần đầu tiên yêu cầu phải thi hành và từng
bước phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp như: vườn ươm doanh nghiệp, quỹ
hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm, dịch vụ đào tạo, tư vấn khởi
nghiệp. Thực hiện yêu cầu của Chính phủ, các Bộ nghành ráo riết thực hiện
nghiên cứu xây dựng và chuận bị ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ
cho công cuộc khởi nghiệp từ bản thân muốn sử dụng lợi thế cũng như điều
kiện bản thân để thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình trong công cuộc
Start Up này.
Xuất phát từ nhu cầu của bản thân cũng như các bạn trẻ muốn tìm kiếm một
không gian riêng, thoải mái để thư giãn, giải trí sau thời gian học tập và làm việc căng


thẳng. Ngoài ra, còn xuất phát từ nhu cầu của nhiều gia đình trên địa bàn Cần thơ cũng có
nhu cầu hội, họp gia đình sau một ngày làm việc hay những buồi đi chơi cuối tuần sum vày
bên nhau, làm tăng sự ấm cúng, chia sẽ trong gia đình. Cùng với sự phát triển của xã hội
thì nhu cầu thư giãn đang được quan tâm. Bắt nguồn từ những lý do trên, thiết nghĩ nên
có một nơi để mọi người có thể giải tỏa mệt mỏi, có thể trò chuyện cùng bạn bè cùng với
thưởng thức các món ăn hay thức uống.Ngày nay việc mở quán kinh doanh rất đa dạng
như quán ăn, quán café, quán kem, và nó đã tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các
quán với nhau. Tôi nhận thấy rằng mô hình kinh doanh kem tươi đang ngày càng được mở
rộng và thu hút được sự chú ý của không ít các bạn trẻ với mong muốn là bước đầu cho
quá trình khởi nghiệp của mình.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng quán kem, nhà hàng kem tươi là một trong những
hình thức kinh doanh rất phổ biến của ngành dịch vụ giải khát.Theo một số ý kiến của các
bạn trẻ ngày nay, được ngồi cùng bạn bè thưởng thức những ly kem hay trò chuyện bên
chiếc lẩu kem với nhiều hương vị hấp dẫn và hình thức bắt mắt, giúp họ giải tỏa stress.
Chính vì những lý do trên, tôi đã nảy ra ý tưởng lập dự án kinh doanh quán kem tươi
(Bell).Để có cơ hội hệ thống háo lại kiến thức, thông tin, ý tưởng… cũng như làm quen với
môi trường đầu tư.Và cũng để đánh giá ý tưởng như thế nào, tiếp cận người dùng ra sao?
Ngoài ra còn kêu gọi vốn đầu tư qua dự án tiền khả thi này trong đời sống.


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Lên kế hoạch xây dựng và đưa vào hoạt động quán kem, tổ chức
hoạt động mạng lại hiệu quả cao nhất.
Mục tiêu cụ thể:

1.3.


-

Phân tích cơ sở hình thành dự án

-

Phân tích nhu cầu của khách hàng muc tiêu.

-

Phân tích tính khả thi và khả năng cạnh tranh của dự án.

-

Phân tích tài chính và kinh tế xã hội của dự án sau khi dự báo kết
quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm tới.

Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập thông tin trên mạng, báo chí và trực tiếp lại các quán kem
trên địa bàn thành phố Cần Thơ để nắm thông tin về giá sản phẩm
kem.
Thu thập số liệu về chi phí trên mạng, thông qua người quen hay
trực tiếp các cửa hang cần mua vật liệu.
Tham thảo ý kiến của bạn bè, người than và những người làm trên
lĩnh vực kinh doanh quán kem.

-


Phương pháp phân tích số liệu:
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để tổng hợp các số liệu,
nhận xét đánh giá về thị trường.
Sử dụng phương pháp định lượng thông qua các chỉ số tài chính để
tính NPV, IRR, thời gian hòa vốn để đánh giá tính khả thi của dự
án.

1.4.

1.5.

Đối tượng nghiên cứu
-

Khách hàng hiện đang sống hoặc làm việc tại quận Ninh Kiều và
những khách hàng hay lui tới địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố
Cần thơ

-

Những quán sẽ là đối thủ cạnh tranh của quán kem sau khi đưa
vào kinh doanh.

-

Những địa điểm có thể xây dựng án.

Phạm vi nghiên cứu
Chỉ nghiên cứu trong phạm vi địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần


Thơ


Giới hạn nôi dung nghiên cứu: Tiểu luận chỉ tập trung nghiên cứu và
phân tích những yếu tố cơ bản cấu thành nên dự án và phân tích sơ lượt hiệu
quả tài chính và kinh tế - xã hội của dự án để cho thấy được sự cần thiết và
hiệu quả của dự án khi đầu tư.
1.6. Ý nghĩa của đề tài
Việc thành lập quán sẽ mở ra một môi trường văn hóa lành mạnh cho
người dân trên địa bàn, là một nơi giải trí thư giản chất lượng, góp phần hạn
chế tệ nạn xã hội
Khi có được lợi nhuận nhất định, dự án góp một phần thuế vào ngân
sách nhà nước và các khoản phí về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm
Giaỉ quyết được một số lượng nhỏ việc làm trên địa bàn, còn giúp cho
một số sinh viên có nhu cầu làm thêm ngoài giờ học để trang trải phần nào đó
chi phí học tập.
1.7. Bố cục đề tài
Phần I: Tổng quan
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Phần II: Nội dung dự án
Chương 1: Sự cần thiết đầu tư
Chương 2: Tổng quan về thị trường
Chương 3: Mô tả dự án và chiến lược marketing
Chương 4: Cơ sở vật chất và công nghệ kỹ thuật
Chương 5: Cơ cấu nhân sự và tiền lương
Chương 6: Phân tích dự báo tài chính
Chương 7: Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dứ án
Chương 8: Kết luận - kiến nghị



Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm về dự án đầu tư
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các
hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định (Luật
Đầu tư 2014)
Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí có liên quan với nhau
được hoạch định nhằm đạt được mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định (Theo
Ngân hàng thế giới).
2.1.2. Đặc trưng của đầu tư

-

Phải là hoạt động diễn ra trên thị trường,

-

Phải có sự tiêu tốn vốn ban đầu,

-

Nó diễn ra theo một quy trình : thường được chia làm 3 giai đoạn: giai
đoạn tiền đầu tư, giai đoạn đầu tư, giai đoạn khai thác,

-

Đầu tư luôn gắn liền với rủi ro và mạo hiểm


-

Mọi quá trình đầu tư đều có mục đích

2.1.3. Yêu cầu của một dự án
Để dự án có sức thuyết phục, tính khả thi, dự án cần đáp ứng các yêu
cầu cơ bản sau:
Tính pháp lý: Dự án đầu tư cân có cơ sở pháp lý vững chắc tức là phù


hợp với chính sách và luật pháp của nha nước, phải nghiên cứu kỹ chủ
chương, chính sách của Nhà nước, các văn bản pháp quy có liên quan đến
hoạt động đầu tư, (Luật Đầu tư 2014, Luật lao động 2016, Luật xây dựng
2014, thuế, các văn bản chính sách có liên quan…)
Tính khao học:
• Về số liệu phải chính xác, thông tin đáng tin cậy, phải đảm bảo tính
trung thực, khách quan. Những số liệu thu thập có phương pháp thích
hợp, số mẫu điều tra phải đủ lớn…
• Phương pháp tính toán phải đảm báo tính chính xác, phải đảm bảo tính
chất có thể so sánh được giữa những chỉ tiêu cần so sánh, áp dụng
chặc chẽ các phương pháp quản lý tài chính để phân tích hiệu quả,
• Phương pháp phải logic, chặt chẽ giữa các nội dung, giải thích hợp lý,
có cơ sơ khoa học thuyết phục.
Tính khả thi: Dự án phải có tính khả thi trong thực tế. Vì vậy việc xây
dựng dự án phải căn cứ vào tình hình thực tế, cụ thể cả về không gian, thời
gian.
Tính hiệu quả: Dự án được phản ánh thông qua các chỉ tiêu tài chính,
các chỉ tiêu thể hiện tính khả thi về mặt tài chính và xem xét mối quan hệ
giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội mà dự án mang lại. Để đảm bảo điều

này khi soạn thảo cần tính toán chính xác các dữ liệu đã thu thập.
Ngoải các yêu cầu tính pháp lý, khoa học, khả thi và hiệu quả ta còn
còn một yếu tố mà ta ích quan tâm đến đó là tính phỏng định: Bất cứ một dự
án nào cũng mang tính phỏng định, dù đã chuẩn bị tốt như thế nào thì cũng
chỉ là một bản tài liệu có tính chất dự trù, dự báo về khối lượng sản phẩm, qui
mô sản xuất, giá cả, chi phí sản xuất kinh doanh, lượng khách hàng mục tiêu,
nhu cầu thị trường…. chứ chưa thực hiện. Nội dung dự án không thể phản án
hết mọi yếu tố thực tế có ảnh hưởng, tác động, chi phối đến hoạt động của dự
án khi thực hiện. Chính vì vậy để một dự án hoạt động hiệu quả, ngoài việc
xây dựng dự án đầu tư tốt còn đòi hỏi nhà quản trị thực hiện có khả năng linh
hoạt nắm bắt những yếu tốb thay đổi của môi trường nhằm điều chỉnh, bổ
sung cho dự án luôn thích ứng với mọi điều kiện, hoàn cảnh cụ thể khi thực
hiện.
2.1.4. Phân loại dự án (Theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP)
-

Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại
công trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án
nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định
của pháp luật về đầu tư công và được quy định chi tiết tại Phụ lục I
ban hành kèm theo Nghị định này.

-

Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế


- kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
• Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
• Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức

đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất):
-

Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng
gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà
nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác.

2.1.5. Đặc điểm, vai trò của dự án đầu tư
2.1.5.1 Đặc điểm
Đối với nhà nước và các định chế tài chính: dự án đầu tư là cơ sở thẩm
định, ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho dự án
Đối với chủ đầu tư:
• Là căn cứ quan trọng để quyết định bỏ vốn đầu tư.
• Là văn kiện, cơ sở xin phép đầu tư và giấy phép đầu tư.
• Là phương tiện để tìm tìm các đối tác trong và ngoài nước liên
doanh bỏ vốn đầu tư.
• Là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tài trợ hoặc
cho vay.
• Là căn cứ quan trọng để xem xét giải quyết mối liên hệ về quyền
lợi và nghĩa vụ các bên tham gia.
2.1.5.2. Vai trò của dự án đầu tư
-

Góp phần xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, tạo nguồn lực mới
cho sự phát triển.

-

Giải quyết mối quan hệ cung – cầu về sản phẩm và dịch vụ trên thị
trường, cân đối quan hệ sản xuất và tiêu dùng trong xã hội.


-

Là phương tiện khai thác và phát triển hiệu quả các nguồn lực
quốc gia và là phương tiện chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh
tế.

-

Giải quyết mối quan hệ cung – cầu về vốn trong phát triền.

-

Góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
nhân dân, cải tiến bộ mặt kinh tế xã hội đất nước.

2.1.5.3. Bản chất của dự án đầu tư
Dự án đầu tư được hình thành và thực hiện bằng các nguồn lực huy
động như sau: Vốn, Công Nghệ, Lao động và Tài nguyên thiên nhiên. Giống
như lý thuyết phát triển của một quốc gia thì trong đó nhân tố “con người” là


quyết định, được thể hiện qua công thức sau:
D=f(C, T, L, R)
• D là khả năng phát triển của một quốc gia
• C là khả năng về vốn
• T là khả năng về công nghệ
• L là khả năng về lao động (con người)
• R là khả năng về tài nguyên thiên nhiên
2.1.3. Nội dung cơ bản của dự án đầu tư


2.1.3.1. Phân tích cơ hội đầu


a. Tư cách pháp nhân của chủ đầu tư:
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hợp lý
b. Cơ sở pháp lý để hình thành dự án:
-

Khi lập dự án đầu tư trước hết căn cứ vào chủ trương, chính
sách pháp luật của nhà nước;

-

Nguồn gốc các tài liệu làm cơ sở pháp lý sử dụng;

-

Xuất xứ của vấn đề và các căn cứ pháp lý;

-

Phân tích các kết quả điều tra điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã
hội, các đặc trưng về qui hoạch, kế hoạch phát triển của địa
phương, của khu vực và của Nhà nước;

-

Dựa vào những nguyên tắc về đầu tư của Nhà nước mà dự án
đang hướng đến;


-

Phân tích mục tiêu của dự án.

c. Phân tích tình hình tị trường:
Đánh giá về nhu cầu hiện tại của sản phẩm, dự báo nhu cầu
tương lai về số lượng, chất lượng, giá cả… của sản phẩm mà dự án
định triển khai sản xuất.
-

Dự báo về thời gian mà sản phẩm, dịch vụ còn được chấp nhận
trên thị trường.

-

Dựa vào khả năng chiếm lĩnh, xâm nhập thị trường của sản
phẩm trong hiện tại và tương lai.

d. Ưu thế sản phẩm trên thị trường, khả năng đầu tư của doanh
nghiệp.
-

Phân tích tính ưu việt, những hạn chế của sản phẩm về mặt
chất lượng, hình ảnh, hình thức, mẫu mã…và hướng khắc


phục.
-


Phân tích khả năng đầu tư dự án dựa trên các yếu tố về nguồn
nhân lực của doanh nghiệp.

e. Phân tích các yếu tố
Lựa chon sản phẩm, sản lượng trên cơ sở phân tích các yếu tố
thị trường
2.1.3.2. Mục đích, yêu cầu của dự án
-

Tùy thuộc vào loại dự án, quy mô, điều kiện môi trường
đầu tư,

-

Xác định tính phù hợp và kả thi về mặt chính sách, điều
kiện chính trị, kinh tế - xã hội khu vực hình thành dự án.

-

Tính phù hợp và khả thi về mặt kỹ thuật, công nghệ, điều
kiện tổ chức quản lý, các yếu tố tài chính, tính khả thi vế
mặt thị trường,

-

Xác dịnh rõ đặc điểm của sản phẩm dự tính sản xuất, chỉ rõ
thị trường tiêu thụ sản phẩm,

-


Xác định qui mô, năng lực sản xuất của dự án định đầu tư,

-

Dự kiến lịch trình sản xuất kinh doanh.

2.1.3.3. Nội dung của dự án
1. Lựa chọn hình thức đầu tư:
-

Phân tích những điều kiện và lợi ích của việc huy động
thêm năng lực đầu tư, mở rông quy mô( dự án mở rộng)

-

Lựa chọn các hình thức tối ưu đề hình thành đầu tư như
nhà máy, doanh nghiệp trực thuộc liên doanh…

-

Phân tích lựa chọn quy mô đầu tư trên cơ sở phải thích hợp
các điều kiện cụ thể của chủ đầu tư và môi trường đầu tư.

2. Chương trình sản xuất và các nhu cầu cần đáp ứng:
-

Chương trinh sản xuất:
o Xác định cơ cấu sản phẩm, đặc điểm sản phẩm hoặc dịch
vụ dự án dự kiến cung cấp,
o Xác định quy mô, năng lực sản xuất, thị trường tiêu thụ

sản phẩm,
o Dự kiến kịch trình sản xuất, kinh doanh, bán thành phẩm,
phế phẩm…

-

Các nhu cầu đầu vào và hướng giải quyết:


o Tính toán nhu cầu đầu vào dựa trên chuẩn định mức kinh tế
kỹ thuật để xác định
o Giới thiệu đặc điểm sử dụng, bảo quản, vận chuyển, giao
nhận, tính chất, nguồn gốc của nguyên vật liệu.
o Đánh giá tình hình cung ứng các loại nguyên vật liệu trên
thị trường trong hiện tại, tương lại và dự trù các nhu cầu
dự trữ
o Xây dựng chương trình cung cấp nguyên vật liệu, nhiên
liệu cho sản xuất:
 Các giải pháp về đảm bào nguồn nguyên vật liệu, nhiên
liệu cho sản xuất
 Phân tích đánh giá những rủi ro có ảnh hưởng bất lợi tới
việc cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu và hướng khắc
phục,
 Xây dựng dự toán ngân sách cho lịch trình cung cấp
nguyên vật liệu.
-

Các nhu cầu đầu ra và hướng giải quyết:

-


Dự kiến phương thức bán hàng, giải pháp về tổ chức mạng
lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ…

-

Các chính sách, chương trình dự kiến để đảm bảo cho viêc
thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.

3. Phương án lựa chọn địa điểm, bố trí mặt bằng xây dựng:
Mỗi phương án địa điểm cần được phân tích đánh giá trên các
khía cạnh.
-

Phân tích các điều kiện cơ bản:

Điều kiện tự nhiên, khí tượng, thủy văn, địa chất công
trình, địa hình, hiện trạng đất đai, tài nguyên trong long đất, môi
trường…
Điều kiện xã hội: Tình hình dân cư, phong tục tập quán,
chính sách phát triển của địa phương.
Điều kiện cơ sở hạ tầng như kỹ thuật, giao thông, liên lạc,
chợ, bệnh viện, trường học…
Đặc điểm về quy hoạch, kế hoạch phát triển của khu vực
và nhu cầu sử dụng đất, khả năng đáp ứng…
-

Phân tích về mặt kinh tế của địa điểm:



Các chi phí liên quan tới địa điểm lựa chọn, ảnh hưởng tới
quy mô của vốn đầu tư ban đầu
Chi phí khảo sát, đền bủ giải tỏa, san lấp mặt bằng, điều
kiện thuê đất, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, khả năng sử dung
cơ sở hạ tầng hiện có.
-

Chi phí làm gia tăng giá thành sản phẩm trong quá trình sản
xuất: cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng, điện, nước…
và chi phí làm gia tăng giá trị tiêu thụ sản phẩm.

-

Phân tích lợi ích và ảnh hưởng xã hội:

Những ảnh hưởng tác động của dự án đến đời sống dân
cư, ảnh hưởng tới phong tục tập quán, tín ngưỡng…
Những ảnh hưởng tác động của dự án đến hoạt động của
doanh nghiệp khác và an ninh Quốc phòng của khu vực.
Những ảnh hưởng của dự án đến môi trường sinh thái, sử
dụng các nguồn lực hạn chế, tác hại đến cảnh quan, di tích văn
hóa lịch sử…
4. Lựa chọn phương án công nghệ và thiết bị:
-

Công nghệ:
Giới thiệu phương án công nghệ, quy trình sản xuất, mô
tả đặt trưng cơ bản về mặt kinh tế, kỹ thuật của công nghệ, rút
ra kết luận về phương án lựa chọn công nghệ tối ưu nhất
Đánh giá mức độ hiện đại của công nghệ, ảnh hưởng của

công nghệ đến chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm
Nội dung, yêu cầu chuyển giao công nghệ, giá cả, các
điều kiện tiếp nhận và chuyển giao công nghệ
Ảnh hưởng của công nghệ tới môi trường sinh thái và
các giải pháp xử lý

-

Thiết bị
Danh mục máy móc thiết bị: Số lượng, chất lượng, nhãn
hiệu, quy cách, giá cả, nguồn cung cấp…
Mô tả tính năng xử tác dụng, thông số kỹ thuật cơ bản,
điều kiện vận hành, bảo dưỡng, điều kiện lắp đặt và đào
tạo công nhân đáp ứng nhu cầu của thiết bị
Lập dự trù tổng kinh phí mua sắm, chi phí duy trì hoạt
động
Xác định nguồn cung cấp, phương án mua sắm máy móc


thiết bị phù hợp nhất đối với điều kiện hoàn toàn cụ thể của chủ
đầu tư
5. Phân tích hiệu quả của dự án:
5.1.

Phân tích hiệu quả tài chính của dự án:

a. Xác định tổng kinh phí đầu tư:
-

Các khoản chi tiêu trước đầu tư


-

Vốn đầu tư vào tài sản cố định bao gồm:
• Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị,
• Vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản,
• Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến,
• Giá trị của tái sản cố định được cho, biếu, tặng và góp vốn
liên doanh,
• Vốn đầu tư cho việc sử dụng đất,
• Vốn đầu tư cho việc sử dụng nhà
• Vốn đầu tư mua hoặc thuê phát minh, sang chế, bí quyết
kỹ thuật
• Các khoản chi phí cho lợi thế kinh doanh
• Hợp đồng thuê tài sản cố định có quy định tỷ lệ lãi suất
theo năm

-

Vốn đầu tư vào tài sản lưu động ròng:
Đầu tư cho vốn sản xuất: nguyên vật liệu, tiền điện
nước, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, bao bì, lương công nhân,
bán thành phẩm mua ngoài…
Vốn lưu thông: hàng tồn kho, hàng gói đi bán, bán nợ,
vốn bằng tiền, vốn dự phòng.
b. Dự kiến kế hoạch huy động vốn:
• Nguồn vốn huy động: vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn huy
động từ các đối tác lien doanh và các nguồn vốn khác.
• Hình thức góp vốn: Ngoại tệ, nội tệ, tài sản hiện vật, tài
sản tài chính khác.

• Tiến độ góp vốn: để giảm chi phí cơ hội cho đồng vốn cần
xây dựng lịch trình góp vốn cụ thể về tiến độ huy động
vốn cắn cứ tên tiến độ xây dựng cơ bản, mua sắm trang
thiết bị…


c. Hoạch định ngân quỹ của dự án:
• Bảng dự trụ kế hoạch khấu hao, trả nợ, trả lãi vay.
• Bảng tính toán tổng hợp các chỉ tiêu cho sản xuất kinh
doanh theo từng giai đoạn huy động công suất khác nhau.
• Bảng tổng hợp nguồn thu nhập ròng từ hoạt động của dự
án.
• Bảng cân đối lổ - lãi, bảng dự trù ngân quỹ hoạt động,
ngân quỹ điều chỉnh… cho dự án.
• Xây dựng chỉ tiêu đánh giá an toàn vốn vay và hiệu quả
hoạt động của dự án.
• Tỉ lệ nhuận trên doanh thu = x100
• Tỉ suất lợi nhuận trên vốn =
d. Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án:
• Tính toán giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV):NPV là
hiệu số của tổng giá trị hiện tại toàn bộ các khoản thu nhập
mà dự án tạo ra được trong suốt vòng đời hoạt động của
nó và tổng giá trị hiện tại của toàn bộ các khoản đầu tư.
Chỉ tiêu này cho ta biết quy mô của các khoản thu nhập
rồng mà dự án có thể mang lại sau khi đã hoàn đủ vốn đầu
tư ban đầu tính theo hiện giá.
NPV = ∑PV(Dt) - ∑PV(It)
NPV

: Hiện giá thuần


∑PV(Dt)

: Tổng hiện giá tích lũy

∑PV(It)

: Tổng hiện giá vốn đầu tư của dự án

PVn =
PIn =
Fi : Là khoản thu ròng của dự án tại năm(i) tính từ năm gốc.


n: là vòng đời của dự án
Ii : khoản đầu tư dự án tại năm (i) tính từ năm gốc.
PIi : là hiện giá của các khoản đầu tư.
Hay tính theo công thức :
NPV =CFo + +++
r: Là chiết khấu của dự án
n: Là số năm thực hiện dự án
CF: Là ngân lưu ròng của dự án
Qui tắc chọn dự án bằng chì tiêu hiện giá ròng của dự án:
 Khi NPV = 0, dự án dược bù đắp về giá trị của tiền tệ theo
thời gian và rủi ro. Nghĩa là dự án có tỷ suất sinh lời bằng
lãi chiết khấu của dự án => có thể chấp nhận dự án.
 Khi NPV <0, có nghĩa dự án có mức sinh lời thấp hơn chi
phí cơ hội của vốn (thu nhập từ dự án không đủ cho chi phí
sử dụng vốn) =>không chấp nhận dự án.
 Khi NPV >0, dự án có tỷ suất sinh lời cao hơn chi phí cơ

hội của vốn (lãi suất chiết khấu) => chấp nhận dự án.
-

Xác định tỷ suất nội bộ (IRR)

Tỷ suất sinh lời nội bộ chính là tỷ suất chiết khấu của dự án, mà
với tỷ suất này, hiện giá thu nhập thuần NPV của dự án bằng 0.
Vì vậy một dự án đầu tư được chấp nhận tỷ suất lợi nhuận thực tế
của nó bằng hoặc cao hơn tỷ suất sinh lời yêu cầu (lãi suất ngân
hàng cho vay). Theo tiêu chuần IRR, dự án được chấp nhận là dự
án có IRR lớn hơn hoặc bằng chi phí vốn của dự án (lãi suất cho
vay của ngân hàng).
Tỷ suất sinh lời nội bộ được tính theo công thức:
=
Hay tính theo công thức IRR= r + x (r2-r1)
r1: Tỷ suất chiết khấu thấp sao cho NPV1>0
r2: Tỷ suất chiết khấu cao sao cho NPV1<0(
ta có: r1Trị số (r) tính được từ công thức trên chính là tỷ suất thu hồi nội
bộ.


-

Xác định chỉ số lợi nhuận của dự án (PI): chỉ số lợi
nhuận PI là tỳ số giữa giá trị hiện tại ròng của các khoản
thu nhập từ dự án trên tổng các khoản đầu tư ban đầu. Chỉ
số PI được xác định như sau:

PI =

-

( với = + NPV)
Tính thời gian hòa vốn của dự án:

Thời gian hòa vốn có chiết khấu của dự án là thời gian cần thiết
để thu hồi lại hiện giá vốn đầu tư đã bỏ ra bằng hiện giá tích lũy
vốn hàng năm.
Việc hòa vốn xảy ra khi:
∑PV(Dt) = ∑PV(It)
Nếu ∑PV(Dt) < ∑PV(It) vượt qua thời điểm hòa vốn
Nếu ∑PV(Dt) > ∑PV(It) thì chưa hòa vốn
∑PV(Dt): tổng hiện giá vốn đầu tư phân bổ hàng năm.
∑PV(It) : tổng hiện giá tích lũy vốn hàng năm của DA.
-

Xác định điểm hòa vốn:

Điểm hòa vốn là (ĐHV) là điểm mà tại đó doanh thu vừa bằng
chi phí tức là giao điểm của hàm doanh thu với hàm chi phí.
-

Mục đích của việc xác định điểm hòa vốn lý thuyết:
+ Thiết lập một mức giá hợp lý
+ Đạt hiệu quả nhất trong khi kết hợp giũa chi phí cố định và chi
phí biến đổi
+ Để xác định thu hút và phân bổ tài chính trong các chiến lượt
khác nhau trong doanh nghiệp.
+Được sử dụng trong phân tích tính hiệu quả của dự án kinh
doanh.

+ Là điểm mà doanh thu ngang bằng với chi phí sản xuất có
nghĩa là tại điểm hòa vốn lý thuyết dự án không có lời, nhưng
không bị lỗ.
ĐHVlt=

FC: Là tổng chi phí cố định
VC: Là tổng biến phí


D: Là doanh thu
-

Sản lượng hòa vốn: (ĐHVsl)
Qhv =

Qhv: Sản lượng hòa vốn
FC: Chi phí cố định
Vc: Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vỉ sản
phẩm
Po: Giá sản phẩm

-

Điểm hòa vốn kinh tế: Là điểm mà doanh thu thuần bằng với chi phí
hoạt động, khi đó sản lượng hòa vốn được tính:
Qhv(KT)=

-

có nghĩa là EBIT=DTT-(F+V)=0


Điểm hòa vốn tài chính
Qhv(TC) =
Hay EBT=EBIT-R=0(tức là EBIT lúc đó bằng đúng lãi vay
do DN sử dụng nợ
Trong đó;
F: Định phí
P: Đơn giá bán sản phẩm
v: Biến phí/ sản phầm
V: Tổng biến phí (V= v.Q)
R: Lãi vay
EBIT: lợi nhuận trước lãi vay và thuế
EBT: Lợi nhuận trước thuế.
-

Chỉ tiêu hiện giá hệ số sinh lời của dự án P(B/C) Persen
value of Bennefit/Cost): là tỷ số giữa hiện giá lợi ích và
hiện giá chi phí trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án.

P(B/C) =
Dt+: Doanh thu hàng năm của dự án
Ct: Chi phí hàng năm của dự án.
at: Hệ số chiết khấu của dự án nắm thứ t ( năm tính là t = 0)
5.2.

Phân tích hiệu quả về mặt xã hội của dự án:

Hiện nay theo quy định, khi xây dựng dự án đầu tư, cần
tính toán môt số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội. Mục tiêu



cuối cùng xét trên góc độ nền kinh tế Quốc dân về mặt xã hội
là đóng góp cáng nhiều càng tốt cho thu nhập Quốc dân và
mang lại càng nhiều yếu tố lợi ích cho xã hội càng tốt. Đó là:
-

Giá trị hàng hóa dịch vụ gia tăng cho xã hội.

-

Khả năng đa dạng hóa và tỷ trọng nghành công nghiệp địa
phương.

-

Tạo thêm việc làm, thu nhập cho một số bộ phận dân cư.

-

Thỏa mãn một số mục tiêu về hàng hóa, dịch vụ cho xã hội,
tăng đóng góp ngân sách Nhà nước.

2.2. Một số khái niệm liên quan đến dịch vụ
Philip Kotler và Armstrong (1991) đã đưa ra định nghĩa về dịch
vụ như sau: “Một dịch vụ là một hoạt động hay một lợi ích mà một
bên có thể cung cấp cho bên kia, trong đó nó có tính vô hình và
không dễ dẫn đến sự chuyển giao, sự sở hữu nào cả”
-

Những đặc điểm của dịch vụ: (Theo Ghobadian, Speller & Jones,

1993; Groth & Dey, 1994, Zeithaml et al, 1990, dẫn theo
Thongsamak, 2001)
• Vô hình: Các dịch vụ điều không sờ thấy được, không giống
như các sản phẩm vật chất, chúng không thể nhìn thấy, thử
mùi vị, nghe hay ngửi chúng trước khi có được chúng.
• Sản phẩm đồng thời: Dịch vụ được sản xuất ra và tiêu dùng
đồng thời. Vì khách hàng cũng có mặt khi dịch vụ được thực
hiện, nên tác động qua lại giữa người cung ứng và khách hàng
là tính chất đặc biệt của marketing dịch vụ. Cả người cung
ứng và khách hàng điều ảnh huỏng tới chất lượng dịch vụ.
• Tính không thể tách rời: Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không
thể tách rời. Thiếu mặt này sẽ không có mặt kia.
• Tính không ổn định: Chất lượng dịch vụ giao động trong
khoảng rất rộng tùy thuộc vào người cung ứng, cũng như thời
gian và địa điểm cung ứng, mỗi lần cung ứng dịch vụ là mỗi
lần khách nhau.
• Tính không lưu trữ được: Không thể lưu trữ dịch vụ được.
Trong điều kiện nhu cầu không thay đổi thì tính không lưu trữ
được của dịch vụ không phải là vấn đề, bởi vì có thể dể dàng
thu xếp trước một cách thỏa đáng. Thế nhưng nếu nhu cầu
giao động thì công ty dịch vụ sẽ gặp những vấn đề nghiêm
trọng.


2.3. Những khái niệm về kem tươi
Kem hay cà rem (từ tiếng Pháp: crème) là món ăn ngọt dạng
đông lạnh làm từ sản phẩm sữa như kem béo, trứng gà thêm vào gia
vị và đường hoặc có vani, chocolate..... Hỗn hợp này được khuấy đều
khiến nước đá không kết tinh được. Kết quả là kem ở dạng mịn.
2.3.1. Lịch sử của kem

Từ thời cổ đại, người Hy Lạp, La Mã và Do Thái đã biết cách
làm lạnh nước quả, từ đó sáng tạo ra món đá hoa quả và hỗn hợp
kem sữa đông lạnh. Còn trong thế kỉ thứ nhất, Hoàng đế Nero (nước
Ý) năm 54, khi lên ngôi hoàng đế La mã, Nero cho mở đại tiệc và
ông làm cho mọi người không khỏi ngạc nhiên trước món tráng
miệng lạ lẫm có trong thực đơn mang tên: Tuyết ngọt. Để làm được
món tráng miệng lạ này, ông đã phải sai người lên tận đỉnh núi
Apennine để lấy "tuyết tươi" về ướp nó nhiều lần với mật ong và hoa
quả. Và về sau, chính món tuyết ngọt của Hoàng đế Nero này đã
được coi là tiền thân của món kem bây giờ.
Hơn 500 năm sau, tại Trung Quốc, dưới triều nhà Đường (618907), món tuyết ngọt của Nero lại có một hình hài mới. Đó là hỗn
hợp của sữa trâu, bò, dê đã được lên men, trộn với bột mì, sau đó
được ướp long não cho có hương vị và làm lạnh bằng băng với
muối. Món quý này, cũng như tuyết ngọt của Nero, chỉ được dùng
trong những buổi tiệc lớn của triều đình.
Năm1295, nhà hàng hải người Ý, Marco Polo trở về quê hương
sau 17 năm ởTrung Quốc. Cuốn sách “Description of the Woeld”
(Diện mạo thế giới) của ông đã làm cả châu Âu kinh ngạc. Trong số
vô vàn những điều lạ lẫm, Marco Polo nói đến có một thứ được gọi
là "sữa được làm khô trong một thứ bột nhão". Theo người Ý, đặc
sản này của Trung Hoa sẽ mãi chỉ là sữa và bột nhão nếu không có
Marco Polo. Chính nhờ ông mà nó mới trở thành kem ởchâu Â.
Đối vớiViệt Nam, món kem chỉ mới xuất hiện ở đầu thế kỷ 20,
do người Pháp mang công thức và cách chế biến sang phục vụ quân
đội xâm lược và từ đó trở nên rộng rãi với người Việt Nam nhất là
ởmiền nam Việt Nam
(Ngày 9/ 11/2013Tác giả: Công ty Tam Thuận Phát)
2.3.2. Kem Ý
Trên những con phố của Roma, các quán kem có thể được tìm
thấy dễ dàng ở khắp nơi trong thành phố.

Kem nổi tiếng nhất ở Ý có lẽ là gelato. Ta sẽ chỉ biết tới Roma
một nữa nếu chưa thưởng thức mối kem này. Ở đây có những cửa


hàng chuyên Gelato, những quán cà ohê bán Gelato, những cửa hàng
có riêng kem Gelato của mình. Loại kem làm từ nguyên liệu hoàn
toan tự nhiên này có từ thời Phục Hưng. Suốt một htời gian dài, đây
là món ăn dành riêng cho người giàu có. Các nhà sáng tạo – dân
vùng Dolomit ở phía Bắc và Sicilia ở phía Nam – không thể sống
nổi cung lớn hơn cầu. Họ phải di cư tới Austalia, Đức, Thụy Sĩ và
Pháp để bán Gelato.
Gelato đích thực chỉ làm từ nguyên liệu sạch, có nguồn gốc tự nhiên,
không bảo quản, không phụ gia, không hóa chất, đăc biệt là phần lớn
hương vị của Gelato được tạo lên bởi trái cây tươi điều này đồng nghĩa với
cảm nhận mùi vị, màu sắc từ Gelato luôn là thật, là tự nhiên và cũng
không thể là mùi vị hoàn hảo như hương liệu hóa học nhân tạo mang lại
trong kem thông thường.
Ăn Gelato, người ta không bị cảm giác lạnh buốt của kem, thay vào
đó là vị mát lạnh tan dần, êm dịu. Có những người Ý không đồng tình khi
gọi Gelato là kem, vì nó không chứa nước nên không đông đá và lạnh
cóng như kem thông thường. Nhiệt độ của Gelato bao giờ cũng cao hơn
kem 3-5 độ C. Gelato càng không giống những loại kem khác vì độ đặc
mịn cao và hàm lượng chất béo chỉ từ 0-8%. Với đặc điểm này, Gelato rất
hợp cho mùa đông và cho người thích ăn kem mà sợ tăng cân.
Một nghiên cứu mới công bố của Hiệp hội những người sản xuất
kem Italy (AIG) cho biết, một li kem 2 vị (mỗi vị 70 gram) có thể cung
cấp đủ dưỡng chất tương đương với một bữa ăn nhẹ. Ở Ý hiện tại có tới
120 vị kem khac nhau.
(Tìm hiểu một chút về Kem Ý – Gelato )


PHẦN II: NỘI DUNG DỰ ÁN
Chương 1
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ


1.1

Lời mở đầu

Thế giới xung quanh chúng ta có biết bao điều làm bạn phải bận tâm? Tôi
cam đoan sẽ là vô số, nếu có ai trả lời ngược lại thì đó là con người có cuộc sống rất
lý tưởng. Nhưng những người như thế chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Cuộc sống giống
một cuộn hẹn, chúng ta ai cũng có những cuộn hẹn riêng của mình, nó mang màu
sắc riêng của bạn, của chính chúng ta. Với những vướng mắc mà chúng ta gặp phải
trong cuộc sống thường ngày như: học tập, tình yêu, công việc… những thứ làm ta
căng thẳng. Chính vì thế mà nhu cầu giải trí nhằm xả stress đã, đang và sẽ là nhu cầu
cấp thiết của con người trong cuộc sống thời kinh tế thị trường ngày nay. Bạn sẽ đi
đâu đây để xả hơi sau những giây phút mệt mỏi? Tôi là một người rất thích và có thể
nói là một tín đồ trung thành của những que kem, những cây kem ốc quế của mấy
chú bán kem dạo. Những que kem mát lạnh không chỉ làm bạn được giải thoát khỏi
sự nóng nực của cái nắng oi ả của mùa hè, mà còn cho bạn những giây phút vui vẻ
bên bạn bè, nhưng người thân yêu và mang đi bao nỗi buồn của bạn. Còn mùa đông
thì sao nhỉ: Tiết trời se lạnh đầu năm không làm mất đi cảm giác thèm vô cùng vị
kem mát lạnh tê đầu lưỡi và sự khoan khoái khi được nhâm nhi những chiếc bánh ốc
quế giòn tan, thơm lừng…Được cùng bạn bè ngồi thưởng thức những ly kem tươi
hay hàn huyên bên chiếc lẩu kem được trang trí đẹp mắt với màu sắc và hương vị vô
cùng hấp dẫn.
Tôi rất thích kinh doanh và cũng thích ăn kem nữa nên tôi muốn mở một cửa
hàng bán kem để có thể được chia sẻ sở thích của mình với bạn. Tuy hiện nay có rất
nhiều quán kem nhưng vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu của mọi người đặc biệt

trong dịp hè sắp tới. Với một cửa hàng kem tươi ngon, giá phải chăng, phục vụ tốt,
luôn quan tâm đến nhu cầu thư giãn của khách hàng tôi tin rằng chắc chắn sẽ được
nhiều người chấp nhận.
1.2. Sự cần thiết của dự án
Đây là loại hình kinh doanh đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều vốn cũng như
công nghệ kĩ thuật phức tạp.
Chi phí đầu tư không quá cao. Có thể dễ dàng huy động vốn từ gia đình, bạn
bè, ngân hàng …
Thưởng thức kem tươi khong chì là nhu cầu cần thiết mà còn là nhu cầu thư
giãn của mỗi người do môi trường học tập và làm việc vất vả. Thói quen của người
dân và văn hóa nơi đây muôn hình muôn vẽ, từ những quán vỉa hè đến sang trọng,
từ các quán sânvườn đến nghệ thuật
Hiện nay hầu hết các sinh viên có xu hướng tụi tập hay làm bài tập nhóm
cùng bạn bè họ thường kiếm một nơi thuận tiện để thảo luận những vấn đề liên quan
đến học tập. Ngoài ra, khu vực miền Nam có thời tiết nóng khô kéo dài gần 6 tháng
vì vậy tìm được một quán kem tươi thoáng mát, có wifi miễn phí, phòng lạnh để
tránh những cái nóng như lửa đốt là rất cần thiết. Trang trí tương đối bắt mắt mà giá
cả cũng hợp túi tiền sẽ khiến bạn có them những ý tưởng mới lạ. Chính vì điều này


việc đầu tư mở quán kem cũng rất cần thiết.
1.3. Cơ sở pháp lý
Nghị định 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế
thu nhập doanh nghiệp và có hiệu lực váo ngày 15/02/2014.
Nghị định 139/2016/NĐ –CP Quy định về mức thuế môn bài phải nộp của Doanh nghiệp và
Cá nhân áp dụng từ năm 2017 trở đi
Thông tư 42/2003/TT-BTC Hướng đẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày
24/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002
của Chính phủ về việc điều chỉnh mức thuế Môn bài.
Nghị định số 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ: Về cá nhân hoạt động thương mại một cách

độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh .
Luật số 68/2014/QH13 của Quốc hội: LUẬT DOANH NGHIỆP
Nghị định số 88 năm 2006 về Đăng ký kinh doanh.
Thông tư 69/2006/ hướng dẫn Nghị định 11/2006 quy định quy chế hoạt động và kinh
doanh dịch vụ văn hóa.
Nghị định số: 102/2010/NĐ-CP về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của luật
doanh nghiệp
Luật lao động năm 2010 hiệu lực từ ngày 01/10/2010.
Căn cứ vào luật, nghị định và thông tư nêu trên, quán Kem Bell có thể mở tại Quận Ninh Kiều
– Cần Thơ mà không trái với phát luật.


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG
2.1. Nghiên cứu chung về thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một
mạng lưới sông ngòi chằng chịt Cần Thơ tiếp giáp với 5 tỉnh: phía bắc giáp An
Giang và đông bắc giáp Đồng Tháp, phía nam giáp Hậu Giang, phía tây giáp Kiên
Giang, phía đông giáp Vĩnh Long. Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch
như sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Thốt Nốt, rạch Ô Môn... Khí hậu Cần Thơ điều
hoà dễ chịu, ít bão. Quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung binh
là 27ºC.
Thành phố Cần Thơ có 3 bến cảng có thể tiếp nhận tàu trên 10.000 tấn phục
vụ cho việc xếp nhận hàng hóa dễ dàng. Từ xa xưa Cần Thơ đã được coi là trung
tâm lúa gạo của miền Tây Nam bộ, hiện nay là một trong những nơi sản xuất và xuất
khẩu gạo chính của cả nước. Với đất đai phì nhiêu, bên cạnh thế mạnh về cây lúa và
cây ăn quả các loại, Cần Thơ còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá
nước ngọt và chăn nuôi: lợn, gà, vịt. Các ngành công nghiệp hiện có chủ yếu là điện
năng (nhà máy điện Trà Nóc, 33.000kw); kỹ thuật điện, điện tử, hoá chất, may, da

và chế biến nông sản, thủy sản... là thế mạnh của tỉnh. Địa danh Cần Thơ có xuất xứ
từ tên “cầm thi giang” (sông thơ, đàn) cho thấy đây là vùng văn hoá sông nước. Con
sông gắn liền với mọi hoạt động kinh tế, văn hoá cư dân.
Nét độc đáo tự nhiên và kiến trúc đô thị của Cần Thơ là mạng lưới kênh rạch.
Kênh rạch cũng là "đường phố", nó mang vẻ đẹp cho một đô thị lớn từng được mệnh
danh là Tây Đô. Cần Thơ lại có vẻ đẹp bình dị nên thơ của làng quê sông nước, dân
cư tập trung đông đúc, làng xóm trù phú núp dưới bóng dừa. Cần Thơ nổi tiếng với
bến Ninh Kiều, vườn cò Bằng Lăng.
Đến Cần Thơ, bạn có nhiều sự lựa chọn địa điểm tham quan, thường thì người
ta nhớ đến hai địa danh nổi tiếng là Bến Ninh Kiều ở Quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ và chợ nổi Cái Răng, hai địa danh này đã đi vào văn chương, âm nhạc như một nét
đặc trưng của miền Tây sông nước. Có câu nói, ‘ đến Cần Thơ mà chưa đi chợ nổi Cái Răng,
thì kể như chưa biết về đất Tây Ðô này", chợ Cái Răng là nơi tập trung hầu như tất cả
nông sản, trái cây của miền Tây, buôn bán với ghe xuồng tấp nập tạo nên một điểm đến
vô cùng hấp dẫn.
Ngoài ra, tuỳ mục đích chuyến đi, bạn có thể đi thăm những khu du lịch sinh
thái khác như những khu du lịch vườn Cần Thơ với đặc điểm nổi bật là những vườn
cây xanh tươi với những đặc sảntrái cây của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Có thể
kể đến Vườn du lịch Mỹ Khánh, vườn nhà ông Sáu Dương, vườn lan Bình Thuỷ, vườn
vòng cung, trên các tuyến sông Phong Ðiền, Phụng Hiệp và nhiều vườn du lịch gia
đình khác ở Ô Môn, Thốt Nốt đang phát triển.


Từ Tp. Cần Thơ du khách theo quốc lộ 1A về hướng Sóc Trăng, qua cầu Ðầu Sáu,
đến gần cầuCái Răng rẽ phải khoảng 6km là đến vườn du lịch Mỹ Khánh. Vườn Mỹ
Khánh rộng 2,2ha với hơn 20 loại cây trái, hoa kiểng và nhiều loại động vật như chim
các rùa, rắn, cua, tôm ...
Du khách đi dạo trong vườn hít thở không khí trong lành mát mẻ và được
nếm các loại trái câychín và những món ăn đặc sản miệt vườn. Dưới bóng cây xanh
thấp thoáng ẩn hiện những ngôi nhà rông nhỏ xinh là nơi khách nghỉ đêm.

Khu du lịch Ba Láng ở cách Tp. Cần Thơ 9km (trên quốc lộ 1A theo hướng Sóc
Trăng, qua cầu Cái Răng) rộng 4,2ha. Nơi đây có hồ ao sen nuôi động vật, 2 hồ tắm
dành cho người lớn và trẻ em, có sân khấu ngoài trời, chuồng thú, khách sạn mini.
Những miệt vườn ở đây được kết hợp loại hình kinh tế vườn và du lịch đã làm phong
phú thêm tuyến du lịch miền sông nước Cửu Long.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đến Vườn cò Bằng Lăng, theo đường từ Cần Thơ về
thành phố Long Xuyên (An Giang), qua khỏi thị trấn Thốt Nốt chừng 5km là đến vườn
cò Bằng Lăng.
Đi dọc theo bờ sông nhỏ, dưới những hàng cây rợp bóng trước một vùng
nước trắng mênh mông như biển, đó là ruộng lúa đã gặt xong vào mùa nước nổi. Du
khách đến thăm vườn cò sẽ được thấy hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn con cò (cò
trắng, cò xám, cò đen, cồng cộc) chao cánh và sà xuống những cành trúc la đà, đong
đưa theo gió, rối rít gọi đàn...
Nếu bạn muốn thăm những khu di tích lịch sử, văn hoá thì có thể đến Chùa
Ông, Chùa Nam Nhã, hay Đình Bình Thuỷ, tại đây vào dịp lễ Thượng Điền và lễ Hạ
Điềnrất nhộn nhịp với các trò chơi dân gian thu hút nhiều du khách, đây cũng là lễ
hội thể hiện lòng tri ân của người nông dân với Thổ thần trước và sau mùa thu
hoạch.
2.2. Môi trường nghành
Cùng với các sản phẩm phục vụ teen – tuồi vị thành niên, thanh niên hiện trên
địa bàn Quận Ninh Kiều đang ngày càng ăn nên làm ra, các dịch vụ ẩm thực càng
cạnh tranh gay gắt hơn. Trà sữa chân trâu là thức uống quen thuộc với các bạn tuổi
teen, đặc biệt là các bạn sinh viên. Một số nhãn hàng trà sữa quen thuộc trên thị
trường như trà sữa CCLUB, Kitty, Hoa Hướng Dương, 2Tea… và một quán kem
trên địa bàn như Vạn Thủy, Snow Ice – kem tuyết Cần Thơ…. Ngoài ra, các loại
nước ép chính là hình thức kinh doanh hiệu quả vì bổ dưỡng lại không béo, có thể
dùng nhiều được. Màu sắc sinh động, thiết kế độc đáo, tạo sự sang trọng của quán
cũng là bí quyết dẫn tới sự thành công các quán này.
Thị trường kem trên khu vực không cạnh tranh gay gắt như các quán trà sữa,
mà đặc biệt là các quán cafe. Tuy nhiên các quán đó là những sản phẩm, dịch vụ

thay thế sản phầm, dịch của quán kem Bell , quán cũng còn phải cạnh tranh với các
nhãn hiệu kem khác như Kido’s, Vinamilk,… ngoài ra còn các những người bán
kem dạo.


2.3. Tình hình kinh tế - xã hội của khu vực
2.3.1. Về mặt kinh tế
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ, năm 2015, thành phố đã đề ra chỉ tiêu
đạt thu nhập bình quân đầu người 79,3 triệu đồng, tăng 12,9% so năm 2014, dẫn đầu
13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Ông Nguyễn Văn Hồng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ cho
rằng, thành phố sẽ phấn đấu tăng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng gồm giao thông, bệnh
viện, trạm y tế, trường học và xây dựng nông thôn mới với số vốn 40.000 tỷ đồng
bằng huy động từ nhiều nguồn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng tỷ trọng
công nghiệp, thương mại trong cơ cấu kinh tế đạt 93,4%,nhằm đưa GDP địa phương
tăng trưởng cả năm đạt từ 12 – 12,5%, tạo cơ sở vững chắc nhất để nâng cao thu
nhập đầu người trên địa bàn.
Thành phố cũng triển khai nhiều chương trình giúp các doanh nghiệp hội
nhập với thị trường thế giới gồm đào tạo nhân lực, nâng cao khả năng quan hệ ngoại
thương; mở rộng tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường mới như Đan Mạch, Thụy
Điển, Mỹ, Anh, Úc, Bỉ, Hồng Kông, Singapore, Indonesia; cho các doanh nghiệp
vay 30.000 tỷ đồng mở rộng sản xuất kinh doanh lương thực, thực phẩm chế biến,
thủy sản, cơ khí, vật liệu xây dựng, điện tử là những ngành đã và đang phát triển
mạnh, có thị trường tiêu thụ ổn định. Các biện pháp trên nhằm tạo điều kiện nâng
giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại của Cần Thơ đạt gần 200.000 tỷ đồng trong
2015, tăng 12% và 16% so năm ngoái, góp phần tạo ra của cải vật chất nhiều nhất
trong nền kinh tế và giúp tăng thu nhập của người dân.
Liên quan đến vấn đề đào tạo việc làm, ông Nguyễn Thanh Xuân, Giám đốc
Sở Lao động và Thương binh xã hội Cần Thơ cho hay, năm 2015, ngành phấn đấu
tạo việc làm cho 50.000 người. Trong đó, thông qua các tổ chức, doanh nghiệp đào

tạo nghề cho người lao động, giải quyết việc làm cho 30.000 người; đồng thời thực
hiện giới thiệu việc làm cho lao động vùng nông thôn, tạo điều kiện cho 20.000 lao
động ở khu vực này, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2.8% (cuối 2014) xuống còn
1.8% (năm 2015)
Nguồn: Vinanet
2.3.2. Về mặt xã hội
Cần Thơ là thành phố lớn, hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu
Long, đồng thời là một đô thị loại 1, thành phố trực thuộc Trung ương , nằm bên hữu ngạn
của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là thành phố lớn thứ 4 trong
5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam và lớn thứ 4 cả nước. Tính đến năm 2015,
dân số toàn Thành phố Cần Thơ đạt gần 1.400.300 người, mật độ dân số đạt 995
người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 791.800 người, dân số sống tại
nông thôn đạt 408.500 người. Dân số nam đạt 600100 người, trong khi đó nữ đạt
600200 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8.2 ‰


Tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2008, thành phố Cần Thơ có 255 trường học ở các
cấp phổ thông, đứng đầu ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tại các bậc bậc đại
học và cao đẳng, thành phố có nhiều trường đại học hàng đầu khu vực Đồng bằng
Sông Cửu Long như: đại học Cần Thơ, Đại học Y Dược Cần Thơ, đại học Tây Đô, Đại
học Nam Cần Thơ, Đại học Kiến trúc TPHCM (cơ sở Cần Thơ), Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, Đại học Đồng Bằng Sông Cửu Long, v.v
Riêng thành phố Cần Thơ hiện có 6 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 1 học viện, 1
phân hiệu và 12 trường trung cấp chuyên nghiệp với tổng số 76677 sinh viên đại
học, cao đẳng và trung cấp chính quy, chiếm gần 50% số sinh viên của cả vùng.
Thành phố Cần Thơ có 4260 người có trình độ sau đại học, trong đó có 234 người
có trình độ tiến sĩ. Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Y Dược Cần Thơ là 2
trường có chất lượng đào tạo cao, giữ được uy tín hàng đầu trong khu vực và cả
nước.
Quận Ninh Kiều có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 3000 ha, dân số hơn 243,5
ngàn người (theo niên giám thống kê năm 2011). Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ

1/2000 cải tạo, chỉnh trang khu đô thị trung tâm thành phố thành trung tâm hành
chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, dân cư; khai thác tốt các yếu tố thiên nhiên;
kết nối các dự án đã, đang triển khai và các khu vực lân cận cả về hạ tầng kỹ thuật
và hạ tầng xã hội; sử dụng quỹ đất một cách hợp lý, hiệu quả; thiết kế quy hoạch
đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng; không phát triển công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp, từng bước chuyển các cơ sở công nghiệp ra khỏi địa bàn quận
trung tâm…
2.4. Xác định nhu cầu thị trường
Giới trẻ luôn có nhu cầu lựa chọn cho mình một quán phù hợp, bên cạnh đó thì không gian,
chất lượng phục vụ cũng như giá cả cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn quán.

Với số lượng lớn học sinh, sinh viên khá lớn từ các trường nằm trong khu vực
của quán như là đối diện với quán là trường đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ,
trường CĐ Y tế, trường Văn hóa - Nghệ Thuật Cần Thơ, trường học An Hòa 1,
truong tiểu học Võ Trường Toản,…thì việc kinh doanh dự án này có thể thành công
và mang lại lợi nhuận.
Cần thơ có các trường đại: Đại học Cần Thơ, Đại học Y Dược Cần Thơ, đại học Tây Đô,
Đại học Nam Cần Thơ, Đại học Kiến trúc TPHCM (cơ sở Cần Thơ), Đại học Kỹ
thuật - Công nghệ Cần Thơ, Đại học Đồng Bằng Sông Cửu Long,… và các trường
cao đẳng như: Cao đẳng Cần Thơ, Cao đẳng kinh tế đối ngoại, cao đẳng nghề,…
ngoài ra thành phố Cần Thơ có 255 trường học ở các cấp phổ thông
Kem tươi với nhiều hương vị khác nhau là nhu cầu không thể thiếu của tất cả
giới trẻ hiện nay, vì vậy có thể nói là một sản phẩm tiềm năng trong ngành giải khát.
Cửa hàng kem không những đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng_ đặc biệt là giới
trẻ, bắt nhịp cùng cuộc sống, mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội. Xã
hội ngày càng phát triển, con người tham gia rất nhiều hoạt động, nhiều công việc để


×