Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Câu hỏi ôn tập tâm lý y học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265 KB, 24 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP TÂM LÝ Y HỌC – ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
1.

Trình bày nhiệm vụ của tâm lý học y học và ý nghĩa của việc nghiên
cứu tâm lý học y học (10p)

Nhiệm vụ của tâm lý học y học:



Các trạng thái tâm lý của người bệnh và cán bộ y tế.
Các yếu tố tâm lý của người bệnh và cán bộ y tê ảnh hưởng đến sự phát sinh,
phát triển bệnh, quá trình điều trị và phòng bệnh.



Mối quan hệ giao tiếp giữa cán bộ y tế với người bệnh trong phòng bệnh và chữa
bệnh.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý học y học



Cung cấp kiến thức cho cán bộ y tế, người bệnh và những người quan tâm về các
loại bệnh, nguyên nhân phát sinh, phát triển của bệnh và cách phòng ngừa, điều trị
có hiệu quả các bệnh đó.



Hướng dẫn cho cán bộ y tế, người bệnh và những người quan tâm về nghệ thuật
giao tiếp, cách thức phối hợp hành động (thông qua hiểu tâm lý của đối tượng tác
động) để thúc đẩy sự tiến bộ của người bệnh.





Nói cách khác, việc nghiên cứu tâm lý học y học sẽ giúp nâng cao nhận thức, thái
độ và hành động cho cán bộ y tế, người bệnh và những người quan tâm về những
vấn đề có liên quan đến tâm lý người bệnh, cán bộ y tế, thực thể lâm sàng các loại



bệnh và mối quan hệ giữa các vấn đề đó nhằm điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Xetrenov cho rằng : người thầy thuốc không những là chuyên gia về trạng thái
thực thể mà còn là chuyên gia về tâm lý người bệnh..
2. Nêu 2 đặc điểm về bản chất tâm lý của con người. Ví dụ minh họa
tương ứng với từng đặc điểm (10p)
Tâm lý người mang tính chủ thể
Tâm lý Con người mang bản chất xã hội
3. Nêu 2 đặc điểm về bản chất tâm lý của người bệnh. Ví dụ minh họa
tương ứng với từng đặc điểm (10p)
Tính chủ thể của người bệnh phản ánh thế giới khách quan bị chế ước bởi
những tác động của bệnh tật.
Tâm lý người bệnh tác động đến các mối quan hệ xã hội, môi trường tự nhiên


4.

Tâm lý người mang bản chất xã hội. Vì vậy trong thực tiễn y học nhân
viên ý tế cần lưu ý những đặc điểm gì ở người bệnh?

Tâm lý có nguồn gốc thế giới khách quan nên khi điều trị, chăm sóc người
bệnh cần chú ý đến hoàn cảnh sống và hoạt động của họ.

Tâm lý người mang tính chủ thể nên khi điều trị, chăm sóc người bệnh cần
chú ý đến cái riêng trong tâm lý của mỗi người.
Tâm lý người có nguồn gốc xã hội nên trong điều trị, chăm sóc người bệnh
cần chú ý đến môi trường xã hội, nền văn hóa xã hội và các mối quan hệ mà họ sống
và làm việc.
5.

Liệt kê 4 yếu tố cơ bản tác động đến tâm lý người bệnh ? Cho ví dụ
minh họa về sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đến tâm lý người bệnh ?

+
+
+
+

(15p)
Nhận thức của người bệnh về căn bệnh của mình.
Nhân cách của người bệnh.
Phẩm chất nhân cách của cán độ y tế.
Môi trường xung quanh.
6. Phân tích các yếu tố chính tác động đến tâm lý người bệnh ( 20p)

Nhận thức của người bệnh về bệnh tật
Là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan dưới nhiều mức độ khác
nhau : từ cảm giác, tri giác (gọi là quá trình nhận thức cảm tính, nó phản ánh những
thuộc tính bề ngoài, cụ thể của bệnh tật) đến tư duy, tư tưởng (gọi là quá trình nhận
thức lý tính, nó phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ bản chất
của bệnh tật) và kết quả của phản ánh là những sản phẩm khác nhau về hiện thực
khách quan (hình ảnh, hình tượng, biểu tượng, khái niệm).
Bệnh tật có thể làm người bệnh thay đổi nhẹ về cảm xúc của mình như : hơi

khó chịu, đôi lúc hơi buồn rầu, v.v khi họ nhận thức còn đơn giản về căn bệnh của
mình, song cũng có thể làm biến đổi mạnh mẽ nhân cách của người bệnh như : luôn
cáu kỉnh, bực tức, thiếu tự chủ, thậm chí bi quan dẫn đến những hành vi sai lệch (tự
tử, trả thù đời) khi họ nhận thức rõ hơn về bản chất của căn bệnh.
Tuy nhiên tùy thuộc vào nhận thức, đời sống tâm lý vốn có của người bệnh
mà mỗi người có thái độ, trạng thái tâm lý, hành vi ứng xử khác nhau. Cùng loại
bệnh, có người nhận thức đúng và có bản lĩnh sẽ hợp tác với thầy thuốc để điều trị ;


có người hiểu biết chưa đầy đủ, thiếu niềm tin sẽ gây khó khăn cho thầy thuốc trong
chẩn đoán và điều trị.
Nhân cách người bệnh
Nhân cách của người bệnh là hệ thống các phẩm chất của họ được tạo nên
trong quá trình hoạt động xã hội và được phản ánh vào toàn trạng người bệnh tác
động tích cực hoặc tiêu cực lên sự phát sinh, phát triển của bệnh.
Nhân cách con người nói chung, nhân cách người bệnh nói riêng bao gồm 4
thuộc tính cơ bản : xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất. Hệ thống các thuộc tính
này có ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh.
Bệnh tật có thể làm cho người bệnh mang kiểu khí chất không cân bằng,
không linh hoạt và dễ tổn thương ; họ thường có biểu hiện giảm trí nhớ, đãng trí,
không tập trung chú ý, giảm khả năng nhận thức, lao động, dễ bị ám thị, bị động,
phụ thuộc, thậm chí tin vào bất cứ điều gì (kể cả mê tín, số phận) nhằm mong thoát
nhanh khỏi bệnh tật hiện tại.
Nhân cách người bệnh sẽ tạo nên những phản ứng phủ nhận hoặc quá đề cao
bệnh tật. Vì vậy, cán bộ y tế cần nắm được đặc điểm về nhân cách của người bệnh
để thông cảm và giúp đỡ họ vượt qua bệnh tật.
Nhân cách của cán bộ y tế
* Nhân cách của cán bộ y tế là hệ thống các phẩm chất của họ, biểu hiện ở
bản sắc và giá trị xã hội của người đó, nó có tác động mạnh mẽ đến người bệnh.
Những phẩm chất này được xem xét qua 4 thuộc tính cơ bản của nhân cách có liên

quan đến tính chất nghề nghiệp :


Xu hướng nghề y : là một bộ phận quan trọng của xu hướng nhân cách, được thúc
đẩy bởi các động cơ nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định của cá nhân trong một
hệ thống thống nhất và tương đối ổn định, quy định tính tích cực và sự lựa chọn thái
độ của người thầy thuốc trong các hoạt động thông qua các mặt : nhu cầu, hứng thú,
niềm tin, lý tưởng.



Tính cách người thầy thuốc : là hệ thống thái độ của họ đối với xung quanh và
bản thân, được thể hiện trong hành vi của họ thông qua hoạt động giải quyết các
nhiệm vụ và giao tiếp xã hội ; nó có thể bao gồm những nét tính cách : yêu nghề,


say mê với công việc, tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, sự dũng mãnh, tính tự
chủ, tính kiêm tốn.


Năng lực người thầy thuốc : là một trong những thành tố quan trọng bậc nhất
trong năng lực chuyên môn, bảo đảm cho sự thành công của người thầy thuốc ; bao
gồm hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp mà thông thường được gọi là khả năng
hay tài năng.



Khí chất của người thầy thuốc : là những thuộc tính cá thể của tâm lý quy định
động thái của hoạt động con người, quy định sắc thái thể hiện bên ngoài của đời
sống tinh thần của họ.

* Phẩm chất của cán bộ y tế có thể được khái quát ở 2 mặt : Đức và Tài, nói
cách khác là đạo đức và tài năng.



Đạo đức của người thầy thuốc đòi hỏi phải có tâm với nghề nghiệp, không làm
điều ác, chân thật, tình cảm, độ lượng, giúp đỡ mọi người,...



Tài năng của người thầy thuốc đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng, có kỹ năng, kỹ
xảo trong chuyên môn, biết cộng tác trong hoạt động, biết nghiên cứu khoa học để
áp dụng vào thực tiễn.
* Đạo đức và tài năng là những phẩm chất cần có ở người thầy thuốc. Để có
được những phẩm chất này, người thầy thuốc phải không ngừng học tập về chuyên
môn, đồng thời không ngừng tự rèn luyện tu dưỡng về đạo đức trong quá trình hoạt
động nghề nghiệp.

Môi trường xung quanh
Môi trường xung quanh bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
có mối quan hệ mật thiết với nhau và thường có tác động mạnh mẽ đến tâm lý của
người bệnh.
Môi trường tự nhiên gồm những yếu tố như : nhiệt độ, màu sắc, âm thanh,
mùi vị, thời tiết, khí hậu và các yếu tố địa lý khác thường tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp làm thay đổi trạng thái tâm lý, khí sắc, sức khỏe, tình trạng bệnh tật của
người bệnh.
Môi trường xã hội bao gồm các mối quan hệ đa dạng của người bệnh (với cán
bộ y tế, gia đình, cơ quan, bạn bè, người bệnh,...) hoặc những tác động của các



phương tiện truyền thông (đài, báo, sách,...) thường có tác động trực tiếp hay gián
tiếp tích cực hay tiêu cực đến tâm lý người bệnh.
7.

Liệt kê 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
(5p) : phong tục tập quán, thói quen,yếu tố di truyền, văn hoá- xã hội,

8.

kinh tế- chính trị...
Trình bày định nghĩa quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và thuộc tính
tâm lý (15p)

Quá trình tâm lý :Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối
ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng nhằm biến tác động bên ngoài
thành hình ảnh tâm lý.
Trạng thái tâm lý :Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài,
việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng, thường ít biến động nhưng chi phối một cách căn
bản các quá trình tâm lý đi kèm với nó.
Thuộc tính tâm lý :Là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành
và khó mất đi (hình thành lâu dài và kéo dài rất lâu) có khi kéo dài suốt cả đời người, tạo
thành những nét riêng của người đó (nhân cách), chi phối các quá trình và trạng thái tâm lý
của người đó.
9.

Vẽ sơ đồ các hiện tượng tâm lý (10p)
Hiện tượng tâm lý

Quá trình tâm



Trạng thái
tâm lý

Thuộc tính
tâm lý

- Nhận thức - Ý chí

- Sự chú ý

- Xu hướng - Khí chất

- Cảm xúc

- Tâm trạng

- Tính cách

- Năng lực

Sơ đồ 1.1. Các hiện tượng tâm lý
10.

Trình bày khái niệm hành vi và hành vi sức khỏe ? Cho ví dụ minh
họa. (10p)

Hành vi là cách ứng xử của con người đối với một sự vật, sự kiện, hiện tượng
trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể, nó được biểu hiện bằng lới nói, cử chỉ, hành
động nhất định. Hành vi con người hàm chứa các yếu tố kiến thức, thái độ, niềm tin,

giá trị xã hội cụ thể của con người. Các yếu tố này thường đan xen, liên kết chặc chẽ
với nhau.


Hành vi sức khỏe: Là hành vi của con người liên quan đến việc tạo ra, bảo vệ
và nâng cao sức khỏe, hoặc liên quan đến một vấn đề sức khỏe nhất định.
Nêu 5 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe (5p)
Yếu tố cá nhân
Các mối quan hệ cá nhân
Môi trường học tập và làm việc
Yếu tố pháp luật, chính sách xã hội
Yếu tố cộng động(các quan hệ xã hội)
12. Vẽ sơ đồ 5 bước trong quá trình thay đổi hành vi (5p)
11.

+
+
+
+
+

Yếu tố cá nhân (1)

Yếu tố cộng đồng
(các quan hệ xã hội)
(5)

HÀNH VI SỨC KHỎE

Yếu tố luật pháp, chính sách xã hội

(4)
13.

Các mối quan hệ cá nhân
(2)

Môi trường học tập, làm việc
(3)

Nêu các biện pháp người tư vấn cần làm tương ứng với từng bước
trong quá trình thay đổi hành vi của đối tượng (15p)

Bước 1 : Chưa quan tâm đến sự thay đổi hành vi (từ chưa hiểu biết đến hiểu
biết nhưng chưa chấp nhận). Trong giai đoạn này đối tượng chưa có hiểu biết về vấn
đề sức khỏe của họ và / hoặc chưa nhận thấy nguy cơ tiềm tàng của hành vi sức
khỏe hiện có.
Biện pháp tốt nhất lúc này là cung cấp các thông tin về nguy cơ của bệnh tật
và thực hành lối sống cá nhân.
Bước 2 :Đã có quan tâm để thay đổi hành vi (từ chưa chấp nhận đến chấp
nhận thay đổi). Thông thường ở giai đoạn này đối tượng đã quan tâm và hiểu biết
phần nào đến vấn đề sức khỏe của mình. Họ đã xem xét đến việc thay đổi hành vi
nhưng còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm, hoặc có thể gặp phải một số khó khăn làm
cản trở dự định thay đổi của họ.


Để giúp đối tượng thay đổi hành vi cần tiếp tục đưa thông tin về nguy cơ bệnh
của bệnh tật với hành vi cá nhân và giúp họ nhận thấy được lợi ích của việc thay
đổi. Giai đoạn này đối tượng cần có sự hỗ trợ về mặt tinh thần, vật chất, đặc biệt sự
giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể, bạn bè để tạo nên môi trường thuận lợi giúp họ
thay đổi hành vi.

Bước 3 : Chuẩn bị thay đổi hành vi (từ chưa có ý định đến có ý định thực
hiện). Đối tượng đã nhận thấy sự bất lợi khi duy trì hành vi cũ, đã nhận thấy lợi ích
của hành vi mới. Họ đã có quyết tâm và kế hoạch để thay đổi hành vi. Giai đoạn này
đối tượng rất cần sự giúp đỡ về kiến thức, kỹ năng và điều kiện cần thiết từ gia đình,
bạn bè, xã hội.
Giúp đối tượng lập kế hoạch cụ thể cho tiến trình thay đổi, hướng dẫn cho đối
tượng những việc cần chuẩn bị để vượt qua một số khó khăn tạm thời có thể xảy ra
trong những ngày đầu thay đổi thói quen.
Bước 4 : Hành động (thực hiện hành vi mới). Đối tượng sẵn sàng thực hiện
việc thay đổi và thay đổi theo kế hoạch của họ, đồng thời đánh giá những lợi ích mà
họ nhận được từ việc thực hiện hành vi mới. Họ rất cần sự trợ giúp của bạn bè, gia
đình, cộng đồng để khuyến khích đối tượng thực hiện hành động thay đổi hành vi
sức khỏe.
Bước 5 : Duy trì hành vi đã thay đổi (hành vi mới). Các đối tượng thực hiện
và duy trì hành vi mới có lợi cho sức khỏe của mình. Hành vi mới này nếu thực hiện
trong môi trường thuận lợi thì nó sẽ ổn định, bền vững, đồng thời đối tượng còn có
thể phổ biến, vận động người khác làm theo ; nếu thực hiện trong môi trường không
thuận lợi, gặp phải những yếu tố cản trở thì việc duy trì hành vi mới dễ bị phá vỡ và
đối tượng có thể sẽ quay trở lại hành vi cũ.
Nêu 5 điều kiện cần thiết để thay đổi hành vi sức khỏe (5p)
Việc thay đổi hành vi phải do đối tượng tự nguyện.
Hành vi phải nổi bật, điển hình, gây hậu quả nhiều tới sức khỏe
Các hành vi thay đổi phải được duy trì qua thời gian
Việc thay đổi hành vi không quá khó cho đối tượng (không là một thách thức đối
14.

+
+
+
+

+
+

với đối tượng)
Phải có sự trợ giúp xã hội
15. Trình bày khái niệm “ý thức đạo đức”; “hành vi đạo đức”; (10p)
Ý thức đạo đức:


Ý thức về hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, hành vi phù hợp với những
quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại.
Những cảm xúc, những tình cảm đạo đức của con người
+

Hành vi đạo đức:
Những biểu hiện ra bên ngoài của ý thức đạo đức, hướng cá nhân đến cách
thức hành động
Khi những biểu hiện ra bên ngoài được thực hiện do thúc đẩy bởi ý thức đạo
đức thì đó là hành vi đạo đức
Hành vi đạo đức liên quan chặt chẽ đến văn hoá của cá nhân và tổ chức
Hành vi đạo đức vừa biểu hiện của nhận thức và tình cảm đạo đức cá nhân,
vừa bị chi phối bởi các chuẩn mực và quy tắc xã hội.
16.

+

Trình bày khái niệm “Quá trình hình thành đạo đức”; “ Đạo đức nghề

nghiệp” (10p)
Quá trình hình thành đạo đức là quá trình nhận thức:

Nhận thức cá nhân về chân giá trị của các quan hệ xã hội.
Hình thành nhận thức của một nhóm về các chân giá trị.
Hình thành nhận thức và công nhận lẫn nhau các chẩn giá trị.
Pháp lý hóa các giá trị(quy tắc, luật lệ).

+

Đạo đức nghề nghiệp là một nhánh trong hệ thống đạo đức xã hội, là một loại đạo
đức đã được thực tiễn hoá, là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với
đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
quy định.
Phân tích vai trò của đạo đức đối con người trong xã hội (15p)
Điều chỉnh hành vi
17.

+

Điều chỉnh hành vi của con người trên cơ sở xem xét sự vận động của cái
đúng và cái sai
Khi thừa nhận những chuẩn mực đạo đức con người sẽ phải ứng xử theo
những chuẩn mực đó.
Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức làm cho hoạt động của cá nhân phù hợp
với lợi ích của xã hội, của cộng đồng.


Sự điều chỉnh hành vi thông qua chuẩn mực đạo đức mang tính tự giác hơn so
với điều chỉnh bằng pháp luật
Mục đích điều chỉnh: đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội theo nguyên
tắc hài hoà lợi ích cá nhân và cộng đồng
Điều chỉnh hành vi đạo đức bằng dư luận xã hội và lương tâm: 2 hình thức

điều chỉnh hành vi
Xã hội tạo dư luận khuyến khích cái thiện, lên án cái ác
Cá nhân tự giác điều chỉnh hành vi trên cơ sở chuẩn mực đạo đức xã hội.
+

Giáo dục con người
Con người từ khi sinh ra đã bị ảnh hưởng của môi trường sống với các mối
quan hệ trong ứng xử, giao tiếp, những chuẩn mực đạo đức và con người được uốn
nắn theo những chuẩn mực của gia đình, xã hội.
Điều chỉnh các quan hệ giữa người với người
Hình thành nhân cách con người, nâng cao vai trò tự ý thức của con người.
Xã hội gìn giữ những chuẩn mực truyền thống và những giá trị đạo đức mới
cần phải chuẩn hoá để trở thành những chuẩn mực chung của xã hội.
Nhận thức thông qua phản ánh tồn tại xã hội
Nhận thức đạo đức vừa hướng ngoại, vừa hướng nội
Hướng ngoại: Lấy chuẩn mực đạo đức xã hội làm đối tượng nhận thức
Hướng nội: chủ thể lấy bản thân cá nhân làm đối tượng nhận thức (tự đánh
giá, tự thẩm định, tự đối chiếu những hành vi, chuẩn mực của cá nhân với chuẩn
mực của cộng đồng

+

Giúp con người nhận thức theo chuẩn mực
Là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng và là phương thức điều chỉnh
hành vi của các cá nhân thuộc cộng đồng nhằm hình thành, phát triển, hoàn thiện
tồn tại xã hội
Đạo đức xã hội được hình thành trên cơ sở cộng đồng về lợi ích và hoạt động
cá nhân thuộc cộng đồng.
18.


Trình bày 12 điều y đức theo qui định của ngành y tế Việt Nam (20p)


1.

Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao
phẩm chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu
khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn gian

2.

khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được
sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị,
nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người

3.

bệnh.
Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật
riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự.
Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được
phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề
nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí

4.

khám bệnh, chữa bệnh.
Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang
phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình

bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho
họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi,
khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp
bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng,

5.

đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.
Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người

6.

bệnh.
Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn;
không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không

7.

đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn

8.

biến của người bệnh.
Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm

9.

sóc và giữ gìn sức khỏe.
Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ


gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10. Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền
thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho
đồng nghiệp, cho tuyến trước.


12.

Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh,
cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ
sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
19. Phân tích mối quan hệ thầy thuốc với người bệnh/người nhà của
bệnh nhân qua 12 điều qui định về y đức (15p) (phân tích những điều
có liên quan)
Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những
bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và
lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội.
Không được phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm
dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán
các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình;
trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình
hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến
cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an
ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường
hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc đến
cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.
20.


Phân tích mối quan hệ thầy thuốc với nghề nghiệp qua 12 điều qui
định về y đức (15p) (phân tích những điều có liên quan)

Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy
người bệnh.
Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an
toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc
không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời
các diễn biến của người bệnh.
Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự
chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe.
Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn,
giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.


Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng
truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi
cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống
dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp
sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
21.

Phân tích mối quan hệ thầy thuốc với cộng đồng qua 12 điều qui
định về y đức (15p) (phân tích những điều có liên quan)

Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng

cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu
khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn gian
khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không
được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều
trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người
bệnh.
Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống
dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp
sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
22. Phân tích mối quan hệ thầy thuốc với đồng nghiệp/bậc thầy/người
học qua 12 điều qui định về y đức (15p) (phân tích những điều có liên
quan)
10. Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn
sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không
đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
23.

Phân tích các mối quan hệ của người dược sĩ thông qua 10 điều qui
định đạo đức của người hành nghề dược (30p)

1. Phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ nhân dân lên trên hết.


2. Phải hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm cho người bệnh
và nhân dân. Tích cực, chủ động tuyên truyền kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân.
3. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền của người bệnh, những bí mật liên quan đến
bệnh tật của người bệnh.

4. Phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và những quy định chuyên môn;
thực hiện Chính sách quốc gia về thuốc. Không lợi dụng hoặc tạo điều kiện cho
người khác lợi dụng nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật.
5. Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước, kiên quyết đấu
tranh với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp
6. Phải trung thực, thật thà, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, tôn trọng đồng
nghiệp. Sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp và giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ.
7. Phải hợp tác chặt chẽ với các cán bộ y tế khác để thực hiện tốt nhiệm vụ
phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học.
8. Phải thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trong khi hành nghề. Không được vì mục
đích lợi nhuận mà làm thiệt hại sức khoẻ và quyền lợi của người bệnh, ảnh hưởng
xấu đến danh dự và phẩm chất nghề nghiệp.
9. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề
nghiệp, tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, phát huy
sáng kiến, cải tiến, đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ xã hội trong mọi tình huống.
10. Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề, gương mẫu thực
hiện nếp sống văn minh; tích cực tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.
Không có đơn thuốc mà bán thuốc kê đơn có thể bị xử lý hình sự.
24.

Trình bày những việc người nhân viên y tế phải làm trong khi thực thi



nhiệm vụ (10p)
Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên




chức;
Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người thầy thuốc theo



quan điểm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
Có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, nội
quy, quy chế làm việc của ngành, của đơn vị;




Học tập thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức



nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử;
Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao; chủ động, chịu trách nhiệm trong công



việc;
Đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện




công vụ, nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả;
Giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp;
Mặc trang phục, đeo thẻ công chức, viên chức đúng quy định; đeo phù hiệu của các

lĩnh vực đã được pháp luật quy định (nếu có).
25. Trình bày những việc người nhân viên y tế phải làm khi ứng xử với

+

đồng nghiệp (10p)
Trung thực, chân thành, đoàn kết, có tinh thần hợp tác, chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ

+
+

lẫn nhau;
Tự phê bình và phê bình khách quan, nghiêm túc, thẳng thắn, mang tính xây dựng;
Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; phối hợp, trao đổi kinh nghiệm, học

+

hỏi lẫn nhau trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao;
Phát hiện công chức, viên chức trong đơn vị thực hiện không nghiêm túc các quy
định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức và phản ánh đến cấp có
thẩm quyền, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ánh đó.
26. Trình bày những việc người nhân viên y tế phải làm khi ứng xử với
người đến khám bệnh (10p)
a) Niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết;
b) Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng
ưu tiên theo quy định;
c) Bảo đảm kín đáo, tôn trọng người bệnh khi khám bệnh; thông báo và giải
thích tình hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người đại diện
hợp pháp của người bệnh biết;
d) Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và

khả năng chi trả của người bệnh;
đ) Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người
bệnh về sử dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh và hẹn
khám lại khi cần thiết đối với người bệnh điều trị ngoại trú;
e) Hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục nhập viện khi có chỉ
định.


27.

Trình bày những việc người nhân viên y tế phải làm khi ứng xử với
người bệnh nội trú (10p)

a) Khẩn trương tiếp đón, bố trí giường cho người bệnh, hướng dẫn và giải
thích nội quy, qui định của bệnh viện và của khoa;
b) Thăm khám, tìm hiểu, phát hiện những diễn biến bất thường và giải quyết
những nhu cầu cần thiết của người bệnh; giải thích kịp thời những đề nghị, thắc mắc
của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
c) Tư vấn giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện
hợp pháp của người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc;
d) Giải quyết khẩn trương các yêu cầu chuyên môn; có mặt kịp thời khi người
bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh yêu cầu;
đ) Đối với người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải thông báo, giải thích trước
cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh về tình trạng bệnh, phương
pháp phẫu thuật, khả năng rủi ro có thể xảy ra và thực hiện đầy đủ công tác chuẩn bị
theo quy định. Phải giải thích rõ lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp
của người bệnh khi phải hoãn hoặc tạm ngừng phẫu thuật.
28.

Trình bày những việc người nhân viên y tế phải làm khi người bệnh

chuyển viện/ra viện (10p)

a) Thông báo và dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người
bệnh những điều cần thực hiện sau khi ra viện. Trường hợp chuyển tuyến cần giải
thích lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
b) Công khai chi tiết từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán giá dịch vụ y
tế mà người bệnh phải thanh toán; giải thích đầy đủ khi người bệnh hoặc người đại
diện hợp pháp của người bệnh có yêu cầu;
c) Khẩn trương thực hiện các thủ tục cho người bệnh ra viện hoặc chuyển
tuyến theo quy định;
d) Tiếp thu ý kiến góp ý của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của
người bệnh khi người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến.


29.

Phân tích vấn đề vi phạm y đức trong tình huống sau: (tham khảo bài
6, giáo trình tâm lý – đạo đức nghề nghiệp của Trường ĐH Tây Đô để
trả lời) – (20p)

Tình huống: “Trung tâm nhận và lưu giữ tạng hiến” có 4 bác sĩ và kỹ
thuật viên. Họ có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản các mô, tạng của những
người tình nguyện hiến tạng cho y học và chuyển mô, tạng đến cơ sở y tế khi có
yêu cầu ghép tạng.
Khi có xác hiến tạng chuyển tới, nhóm bác sĩ và kỹ thuật viên đã lấy tạng
hiến tặng theo di chúc của người hiến. Họ cũng tranh thủ lấy thêm những mô và
tạng khác như da, sụn, xương, giác mạc… Sau đó, họ hỏa táng xác và trao cho
cốt cho gia đình người hiến tạng. Những mô và tạng này được bán cho một
đường dây buôn bán nội tạng quốc tế.
Phân tích diễn biến tâm lý của người cao tuổi và cách ứng xử của nhân

viên y tế trong vai trò người tư vấn như thế nào? (tham khảo bài 5, giáo trình tâm
lý – đạo đức nghề nghiệp của Trường ĐH Tây Đô để trả lời) – (20p)
Tình huống: Ông M. 79 tuổi, sống cùng vợ đã 45 năm nay. Không may, vợ
ông mới mất cách đây 2 tháng do bị nhồi máu cơ tim cấp. Ông M. luôn cảm thấy
buồn, không nói gì, lúc nào cũng tha thẩn trong nhà, thậm chí không buồn đi
tắm hay thay quần áo bẩn. Con gái M. rất lo lắng và nghĩ rằng có lẽ cha mình
đang có vấn đề về tâm thần. Cô đưa bố đến phòng tư vấn đề khám và xin tư vấn.
Tại phòng tư vấn, cuộc nói chuyện cho thấy mọi câu hỏi đều làm cho ông M. nhớ
tới người vợ đã mất và có lúc ông M. dường như sắp khóc. Trong trường hợp này
thì điều gì đã xảy ra với ông M.? Nhà tư vấn cần phải xử trí như thế nào?
30.

Nêu những quyền và nghĩa vụ của người bệnh (15p)

Quyền của người bệnh:
+
+
+
+
+
+
+

Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế
Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư
Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh
Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh
Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh
Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi

dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi
đến chưa đủ 18 tuổi


Nghĩa vụ của người bệnh:
+
+
+

Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề
Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh
Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh
31. Trình bày nội dung Quyền của người bệnh (30p)
Điều 7. Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng
phù hợp với điều kiện thực tế
1. Được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp
điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh.
2. Được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả
theo các quy định chuyên môn kỹ thuật.
Điều 8. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư
1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được
ghi trong hồ sơ bệnh án.
2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố
khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm
nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa
những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh
hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.
Điều 9. Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe
trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bị ép buộc khám bệnh,

chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.
2. Được tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng.
3. Không bị phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội.
Điều 10. Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng
bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán
và điều trị.
2. Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về
khám bệnh, chữa bệnh.


3. Được lựa chọn người đại diện để thực hiện và bảo vệ quyền,
nghĩa vụ của mình trong khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 11. Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án
và chi phí khám bệnh, chữa bệnh
1. Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu
cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh,
giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh toán dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 12. Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh
1. Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật
hoặc phương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng
văn bản về việc từ chối của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1
Điều 66 của Luật này.
2. Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc
điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra
khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của người hành
nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.

Điều 13. Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân
sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi
dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18
tuổi
1. Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không
có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người
chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp
pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
2. Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người
bệnh, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì
người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám
bệnh, chữa bệnh.
32.

Trình bày nội dung quyền được tôn trọng bí mật riêng tư; quyền tôn
trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh (15p)


Điều 8. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư
1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được
ghi trong hồ sơ bệnh án.
2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố
khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm
nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa
những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh
hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.
Điều 9. Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe
trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bị ép buộc khám bệnh,
chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.

2. Được tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng.
3. Không bị phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội.
33.

Trình bày nội dung Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng
phù hợp với điều kiện thực tế; được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh
án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh (10p)

Điều 7. Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với
điều kiện thực tế
1. Được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh.
2. Được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các
quy định chuyên môn kỹ thuật.
Điều 11. Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh
án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh
1. Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có
yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh toán
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.


34.

Trình bày nội dung Quyền được lựa chọn; Quyền được từ chối chữa
bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (10p)

Điều 12. Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh

1. Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật
hoặc phương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng
văn bản về việc từ chối của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1
Điều 66 của Luật này.
2. Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc
điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc
ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của người hành
nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.
35.

Nêu các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định (5p)

Bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm.
36.

Trình bày nguyên tắc đạo đức cơ bản trong nghiên cứu y sinh (20p)

Quyền tôn trọng con người: Tôn trọng con người là nguyên tắc cơ bản của
đạo đức y học và cũng là nguyên tắc cơ bản của đạo đức trong nghiên cứu. Tôn
trọng con người được thể hiện ở đạo đức trong nghiên cứu bao gồm:
- Tôn trọng quyền tự quyết: Tất cả mọi nghiên cứu đều phải tôn trọng sự
lựa chọn tự nguyện tham gia nghiên cứu hoặc quyết định dừng không tham gia
nghiên cứu ở bất kỳ thời điểm nào của đối tượng nghiên cứu. Họ được quyền biết
đầy đủ các thông tin liên quan đến nghiên cứu mà họ tham gia, kể các các lợi ích
cũng như các rủi ro và được quyền yêu cầu đảm bảo giữ kín các thông tin cá nhân
của họ trong nghiên cứu.
- Bảo vệ những người mà quyền tự quyết của họ bị hạn chế: Tôn trọng
con người trong các nghiên cứu là vấn đề đạo đức cơ bản, bên cạnh việc tôn trọng
quyền tự quyết thì tôn trọng con người con bao gồm việc phải đưa ra những hướng
dẫn để bảo vệ những người mà quyền tự quyết của họ bị hạn chế, bao gồm: trẻ em,

người bị bệnh tật không có khả năng tự đưa ra được quyết định, những đối tượng có
hoàn cảnh đặc biệt không dám tự đưa ra các quyết định như nghèo khó, bị lệ thuộc,
người bị tù hoặc bị các hình phạt nào đó.


Làm việc thiện nhưng tránh gây hại:
Tình huống 2: Một nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh
giá tác dụng hỗ trợ làm mau lành vết mổ sau phẫu thuật hàm mặt
của một loại sữa E. Thiết kế nghiên cứu được tiến hành như sau:
một nhóm 50 bệnh nhân (nhóm A) sau phẫu thuật được chăm sóc
của người điều dưỡng theo quy trình cùng với được sử dụng loại
sữa A. trong chế độ dinh dưỡng và một nhóm 50 bệnh nhân (nhóm
B) sau phẫu thuật chỉ được chăm sóc của người điều dưỡng và dinh
dưỡng theo quy trình hiện hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy
nhóm bệnh nhân được sử dụng sữa A. lành vết mổ nhanh hơn so
với nhóm không được hỗ trợ sữa. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên
cứu, có 1 bệnh nhân nhóm A. thường bị tiêu chảy khi uống các loại
sữa nhưng do người điều dưỡng không hỏi kỹ tiền sử bệnh nhân
nên vẫn cho bệnh nhân sử dụng loại sữa này như một chỉ định điều
trị.
Mục đích của nghiên cứu là tìm ra các giải pháp mới về
chẩn đoán, điều trị nhằm phục vụ cho sức khỏe con người. Mục
đích này thể hiện nguyên tắc “làm việc thiện”. tuy nhiên trong khi
tiến hành nghiên cứu, những rủi ro có thể xảy ra cho các đối tượng
nghiên cứu. Do vậy nguyên tắc thứ hai về đạo đức trong nghiên
cứu là “làm điều thiện và không gây hại”.
Đây là một nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu nhằm
đưa ra các chuẩn mực để đảm bảo rằng các nguy cơ (các rủi ro)
trong nghiên cứu đã được cân nhắc kỹ lưỡng và giảm thiểu tối đa
các rủi ro, các lợi ích của nghiên cứu là cơ bản. Để đạt được các

chuẩn mực này thì thiết kế nghiên cứu phải đảm bảo khoa học, có
hiệu lực và khả thi, nhà nghiên cứu phải nắm vững các vấn đề liên
quan đến nghiên cứu.
Trong tình huống 2 thì rõ ràng mục đích của nghiên cứu
này nhằm đem lại hiệu quả “mau lành vết thương cho bệnh nhân
sau phẫu thuật hàm mặt”, điều này thể hiện nguyên tắc “làm việc
thiện” của đạo đức trong nghiên cứu. Nhưng đối với bệnh nhân bị


tiêu chảy thì do không hỏi kỹ tiền sử của người bệnh nên vô tình
người điều dưỡng đã “gây hại” cho bệnh nhân.
Công bằng:
Tình huống 3: Một nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tính an toàn
của thuốc J. được sử dụng trên bệnh nhân đái tháo đường giai đoạn đầu tại Việt
Nam. Thuốc J. đã được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới với tác dụng duy trì
lượng đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường giai đoạn đầu và cho thấy hầu
như không có tác dụng phụ. Điều dưỡng viên H. được tham gia vào nghiên cứu và
tham gia vào quá trình tuyển chọn bệnh nhân. Do biết được tác dụng của thuốc J.,
người điều dưỡng đã lựa chọn những người thân trong gia đình của mình bị đái
tháo đường giai đoạn đầu tham gia vào nghiên cứu.
Tình huống 3 đã cho thấy người điều dưỡng đã không công bằng khi lựa
chọn đối tượng tham gia vào nghiên cứu. Sự công bằng trong nghiên cứu được đề
cập trước hết bởi sự công bằng trong phân bổ lợi ích và rủi ro đối với người tham
gia nghiên cứu, kể cả người tham gia nghiên cứu thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương.
37.

Trình bày nguyên tắc “Tôn trọng quyền con người” trong nghiên cứu
y sinh (10p)


Tôn trọng con người là nguyên tắc cơ bản của đạo đức y học và cũng là
nguyên tắc cơ bản của đạo đức trong nghiên cứu. Tôn trọng con người được thể hiện
ở đạo đức trong nghiên cứu bao gồm:
- Tôn trọng quyền tự quyết: Tất cả mọi nghiên cứu đều phải tôn trọng sự
lựa chọn tự nguyện tham gia nghiên cứu hoặc quyết định dừng không tham gia
nghiên cứu ở bất kỳ thời điểm nào của đối tượng nghiên cứu. Họ được quyền biết
đầy đủ các thông tin liên quan đến nghiên cứu mà họ tham gia, kể các các lợi ích
cũng như các rủi ro và được quyền yêu cầu đảm bảo giữ kín các thông tin cá nhân
của họ trong nghiên cứu.
- Bảo vệ những người mà quyền tự quyết của họ bị hạn chế: Tôn trọng
con người trong các nghiên cứu là vấn đề đạo đức cơ bản, bên cạnh việc tôn trọng
quyền tự quyết thì tôn trọng con người con bao gồm việc phải đưa ra những hướng
dẫn để bảo vệ những người mà quyền tự quyết của họ bị hạn chế, bao gồm: trẻ em,


người bị bệnh tật không có khả năng tự đưa ra được quyết định, những đối tượng có
hoàn cảnh đặc biệt không dám tự đưa ra các quyết định như nghèo khó, bị lệ thuộc,
người bị tù hoặc bị các hình phạt nào đó.
38.

Trình bày nguyên tắc “Làm việc thiện nhưng tránh gây hại” và “công
bằng" (10p)

Làm việc thiện nhưng tránh gây hại: Đây là một nguyên tắc đạo đức trong
nghiên cứu nhằm đưa ra các chuẩn mực để đảm bảo rằng các nguy cơ (các rủi ro)
trong nghiên cứu đã được cân nhắc kỹ lưỡng và giảm thiểu tối đa các rủi ro, các lợi
ích của nghiên cứu là cơ bản. Để đạt được các chuẩn mực này thì thiết kế nghiên
cứu phải đảm bảo khoa học, có hiệu lực và khả thi, nhà nghiên cứu phải nắm vững
các vấn đề liên quan đến nghiên cứu.
Công bằng: Sự công bằng trong nghiên cứu được đề cập trước

hết bởi sự công bằng trong phân bổ lợi ích và rủi ro đối với người
tham gia nghiên cứu, kể cả người tham gia nghiên cứu thuộc nhóm
đối tượng dễ bị tổn thương.
39.

Nêu nội dung chính bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu (15p)

+

Giới thiệu khái quát về nghiên cứu.

+

Mục đích nghiên cứu.

+

Thời gian tham gia của đối tượng nghiên cứu.

+

Mô tả quy trình nghiên cứu, nhấn mạnh những nội dung của quy trình có
liên quan đến đối tượng nghiên cứu.

+

Dự đoán các nguy cơ và tình trạng không thoải mái có thể xảy ra cho đối
tượng nghiên cứu.

+


Những lợi ích có được từ nghiên cứu cho đối tượng hoặc cho cộng đồng,
lợi ích trực tiếp, lợi ích gián tiếp.

+

Các tình huống có thể lựa chọn tham gia (nếu có).

+

Những cam kết của nhà nghiên cứu đối với đối tượng nghiên cứu về việc
đảm bảo giữ bí mật riêng tư và các thông tin liên quan đến đối tượng, về việc đền bù
cho những tổn thương (nếu có) trong khi tham gia nghiên cứu.

+

Ngôn ngữ trong bản thỏa thuận phải là ngôn ngữ phổ thông dễ hiểu.


+

Hình thức thỏa thuận tham gia nghiên cứu là ký vào một bản thỏa thuận
tham gia nghiên cứu sau khi đã đọc kỹ các nội dung, trong đó ghi đầy đủ các thông
tin đã được nêu ở trên.



×