Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nhân vật anh hùng trong truyện kí tình báo Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.67 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

LÊ THỊ VÂN HOÀI

NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TRUYỆN KÍ
TÌNH BÁO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

LÊ THỊ VÂN HOÀI

NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TRUYỆN KÍ
TÌNH BÁO VIỆT NAM
Chuyên ngành : Lí luận văn học
Mã số
: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Văn Nam


HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực học hỏi, nghiên cứu của bản thân còn nhờ
có sự chỉ bảo giúp đỡ, động viên tận tình của quí thầy cô, gia đình, bạn bè và các bạn đồng
nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Nam,
người đã tận tâm hướng dẫn khoa học, giúp tôi giải quyết các vấn đề trong đề tài, định hướng,
gợi mở, truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quí báu.
Xin cảm ơn Phòng sau đại học, Thư viện trường ĐHSP Hà Nội 2, Thư viện Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành và bảo vệ luận văn này.
Sau cùng cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Dù đã hết sức cố gắng, nhưng vì khả năng và thời gian có hạn nên đề tài không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo
để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Ngƣời thực hiện
Lê Thị Vân Hoài


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn Nhân vật anh hùng trong truyện kí tình báo Việt Nam
là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có sự tham khảo ý kiến của những người đi trước, dưới sự
giúp đỡ khoa học của TS. Nguyễn Văn Nam. Luận văn không sao chép từ một tài liệu công
trình sẵn có nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Ngƣời thực hiện
Lê Thị Vân Hoài



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2.Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 4
3.Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 5
4.Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 6
5.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6
6.Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 7
7.Cấu trúc của luận văn........................................................................................ 7
B. PHẦN NỘI DUNG............................................................................................ 8
CHƢƠNG 1: TRUYỆN KÍ VIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG TÌNH BÁO VÀ ........... 8
NHÂN VẬT ANH HÙNG ĐẶC BIỆT TRONG CHIẾN TRANH CÁCH
MẠNG Ở VIỆT NAM ........................................................................................... 8
1.1. Về văn học tình báo ...................................................................................... 8
1.1.1. Văn học tình báo trên thế giới ................................................................ 8
1.1.2.Văn học tình báo ở Việt Nam................................................................ 13
1.2. Về tác giả, tác phẩm và nhân vật được chọn khảo sát trong luận văn ........ 16
1.2.1. Từ Phạm Ngọc Thảo đến Nguyễn Thành Luân trong Ván bài lật ngửa16
1.2.1.1. Vài nét về cuộc đời Phạm Ngọc Thảo............................................. 16
1.2.1.2. Nguyễn Thành Luân và Ván bài lật ngửa ....................................... 19
1.2.2. Về nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ ............................................................. 20
1.2.2.1. Vài nét về cuộc đời Vũ Ngọc Nhạ .................................................. 20
1.2.2.2. Tiểu thuyết Ông cố vấn hồ sơ một điệp viên .................................. 24
1.2.3. Về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn ........................................................... 25
1.2.3.1 Vài nét về cuộc đời Phạm Xuân Ẩn ................................................. 25
1.2.3.2. Về Phạm Xuân Ẩn tên người như cuộc đời .................................... 27



CHƢƠNG 2: CÁC PHẨM CHẤT NỔI TRỘI CỦA NGƢỜI ANH HÙNG
TÌNH BÁO ........................................................................................................... 30
2.1.Những phẩm chất đạo đức tốt đẹp: .............................................................. 31
2.1.1 Giàu lý tưởng và tình cảm yêu nước mãnh liệt ..................................... 31
2.1.2 Dũng cảm, giàu đức hi sinh ................................................................... 41
2.1.3 Tình yêu đối với con người và những cảm xúc đời thường .................. 47
2.2. Những khả năng đặc biệt ............................................................................ 54
2.2.1 Thông minh, sáng suốt trong tư duy ..................................................... 54
2.2.2 Quyết đoán, mạnh mẽ, hiệu quả trong hành động ................................ 61
2.2.3 Giỏi chịu đựng thử thách trong điều kiện đặc biệt ................................ 64
2.2.4 Khả năng giao tiếp tuyệt vời ................................................................. 69
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG NGƢỜI ANH
HÙNG TRONG TRUYỆN, KÍ VIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG TÌNH BÁO
Ở VIỆT NAM ...................................................................................................... 74
3.1. Kết hợp đúng mức giữa hư cấu và sự thực lịch sử ở từng thể loại ............. 74
3.2. Cách thức xây dựng cốt truyện và tạo dựng tình huống truyện ................. 78
3.3. Ngôi kể và điểm nhìn .................................................................................. 82
3.4. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật anh hùng..................................... 88
C. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 93
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 96


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Có thể nói trong lịch sử dân tộc ta có một mặt trận mà cuộc chiến đấu chủ
yếu không phải bằng gươm, giáo, không phải bằng khói lửa mà thầm lặng bí mật
nhưng cũng không kém phần khẩn trương, quan trọng. Đó mặt trận gián điệp,
tình báo ẩn sâu và lòng địch để bảo vệ an ninh lãnh thổ Tổ quốc, chủ quyền dân

tộc. Cuộc chiến đấu trên trận tuyến thầm lặng này đã diễn ra liên tục, bền bỉ, lâu
dài có nhiều kì tích và có cả những thất bại. Không phải ngẫu nhiên mà lịch sử
dân tộc ta trước công nguyên còn ghi lại câu chuyện “Nỏ thần” với bài học
xương máu mà nguyên nhân chủ yếu là mất cảnh giác, chủ quan, tin vào vũ khí,
thành lũy mà không điều tra, tìm hiểu đầy đủ âm mưu của kẻ thù. Cuộc chiến
đấu này không chỉ nhằm chấm dứt chiến tranh mà còn phòng ngừa, ngăn chặn
chiến tranh; không chỉ nhằm đánh đuổi kẻ thù xâm lược, giải phóng đất nước mà
còn góp phần quan trọng vào việc gìn giữ hạnh phúc cho mỗi gia đình, hòa bình,
chủ quyền an ninh tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại – người cha già của đân
tộc Việt Nam, của lực lượng công an nhân dân – đã đánh giá rất cao vai trò của
hoạt động tình báo. Người nói: “Vận mệnh của quốc gia còn hay mất, một phần
lớn là nhờ công của gián điệp, tình báo”, “Trong chiến tranh, tình báo là một bộ
phận quan trọng bậc nhất, nó là lỗ tai, con mắt của người chỉ huy”. (Trích bài
nói chuyện của Bác Hồ tại Hội nghị Tổng kết công tác tình báo toàn quốc 1946
– tạp chí NCKH CA-4-90 )
Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, những thành tựu quan trọng của
trận tuyến bí mật này ở nước ta chưa được khai thác, đề cập đến một cách tỉ mỉ.
Thời xưa, chúng ta chỉ biết được những chiến công này qua các tác phẩm sử liệu
như: “Đại Việt sử kí toàn thư”, “Binh thư yếu lược”, “Đại Nam quốc sử diễn
ca”, “An Nam chi lược”...
Qua hai cuộc kháng chiến trường kì và anh dũng, ngày nay khi đất nước
ta đã hoàn toàn thống nhất cùng với sự ra đời của nhiều tác phẩm viết về nhân


2
dân ta, quân đội ta, chúng ta cũng thấy mảng sách viết về đề tài bảo vệ an ninh
trật tự bao gồm: công tác tình báo, phản gián và công tác điều tra hình sự tuy
mới xuất hiện nhưng lại phát triển khá mạnh mẽ gây được sự chú ý và có sức
hấp dẫn, lôi cuốn nhiều lớp độc giả. Nhiều tác phẩm có giá trị văn học được độc
giả hoan nghênh. Điều đó cũng dễ lí giải, bởi lẽ cuộc đấu tranh giành độc lập

của dân tộc ta kéo dài suốt 30 năm, chúng ta buộc phải tiến hành một cuộc chiến
tranh toàn dân, toàn diện và lâu dài. Trong cuộc chiến tranh ấy tất nhiên phải có
cuộc chiến đấu của các chiến sĩ tình báo. Mặt trận này tuy thầm lặng nhưng cuộc
chiến đấu của họ lại diễn ra khá quyết liệt. Trong suốt cuộc chiến tranh những
hoạt động của họ được hết sức giữ bí mật và chỉ đến ngày chiến tranh kết thúc
thì những bí mật về cuộc chiến của họ mới được hé mở.
Khi nghiên cứu một số tác phẩm viết về đề tài tình báo ở Việt Nam chúng
tôi nhận thấy những hoạt động của các chiến sĩ tình báo Việt Nam trong thực tế
vô cùng phong phú khác xa với những điều mình hằng tưởng tượng. Bởi lẽ gắn
liền với chiến tranh nhân dân nên những chiến sĩ tình báo của ta cũng mang đậm
bản sắc “nhân dân” Họ cũng giống như tất cả các công dân khác khi đất nước có
chiến tranh, Tổ quốc trao cho bất kì nhiệm vụ gì thì mọi người phải tìm mọi
cách tốt nhất để hoàn thành. Những nhân vật anh hùng tình báo được các nhà
văn xây dựng bằng những chi tiết hiện thực sống động đúng như bản chất họ
vốn có: hết lòng yêu nước, thương dân, biết hi sinh tình cảm riêng tư để kiên
cường đánh giặc trong tư thế đường hoàng, đĩnh đạc, lạc quan. Trong thời đại
lịch sử có một không hai ấy tư tưởng, trí óc của họ đã đặt trên tầm cao của mọi
suy nghĩ và hành động bình thường. Họ là những con người có thật đi từ cuộc
đời vào tác phẩm nhưng họ vẫn là những con người rất bình dị, sáng trong. Luồn
sâu, leo cao trong hàng ngũ địch, với tài trí thông minh, các anh đã lập nên
những chiến công phi thường.
Các tác phẩm viết về đề tài tình báo ngoài giá trị lịch sử, quân sự còn có
giá trị văn học và là một thể loại được độc giả rất quan tâm yêu thích. Ở các tác


3
phẩm này có sức hấp dẫn của những yếu tố bí mật gây tò mò từ người đọc, có sự
hấp dẫn của các sự kiện lịch sử được giải mã ở một góc nhìn khác sâu hơn từ
chính trong lòng địch và đặc biệt là sự hấp dẫn từ các hình tượng nhân vật trung
tâm - những người chống địch từ trong lòng địch, hoạt động bằng một lớp mặt

nạ, áo khoác khác. Do đó, đây cũng là một mảng đề tài rất đáng quan tâm với
người làm công tác nghiên cứu văn học. Tuy nhiên theo khảo sát của chúng tôi
lại chưa có nhiều công trình nghiên cứu về văn học tình báo Việt Nam. Chính
điều này đã là một gợi ý để chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Những cuộc chiến đấu thầm lặng trên trận tuyến bí mật của chúng ta cho
đến nay cũng không hề giảm đi mà trái lại ngày càng phức tạp quyết liệt hơn.
Với lòng khâm phục các chiến sĩ tình báo, dù với khả năng nghiên cứu hạn hẹp
của mình chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đánh giá, nhận xét về hình
tượng: Nhân vật anh hùng trong truyện, kí tình báo Việt Nam để thấy được
tầm giá trị tư tưởng – thẩm mỹ lớn lao tương xứng của các nhân vật ở mảng đề
tài tình báo này
Tuy nhiên đây là một vấn đề lớn và phức tạp. Luận văn chỉ tập trung đi
sâu nghiên cứu ba tác phẩm viết về mặt trận tình báo của chúng ta trong thời kì
chống Pháp, chống Mĩ và được bạn đọc đánh giá ghi nhận về những thành công
của nó:
- Ván bài lật ngửa - Nguyễn Trương Thiên Lý.
- Ông cố vấn, hồ sơ một điệp viên - Hữu Mai
- Phạm Xuân Ẩn- Tên người như cuộc đời - Nguyễn Thị Ngọc Hải
Mặt khác chúng tôi cũng không đi sâu vào đánh giá phân tích các hoạt
động quân sự hay soi chiếu lịch sử mà chủ yếu khai thác nghiên cứu các tác
phẩm ở góc độ văn học và trọng tâm là hình tượng người anh hùng tình báo.
Đây là một đề tài nghiên cứu có “đụng chạm” tới các vấn đề lịch sử và chính trị
vốn là những vấn đề nhạy cảm. Do đó luận văn của chúng tôi không tập trung


4
vào những yếu tố bên ngoài văn bản mà chủ yếu đánh giá giá trị văn học của các
tác phẩm dựa trên chính văn bản của tác phẩm để xem xét.
2.Lịch sử vấn đề
Đến nay ở Việt Nam việc đánh giá truyện ký viết về đề tài tình báo như

một thể tài độc lập vẫn còn là một vần đề nan giải. Một phần loại sách này chưa
có bề dày tương xứng với bản thân đối tượng nhân vật được phản ánh, thêm vào
đó là việc xác định những đặc trưng thể loại trên bình diện lý thuyết cũng chưa
được các nhà tạo lập lý luận quan tâm đúng mức. Vì vậy cả nhà văn và bạn đọc
vẫn còn thiếu “những phương tiện” để hiểu biết thật thấu đáo về một mảng sách
luôn gây được sự hấp dẫn với đông đảo người đọc. Tình trạng lẫn lộn giữa
những giá trị nhận thức và nghệ thuật đích thực với mục đích mua vui, giải trí là
điều không thể tránh khỏi. Việc thẩm định lại giá trị văn học đích thực của loại
tác phẩm này, đặc biệt là hình tượng nhân vật anh hùng trong truyện, vẫn là một
khoảng trống trong địa hạt nghiên cứu, phê bình văn học. Mới chỉ có một số bài
viết có tính chất giới thiệu , còn rất ít bài viết qui mô có tính hệ thống và khái
quát về loại nhân vật này. Nổi lên là một số bài báo sau:
1. Bá Cường (2003), Chuyện về tấm căn cước của nhà tình báo Vũ Ngọc
Nhạ, Báo Tiền Phong.
2. Minh Hải (2012), Nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo tàng hình bằng “ván
bài lật ngửa” trên báo Sài Gòn, Báo Công an nhân dân.
3. Larry Berman, Điệp viên hoàn hảo.
4.Jean Berman, PERFECT SPY: Un Vietnamien bien tranquilli ( Một
người Việt Nam trầm lặng).
5.Mai Nguyễn (2002), Tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ- Những ngày lặng lẽ
vào cuộc, Báo Thanh niên
6. Nguyễn Đức Vinh, Vĩnh biệt “Ông cố vấn” Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ,
Báo An ninh thế giới.


5
7. Hãng Phim tài liệu TFS, HTV, Huyền thoại về tướng Phạm Xuân Ẩn,
Phim tài liệu dài tập
Các bài báo này chủ yếu tập trung tìm hiểu khai thác về các nhân vật trên
tư cách là các nhân vật của lịch sử chứ không phải là các hình mẫu trong các tác

phẩm văn học. Do đó nó không phải là các bài báo nghiên cứu văn học. Song
đây cũng là nguồn tư liệu đáng quý để chúng tôi tiếp cận đề tài của mình.
Trong quân sự có thể có các đề tài nghiên cứu về hoạt động tình báo của
ta trong lòng địch. Tuy nhiên cũng giống như các bài báo kể trên đây là các đề
tài thuộc lĩnh vực quân sự và lịch sử. Các đề tài này tuy nghiên cứu công phu và
có nhiều tư liệu quý nhưng lại không dễ tiếp cận vì liên quan tới các vấn đề quân
sự. Vì vậy chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn khi tìm kiếm tư liệu cho đề tài
của mình. Theo khảo sát của chúng tôi thì các công trình nghiên cứu các tác
phẩm văn học thuộc mảng đề tài tình báo còn rất ít và chưa có hệ thống.
Với việc tìm hiểu, trình bày và làm sáng tỏ vấn đề nhân vật anh hùng
trong truyện tình báo Việt Nam chúng tôi hi vọng sẽ có một chút đóng góp nhỏ
thêm vào việc ghi nhận những thành công, những đóng góp của những người
chiến sĩ tình báo Việt Nam trên trận tuyến bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tuy nhiên sự
đầu tư, tìm hiểu, nghiên cứu về nhân vật anh hùng trong truyện, kí tình báo Việt
Nam vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu và phát triển .
3.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các tác phẩm viết về đề tài tình báo Việt Nam luận
văn hướng tới mục đích:
- Tìm hiểu về những phẩm chất nổi trội của người anh hùng tình báo với
những phẩm chất đạo đức tốt đẹp giàu lí tưởng, giàu đức hi sinh, yêu Tổ quốc
mãnh liệt, có những khả năng siêu việt thông minh sáng suốt trong tư duy, mạnh
mẽ, quyết đoán trong hành động, giỏi chịu đựng thử thách trong điều kiện đặc
biệt, đồng thời có khả năng giao tiếp ứng biến tuyệt vời...


6
- Xác định nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng hình tượng người anh
hùng tình báo khi cần kết hợp đúng mức giữa hư cấu và sự thực ở ngoài đời.
Qua đó góp phần khẳng định vị trí của người anh hùng tình báo trên trận tuyến
bảo vệ an ninh tổ quốc.

- Trau dồi thêm kiến thức cho bản thân về đề tài nhân vật anh hùng trong
truyện tình báo Việt Nam
4.Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của luận văn là:
- Tìm hiểu văn học trinh thám, tình báo trên thế giới; văn xuôi trinh thám,
tình báo ở Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong điều kiện đặc biệt.
- Phân tích các phẩm chất nổi trội của người anh hùng tình báo để làm rõ
phẩm chất đạo đức tốt đẹp, khả năng siêu việt trong tư duy, hành động, giao
tiếp...
- Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách thức xây dựng cốt truyện
và tạo dựng tình huống truyện, ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu... được
thể hiện trong các tác phẩm.
5.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
5.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là Nhân vật anh hùng trong
truyện, kí tình báo Việt Nam
5.2.Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu ba tác phẩm chính sau:
1. Nguyễn Trương Thiên Lý, Ván bài lật ngửa, Nxb Tổng hợp Hậu Giang,
1985
2. Hữu Mai, Ông cố vấn - hồ sơ một điệp viên, Nxb Quân đội nhân dân,
1988,1989
3.Nguyễn Thị Ngọc Hải, Phạm Xuân Ẩn- Tên người như cuộc đời, Nxb
Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 2005


7
Ngoài ra chúng tôi cũng nghiên cứu tìm hiểu thêm một số tác phẩm của
một số tác giả khác cũng viết về đề tài tình báo như Triệu Huấn, Đặng Thanh,
Văn Phan, Trần Diễn, Nhị Hồ, Lê Tri Kỷ...

6.Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chính sau đây:
- Phương pháp lịch sử xã hội.
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp nghiên cứu loại hình.
7.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn được triển khai thành 3
chương như sau:
Chương 1: Truyện, kí viết về hoạt động tình báo và nhân vật anh hùng đặc
biệt trong chiến tranh cách mạng ở Việt Nam
Chương 2: Các phẩm chất nổi trội của người anh hùng tình báo
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng người anh hùng trong truyện
kí viết về hoạt động tình báo ở Việt Nam


8

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TRUYỆN KÍ VIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG TÌNH BÁO VÀ
NHÂN VẬT ANH HÙNG ĐẶC BIỆT TRONG CHIẾN TRANH
CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM

1.1. Về văn học tình báo
1.1.1. Văn học tình báo trên thế giới
Tình báo là một hoạt động không còn bí mật hay xa lạ gì trên thế giới.
Tình báo không chỉ là hoạt động trong chiến tranh liên quan đến chính trị mà

còn là hoạt động trong thời bình, trên nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, công
nghiệp,… Đối tượng của tình báo chính là tin tức của đối phương. Vì thế càng
trong xã hội hiện đại thì tin tức tình báo càng có giá trị. Hoạt động tình báo đòi
hỏi người điệp báo phải có bản lĩnh hơn người, có những phẩm chất, tố chất nhất
định và không phải ai cũng đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi đó. Do đó
người làm tình báo thường không nhiều và họ luôn khiến những người xung
quanh phải tò mò cũng như ngưỡng mộ về mình.
Văn học là tấm gương phản ánh đời sống do đó văn học cũng không thể
bỏ qua một mảnh đất màu mỡ đó là các hoạt động tình báo. Hoạt động tình báo
có lẽ đã có từ rất sớm trong lịch sử loài người. Nó gắn liền với các cuộc chiến
trong đó việc lấy được tin tức của đối phương quyết định một phần thành bại của
các trận đánh. Nhưng văn học tình báo thì lại ra đời muộn hơn khoảng thế kỷ
XX khi tình báo thực sự trở thành một “nghề” trên thế giới trong hai cuộc thế
chiến thứ nhất và thứ hai rồi chiến tranh lạnh sau này. Văn học Tình báo được
coi là thuộc dòng văn học trinh thám chính trị. Trong dòng văn học này yếu tố
hư cấu thường ít thậm chí có những tác phẩm gần như không có sự hư cấu.


9
Trước đây, khi đất nước còn chia cắt và cuộc chiến tranh lạnh vẫn hoành
hành trên thế giới, người đọc Việt Nam chủ yếu biết đến thể loại sách này dưới
tên gọi tiểu thuyết tình báo hay phản gián. Nguồn sách chủ yếu đến từ Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu hay Cuba.

Nam tƣớc Phôn Gônring của Iuri Mikhailic

Đã có một thời, nhiều bạn đọc Việt Nam say sưa tiểu thuyết tình
báo Namtước Phôn Gônring của Iuri Mikhailic (tên gốc trong tiếng Nga là Một
mình trên chiến trường vẫn là chiến sĩ), Hầm bí mật bên bờ sông Elbơ (và phần
tiếp theo của cuốn này là Vượt qua lưới thép), Thanh kiếm và lá chắn..., tiểu

thuyết phản gián Chiếc khuy đồng, sau này là Biển lạnh, Hiệp hai và một trong
những cuốn sách hiếm hoi về tình báo - phản gián Cuba: Bóng chim câu trên
sóng biển Miami.


10
Ngoài ra có thể kể tới Bảy năm gian khó, viết về quá trình thâm nhập vào
đài châu Âu tự do của một sĩ quan tình báo Ba Lan là Sekhovic và vài cuốn sách
về nhà tình báo Richard Sorge (Nhà tình báo vĩ đại, Người đã cứu Moscow,
Richard Sorge). Có lẽ tác giả nổi tiếng, được người đọc Việt Nam biết đến nhiều
nhất thời kỳ này là nhà văn Liên Xô Iulian Semionov với các tác phẩm
như Mười bảy khoảnh khắc của mùa Xuân (tình báo),TASS được quyền tuyên
bố (phản gián), Lệnh phải sống (hai tập) và Bành trướng ...
Thực tế đây là một thể loại phát triển khá mạnh mẽ trên thế giới. Bởi
chiến tranh thế giới thứ nhất rồi thứ hai sau đó là cuộc chiến tranh lạnh là hoàn
cảnh lịch sử khiến hoạt động tình báo diễn ra mạnh mẽ. Từ các câu chuyện về
những điệp báo viên có thật các nhà văn đã viết lên những tác phẩm thể hiện rõ
bản chất của các cuộc chiến và phản ánh sâu sắc quan điểm của nhà văn.
Thomas Power, tác giả cuốn tiểu thuyết gián điệp nổi tiếng Người nắm giữ bí
mật: Richard Helms và CIA, nói: “Tiểu thuyết gián điệp trong thời kỳ này chính
là tấm gương phản ánh một cách trung thực nhất những sắc thái của cuộc chiến
tranh lạnh. Nó đã dạy chúng ta nhiều điều hơn bất kỳ những bài diễn thuyết dài
dòng nào về cuộc chiến giữa hai hệ thống trên thế giới”. Một trong những tác
giả nổi tiếng thời kỳ này là Ian Fleming nguyên là một điệp viên làm việc trong
tình báo hải quân Anh. Ông chính là cha đẻ của Điệp viên 007. Đây cũng là tác
giả mà các tác phẩm của ông được dịch và phóng tác ở miền Nam Việt Nam
trước 1975. Các tác phẩm của ông được biết tới ở Việt Nam (đặc biệt là miền
Nam Việt Nam) có thể kể đến như: Bí mật đảo phân chim, Sòng bạc Hoàng
gia, Điệp vụ kim cương, Sống hay là chết, Chiến dịch sấm sét. Ngoài ra còn có
thể kể đến John Le Carre với tác phẩm Người về từ vùng lạnh đoạt giải thưởng

Somerset Maugham tại Anh năm 1964 xuất bản ở miền Nam trước 1975 với hai
bản dịch khác nhau, một có nhan đề Người từ miền đất lạnh, một là Máu đẫm
bức tường Bá Linh. Tuy nhiên tác phẩm của ông không được dịch nhiều ở Việt


11
Nam. Một tác giả rất xuất sắc khác có nhiều tác phẩm được giới thiệu ở Việt
Nam là Frederick Forsyth. Mở đầu là cuốn tiểu thuyết Một ngày của Chó
Rừng (1971), được dịch dưới nhan đề Kẻ giết mướn, kể về vụ ám sát Tổng
thống Pháp Charles De Gaulle của một sát thủ máu lạnh người Anh, vô cùng hấp
dẫn. Một cuốn khác của cùng tác giả cũng được giới thiệu là Hồ sơ ODESSA,
khám phá âm mưu di tản những tên tội phạm phát xít Đức sau chiến tranh thế
giới thứ hai. Cuộc chiến khốc liệt giữa các cơ quan tình báo trong bối cảnh đối
đầu chính trị Đông-Tây cũng xuất hiện trong một số các tác phẩm trinh thám
chính trị hiếm hoi được dịch ở Việt Nam như Núi băng trôi của Arnaud de
Borchgrave và Robert Moss, Kẻ lừa dối của Frederick Forsyth, Phản công của
Sean Flanery, Đợi chờ của John Le Carré, Giáo chủ trong điện Kremli của Tom
Clancy (một tác giả trinh thám chính trị rất nổi tiếng của Mỹ nhưng ít được dịch
ở Việt Nam)...
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, hoạt động tình báo trên thế giới chuyển
sang một hướng mới. Dòng văn học tình báo thế giới cũng có phần lắng lại. Các
kẻ thù trước đây giờ trở thành đối tác, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ cho con người cảm giác máy móc sẽ thay thế con người trong các hoạt
đọng gián điệp. Thế nhưng tình hình thế giới sau cuộc khủng bố 11/9 tại Mỹ, sau
những cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghansitan đã làm thay đổi quan điểm đó. Và
một lần nữa đề tài tình báo lại trở thành mảnh đất màu mỡ cho văn học. Các tác
giả mới nổi cũng như cổ điển của dòng sách trinh thám chính trị nhanh chóng
cho ra đời hàng loạt những tác phẩm mới. Frederick Forsyth có Kẻ lừa dối (về
điệp viên Mc Cready hoạt động khắp thế giới), Những bí ẩn của sa mạc (về dự
án chế tạo Siêu đại bác của chính quyền Tổng thống Saddam Hussein), Người tù

Afghanistan (về mạng lưới khủng bố và cuộc chiến ở Afghanistan). John Le
Carré có Độc hổ (hoạt động điệp báo chống khủng bố), Thợ may Panama (được
giới thiệu ở Việt Nam dưới nhan đề Người tình Panama, chắc để câu khách!)...


12
Ngoài ra còn có Ngày tận thế của Moris Fairhi (về hoạt động điệp báo ở Trung
Đông), Săn đuổi của Gordon Thomas (về hoạt động chống khủng bố)... Mới
nhất là bộ ba tác phẩm của Daniel Silva gồm Hỏa thần, Người đưa tin, Kẻ
phụng sự thầm lặng ,. Đây là 3 trong số 12 tác phẩm của cùng tác giả này mà 9
trong số đó có nhân vật chính là điệp viên sát thủ Gabrrel Allon, hoạt động chủ
yếu trên mặt trận chống khủng bố. Hầu hết các tác phẩm của Daniel Silva đều
nằm trong danh sách bestseller của Thời báo New York.
Bên cạnh đó còn có một nhánh của dòng tiểu thuyết này là các hồi ký của
những người đứng đầu các cơ quan tình báo hoặc cựu điệp viên Điệp viên từ
Israel tới (về điệp viên Eli Cohen của Israel), Cuộc chiến đấu thầm lặng của
tôi (hồi ký của điệp viên Kim Philby), Kỹ thuật tình báo (hồi ký của cựu Giám
đốc CIA Allen Dulles), Tầm nhìn Béclinh (hồi ký của Chỉ huy tình báo Đông
Đức Markus Wolf), Tên trùm mật vụ phát xít Đức thú nhận (hồi ký của trùm
tình báo phát xít Đức Walter Schellenberg), CIA và bệnh sùng bái tình báo (của
hai chuyên gia CIA là Victor Marchetti và J. Marks), Lỗ hổng lớn(của cựu điệp
viên Richard Tomlinson), Mắt bão (hồi ký của cựu Giám đốc CIA George
Tenet), Bắt gián điệp (của cựu điệp viên Anh Peter Wright), Những chiến dịch
đặc biệt (của cựu chỉ huy tình báo Nga Pavel Sudoplatov. Hoặc các tiểu thuyết
phi-hư cấu về các vụ án gián điệp có thật như Thoát khỏi CIA của Ronald
Kessler (về vụ đào thoát sang Mỹ rồi tái đào thoát của đại tá KGB Yuri
Yurchenko), Điệp viên ở Washington của Peter Maas (về vụ điệp viên CIA
Aldrich Aimes hoạt động cho KGB)... Riêng về điệp viên cộng sản lừng danh
Phạm Xuân Ẩn của Việt Nam cũng đã có ít nhất hai cuốn của tác giả nước ngoài
được dịch ngược trở lại giới thiệu với độc giả Việt Nam là Điệp viên hoàn hảo,

của Larry Berman và Phạm Xuân Ẩn: Câu chuyện khác thường về một điệp viên
đã thách thức nước Mỹ, của Jean-Claude Pomonti


13
Có thể nói so với nhiều mảng đề tài khác đây là một dòng văn học còn trẻ
của văn học thế giới. Văn học tình báo là một nhánh của văn học trinh thám.
Nhưng nếu văn học trinh thám ra đời từ sớm với các tác phẩm viết về các vụ án
và quá trình phá án thì văn học tình báo ra đời muộn hơn. Khi các cuộc chiến
tranh với quy mô thế giới đòi hỏi tình báo trở thành một “nghề” và khi văn học
có sự dân chủ hóa trong khả năng cho phép tiếp cận gần hơn với những vấn đề
nhạy cảm và thời sự. Nó mang đặc điểm chung là thường được viết từ một
nguyên mẫu có thực, yếu tố hư cấu ít hoặc không có, kể về các hoạt động tình
báo với một quan điểm chính trị rõ ràng. Dòng văn học này phát triển mạnh sau
chiến tranh thế giới đến nay. Tuy không phải tất cả đều là những tác phẩm đạt
tới đỉnh cao của nghệ thuật, mang giá trị tư tưởng lớn, nhưng những tác phẩm
văn học tình báo vẫn luôn được đông đảo bạn đọc đón nhận và nó cũng góp
phần làm phong phú thêm diện mạo của nền văn học.
1.1.2.Văn học tình báo ở Việt Nam
Văn học trinh thám, tình báo ở Việt Nam không có một lịch sử lâu dài.
Nếu coi cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam theo lối mới là Tố Tâm của
Hoàng Ngọc Phách xuất bản năm 1925 thì sau đó khoảng chục năm bắt đầu xuất
hiện những cuốn sách trinh thám của Phạm Cao Củng. Tác giả này đã viết
những tiểu thuyết mang màu sắc trinh thám với các vụ phá án. Có thể coi cuốn
tiểu thuyết đầu tiên của văn học trinh thám Việt Nam chính là Vết tay trên trần,
dày hơn 100 trang, xuất bản năm 1936, tác giả là Phạm Cao Củng. Đây có lẽ
cũng là tác gia trinh thám đầu tiên của Việt Nam, bởi ngoài Vết tay trên trần,
Phạm Cao Củng còn viết khoảng 20 tiểu thuyết và truyện ngắn mang màu sắc
trinh thám, như Gia tài nhà họ Đặng (1937), Chiếc tất nhuộm bùn (1938),
Người một mắt (1940), Kỳ Phát giết người (1941), Nhà sư thọt (1941), Đám

cưới Kỳ Phát (1942), Bóng người áo tím (1942), Một cái Tết rùng rợn của Kỳ
Phát (1945)... Ngoài ra còn có những tác phẩm pha trộn giữa màu sắc mạo hiểm


14
với trinh thám như Máu đỏ lòng son (1937), Hàm răng mài nhọn (1942), Chiếc
gối đẫm máu (1942), Bàn tay sáu ngón (1950), Người chó sói (1950)...
Sau đó do hoàn cảnh chiến tranh nên thể loại văn học này dường như
không phát triển. Đến thời kỳ sau 1975, khi chiến tranh đã kết thúc, dòng văn
học này lại được khơi nguồn trở lại trong đó phải kể tới một nhánh phát triển của
nó đó là dòng văn học tình báo. Khi chiến tranh đã lùi xa người ta mới có dịp
nhìn lại, vén các bức màn bí ẩn của lịch sử, đưa tên tuổi một số anh hùng ra
ngoài ánh sáng để đông đảo quần chúng được tiếp cận. Như vậy có thể thấy văn
học tình báo, tiểu thuyết tình báo Việt Nam ra đời muộn và mới có lịch sử rất
ngắn.
Các tác phẩm văn học tình báo Việt Nam chỉ thực sự phát triển (không kể
các tác phẩm phóng tác phỏng dịch xuất hiện ở Miền Nam Việt Nam trước
1975) vào khoảng những năm 80 của thế kỉ XX. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên có
dấu ấn đáng kể trong thể loại này là X30 phá lưới của Đặng Thanh, với nhân vật
tình báo viên Phan Thúc Định, in dài kỳ trên báo Sài Gòn giải phóng rồi sau đó
được xuất bản dưới dạng sách vào năm 1976.
Sau đó có thể kể đến một số tác giả tác phẩm như: Đen vỏ đỏ lòng của
Mai Thanh Hải (1988), Bản đồ không bị lãng quên của Hải Lưu (1987), Ánh
sao đêm Snack – Bar của Dương Hảo (1987), Ván bài lật ngửa của Nguyễn
Trường Thiên Lý (1986), Sao đen của Triệu Huấn (1988), Miền đất lạ của
Nguyễn Sơn Tùng, Sau cành Violet của Nguyễn Tất Thắng (1985), Ông cố vấn
của Hữu Mai (1987), Phạm Xuân Ân tên người như cuộc đời của Nguyễn Thị
Ngọc Hải (1999), Vỏ bọc nhiệm màu của Hà Bình Nhưỡng (2005)….
Có thể thấy rằng các tiểu thuyết tình báo Việt Nam phần lớn được viết
trong khoảng những năm sau đổi mới khi tư tưởng chính trị đã cởi mở hơn và

phần lớn các tác phẩm đều viết về người chiến sĩ tình báo của quân đội nhân dân


15
Việt Nam chứ không có chiều đối ngược lại. Các tác phẩm này phần lớn là dựa
trên các nguyên mẫu có thực về những người anh hùng có nhiều đóng góp cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc. Có những mẫu hình được khai thác qua nhiều tác
phẩm khác nhau. Cũng có những tiểu thuyết đã được dựng thành phim và đều là
những bộ phim thu hút được người xem.
Dòng văn học tình báo Việt Nam không thể được coi là một dòng văn học
mạnh bên cạnh các dòng văn học với các đề tài khác. Dòng văn học này cũng
chưa có những đóng góp xuất sắc vượt trội. Tuy nhiên bằng những tác phẩm của
mình các tác giả đã góp phần một cái nhìn về chiến tranh về những con người đã
thầm lặng chiến đấu và hi sinh cuộc đời mình cho tổ quốc.
Theo đánh giá của chúng tôi không phải chúng ta không có nhiều những
điệp viên với những chiến công lớn nhưng họ là những người chiến đấu thầm
lặng và vì tính chất công việc đòi hỏi tính bảo mật cao nên nhiều con người
trong số họ chúng ta chưa được tiếp cận tài liệu. Do đó cũng chưa có nhiều
nguyên mẫu để văn học khai thác chuyển tải vào tác phẩm. Vì vậy chúng ta thấy
chưa có nhiều tác phẩm lớn về những người anh hùng tình báo.
Nét đặc biệt của dòng văn học tình báo Việt Nam so với thế giới là những
con người được lấy làm nguyên mẫu trong tác phẩm đều được nhân dân ghi
nhận và được nhà nước trao tặng những danh hiệu cao quý.
Như vậy chúng ta có thể thấy dòng văn học tình báo trên thế giới cũng
như ở Việt Nam chưa phải là một dòng văn học chủ lực với lịch sử phát triển dài
lâu. Đây là dòng văn học ít hư cấu nên đôi khi người ta xếp nó vào thể loại “á
văn học”. Song không phải vì thế mà nó mất đi những giá trị của mình. Đặc biệt
đây là dòng văn học luôn được đông đảo bạn đọc quan tâm chú ý bởi tính chất
đặc trưng của nó.



16
1.2.Về tác giả, tác phẩm và nhân vật đƣợc chọn khảo sát trong luận văn
1.21. Từ Phạm Ngọc Thảo đến Nguyễn Thành Luân trong Ván bài lật ngửa
1.2.1.1. Vài nét về cuộc đời Phạm Ngọc Thảo

Phạm Ngọc Thảo (1922-1965) là một tình báo viên trong
chiến tranh chống Mỹ. Ông được phong đại tá của cả hai
quân đội đối nghịch trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam
từ (1954-1965) đó là quân đội Nhân dân Việt Nam và
quân lực Việt Nam cộng hòa. Phạm Ngọc Thảo đã có
nhiều đóng góp và giữ vị trí chủ chốt trong hai cuộc đảo
chính bất thành ở niềm Nam Việt Nam trong những năm 1964-1965.
Phạm Ngọc Thảo sinh ngày 14/2/1922 tại Sài Gòn, nguyên quán ở Vĩnh
Long (có nguồn tài liệu khác là Bến Tre). Cha ông là Adrian Phạm Ngọc Thuần
là một địa chủ lớn người công giáo có quốc tịch Pháp. Hầu hết các anh em của
Phạm Ngọc Thảo vì thế đều được đưa sang Pháp học. Phạm Ngọc Thảo còn có
thên là Albert Phạm Ngọc Thảo hoặc Chín Thảo. Lúc nhỏ ông học một trường
tư thục công giáo ở Sài Gòn nổi tiếng vào bậc nhất thời bấy giờ. Khi học song tú
tài tại Sài Gòn Phạm Ngọc Thảo không sang Pháp học như các anh em khác của
ông mà theo học Kỹ sư công chính tại Hà Nội.
Trong gia đình của ông có người anh cả là Gaston Phạm Ngọc Thuần và
người anh thứ bảy là Phạm Ngọc Hùng (học ở Pháp lấy vợ Pháp rồi về Việt
Nam) là tham gia phong trào Việt Minh từ sớm giữ những vị trí lãnh đạo trong
chính quyền kháng chiến tại địa phương. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
khi thực dân Pháp bội ước quay trở lại xâm lược Việt Nam, Phạm Ngọc Thảo đã
tuyên bố hủy bỏ quốc tịch Pháp của mình và trở về Vĩnh Long để tham gia
kháng chiến cùng các anh. Trên đường từ Hà Nội trở về Vĩnh Long ông từng bị
dân quân Việt Minh bắt hai lần và suýt bị giết chết.



17
Năm 1946 khi trường võ bị Trần Quốc Tuấn khai giảng, ông cùng 12
chiến sỹ Nam bộ khác được cử ra Sơn Tây học tập, tốt nghiệp ông được điều về
Phú Yên nhận nhiệm vụ giao liên. Trong một lần đưa cán bộ về Nam bộ ông
được gặp đồng chí Lê Duẩn, người có ảnh hưởng lớn tới hoạt động tình báo của
ông sau này. Sau đó ông được giao làm Trưởng phòng mật vụ Ban quân sự Nam
bộ- tổ chức tình báo đầu tiên của cách mạng Nam bộ rồi được bổ nhiệm làm
Tiểu đoàn trường tiểu toàn 410 quân khu 9 (có nguồn tài liệu là tiểu đoàn 404 và
307). Năm 1952-1953 ông là sĩ quan tham mưu trong một số đơn vị chủ lực của
Việt Minh tại miền Tây Nam bộ. Cũng khoảng thời gian này ông lập gia đình
với bà Phạm Thị Nhiệm em ruột giáo sư Phạm Thiều.

Phạm Ngọc Thảo (người đứng thứ hai trái qua phải)
Sau hiệp định Geneve các cán bộ Việt Minh tập kết ra Bắc, riêng Phạm
Ngọc Thảo được chính bí thư xứ ủy Lê Duẩn chỉ thị cho ông không tập kết ra
bắc mà ở lại miền Nam để hình thành “lực lượng thứ ba”.
Do đó Phạm Ngọc Thảo ở lại miền Nam hành nghề dạy học. Tình hình
của Sài Gòn lúc đó rất khó khăn, lực lượng Bình Xuyên gây rồi khắp nơi, bản
thân Phạm Ngọc Thảo nhiều lần bị đại tá Mai Hữu Xuân giám đốc an ninh quân
đội lùng bắt nhiều lần do không chịu ký giấy “hồi chánh”. Sau đó ông về VĨnh
Long dạy học được giám mục Ngô Đình Thục quý mến và coi như con nuôi rồi
giới thiệu ông với Ngô Đình Nhu. Nhờ đó ông được sắp xếp vào làm việc ở Sờ


18
tài chánh Nam Việt. Lợi dụng chính sách “đả thực bài phong” khuyến khích
những người từng theo kháng chiến cũ về với chính nghĩa quốc gia của Ngô
Đình Diệm, ông đã đưa vợ con vào Sài Gòn sinh sống rồi chuyển sang ngạch
quân sự mang hàm Đại úy.

Những năm 1956-1957 Phạm Ngọc Thảo ra nhập đảng Cần Lao và tham
gia biên tập nguyệt san Bách khoa – tạp chí của đảng Cần Lao. Sau đó ông dần
dần tìm cách bộc lộ mình để Diệm – Nhu thấy được tài năng và trọng dụng ông.
Những bài báo viết về các vấn đề quân sự của Phạm Ngọc Thảo được giới quân
sự chú ý, Diệm – Nhu đề cao. Đến năm 1957 ông được phong hàm thiếu tá và
lần lượt giữ chức vụ Tỉnh đoàn trưởng bảo an tỉnh Vĩnh Long, rồi tỉnh đoàn
trường Bảo an tỉnh Bình Dương. Năm 1960 sau khi học một khóa chỉ huy và
tham mưu ở trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, ông được thăng lên quân hàm thiếu
tá và làm nhiệm vụ Thanh tra khu trù mật. Năm 1961 ông được phong quân hàm
trung tá và làm tỉnh trưởng tính Kiến Hòa (Bến Tre). Thời gian này do nghi ngờ
ông là cộng sản nằm vùng nên Diệm – Nhu đã cho ông sang Hoa Kỳ học một
khóa về chỉ huy và tham mưu. Trong thời gian làm tỉnh trưởng Bến Tre Phạm
Ngọc Thảo có công không nhỏ trong việc tạo điều kiện cho khởi nghĩa Bến Tre
bùng nổ.
Sau này Phạm Ngọc Thảo đã hai lần âm mưu đảo chính. Lần thứ nhất vào
năm 1963 cùng với bác sĩ Trần Kim Tuyến. Sau đó 1965 Phạm Ngọc Thảo đang
làm tùy viên văn hóa Việt Nam tại Mỹ thì bị gọi về nước. Ông đã đào nhiệm và
bí mật liên lạc với các lực lượng đối lập để tổ chức đảo chính ở Sài Gòn. Vì ông
nắm được một nguồn tài liệu cho thấy Mỹ sẽ ném bom miền Bắc vào 20/2/1965
do đó ông sẽ tiến hành đảo chính đúng ngày 19/2. Âm mưu đảo chính không
thành Phạm Ngọc Thảo phải bỏ trốn.
Sau này, khi hoạt động của ông trở nên khó khăn và ông được đề nghị
quay về chiến khu hoặc ra nước ngoài thì Phạm Ngọc Thảo đều từ chối vì ông
tin vào khả năng thực hiện một cuộc đảo chính khác. Ngày 16/7/1965 ông bị


19
phục kích và bị thương sau đó bị bắt. Ông đã bị tra tấn dã man và chết vào đêm
17/7/1965 khi 43 tuổi.
Năm 1987 sau khi được các đồng đội sưu tầm tư liệu đề nghị Nhà nước

ông đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, truy
tặng danh hiệu liệt sĩ với quân hàm Đại tá quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông
được coi là một trong bốn nhà tình báo xuất sắc của Quân đội Nhân dân Việt
Nam. Bởi Phạm Ngọc Thảo là một tình báo viên hoạt động đơn tuyến không có
sự hỗ trợ trực tiếp của đồng đội, nhiệm vụ không chỉ là đưa tin mà các là tác
động đến sự “thay đổi chế độ”. Ông còn là người có thể tác động trực tiếp đến
chính quyền và quân đội bởi ông là sỹ quan cao cấp trong Quân lực Việt Nam
cộng hòa. Khi tình hình hoạt động nguy hiểm đến mức tính mạng bị đe dọa,
Phạm Ngọc Thảo vẫn không trốn chạy hoặc lựa chọn giải pháp an toàn cho bản
thân. Khi bị bắt và tra tấn ông đã kiên cường không khai báo vì vậy sau này
người ta mới biết ông là một tình báo viên.
Phạm Ngọc Thảo có 7 người con. Hiện gia đình ông đang sống ở Hoa Kỳ.
1.2.1.2. Nguyễn Thành Luân và Ván bài lật ngửa
Nguyễn Thành Luân là nhân vật được nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý
xây dựng từ hình tượng người tình báo Phạm Ngọc Thảo trong cuốn tiểu thuyết
Ván bài lật ngửa.
Ván bài lật ngửa là bộ tiểu thuyết gồm 6 tập kể về cuộc đời hoạt động tình
báo của nhân vật Nguyễn Thành Luân. So với cuộc đời của Phạm Ngọc Thảo
truyện dừng trước thời điểm Phạm Ngọc Thảo bị bắt như một cái kết mở tạo nên
nhiều suy nghĩ cho người đọc.
Có thể nói trong số ba tác phẩm mà luận văn chọn để khảo sát Ván bài lật
ngửa là tác phẩm mang đậm chất tiểu thuyết hơn cả. Tuy nhiên phần lớn các chi
tiết về cuộc đời của Phạm Ngọc Thảo gần như đều được giữ nguyên vẹn và đưa
vào tác phẩm. Có chăng chỉ là sự thay đổi một chút tên tuổi, địa danh. Sự thay
đổi đáng kể nhất chính là câu chuyện tình yêu của nhà tình báo và Thùy Dung-


×