Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

tiểu luận cao học môn chính trị gia tiêu biểu một số vấn đề về đại đoàn kết và tuyên truyền cách mạng trong tư tưởng của chủ tịch tôn đức thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.81 KB, 30 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bác Tôn Đức Thắng, một nhà yêu nước vĩ đại, người chiến sĩ cộng sản kiên
cường mẫu mực, lãnh tụ kính mến của GCCN và nhân dân các dân tộc Việt Nam.
Bác Tôn là hình mẫu phong phú, hoàn chỉnh về lối sống, lẽ sống, nhân cách, đạo
đức cách mạng cần kiệm, liêm chính, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
Cuộc đời sự nghiệp của Bác Tôn mãi mãi là tấm gương sáng cho lớp lớp các thế hệ
người Việt nam nói chung, cho các thế hệ GCCN Việt Nam nói riêng noi theo. Bác
Tôn Đức Thắng đã có những cống hiến to lớn, quan trọng đối với GCCN và tổ
chức Công đoàn Việt Nam
Cuộc đời hoạt động của Bác Tôn rất phong phú, đa dạng, từ học nghề, làm thợ,
làm lính đến tổ chức đấu tranh, từ tù đày Côn đảo đến tham gia kháng chiến, tham
gia các chức vụ quan trọng trong bộ máy lănh đạo Đảng, Nhà nước, hệ thống chính
trị. Từ trực tiếp tham gia hoạt động trong phong trào công nhân, công đoàn ở nước
ngoài, đến tham gia hoạt động ở trong nước. Dù ở đâu, Bác Tôn cũng luôn thể hiện
rỏ một người yêu nước, thương dân nhất mực, người có tinh thần đoàn kết, cố kết
cộng đồng, chia sẻ ngọt bùi, tương thân tương ái, trọng nghĩa khí, ghét áp bức bất
công, cần cù sáng tạo, bao dung, độ lượng.
Khi bị bắt giam, đày đọa hơn 15 năm trời trong ngục tù Côn Đảo, với những
cực hình hết sức dã man, nhốt vào hầm xay lúa, nhốt vào hầm tối, tay chân bị xiềng
xích, kềm kẹp, bị đánh đập tàn bạo, bị bỏ đói, khát, Bác Tôn vẫn giữ vững tinh thần
cách mạng kiên cường và sự trung thành vô hạn đối với Đảng, luôn tin tưởng ở
tương lai tươi sáng của dân tộc, luôn vui vẻ, không bao giờ sao nhãng công tác cách
mạng, chịu khó nghiên cứu, học tập lý luận. Bản lĩnh và hành động của Bác Tôn
làm kẻ thù phải, kính nể, đồng chí, bạn bè càng quư trọng, kính phục. Trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng dù ở đâu, với những cương vị quan trọng khác nhau
của Đảng, Nhà nước, Bác Tôn vẫn giữ vững những đức tính vốn có của mình, ăn
những món ăn giản dị, như những món ăn của quê nhà,vẫn mặc như những người
1



bình thường, ghét sự xa hoa, lãng phí, ham lao động trí óc và chân tay.
Bác Tôn luôn chăm lo, giữ gìn, củng cố tình đoàn kết đồng chí, đồng bào, đoàn
kết với các nước anh em và bè bạn quốc tế vì độc lập thống nhất tổ quốc, vì chủ
nghĩa xă hội, vì hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc. Trong công tác cũng như
trong sinh hoạt, Bác Tôn Đức Thắng luôn nêu tấm gương mẫu mực, sáng ngời về
tính nguyên tắc, tính tổ chức, dù làm việc lớn, việc nhỏ đều phấn đấu không mệt
mỏi, đều tuân thủ quyết định của tổ chức.
Cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Tôn là tấm gương sáng về
lòng trung thành, tận tụy, về tinh thần anh dũng, bất khuất, về đức tính khiêm tốn,
giản dị. Như cố Thủ tưởng Phạm Văn Đồng đă viết "di sản quý báu nhất mà đồng
chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất người Tôn Đức Thắng..., tinh túy
của chất người ấy là lòng thương nước, yêu dân, niềm ưu ái với đồng bào, đồng chí,
niềm tin sắt đá vào thắng lợi của cách mạng, mặc dù khó khăn, gian khổ, nhưng
tinh thần một lòng một dạ phục vụ nhân dân, đức chí công vô tư, quên mình, sự
khiêm tốn giản dị, hồn nhiên trong sáng. Đó là chất cách mạng tinh khiết, không gì
làm phai nhạt được, từ thưở thanh niên đến cuối đời, vượt qua muôn trùng thử
thách ngày càng ngời lên đẹp đẽ và cao quý".
Phẩm chất đạo đức, ý chí phấn đấu bền bỉ, kiên cường của Bác Tôn Đức Thắng
tượng trưng cho tinh hoa phẩm chất cách mạng của GCCN và nhân dân Việt nam.
Đạo đức của Bác Tôn là kiểu mẫu phong phú, hoàn chỉnh về lối sống, nhân cách
của một người cách mạng suốt đời hoạt động vì nước, vì dân, về tấm lòng trung
thành, dũng cảm, thể hiện ý chí sức mạnh phi thường không gì lay chuyển nổi. Bác
Tôn mãi mãi là tấm gương sáng, là hình mẫu cho các thế hệ công nhân Việt Nam
noi theo.
Là nhà lãnh đạo kiệt xuất, nhà lý luận sắc bén, một tư duy sáng tạo lớn của cách
mạng Việt Nam, người chiến sĩ quốc tế trong sáng được kính trọng trong phong
trào cộng sản và quốc tế và là một tấm gương sáng ngời ý chí đấu tranh của một
nhà yêu nước lớn, đồng chí Tôn Đức Thắng đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự
2



nghiệp cách mạng của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.
Đó là lý do em chọn đề tài “ Một số vấn đề về đại đoàn kết và tuyên truyền
cách mạng trong tư tưởng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng” làm tiểu luận kết thúc
học phần môn Chính trị gia tiêu biểu thế kỷ XX đầu thể kỷ XXI.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Đề tài sẽ đi tìm hiểu về đồng chí Tôn Đức Thắng, phân tích những quan điểm
lý luận về đại đoàn kết trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân và ý nghĩa những quan
điểm đó với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tiểu luận trình bày khái quát về thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức
Thắng và làm rõ một số đóng góp về lý luận và thực tiễn của Chủ tịch Tôn Đức
Thắng đối với cách mạng Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm cơ bản của Chủ tịch Tôn Đức Thắng về đại
đoàn kết, về tuyên truyền cách mạng của Đảng
Phạm vi nghiên cứu: Trải dài theo suốt quá trình hoạt động cách mạng của Chủ
tịch Tôn Đức Thắng. ( từ năm 1888 - 1980)
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác – Lê nin, phương pháp lý luận gắn liền thực tiễn, phương pháp nghiên cứu,
phân tích, tổng hợp tài liệu.
5. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
tiểu luận gồm 2 chương:

3



Chương 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ, THÂN THẾ SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ
TỊCH NƯỚC TÔN ĐỨC THẮNG
1.1 Hoàn cảnh lịch sử
1.1.1 Bối cảnh thế giới đầu thế kỷ XX
Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai
đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa).
Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường.
Đóchính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc
gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư
bản của các nước đế quốc. Đến năm 1914, các nước đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức,
Mỹ, Nhật chiếm một khu vực thuộc địa rộng 65 triệu km2 với số dân 523,4 triệu
người (so với diện tích các nước đó là 16,5 triệu km2 và dân số 437,2 triệu). Riêng
diện tích các thuộc địa của Pháp là 10,6 triệu km2 với số dân 55,5 triệu (so với diện
tích nước Pháp là 0,5 triệu km2 và dân số 39,6 triệu người).
Chủ nghĩa đế quốc xuất khẩu tư bản, đầu tư khai thác thuộc địa đem lại lợi
nhuận tối đa cho tư bản chính quốc, trước hết là tư bản lũng đoạn; làm cho quan hệ
xã hội của các nước thuộc địa biến đổi một cách căn bản. Các nước thuộc địa bị lôi
cuốn vào con đường tư bản thực dân. Sự áp bức và thôn tính dân tộc của chủ nghĩa
đế quốc càng tăng thì mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa thực dân càng gay gắt, sự
phản ứng dân tộc của nhân dân các thuộc địa càng quyết liệt. Và chính bản thân chủ
nghĩa đế quốc xâm lược, thống trị các thuộc địa lại tạo cho các dân tộc bị chinh
phục những phương tiện và phương pháp để tự giải phóng. Sự thức tỉnh về ý thức
4


dân tộc và phong trào đấu tranh dân tộc để tự giải phóng khỏi ách thực dân, lập lại
các quốc gia dân tộc độc lập trên thế giới chịu tác động sâu sắc của chính sách xâm
lược, thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Đầu thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, sự thức tỉnh của các dân tộc châu Á cùng

với phong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ Cách mạng 1905 ở Nga đã tạo
thành một cao trào thức tỉnh của các dân tộc phương Đông. Hàng trăm triệu người
hướng về một cuộc sống mới với ánh sáng tự do.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Đối với nước Nga, đó là
cuộc cách mạng vô sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì
đó còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trước cách mạng "nước
Nga là nhà tù của các dân tộc". Cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga thành công,
các dân tộc thuộc địa của đế quốc Nga được giải phóng và được hưởng quyền dân
tộc tự quyết, kể cả quyền phân lập, hình thành nên các quốc gia độc lập và quyền
liên hợp, dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết
(1922). Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng về sự giải phóng dân tộc
bị áp bức đã "mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải
phóng dân tộc"
Nó làm cho phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phương
Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông có quan
hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế
quốc.
Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập. Tại Đại hội II của Quốc tế
Cộng sản (1920), Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa của V.I. Lênin được công bố. Luận cương nổi tiếng này đã chỉ ra
phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức. Với thắng lợi của Cách
mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản, nhiều đảng cộng sản
trên thế giới đã được thành lập.
Tình hình thế giới đầy biến động đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.
5


1.1.2 Bối cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX
Cuối thế kỷ XIX, sự kiện lịch sử tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh
tế, xã hội Việt Nam; làm thay đổi kết cấu giai cấp, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống

mọi người dân khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Sau thời kỳ "bình định",
thực dân Pháp thi hành chính sách "khai thác thuộc địa" - thực chất là tăng cường
bóc lột, vơ vét thuộc địa. Vì vậy, đời sống nhân dân lao động đã khó khăn, càng
thêm khốn đốn. Hậu quả là Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành
nước thuộc địa nửa phong kiến.
Sang đầu thế kỷ XX, đời sống các tầng lớp nhân dân càng bị bần cùng hoá. Mâu
thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và chế độ
thuộc địa ngày một gay gắt, trở thành mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu. Bên
cạnh đó, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ càng gay gắt. Đây là trở lực lớn, kìm
hãm sự phát triển của xã hội Việt Nam.
Vì vậy, chỉ có giải quyết thành công những mâu thuẫn trên đây - đồng nghĩa
với việc tìm ra con đường cứu nước, giành lại độc lập dân tộc thì xã hội Việt Nam
mới tiếp tục phát triển. Đó là đòi hỏi khách quan, cấp bách của cách mạng Việt
Nam từ đầu thế kỷ XX.
Để giải quyết mâu thuẫn trên, nhiều phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi với
mục tiêu "Phen này quyết chống cả Triều lẫn Tây". Đó là phong trào Đông Du,
Đông Kinh nghĩa thục... do các sỹ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân
chủ tư sản như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo hay khởi nghĩa Yên Bái
của Việt Nam Quốc Dân đảng dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn
Tài...rồi khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo
dài hơn 30 năm... Đó là trang sử đấu tranh vẻ vang của dân tộc trên con đường đấu
tranh giành độc lập. Mặc dù diễn ra sôi nổi, rộng khắp các vùng miền, nhưng tất cả
các cuộc đấu tranh cuối cùng đều thất bại. Bối cảnh lịch sử này, sau này, Hồ Chí
Minh viết trong bài Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc trong thời đại ngày
nay: "Trong suốt gần một thế kỷ thống trị của thực dân Pháp, phong trào cách mạng
6


giải phóng dân tộc ở Việt Nam không ngừng phát triển, kẻ trước ngã, người sau
đứng dậy. Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa yêu nước ấy đã bị dìm trong máu.

Những đám mây đen lại bao phủ đất nước Việt Nam"
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) ra đi tìm đường cứu nước.
Người đã tìm hiểu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, và Người khẳng
định con đường cách mạnh tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc thực sự
cho nhân dân các nước nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng.
Mùa xuân năm 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), đã diễn ra Hội nghị thống
nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
– đại biểu Quốc tế Cộng sản. Đi đến thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập
một đảng cộng sản lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất họp đề ra “Luận cương
chính trị” và bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Từ đây,
cách mạng Việt Nam chuyến sang một giai đoạn mới.
Tuy bị địch khủng bố ác liệt, Đảng và quần chúng cách mạng bị tổn thất nặng
nề, song thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà quân thù
không thể xóa bỏ được là : Đã khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực
lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua Đảng tiền phong của mình;
đã đem lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng. Nhờ tinh
thần và nghị lực phi thường được rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh cách mạng đã
vượt qua thử thách khó khăn, từng bước khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách
mạng.
Tháng 3/1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng ở Ma Cao (Trung Quốc).
Đại hội đã khẳng định thắng lợi cuộc đấu tranh khôi phục phong trào cách mạng và
hệ thống tổ chức Đảng, đề ra đường lối cách mạng cho giai đoạn mới.
Trong những năm 1936 – 1939, chủ trương mới của Đảng đã giải quyết đúng
đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của cách
mạng, các mối quan hệ giữa liên minh công – nông và mặt trận đoàn kết dân tộc
7


rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa phong trào cách mạng Đông

Dương và phong trào cách mạng Pháp và trên thế giới; đề ra các hình thức tổ chức
và đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh đỉnh
cao hơn vì độc lập dân tộc và tự do.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã ảnh hưởng mạnh mẽ trực tiếp đến Đông
Dương và Việt Nam. Lợi dụng lúc Pháp thua Đức, ngày 22-9-1940 phát xít Nhật đã
tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng. Ngày 23- 9- 1940, tại Hà Nội, Pháp ký
hiệp định đầu hàng Nhật. Từ đó, nhân dân ta chịu cảnh một cổ bị hai tròng áp bức,
bóc lột của Pháp – Nhật. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít Pháp –
Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng và lời kêu gọi của Nguyến Ái Quốc, các cấp bộ
đảng và Mặt trận Việt Minh đã tích cực xây dựng các tổ chức cứu quốc của quần
chúng nhân dân, đẩy nhanh việc phát triển lực lượng chính trị và phong trào đấu
tranh của quần chúng. Ngày 25- 10- 1941, Mặt trận Việt Minh tuyên bố ra đời.
Công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang diễn ra sôi nổi ở các khu căn cứ và khắp
các địa phương trong cả nước, đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách
mạng quần chúng vùng lên đấu tranh giành chính quyền.
Đêm 9 – 3- 1945, NHật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương. Quân Pháp
đã nhanh chóng đầu hàng quân Nhật. Ngay đêm 9-3- 1945, Ban thường vụ Trung
ương Đảng họp Hội nghị mở rộng, ngày 12- 3-1945, Ban thường vụ Trung ương
Đảng ra chỉ thị “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị nêu rõ
phương châm đấu tranh lúc này là phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng
vùng, mở rộng căn cứ địa.
Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào(Tuyên Quang) từ 13- 15/8/1945. Hội
nghị nhận định: Cơ hội rất tốt cho ta giành chính quyền độc lập đã tới và quyết định
phát động toàn dân Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay
sai, trước khi quân đồng minh vào Đông Dương.
Chỉ trong vòng 15 ngày cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trên cả nước,
8



chính quyền về tay nhân dân. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã đập tan
xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ
hàng mấy ngàn năm và ách thống trị của phát xít Nhật, lập nên nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhân dân Việt
Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân của nước độc lập tự do, làm chủ vận
mệnh của mình. Ngày 2- 9 – 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, thay mặt
Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc
lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào, với toàn thể thế giới: Nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ra đời. Đưa dân tộc ta bước vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc
lập dân tộc tự do và chủ nghĩa xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa đất nước ta đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác, đặc biệt là chiến thắng trước hai đế quốc lớn của thế
giới: thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mở ra một giai đoạn mới đưa cả nước tiến lên
chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi của công cuộc đổi mới trong những chặng
đường tiếp theo.
1.2 Thân thế sự nghiệp Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng
Chủ tịch Tôn Đức Thắng, người chiến sỹ cộng sản kiên cường, mẫu mực, cống
hiến trọn đời cho cách mạng, cho dân tộc; người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng,
Nhà nước và Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam. Trong suốt cuộc đời hoạt động
cách mạng, ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn, gian khổ đến mấy, Chủ tịch Tôn
Đức Thắng luôn tỏ rõ rất mực trung thành, tận tụy đối với Đảng, nhân dân, luôn
nêu cao tinh thần anh dũng, bất khuất, phẩm chất đạo đức: cần, khiệm, liêm chính,
chí công, vô tư .
Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 trong một gia đình
nông dân tại Cù Lao Ông Hổ, tổng Bình Thành, tỉnh Long Xuyên, nay là xã Mỹ
Hòa Hưng, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Năm 1910, sau khi tốt nghiệp
Trường Bách nghệ Sài Gòn với điểm tối ưu (20/20), Bác gia nhập hàng ngũ giai
9



cấp công nhân Việt Nam và làm việc tại xưởng sửa chữa tàu thuỷ Ba Son của thực
dân Pháp tại Sài Gòn. Truyền thống yêu nước, quật cường của quê hương, đất nước
và cuộc sống của giai cấp công nhân đã sớm thức tỉnh tinh thần yêu nước của Bác.
-Từ 1906-1909: Học Trường Kĩ nghệ Viễn Đông, làm công nhân Nhà máy Ba
Son của Hải quân Pháp ở Sài Gòn;
- Năm 1912: Tổ chức cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son
- Từ 1914 đến 1918: Tham gia hoạt động cách mạng từ chiến tranh thế giới, làm
công nhân quân giới ở quân cảng Toulon (miền Nam nước Pháp) và làm thợ máy
trên chiến hạm France.
- 20/4/1919: Dưới sự lãnh đạo của Công hội Pháp đã tham gia phản chiến và
treo cờ đỏ trên chiến hạm để ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga, tham gia cuộc
binh biến của binh sĩ Pháp ở mặt bể Hắc Hải, sau đó bị trục xuất khỏi nước Pháp.
- Năm 1920: Lập Công hội bí mật ở Sài Gòn, đây là tổ chức Công hội đầu tiên
của giai cấp công nhân Việt Nam.
- Năm 1927: Tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và trực
tiếp lãnh đạo phong trào công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn.
- Tháng 12/1928: Bị địch bắt ở Sài Gòn.
- Ngày 26/7/1929: Bị kết án 20 năm khổ sai.
Đêm ngày 2 rạng sáng ngày 3/7/1930, con tàu Armand Roussean của thực dân
Pháp lặng lẽ rời Sài gòn đưa đồng chí Tôn Đức Thắng và một số cán bộ, quần
chúng yêu nước đày ra Côn Đảo. Kể từ đó cho đến ngày 18/8/1945, khi Côn Đảo
được giải phóng, người tù mang số tù 5289-TF cùng với lời ghi chú trong phiếu
quản lý “Phần tử nguy hiểm” đã chứng tỏ nghị lực phi thường, ý chí kiên cường và
lòng trung thành vô hạn với cách mạng. 15 năm ở địa ngục trần gian Côn Đảo là
quãng thời gian thử thách lớn nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng
chí Tôn Đức Thắng nhưng đó cũng là quãng đời đầy vinh quanh khi đồng chí thực
sự biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng.
- Năm 1930: Lập chi bộ nhà tù lãnh đạo anh em trong tù đấu tranh, được Xứ ủy
10



Nam Kỳ thừa nhận là chi bộ đặc biệt và là đảng viên từ đó. Bằng những kinh
nghiệm đã có trong tổ chức Công hội bí mật ở Sài Gòn, đồng chí Tôn Đức Thắng
đã bàn với những người cộng sản thành lập Hội những người tù đỏ làm hạt nhân
lãnh đạo, tập hợp tù nhân, tạo sức mạnh đoàn kết chống lại chế độ lao tù.
Nhiều Đảng viên cộng sản trong đó có đồng chí Tôn Đức Thắng bị kết án khổ
sai cũng bị giam chung với tù thường phạm ở Banh I, nơi chuyên giam giữ tù lưu
manh, trộm cắp, đã nhiều lần mang án. Đây là thủ đoạn thâm độc của thực dân
Pháp mượn bàn tay của những tên tù anh chị nhằm tiêu diệt những người cộng sản.
Trong một lần liên lạc của Hội, bọn gác ngục đã phát hiện được Tôn Đức Thắng
và phạt giam ở Hầm xay lúa. Hầm là địa ngục của địa ngục, một hình thức cực hình
đối với tù nhân, địch gọi là “Khu trừng giời”. Với âm mưu thâm độc của địch muốn
dùng tay anh chị để hành hạ và giết Tôn Đức Thắng, hiểu được ý đồ này, đồng chí
Tôn Đức Thắng đã tập hợp một số đồng chí cộng sản cũng bị đày ở Hầm xay lúa
bàn cách nắm lấy quyền lực điều hành để cải thiện đời sống và điều kiện làm việc
cho những bạn tù ở Hầm: bỏ lối cai quản người tù bằng roi vọt, sắp xếp, phân công
để tất cả mọi người làm việc theo điều kiện sức khỏe, người yếu thì sàng gạo, đóng
bao, người khỏe thì xay và khuân vác thóc, kíp đứng cối thì bố trí thêm người, thay
nhau người làm, người nghỉ.
Năm 1934, sau khi rời khỏi Hầm xay lúa, đồng chí Tôn Đức Thắng làm việc tại
Sở Lưới, vừa sửa máy vừa lái canô. Sở lưới, với vai trò của đồng chí Tôn Đức
Thắng trở thành trung tâm giao liên quan trọng của tổ chức Đảng ở Côn Đảo và là
đầu mối để tổ chức cho cán bộ, đảng viên bị tù ở Côn Đảo trốn về hoạt động trong
đất liền.
Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật, nhanh chóng đánh bại
đạo quân Quan Đông hơn một triêu lính tinh nhuệ của Nhật. Ngày 15/8/1945, phát
xít Nhật chính thức đầu hàng Liên Xô và các nước đồng minh không điều kiện.
Đảng ta kịp thời chớp thời cơ lãnh đạo nhân dân cả nước vùng lên Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trong cả nước. Sau khi nghe lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc

11


Tuyên ngôn độc lập do một đài nước ngoài phát lại, toản đảo vui mừng không xiết.
Sáng 23/9/1945, tàu Phú Quốc cùng 25 chiếc thuyền bầu đã nhổ neo đưa 1800 tù
chính trị trở về đất liền. Chiếc canô vừa được sửa lại mang tên Giải phóng do chính
đồng chí Tôn Đức Thắng lái đưa một số đồng chí trong Ban lãnh đạo trở về. Tuy
gian nan, vất vả nhưng chiều ngày 2/3/9/1945 mọi người đã cập bến Đại Ngãi, tỉnh
Sóc Trăng trong sự đón tiếp nồng nhiệt của Đảng bộ và nhân dân địa phương.
- Từ 8/1945: Ở Côn Đảo trở về Nam Bộ làm Uỷ viên Uỷ ban Kháng chiến hành
chính Nam Bộ phụ trách về vấn đề lương thực và vũ khí.
- Ngày 06/01/1946: Trúng cử là đại biểu Quốc hội khóa đầu của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa và tham gia phái đoàn Quốc hội sang Pháp.
- Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua yêu nước, Đảng
ta chính thức phát động cuộc vận động thi đua yêu nước. Đây là thời kỳ đồng chí
Tôn Đức Thắng có nhiều cố gắng và đạt kết quả tốt trong việc làm cho tư tưởng Hồ
Chí Minh và chủ trương của Đảng về thi đua yêu nước trở thành động lực của cuộc
kháng chiến kiến quốc.
- Nhân dịp đồng chí Khu trưởng khu VIII Nam Bộ ra báo cáo với Trung ương
và Bác Hồ về tình hình cuộc kháng chiến, đồng chí Tôn Đức Thắng đã đến thăm
Đoàn và trao đổi thân tình: “Mặc dầu tham gia vào cuộc lãnh đão chung ở ngoài
này – một nhiệm vụ rất lớn, nhưng lúc nào tôi cũng nghĩ tới đồng bào Nam Bộ, lúc
nào cung nghĩ tới chiến trường Nam Bộ là nơi đồng chí, đồng bào đương kháng
chiến gian lao. Tôi đã nhiều lần đề nghị với Bác Hồ, với Trung ương cho trở về
chiến trường để cùng với đồng chí, đồng bào Nam Bộ tham gia kháng chiến nhưng
Bác Hồ chưa đồng ý (…). Đề nghị đồng chí, đề nghị đoàn về báo cáo lại với Xử ủy
và với đồng báo Nam Bộ rằng, Tôn Đức Thắng là người con của nhân dân Nam
Bộ, lúc nào cũng nghĩ tới đồng bào Nam Bộ, nghĩ tới xứ sở mà mình đã sinh ra và
đã từng hoạt động”. Trong thời gian này, Ban Thường trực Quốc hội đã phân công
các ủy viên đi các địa phương ở Liên khu III và liên khu Việt Bắc động viên nhân

dân kháng chiến, đồng chí Tôn Đức Thắng được giữ chức Quyền trưởng Ban.
12


- Từ 1951: Quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Tại Đại hội Đảng lần thứ
II được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Đồng chí là
Đại biểu Quốc hội liên tục các khóa I-VI.
- Từ 1951 - 1955 : Chủ tịch Uỷ ban Toàn quốc Mặt trận Liên Việt
- Từ 1955 - 1977: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Từ 1960: Phó trưởng Ban thường trực Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng
Thanh tra toàn quốc, Trưởng Ban thường trực Quốc hội, Phó Chủ tịch nước Việt
Nam Dân chủ cộng hoà (tháng 7/1960). Tại Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960) được
bầu làm Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Ngày 23/9/1969 đến 1981: Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12-1976) của Đảng được bầu vào
Ban Chấp hành Trung ương.
- Từ 1977 - 1981: Chủ tịch danh dự Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- 30/3/1980: Qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.

13


Chương 2: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ CƠ BẢN CỦA CHỦ
TỊCH NƯỚC TÔN ĐỨC THẮNG
2.1 Lý luận về đại đoàn kết dân tộc
Ðồng chí Tôn Ðức Thắng - tấm gương tiêu biểu cho chính sách đại đoàn kết
của Ðảng
Từ những cuộc đấu tranh đầu tiên trên con đường cách mạng của mình, người
thanh niên yêu nước Tôn Ðức Thắng đã hiểu rõ rằng đoàn kết làm nên sức mạnh.
Gần 17 năm bị giam cầm trong lao tù đế quốc, trải qua nhiều cuộc đấu tranh

chống đàn áp, hành hạ tù nhân, bằng kinh nghiệm, bằng đức độ và uy tín của mình,
đồng chí Tôn Ðức Thắng đã đoàn kết được anh em trong tù. Ðồng chí đã lãnh đạo
anh em tự đấu tranh thắng lợi trong những điều kiện ngặt nghèo. Cái tên anh Hai
Thắng; già Thắng trở nên rất thân thương và quý mến với tất cả tù nhân ở Côn Ðảo
khi đó, kể cả tù thường phạm.
Những năm 1945 - 1946, trước tình thế thù trong giặc ngoài vô cùng khó khăn,
Ðảng chỉ rõ một trong những nhiệm vụ cấp bách là ra sức giữ vững, tăng cường và
mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược "Dân tộc
trên hết - Tổ quốc trên hết". "Khẩu hiệu căn bản của cả một giai đoạn cách mạng
hiện thời phải là: Lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống phản động Pháp, tiến tới
giành độc lập hoàn toàn".
Ðể đoàn kết, tập hợp đông đảo các lực lượng khác nhau có tinh thần dân tộc,
yêu nước và muốn cứu nước nhưng còn đứng ngoài Mặt trận Việt Minh, Ðảng chủ
trương thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Ðồng chí Tôn Ðức Thắng đã
được Ban Chấp hành Trung ương Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho trọng
trách đó. Ðồng chí tham gia Ban sáng lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam cùng
với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí: Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp
và nhiều đại biểu khác không phải là Việt Minh.
Ðồng chí Tôn Ðức Thắng đã hoạt động không mệt mỏi bằng tất cả sức lực tâm
trí và kinh nghiệm của mình cùng các sáng lập viên khác để Hội Liên hiệp quốc
14


dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) chính thức ra đời ngày 29-5-1946 tại Hà Nội.
Hồ Chủ tịch được bầu là Chủ tịch danh dự của Hội, cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phó
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là Chủ tịch Hội. Ðồng chí Tôn Ðức
Thắng được bầu là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
Sau khi cụ Huỳnh qua đời năm 1947, đồng chí Tôn Ðức Thắng được Ðảng phân
công lãnh đạo Mặt trận Dân tộc thống nhất. Sự chọn lựa một người có đức độ, có
khả năng lớn về vận động thuyết phục quần chúng, có khả năng đoàn kết rộng rãi,

làm công tác dân vận khéo léo như đồng chí Tôn Ðức Thắng đảm nhiệm vị trí công
tác quan trọng đó là hoàn toàn chính xác.
Là người lãnh đạo chủ chốt, đồng chí Tôn Ðức Thắng đã góp phần quan trọng
thảo ra Cương lĩnh của Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, trong đó nêu rõ mục
đích của Hội là: "... đoàn kết tất cả những đảng phái yêu nước và những đồng bào
yêu nước không đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị,
chủng tộc để làm cho nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, phú cường".
Với chính sách đó. Liên Việt đã thu hút tập hợp được nhiều lực lượng, cá nhân
trước kia chưa tham gia Việt Minh nay đứng về phía nhân dân, dù chưa hoàn toàn
chắc chắn, để phân hóa cô lập kẻ thù, tăng thêm lực lượng cho cách mạng.
Ðồng chí Tôn Ðức Thắng đã giải quyết thành công những mối quan hệ giai cấp
và dân tộc trong công tác mặt trận - công tác được đồng chí coi là một hình thức
đấu tranh giai cấp đặc biệt - cho nên đối với bạn đồng minh, phải vừa đoàn kết, vừa
đấu tranh, đoàn kết để giữ vững mặt trận cách mạng, đấu tranh để đi đến đoàn kết
cao hơn, không thể đoàn kết một chiều, thủ tiêu đấu tranh, cũng không thể đấu
tranh vô nguyên tắc ảnh hưởng đến đoàn kết.
Trước những âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của Pháp và tay sai,
Ðảng ta chủ trương thống nhất các tổ chức Mặt trận, lập một Mặt trận dân tộc
thống nhất duy nhất với tính chất chặt chẽ và rộng rãi, đặt trên cơ sở công nông và
lao động trí thức, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, lấy tên là Mặt trận Liên
Việt. Ðồng chí Tôn Ðức Thắng được Ðảng giao nhiệm vụ thống nhất Việt Minh 15


Liên Việt từ cơ sở đến trung ương theo chủ trương đó. Ðồng chí Tôn Ðức Thắng đã
chỉ đạo sát sao công việc này. Do chuẩn bị tốt, tổ chức chu đáo, có kế hoạch cụ thể,
đến tháng 8-1950, hai tổ chức Mặt trận đã hợp nhất từ cấp cơ sở tới cấp tỉnh, tạo
điều kiện thuận lợi để tiến hành thành công Ðại hội hợp nhất cấp trung ương từ
ngày 3- 3-1951 đến ngày 7-3-1951.
Ðại hội đã bầu đồng chí Tôn Ðức Thắng là Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc của Mặt
trận Liên Việt. Ðồng chí Tôn Ðức Thắngđã đem hết sức lực và trí tuệ để thực hiện

tốt nhất đường lối Mặt trận của Ðảng, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn
dân ngày càng vững chắc.
Sau thắng lợi năm 1954, đất nước tạm chia cắt, trong cuộc đấu tranh thống nhất
đất nước, đồng chí Tôn Ðức Thắng là người con yêu quý của miền Nam ruột thịt,
đại diện cho khát vọng thống nhất và độc lập tự do của miền Nam đi trước về sau,
tiếp tục có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp đoàn kết toàn dân trong cuộc đấu
tranh mới.
Trong những hoạt động quốc tế phong phú của mình, đồng chí Tôn Ðức Thắng
cũng thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế sâu sắc và có nhiều đóng góp trong việc
xây dựng, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Ðồng chí là một trong những người Việt Nam đầu tiên hoạt động trong phong
trào công nhân Pháp, đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng tình đoàn kết chiến
đấu giữa giai cấp công nhân hai nước. Ðồng chí cũng là một trong số rất ít những
người Việt Nam tham gia bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Mười Nga 1917
bằng hành động cách mạng cụ thể và thiết thực của mình...
Là người đứng đầu Mặt trận Liên Việt, đồng chí Tôn Ðức Thắng đã tham gia
Hội nghị đoàn kết nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia tổ chức ngày
11- 3- 1951. Khối đoàn kết chiến đấu giữa ba tổ chức: Mặt trận Liên Việt; Mặt trận
Lào Ítxala; Mặt trận Khme Ítxarắc được tăng cường đã góp phần tăng thêm sức
mạnh liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Ðông Dương,
đẩy mạnh cuộc kháng chiến của cả ba dân tộc tiến nhanh đến thắng lợi.
16


Ðồng chí Tôn Ðức Thắng còn giữ nhiều trọng trách: Chủ tịch Hội hữu nghị Việt
- Xô; Chủ tịch danh dự Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam; Ủy viên
Hội đồng hòa bình thế giới...v.v. Ðồng chí luôn lên án chủ nghĩa sô vanh nước lớn,
chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, kêu gọi xây dựng quan hệ hòa bình hữu nghị giữa các dân
tộc dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền của
mỗi nước...

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng gần 70 năm không ngừng nghỉ của mình,
đồng chí Tôn Ðức Thắng đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đại đoàn
kết toàn dân và tăng cường tình hữu nghị đoàn kết giữa các dân tộc.
Tấm gương suốt đời tận tuỵ, phấn đấu hy sinh cho Tổ quốc, cho nhân dân;
phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, cùng những tình cảm chân thành và tốt
đẹp dành cho đồng bào, chiến sĩ... cũng là những điều làm nên sức cảm hóa, thu
hút, tập hợp quần chúng của Chủ tịch Tôn Ðức Thắng.
"Ðồng chí là người tiêu biểu nhất cho chính sách đại đoàn kết của Ðảng ta và
của Hồ Chủ tịch",
Tôn Đức Thắng - biểu tượng sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
Hoạt động trên nhiều cương vị khác nhau, Chủ tịch Tôn luôn quan tâm và chăm
lo việc tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng của Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, từ Côn Đảo trở về, với cương vị và
trọng trách to lớn được Đảng giao phó, Bác Tôn đã góp phần xây dựng Nhà nước
của dân, do dân, vì dân; tập hợp toàn dân tộc đoàn kết một lòng đưa kháng chiến
đến thắng lợi vẻ vang; góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước tiến
lên chủ nghĩa xã hội; đưa cách mạng Việt Nam hoà trong dòng thác cách mạng thế
giới đấu tranh cho độc lập, tự do, hoà bình, hạnh phúc, tiến bộ và nhân văn.
Hoạt động trên nhiều cương vị khác nhau, Bác Tôn luôn quan tâm và chăm lo
việc tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Góp phần quan trọng vào việc thu hút trí lực của toàn dân
17


tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ Quốc.
Tình hình đất nước ta vào đầu năm 1946 cực kỳ khó khăn. Vận mệnh Tổ quốc
đang “nghìn cân treo sợi tóc”. Đảng ta chủ trương một mặt hoà để tiến, mặt khác ra
sức củng cố khối đoàn kết làm hậu thuẫn chính trị cho chính quyền nhân dân còn

non trẻ và chuẩn bị điều kiện kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao cho Bác Tôn nhiệm vụ quan trọng là vận động, xây
dựng một tổ chức đoàn kết rộng rãi hơn nữa các tầng lớp nhân dân Việt Nam nhằm
tăng thêm lực lượng cho cách mạng. Sau gần nửa tháng nỗ lực chuẩn bị, ngày
2/5/1946, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) được thành lập.
Trên cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng. Bác đã làm rõ: nhận thức đại đoàn kết là
chính sách liên minh giai cấp để kháng chiến, mẫu thuẫn quyền lợi giữa các giai
cấp phải được điều hoà hợp lý, trong đó chú trọng quyền lợi của đông đảo quần
chúng vì họ là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất. Trực tiếp bàn bạc, trao đổi
với cán bộ Hội, đối thoại với người của các đảng phái, giai cấp, dân tộc, tôn giáo
khác nhau, làm cho họ nhận rõ ý nghĩa của việc thành lập Hội Liên Việt, vai lại
truyền thống vẻ vang của dân tộc, ôn lại cuộc đời cách mạng của những người cộng
sản tiền bối như Chủ tịch Tôn Đức Thắng để hiểu hơn giá trị thắng lợi của sự
nghiệp cách mạng đã đạt được, tiếp nối truyền thống ông cha bằng những thắng lợi
của cách mạng hôm nay; học tập tấm gương đạo đức sáng ngời của lớp người đi
trước, tự tu rèn đạo đức cách mạng để phụng sự cách mạng, phụng sự nhân dân tốt
hơn./trò của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống xâm
lược. Do thống nhất trong nhận thức, hoạt động của tổ chức này đã góp phần tăng
sức mạnh cho chính quyền cách mạng non trẻ và đóng góp to lớn trong cuộc kháng
chiến kiến quốc.
Cùng với sự ra đời của các Hội, tổ chức trong giai đoạn này, những hoạt động
của Bác Tôn đã góp phần tích cực, tạo mọi điều kiện cho các tổ chức trên hoạt
động có hiệu quả.
18


Không chỉ có vậy, Tôn Đức Thắng còn đóng góp tích cực trong việc thống nhất
Việt Minh – Liên Việt (3 – 7/3/1951). Thắng lợi của Đại hội toàn quốc thống nhất
Việt Minh – Liên Việt đã làm cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã được tăng
cường và phát triển thêm một bước mới. Cuộc hợp nhất thành công đã tăng sức

mạnh cho cuộc kháng chiến, khẳng định ý chí quật cường của toàn dân trước sự
xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ và bọn tay sai.
Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc (từ 5 – 10/9/1955) là sự kiện
trọng đại đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân yêu
chuộng hoà bình trên thế giới. Đại hội đã thảo luận thông qua dự thảo Cương lĩnh,
Điều lệ mới và quyết định tên là Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Cương lĩnh của Mặt
trận được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao. Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ
tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và giữ trọng trách này đến
năm 1977. Trên cương vị lãnh đạo Mặt trận, Bác đem hết sức lực, nhiệt tình và trí
tuệ của mình, cống hiến cho sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong mọi hoạt
động cụ thể của mình, Bác đã làm sáng tỏ chủ trương đoàn kết toàn dân tộc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, phá tan âm mưu của các thế lực thù địch chia
rẽ đoàn kết lương giáo, nhắc nhở các thành viên trong Mặt trận phải tôn trọng tự do
tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đời sống mới, bảo vệ quyền lợi của người lao
động, bảo vệ người già yếu, tàn tật, phụ nữ trẻ em, gìn giữ văn hoá truyền thống và
tiếp thu văn hoá nhân loại làm phong phú và phát triển nền văn hoá dân tộc, mọi
mặt công tác của Mặt trận đều nhằm phục vụ cho thắng lợi của cách mạng Việt
Nam… Mặt trận đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng Đảng, xây dựng và
bảo vệ chính quyền nhân dân, củng cố khối liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang
nhân dân. Nhờ đoàn kết trong nước, chúng ta đã mở rộng và phát triển đoàn kết
quốc tế, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ và hợp tác của bạn bè trên thế giới. Có
thể nói Mặt trận đã trở thành một nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam.
19


Phẩm chất đạo đức của người chiến sĩ cộng sản gắn liền với sự nghiệp cách
mạng của Bác Tôn là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phẩm chất cách mạng của
người cộng sản với phong cách giai cấp công nhân Việt Nam.

Giữ nhiều cương vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhưng Bác Tôn, sống bình dị, nêu
gương sáng về sự trung thành, lòng tận tuỵ phục vụ nhân dân. Mẫu mực về đạo đức
cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị.
Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng để lại bài học về việc xây
dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự thống nhất trong hệ thống
chính trị, sự đồng thuận trong mọi tầng lớp nhân dân thực hiện những mục tiêu
cách mạng vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc đổi mới hiện nay, trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2.2. Về công tác tuyên truyền cách mạng của Đảng
Đồng chí Tôn Đức Thắng - nhà tuyên truyền tổ chức, vận động, tập hợp quần
chúng bằng trí tuệ và tấm lòng cộng sản.
Đồng chí Tôn Đức Thắng bộc lộ năng khiếu tổ chức, vận động, tập hợp quần
chúng từ rất sớm. Khả năng đứng mũi chịu sào của đồng chí đã nổi tiếng ngay từ
khi còn học ở trường Bách Nghệ, khi là người thợ học việc, là thuỷ thủ trên tàu
Pháp, nhất là khi đoàn kết công nhân thành lập Công hội. Công hội do đồng chí
sáng lập là nhịp cầu đưa chủ nghĩa Mác-Lênin đến với giai cấp công nhân Việt
Nam, đóng góp quan trọng vào tiến trình lịch sử phong trào công nhân Việt Nam,
là dấu mốc khẳng định đồng chí Tôn Đức Thắng trở thành nhà tuyên truyền của
giai cấp vô sản. Tài năng tổ chức, thuyết phục của đồng chí càng toả sáng khi đồng
chí là Trưởng ban Thường trực Quốc hội trực tiếp điều hành các kỳ họp và cùng đại
biểu Quốc hội thảo luận các vấn đề quan trọng của đất nước, đạt được sự thống
nhất cao. Công tác tuyên truyền về Bầu cử đại biểu Quốc hội là những hoạt động
trọng yếu mỗi khi sự kiện chính trị này diễn ra. Với tư cách là người lãnh đạo, đồng
chí Tôn Đức Thắng đã tham gia và chỉ đạo công tác tuyên truyền làm nhân dân
20


nhận thức rõ trách nhiệm công dân của mình để tham gia tích cực. Đồng chí đã
đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa II, khoá

III. Lòng yêu nước, lý tưởng cộng sản và những trải nghiệm của cuộc đời hoạt
động cách mạng đã hoà quyện vào nhau, tạo nên sự nhuần nhuyễn và sâu sắc trong
phong cách tuyên truyền Tôn Đức Thắng.
Đồng chí Tôn Đức Thắng có khả năng cảm hoá được nhiều đối tượng và
chuyển hoá nhận thức của họ bằng tấm lòng chân thành, ngôn ngữ chân thực, lý lẽ
thấu đáo, đạo lý sâu xa, nghệ thuật thuyết phục, sự hiểu biết rộng rãi của người
từng trải. Đó là những công nhân lao động lầm than, những đảng viên ở tù Côn
Đảo, những nhân sĩ, trí thức, người trong các đảng phái, tôn giáo khác nhau, kiều
bào, chính khách nước ngoài, thậm chí là những thanh niên hư hỏng, những người
tù hung hãn, bất trị. Đó là nghệ thuật giải quyết mối quan hệ giữa người với người
không bằng mệnh lệnh, cưỡng bức và sự can thiệp thô bạo mà bằng dân chủ, thuyết
phục và sự hiểu biết lẫn nhau; là nghệ thuật hoá giải mâu thuẫn không đối kháng để
đạt được sự thông cảm và nhận thức chung, từ đó tạo nên sự gắn kết của cả tập thể.
Khi ở nhà tù Côn Đảo cũng như sau này khi giữ cương vị lãnh đạo cấp cao, đồng
chí Tôn Đức Thắng luôn tìm cách thuyết phục mọi người bằng phương pháp vừa có
tính nguyên tắc, tính khoa học, vừa có tình cảm nhân ái, bao dung. Phương pháp
tuyên truyền, giáo dục đó không chỉ tác động làm thay đổi nhận thức mà còn cảm
hoá trái tim con người. Nó tạo ra những giá trị quy tụ được lòng người, làm cho
nhân dân tin vào Đảng, tự nguyện đi theo Đảng và mọi hoạt động đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Đây chính là nguyên nhân đã giúp đồng chí Tôn Đức Thắng thành
công trong công tác vận động quần chúng, là điều làm nên sự kỳ diệu trong nghệ
thuật tuyên truyền, giáo dục của đồng chí.
Phẩm chất quan trọng cần có của người làm công tác tuyên truyền, đó là tình
cảm và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng, và đây chính là những yếu tố quyết định
chất lượng hoạt động tuyên truyền, làm tăng nghệ thuật truyền cảm, sức hấp dẫn và
sự lay động lòng người. Niềm tin chính trị là kết quả của quá trình nhận thức sâu
21


sắc, đúng đắn tri thức chính trị và lý tưởng chính trị. Niềm tin chính trị khi được

hình thành trên cơ sở khoa học sẽ giúp người làm công tác tuyên truyền vững vàng
và có định hướng đúng trước những quan hệ chính trị phức tạp, thường xuyên biến
đổi, có hành động phù hợp với lý tưởng chính trị đã lựa chọn và những chuẩn mực
chính trị do xã hội đặt ra. Niềm tin chính trị giúp cho người làm công tác tuyên
truyền cách mạng rèn luyện bản lĩnh, sẵn sàng thực hiện và bảo vệ mục tiêu, lý
tưởng. Đồng chí Tôn Đức Thắng là một nhà tuyên truyền như vậy.
Khi cùng những đảng viên trung kiên của chi bộ đảng ở nhà tù Côn Đảo thực
hiện chủ trương “biến nhà tù thành trường học cách mạng”, đồng chí Tôn Đức
Thắng tham gia học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và góp phần quan trọng vào
việc truyền bá những kiến thức đó. Khi biết tin phát xít Đức điên cuồng tấn công
Liên Xô, trong nội bộ chi bộ đảng nhà tù Côn Đảo đã diễn ra cuộc đấu tranh tư
tưởng gay gắt về vai trò của Liên Xô trong thế chiến thứ II. Bằng kiến thức lý luận
vững chắc, sắc sảo và tầm hiểu biết thực tiễn, đồng chí đã lý giải và truyền niềm tin
vào sự nghiệp cách mạng cho mọi người, góp phần làm ổn định tư tưởng đảng viên
trong chi bộ. Khi phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp, nội bộ tù nhân có sự phân
hoá, đồng chí đã cùng các đảng viên trong chi bộ vạch rõ sự thất bại tất yếu của chủ
nghĩa phát xít, khẳng định cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới
nhất định thắng lợi. Vận dụng sáng tạo thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa
Mác-Lênin phù hợp với bối cảnh lịch sử, đồng chí đã tham gia đánh bại những luận
điệu phản động của một số tù nhân theo quan điểm Quốc dân đảng khi họ cố tình
vu khống, xuyên tạc chủ nghĩa cộng sản, gieo rắc tư tưởng học thuyết “đấu tranh
sinh tồn”, giúp họ nhận rõ những sai lầm trong tư tưởng và hành động. Đó là nghệ
thuật giành thế chủ động, là thái độ tích cực đấu tranh chống các quan điểm sai trái
của người làm công tác tuyên truyền.
Tài năng tuyên truyền, thuyết phục của đồng chí Tôn Đức Thắng không chỉ
được thể hiện trong quá trình tổ chức, vận động đồng bào trong nước mà còn được
thể hiện rất sinh động trong các hoạt động đối ngoại. Khi tham gia Đoàn đại biểu
22



Quốc hội Việt Nam sang làm việc ở Pháp, cùng với các đồng chí khác, đồng chí
tiếp xúc, tuyên truyền, vận động, cảm hoá nhiều nghị sĩ Quốc hội Pháp, đại diện
các đoàn thể quần chúng, các tầng lớp nhân dân Pháp, làm cho họ hiểu hơn về cuộc
đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, ủng hộ Việt Nam và thắt chặt thêm
sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Đồng chí tiếp xúc với nhiều nhân sĩ,
trí thức, đối thoại với một số người của các đảng phái, giai cấp, dân tộc, tôn giáo
khác nhau, làm cho họ nhận rõ ý nghĩa, vai trò quyết định của sức mạnh đại đoàn
kết dân tộc.
Đồng chí Tôn Đức Thắng rất quan tâm đến công tác tuyên truyền đối ngoại.
Đồng chí nhận trình quốc thư, tiếp xúc với đại sứ nhiều nước, gửi thư, điện chúc
mừng quốc khánh, viết bài nhân dịp kỷ niệm các sự kiện quốc tế trọng đại…Tranh
thủ mọi điều kiện, mọi thời điểm lịch sử, đồng chí làm cho nhân dân tiến bộ thế
giới thấy rõ bản chất xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, thể hiện khát vọng hoà bình,
hạnh phúc của nhân dân Việt Nam, kêu gọi nhân dân tiến bộ trên thế giới giúp đỡ
Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Đồng chí đặc biệt quan
tâm đến việc phát huy vai trò của bà con kiều bào trong công tác tuyên truyền đối
ngoại. Đồng chí kêu gọi: “Các kiều bào hải ngoại lần này cũng phải tích cực hoạt
động tìm đủ cách tuyên truyền cuộc chiến tranh chính nghĩa của ta, gây thiện cảm
với nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới và đánh tan những luận điệu của
bọn phản động quốc tế mong lừa bịp dư luận hoàn cầu để đè nén, bóc lột các dân
tộc nhược tiểu”.
Người thợ máy Việt Nam kéo cờ đỏ trên chiến hạm Pháp ở Biển Đen ủng hộ
Nhà nước Xô Viết năm nào đã thể hiện sinh động quan điểm của Đảng, Nhà nước
ta về tinh thần quốc tế vô sản, về ngoại giao nhân dân, về thông tin đối ngoại tại
nhiều diễn đàn khác nhau, trong nước và ở nước ngoài. Sức thu phục và cảm hoá
của đồng chí toả ra, trước hết, từ trí tuệ của một con người suốt đời lăn lộn học tập,
phấn đấu, lao động, sáng tạo vì dân, vì nước, và hơn thế, từ tấm lòng yêu nước,
thương dân của một người cộng sản chân chính.
23



Đồng chí Tôn Đức Thắng -người thực hành xuất sắc công tác tuyên truyền,
giáo dục theo quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mục đích của công tác tuyên truyền là chuyển tải quan điểm, đường lối của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân; giác ngộ lý
tưởng, tư tưởng, tình cảm cách mạng, con đường đấu tranh cách mạng; tập hợp,
đoàn kết, tổ chức, vận động các lực lượng quần chúng hành động cách mạng. Để
đạt những mục tiêu trên, trước hết, cán bộ tuyên truyền phải dùng những lời lẽ giản
dị, thiết thực, gần gũi với quần chúng, làm cho dân hiểu, dân tin, dân quyết tâm làm
theo. Cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Tôn Đức Thắng đã nói và viết
bằng tất cả sự nhiệt thành của người chiến sĩ cách mạng, bằng tấm lòng của người
lãnh đạo, bằng ngôn từ mộc mạc, giản dị của người lao động. Những vấn đề mà
đồng chí nêu là sự phản ánh tâm tư nguyện vọng của quần chúng. Nguyên lý công
tác tuyên truyền: Viết cho ai xem? Nói cho ai nghe? của Chủ tịch Hồ Chí Minh
được đồng chí Tôn Đức Thắng thể hiện xuất sắc. Thông qua ngôn ngữ, tác phong
gần gũi, tự nhiên mà trong các buổi nói chuyện hay qua các bài viết của đồng chí,
người nói với người nghe, người viết với người đọc hoàn toàn bình đẳng và đồng
cảm. Ví dụ, ngày 26-3-1961, khi phát biểu với thanh niên, đồng chí đã nói một cách
giản dị đầy thuyết phục: “Nếu như các thế hệ trước đây đã nêu cao tinh thần bất
khuất trước quân thù, đã dám đứng lên đương đầu với kẻ thù tàn bạo và đã chiến
thắng được chúng thì ngày nay, phát huy truyền thống ấy, các đồng chí hãy tỏ ra
bất khuất trước mọi khó khăn, gian khổ, hãy chiến thắng chúng mà hoàn thành
nhiệm vụ”. Khoảng cách giữa chủ thể tuyên truyền và đối tượng tuyên truyền
dường như được rút ngắn lại, chỉ thấy một không khí chan hoà, ấm cúng, ân cần và
thấu hiểu.
Người cán bộ tuyên truyền muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác phải
hiểu được quy luật tư tưởng, tâm lý của quá trình truyền bá quan điểm, đường lối
cho nhân dân; quy luật tiếp nhận thông tin của những giai tầng khác nhau trong xã
hội; quy luật chuyển hoá tri thức khoa học trở thành niềm tin và hành động cách
24



mạng của quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: công tác dân vận
phải đúng và phải khéo, không bỏ sót một người nào, làm cho đường lối, chính
sách của Đảng và Chính phủ thông qua giáo dục, tuyên truyền và vận động trở
thành tư tưởng, ý thức và hành động sáng tạo của quần chúng. Đồng chí Tôn Đức
Thắng là người có phương thức tuyên truyền miệng đạt tới trình độ nghệ thuật độc
đáo. Khi truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm, chủ trương của Đảng, khi chỉ
đạo triển khai những quyết sách quan trọng, khi làm công tác ngoại giao hay đấu
tranh phê phán tiêu cực, đồng chí đánh giá đúng về đối tượng để lựa chọn phương
thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp. Trong cách thức tuyên truyền, đồng chí luôn
trình bày nội dung cụ thể, thiết thực, rõ ràng, được người nghe hồ hởi đón nhận.
Cách truyền đạt chủ trương, chính sách của đồng chí giản dị, rành mạch và thực
tiễn. Đó là nghệ thuật khêu gợi vấn đề để đối tượng tuyên truyền hướng tới chân lý;
là nghệ thuật dẫn giải mục tiêu của đường lối, chính sách đến biện pháp để đạt mục
tiêu đó, giúp cho quần chúng thẩm thấu, lĩnh hội và hành động dễ dàng.
Đồng chí Tôn Đức Thắng làm công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác
nhau: bài nói, bài viết, đối thoại, diễn đàn… vận dụng linh hoạt văn phong hội thoại
với các câu hỏi, câu kể, câu cảm thán, câu mệnh lệnh… Câu hỏi mà đồng chí nêu ra
thường gắn với những băn khoăn, thắc mắc trong thực tế hoặc khơi dậy nghĩa vụ,
trách nhiệm công dân của mỗi người, đưa ra những giải thích, chứng minh ngắn
gọn và hướng dẫn họ làm theo đường lối cách mạng của Đảng. Đây chính là nghệ
thuật chinh phục lòng người trong phương pháp tuyên truyền của đồng chí Tôn
Đức Thắng. Tính cổ động trong ngôn ngữ tuyên truyền của đồng chí có sức mạnh
hiệu triệu, thôi thúc hành động cao, thể hiện đậm nét trong những bài nói, viết về
bầu cử đại biểu Quốc hội, tập hợp sức mạnh đại đoàn kết dân tộc hay giao nhiệm
vụ cho thanh niên... Đồng chí căn dặn: “Phải đề phòng chủ nghĩa mệnh lệnh: lợi
dụng uy tín của Đảng trong quần chúng mà hạ lệnh làm bừa, không chịu khó thuyết
phục, giải thích, làm cho quần chúng tự giác, tự động thi hành chính sách của
Đảng”. Lối tuyên truyền, giáo dục áp đặt, một chiều sẽ tạo nên sự phản cảm, làm

25


×