Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Dự án khu chung cư Bãi Dâu và tác động của nó đến người dân vạn đò Thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.79 KB, 75 trang )

Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

Lời Cảm Ơn

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này là
sự tổng hợp kết quả học tập, nghiên cứu


trong suốt 4 năm học dưới giảng đường trường
Đại học Kinh tế Huế.
Trong quá trình thực tập nghiên cứu và
viết báo cáo tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân,
các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh
tế Huế.
Trước hết tôi xin chân thành cám ơn quý
thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong những
năm học Đại học.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu
sắc đến TS. Lê Nữ Minh Phương đã hết lòng
giúp đỡ và hướng dẫn tôi tận tình trong suốt
thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến phòng Kế Hoạch – Tài Chính Ủy ban nhân
dân Thành phố Huế đã tạo mọi điều kiện cho
tôi trong thời gian thực tập vừa qua, cung
cấp những kinh nghiệm, kiến thức thực tế quý
báu cũng như những tư liệu cần thiết cho tôi
trong việc nghiên cứu hoàn thành báo cáo
này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tập thể lớp
K44A Kế hoạch – Đầu tư, cảm ơn già đình và
bạn bè đã hết lòng động viên, giúp đỡ tôi
thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này nhưng do điều
kiện thời gian còn hạn chế, kiến thức có
SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT


i


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

hạn, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên
trong báo cáo tốt nghiệp không tránh khỏi
sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp
của quý thầy cô giáo để đề tài hoàn thiện
hơn nữa.
Huế, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Ế

Phạm

Đ
A

̣I H

O

̣C

K


IN

H



́H

U

Phương Hảo

Thị

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

ii


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..........................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ...........................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................................vi
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..............................................................................viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................... 1

Ế

1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1

U

2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2

́H

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 2



4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 5

H

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 5

IN

1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................ 5
1.1.1. Lý thuyết biến đổi xã hội......................................................................................... 5

K


1.1.2. Lý thuyết phát triển bền vững ................................................................................. 5

̣C

1.1.3. Lý thuyết hệ thống áp dụng cho việc tái định cư .................................................... 6

O

1.1.4. Một số thuật ngữ và khái niệm chính của nghiên cứu............................................. 7

̣I H

1.1.4.1. Khái niệm thu nhập .............................................................................................. 7
1.1.4.2. Thuật ngữ “Tác động” .......................................................................................... 8

Đ
A

1.1.4.3. Đời sống xã hội..................................................................................................... 8
1.1.4.4. Đời sống vật chất .................................................................................................. 9
1.1.4.5. Đời sống tinh thần ................................................................................................ 9
1.1.4.6. Môi trường............................................................................................................ 9
1.1.4.7 Tái định cư bắt buộc ............................................................................................ 10
1.1.4.8 Lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư ............................................................... 10
1.2. Tác động của tái định cư đến cuộc sống người dân ................................................. 11
1.3. Cơ sở thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu .............................................................. 12
1.3.1. Kinh nghiệm xử lý vấn đề tái định cư ở một số tỉnh, thành phố trên cả nước ...... 13
1.3.2. Kinh nghiệm xử lý vấn đề tái định cư ở một số nước trên thế giới....................... 14

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT


iii


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 19
2.1. Hiện trạng khu tái định cư vạn đò Bãi Dâu phường Phú Hậu, Tp Huế.................... 19
2.1.1. Thực trạng về công tác xây dựng .......................................................................... 19
2.1.2. Công tác di dân vạn đò đến khu tái định cư .......................................................... 20
2.1.3. Một số chính sách hỗ trợ cho việc tái định cư của các hộ dân vạn đò .................. 20
2.2. Vai trò và ý nghĩa của việc tái định cư hộ dân vạn đò tại khu tái định cư đến sự
phát triển của Tp Huế ...................................................................................................... 21

Ế

2.2.1. Hiệu quả xã hội...................................................................................................... 21

U

2.2.2. Hiệu quả kinh tế..................................................................................................... 22

́H

2.2.3. Hiệu quả môi trường.............................................................................................. 22
2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân vạn đò ở khu tái định




cư Bãi Dâu, phường Phú Mậu, Tp Huế. .......................................................................... 25
2.3.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu............................................................ 25

H

2.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng............................................................................. 26

IN

2.3.2.1. Yếu tố về việc làm, thu nhập, điều kiện làm ăn ................................................. 26

K

2.3.2.2. Yếu tố về nhà ở và điều kiện sinh hoạt .............................................................. 31
2.3.2.3. Yếu tố về giáo dục và đào tạo ............................................................................ 35

O

̣C

2.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án xây dựng khu tái định cư Bãi Dâu

̣I H

khi nhà nước tiến hành đầu tư ......................................................................................... 39
2.3.3.1. So sánh cảm nhận, mức độ thỏa mãn của các hộ gia đình trước và sau khi tái

Đ
A


định cư ............................................................................................................................. 39
2.3.3.2. Đánh giá lợi ích, chi phí kinh tế mà dự án xây dựng khu định cư Bãi Dâu cho
dân vạn đò đạt được......................................................................................................... 39
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ............................................................. 42
3.1. Định hướng về việc quy hoạch xây dựng khu định cư cho người dân vạn đò ......... 42
3.2. Các giải pháp hỗ trợ.................................................................................................. 43
3.2.1. Giải pháp cải thiện thu nhập .................................................................................. 43
3.2.1.1. Mô hình tín dụng nhỏ ......................................................................................... 43
3.2.1.2. Vấn đề đào tạo nghề cho người tái định cư........................................................ 46
3.2.2. Nhóm giải pháp về môi trường.............................................................................. 47

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

iv


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

3.2.3. Giải pháp về y tế và việc gia tăng dân số .............................................................. 48
3.2.4. Giải pháp về văn hóa, giáo dục ............................................................................. 48
3.2.5. Giải pháp hỗ trợ tín dụng, xóa đói giảm nghèo ..................................................... 48
3.2.6. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ quản lý.......................................... 49
3.2.7. Nhóm giải pháp hạn chế tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của chính quyền
và các tổ chức xã hội của người dân vạn đò.................................................................... 49
3.2.8. Nhóm giải pháp vai trò của cộng đồng tham gia vào quá trình ổn định đời sống,

Ế


trật tự an ninh xã hội........................................................................................................ 50

U

3.2.9. Nhóm giải pháp hướng nghiệp, đào tạo nghề, giải quyết việc làm ....................... 51

́H

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 53
1. Kết luận........................................................................................................................ 53



2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 1

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN


H

PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 2

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

v


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
:

Đơn vị tính

NXH

:

Công tác xã hội

Tp

:

Thành phố


Tp HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

Q.7

:

Quận 7

TDTK

:

Tín dụng tiết kiệm

VNĐ

:

Việt Nam Đồng

UBND

:

Uỷ ban nhân dân


CN-TTCN-XD

:

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng

HCSN

:

TĐC

:

IN

H



́H

U

Ế

ĐVT

Hành chính sự nghiệp


Đ
A

̣I H

O

̣C

K

Tái định cư

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

vi


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

DANH MỤC CÁC BẢNG
Cơ cấu giới tính của các hộ gia đình được điều tra ...................................23

Bảng 2.2:

Trình độ học vấn của người dân vạn đò theo giới tính ..............................25

Bảng 2.3:


Trình độ học vấn của các thành viên hộ gia đình theo độ tuổi ..................26

Bảng 2.4:

Thay đổi việc làm theo giới tính ................................................................28

Bảng 2.5:

Thay đổi việc làm theo độ tuổi ..................................................................28

Bảng 2.6:

Thay đổi việc làm theo trình độ học vấn ...................................................29

Bảng 2.7:

Việc làm trước và sau tái định cư của những người đang làm việc có thay

Ế

Bảng 2.1:

U

đổi việc làm................................................................................................30
Thu nhập hộ gia đình trước và sau tái định cư ..........................................31

Bảng 2.9:


Tình trạng nhà ở trước và sau tái định cư ..................................................34



́H

Bảng 2.8:

Bảng 2.10: Vấn đề điện, nước, vệ sinh trước và sau tái định cư..................................34

H

Bảng 2.11: Ý kiến của các hộ gia đình về việc học hành của con em sau TĐC ..........36

IN

Bảng 2.12: Số hộ có người đang học nghề (theo nhóm thu nhập hộ) ..........................38

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

Bảng 2.13: Cảm nhận của các hộ gia đình về cuộc sống sau tái định cư.....................39


SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

vii


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu dân cư mỗi nhóm tuổi theo giới tính ............................................... 24

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H




́H

U

Ế

Biểu đồ 2: Tình trạng hoạt động của các thành viên hộ gia đình trên 13 tuổi .............. 27

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

viii


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài: “Dự án khu chung cư Bãi Dâu và tác động của nó đến người dân
vạn đò Thành phố Huế.”
1. Tính cấp thiết: Trong cuộc sống đô thị hóa, xã hội ngày càng phát triển hiện
nay, việc tồn tại một cộng đồng dân cư vạn đò có điều kiện sống bất bình đẳng với môi
trường xung quanh, những thiệt thòi về nơi ở, việc làm, văn hoá giáo dục, y tế cũng
như các dịch vụ xã hội khác của người dân vạn đò so với các đối tượng khác trên địa

Ế

bàn Thành phố Huế là một vấn đề bất cập. Các dự án tái định cư cho đối tượng này đã

U


ra đời, trong đó, dự án khu tái định cư Bãi Dâu - phường Phú Hậu - Thành phố Huế đã

́H

được đưa vào sử dụng vào cuối năm 2009, dù đã được định cư nhưng vẫn chưa đảm



bảo chất lượng cuộc sống cũng như tình trạng thất nghiệp khá cao nên việc tìm hiểu
tác động của dự án đến người dân, đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện cuộc sống và

H

thu nhập là một vấn đề quan trọng và cấp thiết.

IN

2. Mục đích nghiên cứu: Dựa trên những cơ sở lý thuyết về tái định cư,
những thông tin từ việc khảo sát trực tiếp người dân khu tái định cư Bãi Dâu để tìm

K

hiểu cảm nhận của họ, xem xét những ảnh hưởng, tác động của việc tái định cư đến

̣C

cuộc sống và những thay đổi về thu nhập của các hộ dân vạn đò, từ đó đưa ra

O


những giải pháp phù hợp để giải quyết các vần đề tồn đọng.

̣I H

3. Phương pháp nghiên cứu: Tìm hiểu, tham khảo một số tài liệu liên quan,
điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trên hệ thống các

Đ
A

hộ dân tại vùng nghiên cứu, cụ thể là khu tái định cư Bãi Dâu. Dữ liệu thu thập được
gồm 40 bảng hỏi, được xử lý bằng bảng tính Excel và các phương pháp khác như phân
tích số liệu; phân tích so sánh; thống kê mô tả; phương pháp tổng hợp để hoàn thành
bài viết cho đề tài đặt ra.
4. Kết quả nghiên cứu: Kết quả điều tra cho thấy các yếu tố tác động đến cuộc
sống, thu nhập và cảm nhận của người dân vạn đò sau tái định cư. Có một số thay đổi
tích cực nhưng nhìn chung vẫn chưa cải thiện được nhiều, đặc biệt về mặt thu nhập và
công ăn việc làm. Do vậy cơ quan ban ngành cần có những chính sách hợp lý để cải
thiện cuộc sống cho những đối tượng này.

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

ix


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Huế đẹp và thơ cũng một phần nhờ vào hệ thống sông hồ rộng lớn. Sông
Hương được coi như phần “hồn” của Huế không thể thiếu trong tổng thể cấu trúc đô
thị Huế hôm nay và ngày mai.
Nói đến Huế là nói đến Sông Hương, nói đến những con đò làm đẹp cho dòng

Ế

sông, cho Huế. Nhưng chính con đò với bao trôi nỗi chòng chành cùng số phận những

U

con người trên đó đã trở thành nỗi băng khoăn, nhức nhối cho Huế.

́H

Theo số liệu điều tra ngày 01/04/2009, cộng đồng dân cư vạn đò sinh sống trên



sông của thành phố Huế là 6.075 người (791 hộ), sinh sống trên các đoạn sông thuộc
địa bàn 7 phường (Phường Đúc, Kim Long, Vĩ Dạ, Phú Hiệp, Phú Bình, Phú Cát,

H

Hương Sơ) trong thành phố Huế.

IN


Nghề nghiệp chủ yếu là đánh bắt thuỷ sản, khai thác vật liệu xây dựng, vận tải,
lao động đơn giản, kinh doanh buôn bán nhỏ... Một phần không nhỏ trong số ấy là

K

những hộ chưa có nhà ở, lấy đò làm nhà hoặc trong những căn nhà lụp xụp được dựng

̣C

lên bằng một vài miếng tôn, tre, mảnh ván... dọc hai bên bờ sông, hay ở chỗ nước cạn

O

sát bên con đò, như một phần nối dài của con đò còn gọi là “Chồ”. Mức sống và trình

̣I H

độ văn hoá của cộng đồng dân vạn đò rất thấp, sinh hoạt tuỳ tiện, toàn bộ chất thải sinh
hoạt (phân, rác...) đều được thải trực tiếp xuống sông, không qua xử lý, gây ô nhiễm

Đ
A

môi trường, cảnh quan bị xâm hại nghiêm trọng và là đầu mối cho các ổ dịch bùng
phát. Hơn nữa chính sự tồn tại của cộng đồng dân cư này là mầm mống xuất hiện các
tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự. Dưới chế độ cũ, cư dân vạn đò
không những không được quan tâm giúp đỡ mà còn bị miệt thị, phân biệt, cuộc sống
của họ gần như dần dần bị tách khỏi cộng đồng cư dân trên đất liền.
Mặt khác, cảnh hàng trăm con thuyền cũ nát đậu san sát trên những khúc sông

gây mất mỹ quan, tạo ấn tượng không đẹp cho du khách, cản trở dòng chảy, gây ảnh
hưởng đến an toàn giao thông đường thuỷ và tính mạng người dân vạn đò khi xảy ra
bão lụt luôn bị đe doạ do cuộc sống quá tạm bợ trên sông nước.

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

1


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

Ngay sau khi đất nước thống nhất, với sự quan tâm của chính quyền, các khu tái
định cư ở thành phố Huế đã lần lượt ra đời. Từ năm 1992 đến 2001, các khu định cư:
Trường An đã giải quyết 100 hộ với 650 nhân khẩu; khu định cư Kim Long giải quyết
164 hộ; khu định cư Bãi Dâu giải quyết 110 hộ; khu định cư Hương Sơ giải quyết 216
hộ. Tuy nhiên, theo thời gian, cuộc sống của cộng đồng dân nghèo ở các khu tái định
cư vẫn chưa được cải thiện nhiều, tỉ lệ hộ nghèo vẫn khá cao. Điều này nói lên rằng
việc hình thành các khu tái định cư không phải đơn thuần chỉ là để thay đổi nơi định

Ế

cư cho dân nghèo mà cần phải quan tâm đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống của họ.

U

Do đó việc tìm hiểu về cuộc sống của người dân sau tái định cư và đề ra giải pháp cho

́H


những vấn đề bất cập xung quanh giúp định cư lâu dài cho những người dân này rất
quan trọng và cấp bách. Từ đó, tác giả quyết định thực hiện đề tài: Dự án khu chung



cư Bãi Dâu và tác động của nó đến người dân vạn đò Thành phố Huế.
2. Mục tiêu nghiên cứu

H

- Hệ thống hoá được các vấn đề lý luận và thực tiễn về tái định cư.

IN

- Xác định được tác động của việc tái định cư đến các yếu tố như thu nhập, khả

K

năng thích nghi, con cái, nghề nghiệp... của các hộ dân tại khu tái định cư vạn đò Bãi
Dâu phường Phú Hậu, Thành phố Huế.

O

̣C

- So sánh những thay đổi trong cuộc sống của người dân vạn đò trước và sau

̣I H


khi xây dựng khu chung cư Bãi Dâu, phường Phú Hậu.
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện

Đ
A

cuộc sống cho các hộ dân tại khu tái định cư vạn đò Bãi Dâu phường Phú Hậu, Thành
phố Huế.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Người dân vạn đò đang sinh sống tại khu tái định cư vạn
đò Bãi Dâu, phường Phú Hậu, Thành phố Huế.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
+Nội dung:
Những thay đổi trong cuộc sống của các hộ dân sau khi định cư tại khu tái định
cư vạn đò Bãi Dâu, phường Phú Hậu, Thành phố Huế.
+ Không gian:

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

Tập trung điều tra thu nhập và cảm nhận của các hộ dân sau khi định cư tại khu
tái định cư vạn đò Bãi Dâu, phường Phú Hậu, Thành phố Huế.
+ Thời gian:

• Số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu, tài liệu chủ yếu trong giai đoạn từ năm
1995 đến 2013 từ các phòng ban có liên quan, đặc biệt là Ban Đầu tư và Xây dựng
Thành phố Huế.
•Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp người dân vạn đò

Ế

ở khu chung cư Bãi Dâu từ tháng 03 đến tháng 04 năm 2014.

U

4. Phương pháp nghiên cứu

quản lý dự án các công trình xây dựng TP Huế.



Phương pháp thu thập số liệu:
 Dữ liệu cần thu thập

H

- Dữ liệu thứ cấp:

́H

- Thu thập dữ liệu ở phòng Tài Chính - Kế Hoạch ở ủy ban thành phố Huế, Ban

IN


+ Số liệu thống kê về kết cấu, quy mô, số lượng hộ dân, số lượng thành viên

K

mỗi hộ tại khu định cư đến hết năm 2012.

+ Các số liệu giới thiệu tổng quan về các khu định cư vạn đò trên địa bàn Tp

O

̣C

Huế (vị trí địa lý, diện tích…).

̣I H

+ Đánh giá của các cơ quan, báo đài về thực trạng sinh kế của người dân tại khu
tái định cư vạn đò Bãi Dâu phường Phú Hậu, Thành phố Huế.

Đ
A

+ Những đề xuất của các chuyên gia và cán bộ các cấp liên quan về giải pháp
đối với việc cải thiện cuộc sống của người dân tại khu tái định cư vạn đò Bãi Dâu
phường Phú Hậu, Thành phố Huế.
- Dữ liệu sơ cấp:
+ Thông tin về cuộc sống tái định cư, thu nhập của người dân, và những yếu tố cụ
thể có ảnh hưởng đến cuộc sống người dân vạn đò tại khu chung cư Bãi Dâu.
Cách thu thập dữ liệu:
- Dữ liệu thứ cấp:

+ Số liệu về kết cấu, quy mô, số lượng hộ dân, số lượng thành viên mỗi hộ và
các số liệu giới thiệu tổng quan về các khu tái định cư vạn đò trên địa bàn Tp Huế lấy

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

3


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

từ Ban Đầu tư và Xây dựng Thành phố Huế và các phương tiện thông tin đại chúng.
- Dữ liệu sơ cấp:
+ Sử dụng bảng hỏi điều tra, phỏng vấn các hộ dân vạn đò.
+ Phương pháp chọn mẫu: thực tập sinh dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên trên hệ thống số lượng hộ dân vạn đò sinh sống tại khu tái định cư vạn đò Bãi
Dâu, cụ thể ở đây phỏng vấn trực tiếp 40 hộ tương đương với 40 bảng hỏi (cách làm sẽ
được trình bày rõ ràng ở phần cách tiến hành).

Ế

 Phương pháp nghiên cứu:

U

* Phương pháp thu thập dữ liệu:

́H


- Các thông tin cần thu thập: điều tra bằng bảng hỏi thu thập thông tin sơ cấp. Nội
dung bảng hỏi gồm 6 phần: thông tin cá nhân mỗi hộ; việc làm, thu nhập và điều kiện làm



ăn; nhà ở và điều kiện sinh hoạt; giáo dục; đào tạo; ý kiến là nguyện vọng của gia đình –
đây cũng là phần cảm nhận chủ quan của người dân về ảnh hưởng của dự án tái định cư đến

H

cuộc sống của họ (xem chi tiết bảng hỏi ở phần phụ lục). Khi trả lời bảng hỏi, nếu đối tượng

IN

có thắc mắc thì tác giả sẽ giải thích rõ nội dung bảng hỏi cho họ hiểu hoặc đọc cho họ trả lời

K

tại trường hợp cần thiết (người già, mắt kém hay tay bận xách, mang vật nặng…).
- Tra cứu các tài liệu nghiên cứu hiện có về các dự án tái định cư được đăng tải

O

̣C

trên các sách, báo, tạp chí, internet…của các nhà khoa học, nhà quản lý.

̣I H

* Phương pháp xử lý thông tin dữ liệu: Số liệu thứ cấp được phân tích tổng hợp

sao cho phù hợp với mục tiêu đề tài, số liệu sơ cấp được xử lý bằng bảng tính Excel.

Đ
A

* Phương pháp phân tích số liệu: Để phân tích số liệu đề tài đã sử dụng phương
pháp phân tích so sánh, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp phân tích so sánh: Các số liệu phân tích được so sánh qua các

thời điểm, các tiêu chí để thấy được những thực trạng và ảnh hưởng liên quan đến vấn
đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê mô tả: Các thông tin số liệu được liệt kê và mô tả theo
phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu
tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn
thiện, đầy đủ.

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

4


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Lý thuyết biến đổi xã hội
Nguyên lý phát triển của Xã hội học Mác chỉ ra rằng phát triển là quá trình

Ế

trong đó sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ, là hiện tượng diễn ra không ngừng trong

U

tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguyên lý này chỉ ra rằng, mọi sự vật, hiện tượng đều nằm

́H

trong quá trình vận động và phát triển, nên trong nhận thức và hoạt động của bản thân,



chúng ta phải có quan điểm phát triển. Điều đó có nghĩa là khi xem xét bất kỳ sự vật,
hiện tượng nào cũng phải đặt chúng trong sự vận động, sự phát triển, vạch ra xu hướng

H

biến đổi, chuyển hóa của chúng.

IN

Khi thực hiện nghiên cứu này, tác giả chọn lý thuyết biến đổi xã hội là một
trong những lý thuyết làm nền tảng để phân tích khi đưa ra bốn lĩnh vực (đời sống xã


K

hội, đời sống vật chất, đời sống tinh thần và môi trường) để phân tích sự tác động của

̣C

chính sách tái định cư tới đời sống người dân vạn đò, những người đang sống trong

O

một xã hội Việt Nam biến đổi nhanh chóng từng ngày và bản thân cuộc sống của họ

̣I H

trong xã hội thu nhỏ xung quanh đã bị thay đổi hoàn toàn trong quá trình di chuyển
chỗ ở, thay đổi về điều kiện sống và sinh kế được trình bày ở phần sau của luận văn.

Đ
A

1.1.2. Lý thuyết phát triển bền vững
Phát triển bền vững là thuật ngữ mới xuất hiện gần đây. Trong báo cáo của hội

đồng thế giới về Môi trường v à Phát triển năm 1987, khái niệm phát triển bền vững
mới được sử dụng một cách chính thức trên quy mô quốc tế và được định nghĩa như
sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại
nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Nói cách khác, phát triển bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế hiệu
quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất
cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội… phải bắt tay


SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

5


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 4 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - văn hóa môi trường
Bởi vậy nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách tái định cư đối với người
dân vạn đò tại dự án khu chung cư Bãi Dâu theo 2 nhóm tiêu chí của lý thuyết phát
triển bền vững: (1) Sự biến đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong vùng
dự án. (2) Sự hài lòng của người dân đối với quá trình tái định cư thể hiện ở một số
tiêu chí cụ thể sẽ được trình bày ở phần sau luận văn.

Ế

1.1.3. Lý thuyết hệ thống áp dụng cho việc tái định cư

U

Tiếp cận hệ thống là một nguyên lý hoạt động của khoa học điều khiển học.

́H

Nguyên lý đó được nhiều ngành khoa học khác nhau ứng dụng, trong đó có xã hội học.
Đại biểu cho lý thuyết hệ thống là nhà xã hội học Mỹ Talcott Parsons. Lý thuyết này được




ông xây dựng vào khoảng năm 1940 - 1950, sau đó lan rộng và ảnh hưởng ở nhiều nước
trên thế giới. Để tìm hiểu được một cách sâu sắc vấn đề tái định cư, đề tài sử dụng lý thuyết

H

hệ thống như một “kim chỉ nam” dẫn đường trong suốt quá trình điều tra và phân tích.

IN

Lý thuyết hệ thống cho rằng, xã hội là một sinh thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống

K

gồm các thành phần có những chức năng nhất định tạo thành cấu trúc ổn định. Như vậy, xã
hội ở tầm vĩ mô hay vi mô đều luôn luôn tồn tại với một hệ thống toàn vẹn. Hệ thống đó là

O

̣C

tổng hoà các thành tố, các thành phần, các bộ phận và các mối quan hệ giữa chúng theo

̣I H

một kiểu nào đó tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn, hoàn chỉnh. Đối với một hệ thống như
thế, đòi hỏi phải được xem xét trong một sự thống nhất, trong một nhãn quan đa diện, biện

Đ

A

chứng và thống nhất.

Đề tài này xem xét các cộng đồng dân cư tái định cư như là các hệ thống xã hội,

trong đó các thành phần cấu tạo nên hệ thống này bao gồm các yếu tố như: kinh tế (việc
làm và thu nhập), giáo dục và đào tạo, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh hoạt khác, việc
tiếp cận y tế và các dịch vụ xã hội, các quan hệ xã hội. Tất cả những yếu tố này là các
thành phần của một hệ thống xã hội, và chúng quan hệ, tương tác với nhau tạo thành một
chỉnh thể hoàn chỉnh, đó chính là cộng đồng dân tái định cư.
Lý thuyết hệ thống còn cho rằng, một xã hội, một hệ thống tồn tại được, phát triển
được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự
cân bằng chung của cả cấu trúc. Bất kỳ một sự thay đổi ở trật tự và thứ tự của các thành

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

6


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

phần, hay sự thay đổi ở kiểu quan hệ giữa các thành phần, hoặc một sự phát triển quá
nhanh hay quá chậm, sự bành trướng hay thu hẹp quá mức, sự thay đổi quá sớm hay quá
muộn của bất kỳ một thành phần nào cũng đưa đến “sự lệch pha”, sự thay đổi ở các thành
phần khác và ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng của toàn bộ hệ thống. Trạng thái mất cân
bằng, mất ổn định của hệ thống về thực chất đều đưa đến sự suy yếu và đổ vỡ của hệ
thống, nhưng một đằng hứa hẹn sự thay thế bằng một hệ thống tốt hơn, một đằng thì làm

cho hệ thống ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Ế

Từ những luận điểm trên, đề tài nghiên cứu về thực trạng đời sống kinh tế xã hội

U

các hộ gia đình sau tái định cư xác định rằng, tái định cư là việc di dời một nhóm, một bộ

́H

phận hay một cộng đồng dân cư từ nơi ở này sang nơi ở khác. Đây chính là sự thay đổi về



chỗ ở của cộng đồng dân cư được di dời. Theo lý thuyết hệ thống, chỉ một sự thay đổi về
chỗ ở này cũng có thể dẫn đến những thay đổi ở các thành phần khác trong hệ thống như:

H

kinh tế (việc làm và thu nhập), giáo dục và đào tạo, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh

IN

hoạt khác, việc tiếp cận y tế và các dịch vụ xã hội, các quan hệ xã hội,… Và như thế sự ổn
định, trạng thái cân bằng của cộng đồng dân cư tái định cư đã bị ảnh hưởng. Sự mất cân

K


bằng này có thể hứa hẹn một sự sụp đổ của hệ thống cũ và thiết lập được một hệ thống

̣C

mới, một cộng đồng dân cư mới có đời sống tốt hơn nếu có những chính sách tác động phù

O

hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không có những chính sách hỗ trợ hoặc các chính sách hỗ

̣I H

trợ không phù hợp, không đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng của người dân thì có thể
dẫn tới việc chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư tái định cư sẽ ngày càng đi xuống

Đ
A

và tồi tệ hơn. Chính sách đóng một vai trò, nếu không muốn nói là có tính quyết định trong
việc ổn định cuộc sống người dân tái định cư, trước mắt là nhận ngôi nhà mới, và cả về lâu
dài cho “cuộc sống sau tái định cư”.
1.1.4. Một số thuật ngữ và khái niệm chính của nghiên cứu
1.1.4.1. Khái niệm thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập
trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.
Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã
trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT


7


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

nhất định, thường là 1 năm.
Thu nhập của hộ bao gồm:
- Thu nhập từ tiền công, tiền lương;
- Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và
thuế sản xuất);
- Thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã
trừ chi phí và thuế sản xuất);

Ế

- Thu khác được tính vào thu nhập như thu cho biếu, mừng, lãi tiết kiệm…

U

Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài

́H

sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên
kết trong sản xuất kinh doanh …




1.1.4.2. Thuật ngữ “Tác động”

“Tác động” là kết quả đo được của một hành động đối với môi trường xã hội

H

(theo từ điển Xã hội học nguyên bản tiếng Pháp, Pierre Ansarb và Andre Akwoun,

IN

Paris, Nhà xuất bản Robert và Senil, 1999, trang 272). Thuật ngữ “Tác động” chỉ kết

K

quả, hệ quả của một hành động, một quyết định một thông điệp, một chính sách, một
chương trình… đối với cá nhân, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong Xã

O

̣C

hội học, thuật ngữ này được dùng để đo những hệ quả, phức hợp do con người cảm

̣I H

nhận trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt hay lâu dài của một hành động. Thuật ngữ này
được sử dụng trong nước để đo những cảm nhận và biến đổi của người dân trước và

Đ
A


sau khi di cư có tổ chức. Ở đây, hệ quả của hoạt động tái định cư được đánh giá và đo
ở bốn khía cạnh: Kinh tế, Văn hóa, Xã hội và Môi trường.
1.1.4.3. Đời sống xã hội
Đời sống xã hội là tổng thể các hiện tượng phát sinh do sự tác động lẫn nhau
của các chủ thể xã hội và cộng đồng tồn tại trong những không gian và thời gian nhất
định, là tổng thể hoạt động xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Do vậy, đời
sống xã hội đã trở thành mục tiêu phát triển của các xã hội.
Vấn đề mối quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần trong đời sống
xã hội cũng là một đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội, cụ thể triết
học. Qua vận dụng vấn đề cơ bản của triết học về mối quan hệ giữa tinh thần và tự

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

8


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

nhiên, giữa ý thức và vật chất vào lĩnh vực xã hội, chúng ta thấy xuất hiện vấn đề mối
quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội.
“Đời sống xã hội” ở đây được sử dụng như hai nhóm nhu cầu (sơ cấp và cao
cấp) của Maslow. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành xem xét sự biến đổi của đời sống
kinh tế vật chất đã đáp ứng nhu cầu của người dân trực tiếp hay gián tiếp thụ hưởng dự
án hay chưa, còn các biến đổi về văn hóa, xã hội và môi trường lại xem xét như là mức
độ đáp ứng các nhu cầu cao cấp của người dân vạn đò ở dự án.

Ế


1.1.4.4. Đời sống vật chất

U

Đời sống vật chất là phương tiện, phương thức thể hiện đời sống của con người

́H

với tư cách là một sinh vật xã hội. Nói cách khác, đời sống vật chất là phương tiện đo
lường trình độ phát triển của con người trong xã hội loài người. Chẳng hạn, những giá



trị tinh thần bao giờ cũng phải được tồn tại, phát triển thông qua một số cơ sở, phương
tiện vật chất như nhà in, đài phát thanh, đài truyền hình, thư viện, bảo tàng… và được

H

vật chất hóa dưới nhiều hình thức như sách báo, tranh ảnh, băng hình, băng nhạc,

IN

tượng đài, đình chùa… Đời sống vật chất của một nhóm đối tượng cụ thể thường được

K

đo lường bằng rất nhiều tiêu chí như nguồn sinh sống chính, mức sống so với tiêu chí
cụ thể, điều kiện sống được đo lường bằng các tiêu chí phụ như nhà ở, nước sạch, vệ


O

̣C

sinh môi trường, giao thông…v…v… Chất lượng sống với các tiêu chí như cơ sở giáo

̣I H

dục, chăm sóc y tế, vui chơi giải trí,..v…v…
1.1.4.5. Đời sống tinh thần

Đ
A

Đời sống tinh thần xã hội được hiểu bao gồm tất cả những gì liên quan đến lĩnh
vực tinh thần: từ những giá trị, sản phẩm tinh thần đến những hiện tượng, quá trình
tinh thần, từ những hoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần, phân phối, tiêu dùng giá trị
tinh thần…) đến những quan hệ tinh thần (trong trao đổi, giao tiếp tinh thần…). Nói
đến đời sống tinh thần xã hội là nói đến tính liên tục về thời gian, tính rộng lớn về
không gian của tất cả những hiện tượng, những quá trình tinh thần.
1.1.4.6. Môi trường
Trong “Luật Bảo vệ Môi trường” đã được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993
định nghĩa khái niệm môi trường như sau:

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

9



Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Điều 1. Luật bảo vệ môi trường
của Việt Nam).
Ở đây tác giả sử dụng khái niệm môi trường để đo sự biến đổi trong đời sống
người dân tái định cư cũng với các mặt như xã hội và văn hóa trước và sau khi thực
hiện dự án xây dựng Khu chung cư Bãi Dâu như một thước đo mức chất lượng cuộc

Ế

sống của cộng đồng và đánh giá tính bền vững của hoạt động tái định cư cho người

U

dân vạn đò ở đây.

́H

1.1.4.7 Tái định cư bắt buộc
cư ở một nơi khác. Có hai dạng di dân chính:



Di dân tái định cư được hiểu là quá trình di chuyển chỗ ở của người dân đến lập
- Dạng thứ nhất là việc di chuyển tự phát của các cá nhân hoặc gia đình hoặc


H

thậm chí cả toàn bộ cộng đồng nhưng không có kế hoạch và sự trợ giúp của các cơ

IN

quan nhà nước.

- Dạng thứ hai là tái định cư bắt buộc, đó là hoạt động tái định cư bắt buộc

̣C

và cấp kinh phí.

K

thuộc các chương trình hoặc dự án chính thức có kế hoạch được nhà nước quản lý

O

Trong thực tế cả hai dạng di dân tái định cư này đều có thể xảy ra nhưng ở đây

̣I H

tác giả chỉ đề cập đến các vấn đề di dân – tái định cư mà có sự quản lý và quy hoạch
của nhà nước.

Đ
A


1.1.4.8 Lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư
Lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường là một phạm trù kinh tế tương đối. Một

mặt nó phản ánh lợi ích trên phạm vi toàn xã hội, toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mặt
khác phản ánh lợi ích từng mặt kinh tế, xã hội và môi trường đồng thời có mối quan hệ
thống nhất và mâu thuẫn giữa các mặt đó trong từng thời gian nhất định.
Chủ đầu tư bỏ vốn để thực hiện dự án đầu tư, mục tiêu chủ yếu là thu được
nhiều lợi nhuận. Khả năng sinh lợi của một dự án là thước đo chủ yếu để thu hút
các nhà đầu tư, mức sinh lợi càng cao thì sự hấp dẫn càng lớn. Tuy nhiên, trong
thực tế không phải bất cứ dự án đầu tư nào có khả năng sinh lợi lớn và mức an toàn
tài chính cao đều có lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cao. Phân tích kinh tế xã

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

10


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

hội và môi trường của dự án đầu tư là phải xem xét những lợi ích xã hội được thụ
hưởng là gì? Đó chính là sự đáp ứng của dự án đối với mục tiêu chung của xã hội
và nền kinh tế quốc dân.
Theo nghĩa hẹp, lợi ích kinh tế phản ánh sự đóng góp của dự án đầu tư về mặt
kinh tế xét trên phạm vi nền kinh tế quốc dân.
Theo nghĩa rộng là phản ánh sự đóng góp của dự án đầu tư cả về mặt kinh tế, xã
hội và môi trường. Theo nghĩa này, lợi ích kinh tế là tổng thể các lợi ích mà nền kinh

Ế


tế quốc dân và xã hội thu được khi dự án đầu tư được thực hiện.

U

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, xã hội cũng phải đóng góp hoặc bỏ ra

́H

những chi phí . Như vậy lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường là phần chênh lệch giữa
lợi ích được dự án đầu tư tạo ra so với cái giá mà xã hội phải trả . Phần chênh lệch này



càng lớn thì hiệu quả kinh tế – xã hội càng cao. Các lợi ích kinh tế – xã hội và môi
trường có thể là lợi ích định lượng được như mức gia tăng sản phẩm, mức tăng thu

H

nhập quốc dân, sử dụng lao động, tăng thu ngân sách…, cũng có thể không định lượng

IN

được như sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, những

K

lĩnh vực ưu tiên… Chính vì vậy việc tính toán và đo lường các chỉ tiêu lợi ích kinh tế –
xã hội và môi trường phải có phương pháp luận đúng đắn với những thông số được lựa


O

̣C

chọn hợp lý, đảm bảo độ tin cậy cao, tránh sai sót có thể xảy ra.

̣I H

1.2. Tác động của tái định cư đến cuộc sống người dân
Tái định cư là quá trình di dời, giải toả và bố trí nơi ở mới cho một cộng đồng dân

Đ
A

cư. Do đó, điều thay đổi đầu tiên đối với các đối tượng tái định cư là sự thay đổi về chỗ ở.
Người dân thường được bố trí để chuyển đến những nơi ở mới có cơ sở hạ tầng và điều
kiện sống tốt hơn, đến các khu chung cư hay khu tái định cư với các căn hộ và các ngôi
nhà khang trang và rộng rãi hơn. Việc thay đổi chỗ ở dẫn đến hàng loạt những thay đổi
khác trong cuộc sống của người dân tái định cư như: thay đổi về kinh tế (công việc làm
ăn, thu nhập), thay đổi về việc giáo dục và đào tạo cho con em, thay đổi về việc tiếp cận
các dịch vụ xã hội (y tế, mua sắm,…), thay đổi về các quan hệ xã hội,….
Thật vậy, việc làm của các cá nhân trong hộ gia đình bị giải tỏa là một yếu tố
rất quan trọng cần được quan tâm khi xây dựng phương án tái định cư. Vì tính chất đặc
thù của các hộ gia đình bị giải tỏa là các hộ dân sống trên và ven kênh rạch, làm các

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

11



Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

công việc như buôn bán nhỏ lẻ trong các thôn xóm, làm hàng gia công tại nhà, cho
thuê mặt bằng,….nên việc lựa chọn một nơi ở mới rất quan trọng đối với cả hộ gia
đình. Việc phải chuyển đổi chỗ ở lên các căn hộ chung cư hay đến các khu tái định cư
dân cư còn thưa thớt gây ra khá nhiều khó khăn cho công việc làm ăn buôn bán của
người dân. Còn các hộ có việc làm ở các công ty, xí nghiệp thì có thể khoảng cách đi
lại của họ xa và chi phí đi lại cao hơn nơi cũ. Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt của người
dân sau tái định cư cũng có khả năng tăng lên, nhất là đối với những hộ nhận căn hộ

Ế

chung cư. Ngoài ra, có một bộ phận không nhỏ các hộ gia đình khi bị giải tỏa hoàn

U

toàn nhận được tiền bồi thường thấp hơn số tiền họ phải bỏ ra để mua các căn hộ hay

́H

các khu đất tái định cư. Nguyên nhân là nhà ở của họ trước kia là những ngôi nhà nhỏ,
thuyền, bè… nhiều nơi diện tích chỉ khoảng 10-20 m2, tình trạng tạm bợ nên tiền bồi



thường rất thấp. Do đó họ phải mắc nợ tiền nhà nước và luôn mang tâm trạng nợ nần.
Như vậy, có thể thấy, tái định cư không chỉ là quá trình thay đổi chỗ ở của


H

người dân tái định cư, mà kéo theo đó là hàng loạt những thay đổi khác, hay nói cách

IN

khác, đó là sự thay đổi của cả một hệ thống. Chính vì thế, khi hoạch định các chính

K

sách về tái định cư, không nên chỉ dừng lại ở những chính sách về nhà ở, mà còn cần
mở rộng ra các chính sách về các vấn đề “hậu tái định cư” của người dân để không có

O

̣C

tình trạng quay lại đò sinh sống. Có như thế mới giúp người dân dễ dàng nhanh chóng

̣I H

thích nghi và ổn định cuộc sống.
1.3. Cơ sở thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu

Đ
A

Quan điểm tái định cư của chính phủ Việt Nam là nhằm đảm bảo cho người dân
phải di chuyển có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ về các mặt nhà ở, cơ sở hạ tầng, phúc lợi công
cộng, đặc biệt là về điều kiện sản xuất và đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.

Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khẳng
định quyền của công dân trong việc sở hữu và bảo vệ quyền hợp pháp về sở hữu nhà ở.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan để nhằm tạo nên
khung pháp lý cho việc thu hồi đất, đền bù và tái định cư.
Bên cạnh việc nghiên cứu tìm hiểu các nguyên tắc của các tổ chức quốc tế, tác
giả nghiên cứu đã dành thời gian để tìm kiếm các kinh nghiệm xử lý vấn đề tái định cư
ở các tỉnh, thành phố như Hồ Chí Minh, hay một số nước trên thế giới như Trung

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

12


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ… và đã thấy rằng công tác giải toả, di dời, tái định
cư trong các dự án phát triển ở các tỉnh, thành phố này cũng đang gặp phải những vấn
đề tương tự như ở Huế, và người dân cũng gặp không ít khó khăn trong cuộc sống
“hậu tái định cư”. Những tư liệu này chủ yếu là những bài báo đăng trên Internet mà
tác giả đã tải về, phản ánh tình hình tái định cư thực tế của các dự án ở các tỉnh, thành
phố ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
1.3.1. Kinh nghiệm xử lý vấn đề tái định cư ở một số tỉnh, thành phố trên cả nước

Ế

* Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)

́H


phần nhiều người dân không muốn nhận nhà tái định cư.

U

Tại TP.HCM đang tồn tại một nghịch lý là quỹ nhà tái định cư rất lớn nhưng



Theo số liệu báo cáo của TP.HCM thì hiện trên địa bàn thành phố còn 3.799
nền/căn hộ tái định cư hiện còn dư thừa, chưa sử dụng. Còn theo tình hình báo cáo thì

H

nhiều dự án dù đã chỉ định phân bổ nhưng người dân không dọn vào ở. Nguyên nhân

IN

cho việc “thừa” của quỹ nhà, đất tái định cư chính là do cách bố trí nơi ở mới chỉ chú
trọng đến công tác vận động người di dời để lấy mặt bằng mà chưa chú trọng đến đời

K

sống của họ sau giải tỏa cũng như là điều kiện kinh tế của họ.

̣C

Thông tin từ UBND các quận, huyện của TP.HCM cho thấy, có trên 50% số

O


người dân bị di dời ở các dự án chọn phương án nhận tiền tự lo nơi ở mới. Trong đó

̣I H

nhiều hộ gia đình có cuộc sống khó khăn hơn trước khi bị di dời. Nguyên nhân chính
là do họ không tìm được công việc phù hợp tại nơi ở mới. Còn theo điều tra của Cục

Đ
A

Thống kê TP, hơn 26% số hộ dân tái định cư có thu nhập giảm sút so với trước kia.
Trên địa bàn TP còn có hàng loạt dự án khác như khu dân cư Bắc Rạch Chiếc

(Q.9), với hơn 100 căn hộ dùng để bố trí tái định cư cho dự án Bắc Rạch Chiếc; chung
cư Tân Hưng (Q.7) có 72 căn hộ được đưa vào sử dụng từ năm 2006; Tân Mỹ (Q.7) có 300
căn hộ... nhưng cũng chỉ có lèo tèo vài hộ dọn về ở...
Một lãnh đạo Sở Xây dựng thừa nhận, khi quy hoạch khu tái định cư thì bắt
buộc phải có quy hoạch hạ tầng xung quanh, việc này chưa thực hiện đầy đủ vì ngân
sách nhà nước khó khăn. Điều đáng nói là do trước đây nhà tái định cư được thành phố
triển khai theo từng dự án riêng lẻ và giao cho các quận, huyện quản lý nên đang có

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

13


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương


thực trạng là trong khi quỹ nhà tái định cư của thành phố còn thừa thì người dân ở một
số quận, huyện vẫn chưa nhận được nhà tái định cư để ổn định cuộc sống.
Đơn cử như, chương trình đầu tư xây dựng 12.500 căn nhà phục vụ tái định cư
khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.HCM) đang trong quá trình triển khai xây dựng; song
tới thời điểm này mới chỉ có khoảng 1/4 tổng quỹ nhà trên được hoàn thành và bàn
giao do các công ty xây dựng chậm tiến độ thi công.
Lãng phí đang là điều được nói đến với thực trạng “thừa” của quỹ nhà, đất tái

Ế

định cư. Không chỉ có các cơ quan nhà nước mới than về sự lãng phí, ngay cả các

U

doanh nghiệp tham gia chương trình xây dựng nhà tái định cư cũng kêu trời. Đơn cử

́H

như Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - chủ đầu tư dự án 481 Bến Ba Đình (Q.8) - cũng
than thở, chung cư ba năm trời bỏ trống, chủ đầu tư phải gánh đủ thứ chi phí vô lý.



Chỉ tính riêng lãi vay, doanh nghiệp phải trả 13 tỉ đồng. Do lâu ngày không sử
dụng, chung cư xuống cấp nhanh chóng, công ty phải trả vận hành, bảo quản, mất đứt

H

hàng trăm triệu đồng mỗi năm... Ngoài ra, theo báo cáo thì số lượng nhà tái định cư đã


IN

và sẽ xây dựng trên địa bàn trong thời gian tới khá lớn. Trong khi đó, cơ chế mua bán,
ràng buộc trách nhiệm chưa rõ ràng, người dân cũng không muốn vào ở nhà chung cư

K

tái định cư vì bất tiện cho sinh hoạt, phí hàng tháng...

̣C

Do đó, theo đánh giá của các doanh nghiệp, nếu TP không giải quyết những bất

O

cập nói trên, sẽ dẫn đến tình trạng bội thực nhà chung cư.

̣I H

Để có thể giải quyết vấn đề, UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở Xây dựng phải làm
việc với các quận huyện để phân bổ quỹ nhà 3.799 căn hộ và nền đất hiện nay từ nơi

Đ
A

thừa sang nơi còn thiếu.

Tuy nhiên, điều khó giải quyết nhất chính là quỹ nhà tái định cư đang “tồn kho”


hiện tại. Mới đây, Sở Xây dựng cũng đã đề xuất giải pháp chuyển từ nhà tái định cư
sang nhà ở xã hội để giải quyết hàng tồn kho tái định cư, song nhiều chuyên gia
khuyến cáo, việc này làm không khéo thì sẽ đẩy tồn kho từ nhà tái định cư sang tồn
kho nhà ở xã hội.
1.3.2. Kinh nghiệm xử lý vấn đề tái định cư ở một số nước trên thế giới
*Thái Lan
Cũng giống như ở nhiều nước khác trong khu vực châu Á, quá trình đô thị hoá

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

14


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

diễn ra nhanh chóng, mọi giao dịch về đất đai đều do cơ chế thị trường điều tiết. Tuy
nhiên, với những dự án do Chính phủ quản lý, việc đền bù được tiến hành theo trình
tự: Tổ chức nghe ý kiến người dân sau đó mới tiến hành định giá đền bù.
Giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án. Nếu một dự án mang tính
chiến lược quốc gia thì nhà nước đền bù với giá rất cao so với giá thị trường. Nhìn
chung, khi tiến hành lấy đất của dân, nhà nước hoặc cá nhân đầu tư đều đền bù với
mức cao hơn giá thị trường.

Ế

Người dân cảm thấy được tôn trọng và "được lợi" khi họ phải nhường đất cho

U


các dự án của chính phủ và trong suốt tiến trình tiến hành thu hồi đất, người dân có

́H

quyền và nghĩa vụ "tương tác" với chính quyền địa phương thông qua một đường dây
nóng. Họ có quyền giám sát những người thực thi quá trình thẩm định giá, tiến hành



đền bù, tái định cư.
*Hàn Quốc

H

Hàn Quốc là một trong những quốc gia châu Á có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất

IN

khu vực.

K

Vào những năm 70 của thế kỷ trước, trước tình trạng di dân ồ ạt từ các vùng
nông thôn vào đô thị, thủ đô Seoul đã phải đối mặt với tình trạng thiếu đất định cư

̣I H

càng bức bách.


O

̣C

trầm trọng trong thành phố, thêm vào đó là nhu cầu cải tạo, chỉnh trang đô thị ngày

Để giải quyết nhà ở cho dân nhập cư, chính quyền thành phố phải tiến hành thu

Đ
A

hồi đất của nông dân vùng phụ cận. Việc đền bù được thực hiện thông qua các công cụ
chính sách như hỗ trợ tài chính, cho quyền mua căn hộ do thành phố quản lý và chính
sách tái định cư.

Việc thu hồi đất của nông dân luôn theo nguyên tắc "hai bên cùng có lợi": Chính
phủ tìm cách thương lượng người bị thu hồi đất về giá đền bù, phương thức di dân, nơi ở
mới. Đồng thời, các hộ bị thu hồi đất có quyền mua hoặc nhận căn hộ do thành phố quản
lý, được xây tại khu đất được thu hồi có bán kính cách Seoul khoảng 5 km.
Vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi thị trường bất động sản bùng nổ, hầu
hết các hộ có quyền mua căn hộ có thể bán lại quyền mua căn hộ của mình với giá cao
hơn nhiều lần so với giá gốc.

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

15


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học


GVHD: TS. Lê Nữ Minh Phương

Trên thực tế, phần lớn những đối tượng bị thu hồi đất đều có mức sống bằng và
cao hơn mức sống ban đầu. Trên bình diện chung mà nói, người dân bị thu hồi đất ở
nước này hưởng lợi nhiều từ việc giao đất lại cho chính quyền, bởi ngoài những giá trị
hiện tại đã được hoàn nguyên họ còn có thêm một số vốn để kinh doanh, buôn bán,
chuyển đổi nghề nghiệp.
*Trung Quốc
Có thể nói, mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là hạn chế

Ế

đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cũng như số lượng người bị ảnh

U

hưởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư bởi Tung Quốc luôn tuân thủ

́H

nguyên tắc "công trình lớn, di dời nhỏ".

Nếu như việc thu hồi đất là không thể tránh khỏi thì có sự chuẩn bị cẩn thận



phương án đền bù, trên cơ sở tính toán đầy đủ lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân,
đảm bảo cho những người bị thu hồi đất có thể khôi phục lại hoặc cải thiện mức sống

H


so với trước khi bị thu hồi đất.

IN

Theo qui định của pháp luật Trung Quốc, khi nhà nước thu hồi đất thì người

K

nào sử dụng đất sau đó sẽ có trách nhiệm bồi thường. Người bị thu hồi đất được thanh
toán ba loại tiền: Tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp về tái định cư, tiền trợ cấp bồi

O

̣C

thường hoa màu trên đất (nếu trên đất có các cây hoa màu, rừng thì chủ sở hữu có

̣I H

quyền gia hạn một thời gian để khai thác hết phần tài sản gắn liền với đất ấy trước khi
giao cho chính quyền).

Đ
A

Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo tổng giá
trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với hệ số (cách tính này
Việt Nam chúng ta cũng áp dụng, song việc thực thi còn theo kiểu mỗi nơi làm mỗi
kiểu). Tiền bồi thường cho hoa màu, cho các loại tài sản trên đất được tính theo giá cả

hiện tại.
Mức bồi thường cho giải tỏa mặt bằng được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo
cho người dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Việc quản lý giải phóng mặt
bằng được giao cho các cục quản lý tài nguyên đất đai ở địa phương đảm nhiệm. Tổ
chức, cá nhân được quyền sử dụng thửa đất nào sẽ trả tiền thuê một đơn vị xây dựng
giải tỏa mặt bằng.

SVTH: Phạm Thị Phương Hảo – K44A_KHĐT

16


×