Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Luận văn: Thực trạng và giải pháp nuôi tôm ở đất vườn nhà tại xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 60 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Nếu có kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì đều có
trích dẫn cụ thể, rõ ràng.
Tác giả Luận văn

Tào Quý Tâm

1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này, ngoài sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy
cô, bạn bè, cơ quan công tác và các phòng đơn vị liên quan. Tôi xin bày tỏ lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Sinh học của Trường Đại
học Khoa học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong thời gian học
tập và hoàn thành Luận văn.
PGS.TS. Tôn Thất Pháp - Khoa Sinh học, thầy giáo hướng dẫn, người thầy
tận tình, hết lòng giúp đỡ, chia sẽ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam,
Lãnh đạo Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam nơi tôi đang công
tác, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa đào tạo và giúp đỡ tôi
hoàn thành Luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam,
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Núi Thành; UBND xã Tam Tiến, huyện Núi
Thành; các hộ nuôi tôm trên đất vườn nhà đã tạo điều kiện giúp đỡ về số liệu để tôi
hoàn thành Luận văn.


Dù đã có nhiều cố gắng, song trong quá trình xây dựng, hoàn thành Luận văn
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự
chia sẽ và những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô./.
Quảng Nam, tháng 8/2016
Người thực hiện Luận văn

Tào Quý Tâm

2


MỤC LỤC
- Trang phụ bìa
- Lời cam đoan
- Lời cảm ơn
- Mục lục
- Danh mục các chữ viết tắt, các kí hiệu
- Danh mục bảng
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Tổng quan tài liệu
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Nội dung nghiên cứu
5. Đối tượng nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
9. Bố cục của luận văn
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm liên quan

1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1. Vị trí địa lý
1.2.2. Đặc điểm địa chất, địa hình
1.2.3. Đặc điểm khí hậu
1.2.4. Đặc điểm thủy văn, thủy triều
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội năm 2015
1.3.1. Dân số
1.3.2. Hoạt động kinh tế
1.3.3. Vấn đề xây dựng nông thôn mới
1.3.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của xã Tam Tiến
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NUÔI TÔM Ở ĐẤT VƯỜN NHÀ Ở XÃ TAM
TIẾN, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM
3


2.1. Sự ra đời loại hình nuôi tôm ở đất vườn nhà
2.2. Đặc điểm mô hình nuôi tôm ở đất vườn nhà
2.2.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm.
2.2.2. Quy trình nuôi, kỹ thuật nuôi
2.3. Tình hình phát triển nuôi tôm ở đất vườn nhà
2.3.1. Diện tích ao nuôi và mùa vụ nuôi.
2.3.2. Thành phần lao động
2.3.3. Kinh nghiệm nuôi tôm
2.3.4. Dịch bệnh và quản lý và phòng chống dịch bệnh
2.4. Tác động của hoạt động nuôi tôm trên đất vườn nhà
2.4.1. Hiệu quả về mặt kinh tế của hoạt động nuôi tôm trên đất vườn nhà
2.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội của hoạt động nuôi tôm trên đất vườn nhà
2.4.3. Một số tồn tại của hoạt động nuôi tôm ở đất vườn nhà
2.4.3.1. Đối với tự nhiên
2.4.3.1. Đối với xã hội

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động nuôi tôm trên đất vườn nhà
2.5.1. Các chính sách về quản lý và phát triển nuôi tôm trên cát
2.5.2. Công tác quản lý nhà nước về nuôi tôm trên cát và ở đất vườn nhà.
2.5.2.1. Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh
2.5.2.2. Văn bản chỉ đạo của UBND huyện Núi Thành
2.5.2.3. Văn bản hướng dẫn chuyên môn
2.6. Một số kinh nghiệm nuôi tôm trên đất vườn nhà do người dân đúc kết ra.
2.6.1. Chọn mua con giống
2.6.2. Phòng ngừa dịch bệnh
2.6.3. Hạn chế nhiễm mặn cho gia đình và cộng đồng
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NUÔI TÔM Ở ĐẤT
VƯỜN NHÀ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
3.1. Cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp
3.1.1. Cơ sở lý luận
3.1.2. Cơ sở thực tiễn
3. 2. Đề xuất giải pháp quản lý nuôi tôm ở đất vườn nhà
4


3.2.1. Các giải pháp từ thể chế chính sách từ các cơ quan chuyên môn và chính
quyền địa phương
3.2.1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam
3.2.1.2. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam
3.2.1.3. UBND huyện Núi Thành
3.2.1.4. UBND xã Tam Tiến
3.2.2. Giải pháp kiểm soát nguồn ô nhiễm môi trường từ vùng nuôi
3.2.3. Giao quyền, cộng đồng cùng quản lý
3.2.3.1. Nhóm những người nuôi tôm
3.2.3.2. Nhóm những người không nuôi tôm
3.2.4. Các giải pháp khác

3.2.4.1. Chính sách vốn
3.2.4.2. Chính sách đầu tư

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- CĐ

Công điện

- COD

Nhu cầu oxy hóa học

- BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa

- BTC

Bán thâm canh

- ĐVT

Đơn vị tính

- Ha

Héc-ta


- HD

Hướng dẫn

- NTTS

Nuôi trồng thủy sản

- QCCT

Quảng canh cải tiến

- QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

- QĐ

Quyết định

- TC

Thâm canh

- TB

Thông báo

- UBND


Ủy ban nhân dân

- UBMTTQVN

Ủy ban mặt trận tổ quốc.

6


Số
hiệu
bảng
1.1
1.2
1.3
1.4
2.1
2.2

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên Bảng

Trang

Diện tích, sản lượng và năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam.
So sánh nuôi tôm tỉnh Quảng Nam với các tỉnh miền Trung năm
2014
Danh sách các thôn tại xã Tam Tiến

Hiện trạng sử dụng đất của xã Tam Tiến
Các chỉ tiêu môi trường
Số năm kinh nghiệm nuôi tôm của các hộ
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ

Số
hiệu
1.1
1.2
1.3
2.1
2.2
3.1

Tên Bảng

Trang

Biểu đồ diện tích và năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt
Bản đồ hành chính xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng
Nam
Biểu đồ thành phần kinh tế tại xã Tam Tiến, huyện Núi Thành
Biểu đồ số vụ nuôi tôm của các hộ dân trong năm
Biểu đồ về hiện trạng xử lý nước thải nuôi tôm trên đất vườn nhà
Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải nuôi tôm trên đất vườn nhà

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

7



Từ những năm 2008 đến nay, tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại các xã
ven biển của huyện Thăng Bình và Núi Thành, tỉnh Quảng Nam phát triển một cách
tự phát, chính quyền địa phương không kiểm soát nổi. Trong năm 2015, tổng diện
tích nuôi tôm nước lợ là 1.975 ha (vùng triều và vùng cát ven biển) sản lượng
14.540 tấn, trong đó nuôi tôm thẻ chân trắng bằng hình thức lót bạt tuy diện tích chỉ
là 340 ha (vùng triều 90 ha, vùng cát ven biển 250 ha) nhưng sản lượng 9.200 tấn,
chiếm 63,27%. Nhiều hộ giàu nhanh chóng, mức lợi nhuận trung bình khoảng 1 tỷ
đồng/ha/năm đối với nuôi tôm thẻ lót bạt.
Từ lợi nhuận quá cao của việc nuôi tôm lót bạt trên cát, tình trạng người dân
chặt phá cây phi lao ven biển, phá vườn, thậm chí một số người dân phá nhà đang ở
để làm ao nuôi, dùng xe cơ giới để đào múc, san ủi, lót bạt xây dựng các ao nuôi
tôm tạo nên tình hình phức tạp tại các xã ven biển. Mặc dù chính quyền địa phương
đã có nhiều biện pháp quyết liệt để xử lý, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Tình trạng
người dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép, vi phạm về bảo vệ môi
trường, khai thác nước ngầm không theo qui định để thực hiện nuôi tôm thẻ xảy ra
nhiều nơi.
Việc nuôi tôm lót bạt trong đất vườn nhà một cách tự phát như hiện nay sẽ
tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường, nếu không có giải pháp kịp thời sẽ tác động
tiêu cực đến môi trường hiện tại cũng như trong tương lai. Những tác động xấu đó
là:
• Nguy cơ ô nhiễm biển và nước ngầm do nguồn thải.
• Cạn kiệt nguồn nước ngọt (đặc biệt là nước ngầm tầng nông).


Phá vỡ cảnh quan du lịch ven biển, cản trở các dự án phát triển du lịch
trong tương lai.

Từ họạt động nghề nuôi tôm trên đất cát, người dân đã sáng kiến ra mô hình

nuôi tôm ở ngay trong đất vườn nhà. Hoạt động nghề này đang nằm ngoài quy
hoạch và chưa được các cấp chính quyền chấp nhận. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm này
đang mang lại lợi ích lớn giúp cho người dân thoát nghèo, con cái được đi học, đời
sống người dân nâng lên rõ rệt.
Vì thế, trước thực trạng này cần phải có những đánh giá đúng về hoạt động
nghề mới này của người dân để từ đó có giải pháp quản lý hiệu quả nhắm bảo đảm
8


được sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển sinh kế của người
dân. Đề tài “Thực trạng và giải pháp nuôi tôm ở đất vườn nhà tại xã Tam Tiến,
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam” nhằm góp phần giải quyết vấn đề này..
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo nghiên cứu hiện nay cho thấy, nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm
công nghiệp trên thế giới ngày càng phát triển. Cùng với Việt Nam, một số nước
trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Philippine nuôi tôm ven biển
đang chiếm vị trí quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Việt Nam là nước có đường
bờ biển dài 3.260 km thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản, phát triển nuôi tôm
vùng duyên hải đang mang lại nguồn thu nhập cao hơn so với trồng lúa, hay canh
tác các loại hoa màu khác cho các hộ dân, tuy nhiên cùng với sự phát triển đó nuôi
tôm đã sản sinh lượng nước thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường ven biển. Cùng
vấn đề này, J.Gordon Bell và Rune Waabo (2008) phân tích nuôi trồng thủy sản ven
biển mang lại những lợi nhuận không thể phủ nhận thì chính nó đang tạo ra rủi ro
và áp lực lớn đến môi trường ven biển trên thế giới, còn F. Paez Osuna và
S.R.Guerero Galvan (1998,2001) phân tích nuôi tôm đã tạo ra nguồn nước thải độc
hại chứa các hóa chất như Nittơ, Phospho ảnh hưởng đến môi trường nước và các
hệ sinh thái ven biển chính vì thế hiện nay quản lý hoạt động nuôi tôm ven biển
đang trở thành hành động khẩn cấp không chỉ tại Mexico mà cả toàn cầu.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Những năm cuối thế kỷ XX tại Việt Nam, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy
Sản và một số hộ dân ở tỉnh Ninh Thuận, đã thành công trong việc thừ nghiệm nuôi
trồng thủy sản dùng nilon là chất phủ chống thấm. Nó mở đầu cho phong trào nuôi
trồng thủy sản của cả nước. Đến giữa năm 2002, nuôi trồng thủy sản đã lan ra khắp
miền Trung. Theo thống kê của Bộ Thủy sản giai đoạn 1999-2000 Ninh Thuận có
200 ha, Quảng Ngãi có 60 ha, Thừa Thiên Huế 16 ha, Quảng Bình 14 ha và Quảng
Trị 6 ha. Nuôi trồng thủy sản đã trở thành một phong trào, diển ra hết sức mạnh mẽ
hầu hết các tỉnh miền Trung và mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn cho người dân.
Ngày nay, việc nghiên cứu nuôi tôm thâm canh trên cát ven biển đã và đang
được nhiều tỉnh, địa phương nghiên cứu, ứng dụng để đáp ứng ngày càng tốt hơn
9


nhu cầu phát triển nuôi tôm trên cát nhằm cải thiện, phát triển kinh tế - xã hội của
các xã khu vực bãi ngang ven biển. Sở NN & PTNT tỉnh Bình Định đã có đề tài
nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh trên vùng đất cát ven bờ biển
Bình Định. Nguyễn Đại Toàn - Khoa thủy sản - Trường Đại học Nông lâm thành
phố Hồ Chí Minh đã có Luận văn Đánh giá tiềm năng nuôi tôm thẻ chân trắng trên
vùng đất cát ở tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2003, IUCN và IISD đã có nghiên cứu, đánh
giá thách thức và cơ hội khi mở rộng nuôi tôm trên cát ở Việt Nam.
Đánh đổi lợi nhuận đó, con người đang đối đầu với hàng loạt vấn đề ô nhiễm
và suy thoái môi trường đang diễn ra tại các vùng nuôi trồng thủy sản trong đó có
tỉnh Quảng Bình. Vấn đề này đã được các nhà khoa học, chuyên gia môi trường, tác
giả phân tích qua các công trình, tạp chí khoa học như: Nguyễn Văn Tân và cộng sự
(2006), đánh giá tác động môi trường do phát triển nuôi tôm công nghiệp trên cát
vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, đề tài khoa học cấp Bộ 2003-2006; Tạp chí Thủy sản
(2009) “nuôi tôm trên cát ở Bình Định nhiều bất cập, thiếu bền vững”.
2.3. Tình hình nuôi tôm trên cát tại tỉnh Quảng Nam
Diện tích nuôi tôm chân trắng tăng mạnh trong giai đoạn 2008 - 2015, chủ yếu
do chuyển đổi diện tích từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm chân trắng và nuôi tôm thâm

canh lót bạt trên cát.
Bảng 1.1: Diện tích, sản lượng và năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam.
TT

Danh
mục

ĐVT

2008

2009

1

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Diện tích
Tôm

thẻ
chân
trắng
Nuôi
lót bạt
trên
cát
Nuôi
trên
đất

ha

633

1.632

1.312

1.407

1.729

1.423

1.310

2.330

ha


18

60

167

208

230

255

267

250

ha

615

1.572

1.145

1.138

1.499

1.168


1.043

1.345

10


TT

Danh
mục
khác

ĐVT

2008

2009

3

2010

2011

2012

2013


2014

2015

11.680

10.90

Sản lượng
Tôm
thẻ
chân
trắng
Nuôi
lót bạt
trên
cát
Nuôi
trên
đất
khác

tấn

4.329 10.700

7.990

8.375 12.750 10.740


tấn

639

2.000

4.460

4.500

7.000

7.200

8.000

7.500

tấn

3.690

8.700

3.530

3.875

5.750


3.540

3.680

3.410

4

Năng suất
Tôm
thẻ
chân
trắng
Nuôi
lót bạt
trên
cát
Nuôi
trên
đất
khác

tấn/ha/
năm

tấn/ha/
năm

35,5


33,33

21,13

21,63

30,43

28,23

29,96

30

tấn/ha/
năm

6

5,53

3,89

3,4

4,05

3,26

3,52


2,6

Biểu đồ 1.1 Diện tích và năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt

11


Diện tích nuôi tôm tăng liên tục từ năm 2008 đến năm 2014, trong năm 2015
diện tích nuôi tôm có giảm nhẹ so với năm 2014, lý do: có một số hộ không nuôi do
sợ dịch bệnh.
Bảng 1. 2. So sánh nuôi tôm tỉnh Quảng Nam với các tỉnh miền Trung năm
2014

TT

Địa phương

II

Cả nước
Bắc Trung bộ

6

Thanh Hoá

7

Nghệ An


8

Hà Tĩnh

9

Quảng Bình

10

Quảng Trị

11

TT Huế

III

Nam Trung bộ

12

Đà Nẵng

Tôm chân trắng
Diện tích
Nuôi
Tổng
Diện

DT nuôi
trên cát
diện
tích
TC,
(ha)
tích thả
QCCT
BTC
giống
93.316
1.490
91.739
938
5.710
724
4.986
151
15
150
60
0
2.31
2.316
6
1.46
724
740
91
4

83
839
9
55
0
550
39
391
1
8.767
47
8.719
787
2
8
28

Sản lượng
(tấn)
327.731
19.445
1.600
5.976
2.700
4.130
2.000
3.039
43.585
100
12



TT

Địa phương

13

Quảng Nam

14

Quảng Ngãi

15

Bình Định

16

Phú Yên

17

Khánh Hoà

18

Ninh Thuận


Tôm chân trắng
Diện tích
Nuôi
Tổng
Diện
DT nuôi
trên cát
diện
tích
TC,
(ha)
tích thả
QCCT
BTC
giống
1.31
1.310
267
0
1.02
1.029
410
9
50
47
459
110
7
2.20
2.204

4
2.68
2.689
9
1.00
1.000
0

Sản lượng
(tấn)

11.230
4.356
4.086
7.800
8.214
7.800

Nhận xét: Tuy diện tích nuôi tôm ở Quảng Nam so với các tỉnh miền Trung
tương đối tương đồng, nhưng sản lượng vẫn cao nhất so với khu vực.
* Năng suất nuôi trồng thủy sản (tôm) của tỉnh Quảng Nam trong những năm
gần đây:
+ Năng suất nuôi tôm sú từ 0,6 - 1 tấn/ha/vụ đối với hình thức nuôi bán thâm
canh.
+ Năng suất nuôi tôm thẻ vùng triều đối với các ao nuôi không lót bạt từ 3-6
tấn/ha/vụ, đối với các ao nuôi lót bạt thì năng suất từ 7-10 tấn/ha/vụ, mỗi năm nuôi
02-03 vụ.
+ Đối với nuôi tôm thẻ lót bạt trên vùng đất cát ven biển, mỗi năm có thể
nuôi 03 vụ với năng suất tôm nuôi từ 10-15 tấn/ha/vụ.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2016 đạt 8.420 tấn, tăng

3,8% (+307 tấn) so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó nuôi tôm 5.100 tấn, tăng 2,8%
(+140 tấn), riêng đối với vùng nuôi tôm thẻ lót bạc ven biển tăng 3,3% (+80 tấn)
(Nguồn: báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam 6 tháng đầu năm 2016).
Đối với đề tài “Thực trạng và giải pháp nuôi tôm trên đất vườn nhà” chưa có
nghiên cứu và công bố. Đây là đề tài mới, có thể giúp cho chính quyền địa phương
13


và nhân dân cùng cùng nhìn nhận một nghề nuôi mới hình thành, đem lại hiệu quả
kinh kế cao, nhưng công tác bảo vệ môi trường thiếu bền vững.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ thực trạng nuôi tôm trên đất vườn nhà ở xã
Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đánh giá tính bền vững của hoạt
động nghề này và từ đó đề xuất các giải pháp cho quản lý hoat động nghề mới này.
3.2. Các mục tiêu cụ thê
Đánh giá được thực trạng nuôi tôm ở đất vườn nhà tại xã Tam Tiến, huyện
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Phân tích các mâu thuẩn giữa giữa thực tế và chính sách, giữa sinh kế và bảo
vệ môi trường.
Đề xuất giải pháp giải quản lý nghề nuôi tôm trong đất vườn nhà.
4. Nội dung nghiên cứu
Sự ra đời loại hình nuôi tôm ở đất vườn nhà.
Đặc điểm mô hình nuôi tôm ở đất vườn nhà.
Tình hình phát triển nuôi tôm ở đất vườn nhà.
Tác động của hoạt động nuôi ở trên đất vườn nhà.
Thực trạng quản lý hoạt động nuôi tôm ở đất vườn nhà.
Giải pháp quản lý nuôi tôm ở đất vườn nhà dựa vào cộng đồng
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ nuôi tôm trên cát, trên đất vườn nhà tại xã

Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về không gian nghiên cứu
Giới hạn nghiên cứu của đề tài là các thôn Đông Sông Trường Giang, nơi có
hoạt động nuôi tôm trên đất vườn nhà.
6.2. Về thời gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu từ lúc hình thành và phát triển nuôi tôm trên cát
từ năm 2010 đến năm 2015.
7. Phương pháp nghiên cứu
14


7.1. Phương pháp thu thập và phân tích thông tin thứ cấp
Được sử dụng để thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin và số liệu thứ
cấp liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nuôi trồng thủy sản, báo cáo
tổng kết ngành nuôi trồng thủy sản, báo cáo nghiên cứu khoa học, các đề tài dự án
có liên quan đến nội dung nghiên cứu, các số liệu quan trắc chất lượng môi trường
của các địa phương, đơn vị như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài
nguyên và Môi trường, UBND huyện Núi Thành, UBND xã Tam Tiến từ năm 2008
đến 2015.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Chọn mẫu cho phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi trên đây là chọn mẫu
thuận tiện (convenience sampling) thuộc nhóm chọn mẫu phi xác suất (nonprobability sampling techniques). Đây là kỹ thuật chọn mẫu dựa trên đặc điểm dễ
tiếp cận của đối tượng cần được điều tra với mục đích chủ yếu là thăm dò. Lựa chọn
này hoàn toàn phù hợp với quy mô nghiên cứu của luận văn vì kỹ thuật chọn mẫu
thuận tiện thường được sử dụng khi muốn đánh giá sơ bộ về một vấn đề nhưng
không có nhiều kinh phí hay nhân lực.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Do lượng mẫu điều tra không quá lớn và các yêu cầu thống kê không quá
phức tạp nên các số liệu thu thập được xử lý bằng bằng phần mềm Excel.

7.4. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia
Sau khi thu thập, tổng hợp và phân tích các kết quả trong quá trình nghiên
cứu, Luận văn đề xuất các giải pháp giúp cải thiện các hoạt động nuôi tôm trên đất
vườn nhà. Để đánh giá được tính khả thi và hiệu quả của từng giải pháp đã được đề
xuất, chúng tôi tiến hành phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm
trong nuôi trồng thủy sản.
Thành phần các chuyên gia là các nhà quản lý trên địa bàn nghiên cứu, trên cơ
sở đó chúng tôi tổng hợp các ý kiến chuyên gia và đề xuất các giải pháp khả thi nhất
cho khu vực nghiên cứu.
8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
8.1. Tính mới của đề tài

15


Lần đầu tiên, hoạt động nuôi tôm trái phép ngay trên đất vườn nhà của người
dân được nghiên cứu, định hướng hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi
trường.
8.2. Ý nghĩa lý luận
Đề tài làm sáng tỏ khía cạnh lý luận về sự ra đời nghề nuôi tôm trên đất vườn
nhà, về động lực cũng như sự sáng kiến của người dân trong xây dựng nên một
nghề kiếm sống mới. Từ đây, phân tích những tác động của chính sách đối nghề này
nhằm đặt cơ sở cho những điều chỉnh hay xây dựng chính sách mới phù hợp để bảo
vệ tài nguyên môi trường cũng như giữ sự ổn định, thúc đẩy phát triển nghề kiếm
sống mới của người dân.
8.3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở thực tiễn, giúp chính quyền địa
phương và cơ quan chuyên môn tham khảo để quản lý tốt hơn vấn đề nuôi tôm ở đất
vườn nhà nói riêng và nuôi tôm trên cát nói chung. Đồng thời giúp người dân xã
Tam Tiến xây dựng các biện pháp thực hiện bền vững mô hình nuôi tôm ở đất vườn

nhà.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung chính
của Luận văn gồm có 3 Chương:
- Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2. Thực trạng nuôi tôm ở đất vườn nhà tại xã Tam Tiến, huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Chương 3. Đề xuất giải pháp quản lý nuôi tôm ở đất vườn nhà dựa vào cộng
đồng.

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

16


1.1. Các khái niệm liên quan
- Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Luật Bảo vệ môi trường
2014).
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác
động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải
thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ
môi trường trong lành (Luật Bảo vệ môi trường 2014).
- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường (Luật Bảo vệ Môi trường 2014).
Ngoài ra, đề tài có nêu nuôi tôm ở đất vườn nhà, đây là hoạt động nuôi tôm thẻ
chân trắng trên cát, ngay chính trên đất vườn nhà, sát vách nhà người dân đang ở.

1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1. Vị trí địa lý
Xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Giới hạn toạ độ địa lý
như sau:
+ Kinh độ phía Tây 1080 32’ 10”
+ Kinh độ phía Đông 1080 36’ 22”
+ Vĩ độ phía Nam 150 31’ 09”
+ Vĩ độ phía Bắc 150 35’ 15”
Toạ độ trung tâm vùng hành chính
+ Kinh độ 1080 34’ 12”
+ Vĩ độ 150 33’ 14”
Về ranh giới: xã Tam Tiến tiếp giáp với các xã sau:
+ Phía Bắc giáp xã Tam Thanh, Tam Phú, thành phố Tam Kỳ
+ Phía Tây giáp xã Tam Xuân I, Tam Xuân II, huyện Núi Thành.
+ Phía Nam giáp xã Tam Anh Nam, Tam Hòa, huyện Núi Thành
+ Phía Đông giáp Biển Đông.

17


Toàn xã có 12 thôn, trong đó 5 thôn ven biển: Lộc Đông, Long Thạnh, Hà
Quang, Bình Phú, Phước Lộc; 07 thôn còn lại: Lộc Ngọc, Bản Long, Bình Trung,
Diêm Tà, Tú Phong, Tiến Thành, Tân Lộc.
1.2.2. Đặc điểm địa chất, địa hình
Địa hình xã Tam Tiến có dạng đồng bằng và cồn cát ven sông. Độ cao trung
bình từ 3,5m ÷ 4,5m, cao nhất từ 10m ÷ 12m, thấp nhất từ 0,6m ÷ 1,5m (khu ruộng
thấp ven hồ, đầm, ven sông Trường Giang và sông Tam Kỳ). Hướng dốc chung của
địa hình là thấp dần về ba phía sông Tam Kỳ, sông Trường Giang và biển.
Điểm nổi bậc của địa hình xã là có dòng sông Trường Giang chạy dọc theo
bờ biển chia cắt xã nhà thành 2 khu vực phía Tây và phía Đông rõ nét, ngoài ra

phía Tây còn được bao bọc bởi hệ thống sông Tam Kỳ, chia cắt Đồng Vẹt và Cù
Lao thành khu vực riêng biệt.
Hình 1.2. Bản đồ hành chính xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

18


1.2.3. Đặc điểm khí hậu
Mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, các chỉ số khí hậu
thời tiết rất phù hợp cho sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng, con vật nuôi;
Tuy nhiên lượng mưa, lượng nhiệt phân bố không đồng đều theo mùa gây ảnh
hưởng rất lớn đến việc bố trí mùa vụ và sinh hoạt đời sống nhân dân. Cụ thể:
+ Nhiệt độ trung bình năm

: 26,4 C

+ Lượng mưa trung bình hàng năm : 2.490 mm
+ Lượng bốc hơi trung bình
+ Độ ẩm không khí trung bình

: 1.160 mm
: 82%

- Mùa hè thường ít mưa và rất nóng, nhiệt độ cao nhất lên đến 35 0C.
- Mùa đông thường mưa nhiều và lạnh, nhiệt độ thấp nhất xuống 19,3 0C
19


- Với tình hình nhiệt độ như trên thì mùa khô từ tháng 1 đến đầu tháng 8, gây
nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt của người dân trên địa bàn

xã.
Mưa:
- Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau. Thời gian
mưa lớn nhất tập trung vào 3 tháng 10, 11 và 12, trong đó tháng 11 là thời gian mưa
nhiều nhất chiếm 30% lượng mưa cả năm. Trong 3 tháng này, tổng lượng mưa
khoảng 2.000 - 2.400mm, lượng mưa tháng trung bình khoảng 250mm nên hay gây
ngập úng, làm khó khăn cho sinh hoạt của nhân dân.
- Mùa khô từ tháng 2 đến đầu tháng 9, thời gian ít mưa nhất tập trung vào 3
tháng 2, 3 và 4. Lượng mưa tháng trung bình thời kỳ này khoảng 20 - 40mm.
 Gió bão:
Hướng gió chính là Tây Nam và Đông Bắc.
+ Gió Đông Bắc kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, kèm theo mưa làm
không khí lạnh ẩm, dễ gây lũ lụt, ngập úng.
+ Gió Nam, Đông Nam và Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 8, gây khô hạn kéo
dài.
- Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10, gây ngập lũ gãy đổ cây trồng
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của xã.
1.1.4. Đặc điểm thủy văn, thủy triều
Xã Tam Tiến chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn sông Tam Kỳ, sông Trường
Giang và một số hồ chứa nước khác có đặc điểm sau:
- Sông Tam Kỳ: Là hợp lưu của 10 con sông suối tạo thành, diện tích lưu vực
khoảng 800km2, bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây, chảy theo hướng từ Tây sang
Đông sau đó theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chảy ra cửa An Hòa (Núi Thành).
Do nằm trong vùng nhiều núi và rừng đầu nguồn ít bị tàn phá nên dòng chảy tương
đối điều hòa theo mùa. Lưu lượng đỉnh của dòng chính khoảng 4000 ÷ 5000 m3/s
- Sông Trường Giang là sông nước mặn chạy sát biển nối liền cửa An Hòa với
cửa Đại Hội An, khi lũ lớn chỉ ảnh hưởng các vùng sát ven hai bờ sông.

20



- Ngoài ra còn có hồ chứa nước Phú Ninh, và một số hồ nhỏ với chức năng cắt
khoảng 80% lượng lũ cho vùng hạ lưu đồng thời trữ nước phục vụ dân sinh và phát
triển kinh tế xã hội.
Nhìn chung các dòng sông chảy qua khu vực lập quy hoạch đều mang đặc tính
chung của các sông vùng duyên hải miền Trung, chiều dài lòng sông ngắn, độ dốc
lòng sông lớn, nghèo phù sa.
Thủy triều vùng biển xã Tam Tiến có chế độ bán nhật triều không đều. Nhật
triều xảy ra từ 10 ÷ 15 ngày trong tháng, số ngày còn lại là bán nhật triều. Cường độ
triều lớn là 1 ÷ 1,5m, triều nhỏ là 0,4 ÷ 0,8m, mực nước triều trung bình là 1,2m.
Nước dâng khi gió bão lên tới 1,5 ÷ 3m.
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội năm 2015
1.3.1. Dân số
Dân số năm 2014 là 11.202 khẩu, 3.216 hộ. Dân cư sống tập trung theo từng
vệt dài bám dọc theo các trục đường giao thông chính và được chia thành hai khu
vực riêng biệt bởi sông Trường Giang được phân ra làm 12 thôn. Trong đó thôn 07
thôn nằm phía Tây sông Trường Giang chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản. 05 thôn phía Đông sông Trường Giang ngành nghề chủ yếu là đánh bắt và
nuôi trồng thủy hải sản. Xã Tam Tiến tập trung số lượng dân cư khá đông. Mật độ
dân số là 535 người/km2. Khu vực tập trung dân đông nhất xã là khu vực Phước
Lộc, Hà Quang, chợ Đò.
Bảng 1.3. Danh sách các thôn tại xã Tam Tiến
STT
Tên Thôn
1
Thôn Lộc Ngọc
2
Thôn Bản Long
3
Thôn Tân Bình Trung

4
Thôn Diêm Trà
5
Thôn Tú Phong
6
Thôn Tiến Thành
7
Thôn Tân Lộc
8
Thôn Phước Lộc
9
Thôn Long Thạnh
10
Thôn Hà Quang
11
Thôn Bình Phú
12
Thôn Lôc Đông

Số hộ
368
250
225
167
167
289
118
331
374
350

237
340
21


Toàn xã

3.216

1.3.2. Hoạt động kinh tế
- Ngư nghiệp:
Tổng sản lượng khai thác ước tính được 8050/8750 tấn đạt 92% so với kế
hoạch năm. Đạt 106% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó hàng xuất khẩu là: 220
tấn/250 tấn đạt 88 % So với kế hoạch năm.
Tổng giá trị ước đạt 96,870 tỷ đồng.
- Nuôi trồng thuỷ sản:
Tổng sản lượng ước đạt: 1970 tấn/ 2.200 tấn đạt 89,55 % so với kế hoạch
(Trong năm 2015 tình hình nuôi trồng thủy sản gặp phải nhiều khó khăn ở đầu vụ
do mưa nắng thất thường, giữa vụ nắng nóng dịch bệnh xảy ra).
Tổng giá trị ước đạt 197 tỷ đồng.
- Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng trong năm 2015 là 519,5 ha.
Trong đó diện tích sản xuất lúa: 354 ha. năng suất bình quân cả năm 5,12
tấn/ ha. Sản lượng lương thực cả năm đạt 1812,8 tấn.Diện tích cây trồng 165,5 ha.
Sản lượng đạt: 471,2 tấn.
Tổng giá trị ước đạt: 16,274 tỷ đồng.
- Về chăn nuôi:
Tổng đàn Trâu: 489 con
Tổng đàn Bò:


898 con

Tổng đàn heo: 6033 con
Tổng đàn gia cầm: 18.213 con
Tổng giá trị ước đạt 21,420 tỷ đồng.
- Thương mại và dịch vụ:
Có 01 bãi cá và 2 chợ đã thu hút các nơi khác đến trao đổi hàng hóa và tiêu
thụ sản phẩm, bên cạnh đó nhiều hộ phơi hàng khô và các hộ kinh doanh buôn bán
hải sản, hàng đông lạnh ở thôn Phước Lộc, Hà Quang và Tân Bình Trung tạo điều
kiện 143 lao động, 2 cơ sở đóng tàu giải quyết được 28 lao động, 4 cơ sở nề giải

22


quyết 12 lao động, 4 nhà máy nước đá hoạt động phục vụ cho bà con ngư dân và
các dịch vụ ăn uống, giải khát.
Biểu đồ 1.3. Thành phần kinh tế tại xã Tam Tiến, huyện Núi Thành

Qua biểu đồ ta thấy nghề nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong
việc phát triển kinh tế của người dân.
1.3.3. Vấn đề xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là một vấn đề lớn có tính chất chiến lược trong quá
trình phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước ta nói chung và xã Tam Tiến nói riêng
nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, giải quyết việc làm, tăng
thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn.
Cuối năm 2012 UBND xã đã làm lễ phát động nông thôn mới đến nay qua
đánh giá của ban xây dựng nông thôn mới của xã và đã được huyện công nhận đạt
12 tiêu chí gồm: Điện (4); Chợ nông thôn (7) ;Bưu Điện (8); Nhà ở dân cư (9); Thu
Nhập (10); Hộ Nghèo (11) ; Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên (12); Hình thức
tổ chức sản xuất(13); Giáo Dục (14); Y tế (15); An ninh trật tự (19); Quy Hoạch(1)

Số tiêu chí chưa đạt 7 tiêu chí: Giao thông (2); Thủy lợi (3); Trường Học (5);
Cơ sở vật chất văn hóa (6); Văn Hóa (16); Môi trường (17); Hệ thống tổ chức chính
trị - xã hội (18). Như vậy, tiêu chí về môi trường vẫn chưa đạt theo quy định.
1.3.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của xã Tam Tiến
Bảng 1.4. Hiện trạng sử dụng đất của xã Tam Tiến
23


Thứ
tự

MỤC ĐÍCH SỬ
DỤNG

Diện
tích
Năm
2015

So với năm
2010
Diện
Tăng
tích
(+)
năm
giảm
2010
(-)


So với năm
2005
Diện
Tăng
tích
(+)
năm
giảm
2005
(-)

24


1295,97
563,30

-

Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông
nghiệp
Đất trồng cây hàng
năm
Đất trồng lúa
Đất trồng cây
hàng năm khác
Đất trồng cây lâu
năm


1257,7
1

1.2
-

Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất

388,79

-

Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng
thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp
khác
Đất phi nông
nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông
thôn
Đất ở tại đô thị

388,79

488,06


-99,27

115,28 173,89
181,6
570,43
4
30,45 -30,45
539,98 151,19

343,88

361,09

-17,21

369,95

760,66
189,36

543,76 216,90
179,97
9,39

479,00 281,66
168,27 21,09

189,36


179,97

9,39

168,27

236,46

133,36

103,1
0

0,56

0,68

-0,12

0,68

-0,12

24,02

11,24

12,78

11,24


12,78

56,11

53,86

2,25

0,75

55,36

155,77

67,58

88,19

67,73

88,04

1
1.1
-

1.3
1.4
1.5

2
2.1
2.2
-

-

Đất chuyên dùng
Đất xây dựng trụ
sở cơ quan
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất xây dựng công
trình sự nghiệp
Đất sản xuất, kinh
doanh phi nông
nghiệp
Đất có mục đích
công cộng

1321,8
8

378,17

38,26
185,1
3

381,50


-25,91
181,8
0

274,13
189,96

265,03
181,51

9,10
8,45

266,22
181,53

7,91
8,43

84,17

83,52

0,65

84,69

-0,52


289,17

113,14 176,03
129,6
518,45
6
30,39 -30,39

-26,07

21,09

80,40 156,06

25


×