Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

(LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ) CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 237 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
-------------0O0-------------

NGUYỄN VĂN THANH

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
-------------0O0-------------

NGUYỄN VĂN THANH

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 62.34.02.01


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cam đoan
Danh mục ký hiệu các chữ viết tắt
Danh mục biểu bảng và biểu đồ
TÓM TẮT LUẬN ÁN
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1

1

NHỮNG VÁN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN
XUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1

1

1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN

1

XUẤT

1.1.1. Khái niệm hộ sản xuất

1

1.1.2. Đặc điểm hộ sản xuất trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng thương mại

3

1.1.3. Các nguồn vốn chủ yếu phát triển kinh tế hộ sản xuất

7

1.1.4. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại đối với hộ sản xuất

9

1.1.5. Vai trò của hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại đối với phát triển

11

kinh tế hộ sản xuất
1.1.6. Các nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng đối với hộ sản xuất

16

1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI

17

VỚI HỘ SẢN XUẤT

1.2.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất

17

1.2.2. Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đối với hộ sản xuất của

20

Ngân hàng thương mại
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tín dụng hộ sản xuất

24

1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng

32

thương mại


1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI

34

VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT VÀ BÀI
HỌC RÚT RA CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM
1.3.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới về nâng cao chất

34


lượng tín dụng hộ sản xuất
1.3.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

38

Việt Nam và cho Chính phủ Việt Nam
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

40

CHƯƠNG 2

41

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM
GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2

41

2.1. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP - NÔNG

41

THÔN VÀ HỘ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM
2.1.1. Hộ sản xuất trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn

41


2.1.2. Những đổi mới chủ yếu về cơ chế tín dụng đối với hộ sản xuất

43

2.1.3. Tổng quan hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại đối với hộ sản

47

xuất
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

57

VIỆT NAM
2.2.1. Quản lý chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và

57

phát trỉển nông thôn Việt Nam
2.2.2. Chủ động nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu tín dụng của hộ sản xuất

67

2.2.3. Phương thức cho vay vốn đối với hộ sản xuất

71

2.2.4. Hoạt động tín dụng hộ sản xuất


74


2.2.5. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất trên cơ sở kết

76

quả cho vay một số ngành nghề và chương trình phát triển nông nghiệp –
nông thôn
2.2.6. Phân tích kết quả cho vay hộ sản xuất và cá nhân so với tổng dư nợ

81

2.2.7. Phân tích thực trạng nợ xấu tín dụng vốn hộ sản xuất

83

2.2.8. Phân tích thực trạng nợ xấu tín dụng hộ sản xuất thông qua tổ vay

84

vốn của của các tổ chức đoàn thể
2.2.9. Phân tích chất lượng tín dụng hộ sản hộ sản xuất tại một số chi

85

nhánh ở các vùng kinh tế khác nhau
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN


100

XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM
2.3.1. Ưu điểm

100

2.3.2. Một số hạn chế

108

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

112

2.3.4. Đánh giá thực trạng từ kết quả tổng hợp phiếu phỏng vấn chuyên gia

125

về nguyên nhân nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

134

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM

GIỚI THIỆU CHƯƠNG 3

135

3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN

135

135

DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và
phát trỉển nông thôn Việt Nam đến năm 2020

135


3.1.2. Định hướng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất

138

của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong thời
gian tới
3.1.3. Quan điểm trong tổ chức chỉ đạo nâng cao chất lượng tín dụng hộ

139

sản xuất
3.1.4. Dự báo những thách thức về nâng cao chất lượng tín dụng nói chung


141

và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất nói riêng của Ngân hàng
Nông nghiệp và phát trỉển nông thôn Việt Nam
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN
XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM
3.2.1. Mạnh dạn mở rộng mạng lưới ở nông thôn kết hợp với thực hiện hạn

145

145

mức tín dụng thấu chi
3.2.2. Nâng cao nhận thức và quyết tâm trong chỉ đạo mở rộng và nâng

148

cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất
3.2.3. Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng gắn với hoàn thiện và thực hiện

151

nghiêm túc quy trình tín dụng
3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc và đạo
đức nghề nghiệp cho cán bộ
3.2.5. Nâng cao chất lượng điều hành hoạt động tín dụng ở cơ sở

157


3.2.6. Đa dạng hóa phương thức và đối tượng cho vay

161

3.2.7. Đẩy mạnh việc cho vay qua tổ vay vốn

163

3.2.8. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư cho nông nghiệp -

164

158

nông thôn nói chung và kinh tế hộ sản xuất nói riêng
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

166

3.3.1. Đối với Chính phủ

166

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

171

3.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương


172

3.3.4. Đối với các Bộ ngành liên quan

173

3.3.5. Đối với các Ngân hàng thương mại

175


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

176

KẾT LUẬN CHUNG

177

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


LỜI CAM ĐOAN
******
Tác giả luận án có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình, cụ thể:
Tôi tên là: Nguyễn Văn Thanh
Sinh ngày 17 tháng 12 năm 1980 ; Quê quán: Hải Dương

Hiện đang công tác tại: Vụ Ngân sách Nhà nước - Bộ Tài chính
Là Nghiên cứu sinh khóa XVII của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh. Mã số NCS: 010117120013020101171200130113110259
Cam đoan luận án: “Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”.
Mã số chuyên ngành: 62.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng.
Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu khoa
học trong luận án đảm bảo có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và
chưa được công bố toàn bộ nội dung này ở bất kỳ nơi đâu (hoặc đã công bố có nói rõ
ràng các thông tin của tài liệu đã công bố); các số liệu, nguồn trích dẫn trong luận án
được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
lời cam đoan danh dự của tôi.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2015
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Thanh


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
STT TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA TIẾNG VIỆT

1.

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á


2.

Agribank

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

3.

ATM

Máy rút tiền tự động

4.

CBTD

Cán bộ tín dụng

5.

CĐKT

Cân đối kế toán

6.

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


7.

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

8.

CN

Chi nhánh

9.

DATC

Công ty mua bán nợ Việt Nam

10.

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

11.

HĐV

Huy động vốn


12.

HSX

Hộ sản xuất

13.

HTX

Hợp tác xã

14.

NH

Ngân hàng

15.

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

16.

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội


17.

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

18.

NHNO&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

19.

NHNO&PTNT
VN

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN

20.

NHNOVN

Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam

21.

NNNT


Nông nghiệp nông thôn

22.

NHTM

Ngân hàng thương mại

23.

NHTW

Ngân hàng Trung ương

24.

NQH

Nợ quá hạn

25.

PGD NHTMCP

Phòng giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần


26.

TCKT


Tổ chức kinh tế

27.

TCTD

Tổ chức tín dụng

28.

TDNH

Tín dụng ngân hàng

29.

UBND

Ủy ban nhân dân

30.

USD

Đô la Mỹ

31.

WB


Ngân hàng thế giới

32.

VAMC

Công ty mua bán nợ các Tổ chức tín dụng Việt Nam

33.

VND

Đồng Việt Nam

34.

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
STT

Số bảng

Nội dung

Trang


Bộ chỉ tiêu chấm điểm đối với khách hàng hộ gia
1.

Bảng 2.1

đình sản xuất và cá nhân - Phần I Thông tin về

62

nhân thân
Bộ chỉ tiêu chấm điểm đối với khách hàng hộ gia
2.

Bảng 2.2

đình sản xuất và cá nhân - Phần II Khả năng trả nợ

63

của người vay và Phần III Thông tin Tài sản đảm bảo
3.

Bảng 2.3

Điểm của khách hàng với hạng và nhóm nợ tương ứng

64

4.


Bảng 2.4

Bảng xếp hạng khách hàng cá nhân

65

5.

Bảng 2.5

Mức điểm quy định tương ứng với từng loại khách

67

hàng
Thực trạng cho vay hộ sản xuất thông qua một số

6.

Bảng 2.6

ngành nghề và chương trình phát triển nông nghiệp

76

- nông thôn
7.

Bảng 2.7


8.

Bảng 2.8

9.

Bảng 2.9

10. Bảng 2.10
11. Bảng 2.11
12. Bảng 2.12

13. Bảng 2.13

Dư nợ cho vay HSX của NHNo&PTNT Việt Nam

82

so với tổng dư nợ giai đoạn 2009 - 2014
Diễn biến tỷ lệ nợ xấu cho vay HSX theo khu vực

83

các năm 2010 - 2014
Dư nợ cho vay HSX và Doanh nghiệp tại

89

NHNo&PTNT Hà Tây giai đoạn 2009 - 2014

Cơ cấu nợ xấu cho vay Hộ sản xuất của NHNo&PTNT

90

Hà Tây
Kết quả cho vay thu nợ Hộ sản xuất tại NHNo&PTNT

92

huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 - 2013
Doanh số cho vay, thu nợ bình quân Hộ sản xuất giai

99

đoạn 2010 - 2013
Vòng quay vốn tín dụng Hộ sản xuất giai

95


đoạn 2010 - 2013
14. Bảng 2.14
15. Bảng 2.15
16. Bảng 2.16
17. Bảng 2.17
18. Bảng 2.18
19. Bảng 2.19

Hiệu suất sử dụng vốn Hộ sản xuất giai đoạn
2010 - 2013

Tỷ lệ thu nợ Hộ sản xuất giai đoạn 2010 - 2013
Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn Hộ sản xuất giai
đoạn 2010 - 2013
Tăng trưởng cho vay Hộ sản xuất giai đoạn
2010 - 2013
Tỷ lệ nợ xấu cho vay Hộ sản xuất giai đoạn
2010 - 2013
Cơ cấu lợi nhuận cho vay Hộ sản xuất giai đoạn
2010 - 2013

96
97
97
98
99
99

So sánh tỷ lệ nơ xấu cho vay hộ sản xuất và tỷ
20. Bảng 2.20

lệ nợ xấu chung của NHNo&PTNT Việt Nam

104

giai đoạn 2009 - 2014
21. Bảng 2.21

Diễn biến vay vốn NHNN của NHNo&PTNT
Việt Nam các năm 2009-2014


108

Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến cán bộ quản
lý và cán bộ tín dụng về nguyên nhân và nhân
22. Bảng 2.22

tố chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng tín
dụng Hộ sản xuất

126

tại NHNo&PTNT Việt

Nam
Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến cán bộ quản lý
23. Bảng 2.23

và cán bộ tín dụng về nguyên nhân và nhân tố
khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

127

Hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Việt Nam
Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến Hộ sản xuất
24. Bảng 2.24

về nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại
NHNo&PTNT cơ sở


132


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Số biểu

Nội dung

Trang

1.

Biểu đồ 2.1

Tình hình hoạt động tín dụng các năm 2009 - 2014

53

2.

Biểu đồ 2.2

Sơ đồ quy trình cấp tín dụng đối với HSX

59

3.


Biểu đồ 2.3

4.

Biểu đồ 2.4

5.

Biểu đồ 2.5

6.

Biểu đồ 2.6

7.

Biểu đồ 2.7

8.

Biểu đồ 2.8

9.

Biểu đồ 2.9

Sơ đồ mô tả quy trình thực hiện chấm điểm đối với
khách hàng là tổ chức
Thị phần huy động vốn hết năm 2014
Tăng trưởng nguồn vốn huy động trên thị trường 1

của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014
Cơ cấu nguồn vốn NHNo&PTNT Việt Nam theo khu
vực đến hết năm 2014
Tỷ trọng dư nợ nông nghiệp – nông thôn và lĩnh vực
khác của NHNo&PTNT Việt Nam đến hết năm 2014
Thị phần tín dụng hết năm 2014
Diễn biến lãi suất cho vay vốn nội tệ đối với hộ sản
xuất gần đây nhất của NHNo&PTNT Việt Nam

60
68
69

70

75
101
107


TÓM TẮT LUẬN ÁN

Hộ sản xuất nói chung, hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp,
ngành nghề truyền thống, dịch vụ,...ở nông thôn nói riêng là đối tượng khách hàng
đông đảo, truyền thống và thế mạnh của NHNo&PTNT Việt Nam. Vì vậy, nâng cao
chất lượng cho vay hộ sản xuất sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tín
dụng của NHNo&PTNT Việt Nam.
Luận án cũng đã làm rõ quan niệm chất lượng tín dụng HSX của NHTM,
cũng như việc nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HSX là tất yếu khách quan đối
với NHTM, với chỉ tiêu cụ thể đánh giá chất lượng tín dụng cho vay HSX và có

nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài Ngân hàng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
đối với HSX.
Luận án cũng đã làm rõ thực trạng cho vay vốn, chất lượng tín dụng hộ sản
xuất của NHNo&PTNT Việt Nam, kết quả khảo sát của hai nội dung này tại một số
địa phương điển hình của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây
Nguyên, miền Đông Nam Bộ. Qua phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng
HSX của NHNo&PTNT Việt Nam đã cho thấy còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải tháo
gỡ theo hướng cần chuyển biến mạnh mẽ hơn trong việc tạo vốn để mở rộng quy mô
tín dụng, mở rộng đầu tư chiều sâu vào các mô hình có hiệu quả, mở rộng đối tượng
cho vay, đa dạng hoá phương thức cho vay. Đặc biệt luận án chỉ ra 4 nhóm nguyên
nhân hạn chế trong hoạt động tín dụng kinh tế hộ của NHNo&PTNT Việt Nam, bao
gồm các nguyên nhân khách quan; nguyên nhân về phía ngân hàng như: về tổ chức,
bộ máy, về cơ chế hoạt động tín dụng, những hạn chế về trình độ, đạo đức nghề
nghiệp cán bộ Ngân hàng. Bên cạnh đó là nguyên nhân hạn chế từ phía khách hàng
vay vốn và những nguyên nhân từ sự thiếu đồng bộ và kém hiệu quả của chính sách
đối với kinh tế HSX.
Để thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng HSX thì cùng lúc phải thực
hiện nhiều giải pháp. Từ tiếp tục mở rộng mạng lưới, tăng cường đào tạo và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện chính sách và quy trình thẩm định tín
dụng theo hướng chuyên môn hóa, hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin khách
hàng, chấp hành nghiêm túc quy chế tín dụng hiện hành, đổi mới mô hình kiểm
tra kiểm soát nội bộ, …


MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, cũng như hiện nay và chắc chắn trong nhiều năm tới,
hộ sản xuất vẫn là lực lượng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp, ngư
nghiệp, diêm nghiệp, ngành nghề truyền thống ở Việt Nam. Thực tế kinh tế hộ sản

xuất là nguồn chủ yếu cung cấp các mặt hàng gạo, cà phê, hạt điều, tiêu, nhiều mặt
hàng thủy sản khác,… cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Xác định rõ vai trò chiến lược của đối tượng khách hàng đông đảo này, các
NHTM ở Việt Nam cạnh tranh khá mạnh mẽ trong việc mở rộng tín dụng đối với
kinh tế hộ sản xuất, từ việc phát triển mạng lưới ở khu vực nông thôn, tập trung vào
khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy
sản,… Với xu hướng cạnh tranh đó, kinh tế hộ sản xuất đã được đáp ứng nhu cầu
vốn tín dụng Ngân hàng ngày càng tốt hơn, với lãi suất ngày càng hợp lý hơn và thủ
tục vay ngày càng phù hợp hơn. Trong thực tế, đối với hầu hết các NHTM, việc mở
rộng cho vay đối với kinh tế hộ sản suất cũng đảm bảo chất lượng cao hơn, tỷ lệ nợ
xấu thấp hơn nhiều đối tượng khách hàng khác.
Trong hệ thống NHTM ở nước ta hiện nay thì NHNo&PTNT Việt Nam có
mạng lưới lớn nhất, đặc biệt là ở khu vực nông thôn; có quy mô lớn nhất về tài sản,
có số lượng cán bộ và nhân viên đông nhất, đặc biệt là lực lượng cán bộ tín dụng am
hiểu địa bàn nông thôn và kinh tế hộ, có truyền thống gắn bó với hộ nông dân cũng
như các đối tượng hộ sản xuất khác.
Nằm trong xu hướng cạnh tranh chung cũng như thực hiện chiến lược khách
hàng, chiến lược kinh doanh của mình, trong những năm qua, NHNo&PTNT Việt Nam
không ngừng thực hiện nhiều giải pháp mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả đối với hộ
sản xuất. Thực tế quy mô cho vay bình quân một hộ sản xuất, quy trình và thủ tục tín
dụng đối với lực lượng khách hàng này ngày càng được nâng lên và hoàn thiện hơn,
phù hợp với thực tế hơn, tỷ lệ nợ xấu được kiềm chế. Trong 6 năm qua, tính từ năm


2009 đến năm 2014, bình quân dư nợ cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam
đạt trên 12%/năm, tỷ lệ nợ xấu thường xuyên không vượt quá 3%. (Nguồn:
NHNo&PTNT Việt Nam (2009-2014) [24]
Trong năm gần đây nhất, đó là tính đến hết năm 2014 dư nợ cho vay nền kinh
tế của NHNo&PTNT Việt Nam tăng 48.903 tỷ đồng với tốc độ tăng 8,8% so với
năm trước, nhưng dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng tới 13,4%, với số tuyệt đối tăng

thêm là 39.972 đồng. Trước đó, tính đến hết năm 2013, tốc độ tăng trưởng chung
của NHNo&PTNT Việt Nam là 10,44 %, nhưng dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất
tăng 21,54% so với 31/12/2012, cao gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng tín dụng dư
nợ cho vay nền kinh tế của chính Ngân hàng này. (Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam
(2009-2014) [24]
Mặc dù NHNo&PTNT Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tín dụng hộ sản
xuất thường xuyên cao như trên, với chất lượng tín dụng về cơ bản là an toàn, tuy
nhiên thực tiễn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề có tính cấp bách đối với NHTM này.
Môi trường cạnh tranh hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng hộ sản xuất nói
riêng ngày càng sôi động hơn, nhu cầu vốn của hộ sản xuất ngày càng lớn hơn, đối
tượng sử dụng vốn vay của hộ sản xuất ngày càng đa dạng hơn kèm theo đó là mức
độ rủi ro cũng lớn hơn, mức độ hội nhập của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực nông
nghiệp nói riêng cũng đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn hơn,
tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ sản xuất theo báo cáo là thấp nhưng thực tế còn tiềm ẩn nhiều
rủi ro bởi nợ đã cơ cấu lại hoặc được che dấu dưới nhiều hình thức khác nhau… Điều
đó đòi hỏi NHNo&PTNT Việt Nam cần có giải pháp phù hợp, tiếp tục giữ vai trò chủ
lực về hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ sản xuất, nhưng cũng cần tiếp tục nâng cao
chất lượng tín dụng trong phân đoạn đối tượng khách hàng này.
Bên cạnh đó, với những bài học kinh nghiệm về chất lượng tín dụng đối với
các chi nhánh hoạt động ở khu vực đô thị, khách hàng là doanh nghiệp trong lĩnh
vực phi sản xuất và lĩnh vực phi nông nghiệp, doanh nghiệp chế biến thủy hải sản,…
càng đặt ra chiến lược cho NHNo&PTNT Việt Nam về việc mở rộng và nâng cao


chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất trong thực hiện đề án tái cơ cấu chính Ngân
hàng này.
Vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp - nông thôn nói chung, cho phát
triển kinh tế hộ sản xuất nói riêng tiếp tục là vấn đề thời sự, là nền khách hàng bền
vững và chiến lược lâu dài của NHNo&PTNT Việt Nam. Do vậy, luận án chọn đề
tài: “Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Việt Nam” để nghiên cứu là xuất phát từ yêu cầu cấp bách đang đặt ra
trong thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Từ trước đến nay có một số đề tài và công trình
nghiên cứu về tín dụng đối với hộ sản xuất. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu
cụ thể, ở phạm vi rộng, có tính cập nhật trong giai đoạn hội nhập, thực hiện đề án tái
cơ cấu Tổ chức tín dụng về nâng cao chất lượng cho vay vốn hộ sản xuất của các
NHTM nói chung, của NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Nghiên cứu trong nước
2.1.1. Các công trình nghiên cứu về chất lượng tín dụng hộ sản xuất của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
2.1.1.1. Luận án tiến sỹ kinh tế, đề tài: “Tín dụng ngân hàng với quá trình
phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam" của NCS Lê Quốc Tuấn, bảo vệ tại Đại học
Kinh tế quốc dân năm 2000. Nội dung chủ yếu nghiên cứu về phát triển tín dụng đối
với hộ sản xuất. (Nguồn: Lê Quốc Tuấn, 2000) [47]:
- Thành công: đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học truyền
thống, hệ thống hóa và khái quát được nền tảng lý thuyết về tín dụng ngân hàng chủ
yếu dựa trên một số tài liệu dịch, một số cuốn giáo trình và tín dụng NHTM được
biên soạn trong thập niên 90. Đồng thời công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp
định tính, dựa trên cơ sở phân tích và mô tả số liệu thứ cấp là báo cáo của một số
NHTM về hoạt động tín dụng đối với phát triển kinh tế nông hộ; tập trung nghiên
cứu về hoạt động tín dụng nói chung đối với kinh tế nông hộ của hệ thống Ngân
hàng những năm đầu của thời kỳ đổi mới, thực hiện Chỉ thị 201/CT-TW của Ban bí


thư TW Đảng về phát triển kinh tế hộ sản xuất. Đề tài nghiên cứu đến hoạt động này
của tất cả các NHTM, trọng tậm là NHNo&PTNT Việt Nam.
- Hạn chế và khoảng trống nghiên cứu:
+ Về phương pháp nghiên cứu: luận án chưa sử dụng phương pháp định
lượng, phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo sát, chưa sử dụng nguồn số liệu
sơ cấp.

+ Về không gian: Nghiên cứu chung về vốn tín dụng ngân hàng đối với kinh
tế nông hộ. Không tập trung nghiên cứu về chất lượng tín dụng hộ sản xuất, không
chuyên sâu về chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Về thời gian: Thực trạng tập trung trong giai đoạn 1991-1998.; giai đoạn
thực hiện 2 Pháp lệnh Ngân hàng; dự báo và phương hướng giai đoạn 2000 2005. Trong khi đó, hộ sản xuất và hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất trong
giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta đã khác với 10 – 15 năm
trước rất nhiều.
2.1.1.2. Luận án tiến sỹ kinh tế, với đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng
cho vay hộ sản xuất tại các Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khu
vực đồng bằng Bắc Bộ”, của nghiên cứu sinh Trần Văn Dự, bảo vệ tại Học viện
Ngân hàng năm 2010. (Nguồn: Trần Văn Dự, 2010 ) [7]
- Thành công: Thông qua phương pháp khái quát, tổng hợp, phân tích và
so sánh, luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về chất lượng cho vay hộ
sản xuất của NHTM trong nền kinh tế thị trường; đồng thời bằng phương pháp
định lượng, thống kê và mô tả, luận án đã tập trung nghiên cứu hoạt động này
đối với các chi nhánh NHNo&PTNT vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Theo đó đề tài
luận án tập trung phân tích rõ thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất và ý
nghĩa của việc nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất đối với các chi nhánh
NHNo&PTNT khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và đối với phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt là kinh tế nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn: ruộng đất manh mún,
quy mô nhỏ và phân tán, có đông làng nghề truyền thống, đất chật, người đông.
Phần lớn là hộ phát triển kinh tế tổng hợp. Đề tài cũng nghiên cứu đề xuất giải


pháp và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại các chi
nhánh NHNo&PTNT khu vực đồng bằng Bắc Bộ, chủ yếu là thủ tục cho vay có
tài sản đảm bảo tiền vay, lãi suất và thời gian cho vay.
- Hạn chế và khoảng trống nghiên cứu:
+ Về phương pháp nghiên cứu: cũng tương tự như công trình nói trên, luận án
chưa sử dụng phương pháp định lượng, phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo

sát, chưa sử dụng nguồn số liệu sơ cấp.
+ Về không gian, đồng bằng Bắc bộ có tính đặc thù riêng, không có tính bao
quát về tính đa dạng của các vùng miền khác nhau trong hoạt động tín dụng đối với
kinh tế hộ sản xuất của toàn quốc và của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Về thời gian, đề tài luận án tập trung nghiên cứu thực trạng là giai đoạn
2001-2008, trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, không
có tính cập nhật trong giai đoạn gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có
tính đặc thù trong những năm gần đây, giai đoạn tái cơ cấu NHTM nói chung và tái
cơ cấu NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng.
2.1.1.3. Luận án tiên sỹ kinh tế: “Nghiên cứu giải pháp tín dụng của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà
phê”. (Nguồn:Nguyễn Ngọc Tuấn, 2013) [48]
- Thành công: Thông qua sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống,
tham khảo các cuốn giáo trình, bài báo khoa học,…được xuất bản trong các năm
2001-2007, luận án đã xây dựng được khung lý thuyết về hoạt động tín dụng nông
nghiệp – nông thôn của NHTM. Đồng thời, thông qua sử dụng phương pháp đinh
tính, mô tả và phân tích số liệu, so sánh giữa các năm và các đối tượng khách hàng,
Luận án đã làm rõ thực trạng hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại tỉnh Đăk Nông, thực tế cho thấy vốn tín
dụng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn vay, hiệu quả tài chính từ cho vay hộ sản
xuất cà phê không bằng cho vay các đối tượng khác. Từ việc phân tích toàn diện các
nhóm nhân tố ảnh hưởng, luận án đề xuất: (1) Nhà nước cần tập trung hỗ trợ cho
khu vực nông nghiệp, nông thôn, phát triển bền vững ngành cà phê, nâng cao chất


lượng dịch vụ công, bên cạnh đó, cần có chính sách nâng cao năng lực và khả năng
tham gia liên kết của hộ sản xuất cà phê; (2) Ngân hàng cần tăng trưởng mạnh vốn
huy động lãi suất thấp, điều chỉnh chính sách cho vay, đổi mới áp dụng phương
thức cho vay; đa dạng hình thức cho vay và nâng cao trình độ kế hoạch hóa.
- Hạn chế và khoảng trống nghiên cứu:

+ Về phương pháp nghiên cứu: cũng tương tự như 2 công trình luận án nói
trên, tác giả chưa sử dụng phương pháp định lượng, phương pháp chuyên gia,
phương pháp khảo sát, chưa sử dụng nguồn số liệu sơ cấp.
+ Về không gian: Luận án có phạm vi nghiên cứu khá hẹp đó là hộ sản xuất
cà phê và từ thực tiễn NHNo&PTNT tỉnh Đắk Nông, không có tính bao quát đại
diện cho hộ sản xuất nói chung trong quan hệ tín dụng của Ngân hàng này đối với
các loại cây trồng, vật nuôi và đối tượng đầu tư vốn khác của hộ sản xuất.
+ Về thời gian: Số liệu và thực trạng đến hết năm 2011, dự báo và tầm nhìn
đến năm 2015.
2.1.1.4. Bài báo khoa học:
- Bài viết: “Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm ở
Bạc Liêu”, của PGS.TS Lê Khương Ninh và Nguyên Thị Mai Anh, Tạp chí Ngân
hàng, số 17/2012. (Nguồn: Lê Khương Ninh và Cộng sự, 2012) [21]
+ Thành công: Thông qua sử dung phương pháp khảo sát, quan sát thực
tiễn, công trình nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét và đánh giá về một số khó
khăn trong tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng của hộ nuôi tôm ở một địa phương
đồng bằng sông Cửu Long, chỉ ra được những vướng mắc về chính sách tín
dụng, vướng mắc về thủ tục vay vốn và thực hiện quy trình cho vay.
+ Hạn chế và khoảng trống nghiên cứu: Nhóm tác giả chưa sử dụng
phương pháp điều tra độc lập, chưa sử dụng bảng hỏi để ghi nhận và có những
đánh giá khách quan. Hộ nuôi tôm là một bộ phận của hộ sản xuất và Bạc Liêu
cũng chỉ là một địa phương trong toàn quốc, không có tính bao quát cho hộ sản
xuất nói chung trong quan hệ tín dụng với Agribank, về mặt thời gian chỉ đến
năm 2011.


- Bài viết: “Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ gia đình sản xuất kinh
doanh vùng khó khăn: Diện mạo nông thôn thay đổi” của Nguyễn Duyên, Tạp chí
Ngân hàng số 24/2012. (Nguồn: Nguyễn Duyên, 2012) [6].
+ Thành công: Bài viết dựa trên phương pháp khái quát thực tiễn, dưới

góc độ quan sát của tác giả, trên cơ sở đó làm nổi bật vai trò tín dụng của
Agribank đối với các hộ gia đình hoạt động kinh doanh dịch vụ của vùng khó
khăn.
+ Hạn chế và khoảng trống nghiên cứu: chưa sử dụng các phương pháp
nghiên cứu mới, hiện đại: khảo sát, điều tra, mô hình toán, chưa làm rõ những
khó khăn, vướng mắc của chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất nói chung ở tất
cả các vùng có các điều kiện khác nhau.
- Bài viết: “Một số suy nghĩ góp phần mở rộng tín dụng hộ sản xuất” của
PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng, Tạp chí Ngân hàng, số 9/2014. (Nguồn: Nguyễn
Đắc Hưng, 2014) [16].
+ Thành công: bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền
thống: diễn giải, quy nạp và so sánh; định tính và nhận định kinh nghiệm của cá
nhân tác giả, trên cơ sở đó đã làm rõ được những vấn đề lý luận cơ bản và thực
tiễn, tập trung là thực hiện các chính sách của Nhà nước về mở rộng tín dụng gắn
liền với nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHTM nói chung.
+ Hạn chế và khoảng trống nghiên cứu: cũng giống như 2 công trình
nghiên cứu nói trên, tác giả chưa sử dụng các phương pháp nghiên cứu mới, hiện
đại: khảo sát, điều tra, mô hình toán và không đi sâu vào chất lượng tín dụng hộ
sản xuất của Agribank.
Công trình nghiên cứu cũng chưa dự báo được xu hướng phát triển kinh tế
hộ sản xuất và đề xuất các giải pháp khả thi về tín dụng Ngân hàng đối với hộ
sản xuất trong giai đoạn đến năm 2020.


2.1.2. Về chính sách tín dụng và chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT
Việt Nam
- Luận án tiến sỹ: “Giải pháp tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” của nghiên cức sinh Hồ
Phúc Nguyên, bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân năm 1999. Đề tài tập trung
nghiên cứu về tín dụng ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng

bằng sông Cửu Long thời kỳ đầu đổi mới. (Nguồn: Hồ Phúc Nguyên, 1999) [20].
- Luận án tiến sĩ của tác giả Đặng Văn Quang về “Hoàn thiện hệ thống tín
dụng nông thôn đáp ứng nhu cầu vốn phát triển nông nghiệp các tỉnh miền núi Tây
Nguyên”, bảo vệ tại Học viện Ngân hàng năm 1999. Đề tài tập trung nghiên cứu mở
rộng và hoàn thiện các mô hình tổ chức tín dụng, chủ yếu là các NHTM để đảm bảo
tiện ích cho người vay vốn phát triển nông nghiệp vùng Tây Nguyên. (Nguồn: Đặng
Văn Quang, 1999) [61].
- Đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Tằm về “Giải pháp tín dụng ngân
hàng nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Tây Nguyên”, bảo vệ tại Học viện Ngân hàng
năm 2006. Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với phát triển
kinh tế trang trại Tây Nguyên; thực trạng và giải pháp tín dụng nhằm phát triển kinh tế
trang trại ở Tây Nguyên. (Nguồn: Nguyễn Thị Tằm, 2006) [46].
- Luận án Tiến sỹ, với đề tài: “Chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Việt
Nam đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn khu vực Tây Nguyên”, của
nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Hùng, bảo vệ tại Học viện Ngân hàng năm 2009. Đề
tài tập trung nghiên cứu Chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam tại 05
tỉnh Tây Nguyên là: Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắk Lăk, Gia Lai và Kon Tum. Trong
đó, tập trung chủ yếu là hoạt động huy động vốn và cho vay giai đoạn 2002-2007.
(Nguồn: Nguyễn Mạnh Hùng, 2009) [17].
- Đề tài Luận án tiến sỹ: “Chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của nghiên cứu
sinh Phạm Minh Tú, bảo vệ tại Đại học Kinh tế Quốc dân, tháng 12 - 2009. Đề tài


nghiên cứu về chiến lược phát triển của một NHTM, đó chính là NHNo&PTNT Việt
Nam. (Nguồn: Phạm Minh Tú, 2009) [52]:
- Luận án tiến sỹ, với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” của Nghiên cứu sinh Nguyễn Tuấn Anh, công
tác tại NHNo&PTNT Việt Nam, bảo vệ tại Hội đồng đánh giá Luận án cấp Trường, tại
Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2011. (Nguồn: Nguyễn Tuấn Anh, 2011) [1].

Công trình tập trung nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng nói chung và đánh
giá quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp,
kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
NHNo&PTNT Việt Nam. Số liệu tập trung là giai đoạn 2005-2010. Một số bảng số
liệu và nguồn tài liệu lấy rộng hơn cả một số năm trước đó để so sánh, nghiên cứu
làm rõ xu hướng diễn biến của thực trạng. Do đó, đề tài không có tính cập nhật thực
trạng đến giai đoạn hiện nay, trực tiếp là các năm 2011-2014.
- Bài viết ”Những thành công trong quản lý chất lượng tín dụng của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hùng
Tiến, đăng trên Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 11(404) tháng 6/2014.
(Nguồn: Nguyễn Hùng Tiến, 2014) [51].
+ Thành công: với những số liệu, tư liệu, phân tích và đánh giá, tác giả đã
làm nổi bật những thành công trong quản lý chất lượng tín dụng của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đến hết năm 2013 trên các góc độ
khác nhau.
+ Hạn chế và khoảng trống nghiên cứu: tác giả chưa làm rõ những khó
khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Bài viết “Ngành Ngân hàng và “chất lượng” tín dụng” Tạp chí tài chính, ngày
03/12/2013 của tác giả Hà Minh Lục. (Nguồn: Hà Minh Lục, 2014) [19].
+ Thành công Công trình đã cho thấy rõ chất lượng tín dụng của NHTM
Việt Nam thông qua tỷ lệ nợ xấu diễn biến không ổn định. Ví dụ như trong báo cáo
của NHNN, đến ngày 20/1/2013 ước tăng 7,21% so với tháng 12/2012 (cùng kỳ


tăng 3,5%), nhưng thực tế đến ngày 25/11 đã tăng lên 7,54% và đã phân tích đánh
giá rõ nguyên nhân của tình trạng không ổn định đó.
+ Hạn chế và khoảng trống nghiên cứu: chưa đề xuất giải pháp khả thi giải
quyết nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM Việt Nam.
2.2. Về chất lượng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng
thương mại khác của Việt Nam

Có khá nhiều bài báo khoa học, luận án tiến sỹ nghiên cứu về chất lượng tín
dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM khác của Việt Nam, như: Vietinbank,
Vietcombank, BIDV,…Song gần đây nhất có 2 công trình luận án tiến sỹ sau đây:
2.2.1. Luận án: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam” của NCS Nguyễn Đức Tú, bảo vệ tháng 11/2012 tại Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. (Nguồn: Nguyễn Đức Tú, 2012) [53].
+ Thành công: luận án đã đề xuất khái niệm mới về rủi ro tín dụng, khác
biệt với quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế và nhà quản lý thực tiễn ở Việt
Nam, trong đó nhấn mạnh là khả năng xảy ra sự khác biệt không mong muốn giữa
thu nhập thực tế và thu nhập kỳ vọng đúng hạn, nhận được đầy đủ gốc và lãi. Rủi ro
tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị
trường của vốn. Khái niệm này là cơ sở lý luận quan trọng để xác định nội dung cụ
thể của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng.
Kết quả phân tích toàn bộ số liệu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam từ năm 2008 đến năm 2011 cho thấy công tác quản lý rủi ro tín dụng còn
những mặt chưa được như: chiến lược quản lý rủi ro tín dụng chưa toàn diện, mô
hình quản lý rủi ro tín dụng không phù hợp, quy trình cấp tín dụng còn bất cập, hệ
thống đo lường rủi ro tín dụng thiếu đồng bộ, xuất hiện tình trạng tập trung tín dụng
vào một số ngành hàng, nhóm khách hàng, ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống
theo dõi cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. Tình trạng trên dẫn tới việc Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam dễ dàng gặp rủi ro về tín dụng.
Kết quả đó cho phép nhận diện các nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong hoạt
động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, trong đó nguyên nhân hàng đầu là: chưa


có định hướng, chiến lược cụ thể cho quản lý rủi ro của Ngân hàng, Ngân hàng chưa
chú trọng phát triển các thước đo lượng hoá rủi ro và quy trình theo dõi tín dụng,
nhân sự của bộ phận quản lý rủi ro còn hạn chế, giao mức ủy quyền phán quyết tín
dụng cho chi nhánh cao, hoạt động kiểm tra, giám sát chưa được chú trọng đúng mức.
Đây là căn cứ quan trọng để xác định thứ tự ưu tiên thực hiện từng giải pháp.

+ Hạn chế và khoảng trống nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính, số liệu thứ cấp, thực trạng tập trung trong giai đoạn 2008 –
2011 và giải pháp đến năm 2015.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có nhiều đặc điểm khác
NHNo&PTNT Việt Nam. Luận án không nghiên cứu về chất lượng tín dụng đối với
một khách hàng cụ thể là hộ sản xuất, hay hộ gia đình, cá nhân.
2.2.2. Luận án: “Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại
các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, của NCS Dương Ngọc Hào, bảo vệ tại
Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, tháng 8/2015. (Nguồn: Dương Ngọc Hào,
2015) [14].
+ Thành công: Thứ nhất, luận án xây dựng được nền tảng cơ sở lý luận về
tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam, từ đó:
Luận án cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng phải được bắt đầu từ khâu thẩm
định khách hàng cho đến khi kết thúc việc thu hồi nợ của khách hàng vay. Luận án
đã khẳng định tính cấp thiết trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đó là "các khoản
nợ tại các NHTM Việt Nam tất yếu và nhanh chóng phải được đo lường, phân loại,
lượng hóa các rủi ro theo thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập trong
quản trị ngân hàng". Thứ hai, trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của
các NHTM Việt Nam, luận án phân tích những hạn chế trong quản trị rủi ro tín
dụng, tìm ra các nguyên nhân để từ đó kiến nghị các giải pháp có hiệu quả và khả
thi nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam
trong thời gian tới. Thứ ba, Luận án đề xuất cần khẩn trương và thận trọng trong
chiến lược hợp nhất, sáp nhập các TCTD để nâng cao năng lực tài chính, năng lực
quản trị trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước.


×