Tải bản đầy đủ (.pdf) (226 trang)

(LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ) GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 226 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
––––––––––––––  –––––––––––––––

NGUYỄN VĂN TUẤN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
––––––––––––––  –––––––––––––––

NGUYỄN VĂN TUẤN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 62.34.02.01
Ngƣời hƣớng Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Quang Đào
a học: PGS., TS. HÀ QUANG ĐÀO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Nguyễn Văn Tuấn
Sinh ngày: 01/04/1983
Nơi sinh: Quảng Trị
Hiện đang công tác tại: Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu
Nghiên cứu sinh khóa 17 – 2012 của Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. HCM
Cam đoan đề tài:
“Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng
tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”
là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và làm việc với tinh
thần nghiêm túc của tôi.
Số liệu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 12 năm 2015
TÁC GIẢ

NGUYỄN VĂN TUẤN



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận án, tôi đã đƣợc sự giúp đỡ,
hƣớng dẫn tận tình của PGS,TS. Hà Quang Đào; Qúy thầy cô giáo, các nhà khoa
học; các anh chị phòng Đào Tạo Sau Đại học thuộc Trƣờng Đại học Ngân Hàng TP.
HCM đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận
án tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ,
nhân viên NHNo&PTNT Việt Nam, đặc biệt là phòng Kế Hoạch Tổng Hợp trong
việc cung cấp số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này.
Qúa trình học tập, nghiên cứu mặc dù đã hết sức cố gắng và mong muốn
giải quyết một cách triệt để các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, song do
năng lực và kiến thức còn hạn chế, mặt khác chất lƣợng tín dụng là mãng đề tài khá
phức tạp và sâu rộng nên kết quả nghiên cứu của luận án không thể tránh khỏi
những thiếu sót, khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của
các nhà khoa hoc, nhà chuyên môn để đề tài nghiên cứu của tôi thêm đƣợc hoàn
thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và tập thể quý anh chị
đồng nghiệp tại NHNo&PTNT Việt Nam cùng gia đình đã giúp đỡ chia sẽ cùng tôi
những khó khăn, tạo điều kiện cho tôi tôi hoàn thành luận án tốt nghiệp của mình!
TP. HCM, ngày 09 tháng 12 năm 2015
TÁC GIẢ

Nguyễn Văn Tuấn


i

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 1

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 2
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. viii
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................ 1
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .......................... 1
1.1.1. Khái niệm tín dụng của NHTM ................................................................ 1
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ......................................................................... 2
1.1.2. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của NHTM ... 2
1.2. CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............. 4
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng của NHTM .............................................. 4
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM ................... 8
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại NHTM.............................. 8
1.2.4. Nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại ................... 18
1.2.5. Các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương
mại ......................................................................................................... 31
1.3. KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NƢỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC CHO
CÁC NHTM VIỆT NAM...................................................................... 39
1.3.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương
mại nước ngoài [22] .............................................................................. 39
1.3.2. Bài học rút ra trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với
Ngân hàng thương mại Việt Nam .......................................................... 45
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................... 47
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ..... 48



ii

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM ................................................................... 48
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam .............................................................. 48
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam ...................................................................... 50
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM .................... 55
2.2.1. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam theo các chỉ tiêu đánh giá ............................ 55
2.2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chất lượng
tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam ........................................................................................................ 69
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM ...................................................................................................... 90
2.3.1. Những kết quả đạt được ......................................................................... 90
2.3.2. Những hạn chế ....................................................................................... 96
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................ 100
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM .................................................................................................. 108
3.1.
MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG, CHIẾN LƢỢC HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM ................................................................. 108
3.1.1. Mục tiêu hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam đến năm 2020 ............................................. 108

3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2020 .................... 109


iii

3.1.3. Chiến lược tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam hướng vào đối tượng chủ lực là nông nghiệp – nông
thôn và hộ nông dân ............................................................................ 110
3.2.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM .................................................................................................... 111

3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách tín dụng và nâng cao chất
lượng công tác thu thập, xử lý thông tin trong quản lý chất lượng tín
dụng ..................................................................................................... 111
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao tính cân đối trong công tác huy động và sử
dụng nguồn vốn, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ......................... 122
3.2.3. Nhóm giải pháp Phát triển hệ thống công nghệ thông tin tín dụng,
hiện đại hoá hệ thống công nghệ ngân hàng và nâng cao công tác tổ
chức ..................................................................................................... 125
3.2.4. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống công cụ bảo đảm chất lượng
tín dụng ................................................................................................ 129
3.2.5. Nhóm giải pháp đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ tín dụng, sử dụng
hiệu quả các công cụ bảo hiểm tín dụng và thực hiện đồng bộ các
giải pháp khác ..................................................................................... 135
3.3.


MỘT SỐ KIẾN NGHỊ......................................................................... 142

3.3.1. Đối với Chính phủ ............................................................................... 142
3.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước ............................................................... 144
3.3.3. Kiến nghị đối với các Tỉnh, Thành phố ............................................... 146
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................ 148
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ ........................ i
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................ii
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................ vi


iv

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Agribank
ABS

Chữ tiếng tiếng Anh đầy đủ – Nghĩa tiếng Việt
Vietnam bank for Agriculture and Rural Development –
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Asset Backet Securities (ABS) – Chứng khoán có đảm bảo
bằng tài sản

ATM

Automated teller Machine – Máy rút tiền tự động


BIDV

Stock Commercial Bank for Investment and Development
– Ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tƣ và phát triển

CBTD

Cán bộ tín dụng

CIC

Credit information center – Trung tâm thông tin tín dụng

CSTD

Chính sách tín dụng

CLNS

Chất lƣợng nhân sự

CTTC

Công tác tổ chức

CLTD

Chất lƣợng tín dụng


DNNN

Doanh nghiệp Nhà nƣớc

DPRR

Dự phòng rủi ro

FED

Federal Reserve System (FED) - Cục dự trữ liên bang Mỹ

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐV

Huy động vốn

NCS

Nghiên cứu sinh

NHNg

Ngân hàng nƣớc ngoài

NHNN


Ngân hàng Nhà nƣớc

NHNo & PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NNNT

Nông nghiệp nông thôn


v

NLQT

Năng lực quản trị

KTKS

Kiểm tra, kiểm soát

ROA

Return on Asset – Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE


Return on Equity – Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

RRTD

Rủi ro tín dụng

S&P

Standard & Poor's (S&P) – Cơ quan xếp hạng tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TBCN

Thiết bị công nghệ

TTTD

Thông tin tín dụng

USD

U.S. Dollar – Đô la Mỹ


Vietnam Asset Management Company Viet Nam Asset
VAMC

Management Company – Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt
Nam

VNĐ

Đồng Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng

Vietcombank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng

QTQC

Quy trình, quy chế


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Agribank năm 2010 – 2014 ........................... 55

Bảng 2.2: Trích lập và xử lý dự phòng rủi ro của NHNo&PTNT Việt Nam ....... 63
Bảng 2.3: Hệ số CAR của các NHTM nhà nƣớc Việt Nam năm 2010 – 2014 .... 64
Bảng 2.4: Lợi nhuận sau thuế của các NHTM Việt Nam năm 2010 – 2014 ........ 65
Bảng 2.5: Hệ số ROE của các NHTM Việt Nam năm 2010 – 2014..................... 67
Bảng 2.6: Hệ số ROA của các NHTM Việt Nam năm 2010 – 2014 .................... 68
Bảng 2.7: Tổng hợp độ tin cậy thang đo sơ bộ ..................................................... 74
Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố trong khảo sát sơ bộ .................... 74
Bảng 2.9: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các thang đo chính thức .... 76
Bảng 2.10: Kết quả kiểm định KMO (biến độc lập) ............................................. 76
Bảng 2.11: Kết quả kiểm định KMO (biến phụ thuộc) ......................................... 77
Bảng 2.12: Kết quả phân tích tƣơng quan .............................................................. 87
Bảng 2.13: Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy ................................................... 88
Bảng 3.1: Chính sách khách hàng dựa trên xếp hạng tín dụng tại NHNo&PTNT
Việt Nam ............................................................................................................. 130


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Các loại rủi ro của ngân hàng thƣơng mại .............................................. 4
Hình 2.1: Tổng thể bộ máy quản lý điều hành NHNo&PTNT Việt Nam ............ 49
Hình 2.2: Các bƣớc nghiên cứu ............................................................................ 69
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 72


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tăng trƣởng nguồn vốn giai đoạn 2010 – 2014 ............................... 50

Biểu đồ 2.2: Thị phần huy động vốn các NHTM Việt Nam cuối năm 2014 ........ 51
Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán biên mậu ......................................................... 52
Biểu đồ 2.4: Số lƣợng thẻ Agribank (lũy kế) giai đoạn 2010 - 2014 .................... 53
Biểu đồ 2.5: Số lƣợng máy ATM/POS của Agribank giai đoạn 2010 - 2014 ...... 53
Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay giai đoạn 2010 - 2014 ............... 56
Biểu đồ 2.7: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay đối với lĩnh vực NNNT giai đoạn
2010 - 2014 ........................................................................................................... 57
Biểu đồ 2.8: Nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam so với toàn ngành ngân hàng
giai đoạn 2010 - 2014 ............................................................................................ 59
Biểu đồ 2.9: Điểm đánh giá trung bình về chính sách tín dụng của ngân hàng........ 78
Biểu đồ 2.10: Điểm đánh giá trung bình đối với quy trình, quy chế tín dụng của ngân
hàng ....................................................................................................................... 78
Biểu đồ 2.11: Điểm đánh giá trung bình đối với công tác tổ chức của ngân hàng ... 79
Biểu đồ 2.12: Điểm đánh giá trung bình đối với chất lƣợng nhân sự của ngân hàng
............................................................................................................................... 80
Biểu đồ 2.13: Điểm đánh giá trung bình đối với năng lực quản trị của ngân hàng .. 81
Biểu đồ 2.14: Điểm đánh giá trung bình đối với trang thiết bị công nghệ của ngân
hàng ....................................................................................................................... 82
Biểu đồ 2.15: Điểm đánh giá trung bình đối với thông tin tín dụng của ngân hàng . 83
Biểu đồ 2.16: Điểm đánh giá trung bình đối với hoạt động kiểm tra, kiểm soát của
Ngân hàng .............................................................................................................. 84


ix

Biểu đồ 2.17: Điểm đánh giá trung bình đối với hoạt động huy động vốn của Ngân
hàng ....................................................................................................................... 84
Biểu đồ 2.18: Điểm đánh giá trung bình đối với chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng
............................................................................................................................... 85
Biểu đồ 2.19: Điểm đánh giá trung bình đối với các yếu tố ảnh hƣởng tới CLTD . 86

Biểu đồ 2.20: Tần số của phần dƣ chuẩn hóa ....................................................... 89


x

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tín dụng là hoạt động chủ yếu và là mối quan tâm hàng đầu trong hoạt
động kinh doanh của các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói
riêng. Trong điều kiện cụ thể ở nƣớc ta hiện nay cũng nhƣ trong thời gian tới,
nguồn vốn tín dụng NHTM rất quan trọng, đóng vai trò chủ lực của các doanh
nghiệp, hộ gia đình và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, việc nâng cao CLTD, hiệu
quả quản lý nhằm giảm thiểu RRTD có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh
doanh của một ngân hàng, đến an toàn của hệ thống NHTM và thậm chí đối với
cả nền kinh tế.
Trong thời gian qua, NHNN Việt Nam và các TCTD đều hết sức quan
tâm đến chất lƣợng tín dụng, điều này đƣợc thể hiện rõ qua việc hoàn thiện các
quy định pháp lý về phòng ngừa và xử lý RRTD, thƣờng xuyên ban hành các văn
bản chỉ đạo nghiệp vụ về nâng cao CLTD, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt
động thanh tra, giám sát của NHNN, chấn chỉnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát
nội bộ của các tổ chức tín dụng. Nhờ đó mà tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong chừng
mực nhất định đã đƣợc kiềm chế sự gia tăng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng vẫn
đang đối mặt với nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu cao và vẫn còn tiềm ẩn nhiều khoản nợ
xấu chƣa đƣợc hạch toán và báo cáo đúng thực chất. Việc tiếp tục nâng cao
CLTD là định hƣớng có tính cấp bách đối với các NHTM Việt Nam hiện nay.
Trong tình trạng chung đó, việc nân cao CLTD của NHNo&PTNT Việt
Nam tuy đã đƣợc tăng cƣờng bằng nhiều biện pháp khác nhau nhƣ: rà soát các
quy định nội bộ, chấn chỉnh công tác cán bộ, cơ cấu lại mạng lƣới ở đô thị, nâng

cao trách nhiệm và hiệu quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ, điều chỉnh cơ cấu tín
dụng, tập trung xử lý nợ xấu, bán nợ xấu cho VAMC,...Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu
vẫn là vấn đề đáng lo ngại (đến hết năm 2014) lên tới trên 4,55%. Mặc dù vậy tỷ
lệ này vẫn chƣa phản ảnh đúng thực trạng CLTD, hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao,


xi

chƣa chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng… Bên cạnh đó đối tƣợng khách hàng
chủ yếu của NHNo&PTNT Việt Nam là các hộ sản xuất, doanh nghiệp trong lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn nên chịu áp lực bởi các nguyên nhân bất khả kháng
nhƣ thiên tai, dịch bệnh, thị trƣờng tiêu thụ,…qua đó tác động trực tiếp đến
CLTD ngân hàng.
Những tiềm ẩn RRTD không phải là nhỏ và đứng trƣớc yêu cầu hội nhập
quốc tế đòi hỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cần
phải có những giải pháp phù hợp hơn nữa để nâng cao CLTD và quản lý CLTD
trong thời gian tới. Vì lý do đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Giải pháp nâng cao
chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến “Nâng cao
chất lƣợng tín dụng”. Song, theo sự hiểu biết của tác giả, hiện nay có một số công
trình nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài tiêu biểu có liên quan đến đề tài nhƣ
sau:
– Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nâng cao chất lƣợng tín dụng tại NHTM
cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam trong quá trình hội nhập [9]. Tác giả đã tập trung
nghiên cứu một cách toàn diện về CLTD của NHTM, từ đó phân tích cụ thể cho
NHTM cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam. Song, luận án chỉ dừng lại ở việc phân
tích thực trạng dựa trên số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ báo cáo của NHTM cổ

phần Ngoại thƣơng Việt Nam.
– Nguyễn Hữu Đƣơng (2002), Giải pháp phát triển hệ thống thông tin tín
dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay [8]. Nghiên cứu đƣa ra
phƣơng pháp xếp loại tín dụng doanh nghiệp để áp dụng trong thực tiễn tại trung
tâm thông tin tín dụng. Đề tài đã đánh giá mặt tích cực của việc phát triển hệ
thống thông tin tín dụng qua đó đƣa ra một phƣơng pháp đánh giá, xếp loại doanh
nghiệp tƣơng đối chi tiết, đánh giá tƣơng đối kỹ về mặt tài chính doanh nghiệp,


xii

đồng thời đƣa ra một thang tính điểm hợp lý và xếp doanh nghiệp thành 9 loại.
Đây là lần đầu tiên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đƣa ra việc cho điểm và
xếp loại doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số mặt hạn chế trong việc lựa
chọn các chỉ tiêu để phân tích cũng nhƣ phƣơng pháp phân tích thiên về tình hình
tài chính của doanh nghiệp. Việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp chƣa thật khách
quan, không đánh giá đƣợc thực chất trên tất cả mọi mặt.
– Nguyễn Hữu Huấn (2005), Giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động
kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam [10].
Đề tài đã đi sâu nghiên cứu và làm rõ các quan điểm về chất lƣợng của hoạt động
kinh doanh ngân hàng trên ba phƣơng diện là khách hàng– ngân hàng thƣơng mại
và nền kinh tế xã hội trên cơ sở phân tích về thực trạng hoạt động từ đó đề xuât
các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh của ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam [3, 5, 24].
– Wang Junbo; Wu Chunchi (2015), Thanh khoản, chất lƣợng tín dụng và
các mối quan hệ giữa biến động giá và hoạt động giao dịch: Bằng chứng từ các thị
trƣờng trái phiếu doanh nghiệp [32]. Nghiên cứu về vai trò của tính thanh khoản
và rủi ro tín dụng trong việc xác định mối quan hệ giữa biến động giá của một trái
phiếu và tần số giao dịch và quy mô thƣơng mại dựa trên một tập dữ liệu giao
dịch lớn từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 10 năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho

thấy một mối quan hệ tích cực giữa biến động giá và tần số giao dịch và một mối
quan hệ tiêu cực giữa biến động giá và quy mô doanh nghiệp, Nghiên cứu cũng
chỉ ra khi Ngân hàng có tính thanh khoản kém thì sẽ tỷ lệ thuận với rủi ro cao.
Hơn nữa, cả hai chỉ tiêu thanh khoản và rủi ro tín dụng trở nên quan trọng hơn
trong thời điểm biến động của thị trƣờng trái phiếu của doanh nghiệp.
– Zhu Xiaoqian; Fei Wang; Haiyan Wang; Changzhi Liang; Run Tang;
Xiaolei Sun; Jianping Li (2014), Phƣơng pháp TOPSIS để đánh giá chất lƣợng tín
dụng: Một trƣờng hợp thị trƣờng máy điều hòa không khí ở Trung Quốc [31].
Chất lƣợng tín dụng là một khái niệm mới đƣợc sử dụng ở Trung Quốc và theo


xiii

nhƣ sự hiểu biết của nhóm nghiên cứu thì chƣa có một hệ thống chỉ tiêu chất
lƣợng tín dụng đƣợc chấp nhận rộng rãi và không có phƣơng pháp định lƣợng
đƣợc sử dụng trong đánh giá chất lƣợng tín dụng cho đến nay. Để có những
nghiên cứu đánh giá chất lƣợng tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất máy điều
hòa không khí tại thị trƣờng Trung Quốc và sử dụng TOPSIS (kỹ thuật cho sở
thích tƣơng ứng với giải pháp lý tƣởng) phƣơng pháp để đánh giá chất lƣợng tín
dụng của doanh nghiệp.
Dựa trên dữ liệu của 8 doanh nghiệp sản xuất máy điều hòa không khí,
trong đó có 6 doanh nghiệp Trung Quốc và 2 doanh nghiệp Nhật Bản, thí nghiệm
với hệ thống chỉ tiêu khác nhau đƣợc sử dụng để xác định hệ thống chỉ tiêu ban
đầu đƣợc thành lập để đánh giá chất lƣợng tín dụng của 8 doanh nghiệp. Kết quả
cho thấy hệ thống chỉ tiêu chất lƣợng tín dụng đƣợc đề xuất là đáng tin cậy và
TOPSIS là thích hợp cho việc đánh giá chất lƣợng tín dụng.
Trên cơ sở tiếp cận và thừa kế các công trình nghiên cứu của các tác giả
trong nƣớc và nƣớc ngoài trƣớc đây, tác giả nhận thấy ở Việt Nam chƣa có một
công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập một cách có hệ thống lý luận về
CLTD và hệ thống một số nhóm chỉ tiêu đánh giá CLTD cũng nhƣ việc ứng dụng

mô hình định lƣợng trong phân tích các nhân tố tác động CLTD của
NHNNo&PTNT Việt Nam đang thiếu hẳn tại Việt Nam và đây cũng là hƣớng
nghiên cứu tiếp theo của tác giả.

3. Mục tiêu nghiên cứu
– Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, chất lƣợng
tín dụng, các nhân tố tác động tới chất lƣợng tín dụng.
– Đánh giá thực trạng CLTD tại NHNo&PTNT Việt Nam;
– Lựa chọn mô hình để phân tích các nhân tố tác động đến CLTD;
– Đƣa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao CLTD tại
NHNo&PTNT Việt Nam.


xiv

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
– Đối tượng nghiên cứu: Chất lƣợng tín dụng tại NHNo&PTNT Việt
Nam; Hoạt động tín dụng đƣợc nghiên cứu trong luận án đó là hoạt động cho vay;
Chất lƣợng tín dụng mà luận án nghiên cứu đó là chất lƣợng cho vay của NHTM.
– Phạm vi không gian nghiên cứu: NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.
– Phạm vi thời gian nghiên cứu:
Dữ liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2010 – 2014
Dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông tin đánh giá của cán bộ tín dụng về các
nhân tố tác động đến CLTD của NHNo&PTNT Việt Nam trong năm 2015.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập dữ liệu
Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng cả
dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

Dữ liệu thứ cấp: Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu về nâng
cao CLTD tại NHNo&PTNT Việt Nam dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu,
sách, tạp chí, bài báo, trang web, số liệu cơ quan thống kê, các công trình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài, các báo cáo tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam
giai đoạn 2010 –2014.
Dữ liệu sơ cấp: Để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng tới CLTD của ngân
hàng nhƣ thế nào? Tác giả đã phỏng vấn 20 chuyên gia thuộc NHNo&PTNT trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh, sau đó tổng hợp các ý kiến chuyên gia về đánh giá
nhân tố tác động đến CLTD của ngân hàng. Từ đó hình thành bảng hỏi và tiến
hành khảo sát thử với số lƣợng mẫu là 94 và tác giả kiểm định độ tin cậy của dữ
liệu. Sau khi có kết quả kiểm định độ tin cậy, tác giả tiến hành thu thập ý kiến
đánh giá của 458 cán bộ tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn cả


xv

nƣớc, tuy nhiên tập trung nghiên cứu tại các thành phố lớn nhƣ TP. Hồ Chí Minh
(230 cán bộ tín dụng); Hà Nội (178 cán bộ tín dụng); Đà Nẵng (50 cán bộ tín
dụng), nơi tập trung số lƣợng dân số đông đúc và nhiều doanh nghiệp, nên có nhu
cầu vay vốn ngân hàng lớn. Nội dung khảo sát nhằm biết đƣợc mức điểm đánh
giá của các cán bộ tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam về thực trạng hiện nay
của từng nhân tố tác động đến CLTD của NHNo&PTNT Việt Nam bao gồm:
Chính sách tín dụng; Quy trình, quy chế tín dụng; Công tác tổ chức; Chất lƣợng
nhân sự; Năng lực quản trị; Trang thiết bị công nghệ; Thông tin tín dụng; Kiểm
tra và kiểm soát nội bộ; Huy động vốn. Đồng thời qua kết quả khảo sát sẽ có thể
tiến hành phân tích số liệu bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS16 để đƣa ra
kết luận về thực trạng, mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến CLTD của
NHNo&PTNT Việt Nam. Từ 500 phiếu phát ra, số phiếu thu về hợp lệ là 458
phiếu, kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp bằng phần mềm Excel trƣớc khi đƣa vào
phần mềm SPSS16 để phân tích.

Để tiến hành khảo sát cán bộ tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam, tác
giả tiến hành xây dựng thang đo, sử dụng thang đo Likert: Là một dạng đặc biệt
của thang đo thứ bậc vì nó cho biết đƣợc khoảng cách giữa các thứ bậc. Thông
thƣờng thang đo khoảng có dạng là một dãy các chữ số liên tục và đều đặn từ 1
đến 5, từ 1 đến 7 hay từ 1 đến 10. Dãy số này có 2 cực ở 2 đầu thể hiện 2 trạng
thái đối nghịch nhau. Ví dụ: (1) hoàn toàn không đồng ý, (2) không đồng ý, (3)
bình thƣờng, (4) đồng ý, (5) hoàn toàn đồng ý. Thuộc nhóm thang đo theo tỷ lệ
phân cấp, đƣợc biểu hiện bằng các con số để phân cấp theo mức độ tăng dần hay
giảm dần từ “không đồng ý” đến “đồng ý” hay ngƣợc lại. Từ đây sẽ đánh giá
đƣợc mức độ đồng ý của cán bộ về các câu hỏi mà tác giả đã đƣa ra khảo sát.
 Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu
– Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp
Trong quá trình nghiên cứu, các thông tin báo cáo về tình hình chất lƣợng
tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam đƣợc tác giả thu thập dƣới dạng các báo


xvi

cáo tổng hợp đƣợc NHNo&PTNT Việt Nam, NHTM công bố. Trong đó có các
nội dung về thu nhập, chi phí, lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu, mức dự phòng rủi ro…Các
số liệu trên đƣợc tác giả chọn lọc, xử lý và đƣa vào nghiên cứu này dƣới dạng các
bảng biểu, hình. Nội dung phân tích các số liệu này bao gồm phân tích so sánh giá
trị giữa các giai đoạn, ở đây là theo từng năm.
– Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp
Phƣơng pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận; Phƣơng pháp hệ số tin
cậy Cronbach’s Alpha; Phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory
Factor Analysis); Phân tích phƣơng sai ANOVA; Phƣơng pháp phân tích hồi quy.

6. Những đóng góp của luận án
 Về mặt học thuật, lý luận:

Thứ nhất: Trên cơ sở lý luận về tín dụng của NHTM, tác giả đƣa ra quan
điểm CLTD dựa trên quan điểm của (i) Khách hàng vay vốn; (ii) Khách hàng gửi
tiền; (iii) Nền kinh tế; (iv) Ngân hàng thƣơng mại.
Thứ hai: Tác giả đƣa ra chỉ tiêu đánh giá CLTD của NHTM đó là (i) Chỉ
tiêu định lƣợng bao gồm: Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô cung cấp vốn tín dụng
của NHTM; Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn về hoạt động tín dụng của
NHTM; Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của NHTM. (ii) Chỉ tiêu định tính bao gồm:
Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng; Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dùng
để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp (khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình hay mức độ tín nhiệm tín dụng; Chỉ tiêu phản ánh năng lực phát triển sản
phẩm tín dụng và chính sách chăm sóc khách hàng.
Thứ ba: Luận án cũng đã đƣa ra cơ sở lý luận về nâng cao CLTD theo
nguyên tắc Basel [2] và nội dung nâng cao CLTD của các NHTM hiện nay.
Thứ tư: Luận án cũng tập trung làm rõ các nhân tố tác động đến CLTD
của NHTM bao gồm: (i) Nhân tố khách quan (Nhóm nhân tố môi trƣờng vĩ mô;


xvii

Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng; (ii) Nhân tố chủ quan (Nhóm nhân tố cơ chế
chính sách– quy trình, quy chế tín dụng của NHTM; Nhóm nhân tố về công tác tổ
chức, chất lƣợng nhân sự và năng lực quản trị điều hành; Nhóm nhân tố về hệ
thống công cụ bảo đảm CLTD.
 Về mặt thực tiễn:
Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án, đã có những phát hiện, đề
xuất mới rút ra đƣợc nhƣ sau:
Thứ nhất: các đối tƣợng có liên quan đến ngân hàng sẽ hiểu rõ hơn các
nhân tố ảnh hƣởng đến CLTD của ngân hàng, từ đó có cái nhìn tổng thể hơn về
ngân hàng cũng nhƣ những đánh giá, nhận xét về CLTD của ngân hàng.
Thứ hai: Các nhà quản trị ngân hàng hiểu rõ hơn về các nhân tố tác động

đến CLTD của ngân hàng, từ đó đƣa ra những chiến lƣợc và chính sách phù hợp
nhằm nâng cao CLTD của ngân hàng.
Thứ ba: Qua phân tích, đánh giá số liệu sơ cấp kết quả khảo sát từ cán bộ
tín dụng ngân hàng về nhân tố ảnh hƣởng đến CLTD của ngân hàng, mức độ tác
động đƣợc thể hiện qua hàm hồi quy nhƣ sau:
Chất lượng tín dụng = 0.265* Quy trình, quy chế + 0.257* Chính sách tín dụng +
0.253* Thông tin tín dụng + 0.230* Chất lượng nhân sự +
0.154* Năng lực quản trị + 0.140* Huy động vốn + 0.133*
Kiểm tra, kiểm soát nội bộ + 0.119* Trang thiết bị công
nghệ + 0.069* Công tác tổ chức.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các bảng biểu, tài liệu tham
khảo, danh mục phụ lục thì kết cấu của luận án gồm 3 Chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thƣơng


xviii

mại.
Chƣơng 2: Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam.
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam.


1

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG

CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm tín dụng của NHTM
Theo quan điểm của Các Mác “Tín dụng là sự chuyển nhƣợng tạm thời
một lƣợng giá trị từ ngƣời sở hữu đến ngƣời sử dụng, sau một thời gian nhất định
sẽ thu hồi lại một lƣợng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu” [1].
Kinh tế học hiện đại cho rằng “Tín dụng là mối quan hệ giao dịch giữa hai
chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong
một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn
gốc và lãi cho bên chuyển giao tiền hoặc tài sản vô điều kiện theo thời hạn đã thoả
thuận” [15].
Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 “cấp tín dụng là việc tổ chức tín
dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả
bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và
các nghiệp vụ khác”[23].
Như vậy, tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hoá, là hình thức vận động
của vốn cho vay, phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử
dụng đối với nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, là một sự chuyển nhƣợng
quyền sử dụng một lƣợng giá trị hay hiện vật theo những điều kiện cam kết mà hai
bên đã thoả thuận, trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi.
Có thể nói bản chất của tín dụng biểu hiện mối quan hệ vay mƣợn và hoàn
trả, thể hiện qua các nội dung:
– Ngƣời cho vay chuyển cho ngƣời vay một lƣợng giá trị nhất định.
– Ngƣời đi vay chỉ đƣợc sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định,
sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, ngƣời đi vay phải hoàn trả cho ngƣời


2

cho vay phần vốn gốc cộng với khoản phí cơ hội mà ngƣời cho vay mất đi khi bỏ

lỡ cơ hội đầu tƣ tốt hơn.
Từ bản chất tín dụng cho thấy, tín dụng ngân hàng phản ánh mối quan hệ
vay mƣợn giữa ngân hàng và khách hàng trong đó ngân hàng vừa là ngƣời đi vay,
vừa là ngƣời cho vay. Với tƣ cách là ngƣời đi vay, ngân hàng huy động mọi nguồn
vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội dƣới nhiều hình thức và dùng số tiền huy động
đƣợc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của
nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn và phân bổ lại nguồn lực đầu
tƣ của xã hội vào các lĩnh vực của nền kinh tế một cách có hiệu quả.
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
RRTD phát sinh khi ngƣời vay hoặc bên đối tác có nguy cơ không thể thực
hiện đƣợc trách nhiệm trong giao dịch tín dụng, ngân hàng có nguy cơ không nhận
đƣợc phần gốc và/hoặc lãi của các khoản vay.
Hay “RRTD là sự thay đổi của thu nhập thuần và giá trị của vốn xuất phát
từ việc vốn vay không đƣợc thanh toán hoặc thanh toán trễ hạn” [6].
Theo Uỷ ban Basel: “RRTD là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối
tác không thực hiện đƣợc các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thoả
thuận”. Thực chất rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng theo uỷ ban Basel đó là:
"Sự vỡ nợ của ngƣời giao ƣớc trong hợp đồng” mà sự vỡ nợ đƣợc xác định là bất
kỳ sự vi phạm nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả gốc và/
hoặc lãi [2, 13].
1.1.2. Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của NHTM
– Rủi ro tín dụng làm suy giảm uy tín của ngân hàng:
Rủi ro tín dụng ở mức độ cao phản ánh năng lực hoạt động kinh doanh của
ngân hàng không tốt, làm suy giảm uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng huy động
vốn do suy giảm lòng tin của công chúng gửi tiền, suy giảm tín nhiệm trên thị


3


trƣờng tiền quốc tế và khu vực gây khó khăn trong việc quan hệ vay vốn nƣớc
ngoài, thiết lập quan hệ trong hoạt động kinh doanh khác...
– Rủi ro tín dụng làm cho khả năng thanh toán của ngân hàng giảm sút:
Các khoản tín dụng có rủi ro khiến cho việc hoàn trả gặp khó khăn, trong
lúc đó các khoản tiền gửi, tiết kiệm của dân cƣ vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn.
Nguồn vốn huy động không đƣợc dồi dào do mất uy tín, cũng vì thế ngƣời rút tiền
lại càng tăng lên, kết quả là ngân hàng gặp khó khăn trong khâu thanh toán.
– Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng:
Khi RRTD xảy ra, ngân hàng không thu hồi đƣợc nợ vay nhƣ dự kiến ban
đầu, làm chậm tốc độ quay vòng vốn, gây ra những thiệt hại về mặt tài chính, thêm
vào đó là quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, bế tắc, thu nhập
giảm kết quả là làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
– Rủi ro tín dụng làm tăng nguy cơ phá sản ngân hàng:
Rủi ro tín dụng kéo dài gây thất thoát lƣợng vốn quá lớn dẫn đến các
NHTM có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và có thể dẫn đến phá
sản. Việc phá sản một ngân hàng có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền có tính hệ
thống gây nên phá sản các ngân hàng khác nếu ngân hàng phá sản ban đầu có vị
thế quan trọng trong hệ thống các TCTD và làm suy sụp toàn bộ nền kinh tế, chính
trị quốc gia.
– Rủi ro thị trường:
Rủi ro thị trƣờng là rủi ro đối với lợi nhuận và vốn của ngân hàng do
những thay đổi trong mức lãi suất, chứng khoán, tỷ giá ngoại tệ và cổ phiếu cũng
nhƣ sự biến động trong các giá cả đó. Rủi ro thị trƣờng còn đƣợc gọi là rủi ro “giá
cả”.
– Rủi ro tín dụng:
Là rủi ro phát sinh trong trƣờng hợp ngân hàng cho vay mà không có khả
năng thu hồi đƣợc đầy đủ gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc
và lãi không đúng hạn [7]. Nếu không có rủi ro thì nguồn thu nhập tín dụng của ngân



×