Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẦU GIẤY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.9 KB, 23 trang )


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẦU GIẤY.
I.Khái quát về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Quận
Cầu Giấy- TP Hà Nội .
Là một quận mới thành lập nằm ở phía tây của TP Hà Nội với đặc thù
kinh tế chưa phát triển chủ yếu là các trường ĐH, khối hành chính,
nông nghiệp,nhưng đặc biệt trên địa bàn lại có rất nhiều công ty xây dựng mà
NHĐT&PT lại rất phù hợp cho việc phục vụ loại hình khách hàng này.
1 .Khái quát về hoạt động kinh doanh tại NHĐT&PTCầu Giấy.
1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHĐT&PT Cầu Giấy.
Bộ máy tổ chức: kể từ tháng 10/2003 NHĐT&PT Cầu Giấy đã tiến
hành thực hiên dự án hiện đại hoá và mô hình bộ máy tổ chức cũng
theo mô hình của hiện đại hoá bao gồm: Ban lãnh đạo (Gerneral), Phòng Kế
toán Tổng hợp(G/L) – Ngân quỹ ( Vol ) , Phòng Tín dụng ( Ln ) , Phòng dịch
vụ khách hàng (DD&FD ) , Phòng điện toán ( IT ) , các phòng giao dịch và
cuối cùng phòng hậu cần.
Lãnh đạo của NHĐT&PT Cầu Giấy gồm : 1 Giám đốc , 3 phó giám
đốc lãnh đạo theo từng khối nghiệp vụ. Có 6 phòng ban nghiệp vụ và 2 phòng
giao dịch . Mỗi phòng đều có trưởng phòng ,phó phòng , kiểm soát viên , và
các thanh toán viên được bố chí theo từng nghiệp vụ . Sơ đồ mô hình tổ chức
của NHĐT&PT Cầu Giấy thể hiện như sau :
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY :
1
1
NHĐT&PT Cầu GiấyBan giám đốc
Phòng DV khách hàng Phòng hậu cần Phòng Điện toán( IT )Phòng tổ chức cán bộPhòng tiền tệ ngân quỹPhòng tín dụng( Ln )

Ghi chú :
Chỉ mối quan hệ chỉ đạo


Chỉ mối quan hệ tác nghiệp
II.Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng không chỉ là vấn đề nan giải ở các ngân hàng Việt Nam
mà còn đối với tất cả các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Đối với
Việt Nam, các Ngân hàng thương mại Việt Nam đang ở trong tình trạng nợ
quá hạn nặng nề và có xu hướng gia tăng trong những năm tới. Mặc dù các
Ngân hàng thương mại đã áp dụng những biện pháp phòng tránh nợ quá hạn
mới phát sinh và các biện pháp thu hồi nợ quá hạn cũ, tuy nhiên, kết quả đạt
được là rất khiêm tốn. Mặt khác, trước thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng đầu tư và phát triển Hà Nội chi nhánh Cầu Giấy, với các mục tiêu tăng
trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hoá năng lực tài chính mà
Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nôi chi nhánh Cầu Giấy đã đặt ra thì công
tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro là thực sự cần thiết và luôn được lãnh đạo
2
Phòng
giao
dịch
số 9
và15
Phòng
Kế
toán
tổng
hợp
(G/L )
NHĐT&PT VIỆT NAM
2

Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội chi nhánh Cầu Giấy quan tâm. Để có
thể hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng tại

Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội chi nhánh Cầu Giấy thì các giải pháp
phải được tiến hành trên cả hai mặt đó là phòng ngừa và xử lý rủi ro.
Sau một thời gian nghiên cứu vấn đề này tại Ngân hàng đầu tư và phát
triển Hà Nội chi nhánh Cầu Giấy, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm hạn
chế rủi ro tín dụng. Các giải pháp chia làm hai nhóm: nhóm giải pháp có tính
chất phòng ngừa rủi ro và nhóm giải pháp xử lý những rủi ro đã xảy ra.
1. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng dù xuất phát từ nguyên nhân khách quan hay chủ quan
cũng được thể hiện trên hai mặt đó là những rủi ro có thể xảy ra và những rủi
ro đã xảy ra. Những rủi ro có thể xảy ra tuy là những rủi ro tiềm ẩn nhưng
trong nhiều trường hợp do có tính lặp lại nên người ta có thể tìm ra được quy
luật của nó và từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa hợp lý. Tại Ngân
hàng đầu tư và phát triển Hà Nội chi nhánh Cầu Giấy, để phòng ngừa rủi ro
cần thực hiện một số giải pháp như sau:
1.1Thực hiện tốt công tác sàng lọc khách hàng trước khi cho vay:
Sàng lọc khách hàng là việc ngân hàng tìm hiểu và đánh giá khách hàng
để lựa chọn ra những khách hàng có đủ điều kiện cho vay. Sàng lọc khách
hàng là công việc quan trọng không thể thiếu để ngăn ngừa những rủi ro trong
hoạt động tín dụng. Trong điều kiện môi trường kinh doanh ngân hàng đầy rủi
ro như hiện nay thì sàng lọc khách hàng càng phải được chú trọng. Sàng lọc
khách hàng được thực hiện qua hai hoạt động: Phân tích đánh giá khách hàng
và Thẩm định tính khả thi của dự án.
Phân tích đánh giá khách hàng:
Khách hàng là người sử dụng và quyết định hiệu quả của việc sử dụng
khoản tiền vay, cũng là người chịu trách nhiệm hoàn trả vốn vay. Vì vậy, việc
phân tích đánh giá khách hàng là một biện pháp hết sức quan trọng và cần
3
3

thiết để ngăn ngừa những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách

hàng trong quá trình xét duyệt. Khi đánh giá khách hàng là các tổ chức, đơn
vị kinh doanh, cán bộ tín dụng phải chú ý một số nội dung chủ yếu như sau:
a)Tư cách pháp nhân của khách hàng:
Đây là một yếu tố quan trọng quyết định khách hàng có được ký kết hợp
đồng vay vốn hay không. Theo luật pháp quy định, một đơn vị có đủ tư cách
pháp nhân thì phải có đủ các giấy tờ sau:
- Quyết định thành lập doanh nghiệp.
- Giấy phép kinh doanh.
- Quyết định tổ chức.
Từ các giấy tờ trên, cán bộ tín dụng sẽ có những đánh giá bước đầu về
khách hàng như thành lập được bao lâu, hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề
nào… để có đối chiếu với những phạm vi ngành nghề mà ngân hàng không
được phép cho vay.
b)Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng:
Khi đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng thì cán bộ tín
dụng cần phân tích doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh, đây là hai chỉ
tiêu quan trọng nói lên tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Doanh
thu là chỉ tiêu cơ bản phản ánh chất lượng của quá trình tiêu thụ sản phẩm
hàng hoá. Doanh thu càng lớn, đơn vị đó càng có điều kiện tăng thu nhập và
mở rộng sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ ngân hàng càng cao.
Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu đánh giá tổng hợp chất lượng hoạt động
sản xuất kinh doanh của đơn vị. Kết quả sản xuất kinh doanh càng cao thể
hiện doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả, sử dụng vốn vay đạt được
mục tiêu đặt ra. Với những đơn vị này thì khoản vốn ngân hàng cho vay có đủ
điều kiện thu hồi đúng hạn cao.
4
4

Tuy nhiên, khi phân tích doanh thu của đơn vị thì cán bộ tín dụng cần xem
xét rõ nguyên nhân doanh thu tăng lên là do đâu và phải có sự đối chiếu

doanh thu qua một số thời kỳ. Vì trong một số trường hợp, doanh thu tăng lên
chưa chắc do tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị tốt.
c)Tình hình tài chính của khách hàng
Cán bộ tín dụng phải yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính
đã được kiểm toán trong những thời điểm gần nhất để tiến hành phân tích,
đánh giá. Khi phân tích báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng, cán bộ tín
dụng cần chú ý các chỉ tiêu sau:
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với nguồn hình thành có tỷ lệ 1 là
cân đối. Nếu các tỷ lệ này lớn hơn 1 thì có khả năng khách hàng sử dụng vốn
chưa phù hợp.
- Tài sản ngắn hạn so với nguồn vốn ngắn hạn nếu thấp hơn 1 thì khả
năng thanh toán của khách hàng có vấn đề.
- Khoản vay ngắn hạn ngân hàng so với vốn chủ sở hữu thường không
được lớn hơn 5
- Các khoản phải trả so với doanh thu và so với tổng tài sản có tỷ lệ là 1
và 1/3 là lớn nhất. Nếu tỷ lệ này cao hơn, thể hiện khách hàng đang chiếm
dụng vốn trong quan hệ thương mại, nhưng cũng có thể là do tình hình tài
chính không lành mạnh.
- Các khoản phải thu so với doanh thu và so với tổng tài sản có tỷ lệ 1 đến
1/3 là lớn nhất. Nếu lớn hơn tỷ lệ trên thì có thể là khách hàng đang bị chiếm
dụng vốn.
- Doanh thu so với hàng tồn kho: hàng hoá trong kho phải có vòng quay ít
nhất là 2 vòng một năm. Nếu ít hơn mức đó thì có nghĩa là việc tiêu thụ hàng
hóa có vấn đề.
5
5

Hiện nay, các báo cáo tài chính mà khách hàng nộp cho ngân hàng thường
không phản ánh đúng tình trạng thực tế, vì vậy, khi đánh giá cán bộ tín dụng
cần chú ý một số điểm như sau:

- Tính khấu hao tài sản cố định thấp hơn mức thực tế để nâng giá trị còn
lại của tài sản cố định lên.
- Tăng giá hàng hoá dự trữ tồn kho.
- Khách hàng thường bù trừ giữa số tiền phải thu và số tiền ứng trước của
người mua để dấu bớt nợ nần, hỗ trợ nhau vay vốn ngân hàng bằng cách ghi
khống vào doanh thu các khoản mà người mua chưa chấp nhận hoặc người
mua đã trả tiền nhưng đơn vị chưa giao hàng.
- Nhiều khách hàng yếu kém về mặt tài chính thường phản ánh sai lệch
các báo cáo tài chính bằng cách giấu bớt doanh thu và thu nhập của niên độ kế
toán trước sang niên độ kế toán sau. Làm như vậy, khách hàng có thể tăng
doanh thu và thu nhập trong niên độ kế toán sau, đảm bảo có lợi nhuận để vay
vốn ngân hàng.
Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng cần phải chú ý đến năng lực, trình độ quản
lý, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của khách hàng. Những yếu tố này
phần nào thể hiện hiệu quả của việc sử dụng tiền vay sau này. Thông thường,
những yếu tố này trong hồ sơ xin vay ít đề cập đến. Vì vậy, trong hồ sơ xin
vay ngân hàng cần phải yêu cầu khách hàng cung cấp thêm những thông tin
này. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần phải tìm hiểu thêm các thông tin về các
mối quan hệ giữa khách hàng với các bạn hàng, giữa khách hàng và các ngân
hàng để đánh giá lịch sử quan hệ làm ăn, vay trả của khách hàng nhằm tránh
những khách hàng có quan hệ làm ăn vay trả không sòng phẳng hay chây ỳ.
Thông qua việc phân tích đánh giá về khách hàng như trên, ngân hàng sẽ phân
loại khách hàng và có chính sách cho vay phù hợp.
1.1.2 Thẩm định tính khả thi của dự án:
6
6

Khách hàng được đánh giá tốt là một điều kiện cần tuy nhiên chưa phải là
điều kiện đủ để có thể được ngân hàng cho vay vốn. Một vấn đề có ý nghĩa
quan trọng quyết định khách hàng có được cho vay vốn hay không đó là khả

năng trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc lớn
vào những nguồn thu trong tương lai trong đó nguồn thu từ dự án thực hiện
bằng vốn vay ngân hàng là nguồn trả nợ chính. Vì vậy, khả năng sinh lợi từ
dự án thực hiện bằng vốn vay ngân hàng quyết định lớn đến khả năng trả nợ
đủ và đúng theo thời hạn trong hợp đồng. Khi thẩm định tính khả thi của dự
án, cán bộ tín dụng cần chú ý một số điểm như sau:
a. Về phương pháp thẩm định:
- Khi thẩm định dự án cần phải chú trọng hơn nữa tới giá trị thời gian của
tiền, áp dụng các chỉ tiêu hiện đại như NPV, IRR, phân tích độ nhạy... coi là
những chỉ tiêu bắt buộc khi phân tích dự án.
- Để có tính toán đúng khi xác định dòng tiền để tính những chỉ tiêu trên
cần phải xác định đủ và đúng các giá trị như: giá trị thanh lý tài sản cố định,
thu hồi vốn lưu động ròng...
- Xác định tỷ lệ lãi suất chiết khấu hợp lý dựa trên tính toán về chi phí
vốn bình quân.
- Xây dựng các bảng dự trù tài chính của dự án để thực hiện phân tích tài
chính dự án hàng năm, việc xác định doanh thu và chi phí của dự án hàng
năm phải kết hợp tính toán cả công suất dự kiến và khả năng tiêu thụ sản
phẩm hàng năm.
b. Về tổ chức điều hành thẩm định dự án:
Thực hiện tốt hơn công tác tổ chức điều hành, xây dựng và chuẩn hoá quy
trình hoạt động thẩm định, áp dụng chặt chẽ cho toàn hệ thống. Bên cạnh đó
xây dựng hệ thống thông tin nội bộ toàn hệ thống để thu thập phân tích và lưu
trữ thông tin về các khách hàng, thông tin về tình hình kinh tế...
7
7

1.2 Tăng cường công tác thu thập thông tin:
Thông tin là yếu tố không thể thiếu được cho việc thẩm định dự án, thẩm
định khách hàng. Thông tin thu thập càng nhanh, đầy đủ, chính xác thì càng

giúp cho việc thẩm định được thuận lợi hơn. Để đảm bảo tính chính xác, thiết
thực của thông tin thì cần phải tiến hành thu thập từ nhiều nguồn, đồng thời
phải tổ chức tốt việc xử lý thông tin nhằm chọn lọc những thông tin chính
xác, thiết thực nhất. Công việc thu thạp và xử lý thông tin phải được tiến hành
một cách chủ động và liên tục chứ không phải đợi khách hàng đến xin vay rồi
mới tiến hành.
Đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây công tác thu thập và xử lý
thông tin nên dành cho phòng Thông tin - Điện toán. Khi có khách hàng đến
vay vốn cán bộ tín dụng sẽ yêu cầu phòng cung cấp cho mình những thông tin
cần thiết. Trên cơ sở so sánh, đối chiếu những thông tin do khách hàng cung
cấp và những thông tin của phòng Thông tin - Điện toán bước đầu sẽ cho
phép cán bộ tín dụng giá mức độ trung thực của khách hàng vay vốn. Bên
cạnh, đó những thông tin của phòng Thông tin - Điện toán cung cấp còn cho
phép đánh giá đầy đủ hơn về khách hàng cũng như dự án vay vốn. Như vậy
có thể thấy được việc tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng Thông
tin - Điện toán là một trong những vấn đề ngân hàng cần xem xét trong thời
gian càng sớm càng tốt vì đó là điều kiện để thực hiện nhiều biện pháp nhằm
phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.
1.3 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các khoản vay:
Kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay là một việc làm cần thiết để
phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro tín dụng. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp
ngân hàng phát hiện kịp thời những sai phạm của doanh nghiệp đồng thời
giúp ngân hàng luôn bám sát tình hình hoạt động thực tế của dự án, nắm bắt
được những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án để có biện
pháp đối phó kịp thời. Hiện nay việc kiểm tra giám sát sau khi vay ở Ngân
8
8

hàng đầu tư và phát triển Hà Nội chi nhánh Cầu Giấy còn mang nặng tính
hình thức, kiểm tra chủ yếu dựa trên những tài liệu do doanh nghiệp cung cấp

và được tiến hành định kỳ mỗi quý một lần. Việc kiểm tra này không mang lại
hiệu quả cao, bởi lẽ chẳng có gì đảm bảo rằng những tài liệu do doanh nghiệp
cung cấp hoàn toàn đúng sự thật. Kiểm tra định kỳ và không thường xuyên
như vậy thì nếu doanh nghiệp không có thiện chí họ sẽ có những thủ thuật để
che mắt cán bộ kiểm tra. Để khắc phục điều này trong thời gian tới công tác
kiểm tra, giám sát sau khi cho vay phải được tiến hành chặt chẽ hơn nữa, việc
kiểm tra trực tiếp tại cơ sở không nên tiến hành định kỳ như hiện nay mà nên
tiến hành ngẫu nhiên, không báo trước có vậy mới đảm bảo những gì mắt thấy
tai nghe là trung thực. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy doanh
nghiệp gặp khó khăn không thể trả nợ theo đúng hợp đồng thì cán bộ tín dụng
nên báo cáo về ngân hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.
1.4 Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng:
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng là
khó tránh khỏi, trong nhiều trường hợp, khách hàng không thể trả nợ cho
ngân hàng khiến cho ngân hàng có khả năng lâm vào tình trạng mất vốn kinh
doanh. Để khắc phục tình trạng đó, việc ngân hàng trích lập quỹ dự phòng rủi
ro là rất cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng, có nguồn bù đắp lại những rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà ngân
hàng phải gánh chịu.
Mục tiêu của việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro là còn để đảm bảo kết quả
kinh doanh của ngân hàng, phản ánh đúng vị thế tài chính của ngân hàng và
nó được đảm bảo bằng nguồn tiền có thực để trang trải rủi ro khi xảy ra.
Trong những trường hợp ngân hàng gặp rủi ro không thu hồi vốn được thì
việc xoá những khoản nợ không thể thu hồi này và công bố những khoản mất
vốn sẽ là những bât lợi đến kết quả kinh doanh và đến vốn kinh doanh của
ngân hàng nếu như không có quỹ dự phòng rủi ro được trích lập từ trước.
9
9

×