Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

xử lí chất thải rắn trong sinh hoạt và xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.13 KB, 15 trang )

Chất thải rắn
1.2.1.3. Công nghệ xử lý CTR trên thế giới
Xử lý CTR là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý CTR và không làm ảnh
hưởng tới môi trường, tái tạo các loại sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát huy
hiệu quả kinh tế. Đây là một công tác quyết định đến chất lượng bảo vệ môi trường.
Hiện nay, ô nhiễm môi trường là suy thoái về môi trường là nỗi lo của toàn nhân
loại: môi trường đất bị hủy hoại, môi trường nước bị ô nhiễm, đặc biệt môi trường
không khí bị ô nhiễm nặng, nhất là những thành phố lớn tập chung dân cư, tài
nguyên môi trường cạn kiệt.
Có rất nhiều phương pháp xử lý CTR trên thế giới, như: phương pháp chôn
lấp, phương pháp đốt, phương pháp chế biến rác thải hữu cơ thành phân compost,
phương pháp tái chế, phương pháp xử lý rác bằng công nghệ Hydromex, phương
pháp ép kiện.v.v. (Bảng 1.4). Các phương pháp này ngày hoàn thiện và cải tiến
nhằm giảm thiểu đáng kể các tác động của chúng tới môi trường đồng thời đạt được
hiệu suất lớn nhất.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2005 cho biết, hầu hết
các nước Nam Á và Đông Nam Á, CTR được chuyển đến các bãi chôn lấp hoặc các
bãi rác lộ thiên để tiêu huỷ. Các nước: Việt Nam, Bangladet, Hồng Kông, Hàn Quốc
và Srilanka là các nước có tỷ lệ chôn lấp lớn nhất (trên 90%). Các nước: Nhật Bản,
Singapore do quỹ đất dành cho việc chôn lấp ít, đồng thời điều kiện kinh tế của 2
quốc gia này khá cao nên cho phép áp dụng các phương pháp hiệu quả hơn như
công nghệ thiêu đốt.v.v.. Một số quốc gia khác cũng sử dụng phương pháp đốt khá
rộng rãi như Đức, Thụy Sỹ, Hà Lan, Đan Mạch…[1].
Bảng 1.4. Các phương pháp xử lý CTR ở Châu Á (%)
Nước
Việt Nam
Băngladet
Hôngkong
Ấn độ
Indonexia
Nhật Bản


Hàn Quốc

Chôn lấp, bãi
rác lộ thiên

Thiêu đốt

96
95
92
70
80
22
90

8
5
74
-

1

Chế biến
phân
Compost
4
20
10
0.1
-


Phương pháp
khác
5
10
5
3.9
10


Malayxia
70
Philipin
85
Singapore
35
Srilanka
90
Thái Lan
80
Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường

5
65
5
(2005), Báo cáo

10
15
10

5
10
10
5
diễn biến Môi trường Việt

Nam– Chất thải rắn, Hà Nội. [1].
Một số nước khác thì áp dụng biện pháp làm phân compost như Ấn Độ,
Indonexia.v.v.. Công nghệ xử lý CTR bằng phân compost đã phát triển không
ngừng và được áp dụng rộng rãi ở Châu Âu, Bắc Mỹ và một số các quốc gia khác
tại Châu Á từ giữa thế kỷ XX đến nay. Hiện tại, Đức đang là nước dẫn đầu Châu Âu
về lĩnh vực này với hơn 533 nhà máy sản xuất phân compost và xử lý hàng năm
trên 7.3 triệu tấn nguyên liệu chất hữu cơ [12].
Tái chế CTR đang là một công nghệ được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước và
đặc biệt là tại các nước phát triển. Các loại chất thải có thể tái chế ví dụ như: giấy
(tại Pháp thu hồi 35,0%), chất sợi (Pháp 8,0%, Đức 40,0%), thuỷ tinh (tại Thụy
Điển, Đức và Đan Mạch > 50,0%). Rác tái chế được đem chế tạo thành những sản
phẩm khác có thể sử dụng, hay cũng có thể là đầu vào cho một số các nghành công
nghiệp khác. Như vậy không những làm giảm lượng CTR phải xử lý mà còn góp
phần cải thiện việc xử lý bằng các phương pháp khác như đốt [12].
Công nghệ sản xuất từ các loại CTR như thức ăn thừa, chất thải chăn
nuôi thành khí metan sinh học để chạy xe buýt. Sử dụng khí metan sinh học là
một bước nhảy vọt trên phương diện bảo vệ môi trường. Ở Canada, các nhà nghiên cứu
thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia (CNRC) đã sản xuất được hydro từ các chất
thải hữu cơ và từ các chất thải nông nghiệp.
1.2.2. Tình hình phát sinh và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam
1.2.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam
Quá trình phát sinh CTR gắn liền với quá trình sản xuất và sinh hoạt của con
người. Trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2003 đến năm 2008, lượng CTR phát sinh
trung bình tăng từ 150- 200%, trong đó CTRSH đô thị tăng trên 200% và còn tiếp

tục gia tăng trong thời gian tới (Bảng 1.5). Dự báo đến năm 2015, khối lượng CTR
phát sinh ước đạt khoảng 44 triệu tấn/năm.
Bảng 1.5. Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008
TT

Loại CTR

Đơn vị tính

2

Năm 2003

Năm 2008


1
CTR đô thị
2
CTR công nghiệp
3
CTR y tế
4
CTR nông thôn
5
CTR làng nghề
6
Tổng cộng
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi


Tấn/năm
6.400.000
12.802.000
Tấn/năm
2.638.400
4.786.000
Tấn/năm
24.500
179.000
Tấn/năm
6.400.000
9.078.000
Tấn/năm
774.000
1.023.000
Tấn/năm
16.236.900
27.868.000
trường (2008), Báo cáo MT Quốc gia năm 2007 -

Môi trường làng nghề, Hà Nội. [3].
Tổng lượng CTRSH ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10
÷16% mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTRSH chiếm khoảng 60 - 70%
tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90%) [5].
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị
phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh,
chiếm tới 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị, tương ứng
khoảng 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) [6]. Nhìn chung ở nước ta, lượng chất
thải rắn phát sinh hàng năm chủ yếu có nguồn gốc từ các đô thị, tiếp đến là các
vùng nông thôn. Chất thải rắn từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và làng nghề

chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều (Hình 1.2).

Hình 1.2. Các nguồn phát thải CTR toàn quốc năm 2008
và dự báo cho năm 2015 [3]
1.2.2.2. Phân loại chất thải rắn và tình hình thu gom, vận chuyển
a. Phân loại tại nguồn

3


Công tác thu gom CTR mặc dù ngày càng được chính quyền các cấp quan
tâm, nhưng do lượng CTR ngày càng tăng, năng lực thu gom còn hạn chế cả về
thiết bị lẫn nhân lực nên tỷ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu. Mặt khác, do nhận
thức của người dân còn chưa cao nên lượng CTR bị vứt bừa bãi ra môi trường còn
nhiều, việc thu gom có phân loại tại nguồn vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do thiếu
đầu tư cho hạ tầng cơ sở cũng như thiết bị, nhân lực và nâng cao nhận thức.
Hiện nay ở nước ta đang triển khai phong trào phân loại rác tại nguồn nhằm
tiến tới quản lý và xử lý tốt hơn các loại chất thải rắn. Trong đó điển hình là phông
trào 3R (Reduce - Giảm thiểu, Reuse - Tái sử dụng và Recycle - Tái chế). Các thành
phố đã áp dụng thử nghiệm phân loại rác tại nguồn, điển hình như Tp. Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,... đã có những kết quả khá tốt. Tuy nhiên, để triển khai
nhân rộng hoạt động này cần phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng như: các thiết bị thu
gom phân loại, địa điểm tập kết và trung chuyển, cơ sở hạ tầng cho công tác tái chế,
tái sử dụng như nhà máy làm phân hữu cơ, các cơ sở tái chế chất thải, nhân lực, các
chương trình nhằm nâng cao ý thức tham gia của người dân.
Hiện nay, chương tŕnh phân loại CTR tại nguồn vẫn chưa được áp dụng, triển
khai rộng rãi với nhiều lý do như chưa đủ nguồn lực tài chính để mua sắm trang
thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực thực hiện, đặc biệt là thói
quen của người dân. Tại một số địa phương triển khai thí điểm mô hình phân loại
rác thải tại nguồn ở giai đoạn đầu, do cơ sở hạ tầng khi tiến hành thí điểm dự án là

không đồng bộ và do hạn chế, thiếu đầu tư cho công tác thu gom vận chuyển và xử
lý rác thải theo từng loại nên sau khi người dân tiến hành phân loại tại nguồn, rác
được công nhân URENCO thu gom và đổ lẫn lộn vào xe vận chuyển để mang đến
bãi chôn lấp chung. Do vậy, mục tiêu của chương trình phân loại rác tại nguồn có
hiệu quả thấp. Do chưa thực sự quen với việc phân loại CTR tại nguồn nên tỷ lệ
người dân tự nguyện tham gia phân loại rác chỉ khoảng 70%. Kinh phí cho công tác
tuyên truyền vận động ban đầu thì có nhưng đến khi kết thúc dự án thì không còn để
duy trì tuyên truyền. Các dự án thí điểm cũng không có khả năng duy trì lâu dài và
phát triển rộng rãi nên thường mới chỉ dừng ở mô hình thí điểm. [7]

4


b. Hình thức thu gom vận chuyển chất thải rắn
Việc phân loại CTR tại nguồn vẫn chưa được triển khai rộng rãi, vì vậy ở
hầu hết các đô thị nước ta, việc thu gom CTR chưa phân loại vẫn là chủ yếu. Công
tác thu gom thông thường sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ cấp (người dân tự thu
gom vào các thùng/túi chứa sau đó được công nhân thu gom vào các thùng rác đẩy
tay cỡ nhỏ) và thu gom thứ cấp (rác các hộ gia đình được công nhân thu gom vào
các xe đẩy tay sau đó chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển đến khu xử
lý hoặc tại các chợ/khu dân cư có đặt con-tainer chứa rác, công ty môi trường đô thị
có xe chuyên dụng chở container đến khu xử lý). [10]
Ví dụ như ở Tp. Hồ Chí Minh có 2 trạm trung chuyển lớn: trạm trung chuyển
Quang Trung tiếp nhận 1.084 tấn/ngày, trạm trung chuyển Tống Văn Trân tiếp nhận
820 tấn/ngày. Rác từ 2 trạm trung chuyển này được các xe lớn chuyển tới khu liên
hiệp xử lý CTR Đa Phước, Phước Hiệp và Nhà máy Xử lý rác Vietstar.
Một trong những bức xúc của các đô thị hiện nay trong công tác thu gom
CTR là thiếu các địa điểm trung chuyển rác. Hà Nội chưa có trạm trung chuyển
rác trong khi khoảng cách từ Hà Nội tới khu xử lý rác Nam Sơn khoảng 50km.
Các thành phố khác cũng chưa có trạm trung chuyển rác đúng nghĩa như ở Tp.

Hồ Chí Minh. Theo đánh giá hiện nay, hầu hết các đô thị mới chỉ có các điểm tập
kết rác, tuy vậy, các điểm tập kết này cũng chưa đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ
sinh môi trường.
Công tác xã hội hóa việc thu gom và vận chuyển chất thải đang được thực
hiện rộng rãi ở nhiều nơi. Chỉ ở các đô thị lớn cấp thành phố mới có URENCO đảm
nhận việc thu gom, vận chuyển và xử CTRĐT. Tuy nhiên vẫn có sự tham gia của
các công ty cổ phần hoặc công ty tư nhân. Trên địa bàn TP. Hà Nội, ngoài
URENCO là đơn vị đảm trách chính còn có khoảng gần 30 đơn vị tư nhân và tập
thể khác tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt.

5


Tại các đô thị nhỏ cấp thị trấn, phần lớn là các hợp tác xã, tổ đội thu gom, tổ
chức tư nhân đảm nhiệm việc thu gom vận chuyển với chi phí thu gom thỏa thuận
với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.
c. Tỷ lệ thu gom vận chuyển chất thải rắn
Công tác thu gom vận chuyển CTR trong những năm gần đây đã được quan
tâm hơn. Các công ty môi trường đô thị ở nhiều địa phương đã quan tâm trang bị
thêm phương tiện và nhân lực cho khâu thu gom. Tuy nhiên, việc đầu tư chỉ được
thực hiện với các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị từ 72% năm 2004 tăng lên khoảng 80 82% năm 2008 và đạt khoảng 83 - 85% cho năm 2010. Mặc dù tỷ lệ thu gom có
tăng nhưng vẫn còn khoảng 15 ÷ 17% CTRĐT bị thải ra môi trường vứt vào bãi đất,
hố đất, ao hồ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường.
Theo báo cáo của các STNMT năm 2010, một số đô thị đặc biệt, đô thị loại
1, có tỷ lệ thu gom đạt mức cao hơn như Hà Nội đạt khoảng 90 - 95% ở 4 quận nội
thành cũ, TP. Hồ Chí Minh đạt 90 - 97%, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng đều đạt khoảng
90% ở khu vực nội thành, các đô thị loại 2 cũng có cải thiện đáng kể, đa số các đô
thị loại 2 và 3 đều đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực nội thành đạt trên 80%. Ở các đô thị
loại 4 và 5 thì công tác thu gom được cải thiện không nhiều do nguồn lực vẫn hạn

chế, thu gom phần lớn do các hợp tác xã hoặc tư nhân thực hiện nên thiếu vốn đầu
tư trang thiết bị thu gom (Bảng 1.6). Mặt khác, ý thức người dân ở các đô thị này
chưa cao nên có gia đình không sử dụng dịch vụ thu gom. [7]

6


Bảng 1.6. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt ở một số đô thị năm 2009
Loại đô thị
Đô thị đặc biệt
Đô thị loại 1

Đô thị loại 2

Đô thị loại 3

Đô thị loại 4

Đô thị loại 5
Nguồn: Sở Tài

Địa phương

Tỷ lệ thu gom%
90 ÷ 95 (4 quận nội thành);
Hà Nội
83,2 (10 quận)
HCM
90 ÷ 97
Hải Phòng

80 ÷ 90
Đà Nẵng
90
Huế
90
Nha Trang
90
Quy Nhơn
60,8
Buôn Ma Thuật
70
Thái Nguyên
> 80
Việt Trì
95
Nam Định
78
Thanh Hòa
84,4
Cà Mau
80
Mỹ Tho
91
Long Xuyên
69
Bắc Ninh
70
Bắc Giang
> 80
Thái Bình

90
Phú Thọ
80
Bảo Lộc
70
Vĩnh Long
75
Bạc Liêu
52
Sông Công- Thái Nguyên
> 80
Từ Sơn- Bắc Ninh
51
Lâm Thao- Phú Thọ
80
Sầm Sơn- Thanh Hòa
90
Cam Ranh- Khánh Hòa
90
Thủ Dầu Một- Bình Dương
84
Đồng Xoài- Bình Phước
70
Gò Công- Tiền Giang
60
Ngã Bảy- Hậu Giang
60
Tủa Chùa- Điện Biên
75
Tiền Hải- Thái Bình

74
nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo Điều tra, đánh giá hiện

trạng thu gom, xử lý rác thải nông thôn tại các huyện: Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn,
Nam Đàn và lựa chọn 3 mô hình thu gom rác.[12]
1.2.2.3. Tái sử dụng và tái chế CTR
CTR có thể tái sử dụng, tái chế thành các sản phẩm như: CTR hữu cơ chế
biến làm phân hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi; tái chế giấy, kim loại, nhựa, thủy
tinh,v.v.. Tỷ lệ tái chế các chất thải làm phân hữu cơ và tái chế giấy, nhựa, thủy

7


tinh, kim loại như sắt, đồng, chì, nhôm... chỉ đạt khoảng 8 ÷ 12% CTR thu gom
được. Xử lý phần hữu cơ của CTR (chủ yếu là RTSH) thành phân hữu cơ hiện là
một phương pháp đang sử dụng ở Việt Nam. Đối với công nghệ nội địa xử lý
RTSH, đến nay Bộ Xây dựng đă cấp giấy chứng nhận cho bốn công nghệ: (1)
công nghệ chế biến CTR Seraphin của Công ty Môi trường Xanh; (2) công nghệ
chế biến CTR ANSINH - ASC của Công ty Tâm Sinh Nghĩa; (3) công nghệ ép
CTR thành viên nhiên liệu của Công ty Thủy lực máy và (4) công nghệ xử lý
RTSH bằng phương pháp đốt của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ
mới và Môi trường.
Công nghệ ép CTR của Công ty Thủy lực máy đã được áp dụng thử nghiệm
tại thị xã Sông Công (Thái Nguyên). Công nghệ Seraphin, AST có khả năng xử lý
CTR đô thị cho ra các sản phẩm như: phân hữu cơ, nhựa tái chế, thanh nhiên liệu,...
Lượng CTR còn lại sau xử lý của công nghệ này chỉ chiếm khoảng 15% lượng chất
thải đầu vào.
Công nghệ SERAPHIN, ANSINH-ASC và MBT-CD.08 đã được triển
khai áp dụng tại Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương (Thừa Thiên - Huế); Nhà máy
Xử lý rác Đồng Văn (Hà Nam). Tuy nhiên, Nhà máy xử lý rác Sơn Tây (Hà Nội)

triển khai công nghệ SERAPHIN đã ngừng hoạt động và thay bằng Nhà máy đốt
rác năng lượng thấp của Công ty Môi trường Thăng Long với công suất 300
tấn/ngày [6].
Mặc dù CTR chở đến các nhà máy làm phân hữu cơ có thành phần hữu cơ từ
60 ÷ 65% nhưng do chưa được phân loại tại nguồn nên lượng CTR thải ra sau xử lý
từ các nhà máy này phải mang đi chôn lấp vào khoảng 35 ÷ 40% lượng đầu vào.
Thống kê sơ bộ cho thấy, không quá 10 nhà máy làm phân hữu cơ đang hoạt động
có công suất khoảng 200 tấn/ngày chất thải đầu vào và chỉ có 1 nhà máy công suất
600 tấn/ngày tại TP. Hồ Chí Minh. Nếu hoạt động đủ công suất thì số lượng được
xử lý làm phân hữu cơ < 2.500 tấn/ngày, chiếm khoảng < 10% CTRĐT phát sinh.
Thực tế, các nhà máy này đều chưa hoạt động đủ công suất thiết kế do tiêu thụ phân
hữu cơ còn gặp nhiều khó khăn.
Tái chế CTR như giấy thải, nhựa thải, kim loại thải ở Việt Nam hầu hết do tư
nhân và các làng nghề đảm nhiệm. Tuy là các hoạt động tự phát nhưng hoạt động
này rất phát triển, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân. Khoảng 90% CTR như

8


giấy, nhựa, kim loại được tạo thành sản phẩm tái chế, còn khoảng 10% thành chất
thải sau tái chế. [8]
1.2.2.4. Xử lý và tiêu hủy CTR
Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR thu gom
được. Thống kê trên toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung ở các thành
phố lớn đang vận hành. Như vậy, cùng với lượng CTR được tái chế, hiện ước tính
có khoảng 60% CTRĐT đã được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và
tái chế trong các nhà máy xử lý để tạo ra phân compost, tái chế nhựav.v.. [8].
1.2.2.5. Hệ thống quản lý CTR
Trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước, công tác quản lý CTR được các
nhà quản lý quan tâm tập trung chủ yếu vào công tác thu gom và xử lý các loại chất

thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người (RTSH). Chính vì vậy, mô hình
thu gom, xử lý khi đó cũng mới chỉ hình thành ở mức độ đơn giản. Đơn vị chịu
trách nhiệm quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH được giao cho Phòng
Quản lý đô thị trực thuộc UBND tỉnh, thành phố với đơn vị chịu trách nhiệm vệ
sinh đường phố là các công nhân quét dọn và thu gom từ các hoạt động sinh hoạt
của người dân khu vực đô thị, sau đó được tập kết và đổ thải tại nơi quy định.
Trong giai đoạn tiếp theo, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, chất lượng đời sống nhân dân theo đó cũng được nâng cao là nguyên nhân
phát sinh lượng CTR ngày càng lớn. Đi kèm với quá trình phát sinh về khối lượng
là tính phức tạp, sự nguy hại về tính chất. Quá trình phát triển đòi hỏi công tác quản
lý phát triển tương ứng về cơ chế, chính sách, pháp luật và các nguồn lực.
Cho đến nay, hoạt động quản lý không chỉ tập trung vào công tác thu gom và
tập kết đến nơi đổ thải theo quy định. Công tác quản lý hiện nay đă mở rộng hơn,
bao gồm từ hoạt động thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý hợp vệ sinh, đảm
bảo các QCVN và TCVN đặt ra.
Nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế đặt ra, công tác quản lý được điều
chỉnh bằng một hệ thống các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật quy định khá
chi tiết. Song song với đó, hệ thống tổ chức quản lý bắt đầu hình thành và phát triển
với các nguyên tắc tương đối cụ thể; căn cứ theo chức năng quản lý và nhiệm vụ
được giao, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quản lý phát sinh của ngành.

9


Việt Nam đã xây dựng được khung pháp lý phù hợp với các hoạt động bảo
vệ môi truờng nói chung và quản lý CTR nói riêng:
- Luật Bảo vệ Môi trường đuợc Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm
1993 và có hiệu lực từ ngày 10 tháng 01 năm 1994.
- Nghị quyết 41 -NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về
BVMT trong thời kỳ CNH -HĐH đất nước.

- Quyết định số 34/ QĐ - TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của thủ tướng
chính phủ về việc ban hành kế hoạch hoạt động thực hiện NQ số 41 NQ/TW của Bộ
chính trị về BVMT trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.
- Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2020
với những mục tiêu cụ thể là tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt đạt 90%, xử lý và tiêu
huỷ 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế cơ quan chủ trì và triển khai thực
hiện là Bộ TN &MT.
- Luật BVMT năm 2005 được Quốc hội thông qua chính thức có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 7 năm2006.Trong đó đã nêu ra 4 điều quy định chung về quản lý chất
thải (Mục 1 chương 3 từ điều 66 đến diều 69) và 4 điều về quản lý chất thải rắn
thông thường (Mục 3 chương 3 từ điều 77 đến điều 80).
Bên cạnh đó có các hướng dẫn về quản lý và xử lý CTR, đây là công cụ hữu
hiệu trong quản lý CTR, các văn bản quy phạm pháp luật về CTR như:
- Chỉ thị 199/TT ngày 03 tháng 4 năam 1997 của Thủ tướng chính phủ
về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và khu
công nghiệp.
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TT ngày 10 tháng 07 năm 1999 của Thủ tướng
chính phủ phê duyệt chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp tại
Việt Nam đến năm 2020.
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT – BKHCNMT – BXD ngày 18 tháng
01 năm 2001 hướng dẫn các quy định về BVNT đối với việc lựa chọn địa điểm, xây
dựng và vận hành bãi chôn lấp CTR.
- Chỉ thị số 23/2005/CT – TTg ngày 21 tháng6 năm 2005 của Thủ tưóng
chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp.

10


- Nghị định số 65/2006/NĐ - CP ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ
về tổ chức hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi truờng.

- Quyết định số 1487/QĐ - BTNMT ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Cục
trưởng Cục BVMT về việc phê duyệt thuyết minh dự án tuyển chọn năm 2006 “Xây
dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh
hoạt cho các khu đô thị mới”.
- Quyết định số 224/QB –BTNMT ngày 06 tháng 10 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ TNMT về việc phê duyệt nội dung và dự đoán dự án “Xây dựng mô hình
và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các
khu đô thị mới”.
- Quyết định số 17/2001/QĐ - BXD ngày 07/8/2001 của Bộ trưởng Bộ xây
dựng ban hành định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh môi trường đô thị.
- Nghị định số 59/2007/NĐ - CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ
về Quản lý CTR.
- Thông tư số 13/2007/TT – BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây
dựng về việc hướng dẫn một số điều của NĐ số 59/2007/NĐ - CP của Chính phủ về
Quản lý CTR.
- Thông tư số 17/2005/TT - BXD ngày 01/11/2005 của Bộ trưởng Bộ xây
dung "V/v hướng dẫn phương pháp lập và quản lý giá dự toán dịch vụ công ích đô
thị". Định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh môi trường đô thị - Phần công tác thu
gom, vận chuyển và xử lý rác thải ban hành kèm theo Quyết định số 17/2000/QĐ BXD ngày 07/8/2000 của Bộ trưởng bộ Xây dựng.
Mặc dù hiện nay, công tác quản lý chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực
tế nhưng cùng với sự phát triển KT-XH, đi cùng với xu hướng phát triển và hội
nhập, công tác quản lý đă từng bước được thay đổi, tăng cường để phát huy hơn nữa
vai trò và hiệu quả thực hiện.

11


12



Chất thải rắn
4. Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn
4.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách
– Kiện toàn hệ thống tổ chức phục vụ công tác bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương
theo Luật bảo vệ môi trường 2014.
– Rà soát, quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân từ cấp tỉnh tới cấp huyện, cấp xã; trách
nhiệm các cơ quan chuyên môn; trách nhiệm của tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp;
trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công
tác quản lý chất thải.
– Đẩy mạnh công tác xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2015/NĐ-CP
ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu và các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên
quan đến lĩnh vực quản lý chất thải.
– Triển khai hiệu quả công cụ pháp lý trong công tác quản lý chất thải: xác nhận bảo đảm yêu cầu
bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp
thông thường trước khi hoạt động.
– Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích thu gom, vận chuyển
và đầu tư cơ sở xử lý chất thải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội địa phương
– Xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư xây dựng và
trực tiếp quản lý, khai thác, vận hành dự án xử lý chất thải sau khi xây dựng xong đảm bảo tính hiệu
quả, ổn định và bền vững của dự án xử lý chất thải.
– Có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp hành nghề quản lý chất thải nguy hại
đầu tư các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải nguy hại theo hướng thân thiện môi trường nhằm phát triển
công nghệ xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam cả về chất lượng và số lượng; khuyến khích các cơ sở
xử lý không có giấy phép và cơ sở hoạt động trong các làng nghề chuyển đổi mô hình sản xuất (áp dụng
công nghệ sạch, thân thiện với môi trường…) hoặc lắp đặt các thiết bị/hệ thống xử lý để đáp ứng các
quy định về bảo vệ môi trường.
4.2. Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực
– Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu nội dung về quản lý chất thải quy định tại Luật bảo vệ môi
trường 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế
liệu rộng rãi tới các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân.

– Tăng cường trao đổi, tham quan, học tập kinh nghiệm trong triển khai công tác quản lý chất
thải, chú trọng đến tính khả thi, sự phù hợp khi triển khai áp dụng cùng mô hình xử lý chất thải giữa
các địa phương.
– Nghiên cứu đưa nội dung giáo dục môi trường trong đó có quản lý chất thải vào chương trình
chính khóa của các cấp học phổ thông
– Đào tạo và tăng cường nguồn nhân lực biên chế phục vụ cho công tác quản lý chất thải
– Đẩy mạnh việc tuyên truyền, đào tạo và tổ chức các khoá tập huấn cho doanh nghiệp về sản
xuất sạch hơn, hoạt động giảm thiểu phát sinh chất thải rắn; quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái
chế chất thải rắn theo đúng các quy định của pháp luật.
– Đẩy mạnh việc xây dựng và phổ biến cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về chất thải rắn;
các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về quản lý, xử lý chất thải rắn.
4.3. Giải pháp về đầu tư và tài chính
– Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý, xử lý chất thải rắn: nguồn ngân sách nhà
nước (cả vốn ODA), quỹ bảo vệ môi trường, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ngoài.
– Mở rộng hỗ trợ tín dụng nhà nước cho các công trình đầu tư, dự án tái chế, tái sử dụng và thu
hồi năng lượng từ chất thải rắn cũng như các ưu đãi về thuế, phí và lệ phí.

13


– Rà soát, nghiên cứu giảm thiểu thủ tục trong quá trình triển khai vay vốn, bao gồm cả vay từ
nguồn vốn ưu đãi để thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn áp dụng công nghệ phù hợp với điều kiện
Việt Nam.
– Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào hoạt động tái chế, tái sử
dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn. Đẩy mạnh hợp tác công – tư (PPP) trong lĩnh vực xử lý, tái
chế chất thải rắn.
– Đẩy mạnh xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn; tăng
dần nguồn thu phí vệ sinh, giảm dần hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải
rắn; Rà soát sửa đổi bổ sung và ban hành đơn giá xử lý chất thải rắn có thu hồi năng lượng.
– Xây dựng chính sách mua sắm công để ưu tiên mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường,

sản phẩm sau quá trình tái chế, xử lý chất thải từ nguồn ngân sách.
– Nghiên cứu, áp dụng giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, có lộ trình điều chỉnh giá nhằm
từng bước đáp ứng yêu cầu về bù đắp chi phí quản lý vận hành và đầu tư xây dựng
– Lựa chọn các địa điểm hợp lý để đầu tư các trung tâm xử lý và tái chế chất thải ở quy mô liên
vùng, liên tỉnh. Bố trí kinh phí đầu tư các cơ sở xử lý chất thải nguy hại công ích ở các vùng, miền còn
gặp nhiều khó khăn hoặc không có cơ sở xử lý như các tỉnh miền núi, hải đảo…
4.4. Giải pháp về giám sát, kiểm tra, thanh tra
– Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của các địa phương
trong kiểm soát chặt chẽ các khu xử lý chất thải, bãi chôn lấp chất thải giáp ranh giữa các địa phương và
việc vận chuyển chất thải liên tỉnh.
– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
để phòng ngừa cũng như kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm
4.5. Giải pháp hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu, phát triển công nghệ
– Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn theo hướng giảm thiểu lượng chất thải rắn
chôn lấp, tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải
– Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ sẵn có tốt nhất (BAT), công
nghệ thân thiện với môi trường.
– Đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình điểm về tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ
chất thải rắn nhằm lựa chọn các mô hình phù hợp để nhân rộng trên phạm vi cả nước.
– Áp dụng các công nghệ tái chế hiện đại, thân thiện với môi trường thay thế các công nghệ cũ,
lạc hậu ở các cơ sở tái chế.
4.6. Giải pháp về đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật với các
tổ chức quốc tế
– Chủ động đề xuất, xây dựng cơ chế và nội dung hợp tác song phương và đa phương, trao đổi
kinh nghiệm trong công tác quản lý, xử lý chất thải rắn.
– Tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài tham gia phát triển cơ sở hạ tầng, nhà máy phục vụ
quản lý, xử lý chất thải rắn.
– Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đào tạo trong hoạt động tái chế, tái sử
dụng thu hồi năng lượng từ chất thải rắn.


14



×