Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích vai trò của hoạt động giáo dục trong các giai đoạn tố tụng( điều tra vụ án hình sự; xét xử vụ án hình sự; giáo dục, cải tạo phạm nhân). Rút ra kết luận cần thiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.07 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

A-

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong các giai đoạn tố tụng khác nhau thì vai trò của các hoạt động tâm lý cũng
khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiệm vụ mà giai đoạn đó phải thực hiện. Có nhiều
hoạt động tâm lí khác nhau trong các giai đoạn tố tụng như: hoạt động nhận thức,
hoạt động thiết kế, hoạt động giáo dục. Việc nghiên cứu vai trò của hoạt đông giáo
dục giúp chúng ta có hiểu biết cụ thể, toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề này về lý
luận và thực tiễn. Vì vậy, em xin tìm hiểu đề tài: “Phân tích vai trò của hoạt động
giáo dục trong các giai đoạn tố tụng( điều tra vụ án hình sự; xét xử vụ án hình
sự; giáo dục, cải tạo phạm nhân). Rút ra kết luận cần thiết.”

B-

I-

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Khái quát

1


1.

Khái niệm hoạt động giáo dục
Hoạt động giáo dục là quá trình tác động có hệ thống và cá mục đích đến tâm lí
người bị giáo dục, để luyện tập cho họ những thói quen cũng như những phẩm chất


tâm lí mà người giáo dục mong muốn.
Một trong những mục đích cơ bản của hoạt động tư pháp là giáo dục, cải tạo và
cảm hóa người phạm tội, cũng như giáo dục mọi công dân có ý thức tuân thủ pháp
luật. Hoạt động giáo dục được coi là một chức năng tâm lí mà người giáo dục
mong muốn.

2.

Mục đích của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp
Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồng thời tăng cường ý thức pháp luật
của mọi công dân. Thông qua hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong
các quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để giáo dục ý thức tuân
thủ pháp luật của công dân
Phòng ngừa hành vi phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật. Giáo dục ý thức
pháp luật cho mọi người có thái độ đúng đắn đối với việc tuân thủ các quy phạm
pháp luật có tác dụng răn đe và phòng ngừa tội phạm.
Giáo dục, cải tạo và cảm hóa người phạm tội. Đây là mục tiêu chủ yếu của hoạt
động giáo dục trong hoạt động tư pháp.

3.

Đặc điểm của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp
Hoạt động giáo dục trong các giai đoạn tố tụng luôn luôn được thực hiện trong
khuôn khổ luật định.
Hoạt động giáo dục do các cán bộ tư pháp thực hiện nhằm tác động đến tâm lí
của những người tham gia tố tụng.

2



Hoạt động giáo dục được tiến hành thông qua các giai đoạn tố tụng. Khi tiến
hành hoạt động giáo dục, cán bộ tư pháp thường sử dụng những phương pháp tâm
lí tư pháp.
Vai trò của hoạt động giáo dục trong các giai đoạn tố tụng

II1.

Vai trò của hoạt động giáo dục trong điều tra vụ án hình sự.
Ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, vai trò của hoạt động giáo dục chủ yếu
được thực hiện thông qua các điều tra viên. Trong giai đoạn này, điều tra viên cũng
đã bắt đầu thực hiện chức năng giáo dục của mình mặc dù đây không phải là hoạt
động chính, chủ yếu của giai đoạn này. Hoạt động giáo dục này được thể hiện cụ
thể như sau:
Trong khi tiến hành điều tra, mỗi một cử chỉ, hành vi của điều tra viên cần
được cân nhắc và mang tính giáo dục nhất định. Có như vậy cuộc hỏi cung mới có
kết quả tích cực. Điều tra viêc có thể cung cấp các tin tức bổ sung cho người làm
chứng, người bị hại, hoặc gợi ý, động viên họ để đánh giá, giải thích đúng nội dung
sự kiện, cũng như các hiện tượng xoay quanh sự kiện. Do đó trong giai đoạn điều
tra cần phải xây dựng cơ sở cho hoạt động giáo dục sau này. Sự hình thành cơ sở
giáo dục cho các giai đoạn hoạt động tư pháp khác có thể biểu hiện bằng sự thu
thập thông tin cần thiết để tổ chức quá trình giáo dục tiếp theo của Toà án và các tổ
chức khác được giao nhiệm vụ giáo dục người phạm tội. Điều tra viên cũng cần thu
thập những thông tin cần thiết về: cá nhân bị can để cung cấp cho các cơ quan sẽ
tiếp tục giáo dục họ, đó là những thông tin về phẩm chất cá nhân của bị can, về các
thói quen, phẩm chất tiêu cực của nó, môi trường xung quan tác động đến các
phẩm chất tiêu cực của bị can.
Hoạt động giáo dục của điều tra viên nhằm loại bỏ những tổn thương ở tinh
thần của người bị hại và người làm chứng. Bởi vì hành vi của bị can có thể gây ra
3



cho những người này những trạng thái tâm lý tiêu cực. Bằng những hành động
mang tính giáo dục và nhân văn điều tra viên có thể giúp họ trấn an tinh thần, bình
tĩnh nhớ lại những vấn đề của vụ án, loại bỏ những ý nghĩ tiêu cực...
Chức năng giáo dục của điều tra viên thể hiện rõ nét trong hoạt động đấu tranh
với bị can buộc họ phải báo đúng sự thật, từ bỏ con đường phạm tội, khắc phục
những hậu quả đã gây ra… Ở đây sự đấu tranh của điều tra viên có tác động, ảnh
hưởng rất lớn đến bị can. Sự tác động này theo hướng làm khơi dậy trong bị can
cảm xúc về tội lỗi của mình. Sự đối xử công bằng, lịch sự và nhân đạo của điều tra
viên sẽ kích thích sự suy nghĩ của bị can về lỗi của mình, sẽ làm cho họ phân tích
đúng đắn những sai lầm của mình, vạch ra những phẩm chất tiêu cực mà mình mắc
phải, đồng thời suy nghĩ đúng về hình phạt mà Toà án sẽ áp dụng đối với họ. Giáo
dục thông qua việc đấu tranh với bị can được thể hiện cụ thể ở việc điều tra viên có
thể công khai tranh luận về các tình tiết của vụ án, song cũng có thể bí mật nêu ra
các câu hỏi và giải đáp các câu hỏi của nhau..
Để tác động giáo dục đối với bị can, điều tra viên còn có thể thông qua những
sự việc, hiện tượng và các nguồn thông tin khác. Nếu điều tra viên biết sử dụng
những sự việc, thông tin có giá trị thuyết phục đối với bị can thì sẽ có những
chuyển biến tốt hết sức bất ngờ. Vấn đề kích thích và khơi dậy lòng tự trọng và
nguyện vọng tự giáo dục của bị can là một quá trinh phức tạp xong có thể thực
hiện được. Trong bất kỳ quá trình cảm hoá nào, sự giáo dục cũng có hai bước phát
triển – quá trình cung cấp tri thức, kinh nghiệm, thói quen; quá trình tự giáo dục
một cách tích cực, sáng tạo sử dụng các tri thức, kinh nghiệm và thói quen mới.
Nếu như không có quá trình cải tạo thì không thể đạt được mục đích giáo dục.
Dưới sự tác động tích cực của điều tra viên trong bị can dần dần trỗi dậy ý thức
mong muốn tự giáo dục. Biểu hiện rõ nét nhất là sự thành khẩn nhìn nhận tội lỗi và
nghiêm khắc tự phê phán hành vi của bản thân. Biểu hiện tích cực nhất là lòng
4



mong muốn được tự giáo dục chính là việc bị can trực tiếp trình bày với điều tra
viên hoặc với tập thể của họ về nguyện vọng được phấn đấu, rèn luyện để trở thành
một con người tốt. Khi điều tra viên khơi dậy được tính tích cực tự giáo dục của bị
can thì hoạt động giáo dục trong giai đoạn điều tra sẽ nhanh chóng đạt hiệu quả.
Như vậy, từ sự phân tích trên có thể khẳng định rằng hoạt động giáo dục có vai
trò quan trọng và không thể thiếu trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Tuy nhiên,
nó không đóng vai trò chủ đạo. Sở dĩ như vậy là xuất phát từ nhiệm vụ của giai
đoạn điều tra là thu thập những tài liệu, thông tin nhằm xác định sự thật vụ án. Nên
hoạt động nhận thức mới là hoạt động chủ đạo của giai đoạn này. Tuy nhiên, sẽ
không thực hiện được nếu thiếu đi hoạt động giáo dục.
Ví dụ: trong một vụ án hình sự giết người cướp của. Hoạt động giáo dục của
điều tra viên tác động rất nhiều đến tâm lí của người phạm tội. Điều tra viên có thể
phân tích hành vị phạm tội của bị can, điều tra viên phân tích tính chất nghiêm
trọng của tội giết người, cướp của, tác động đến bị can để họ thấy mức độ nguy
hiểm của tội mình gây ra. Hoặc điều tra viên kể chuyện, nêu những tấm gương tốt
để bị can có thể nhìn vào mà suy nghĩ khác và có thái độ tốt hơn.
2.

Vai trò của hoạt động giáo dục trong xét xử vụ án hình sự
Hoạt động giáo dục trong xét xử cũng như trong điều tra đều hướng tới giáo
dục bị can và mọi công dân. Toà án giáo dục mọi người ý thức tôn trọng pháp luật,
rèn luyện thói quen tuân thủ pháp luật, cần làm cho mọi người tin rằng bất cứ hành
vi vi phạm pháp luật nào cũng sẽ bị Toà án và xã hội lên án, giáo dục mọi công dân
có ý thức tham gia vào hoạt động dấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Toà án
cần giáo dục cho mọi người có mặt tại phòng xử án ý thức tôn trọng đối với hoạt
động xét xử. Tác động giáo dục của Toà án là một hình thức hoạt động đặc biệt, đó
là giáo dục thông qua chính phiên toà xét xử: qua việc nghiên cứu công khai, trực
tiếp, đầy đủ, khách quan, cụ thể các tình tiết của vụ án tại phiên toà. Hiệu quả tác
5



động giáo dục của Toà án thể hiện ở tính chất cụ thể, trực tiếp khi xét xử, nó tác
động vào nhận thức của những người tham dự phiên toà về các chứng cứ cho dù
mỗi chứng cứ đó có thể gây xúc động tích cực hoặc tiêu cực.
Hoạt động giáo dục của Toà án thực hiện trong phiên toà và ngoài phiên toà.
Hoạt động giáo dục của Toà án ngoài phiên toà được thể hiện bằng cách thẩm phán
trò chuyện với bị cáo, với nhân thân của họ, với người dại diện của cơ quan, tổ
chức và đồng thời được thực hiện trong lời phát biều công khai về kế hoach sắp
tới. Hoạt động giáo dục trong phiên toà được thực hiện bởi cá nhân thẩm phán, bởi
hội đồng xét xử và những người tham gia xét xử như kiểm sát viên, luật sư… cụ
thể:
* Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử , Toà án không chỉ lập kế hoạch nhận thức
trong giai đoạn xét hỏi mà còn lập kế hoach thực hiện tác động giáo dục. Vì vậy, có
thể mời thêm người làm chứng, đại diện đoàn thể xã hội, nghiên cứu điều kiện
sống và điều kiện giáo dục của bị cáo…để thực hiện mục đích nói trên.
* Trong giai đoạn xét xử: Thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư phải luôn ý thức
đước rằng mọi hoạt động của họ phải đảm bảo cả chức năng giáo dục. Họ phải tác
động đến cả bị cáo, thức tỉnh trong bị cáo cảm nhận được lỗi lầm và mong muốn
được sử chữa lỗi lầm đó. Họ cần phải tác động đến tất cả những người có mặt tại
phiên toà hình thành cho họ ý thức tôn trọng pháp luật, chỉ ra cho họ biện pháp đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm, củng cố tâm lý cần thiết cho họ.
Tác động giáo dục của Toà án thể hiện cả khi tuyên án. Vì lẽ đó mà bản án của
Toà án tuyên phải đúng, đáp ứng với những yêu cầu của pháp luật đó là hình phạt
phải phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân
cách của bị cáo, bản án phải rõ ràng, sáng sủa, cụ thể và dễ hiểu. Bản án của Toà án
càng nhiều người biết càng tốt, do đó Toà án cần công bố rộng rãi nội dung của bản

6



án. Điều này rất quan trọng vì nó giúp Toà án thực hiện tác động giáo dục chung
đối với mọi công dân.
Tác động giáo dục của Toà án có thể được tiếp tục sau khi Toà án đã tuyên án.
Nếu sau khi kết án người bị kết án được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không
giam giữ thì Toà án cần kết hợp chặt chẽ với tập thể nơi cư chú hoặc làm việc, để
giúp họ tổ chức quá trình tự giáo dục và kiểm tra quá trình cải tạo của họ. Còn
trong trường hợp người bị kết án bị phạt tù, hoạt động giáo dục của Toà án phải
được thể hiện rõ ràng, cụ thể trong giai đoạn thi hành án vì đối tượng giáo dục đã
thu hẹp. Vì vậy các phương pháp tác động giáo dục cũng thay đổi. Tác động giáo
dục đối với bị cáo với sự có mặt của tất cả mọi người tại phiên toà, tất nhiên không
thể thực hiện bằng những phương pháp vẫn thường sử dụng trong giao đoạn thi
hành án.
Ví dụ: Vụ án Nguyễn Văn Cấp (sinh năm 1969 trú tại thôn Trong Hạ, xã Cao
Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) cùng đồng bọn phạm tội “Đánh bạc” xảy
ra vào ngày 26/02/2014 tại gia đình nhà Nguyễn Văn Cấp, được đưa đi xét xử lưu
động tại Nhà văn hoá thôn Trong Hạ, xã Cao Thượng, huyện Tân Yên vào ngày
28/3/2014. Trong quá trình xét xử, Tòa án phải cung cấp đầy đủ thông tin về vụ án,
bản án mà Tòa án tuyên đối với Nguyễn Văn Cấp cũng phải đúng, phù hợp với tính
chất, mức độ nguy hiểm của hành vi. Nội dung bản án phải cung cấp rộng rãi cho
mọi người bết để công dân hiểu rõ hơn về tội danh “đánh bạc” cũng như mức độ
nguy hiểm, bản án đối vớ tội đó…
3.

Vai trò của hoạt động giáo dục trong giáo dục, cải tạo phạm nhân
Xuất phát từ nhiệm vụ của giai đoạn này nên trong giai đoạn giáo dục, cải tạo
phạm nhân hoạt động giáo dục giữ vai trò chính, chủ đạo và có vị trí trung tâm.
Trong quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân, hoạt động giáo dục cá nhân phạm
nhân được thể hiện rõ ràng. Đây là chức năng giáo dục đặc biệt. Chức năng giáo
7



dục đặc biệt này được thể hiện qua những nét đặc trưng cơ bản dưới đây của hoạt
động giáo dục:
Ở giai đoạn giáo dục, cải tạo phạm nhân phương pháp giáo dục đặc thù được
vạch ra rõ ràng. Đây chính là quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân có những thói
quen và những phẩm chất tiêu cực nhất định. Muốn giáo dục cho họ những phẩm
chất tích cực thì phải loại bỏ ở họ những phẩm chất tiêu cực đó.
Điều kiện giáo dục đặc biệt, có sự kiểm tra xã hội nghiêm khắc, ngặt nghèo, đó
là phạm nhân phải sống cách ly khỏi xã hội và phải chấp hành chế độ của trại. Quá
trình giáo dục phải luôn luôn kết hợp với thuyết phục và cưỡng chế. Trong điều
kiện giáo dục đặc biệt ở trại thì yếu tố cưỡng chế giữ vai trò quan trọng hơn cả.
Chế độ của trại tạo điều kiện làm thay đổi những nhu cầu, thói quen xấu và phẩn
chất nhân cách tiêu cực của phạm nhân. Pháp luật quy định Ban giám thị trại giam
được quyền kiểm tra, giám sát các phạm nhân trong cuộc sống, lao động, dạy nghề
và giao tiếp; đối với các phạm nhân bị hạn chế thì hoạt động giáo dục được thể
hiện thông qua sự tác động của chính quyền xã, phường, trị trấn hoặc cơ quan, tổ
chức nơi trước đây phạm nhân cư trú hoặc làm việc.
Khi tiến hành hoạt động giáo dục, cải tạo, ban giám thị trại phải luôn luôn cân
nhắc những mâu thuẫn trong giao tiếp giữa các phạm nhân. Điều đó đòi hỏi ban
giám thị trại phải chuẩn bị và sử dụng các phương pháp tác động đặc thù với mục
đích giáo dục, cải tạo, và các phương pháp phải được sử dụng thường xuyên trong
các hoàn cảnh cụ thể được tạo ra trong nhóm phạm nhân. Chính vì vậy hoạt động
giáo dục trong trại cải tạo được phát triển theo hai hướng, đó là giáo dục nhóm
phạm nhân và giáo dục một phạm nhân cụ thể.
III-

Đánh giá

8



Như chúng ta đã đã biết, chủ thể và đối tượng tác động của các hoạt động tư
pháp là con người. Mục đích cuối cùng là đều nhằm tạo ra những con người có
phẩm chất tâm lý tốt, phù hợp với yêu cầu của xã hội. Do đó, giáo dục chính là
biện pháp mà chúng ta buộc phải hướng đến để sử dụng sao cho có hiệu quả. Trong
các giai đoạn tố tụng, không một giai đoạn nào có thể bỏ qua chức năng giáo dục .
Nó giống là một hoạt động bắt buộc phải thực hiện và các chủ thể tiến hành tố tụng
luôn phải căn nhắc, chú ý để sao cho hoạt động giáo dục phát huy hiệu quả cao
nhất có thể. Kết quả cuối cùng của nó là giúp cho tất cả những người liên quan và
toàn xã hội có ý thức đúng đắn về một vấn đề nào đó, phát triển nhân nhân cách
theo xu hướng chuẩn mực của xã hội.
* Trong giai đoạn điều tra vụ án: hoạt động của các điều tra viên là thu thập các
nguồn tin, tài liệu cần thiết cho vụ án. Từ đó mà sẽ xây dựng lên được mô hình
phạm tội, cũng như hành vi của người phạm tội. Sự hiệu quả trong điều tra chỉ có
khi điều tra viên tiến hành các hoạt động trên hướng đến việc giáo dục bị can,
khiến họ tranh đấu với chính bản thân mình và thành khẩn khai báo, hướng đến
việc giáo dục các chủ thể khác tham gia tố tụng giúp họ có được tâm lý tốt, niềm
tin vào sự công bằng, đúng đắn của pháp luật. Vì vậy trong giai đoạn này, giáo dục
không phải chức năng chính nên cũng không phải hoạt động chính, chủ đạo, trung
tâm. Nó chỉ đóng vai trò quan trọng, cần thiết, là cơ sở để thực hiện các hoạt động
giáo dục tiếp theo.
* Trong giai đoạn xét xử: Để Tòa án có thể ra được những quyết định tố tụng
khách quan và đúng pháp luật, xử phạt đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm
và không xét xử và làm oan sai người vô tội. Đặc biệt khiến bị cáo nhận ra những
sai lầm trong hành vi lệch lạc của mình và chấp nhận thay đổi chính mình thì
những người tiến hành tố tụng cũng cần đặt hoạt động giáo dục là một chức năng
hướng đến sau cùng và không thể thiếu. Tuy không giữa vai trò chủ đạo thay cho
9



hoạt động thiết kế được nhưng hoạt động giáo dục vẫn đóng một vai trò quan trọng
và rất cần thiết trong quá trình xét xử.
* Trong giai đoạn cải tạo và giáo dục phạm nhân: mục đích cuối cùng của giai
đoạn này là giáo dục họ thành những con người tốt và giúp họ hoàn lương tốt. Do
đó ở giai đoạn này chức năng giáo dục là chức năng trọng tâm, chử yếu nên hoạt
động giáo dục động vai trò chủ đoạ, trung tâm. Những phương án cải tạo, giáo dục
phù hợp sẽ cảm hóa được con người phạm nhân sẽ trở thành những con người tốt
sau khi đã chấp hành xong hình phạt. Hoạt động giáo dục là mục đích cao nhất và
là phương tiện để tiến hành thực hiện các hoạt động tư phápn có hiệu quả. Hoạt
động giáo duc, cải tạo và các hoạt động tư pháp khác (hoạt động thiết kế, hoạt
động nhận thức) có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong hoạt động tư pháp,
tuy các hoạt động có vị trí và vai trò khác nhau trong mỗi giai đoạn nhưng về mặt
tổng thể thì chúng đều có sự tác động qua lại với nhau, hỗ trợ cho nhau và hướng
tới mục tiêu cuối cùng là làm cho hoạt động tư pháp diễn ra thống nhất, khách
quan và đúng pháp luật. Đồng thời mang tính giáo dục chung đối với cộng đồng.

C-

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Tóm lại, hoạt động giáo dục đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong các giai
đoạn tố tụng. Tuy mục đích, điều kiện giáo dục và đối tượng giáo dục trong từng
loại hoạt động cụ thể được thể hiện khác nhau xong không thể phủ nhận tầm quan
trọng của nó. Và trong tất cả các giai đoạn: điều tra, xét xử hay cải tạo phạm nhân
thì đều cần hoạt động giáo dục.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


-

Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình tâm lí học tư pháp, NXB công an nhân
dân, năm 2006.

-

/>
-

/>
-

/>
11



×