Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.37 KB, 12 trang )


Trang 1

MỤC LỤC
----***----

A.

MỞ ĐẦU .................................................................................................. 2

B.

NỘI DUNG .............................................................................................. 2

I. Khái quát chung về hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. ......... 2

1. Các khái niệm. ............................................................................................... 2

a. Khái niệm hoạt động nhận thức.................................................................... 2

b. Khái niệm hoạt động tư pháp. ....................................................................... 3

2. Mục đích của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. ..................... 3

3. Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. ......... 4

4. Các giai đoạn của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp. .............. 4

II. Vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng. .................. 5

1. Vai trò của hoạt động nhận thức trong cấu trúc của hoạt động tư pháp. .... 5



2. Vai trò của hoạt động nhận thức ở giai đoạn điều tra. ................................. 6

3. Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử. ............................. 8

4. Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn giáo dục, cải tạo phạm
nhân. ................................................................................................................. 9

III. Một số kết luận. ........................................................................................ 10

C.

KẾT LUẬN............................................................................................ 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 12












Trang 2

A. MỞ ĐẦU


Như chúng ta đã biết, trong hoạt động tư pháp nói riêng, hoạt động nhận
thức đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó là bộ phận, một mặt hoạt động rất
cơ bản, rất cần thiết không thể thiếu được của hoạt động tư pháp. Bất kỳ một chủ
thể nào của hoạt động tư pháp khi tiến hành nhiệm vụ của mình đều phải sử
dụng hoạt động nhận thức. Hoạt động nhận thức góp phần xây dựng, thúc đẩy
nhanh chóng việc hoàn thành mục đích, nhiệm vụ của hoạt động tư pháp.
Để hiểu rõ hơn về hoạt động nhận thức và có một cái nhìn toàn diện về vai
trò của hoạt động nhận thức, em đã chọn đề tài: “Phân tích vai trò của hoạt
động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng (điều tra vụ án hình sự, xét xử vụ
án hình sự, giáo dục, cải tạo phạm nhân). Rút ra kết luận cần thiết”.

B. NỘI DUNG

I. Khái quát chung về hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp.
1. Các khái niệm.
a. Khái niệm hoạt động nhận thức.
Sống và hoạt động trong thế giới khách quan, con người phải nhận thức,
tỏ thái độ và hành động với thế giới ấy. Nhận thức, tình cảm và hành động là ba
mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người. Trong quá trình hoạt động, con người
phải nhận thức, thông qua hoạt động nhận thức, hiện thực xung quanh và hiện
thực của bản thân được phản ánh, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ, tình cảm và
hành động.
“Hoạt động nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan
và bản thân con người thông qua các cơ quan cảm giác và dựa trên những hiểu
biết vốn liếng kinh nghiệm đã có của bản thân”.
Việc nhận thức thế giới có thể đạt tới những mức độ khác nhau: từ đơn
giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Mức độ nhận thức cảm tính, mức độ cao hơn

Trang 3


là nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác, trong đó
con người phản ánh những cái bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động đến
giác quan con người. Mức độ cao là nhận thức lý tính, bao dồm tư duy và tưởng
tượng, trong đó con người phản ánh những cái bản chất bên trong, những mối
quan hệ có tính quy luật. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ
chặt chẽ với nhau, bổ sung, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động nhận
thức thống nhất của con người.
b. Khái niệm hoạt động tư pháp.
Hoạt động tư pháp là việc của các cơ quan chuyên chính được Nhà nước
sử dụng như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thực hiện các hoạt động trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, được pháp luật tố tụng quy định để đấu
tranh phòng chống tội phạm hình sự và bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của các
tổ chức xã hội và công dân.
Nói một cách khái quát thì “hoạt động tư pháp là hoạt động tố tụng điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án do các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án
thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật tố tụng quy định nhằm bảo vệ các
quyền lợi của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và công dân”.
2. Mục đích của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp.
Hoạt động nhận thức là bộ phận, một mặt hoạt động rất cơ bản, rất cần
thiết, không thể thiếu được của hoạt động tư pháp. Bất kỳ một chủ thể nào của
hoạt động tư pháp (điều tra viên, thẩm phán, kiểm sát viên, hội thẩm nhân
dân…) khi tiến hành nhiệm vụ của mình đều phải sử dụng hoạt động nhận thức.
Trong hoạt động tư pháp, hoạt động nhận thức nhằm thực hiện các mục
đích sau:
- Thu thập các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án;
- Phân tích, đánh giá các chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật khách quan của
vụ án;
- Tìm hiểu tháu độ, hành vi xử sự của những người tham gia tố tụng;


Trang 4

- Nắm bắt được đặc điểm tâm lý của những người tham gia tố tụng;
- Đưa ra các cách thức, phương pháp tác động tâm lý đến những người
tham gia tố tụng.
3. Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp.
- Quá trình nhận thức là quá trình phát triển toàn diện tất cả các thành
phần của hoạt động tư pháp. Có thể nói nhận thức là phương tiện thực hiện các
hoạt động khác trong hoạt động tư pháp.
- Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp phần lớn mnag tính chất
gián tiếp và ít trường hợp mang tính chất trực tiếp.
- Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp là quá trình mang tính rất
phức tạp. Bởi trong hoạt động tư pháp, các cơ quan tiến hành tố tụng nhận được
một khối lượng thông tin lớn từ nhiều nguồn khác nhau, khối lượng thông tin
lớn, phong phú này đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải có khả năng phân tích,
đánh giá để rút ra được những kết luận cần thiết.
- Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp liên quan chặt chẽ với các
thủ tục tố tụng.
- Hoạt động nhận thức trong quá trình tố tụng mang sắc thái tình cảm cao
và được tiến hành trong trạng thái tâm lý căng thẳng.
- Nhận thức bị hạn chế về thời gian. Sự hạn chế này được quy định trong
các văn bản pháp luật tố tụng (các thời hạn thực hiện các hoạt động tố tụng). Do
vậy, sự hạn chế về thời gian đã thôi thúc những người tiến hành tố tụng phải
hoạt động tích cực để xác định sự thật khách quan của vụ án đã xảy ra.
4. Các giai đoạn của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp.
Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp được tiến hành qua các giai
đoạn:
- Giai đoạn 1: Tri giác các sự việc bằng các cơ quan cảm giác.
- Giai đoạn 2: Thiết lập và tim ra các cách thức phương hướng thu thập
chứng cứ tài liệu liên quan đến vụ án.


Trang 5

- Giai đoạn 3: Xây dựng mô hình tư duy năng động về vụ án đã xảy ra
trên cơ sở các chứng cứ tài liệu đã thu thập được.
- Giai đoạn 4: Đề ra và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể.
II. Vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng.
1. Vai trò của hoạt động nhận thức trong cấu trúc của hoạt động tư
pháp.
Quá trình nhận thức là quá trình phát triển toàn diện tất cả các thành phần
của hoạt động tư pháp. Trong cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp, thì hoạt
động nhận thức đóng vai trò là một trong những dạng hoạt động cơ bản, đạt
được các mục đích của hoạt động tư pháp là thông qua việc nhận thức một cách
toàn diện, đúng đắn sự thật khách quan của vụ án cùng với các hoạt động thiết
kế, giáo dục nhằm bảo vệ các quyền của Nhà nước, của tổ chức xã hội và của
công dân.
Ngoài ra, hoạt động nhận thức còn đóng vai trò là một hoạt động trung
tâm, là hoạt động cơ sở cho các hoạt động tâm lý khác trong cấu trúc của hoạt
động tư pháp. Bởi hoạt động nhận thức là hoạt động đầu tiên, nó là tiền đề, căn
cứ khởi đầu trong cấu trúc của hoạt động tư pháp. Nó là cơ sở để thực hiện các
hoạt động khác trong hoạt động tư pháp, nếu không có hoạt động nhận thức thì
các hoạt động còn lại trong cấu trúc của hoạt động tâm lý thì khó mà thực hiện
được hoặc nếu nhận thức mà không đúng thì đương nhiên các hoạt động còn lại
sẽ sai lầm.
Tóm lại, hoạt động nhận thức là một bộ phận, một mặt hoạt động rất cơ
bản, rất cần thiết không thể thiếu được của hoạt động tư pháp. Bất ký một chủ
thể nào của hoạt động tư pháp khi thực hiện nhiệm vụ của mình đều phải sử
dụng hoạt động nhận thức. Khi có một nhận thức đúng đắn về vụ án hình sự thì
mới có thể tiến hành những hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá chứng cứ để
làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, qua đó mới có thể ra các quyết định

đúng đắn, những biện pháp giáo dục hợp lý. Tuy nhiên, ở mỗi một giai đoạn của
hoạt động tố tung, hoạt động nhận thức lại có một vai trò nhất định, góp phần

×