Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và thực tiễn thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.82 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

Từ viết tắt:

BLTTDS

:

Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Năm năm 2004
được sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Tố tụng dân sự.

TTDS

LỜI NÓI ĐẦU
Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự là phù hợp với nguyên tắc quyền
quyết định và tự định đoạt của đương sự được quy định tại Điều 5
BLTTDS2004(sửa đổi, bổ sung năm 2011) – một trong những nguyên tắc quan
trọng nhất của BLTTDS. Trong nội dung bài viết của mình, em xin trình bày và
phân tích Bài tập học kỳ sô 17: “Vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương
sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và thực tiễn thực hiện”

NỘI DUNG
Khái quát một số vấn đề chung về thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở

I.

tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm.
1.

Khái niệm đương sự


Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc
lĩnh vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 BLTTDS2004(sửa đổi bổ sung năm 2011)
thì: “Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên
đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.

2.

Khái niệm thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự
1


“Thay đổi” được hiểu là việc thay cái này bằng cái khác hay đổi khác đi, trở
nên khác trước còn “Bổ sung” được hiểu là thêm vào cho đầy đủ. Như vậy, giữa
“thay đổi” và “bổ sung” có sự khác biệt căn bản: “thay đổi” thì phải có sự đổi
khác, bỏ cái cũ để sửa thành cái mới; “bổ sung” thì cái cũ vẫn được giữ nguyên và
được thêm những nội dung cần thiết để hoàn thiện hơn. Qua đó, ta có thể hiểu rằng
“thay đổi yêu cầu” là việc sửa đổi yêu cầu mà đương sự đã đưa ra ban đầu còn “bổ
sung yêu cầu” là việc đương sự thêm các yếu tố cần thiết để yêu cầu ban đầu trở
nên đầy đủ hơn.
3.

Cơ sở của quy định về vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án

a)

cấp sơ thẩm, phúc thẩm
Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý của quy định trong pháp luật Việt Nam hiện hành về việc thay

đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm là nguyên
tắc quyền tự định đoạt của đương sự được quy định tại Điều 5 BLTTDS2004(sửa
đổi, bổ sung năm 2011). Theo đó, Khoản 2 của điều này quy định: “Trong quá
trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu
cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật
và đạo đức xã hội”.
Xuất phát từ nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự nên
quyền và nghĩa vụ của đương sự được quy định cụ thể tại Điều 58, 59, 60,
61BLTTDS, trong đó có quy định: “Đương sự có quyền giữ nguyên, thay đổi, bổ
sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự”.
Quyền tự định đoạt của đương sự là quyền của đương sự trong việc tự quyết
định về quyền, lợi ích của họ và lựa chọn biện pháp pháp lý cần thiết để bảo vệ
quyền, lợi ích đó. Là một vấn đề cơ bản của tố tụng dân sự, chi phối quá trình tố
tụng dân sự nên quyền tự định đoạt là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng
dân sự.
2


b)

Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của quy định về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở
tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm là những biến chuyển của hoàn cảnh hoặc trường
hợp các bên thỏa thuận được với nhau một số hoặc toàn bộ vấn đề tranh chấp hoặc
có những tác động khác dẫn đến việc thay đổi mong muốn của người đã đưa ra yêu
cầu… Vì những lí do đó, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam đã ghi nhận quyền
được thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, tòa án phúc thẩm.
Vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án cấp sơ thẩm theo quy

II.


định của pháp luật Việt Nam hiện hành – Thực tiễn thực hiện và đề xuất hoàn
1.

thiện.
Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề thay đổi, bổ sung yêu
cầu của đương sự ở tòa án cấp sơ thẩm.
Điều 217 BLTTDS quy định trước khi hỏi về nội dung vụ án, của tọa phiên tòa
hỏi đương sự về các vấn đề thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu, cụ thể là:
“1. Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu
khởi kiện hay không
Hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố
hay không
Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ
sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập hay không.”
Để đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự đồng thời tạo điều kiện cho
đương sự phía bên kia biết trước được yêu cầu của đương sự đối lập để chuẩn bị
các chứng cứ, tài liệu chống lại yêu cầu đó và thực hiện việc tranh tụng một cách
tốt nhất, khoản 1 Điều 218 BLTTDS quy định: “Hội đồng xét xử chấp nhận việc
thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự, nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ
không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập
ban đầu.” Quy định này cũng được cụ thể hóa tại Điều 32 Nghị quyết
3


05/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ
tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được
sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân
sự. Theo đó, Điều này quy định : “Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại
phiên toà chỉ được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu

của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu
độc lập ban đầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố
của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Quy
định này là hợp lý và cần thiết nhằm bảo đảm không gây ra sự bất lợi cho các
đương sự và đảm bảo quyền tranh tụng giữa các đương sự trong tố tụng dân sự
đồng thời hạn chế việc lam dụng quyền thay đổi yêu cầu để gây ra khó khăn, rắc
rối cho Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Cũng theo quy định tại Điều
32 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP thì : “Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương
sự phải được ghi vào biên bản phiên toà. Trong trường hợp Hội đồng xét xử chấp
nhận yêu cầu thay đổi, bổ sung của đương sự, thì phải ghi trong bản án.
Trường hợp đương sự rút một phần yêu cầu trước và tại phiên tòa, thì Tòa án
ghi vào phần nhận định và quyết định trong bản án, quyết định về việc rút yêu cầu
đó của đương sự”
2.

Thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề
thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án cấp sơ thẩm và đề xuất hoàn
thiện quy định của pháp luật về vấn đề này.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì Hội đồng xét xử chỉ chấp
nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu không vượt quá phạm vi yêu
cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Tuy nhiên, lại không
hề có quy định giải thích thế nào là “yêu cầu ban đầu” và “vượt quá yêu cầu ban
đầu” dẫn đến việc không thống nhất trong cách áp dụng giải quyết.
4


Theo quy định tại Điều 32 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao thì “yêu cầu ban đầu” được hiểu là yêu cầu “được thể
hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc
lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng,

yêu cầu ban đầu là yêu cầu cuối cùng được đưa ra trước khi Tòa án mở phiên tòa (1).
Theo Thạc sĩ Bùi Thị Huyền (Khoa luật Dân sự- Đại học Luật Hà Nội) thì cần phải
hiểu yêu cầu ban đầu là quan hệ pháp luật tranh chấp được đưa ra trước khi Tòa án
ra quyết định đưa vụ án ra xét xử (thường là buổi hòa giải cuối cùng). Như vậy,
việc xác định thế nào được coi là “yêu cầu ban đầu” vẫn chưa thống nhất và hiện
tại vẫn chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 218 BLTTDS và Điều 32 Nghị quyết
05/2012/NQ-HĐTP thì tại phiên tòa sơ thẩm, đương sự có quyền thay đổi, bổ sung
yêu cầu nếu không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu
độc lập ban đầu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào giải thích
thế nào là “vượt quá” phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập
ban đầu. Hiện tại, Tòa án địa phương chưa thống nhất về cách hiểu vượt quá phạm
vi khởi kiện ban đầu(2). Ví dụ như trường hợp: trong vụ án tranh chấp về hợp đồng
vay tài sản, đương sự chỉ yêu cầu giải quyết buộc bị đơn trả nợ gốc, nhưng tại
phiên tòa yêu cầu bổ sung thêm tiền lãi chậm trả của số nợ gốc đã yêu cầu trong
đơn kiện thì trường hợp này có được coi là vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện
ban đầu không?
Như vậy, để thống nhất trong việc áp dụng pháp luật về vấn đề thay đổi, bổ
sung yêu cầu của đương sự ở tòa án cấp sơ thẩm cụ thể là về cách hiểu thế nào là
1() “Việc

thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”- THS. Bùi
Thị Huyền – Khoa luật Dân sự- Đại học Luật Hà Nội.
2() “Bàn

về vấn đề vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu trong vụ án dân sự”- Trần Đức
Long – Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Bình.
5



“yêu cầu ban đầu” và thế nào là “không vượt quá” yêu cầu ban đầu, pháp luật Việt
Nam cần có văn bản pháp luật cụ thể để giải thích và hướng dẫn chi tiết về vấn đề
này, tránh tình trạng không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật.
Vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án cấp phúc thẩm theo

III.

quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành – Thực tiễn thực hiện và đề xuất
1.

hoàn thiện
Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề thay đổi, bổ sung yêu
cầu của đương sự ở tòa án cấp phúc thẩm.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 256 BLTTDS quy định về việc thay đổi, bổ
sung kháng cáo, kháng nghị thì : “Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa
phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát
ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không
được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo,
kháng nghị đã hết”.
Điểm a) Khoản 1 Điều 11 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi
hành một số quy định trong phần thức ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp
Phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định:
“ Trường hợp vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị quy định tại Điều 245
và Điều 252 của BLTTDS, thì người kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có
quyền thay đổi, bổ sung nội dung kháng cáo, kháng nghị đối với phần bản án hoặc
toàn bộ bản án mà mình có quyền kháng cáo, kháng nghị.
Trường hợp người kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút một phần hoặc toàn bộ
kháng cáo, kháng nghị nhưng sau đó có kháng cáo, kháng nghị lại mà vẫn còn
trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị, thì vẫn được chấp nhận để xét xử phúc

thẩm theo thủ tục chung.”
Điểm b) khoản 1 Điều 11 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP cũng quy định :
6


“Trường hợp đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều
245 và Điều 252 của BLTTDS, thì trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà
phúc thẩm người kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ
sung kháng cáo, kháng nghị nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo,
kháng nghị đã gửi cho Toà án trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị”
Như vậy, trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu vẫn còn
thời hạn kháng cáo thì người kháng cáo (trong đây bao gồm cả đương sự) có quyền
thay đổi, bổ sung nội dung kháng cáo đối với phần bản án, hoặc toàn bộ bản án mà
mình có quyền kháng cáo. Pháp luật không giới hạn việc thay đổi, bổ sung yêu cầu
kháng cáo của người kháng cáo trong thời hạn kháng cáo, cụ thể là theo điểm a
khoản 1 điều 11 nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP thừa nhận việc người kháng cáo có
thể rút một phần hay toàn bộ kháng cáo sau đó kháng cáo lại, thay đổi nhiều lần
vẫn có thể được chấp nhận nếu vẫn trong thời hạn kháng cáo. Nếu thời hạn kháng
cáo đã hết thì trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa, người kháng cáo có
quyền thay đổi, bổ sung nội dung kháng cáo nhưng sẽ không được vượt quá phạm
vi kháng cáo đã gửi cho Tòa án trong thời hạn kháng cáo.
Việc thay đổi, bổ sung kháng cáo trước khi mở phiên tòa phải được làm thành
văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo
cho các đương sự biết về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo. Việc thay đổi, bổ sung
kháng cáo tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
2.

Thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề
thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án cấp phúc thẩm và đề xuất
hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này.

Điều 256 BLTTDS và Điều 11 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP đã quy định
về giới hạn của việc thay đổi, bổ sung kháng cáo là không được vượt quá phạm vi
kháng cáo ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo đã hết. Việc quy định như vậy nhằm
7


mục đích để các đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đồng
thời thực hiện nghĩa vụ đối với đối phương để họ chuẩn bị tổ chức việc biện hộ sau
khi đã biết rõ thực trạng những nội dung kháng cáo, kháng nghị. Tuy nhiên, như
thế nào là “không vượt quá” phạm vi kháng cáo ban đầu? Điều này chưa được thể
hiện cụ thể bằng các quy định của pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho các
chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một các hiệu quả. Do đó, Pháp luật
Việt Nam cần có văn bản hướng dẫn cụ thể giải thích thế nào là “không vượt
quá”phạm vi kháng cáo ban đầu để tránh sự không thống nhất trong việc áp dụng
pháp luật.
Bên cạnh đó, BLTTDS 2005 cũng như các vản bản hướng dẫn đều không có
quy định cụ thể về những hậu quả pháp lý phát sinh đối với những trường hợp thay
đổi, bổ sung kháng cáo. Vì vậy cần quy định cụ thể về hậu quả pháp lý sẽ phát sinh
đối với các trường hợp thay đổi, bổ sung kháng cáo của người kháng cáo để hỗ trợ
các chủ thể pháp luật TTDS có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề nêu trên, góp phần
tăng cường hiệu quả của hoạt động, đảm bảo được quyền tự định đoạt của các chủ
thể.
IV.

Quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về vấn đề thay đổi, bổ sung yêu
cầu của đương sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm.
Về cơ bản, quy định của BLTTDS2015 về vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của
đương sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm không có gì thay đổi so với quy định
này tại BLTTDS2004(sửa đổi, bổ sung năm 2011). Vấn đề thay đổi, bổ sung yêu
cầu của đương sự ở tòa án cấp sơ thẩm tại BLTTDS2015 được quy định tại Điều

243 và Điều 244 vẫn giữ nguyên nội dung so với quy định về vấn đề này tại
BLTTDS2004(sửa đổi, bổ sung năm 2011).
Tuy nhiên, vấn đề thay đổi, bổ sung kháng cáo khi chưa hết thời hạn kháng cáo
ở tòa án cấp phúc thẩm đã được BLTTDS2015 quy định cụ thể, chi tiết hơn tại
8


khoản 1 Điều 284 (có nội dung tương tự như quy định tại Nghị quyết số
06/2012/NQ-HĐTP).

KẾT LUẬN
Qua những phân tích ở trên, ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng quy định của pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của
đương sự ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm vẫn còn những hạn chế nhất định. Do
đó các cơ quan có thẩm quyền cần phải có những hành động cụ thể nhằm khắc
phục những hạn chế trong quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về vấn
đề này nhằm tăng cường tính khả thi của quy định này trong thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

“Giáo trình Luật tố tụng Dân sự Việt Nam (tái bản lần thứ 14 có sửa đổi, bổ

2.

sung)”, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân, 2014.
“Bàn về vấn đề vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu trong vụ án dân sự”-

3.


Trần Đức Long – Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Bình.
“Việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân

4.
5.

sự”- THS. Bùi Thị Huyền – Khoa luật Dân sự- Đại học Luật Hà Nội.
Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà nẵng, Trung tâm từ điển học, năm 2003.
Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần
thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân
sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố

6.

tụng dân sự
Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần
thức ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp Phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng
9


Dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Tố tụng Dân sự.

10



×