Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thảo luận luật kinh tế_ Bài tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.34 KB, 13 trang )

Đề bài
Ngày 1/1/2016 A chào bán gạo cho công ty B với giá
10.000đ/kg. Hạn trả lời đến 1/2/2016. 15/1/2016 B
yêu cầu giảm giá xuống 9.000đ/kg nhưng A không
đồng ý nên đến 20/1/2016 B đồng ý mua với giá
10.000đ và hẹn 25/1/2016 đến lấy hàng, A im lặng.
25/1 B đến lấy hàng nhưng A đã bán cho người khác.
Vì A không giao hàng nên B không có hàng giao cho
C và C đã khởi kiện B tại trung tâm trọng tài F. B cho
rằng mình thuộc trường hợp miễn trách nhiệm sẽ
không phải chịu áp dụng chế tài thương mại trong
trường hợp này.
Khó khăn trong sản xuất kinh doanh liên tục làm B
lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. 1/4/2016
Tòa án đã mở phá sản và tuyên bố phá sản đối với B.
Tại thời điểm thanh lý tài sản công ty B còn 2 tỷ chưa
bao gồm tài sản bảo đảm. Các khoản nợ còn:


- Nợ ngân hàng 2 tỷ ( thế chấp nhà xưởng 1 tỷ)
- Phí phá sản 100 triệu
- Lương lao động 200 triệu
- Điện nước 100 triệu
- BHXH 200 triệu
Biết rằng 1/3/2016 B đã tặng cho doanh nghiệp bạn
hàng thân thiết X 100 triệu nhân dịp khai trương chi
nhánh mới.
Hỏi:
1, A không bán hàng cho B là đúng hay sai ? Vì sao?
2, B được miễn trách nhiệm trước C không ? Vì sao?
3, Thực hiện thủ tục thanh lý tài sản của B




Bài làm
1. A không bán cho B là đúng. Vì:
- Theo khoản 3 điều 4 bộ luật thương mại 2005 quy
định: Hoạt động thương mại không được quy định
trong luật thương mại và trong các luật khác thì áp
dụng quy định tại Bộ luật Dân sự. Luật thương mại


2005 không có quy định về hợp đồng mua bán hàng
hóa, nên ta áp dụng luật dân sự 2015 cho tình huống
này.
- Theo khoản 2 điều 391, quy định rằng “Bên được
đề nghị trả lời không chấp nhận là một trường hợp
khiến đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt”. Xét thấy
trong tình huống này: “Ngày 1/1/2016 A chào bán
gạo cho công ty B với giá 10.000đ/kg, ngày
15/1/2016 B yêu cầu giảm giá xuống 9.000đ/kg
nhưng A không đồng ý” tức là B – bên được đề nghị
giao kết hợp đồng đã trả lời không chấp nhận với đề
nghị giao kết hợp đồng “ mua bán gạo giá 10k/kg” do
bên đề nghị giao kết hợp đồng- tức A đưa ra, dẫn tới
đề nghị giao kết hợp đồng này chấm dứt tại đây.
- 20/1/2016, B đồng ý mua với giá 10.000đ và hẹn
25/1/2016 đến lấy hàng, A im lặng. lúc này, một giao
kết hợp đồng mới sẽ phát sinh, trong đó bên đề nghị
giao kết hợp đồng lúc là B, còn bên được đề nghị
giao kết hợp đồng là A. Theo khoản 2 điều 393, bộ
luật dân sự 2015 thì sự im lặng của bên được đề nghị

không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận theo thói quen,
tức là trong trường hợp này , A im lặng đồng nghĩa
với việc A không chấp nhận giao kết hợp đồng
này.Và vì vậy A không bán cho B là đúng luật
2. B không được miễn trách nhiệm trước C.


Vì theo khoản 1 điều 294 luật Thương Mại 2005, quy
định các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với
hành vi vi phạm, xét thấy trong tình huống này B
không thuộc vào bất kì trường hợp nào trong các
trường hợp mà điều luật đã nêu .
Cu thể:
- Theo điểm a, xảy ra trường hợp miễn trách
nhiệm mà các bên đã thỏa thuận ( tình huống
không đề cập rõ nên chúng ta không xét điểm
này vào tình huống) .Tuy nhiên, giả định trong
hợp đồng giữa B và C có quy định: “trường hợp
được miễn trách nhiệm : A vi phạm hợp đồng
dẫn đến B vi phạm hợp đồng với C” thì B được
miễn trách nhệm trong trường hợp này .
- Theo điểm b, xảy ra sự kiện bất khả kháng : B
phải chứng minh được rằng dù áp dụng mọi biện
pháp cần thiết và khả năng cho phép, B cũng vẫn
không thể nào có hàng để giao cho C, dẫn đến vi
phạm hợp đồng . Trong tình huống, chỉ có nói
“Vì A không giao hàng nên B không có hàng
giao cho C”, như vậy chưa đủ khẳng định để
thuộc vào diện “ trường hợp bất khả kháng” đối

với B, bởi B hoàn toàn có thể có những động thái
,biện pháp khác mà vẫn có hàng giao cho C mà
không phụ thuộc vào A.


- Theo điểm c và d, hành vi vi phạm của một bên
do lỗi bên kia và do thực hiện quyết đinh của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không
thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng,
tình huống không nói rõ nên chúng ta sẽ không
xét các điểm này vào tình huống.

3. Thủ tục thanh lý tài sản của B
- Căn cứ điểm b, khoản 3, điều 53, Luật Phá sản năm
2014 thì trường hợp tài sản không có bảo đảm không
đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh
toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã. Nên trong trường hợp này, chúng
ta sẽ: Ưu tiên trả nợ cho ngân hàng trước là 1 tỷ.
- Căn cứ vào Điều 54, Luật Phá sản năm 2014, trả
cho các chủ nợ còn lại:
+ Chi phí phá sản: 0,1tỷ
+ Lương lao động: 0,2 tỷ


-

Nợ không đảm bảo: 1tỷ (còn lại trong ngân
hàng) + 0,1 tỷ (điện nước) + 0,2 tỷ (BHXH) =
1,3 tỷ


- Ngày 1/3/2016 B đã tặng cho doanh nghiệp bạn
hàng thân thiết X 100 triệu nhân dịp khai trương
chi nhánh mới. Mà thời điểm Tòa án mở phá sản
và tuyên bố phá sản đối với B vào ngày
1/4/2016. Vậy theo điều 48, Luật Phá sản năm
2014 thì B không bị cấm khi tặng tài sản cho
doanh nghiệp X.
- Vậy tổng tài sản còn lại của B là: 2 – 0,1 – 0,2 =
1,7 tỷ, chi trả cho các khoản nợ không đảm bảo:
+ Nợ ngân hàng: 1 tỷ.
+ Điện nước: 0,1 tỷ.
+ BHXH: 0,2 tỷ.
Sau khi thanh lý tài sản, tài sản còn lại của B
là: 1,7 – 1,3 = 0,4 tỷ.


Tài liệu tham khảo:
1. Bộ luật Dân sự năm 2015
2. Luật thương mại năm 2005
3. Luật phá sản năm 2014


Điều 294.(Luật Thương Mại). Các trường hợp miễn
trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm
trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên
đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của
bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết
định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao
kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh
các trường hợp miễn trách nhiệm.


Điều 53. Xử lý khoản nợ có bảo đảm
1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán
về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình
chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này,
Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:
a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực
hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối
với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị
chủ nợ;
b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh
doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc
thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo
thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng
có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo
đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh
nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ
hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử
lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3
Điều này.

2. Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy
hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm
phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy
định tại khoản 3 Điều này.


3. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm
b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như
sau:
a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước
khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;
b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh
toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán
trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ
thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã.
Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá
sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được
phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi
khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động
tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản
nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ
không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh


sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh
toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán
nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp
tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định
tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này
thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy
định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng
một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần
trăm tương ứng với số nợ.




×