Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

bài 7 khám, định bệnh và kế hoạch điều trị răng miệng ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.94 KB, 15 trang )

Bài 7

KHÁM, CHẨN ĐOÁN
VÀ LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RĂNG MIỆNG Ở TRẺ EM
1.
2.
3.
4.
5.

MỤC TIÊU
Mô tả được trình tự khám toàn bộ răng miệng ở trẻ.
Giải thích được ý nghĩa quan trọng của mỗi giai đoạn khám răng miệng.
Nhận diện được các bất thường về tăng trưởng, các bệnh toàn thân cùng các bệnh
lý răng miệng.
Hoàn tất một cách chính xác bệnh án răng miệng cho trẻ em.
Trao đổi được bảng câu hỏi về sức khỏe răng miệng của trẻ.
Thông thường, bác sĩ răng hàm mặt phải khám toàn bộ răng miệng và lập
kế hoạch điều trị. Sau đó, trình bày cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng hiện
tại cùng những điểm chính yếu trong kế hoạch điều trị, kể cả kế hoạch phòng
ngừa, nhằm đạt được một sự chăm sóc răng miệng toàn diện. Kế hoạch phòng
ngừa bao gồm việc hướng dẫn điều trị các vấn đề răng miệng đang tồn tại (hoặc
ngăn chặn không cho tiến triển thêm) hoặc ngăn ngừa các vấn đề răng miệng có
thế xảy ra trong tương lai nếu không được ngăn chặn kịp thời. để có một kế
hoạch điều trị chính xác, đồng thời lấy được sự tin tưởng và hợp tác của bệnh
nhân và gia đình. Phải thăm khám kỹ càng, không nên chỉ giải quyết theo yêu
cầu điều trị của trẻ em hoặc bố mẹ, mà nên cố gắng giải thích để có thể thực
hiện được một sự chăm sóc răng miệng toàn diện. nếu bố mẹ không đồng ý một
phần hoặc toàn bộ các điều trị, thì nên giải thích hướng dẫn lại cho trẻ hoặc bố
mẹ tầm quan trọng của việc điều trị theo kế hoạch đã được đề ra. Nếu được giải
thích về mối liên hệ giữa các vấn đề răng miệng hiện tại cùng với sức khỏe răng


miệng cũng như sức khỏe toàn thân của trẻ trong tương lại, thì ngay cả những
gia đình có thu nhập trung bình cũng sẽ tìm mọi cách để con em mình được
chăm sóc răng miệng toàn diện.
Lần nói chuyện đầu tiên giữa bố mẹ trẻ và người tiếp bệnh rất quan trọng.
người tiếp bệnh phải nói năng ân cần, thân thiện và có khả năng giao tiếp tốt.
bằng cách trả lời chính xác vui vẻ, người tiếp bệnh có thể gây được sự tin tưởng
cho bố mẹ của trẻ. Nên làm cho bố mẹ của trẻ tin rằng tình trạng sức khỏe của
trẻ là điều cần được quan tâm nhất. và cũng chính người tiếp bệnh là người đầu
1


tiên ghi nhận các thông tin về răng miệng của trẻ, và phương pháp thuận tiện
nhất để thu nhập các thôn tin ban đầu này là sử dụng bảng câu hỏi.
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN

I.

Để có thể đưa ra được các định bệnh và kế hoạch điều trị, cần phải thu
nhập và đánh giá các dữ kiện. đôi khi có thể định bệnh ngay lập tức qua một vài
dấu hiệu bệnh lý (ví dụ nướu sưng phồng, có lỗ rò, liên quan đến một răng cối
sữa đang đau và có lỗ sâu lớn). phàn lớn là phải sử dụng một vài phương pháp
khám hỗ trợ khác nhau như:
-

Hỏi bệnh sử tổng quát và bệnh sử răng miệng.
Nhìn.
Sờ.
Gõ.
Nghe.
Dùng thám châm.

Phim tia X: phim gốc răng, toàn miệng, phim thẳng và nghiêng.
Chiếu đèn.
Thử độ sống của tủy.
+ Lấy mẫu nghiên cứu.
+ Xét nghiệm cận lâm sàng.
+ Chụp ảnh thẳng và nghiêng.
Cần giải quyết những tình trạng khẩn cấp rồi mới thực hiện một chẩn đoán
toàn diện (ví dụ: đối với bệnh nhân đến với tình trạng viêm nướu hoại tử lở loét
cấp tính – ANUG – hay thân răng gẫy cần phải được điều trị ngay, như giảm
đau, sau đó mới chẩn đoán và điều trị tiếp theo).
Một cách tổng quát, cần thu nhập:

2


1.

Tuổi
Trước tiên ghi nhận tuổi theo khai sinh, tuổi khai sinh giúp hình dung đucợ
trong đầu sự phát triển sinh lý và tâm lý bình thường của một nhóm tuổi, tiếp
theo là đánh giá tuổi răng, dựa theo sự vôi hóa, mọc răng và thay răng. So sánh
những dữ kiện thu nhập được theo hai loại tuổi này của trẻ với các dữ kiện trung

2.



bình của nhóm tuổi.
Tình trạng toàn thân
Cần nắm vững bệnh sử toàn thân và bệnh sử gia đình khi khám răng miệng

cho trẻ.
Bệnh sử toàn thân: bệnh sử toàn thân giúp BSRHM nắm được sức khỏe tổng
quát của trẻ. Có thể hỏi thêm những thông tin cần thiết từ bố mẹ trẻ hoặc từ bác
sĩ y khoa, người đã và đang theo dõi sức khỏe cho trẻ. Khoảng 200 bệnh toàn
thân có biểu hiện ở miệng và vì “miệng là tấm gương của cơ thể” nên BSRHM
qua thăm khám răng miệng có thể là người đầu tiên phát hiện ra các biểu hiện

-

của bệnh toàn thân ở miệng.
Cần quan tâm đặc biệt đến bệnh sử của những trẻ đang có bệnh hoặc có tiền sử
bệnh. Qua trao đổi với bác sĩ y khoa, có thể ghi lại các thông tin cần thiết về chỉ
số sinh học như HA, nhiệt độ, nhịp tim, chiều cao, cân nặng, nhịp thở,…. Trước
khi điều trị, có thể chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng và thực hiện các
biện pháp phòng ngừa đặc biệt. Đôi khi phải đưa trẻ vào bệnh viện để điều trị

-

dưới gây mê.
Cần nắm vũng những lây bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân
và những người khác. Trong trường hợp trẻ đang nhiễm trùng cấp nên hoãn các

-

điều trị răng miệng lại (trừ trường hợp điều trị khẩn), chờ đến khi trẻ hồi phục.
Đối với trẻ đã từng nằm bệnh viện và đã được gây mê để phẫu thuật, trẻ thường
tỏ ra sợ hãi với những người mặc áo trắng, nên dành thời gian tiếp xúc để trẻ
vượt qua nỗi sợ hãi và chấp nhận điều trị.
Việc nằm viện và gây mê đối với trẻ chưa đến tuổi đi học có thể làm tổn
thương tâm lý và đối với trẻ lớn hơn thường gây ra ở trẻ một sự nhạy cảm đối




với các công việc điều trị sau này.
Bệnh sử gia đình: bệnh sử gia đình cũng có thể liên quan đến tình trạng răng
miệng và cung cấp những thông tin quan trọng giúp chẩn đoán các rối loạn di
truyền.
3


3.

Chức năng thần kinh
Quan sát trẻ cẩn thận trước và trong lúc trẻ ngồi trên ghế nha khoa. Nhận
xét về sự phối hợp cơ - thần kinh qua dáng đi, cử động, …. , đồng thời đánh giá
mức độ thông minh của trẻ. Sự hiểu biết, thái độ và cách giao tiếp của trẻ phản
ánh sự phát triển tâm lý. Lúc đầu rất khó nhận diện được sự phát triển tâm lý ở
trẻ, nhất là khi trẻ có vấn đề mà bố mẹ lại không muốn nói ra điều đó. Nếu trẻ có
vấn đề về nhân cách và cách ứng xử, trẻ sẽ khó giao tiếp và khó thực hiện theo
các hướng dẫn đã được để ra, có thể do trẻ chậm phát triển tâm thần. Bố mẹ
thường ít khi tự khai ra những chi tiết như trẻ chậm chạp hay trẻ có chỉ số thông
minh thấp. thường thì người trợ thủ có thể phát hiện ra điều này khi trò chuyện
với trẻ nhất là khi hỏi về chuyện học hành. Tuy nhiên khi trò chuyện với trẻ, cần

4.
-

đặt ra các câu hỏi phù hợp với từng nhóm tuổi.
Bệnh sử răng miệng
Nên thu nhập các dừ kiện về những lần điều trị trước nếu có.

Thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng.
Việc sử dụng fluor trước đây và hiện tại giúp BSRHM lập kế hoạch phòng ngừa
hiệu quả. Ví dụ: nếu gia đình sử dụng nước giếng cần lấy mẫu nước để phân tích

-

nồng độ fluor.
Các thói quen răng miệng trước đây và hiện tại cần được ghi nhận qua trao đổi
với bố mẹ của trẻ. Cần quan sát kỹ lưỡng như khám ngón tay (thói quen mút
tay), môi (mút hay cắn môi), và cử động của lưỡi, môi (thói quen đẩy lưỡi), ….

4


II.
1.
-

KHÁM LÂM SÀNG
Các dữ kiện có thể ghi nhận được qua khám lâm sàng và phim tia X:
Khám tổng quát
Ghi nhận kích thước, tầm vóc, dáng đi, cử động của trẻ:
Qua tầm vóc nhỏ bé của trẻ có thể phát hiện các dấu hiệu suy dinh dưỡng.
Thân hình ốm yếu, dáng đi mệt mỏi, khó ở, ….cho biết về tình trạng của trẻ.
Nắm tay trẻ có thể phát hiện được nhiệt độ cao. Tay lạnh ướt hoặc móng tay bị
cắn là dấu hiệu của trẻ lo lắng quá mức. ngón tay bị chai hay quá láng là do thói
quen mút tay. Ngón tay cong, móng tay có màu xanh tím là dấu hiệu của bệnh

2.
a.

-

tim bẩm sinh, khi điều trị cần áp dụng những biện pháp phòng ngừa đặc biệt.
Khám ngoài miệng
Khám đầu cổ
Khi nhìn và sờ đầu, cổ bệnh nhân cần ghi nhận các bất thường ở da, tóc như:
ban, chốc hay chấy,… Cần chuyển trẻ đến bác sĩ y khoa để điều trị các bệnh hay
lây nhiễm trước khi điều trị răng miệng. trong trường hợp cấp cứu phải điều trị
răng miệng trước, cần tôn trọng các biện pháp phòng ngừa thích hợp để ngăn
chặn sự truyền bệnh trong lúc điều trị, và những lần điều trị sau đó nên đợi đến

-

lúc đã kiểm soát được sự lây nhiễm.
Ghi nhận những thay đổi về kích thước, hình dáng , sự cân xứng, chức năng của
các cấu trúc đầu cổ. những bất thường có thể là dấu hiệu của những bệnh có liên

b.
-

quan đến răng miệng.
Sờ cổ, bờ dưới xương hàm dưới để phát hiện những lệch lạc.
Khám khớp thái dương – hàm dưới
Các rối loạn khớp thái dương – hàm dưới có thể có thể gặp ở tuổi thiếu niên, và

-

được xếp thành 2 loại:
+ Những dấu hiệu chủ quan: do trẻ hay bố mẹ khai (như đau cơ nhai…).
+ Những dấu hiệu khách quan : do BS RHM phát hiện khi thăm khám.

Đánh giá chức năng khớp thái dương – hàm dưới bằng cách sờ đầu lồi cầu hàm
dưới, quan sát miệng ở tư thế nghỉ, miệng khép và cử động đóng mở của hàm

3.

a.
-

dưới, tiếng kêu, các âm thanh bất thường.
Điều trị bảo tồn nhe vật lý trị liệu (xoa bóp, điện châm), giảm đau và máng nhai.
Khám trong miệng
Vị trí lưỡi, môi, các cơ quanh miệng lúc nói, lúc nuốt, lúc nghỉ là những
thông tin hữu ích cho định bệnh. Ở trẻ lớn, nên đánh giá sự phát âm.
Khám mô mềm
Khám cẩn thận má, môi, sàn miệng, vòm khẩu, nướu.

5


-

Khám kỹ lưỡng vùng hầu họng: amidan sưng to, có mủ là dấu hiệu đầu tiên của
nhiềm liên cầu khuẩn đưa đến sốt thấp khớp. nếu nghi ngờ nhiễm trùng họng do
liên cầu khuẩn, cần chuyển bệnh nhân đến ngay bác sĩ chuyên khoa. Trong một
vài trường hợp, có thể lấy bệnh phẩm ở họng khi bệnh nhân ngồi trên ghế nha để

-

b.


giúp bác sĩ y khoa chẩn đoán xác định nhanh hơn.
Quan sát kích thước và vị trí các thắng (môi, má, lưỡi) , sự hiện diện của các áp
xe và lỗ rò.
Cần ghi nhận hơi thở , số lượng và độ đậm đặc của nước bọt….
Khớp cắn
Sự tương quan giữa xương hàm trên và hàm dưới rất quan trọng đối với
chức năng của răng và thẩm mĩ của mặt. Ghi nhận những bất thường ở răng và

-

xương.
Bộ răng và khớp cắn có nhiều thay đổi đáng kể từ thời thơ ấu đến tuổi thiếu
niên. Sự thay đổi này xảy ra ở cả 3 chiều trong không gian, qua việc khám định
kỳ, BSRHM có thể ngăn chặn hoặc tác động một cách đáng kể đến những thay

-

đổi không như mong muốn này.
Mỗi lần khám phải theo dõi phim mặt nghiêng, mặt thẳng, tương quan các răng
trên cung hàm, đường giữa, chiều dài cung răng cùng số lượng răng ở bộ răng
hỗn hợp, cần lấy mẫu nghiên cứu và phân tích phim đo sọ.
+ Tương quan răng: tương quan răng cối, răng nanh và răng cửa hmf trên
và hàm dưới được ghi nhận ở tư thế căn khít trung tâm.
+ Tương quan hàm: ghi nhận tương quan xương hàm trên và hàm dưới.

c.
-

-


Cần phân loại khớp cắn theo tương quan răng và tương quan xương.
Cung hàm
Cho bệnh nhân há miệng lớn, để đánh giá từng cung răng một.
Loại cung răng:
+ Hẹp: hình chữ V
+ Rộng: phần phía trước phẳng và chuyển hướng ở vùng răng nanh.
Ở hàm trên, cần đánh giá độ cao và chiều rộng của khẩu cái.
Sự sắp xếp các răng trên cung hàm: quan sát tương quan giữa răng và răng trên
từng cung hàm, cùng vị trí của răng đối với xương nền (góc độ của trục răng…).
Điều này đặc biệt quan trọng khi xác định các tình trạng ở một bên hay hai bên

-

hàm.
Số lượng răng: dù quan sát trực tiếp hay với phim tia X, cũng nên đếm và nhận
diện răng cẩn thận để xác định răng thừa hay thiếu bẩm sinh.
6


-

Kích thước răng: trong thời gian bộ răng hỗn hợp thường có khe hở giữa các
răng. Cần đặc biệt quan tâm đến khe hở nguyên thủ ở vùng răng nanh sữa (nằm
giữa răng của bên – răng nanh hàm trên và giữa răng nanh – răng cối sữa thứ
nhất hàm dưới), cũng như khe hở giữa các răng phía trước hàm trên và hàm
dưới. Các khe hở này là bình thường và giúp cho các răng vĩnh viễn dễ sắp xếp

d.

ngay ngắn trên cung hàm.

Răng
Cuối cùng là khám răng để phát hiện sâu răng và những bất thường của
răng do di truyền hay mắc phải. Phát hiện sâu răng quan trọng ở mọi nhóm tuổi,
đặc biệt rất quan trọng ở trẻ em vì sang thương sâu răng tiến triển rất nhanh nếu
không được kiểm soát. Việc trám răng sâu giúp làm giảm đau, ngăn chặn sự lan

-

rộng nhiễm trùng và góp phần vào sự ổn định khớp cắn.
Cần làm sạch miệng trước khi khám để có thể khám chính xác và chi tiết. nên

-

thổi khô răng khi khám và nhìn dưới ánh sáng đầy đủ.
Phải tạo thói quen tốt khi khám, như bắt đầu tù hàm trên bên phải đi vòng cung

-

hàm trên, chuyển xuống hàm dưới bên trái và kết thúc ở hàm dưới bên phải.
Nếu thám trâm bị kẹt lại tại một vị trí nào, nên xem đó là sang thương sâu hay

-

tiền sâu.
Các khiếm khuyết về phát triển và hình thái: cần ghi nhận các cấu tạo không
hoàn chỉnh của men ở đáy hố rãnh, của ngà và ước đoán thời gian của sự xáo
trộn phát triển. quyết định đặt chất trám bít hỗ rãnh hay trám tùy thuộc vào bệnh
sử sâu răng, ý kiến của bệnh nhân hay gia đình về kế hoạch phòng ngừa toàn
diện (bao gồm cả chế độ ăn và kiểm soát vệ sinh răng miệng) và sau cùng là sự


-

hợp tác của bệnh nhân.
Sâu răng:
+ Ghi nhận tất cả sang thương sâu, và các mặt răng có nguy cơ cao bị sâu
(trũng, rãnh…).
+ Ở bệnh nhân đa sâu răng, cần làm các thử nghiệm về họa động sâu răng,
những phân tích về chế độ ăn để xác định yếu tố căn nguyên gây sâu răng. Giải
thích cho trẻ và bố mẹ về diễn tiến sâu răng, hướng dẫn để thay đổi các thói
quen xấu giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn. Cần cung cấp cho trẻ và bố mẹ
những thông tin cần thiết như sử dụng fluor, kiểm soát mảng bám…

7


+ Đánh giá tình trạng tủy các răng bị sâu, ghi nhận kích thước buồng và
ống tủy chân răng.
Tóm lại:
Để chẩn đoán chính xác và toàn diện, BSRHM phải thực hiện đầy đủ các
bước cần thiết để có thể khám một cách kỹ lưỡng và hệ thống. phải mô tả chi tiết
những lệch lạc về kích thước, hình dáng, màu sắc… của mô mềm và mô cứng.
chỉ bắt đầu công việc chăm sóc điều trị toàn diện sau khi đã trình bày rõ ràng
cho bệnh nhân và bố mẹ về mức độ và nguyên nhân bệnh.
QUY ƯỚC GHI SƠ ĐỒ RĂNG (hình minh họa)
Hiện nay có nhiều hệ thống gọi tên răng khác nhau. Hệ thống quốc tế sử

III.

dụng từ số 1 đến 32 để gọi tên răng vĩnh viễn, bắt đầu từ răng cối sữa thứ 3 hàm
trên bên phải (1), đi vòng cung răng đến răng cối thứ 3 hàm trên bên trái (16),

xuổng răng cối thứ 3 hàm dưới bên trái (17) và vòng sang răng cối thứ 3 hàm
dưới bên phải (32). Răng sữa được gọi bằng 20 chữ cái đầu tiên theo ký tự từ A
đến T.
Ủy ban đặc biệt về gọi tên răng của Hiệp hội Nha khoa Quốc tế đã đưa ra
-

các tiêu chuẩn cơ bản cần có của một hệ thống gọi tên răng:
Đơn giản , dễ hiểu.
Dễ viết, dễ phát âm.
Có thể sử dụng được qua hệ thống in ấn và điện tín.
Dễ đưa vào máy tính.
Dễ đáp ứng các tiêu chuẩn trong thực hành tổng quát.
Ủy ban này thấy rằng chỉ có hệ thống dùng 2 số đếm là đáp ứng được các
yêu cầu trên. Theo hệ thống này, chữ số đầu tiên chỉ phần tư cung hàm, chữ số
thứ hai chỉ loại răng nào trong phần cung hàm đó. Các phần tư cung hàm được
đánh số từ 1 đến 4 đối với răng vĩnh viễn, từ 5 đến 8 đối với răng sữa, theo chiều
kim đồng hồ bắt đầu từ vị trí hàm trên bên phải. răng được đnahs số từ 1 đến 8
(răng sữa từ 1 đến 5) từ đường giữa lui về phía sau ở mỗi phần tư hàm. Các chữ
số nên phát âm riêng rẽ; vì thế răng nanh vĩnh viên là răng một – ba, hai – ba,ba
– bốn, bốn – ba….
Trong phần kế hoạch điều trị của bệnh án, phải liệt kê các răng cần trám,
điềutrị nội nha hay nhổ và ghi nhận vùng nướu nào cần theo dõi. Có thể đánh
dấu cạnh mỗi răng những điều trị được thực hiện. những ghi chú trong quá trình
điều trị và lịch hẹn sẽ được ghi lại ở trang điều trị chi tiết.
8


-

PHIM X quang

Một khi đã chỉ định chụp phim tia X, thì nên quan sát phim trước khi đưa ra kế

-

hoạch điều trị.
Nên chụp phim định kỳ để phát hiện các sang thương sâu răng mới chơm và các

-

bất thường khác, nếu có.
Chỉ nên chụp phia răng của trẻ khi cần hỗ trợ việc chẩn đoán để tránh cho trẻ

-

phải tiếp xúc bức xạ ion hóa.
Thỉnh thoảng cũng cần chỉ định phim mặt nhai, phim quanh chóp, phim cắn

IV.

cánh ở những trẻ quá nhỏ (thậm chí ở cả trẻ sơ sinh) bị chấn thương, đau răng,
-

hoặc nghi ngờ có rối loạn về phát triển hoặc sâu mặt bên.
Sang thương sâu răng trên phim tia X luôn luôn nhỏ hơn sang thương thật.
những quan sát vi thể cho thấy sang thương thật tiến triển lan rộng qua men và

-

ngà hơn là sang thương nhìn thấy trên phim tia X.
Sâu răng mặt bên được phát hiện trên phim tia X nhiều hơn là được phát hiện

trực tiếp. nếu trẻ có sử dụng fluor với nồng độ chuẩn thì tỉ lệ sang thương được
phát hiện trên phim tia X lại càng nhiều hơn là được phát hiện trực tiếp. việc
phát hiện các sang thương sâu mới chớm giữ một vai trò quan trọng trong thực
hành nha khoa phòng ngừa: nếu trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt

V.

và được theo dõi chặt chẽ, nhiều sang thương sâu mới chớm sẽ ngưng tiến triển.
KHÁM VÀ PHÁT HIỆN SỚM
Chăm sóc răng miệng cho trẻ là nhằm mục đích ngăn ngừa đau, nhiễm
trùng, sự xuất hiện và tiến triển sâu răng, sự ngưng trệ trong phát triển răng,
thiếu chiều dài cung hàm, cùng sự sợ hãi đối với việc chăm sóc răng miệng.
trong lúc điều trị, BSRHM có trách nhiệm hướng dẫn bố mẹ và trẻ về các xử trí
đối với những rối loạn răng miệng nhằm tránh không làm ảnh hưởng đến sức
khỏe, sự sắp xếp các răng trên cung hàm, phòng ngừa các bệnh răng miệng…
Mục tiêu của việc điều trị răng miệng ở trẻ em là phòng ngừa sớm.
Các công trình nghiên cứu cho thấy mức độ phổ biến của sâu răng và viêm
nướu ở trẻ tùy thuộc vào giới tính và tình trạng kinh tế - xã hội. Tình trạng viêm
nướu ở trẻ có sâu răng sẽ cao hơn trẻ không sâu răng. Do đó, cần phải giáo dục
răng miệng cùng điều trị phòng ngừa sớm cho bố mẹ, ngay từ khi trẻ còn rất bé.
Gần đây, giáo dục răng miệng cho các phụ nữ mang thai được đặc biệt quan
tâm, về tầm quan trọng của một chế độ dinh dưỡng tốt trong lúc mang thai, về
9


nhũng gì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát và sức khỏe răng miệng của
đứa bé trong tương lai. Thời kỳ thai nghén không phải là thời gian để các bà mẹ
sụt cân, nếu kiêng cữ quá và không đạt được cân nặng cần thiết, bà mẹ dinh con
nhẹ ký, trẻ dễ có thói quen mút tay, cử động nuốt không phát triển tốt được.
Giá trị của các nguồn cung cấp fluor vẫn được tiếp tục nghiên cứu, dù việc

sử dụng fluor với hàm lượng thích hợp được biết rõ là an toàn. Cần biết những
thuốc mà bà mẹ đã sử dụng, vì việc uống tetracycline lâu ngày của bà mẹ có thể
làm răng sữa của trẻ bị đổi màu, nhiễm sắc và thậm chí bị thiểu sản… Nên
khuyến khích các bà mẹ sắp có con đi khám BSRHM để điều trị các sang
thương sâu răng đang tiến triển vì lượng Streptococus mutans cao từ mẹ sẽ
VI.

truyền sang trẻ sơ sinh, dẫn đến sự xuất hiện sâu răng rất sớm ở trẻ.
CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ NHỎ (HÌNH MINH HỌA)
Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ nên bắt đầu thật sớm, từ khi trẻ bắt đầu
mọc chiếc răng sữa đầu tiên (vào 6 tháng tuổi) bằng việc hướng dẫn cách chắn
sóc giữ gìn răng miệng cho trẻ, việc khám định kỳ và giáo dục nha khoa phòng
ngừa, nói chuyện với bố mẹ về các vấn đề liên quan đến răng miệng trẻ. Ngay cả
khi không có vấn đề gì về răng miệng, cũng nên đưa trẻ đến phòng nha. Việc đi
khám sớm giúp tìm ra biện pháp chăm sóc tốt nhất để ngăn ngừa các vấn đề
nghiêm trọng sau này. Việc thăm khám khá đơn giản và nhanh chóng nhưng là
bước đầu quan trọng trong cả cuộc đời.
Trong lần khám đầu tiên, việc hướng dẫn cho trẻ hay bố mẹ có thể do chính
bác sĩ thực hiện hoặc giao cho trợ thủ, tiếp theo BSRHM sẽ khám và trả lời
những câu hỏi mà bố mẹ chưa thỏa mãn. Thường thường, trong từng trường hợp
đều cần một người trợ thủ giúp trông giữ trẻ để bố mẹ có thể tập trung nói
chuyện.
Không cần thiết phải luôn luôn khám trên ghế nha mà có thể khám tại bất
kỳ nơi nào có đủ ánh sáng để nhìn dễ dàng và rõ ràng. Có thể khám lần đầu tiên
ngay tại phòng đợi, chỉ cần quan sát trực tiếp và sờ nắn. khi trẻ đã có răng cối
sữa, cần sử dụng các dụng cụ cầm tay, vì thế việc thăm khám nên thực hiện tại
ghế nha có trợ thủ hỗ trợ. Trước khi khám nên báo cho bố mẹ rõ là cần giữa trẻ
nhẹ nhàng và việc trẻ la khóc là chuyện bình thường. trẻ nhỏ được bố mẹ và
thường là mẹ giữ trong lòng, sự tiếp xúc với bố mẹ làm trẻ yên tâm hơn và chính
10



bố mẹ có thể kìm giữ được trẻ. Cả bố lẫn mẹ có thể tham gia việc thăm khám
hoặc ít nhất phải có mặt trong lúc khám.
Nên ân cần, thân thiện và tỏ vẻ quan tâm để giúp trẻ làm quen nhanh hơn.
Tuy nhiên, các trẻ sơ sinh hay mới tập đi ( dưới 2 tuổi) thường không thích làm
quen với người lạ, vì thế không nên nản lòng ngay cả khi trẻ khóc, chống cự lại
cũng nên cố gắng khám cho được, đừng bối rối vội vã mà cần tiếp tục khám
chính xác. Trong lúc khám, cần nói chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ mà tự tin sẽ khiến
trẻ an tâm cũng như bố mẹ bớt lo lắng. một trong những phương pháp khám
không ngồi trên ghế nha là bác sĩ và bố (mẹ) ngồi mặt đối mặt, đầu gối chạm
nhau. Mặt trên của đùi sẽ làm thành bàn khám, chân của trẻ dang trong lòng bố
mẹ sẽ giúp bố mẹ giữ tay chân trẻ. trợ thủ ngồi cạnh để ghi kết quả do BSRHM
khấm và giúp việc kìm giữ trẻ khi cần thiết. nếu không gian đủ rộng thì 3 người
ngồi thành nhóm có lợi hơn: người trợ thủ ngồi ghế hoặc đứng viết bên cạnh
chân trẻ. Trợ thủ và bố mẹ ngồi cạnh nhau, cùng ở bên phải của BSRHM, bác sĩ
ngồi thẳng góc với bố mẹ và trợ thủ. Vị trí ngồi này rất thuận tiện để hướng dẫn
vệ sinh răng miệng cho bố mẹ, đồng thời trợ thủ cũng dễ nghe, và ghi lại các
thông tin dù trẻ khóc lớn. một khi răng cối sữa đã mọc, bác sĩ cần sử dụng
gương, thám trâm. Nếu bố mẹ tỏ ra quá quan tâm, thì việc thăm khám cho trẻ
nên thực hiện tại ghế nha khoa để việc sử dụng dụng cụ được hiệu quả và an
toàn hơn, cùng với sự trợ giúp của nguồn sáng ánh đèn. Trợ thủ nên ngồi ghế
cao hơn để nhìn rõ và đoán được yêu cầu của bác sĩ tốt hơn. Bố mẹ và trợ thủ có
thể cùng giữ tay chân trẻ. Bác sĩ nên ngồi ở vị trí 12 giờ (đối với trẻ) để sao cho
bàn tay, cánh tay và cả ngực cùng tham gia vào việc giữ đầu của trẻ khi cần
thiết.
Khi khám trẻ nhỏ nên quan sát trực tiếp cẩn thận và dùng cả hai bàn tay để
sờ nắn tất cả các mô mềm một cách nhẹ nhàng và có hệ thống. phải làm việc
dưới ánh sáng đầy đủ, cần chùi sạch lấy đi các mảnh vụn thức ăn bám trên răng
và mô mềm. trẻ sẽ cảm nhận được sự nhẹ nhàng và dễ chịu này nhất là khi bờ

xương ổ răng được được xoa nắn, điều này giúp trẻ bớt kháng cự. nếu cần phải
đeo dụng cụ bảo vệ ngón tay trước khi đưa vào miệng của trẻ. Dụng cụ bảo vệ
ngón tay được làm bằng vật liệu mềm, hơi dày, để thích ứng với việc khám, có
11


tác dụng như một cái ngăn chặn với việc cắn lại, giúp hàm thư giãn khi há miệng
và bảo vệ ngón tay bác sĩ không bị trẻ cắn phải, ngoài ra còn giúp đỡ rất nhiều
cho bác sĩ khi điều trị những bệnh nhân không kiểm soát được hoạt động như trẻ
bị liệt cứng hay tàn tật. dụng cụ bảo vệ ngón tay được chế tạo bằng cách lấy dấu
ngón tay của BSRHM bằng alginate, sau đó dùng nhựa mềm để tạo nên.
Mặc dù, sự tiếp xúc giữa bác sĩ và trẻ lúc đó không được tốt đẹp lắm,
nhưng trẻ sẽ dần nhận ra việc khám răng không có gì là ghê gớm lắm. và khi
biết là bố mẹ cũng hiện diện và giúp đỡ bác sĩ, trẻ sẽ không chông cự nữa và dần
dần tỏ ra ngoan ngoãn hơn. Việc khám và tái khám định kỳ thường xuyên ngay
từ nhỏ sẽ giúp trẻ dần dần trở thành một bệnh nhân hợp tác, lý tưởng và không
còn sợ hãi nữa. điều này tạo điều kiện giúp nâng cao sức khỏe răng miệng cho
trẻ.
KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM TẠI PHÒNG NHA
Do phải tiếp xúc với đủ loại siêu vi, vi khuẩn trong máu và nước bọt của

VII.

bệnh nhân như siêu vi viêm gan A, siêu vi herpes simpex, cytomegalovirus, sởi,
quai bị, ho gà, HIV, trực khuẩn lao, Streptococci, Staphylococci cùng nhiều loại
gây nhiễm trùng đường hô hấp khác, và không biết được bệnh nhân có nhiễm
các loại siêu vi, vi khuẩn nguy hiểm hay không. Do đó tốt nhất là dùng các biện
-

pháp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm đúng tiêu chuẩn để ngăn ngừa, như:

Luôn luôn hỏi kỹ bênh sử toàn thân, bao gồm các vấn đề như: thuốc, tình trạng
sức khỏe hiện tại, viêm gan siêu vi, sụt cân không rõ nguyên nhân, các sang

-

thương ở mô mềm miệng và các nhiễm trùng khác…
Tất cả các dụng cụ được chà rửa với xà phòng và nước. nên mang găng cao su

-

dày và đeo kính bảo vệ mắt để tránh bị đâm chích hay văng nước.
Khử trùng tất cả dụng cụ đã dùng trong miệng bệnh nhân hoặc bị nhiễm nước
bọt và máu. Các dụng cụ kim loại được khử trùng với autoclave hoặc hơi khô
hoặc hơi hóa chất chưa bão hòa. Đối với các dụng cụ dễ bị hư với nhiệt, có thể
ngâm 10 giờ trong một dung dịch hóa chất khử trùng được bộ phận ý tế chấp

-

nhận và được rửa sạch với nước vô trùng.
Kiểm soát hoạt động chức năng các dụng cụ khử trùng bằng các xét nghiệm
kiểm tra định kỳ (ví dụ mỗi tuần một lần). có thể đặt các hóa chất chỉ thị bên

-

ngoài gói dụng cụ.
Trong suốt quá trình điều trị, khi chạm vào nước bọt, máu phải mang gang tay.
12


-


Mang khẩu trang và kính đeo mắt để tránh bụi nước văng.
Mặc áo choàng, đội mũ bảo vệ da và y phục bên trong. Nên thay áo choàng ít

-

nhất mỗi ngày một lần, khi áo bị dính máu hoặc nước bọt.
Dùng những vật liệu bao bọc như giấy, nhựa trong, lá nhôm… bọc lại những bề
mặt của bộ ghế máy nha để tránh lây nhiềm (như tay đèn, đầu máy chụp

-

phim…).
Nếu có thể nên đặt đế cao su khi dùng tay khoan siêu tốc để tránh bụi nước

-

văng.
Tất cả nhân viên phòng nha phải được chích ngừa viêm gan siêu vi B. sau khi

-

chích, cần thử máu lại để đảm bảo đáp ứng với vaccine chưa?
Sau khi cởi găng, phải rửa tay kỹ giữa các bệnh nhân hoặc sau khi rờ vào những
vật có thể nhiễm nước bọt, máu. Khi khám và thực hiện các thao tác không phải
phẫu thuật, cần rửa tay với cà phòng nhẹ không kích thích. Khi phẫu thuật phải

-

cọ rửa thay thao quy tắc rửa tay phẫu thuật.

Các chất thải phải được xử lý như thế nào để có thể bảo vệ được người phụ
trách. Để khỏi bị kim đâm, không nên đậy nắp kim bằng tay hoặc bẻ kim trước
khi xử lý. Dùng các thùng chứa có dãn nhãn độc hại, không bị đâm lũng để xử
lý kim, lưỡi dao mổ và các dụng cụ bén nhọn khác ngay sau khi dùng. Phải đặt
các thùng chứa này, cũng như các vật xử lý sau lây nhiễm vào các túi cứng,
không đâm xuyên được, đậy nắp để tránh rò rỉ. nước thải được dẫn theo các ống

-

dẫn nối với hệ thống cóng ngầm.
Các mẫu sinh thiết được đặt trong những vật chưa cứng, có nắp chặt để không bị

-

chảy rỉ khi di chuyển. nên giữ gìn cần thận để tránh lây nhiễm với bên ngoài.
Khử trùng tất cả các bề mặt của máy có thể bị lây nhiễm do tiếp xúc với bệnh
nhân. Lau sạch bằng khăn thấm nước và khử bằng dung dịch tẩy dụng cụ gia

-

đình hay hóa chất khử trùng đã được cơ quan y tế chấp nhận.
Khử trùng bằng nhiệt tất cả tay khoan và đầu xịt nước trước khi sử dụng lại.
trước khi cho đầu tay khoan và các đầu xịt nước vào miệng bệnh nhân nên chạy
ở ngoài trước để ra hết nước không sạch còn sót lại trong đầu tay khoan và đầu
xịt nước khoảng 3 phút và khoảng 30 giây sau khi làm xong mỗi bệnh nhân. Nên
làm sạch và khử trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. nếu tay khoan không
khử trùng nhiệt được thì phải rửa sạch bằng xà phòng và nước rồi lau khô thật

13



kỹ với một vật liệu hút nước đã bão hòa với chất sát trùng. Nên tuân theo hướng
-

dẫn của nhà sản xuất về thời gian tiếp xúc và rửa nước sạch.
Cũng phải rửa sạch và sát trùng các vật liệu và dụng cụ lấy dấu trước khi sử
dụng, lúc mài chỉnh hoặc gửi labo. Cũng nên rửa sạch khi nhận lại từ labo và
trước khi đưa vào miệng bệnh nhân. Cần hỏi ý kiến nhà sản xuất về cách sát

VIII.

trùng.
ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU
Trong lần hẹn đầu tiên, phải xử lý nhanh chóng các trường hợp khẩn cấp.
nên tập trung giải quyết một vấn đề hoặc một phần vấn đề trong trường hợp
khẩn cấp hơn là chẩn đoán và định bệnh toàn diện theo thứ tự các phương pháp
chẩn đoán cần thiết đã được nêu ở trên. Khi đã giải quyết xong điều trị cấp cứu,
mới bắt đầu điều trị toàn diện.

1.
a.
b.
c.
d.
e.
2.
a.
b.
c.
d.

e.
3.
a.
b.
c.
d.
e.
4.
a.
b.
c.
d.
e.
5.

TỰ LƯỢNG GIÁ
Chọn câu trả lời đúng nhất.
Khám lâm sàng răng miệng trẻ em bao gồm:
Khám tổng quát bệnh nhân.
Khám đầu cổ.
Khám miệng.
Quan sát cách nói, cách nuốt và các cơ trong miệng.
Tất cả câu trên đều đúng.
Khám tổng quát bênh nhân trẻ em bao gồm:
Tầm vóc.
Cách đi đứng.
Cách nói năng.
Bàn tay và nhiệt độ.
Tất cả câu trên đều đúng.
Khám đầu cổ gồm:

Kích thước và hình dáng đầu.
Tóc và da.
Những vùng sưng ở mặt và sự bất đối xứng.
Khớp thái dương – hàm dưới, tai, mặt, mũi và cổ.
Tất cả câu trên đều đúng.
Bác sĩ chẩn đoán răng miệng giỏi, sẽ:
Đếm răng sâu đầu tiên.
Khám cổ đầu tiên.
Khám mắt đầu tiên.
Đếm răng sâu cuối cùng.
Tất cả đều sai.
Khám miệng răng trẻ em để chẩn đoán, bao gồm:
14


a.
b.
c.
d.
e.
6.
a.
b.
c.
d.
e.
f.
g.
7.
a.

b.
c.
d.
e.
f.

Hơi thở
Môi, niêm mạc và má.
Nước bọt.
Nướu, lưỡi và khoảng dưới lưỡi, khẩu cái, hầu họng, amidan và răng.
Tất cả câu trên đều đúng.
Ghi câu trả lời:
Các yếu tố cần để có thể khám răng miệng tốt là:
___________________________________
___________________________________
___________________________________
___________________________________
___________________________________
___________________________________
___________________________________
Một số tình trạng có thể phát hiện trên phim tia X khi khám răng miệng là:
___________________________________
___________________________________
___________________________________
___________________________________
___________________________________
___________________________________

15




×